Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

de thi hsg cap truong mon hoa hoc 10 thpt chuyen nguyen tat thanh 42976

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.97 KB, 3 trang )

onthionline.net
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KON TUM
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TẤT THÀNH

ĐỀ THI CHỌN HSG CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2012 - 2013
MÔN : HÓA HỌC – LỚP 10
Thời gian làm bài :150 phút không kể thời gian giao đề
Ngày thi: 24/2/2013
Đề thi có 02 trang

ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ

Cho biết nguyên tử khối ( theo đvC ) của các nguyên tố :
H = 1; Li = 7;Be = 9; C = 12; N = 14; O = 16; F = 19; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31;
S = 32; Cl = 35,5 ; K = 39 ; Ca = 40 ; Cr = 52 ; Fe = 56 ; Cu = 64 ; Br = 80 ; I = 127

Câu 1: (4 điểm)
1.1. (2,5 điểm) A, B là 2 nguyên tố không phải là hidro. Tổng số hạt proton, nơtron, electron của AB x nhiều hơn
của AxB là 3 (x là số nguyên dương). Trong phân tử ABx: A chiếm 30,435% về khối lượng và số hạt mang điện
của B nhiều hơn của A là 18.
a. Xác định tên của A, B và viết công thức cấu tạo của ABx , AxB.
b. Hoàn thành phương trình hóa học của phản ứng: M + XABx+1 → M(ABx+1)n + AaBb + ?
Với : M là kim loại, X là nguyên tố phù hợp, x là chỉ số ở câu a, bao nhiêu là chất phù hợp.
Và với 5a – 2b = 8 thì AaBb có thể là ABx hay AxB? Viết lại phương trình trên.
1.2. (1,5 điểm) Hãy xác định khoảng cách giữa 2 nguyên tử iot trong 2 đồng phân hình học của phân tử C 2H2I2
với giả thiết 2 đồng phân này có cấu tạo phẳng.
(Cho độ dài liên kết C – I là 2,10 Å và C = C là 1,33 Å )
Câu 2: (4 điểm)
2.1. (2 điểm) Thực nghiệm cho biết ở pha rắn, vàng (Au) có mạng lưới lập phương tâm diện. Độ dài cạnh của ô
mạng cơ sở là 4,07.10-10 (m).


1. Vẽ một ô mạng cơ sở của Au, và tính số nguyên tử Au có trong một ô mạng cơ sở.
2. Tính bán kính nguyên tử Au
3. Tính % không gian trống trong mạng lưới tinh thể của Au.
2.2. (2 điểm) Cho các đại lượng nhiệt động sau:
H3PO4(dd)

H2PO4-(dd)

HPO42-(dd)

PO43-(dd)

H+ + OH- → H2O

∆Ho (kJ.mol-1)

- 1288

- 1296

- 1292

- 1277

- 56

∆So (J.mol-1.K-1)

158


90

- 33

- 220

81

1. Tính ∆Go của phản ứng trung hoà từng nấc H3PO4 bằng OH-.
2. Tính hằng số phân ly axit nấc thứ nhất của H3PO4.
3. Trộn lẫn dung dịch H3PO4 0,10 M và NaOH 0,10 M, thu được 25,0 mL dung dịch hỗn hợp hai muối
NaH2PO4, Na2HPO4 và nhiệt lượng toả ra là 90,0 J. Tính thể tích hai dung dịch đã đem trộn lẫn.
Câu 3: (4 điểm)
Để loại trừ các ion NO3- trong nước (các ion NO3- có mặt trong nước xuất phát từ phân bón) có thể khử nó
thành NO2- bằng cách cho đi qua lưới có chứa bột Cd.
1.Viết nửa phản ứng của hai cặp NO3-/HNO2 và HNO2/NO trong môi trường axit. Chứng minh rằng HNO 2 bị
phân hủy trong môi trường pH = 0 đến 6.
2. Ở pH = 7, nồng độ NO3- là 10-2M. Viết phản ứng giữa Cd và NO 3-. Hỏi NO3- có bị khử hoàn toàn ở 25oC
trong điều kiện này không? Tính nồng độ NO3- còn lại trong nước khi cân bằng.
3. Tính thế khử (thế oxy hóa – khử) chuẩn của cặp NO3-/NO2- ở pH = 14 và 25oC


Cho biết các số liệu sau ở 25oC: Eo(NO3-/HNO2) = 0,94V; Eo(HNO2/NO) = 0,98V; Eo(Cd2+/Cd) =
-0,40V; Ka(HNO2) = 5.10-4; Ks(Cd(OH)2) = 1,2.10-14.
Câu 4: (4 điểm)
4.1. (2 điểm) Hòa tan 8,00g 1 hidroxit kim loại chưa biết có công thức M(OH) 2 vào 1,00dm3 nước thì thu được
6,52 g chất rắn không tan còn lại. Thêm tiếp 51,66 M(NO 3)2 vào dung dịch thì thấy khối lượng pha rắn tăng đến
7,63g. Hãy xác định tên kim loại này. Giả thiết rằng thể tích dung dịch không thay đổi và các chất tan đều tan
hoàn toàn.
4.2. (2 điểm) Một trong các phản ứng gây ra sự phá hủy tầng ozon của khí quyển là :

NO + O3



NO2 + O2

Trong 3 thí nghiệm, tốc độ phản ứng phụ thuộc vào nồng độ của các chất phản ứng như sau:
Thí nghiệm

[NO], mol/l

[O3], mol/l

Tốc độ v, mol/l.s-1

N01

0,02

0,02

7,1.10-5

N02

0,04

0,02

2,8.10-4


N03

0,02

0,04

1,4.10-4

Xác định các bậc phản ứng riêng a, b và hằng số tốc độ trung bình k trong phương trình động học:
v = k[NO]a . [O3]b
Chú ý tới đơn vị của các đại lượng.
Câu 5: (4 điểm)
5.1. (2 điểm) Một vài tính chất của một hợp chất vô cơ chưa biết A được liệt kê dưới đây:
-A là một chất rắn màu trắng hơi vàng, dễ chảy rữa và thăng hoa khi đun nóng. A có khối lượng phân tử là
266.
-A phản ứng mãnh liệt với nước để cho dung dịch B.
-Khi một dung dịch hỗn hợp gồm NH4OH và NH4Cl được thêm vào dung dịch B thì nhận được kết tủa keo
màu trắng.
-Một mẫu dung dịch B phản ứng với dung dịch hỗn hợp nitric axit và bạc nitrat cho kết tủa vón cục màu
trắng C. Kết tủa trắng này nhanh chóng tan đi khi thêm vào dung dịch NH4OH mặc dù khi ta cho dư NH4OH thì
lại xuất hiện kết tủa trắng D.
-Kết tủa D được lọc và hoà tan trong NaOH thu được dung dịch trong suốt E.
-Khi cho khí CO2 lội qua dung dịch E thì lại sinh ra kết tủa D.
-Chất A hoà tan không điện ly trong ete không lẫn nước. Khi dung dịch này phản ứng với LiH thì sẽ tạo
thành sản phẩm F. Nếu dùng dư LiH thì F sẽ chuyển thành G.
a. Xác định chất A.
b. Xác định các chất từ B đến G và viết tất cả các phương trình phản ứng xảy ra.
5.2. (2 điểm) Hỗn hợp X gồm Cu2O , FeS2 , Fe và Cu.Cho hỗn hợp X tác dụng với dung dịch H 2SO4 loãng dư
được chất rắn A hỗn hợp khí B và dung dịch C. Cô cạn dung dịch C được hỗn hợp muối khan D .Biết các chất

trong A có khối lượng bằng nhau, trong B có thể tích bằng nhau và trong C tỉ lệ mol 2 muối là 1: 8. Xác định %
khối lượng hỗn hợp X.
---------------------------------------------------HẾT---------------------------------------------------Họ và tên học sinh : …..................................................................Số báo danh :…...................
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.


onthionline.net

TRẦN NGỌC HIẾU- CHUYÊN HÓA THPT CHUYÊN NGUYỄN TẤT THÀNH
LIÊN HỆ ĐÁP ÁN LIÊN HỆ SỐ ĐIỆN THOẠI 01683070809 GẶP CÔ GIÁO NGUYỄN THỊ THANH
HƯƠNG



×