Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

NUOC VIET NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.9 KB, 9 trang )

Chương III
VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1954
Bài 17
NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
(TỪ SAU NGÀY 2 / 9 / 1945 ĐẾN TRƯỚC NGÀY 19 / 12 / 1946)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Về kiến thức:
- Nắm được những thuận lợi cơ bản và khó khăn to lớn của ta những năm đầu sau
Cách mạng tháng Tám.
- Sựï lãnh đạo của Đảng, Hồ Chí Minh phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn, thực
hiện chủ trương, biện pháp xây dựng chính quyền, đấu tranh chống ngoại xâm, nội
phản bảo vệ chính quyền cách mạng.
2. Về tư tưởng:
Bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, niềm tin vào sự lãnh đạo của
Đảng, niềm tự hào dân tộc.
3. Về kó năng:
Rèn luyện kó năng phân tích nhận đònh, đánh giá tình hình đất nước sau Cách
mạng tháng Tám và nhiệm vụ cấp bách trong những năm đầu của nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hoà.
II. THIẾT BỊ TÀI LIỆU DẠY – HỌC:
- Tranh ảnh trong SGK.
- Tài liệu tham khảo.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY-HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Lập bảng niên biểu những sự kiện chính trong cuộc Tổng khởi nghóa tháng
Tám. Rút ra nhận xét.
Câu 2: Trình bày nguyên nhân thắng lợi, ý nghóa lòch sử của cách mạng tháng
Tám 1945.
2. Giới thiệu bài mới:
Thành quả của ta giành được sau Cách mạng tháng Tám là độc lập và chính
quyền song lòch sử đã cho thấy nhiều bài học về giành và giữ chính quyền. Giành


chính quyền đã khó nhưng giữ chính quyền còn khó hơn, với Việt Nam bài học này
còn có ý nghóa rất sâu sắc. Để thấy được Đảng ta, nhân dân ta đã xây dựng và bảo
vệ chính quyền như thế nào sau cách mạng tháng Tám thành công chúng ta cùng tìm
hiểu bài 17.
3. Tổ chức các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV và HS Kiến thức cơ bản
* Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân
- GV yêu cầu HS theo dõi SGK để thấy hết
những khó khăn to lớn mà nùc VNDCCH
gặp phải về kinh tế, chính trò, văn hoá, ngoại
xâm, nội phản.
- HS theo dõi SGK, trình bày.
- GV nhận xét, bổ sung, chốt ý, kết hợp giải
thích:
+ Tại sao quân Tưởng bò coi là một thế lực
đế quốc.
+ Tại sao quân Anh lại giúp Pháp quay lại
xâm lược nước ta.

Chứng tỏ nước VNDCCH vừa ra đời đã
phải đối mặt với nạn ngoại xâm và nội
phản, kẻ thù của chúng ta rất đông và mạnh,
trực tiếp đe doạ đến sự tồn vong của dân
tộc. Đây là khó khăn lớn nhất, nguy hiểm
nhất.
- GV kết luận: Những khó khăn to lớn đó đặt
nước VNDCCH vào tình thế ngàn cân treo
sợi tóc. Chính quyền cách mạng vừa mới
giành được bằng xương máu của nhân dân
đứng trước nguy cơ bò lật đổ.

* Hoạt động 2: Cả lớp, cá nhân
- GV yêu cầu HS theo dõi SGK những thuận
lợi cơ bản mà ta có được sau Cách mạng
tháng Tám.
- HS theo dõi SGK.
- GV : Đây là những thuận lợi cơ bản cần
thiết đối với chính quyền mới non trẻ. Có
những người đứng đầu uy tín, sáng suốt,
chính quyền được dân đồng tình ủng hộ.
* Hoạt động 1: Cá nhân
- GV hỏi: Căn cứ vào tình hình nước ta sau
cách mạng, em hãy cho biết: Nhiệm vụ trước
mắt cần phải giải quyết cấp bách của cách
I. Tình hình nước ta sau Cách mạng
tháng Tám 1945:
1. Khó khăn:
- Chính trò: Chính quyền cách mạng
còn non trẻ, trứng nước (Chính phủ
lâm thời).
- Quân đội các nước với danh nghóa
Đồng minh lũ lượt kéo vào:
+ Miền Bắc 20 vạn quân Tưởng đem
theo tay sai Việt Quốc, Việt Cách
hòng cướp chính quyền của ta.
+ Miền Nam: Quân Anh kéo vào giúp
Pháp quay lại xâm lược Việt Nam.
Tay sai của Pháp ngóc đầu dậy chống
phá cách mạng.
+ Cả nước còn 6 vạn quân Nhật



Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
vừa ra đời đã đứng giữa vòng vây của
chủ nghóa đế quốc.
- Kinh tế bò chiến tranh tàn phá kiệt
quệ, nạn đói hoành hành, tài chính
trống rỗng, rối loạn.
- Văn hoá: Trên 90% dân số mù chữ.
2. Thuận lợi cơ bản:
- Nhân dân ta giành được chính
quyền, được hưởng tự do nên phấn
khởi, quyết tâm bảo vệ chính quyền.
- Đảng – Hồ Chí Minh bình tónh sáng
suốt lãnh đạo, chèo lái con thuyền
cách mạng.
- Trên thế giới, hệ thống XHCN,
phong trào giải phóng dân tộc phát
triển mạnh, cổ vũ nhân dân ta.
II. Bước đầu xây dựng chính quyền
cách mạng, giải quyết nạn đói, nạn
dốt và khó khăn về tài chính:
1. Xây dựng chính quyền cách mạng:
mạng nước ta lúc này là gì?
- HS trả lời.
- GV nhận xét, chốt ý: Nhiệm vụ trước mắt
của cách mạng lúc này là: xây dựng, bảo vệ
chính quyền, giải quyết nhữg khó khăn trước
mắt: diệt giặc đói, giặc dốt và giải quyết
khó khăn tài chính.
* Hoạt động 2: Cả lớp, cá nhân

- GV hỏi: Sau Cách mạng tháng Tám, ta mới
thành lập chính phủ lâm thời. Vậy Đảng ta
đã lãnh đạo nhân dân làm gì để xây dựng và
giữ vững chính quyền cách mạng?
- HS theo dõi SGK trả lời.
- GV bổ sung, chốt ý, kết hợp miêu tả về
không khí của ngày Tổng tuyển cử 6/1/1946.
* Hoạt động 3: Cá nhân, cả lớp
- GV hỏi: Kết quả của công tác xây dựng
chính quyền có ý nghóa gì?
- HS trả lời.
- GV nhận xét, chốt ý:
Như vậy, ta đã xây dựng được một bộ máy
chính quyền thống nhất, chặt chẽ, hợp pháp
từ Trung ương đến đòa phương, tạo cơ sở
pháp lí vững chắc cho nhà nước VNDCCH,
thực hiện những nhiệm vụ đối nội và đối
ngoại trong thời kì mới đầy chông gai, thử
thách, nâng cao uy tín của Việt Nam trên
trường quốc tế, thể hiện sức mạnh ý chí của
khối đoàn kết toàn dân, giáng một đòn
mạnh vào âm mưu chia rẽ lật đổ và xâm
lược của đế quốc và tay sai.
* Hoạt động 1: Nhóm
- GV chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm
vụ cho từng nhóm:
+ Nhóm 1: Chủ trương của Đảng, biện pháp
trước mắt, lâu dài để giải quyết nạn đói, kết
quả đạt được.
+ Nhóm 2: Chủ trương của Đảng, biện pháp

trước mắt và lâu dài để giải quyết nạn dốt,
- Ngày 6/1/1946, cả nước tiến hành
cuộc Tổng Tuyển cử bầu Quốc hội,
bầu được 333 đại biểu vào Quốc hội
khoá I.
- Ngày 2/3/1946, Quốc hội họp phiên
đầu tiên, thông qua danh sách Chính
phủ liên hiệp kháng chiến (chính phủ
chính thức) do Hồ Chí Minh đứng
đầu.
- Ngày 9/11/1946, thông qua Hiến
pháp đầu tiên của nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hoà.
- Ở các đòa phương Bắc Bộ và Trung
Bộ tiến hành bầu cử Hội đồng nhân
dân các cấp.
- Lực lượng vũ trang được chú trọng
xây dựng, chấn chỉnh. Cuối 1945,
quân đội quốc gia Việt Nam được
củng cố phát triển, lực lượng dân
quân tự vệ được tăng cường.
2. Giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó
khăn về tài chính:
kết quả đạt được.
+ Nhóm 3: Theo dõi SGK về chủ trương của
Đảng, biện pháp trước mắt, lâu dài để giải
quyết khó khăn tài chính, kết quả đạt được.
- Các nhóm làm việc, trình bày kết quả.
- GV nhận xét, bổ sung:
+ Nạn đói: Khai thác hình 48 SGK: Nhân

dân Nam Bộ góp gạo cứu giúp đồng bào bò
đói ở Bắc Bộ (10/1945).
+ Nạn dốt: Ngay sau ngày độc lập một tuần,
ngày 8/9/1945, Hồ Chí Minh đã kí Sắc lệnh
lập Nha Bình dân học vụ- cơ quan chuyên
trách chống “giặc dốt”, phát động phong
trào Bình dân học vụ xoá nạn mù chữ với
khẩu hiệu “Người biết chữ dạy người không
biết chữ”

Đây là một sáng tạo của Đảng
và Hồ Chí Minh.
+ Giải quyết khó khăn tài chính: Nhà nước
kêu gọi tinh thần tự nguyện của nhân dân cả
nước, phát động “Tuần lễ vàng”, xây dựng
“Quỹ độc lập”. Nhân dân hăng hái đóng
góp. Điều đó thể hiện tình cảm, sự ủng hộ
của nhân dân ta đối với nhà nước mới.
- GV kết luận: Như vậy, trong hoàn cảnh
cấp bách Đảng, Chính phủ, Hồ Chí Minh đã
thực hiện những biện pháp cấp thời và
những biện pháp mang tính lâu dài để giải
quyết những khó khăn trước mắt.
a. Giải quyết nạn đói:
- Là nhiệm vụ cấp bách.
- Để cứu đói, chính phủ và Hồ Chí
Minh kêu gọi nhân dân nhường cơm
sẻ áo, quyên góp, điều hoà thóc gạo
giữa các đòa phương.
- Để giải quyết nạn đói, Hồ Chí Minh

đã kêu gọi đồng bào “tăng gia sản
xuất”, giảm tô 25%, giảm thuế đất
25%, tạm cấp ruộng đất.
- Kết quả: nạn đói được đẩy lùi.
b. Giải quyết nạn dốt:
- Là nhiệm vụ cấp bách.
- Ngày 8/9/1945, Hồ Chí Minh đã kí
Sắc lệnh lập Nha Bình dân học vụ’
phát động phong trào xoá nạn mù
chữ.
- Kết quả: Đến cuối 1946, cả nước tổ
chức được 76.000 lớp học, xoá mù
chữ cho hơn 2,5 triệu người.
- Trường học các cấp được khai giảng
sớm.
c. Giải quyết khó khăn về tài chính:
- Biện pháp trước mắt: Kêu gọi nhân
dân quyên góp xây dựng quỹ độc lập.

Kết quả quyên góp được: 370 kg
vàng và 20 triệu bạc vào quỹ độc lập.
- Biện pháp lâu dài: Để ổn đònh nền
tài chính ngày 31/1/1946 ra Sắc lệnh
phát hành tiền Việt Nam và ngày
23/11/1946 cho lưu hành.
* Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân
- GV hỏi: Hãy nêu những thế lực ngoại xâm
và nội phản sau Cách mạng tháng Tám
1945?
- HS trả lời.

- GV kết luận: Như vậy, kẻ thù chính của
nhân dân ta đó là: Tưởng và tay sai của
Tưởng ở miền Bắc và Pháp ở miền Nam.
* Hoạt dộng 1: Cá nhân
- GV yêu cầu theo dõi SGK để thấy được
nguyên nhân tại sao ta phải kháng Pháp ở
Nam Bộ, diễn biến, kết quả, ý nghóa của
cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân
Nam Bộ.
- HS đọc SGK và trình bày.
- GV nhận xét, bổ sung hoàn thiện kiến
thức, nhấn mạnh:
+ Vì sao Anh giúp Pháp quay lại Đông
Dương.
+ Ý nghóa cuộc kháng chiến của nhân dân
Nam Bộ.
III. Đấu tranh chống ngoại xâm và
nội phản bảo vệ chính quyền cách
mạng:
1. Kháng chiến chống thực dân Pháp
trở lại xâm lược Nam Bộ:
* Nguyên nhân:
- Sau khi Nhật đầu hàng, Pháp có dã
tâm quay lại xâm lược nước ta


Đêm 22 rạng 23/9/1945 Pháp đã đánh
úp Uỷ ban nhân dân Nam Bộ mở đầu
cuộc xâm lược Việt Nam lần hai.
* Diễn biến:

- Quân dân Sài Gòn – Chợ Lớn cùng
nhân dân Nam Bộ nhất tề đứng lên
chống giặc bằng mọi hình thức


Quân Pháp trong thành phố bò bao
vây và luôn bò tấn công.
- Từ 10/1945 quân Pháp được tăng
viện

mở rộng đánh chiếm Nam Bộ
và Trung Bộ.
- Trung ương Đảng, Chính phủ, Hồ
Chí Minh quyết tâm lãnh đạo kháng
chiến, huy động cả nước chi viện cho
miền Nam, gửi những đoàn quân
Nam tiến vào chiến đấu và quyên
góp ủng hộ đồng bào miền Nam
kháng chiến.
* Ý nghóa:
- Ngăn chặn kế hoạch đánh nhanh
của thực dân Pháp.
- Góp phần bảo vệ chính quyền cách
mạng

nhân dân Nam Bộ xứng
đáng với danh hiệu thành đồng Tổ
quốc.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×