Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Nhân vật trong tiểu thuyết viết về đề tài đồng tính Một thế giới không có đàn bà của Bùi Anh Tấn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (950 KB, 64 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

======

ĐẶNG THỊ THÙY LINH

NHÂN VẬT ĐỒNG TÍNH TRONG
TIỂU THUYẾT MỘT THẾ GIỚI
KHÔNG CÓ ĐÀN BÀ CỦA BÙI ANH TẤN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lý luận văn học

HÀ NỘI, 2016


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa
Ngữ văn - trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã giảng dạy các
chuyên đề trong thời gian học tập tại trƣờng, đã đóng góp ý kiến
và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên
cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên - TS. Nguyễn
Thị Kiều Anh, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành
khóa luận này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 14 tháng 02 năm 2016
Tác giả khóa luận
Đặng Thị Thùy Linh



LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận đƣợc hoàn thành dƣới sự hƣớng dẫn trực tiếp của TS.
Nguyễn Thị Kiều Anh. Tôi xin cam đoan rằng:
- Khóa luận này là kết quả nghiên cứu, tìm tòi của tác giả.
- Những tƣ liệu đƣợc trích dẫn trong khóa luận là trung thực.
- Đề tài này đƣợc hoàn thành trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu tham

khảo liên quan.
Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 14 tháng 02 năm 2016
Tác giả khóa luận
Đặng Thị Thùy Linh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề.................................................................................... 3
3. Mục đích nghiên cứu ......................................................................... 5
4. Nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................... 6
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...................................................... 6
6. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................... 6
7. Đóng góp của khóa luận .................................................................... 7
8. Cấu trúc của khóa luận ...................................................................... 7
NỘI DUNG ........................................................................................... 8
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHÂN VẬT VĂN
HỌC VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA BÙI ANH TẤN VỚI ĐỀ
TÀI ĐỒNG TÍNH.................................................................................. 8
1.1 Quan niệm chung về nhân vật văn học ............................................. 8

1.1.1 Khái niệm nhân vật văn học............................................................ 8
1.1.2 Các chức năng của nhân vật văn học .............................................. 8
1.1.3 Các tiêu chí phân loại nhân vật văn học .......................................... 9
1.1.3.1 Phân loại theo tầm quan trọng và vai trò của nhân vật
trong tác phẩm (xét từ góc độ kết cấu) ................................................... 9
1.1.3.2 Phân loại theo quan hệ thuận - nghịch giữa nhân vật và lí
tƣởng (xét từ góc độ nội dung tƣ tƣởng hay phẩm chất nhân vật)........... 9
1.1.3.3 Phân loại theo hình thức cấu trúc nhân vật ................................ 9
1.1.3.4 Phân loại nhân vật theo thể loại ................................................ 9
1.2. Vài nét về nhân vật tiểu thuyết và nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam
thời kì đổi mới ....................................................................................... 10


1.2.1 Vài nét về nhân vật tiểu thuyết ..................................................... 10
1.2.2 Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam trong thời kì đổi mới........... 11
1.3. Tác giả Bùi Anh Tấn và hành trình sáng tác với đề tài đồng tính . 12
1.3.1 Giới thuyết về “đồng tính” .......................................................... 12
1.3.1.1 “Đồng tính” trong lịch sử - xã hội ............................................. 12
1.3.1.2 “Đồng tính” trong văn học nghệ thuật ........................................ 13
1.3.2 Bùi Anh Tấn với những sáng tác viết về đồng tính ...................... 15
CHƢƠNG 2. THẾ GIỚI NHÂN VẬT ĐỒNG TÍNH TRONG TIỂU
THUYẾT “MỘT THẾ GIỚI KHÔNG CÓ ĐÀN BÀ” CỦA BÙI ANH
TẦN ..................................................................................................... 17
2.1. Bảng thống kê, phân loại các nhân vật đồng tính trong tiểu
thuyết của Bùi Anh Tấn....................................................................... 17
2.1.1 Bảng thống kê, phân loại ............................................................. 17
2.1.1.1 Số lƣợng ................................................................................... 17
2.1.1.2 Thống kê, phân loại theo tiêu chí dựa vào đặc điểm nổi bật
trong cuộc đời, số phận, phẩm chất, tính cách của các nhân vật ......... 17
Nhân vật bản năng, tha hóa .................................................................. 18

2.1.2. Nhận xét chung .......................................................................... 18
2.2 Các kiểu nhân vật đồng tính trong tiểu thuyết “Một thế giới không
có đàn bà” của Bùi Anh Tấn ................................................................ 20
2.2.1 Nhân vật bi kịch ........................................................................... 20
2.2.2 Nhân vật cô đơn........................................................................... 25
2.2.3 Nhân vật đi tìm bản thân (Truy tìm và hoài nghi bản thể) ............ 28
2.2.4 Nhân vật bản năng, tha hoá .......................................................... 30
CHƢƠNG 3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT ĐỒNG TÍNH
TRONG TIỂU THUYẾT CỦA BÙI ANH TẤN ................................. 33
3.1 Nghệ thuật miêu tả ngoại hình, hành động nhân vật ....................... 33


3.1.1 Miêu tả ngoại hình nhân vật ......................................................... 34
3.1.2 Miêu tả hành động nhân vật ......................................................... 36
3.2 Nghệ thuật khắc hoạ tâm lí nhân vật .............................................. 39
3.3 Nghệ thuật khắc hoạ nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại và độc thoại
…………………………………………………………………………45
3.3.1 Ngôn ngữ đối thoại ...................................................................... 46
3.3.2 Ngôn ngữ độc thoại nội tâm......................................................... 49
KẾT LUẬN ......................................................................................... 54
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đồng tính là một đề tài phong phú, đang là mối quan tâm của xã
hội, điện ảnh, văn học nghệ thuật. Tuy nhiên, do định kiến xã hội về “giới
thứ ba” cho nên số lƣợng tác phẩm văn học viết về đề tài này còn khiêm tốn.
Trên thế giới, dòng văn học đồng tính không còn mới mẻ, xa lạ nhƣng cũng
chỉ có một số tác phẩm nổi tiếng, tiêu biểu - những tác phẩm đồng tính làm

say mê hàng triệu độc giả nhƣ: tiểu thuyết “Annie on my mind” (Annie
trong trái tim tôi) của nữ văn sĩ ngƣời Mỹ Nacy Garden ra mắt bạn đọc
vào tháng 7 năm 1982; tiểu thuyết “RainBow High” (cầu vồng ở trên
cao) của Alex Sancher - nhà văn Mỹ gốc Mexicô; nhà văn Ronald
L.Donaghe (ngƣời Mexico) với tiểu thuyết “Common Sons” (những
chàng trai vùng thị trấn Common)…
Ở Việt Nam, các sáng tác văn học về đề tài đồng tính xuất hiện còn
lẻ tẻ, rải rác. Chỉ có vài đầu sách của một số tác giả đƣợc nhắc đi nhắc lại
trong nhiều bài báo. Đó là: tiểu thuyết “Song song” (2007) của Vũ Đình
Giang, tự truyện “Bóng” (2008) của Nguyễn Văn Dũng do hai nhà báo
Hoàng Nguyên và Đoan Trang chấp bút; tập truyện ngắn “Những đốm
lửa trên vịnh Tây Tử” (2007) của Trang Hạ; tự truyện “Thành phố không
lạc loài” (2008) của Phạm Thành Trung đƣợc Lê Văn Hoài ghi, “Dị bản”
(2008) của Keng, … Trong đó vấn đề đƣợc đề cập còn “dịu dàng”, kín đáo,
trừu tƣợng hoặc có khi chỉ là câu chuyện mang tính cá nhân riêng biệt.
Nhân vật trong các sáng tác đó chƣa thể đại diện cho “giới thứ ba” nên
không đƣợc những ngƣời đồng tính nồng nhiệt đón nhận và chƣa thu hút
đƣợc độc giả. Chỉ đến khi cuốn tiểu thuyết “Một thế giới không có đàn bà”
của tác giả Bùi Anh Tấn ra đời, thì những ngƣời đồng tính mới thực sự

1


tìm thấy hình ảnh, con ngƣời, tâm tƣ, nỗi đau của mình ở trong đó. Qua
mỗi trang viết của Bùi Anh Tấn, những ngƣời đồng tính nhƣ sống cùng các
nhân vật của anh bởi đó cũng chính là họ với “cả một thế giới nội tâm rất
phong phú, có nhiều màu sắc cả bi lẫn hài…” [11].
Bùi Anh Tấn là nhà văn công an. Anh bắt đầu sáng tác từ những
năm đầu thập niên 90 nhƣng chỉ thực sự nổi tiếng từ sau cuốn tiểu
thuyết “Một thế giới không có đàn bà” (1999). Hai năm sau đó, cuốn tiểu

thuyết này đoạt liền hai giải: giải A cuộc thi tiểu thuyết và ký năm 19992002 và giải thƣởng văn học 1995-2005 (Bộ công an và Hội nhà văn tổ
chức). Bùi Anh Tấn trở thành ngƣời đầu tiên trong làng văn học Việt đi
sâu vào đề tài đồng tính.
Tác giả tâm sự: “Thật ra lúc đầu tôi quan tâm đến những người
đồng tính chỉ vì không thể tưởng tượng được trong cuộc đời này lại có những
người đàn ông - đàn ông, đàn bà - đàn bà “yêu” nhau. Vậy họ yêu nhau
như thế nào và tại sao lạ thế? Lúc đó tôi không có ý định sẽ viết hẳn một
cuốn tiểu thuyết về đề tài những người đồng tính. Nhưng sau một thời gian
tìm hiểu, từ những điều mình biết, đã nảy sinh trong tôi những hứng thú
muốn tìm hiểu sâu hơn về những con người này với tư cách người cầm bút.
Đấy là cả một thế giới nội tâm rất phong phú, có nhiều màu sắc cả bi
lẫn hài… Hãy nhân ái hơn, tạo hoá đã quá nghiệt ngã với họ, thì chúng
ta, những con người với con người, lẽ nào lại không hiểu nổi nhau…” [11].
Nhân vật trong cuốn tiểu thuyết viết về đồng tính của Bùi Anh Tấn
là những số phận bất hạnh. Mỗi nhân vật là một mảnh đời, một thân phận
khác nhau nhƣng đều có chung nỗi đau: bị đồng tính, phải đối mặt với
những rắc rối của bản thân cũng nhƣ sức ép của dƣ luận. Qua những trang
viết của anh, có thể nhận ra một lối tƣ duy hết sức sắc sảo, văn phong chặt
chẽ, hấp dẫn. Bùi Anh Tấn có sở trƣờng nắm bắt cái mới, thời sự của cuộc

2


sống đƣơng đại. Tiểu thuyết của anh về đề tài này thể hiện cái nhìn nhạy
bén, có nhiều phát hiện đối với hiện thực và đặc biệt mang tính nhân văn sâu
sắc. Tác phẩm của Bùi Anh Tấn chứa đựng nét độc đáo, mới lạ của một
cây bút tiềm tàng khả năng sáng tạo. Đặc biệt, thế giới nhân vật trong tiểu
thuyết đồng tính của Bùi Anh Tấn đã làm nên dấu ấn riêng cho sáng tác của
anh trong việc khám phá thế giới hiện thực nghiệt ngã về những con ngƣời
thuộc “giới thứ ba”.

Việc nghiên cứu nhân vật trong cuốn tiểu thuyết viết về đề tài đồng
tính của Bùi Anh Tấn có ý nghĩa quan trọng vừa nhằm nhìn nhận, đánh
giá những thành công về một trong những phƣơng diện nghệ thuật viết
tiểu thuyết của tác giả vừa thấy đƣợc những đóng góp của nhà văn ở mảng
đề tài mới mẻ này của văn học Việt Nam đƣơng đại.
Vì những lí do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Nhân vật
trong tiểu thuyết viết về đề tài đồng tính Một thế giới không có đàn bà
của Bùi Anh Tấn”.
2. Lịch sử vấn đề
Bùi Anh Tấn là một tác giả mới xuất hiện trên văn đàn. Bởi vậy,
nguồn tài liệu về tác giả này còn ít ỏi. Hơn nữa, với tinh thần sáng tác có
tính chất “mở” nhƣ hiện nay tất yếu sẽ có những ý kiến khen, chê khác nhau.
Trên cơ sở những hiểu biết ban đầu, chúng tôi sẽ cố gắng chọn lọc và
tiếp thu những ý kiến đƣợc xem là xác đáng, sát hợp với những đóng góp
của tiểu thuyết viết về đề tài đồng tính của Bùi Anh Tấn.
Sự độc đáo, mới lạ, mang tính thời sự trong những cuốn tiểu thuyết
viết về đề tài đồng tính của Bùi Anh Tấn trên thực tế đã đƣợc dƣ luận
quan tâm. Đã có nhiều bài báo, bài phê bình, cuộc trao đổi trên các diễn
đàn về những tiểu thuyết này của anh. Nhiều hơn cả vẫn là những bài viết
trên các website văn học.

3


Tác giả Ngô Thị Kim Cúc trong bài viết :“Khoảng trống khó gọi
tên” đăng trên báo Thanh Niên ngày 17 tháng 10 năm 2000 khi bàn luận
về cuốn tiểu thuyết Một thế giới không có đàn bà của Bùi Anh Tấn đã
khẳng định: “Thế giới ấy đáng được biết đến, đáng được thông cảm hơn
người ta tưởng. Trong tiểu thuyết đầu tay của mình, Bùi Anh Tấn đã phơi
bày một thực tế đang có mặt bên cạnh cuộc sống của đa số công chúng:

cuộc sống của những người sinh ra đã bị đồng tính luyến ái. Đề tài quá
mới lạ trong văn học Việt Nam và hoàn toàn không dễ viết, chỉ cần non
tay một chút có thể trở thành bất cập, còn lơi tay một chút sẽ dễ dẫn đến
thái quá. Bùi Anh Tấn đã tránh được cả hai (…). Suốt gần 500 trang sách,
người đọc được dẫn vào một thế giới thực sự lạ lùng. Những vũ trường,
nhà hàng, quán xá đang là tụ điểm sinh hoạt của giới đồng tính. Những
Hoa bóng chúa, Ngũ Long công chúa, Quang A,.. buông thả bản năng.
Nhưng cũng có những Phạm Hồng Bàng, Lê Viễn đáng thương…” [7].
Trong bài viết: “Niềm đam mê của cây bút trẻ” của tác giả
Nguyễn Tuấn đăng trên báo An Ninh thủ đô ra ngày 3 tháng 11 năm 2000
có đoạn : “Cuốn tiểu thuyết này (Một thế giới không có đàn bà) đề cập tới
một vấn đề mà ngay cả trong văn học các nước chịu ảnh hưởng của văn
hoá phương Tây cũng “ngại” nói tới. Đó là thế giới của những người
đồng tính luyến ái tại thành phố Hồ Chí Minh. Các tuyến nhân vật được
dàn dựng hợp lí với sự tiết chế khôn khéo…” [19].
Nhà báo Nguyễn Vịnh trong bài : “Nhà văn trẻ Bùi Anh Tấn cầm
bút đã là sự phiêu lƣu” (Tạp chí Đẹp, số 6, 2003) có viết: “Bùi Anh Tấn đã
bình thản đặt những bước đi của mình vào ngôi đền văn học, giành lại
cho mình một chút dư vang. Ở người đàn ông này có một cái gì đó cứ âm
trầm, da diết chảy, một cái gì đó - dù rất nhỏ nhoi nhưng sâu khuất các ý
niệm - đang cọ cựa. Tác giả như muốn chống lại sự lãng quên, như muốn

4


thổi tung lớp bụi cũ kỹ của thời gian và bạc bẽo của nhân thế đang bao
phủ lên từng mảng lớp của cuộc đời” [22].
Ngoài ra, tác giả khóa luận còn tham khảo một số bài viết, phỏng
vấn, giới thiệu về tác giả Bùi Anh Tấn và các tiểu thuyết đồng tính của anh
đƣợc đăng tải trên các website nhƣ:

Nhà văn Bùi Anh Tấn: Tôi đã chán chủ đề đồng tính, Bình
Nguyên (thực hiện), [cand.com].
“Tôi muốn cất lên tiếng nói của đồng tính nam”, Thu Hà (thực
hiện), [chaobuoisang.net]
Nhìn chung, qua khảo sát những ý kiến, bài viết về tác giả Bùi Anh
Tấn và các tiểu thuyết viết về đề tài đồng tính của anh, tôi nhận thấy, mặc
dù đã có những kiến giải thuyết phục về cái mới trong tiểu thuyết - đặc biệt ở
đó vấn đề nhân vật cũng đã đƣợc tìm hiểu, đánh giá, song hầu hết các ý
kiến nhận xét, lời phê bình mới chỉ tồn tại dƣới dạng một bài viết, một
cuộc trao đổi. Chƣa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách hệ
thống vấn đề nhân vật. Nhận ra khoảng trống đó, tôi mạnh dạn chọn đề tài:
“Nhân vật đồng tính trong tiểu thuyết Một thế giới không có đàn bà của
Bùi Anh Tấn”.
Tôi hy vọng sẽ góp thêm một tiếng nói vào việc tìm hiểu, nghiên cứu
thành công của Bùi Anh Tấn ở mảng đề tài này. Những bài viết, đánh giá kể
trên sẽ là những gợi ý, tham khảo quý báu cho tôi trong quá trình thực
hiện luận văn .
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của chúng tôi khi triển khai đề tài này là
khám phá thế giới của những ngƣời đồng tính với cái nhìn nhân văn cũng
nhƣ nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo trong tiểu thuyết “Một thế giới
không có đàn bà” của tác giả Bùi Anh Tấn.

5


Đồng thời hiểu hơn về con ngƣời, tính cách cũng nhƣ tâm tƣ tình cảm
của những ngƣời ở “Thế giới thứ ba”.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là chỉ

ra các lọai nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết viết
về đề tài đồng tính của Bùi Anh Tấn: nghệ thuật miêu tả ngoại hình,
hành động, nghệ thuật khắc hoạ tâm lí nhân vật, ngôn ngữ nghệ thuật.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Nhân vật đồng tính trong tiểu thuyết viết về đề tài đồng tính “Một
thế giới không có đàn bà” của Bùi Anh Tấn.
- Phạm vi nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi tiến hành khảo sát, thống kê, phân
loại, phân tích và lí giải vấn đề trong phạm vi cuốn tiểu thuyết về đề tài đồng
tính của Bùi Anh Tấn: “Một thế giới không có đàn bà” (1999).
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đƣợc mục đích nghiên cứu, chúng tôi sử dụng đồng
thời các phƣơng pháp sau:
- Phương pháp thống kê - phân loại
Khảo sát, thống kê toàn bộ hệ thống nhân vật đồng tính trong ba
tiểu thuyết viết về đồng tính của Bùi Anh Tấn, từ đó tiến hành phân loại
nhân vật theo những tiêu chí riêng.
- Phương pháp phân tích
Tiến hành phân tích cụ thể các loại hình nhân vật chủ yếu đƣợc
xây dựng trong ba tiểu thuyết viết về đồng tính của Bùi Anh Tấn.
- Phương pháp so sánh
Tiến hành so sánh, đối chiếu giữa các nhân vật trong tiểu thuyết

6


đồng tính “ Một thế giới không có đàn bà” của Bùi Anh Tấn với nhân vật
trong một số truyện ngắn đồng tính của chính tác giả viết về đề tài này để
thấy đƣợc những sáng tạo của Bùi Anh Tấn.

7. Đóng góp của khóa luận
- Tìm ra những đặc sắc về thế giới nhân vật và nghệ thuật xây dựng
nhân vật trong tiểu thuyết viết về đề tài đồng tính của Bùi Anh Tấn.
- Đánh giá những đóng góp mới của Bùi Anh Tấn ở mảng đề tài
đƣợc xem là “hiện tƣợng” của văn học Việt Nam đƣơng đại. Thông qua
đó góp phần khẳng định tài năng và vị trí của Bùi Anh Tấn trong nền Văn
học mới. Đồng thời, qua những nghiên cứu, phân tích, ngƣời đọc sẽ có cái
nhìn cảm thông, chia sẻ hơn với những ngƣời đồng tính trong xã hội.
8. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phần nội dung của khóa luận chúng tôi
sẽ triển khai thành ba chƣơng:
Chƣơng 1: Những vấn đề chung về nhân vật văn học và hành trình
sáng tác của Bùi Anh Tấn với đề tài đồng tính
Chƣơng 2: Thế giới nhân vật đồng tính trong tiểu thuyết “Một thế
giới không có đàn bà” của Bùi Anh Tấn
Chƣơng 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật đồng tính trong tiểu
thuyết “Một thế giới không có đàn bà” của Bùi Anh Tấn

7


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHÂN VẬT VĂN HỌC
VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA BÙI ANH TẤN
VỚI ĐỀ TÀI ĐỒNG TÍNH
1.1 Quan niệm chung về nhân vật văn học
1.1.1 Khái niệm nhân vật văn học
Thuật ngữ “nhân vật” xuất hiện từ rất sớm (tiếng Hy Lạp: persona,
tiếng Anh: personage, tiếng Nga: pesonoy). Hơn hai nghìn năm trƣớc đây,

trong tiếng Hi Lạp cổ, “persona” vốn mang nghĩa là “cái mặt nạ” một dụng cụ
biểu diễn của diễn viên trên sân khấu. Nhƣng sau đó nó trở thành thuật ngữ
để chỉ nhân vật văn học.
Ngày nay, vấn đề nhân vật trong tác phẩm văn học đã đƣợc giới
nghiên cứu, phê bình đƣa ra nhiều quan niệm khác nhau. Song dù có thể
đƣợc hiểu theo cách này hoặc cách khác, nhƣng tựu chung lại, các ý kiến vẫn
cơ bản gặp nhau trong sự khẳng định: Nhân vật là đối tƣợng mà văn học
miêu tả, thể hiện bằng phƣơng tiện văn học. Đó là những con ngƣời hoặc
con vật, sự vật, đồ vật, hiện tƣợng mang linh hồn con ngƣời, là hình ảnh
gần gũi của con ngƣời. Đó là đối tƣợng mang tính ƣớc lệ và có cách điệu
so với đời sống hiện thực bởi nó đã đƣợc khúc xạ qua lăng kính chủ quan
của nhà văn.
1.1.2 Các chức năng của nhân vật văn học
Thứ nhất, nhân vật trong tác phẩm văn học có chức năng khái quát
các loại tính cách xã hội.
Thứ hai, ngoài chức năng khái quát các loại tính cách xã hội, nhân
vật văn học còn có chức năng tƣơng tự “chức năng của một chiếc chìa

8


khoá”, giúp nhà văn mở một cánh của bƣớc vào hiện thực rộng lớn, tiếp cận
những đề tài chủ đề mới mẻ.
Thứ ba, nhân vật văn học có chức năng biểu hiện quan niệm nghệ thuật
của nhà văn về thế giới và con ngƣời.
Một chức năng khác của nhân vật trong tác phẩm là chức năng tạo nên
mối liên kết giữa các sự kiện trong tác phẩm và cốt truyện.
Nhƣ vậy, nhân vật văn học có nhiều chức năng tƣơng ứng với nhiều
vai trò khác nhau trong tác phẩm. Hiểu đƣợc đúng đắn chức năng của
nhân vật văn học, ngƣời viết có thêm cơ sở lý luận để nghiên cứu đề tài

này.
1.1.3 Các tiêu chí phân loại nhân vật văn học
1.1.3.1 Phân loại theo tầm quan trọng và vai trò của nhân vật trong
tác phẩm (xét từ góc độ kết cấu)
Xem xét vai trò và vị trí của nhân vật trong tác phẩm văn học có thể
chia thành: nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm.
1.1.3.2 Phân loại theo quan hệ thuận - nghịch giữa nhân vật và lí tưởng
(xét từ góc độ nội dung tư tưởng hay phẩm chất nhân vật)
Có thể chia ra làm nhân vật chính diện (nhân vật tích cực) và nhân
vật phản diện (nhân vật tiêu cực)
1.1.3.3 Phân loại theo hình thức cấu trúc nhân vật
Với tiêu chí phân loại này, theo gợi ý của E.M. Forster trong cuốn
“Diện mạo tiểu thuyết” (1927), có thể nói tới nhân vật dẹt, nhân vật tròn.
Ngoài ra còn có thể nhắc tới nhân vật tƣ tƣởng, nhân vật tâm lý.
1.1.3.4 Phân loại nhân vật theo thể loại
Có thể phân thành: nhân vật tự sự, nhân vật kịch, nhân vật trữ tình.
Trên đây là các loại nhân vật thƣờng gặp. Trong văn học còn có thể
gặp một số kiểu loại nhân vật khác nữa. Sự phân loại trên đây chỉ có tính

9


chất tƣơng đối vì trong loại này có thể bao hàm một số yếu tố của loại kia
và ngƣợc lại. Không có gì khó hiểu khi ta thấy một nhân vật cụ thể nào
đó có mặt trong nhiều “danh sách” khác nhau. Thực tế ấy đòi hỏi việc
nghiên cứu nhân vật phải tránh sự cứng nhắc, tuyệt đối hoá.
1.2. Vài nét về nhân vật tiểu thuyết và nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam
thời kì đổi mới
1.2.1 Vài nét về nhân vật tiểu thuyết
Cũng giống nhƣ tác phẩm tự sự khác, nhân vật trong tiểu thuyết

có một vị trí vai trò và ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đó là hạt nhân của sự
sáng tạo, là trọng điểm để nhà văn lí giải tất cả mọi vấn đề của xã hội. Nhân
vật tiểu thuyết đƣợc xây dựng theo những cách riêng nhằm đáp ứng đến
mức cao nhất yêu cầu nhận thức hiện thực theo cả chiều rộng và chiều sâu
của thể loại này.
Theo nhà nghiên cứu Bakhtin, nhân vật tiểu thuyết cần và phải đƣợc
phân biệt với nhân vật sử thi, nhân vật kịch, nhân vật truyện trung đại ở
những đặc trƣng cơ bản sau:
Trƣớc hết, nhân vật tiểu thuyết được thể hiện ở thì hiện tại chưa
hoàn thành, trong quá trình biến đổi, trưởng thành và chịu mọi tác động
của đời sống.
Nhân vật tiểu thuyết “không tương hợp với số phận và vị thế của
nó” bởi thực tế con ngƣời không thể hoá thân đến cùng vào cái thân xác
lịch sử - xã hội hiện hữu. Trong tiểu thuyết, tính thuần toàn của con ngƣời
biến mất. Thay vào đó, xuất hiện sự phân lập giữa con ngƣời bên ngoài và
con ngƣời bên trong. Ở nhân vật tiểu thuyết, luôn luôn tồn tại “con ngƣời bên
trong con ngƣời”.
M. Bakhtin còn khẳng định: nhân vật trong tiểu thuyết chủ yếu được
khám phá từ chiều sâu tâm lí.

10


1.2.2 Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam trong thời kì đổi mới
Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới, về cơ bản có
những đặc điểm nổi bật sau:
Thứ nhất, nếu nhƣ nhân vật trong tiểu thuyết Việt nam trƣớc 1975
(đặc biệt là giai đoạn 1945 - 1975) đƣợc khai khác trong tƣ cách công
dân đơn phiến, đƣợc nhìn nhận đánh giá theo quan điểm chính trị thì nhân
vật trong tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới đƣợc khai thác toàn diện,

là con ngƣời đa trị, lƣỡng cực với các mối quan hệ xã hội vô cùng phức tạp.
Thứ hai, nhân vật không có số phận tròn trịa nhƣ trong tiểu thuyết
truyền thống mà bị phân mảnh, đôi khi bị phá vỡ, chỉ còn những mảnh
nhỏ của tâm trạng, những khoảnh khắc của cuộc đời ngắn ngủi, những
dòng ý thức - tiềm thức - vô thức kéo dài miên man không có điểm dừng.
Thứ ba, nhân vật không có tính cách hay số phận điển hình mà chỉ là
những con ngƣời bình thƣờng, vô danh trong cuộc sống. Nhân vật là đủ thứ
hạng trong xã hội.
Thứ tư, nhân vật là những cá thể đời thƣờng, những con ngƣời đang
trong quá trình hình thành về nhân cách, đƣợc thể hiện trong tất cả các mối
quan hệ xã hội, quan hệ ứng xử, thân phận, đời sống riêng của nó, với “đầy
những vết dập xoá trên thân thể và trong tâm hồn”.
Thứ năm, nghệ thuật xây dựng nhân vật tiểu thuyết có nhiều cách
tân với những thử nghiệm táo bạo. Có thể nói, ở giai đoạn lịch sử mới, các
nhà văn có những chuyển hƣớng trong nhận thức, tƣ duy về bản thể
ngƣời. Các nhà tiểu thuyết Việt Nam đã phá vỡ cái nhìn đơn phiến, tĩnh tại
để tạo ra cái nhìn phức tạp hơn và sâu sắc hơn về con ngƣời.
Tìm hiểu những biểu hiện mới của nhân vật trong tiểu thuyết Việt
Nam thời kì đổi mới, tác giả luận văn sẽ có thêm cơ sở thực tiễn để
nghiên cứu nhân vật đồng tính trong tiểu thuyết của Bùi Anh Tấn.

11


1.3. Tác giả Bùi Anh Tấn và hành trình sáng tác với đề tài đồng tính
1.3.1 Giới thuyết về “đồng tính”
1.3.1.1 “Đồng tính” trong lịch sử - xã hội
1.3.1.1.1 Khái niệm “đồng tính luyến ái”
Theo “Bách khoa toàn thư mở Wikipedia”: “Đồng tính luyến ái” hay
“đồng tính” chỉ việc hấp dẫn trên phƣơng diện tình yêu hay tình dục cùng

giới tính với nhau trong hoàn cảnh nào đó hoặc lâu dài. Đồng tính luyến
ái cũng chỉ nhận thức của cá nhân dựa trên những hấp dẫn đó và sự tham
gia vào một cộng đồng có chung điều này (…). Đồng tính có: đồng tính nam
(gay), đồng tính nữ (lesbian).
“Gay” (từ tiếng Anh) là chỉ những ngƣời đồng tính nam. “Gay” lại
chia làm “gay kín”, “gay mở” (bóng lộ). “Gay kín” là những đồng
tính nam có nam tính, rất khó và không thể nhận biết đƣợc họ đồng tính
nếu họ không công khai. “Gay mở” là những ngƣời đồng tính nam ăn
mặc, cử chỉ nhƣ phụ nữ, họ tự coi mình là nữ giới và nhiều ngƣời đã phẫu
thuật chuyển đổi giới tính.
1.3.1.1.2 Nguyên nhân của hiện tượng “đồng tính luyến ái”
Có nhiều giả thiết về về nguyên nhân tạo nên “đồng tính luyến
ái”, trong đó, có hai nguyên nhân đƣợc xem là chủ yếu: di truyền học và quá
trình phát triển tâm lí.
1.3.1.1.3 Nguồn gốc của “đồng tính luyến ái”
Đồng tính luyến ái đã thực sự trở thành một trong những hiện
tƣợng quan trọng ở cả phƣơng Đông và phƣơng Tây.
Khi nghiên cứu lịch sử của nhân loại, các nhà khoa học rất bất ngờ
rằng đồng tính đã xuất hiện từ rất sớm (thế kỉ VI -> thế kỉ IV TCN), khi
những nền văn minh của loài ngƣời bắt đầu nhen nhúm, từ Đông sang Tây, từ
Á sang Âu.

12


Trong lịch sử Việt Nam rất hiếm có trƣờng hợp đựơc ghi nhận mặc
dù trong thế kỷ XVI, XVII có một vài vua chúa có thê thiếp là đàn ông…
Ngoài ra, sách sử có chép rằng vua Khải Định tuy có 12 bà vợ nhƣng bất
lực hoặc không thích gần đàn bà, chỉ thích đàn ông.
Nhƣ vậy, không phải bây giờ mới có đồng tính mà đồng tính đã

xuất hiện từ rất lâu. Nói bây giờ đồng tính nhiều hơn do lây lan là “oan” cho
đồng tính vì các nhà khoa học nghiên cứu đƣợc rằng luôn có một tỉ lệ
đồng tính nhất định trên tổng dân số (trung bình khoảng 5%). Chính vì thế
dân số tăng thì tỉ lệ đồng tính cũng phải tăng theo. Mặt khác, thời đại ngày
nay, công nghệ phát triển, nhận thức thoáng hơn thì nhiều ngƣời đồng tính
“công khai” hơn trƣớc kia.
1.3.1.1.4 Quan điểm xã hội đối với hiện tượng đồng tính luyến ái
Ở Việt Nam, nhìn chung thái độ của xã hội đối với đồng tính luyến ái
là kì thị ở các mức độ khác nhau hoặc không thể hiện thái độ rõ ràng nhƣ
phớt lờ, không quan tâm. Những định kiến về đồng tính luyến ái vẫn còn
khá phổ biến trong xã hội Việt Nam. Mặc dù pháp luật không cấm cản
nhƣng đề tài đồng tính luyến ái đƣợc xem là không bình thƣờng, tránh né.
1.3.1.2 “Đồng tính” trong văn học nghệ thuật
Văn học đồng tính hiện hữu nhƣ một nhu cầu tự thân, phản ánh
cuộc sống muôn màu của những ngƣời đồng tính. Thế giới đồng tính phức
tạp nhƣng lại đầy hấp dẫn. Đó cũng là nguyên nhân khiến một số nhà văn
dày công viết nên tác phẩm văn học đồng tính mới lạ, mang giá trị sâu sắc.
Những tác phẩm viết về “đồng tính” đã trở thành đề tài “nóng” trong văn
học ở các quốc gia trên thế giới, thu hút đƣợc sự chú ý của nhiều độc giả
từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây.
Tại Việt Nam, văn học đồng tính xuất hiện khá muộn so với thế
giới. Nhắc đến “đồng tính”, nhiều nhà nghiên cứu hoặc cho đó là một

13


lĩnh vực “nhạy cảm” hoặc cho đó là dung tục, tầm thƣờng mà bỏ qua hoặc
ám chỉ.
Ngƣợc dòng thời gian, trƣờng hợp điển hình tiêu biểu cho sự đảo
trang trong văn học Việt Nam hẳn phải là sự tích “Quan Âm Thị Kính” và

đây cũng là khuôn mẫu cho một biến tác hiện đại khá lý thú đi đôi với sự
đảo vị giới tính trong cuốn tiểu thuyết lãng mạn “Hồn bướm mơ tiên”
(1932) của Khái Hƣng giữa hai nhân vật Lan và Ngọc.
Văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX cũng đã xuất hiện một số tác phẩm
về đề tài này dù còn lẻ tẻ, rải rác, tế nhị mang tính ẩn dụ qua các hình
tƣợng nghệ thuật.
Nhà thơ Xuân Diệu nổi tiếng chủ yếu qua thơ tình của ông và bài
thơ “Tình trai” đƣợc xem là một trong những phát ngôn sớm nhất về tình
yêu đồng tính nam trong văn học Việt Nam hiện đại. Ngoài ra, Xuân Diệu
cũng có các bài thơ khác cũng viết về đề tài này nhƣ: “Em đi”, “Biển”…
(Bài thơ tặng mối tình trai của ông và Hoàng Cát).
Nhà thơ Huy Cận cũng có một số bài thơ “Ngủ chung” tả cảnh
ngủ chung của học trò cùng phái tính, giữa những ngƣời bạn trai với nhau
với nhiều ngôn từ, hình ảnh “không bình thƣờng”. Có lẽ, cùng với bài
“Tình trai” của Xuân Diệu, bài “Ngủ chung” này của Huy Cận là những
bài thơ tiêu biểu cho chuyện đồng tính luyến ái ở Việt Nam.
Đến văn học đƣơng đại, trong khoảng 15 năm trở lại đây, đề tài đồng
tính đã bắt đầu đƣợc khai khác một cách mạnh dạn. Nhiều tác giả đã chọn
đề tài gai góc này để thử bút. Có thể kể ra đây những tác phẩm tiêu biểu
nhƣ: “Một thế giới không có đàn bà” (Bùi Anh Tấn, 1999), “Les vòng tay không đàn ông” (Bùi Anh Tấn, 2004), tự truyện “Bóng” của
Nguyễn Văn Dũng (Hoàng Nguyên, Đoan Trang (ghi), 2008)…
Qua những tìm hiểu và trình bày trên đây, ta thấy, tác phẩm văn

14


học đồng tính có những nét đặc sắc, thành công và hạn chế nhƣng đã
khắc hoạ đƣợc một bức tranh khá đặc biệt trong tình hình hiện tƣợng đồng
tính trong văn học chƣa đƣợc xã hội cũng nhƣ giới học thuật ở Việt Nam
và thế giới quan tâm rộng rãi.

Thời đại càng phát triển thì tƣ tƣởng con ngƣời càng tiến bộ và văn
học đồng tính ngày càng có nhiều không gian phát triển. Ngƣời ta sẽ bắt đầu
nhận thấy rằng, cuộc sống của chúng ta cần nhiều tác phẩm văn học thể
hiện một cách chân thực nội tâm con ngƣời. Thế giới nội tâm của những
ngƣời đồng tính rất phong phú và nếu nhƣ nhà văn dám bỏ qua những
thành kiến thế tục thì sẽ có những tác phẩm văn học đồng tính thành công.
1.3.2 Bùi Anh Tấn với những sáng tác viết về đồng tính
Nếu nói về đề tài đồng tính trong văn học đƣơng đại ở nƣớc ta thì phải
ghi công đầu cho nhà văn Bùi Anh Tấn. Chỉ riêng tác giả Bùi Anh Tấn đã
có “tuyển tập đồng tính” do nhà xuất bản Trẻ phát hành gồm: “Một thế
giới không có đàn bà” (Tiểu thuyết viết về đồng tính nam), “Les - vòng
tay không đàn ông” (Tiểu thuyết viết về đồng tính nữ), “Phương pháp
của A.C.Kinsey” (Tiểu thuyết viết về đồng tính nam), “Không và sắc”
(Tiểu thuyết đề cập đến vấn đề dục lạc và những biểu hiện của sự khát
dục trong hàng ngũ tăng sĩ trẻ) và tuyển tập truyện ngắn “Cô đơn”. Họ
luôn phải đối mặt với những dằn vặt nội tâm: mình là ai, mình thuộc
giới tính nào? mình phải sống thế nào? mình muốn gì?... Khi phát hiện
bản thân mình là đồng tính thì hoảng loạn, đau đớn, sợ hãi, hàng ngày
phải đối mặt với cuộc sống không giống mọi ngƣời, họ lại rơi vào bi kịch hổ
thẹn , bế tắc cô đơn không giải toả đƣợc,…
Có thể nói, với những sáng tác này, Bùi Anh Tấn là nhà văn Việt
Nam đầu tiên “soi thấu” đề tài đồng tính - một vấn đề khá nhạy cảm hiện
nay. Với cái duyên của nghiệp viết về thực trạng đồng tính của xã hội, anh

15


đã dẫn ngƣời đọc vào một cung đƣờng mới. Qua ngòi bút của Bùi Anh
Tấn, độc giả sẽ thấy rõ hơn, hiểu sâu hơn thế giới của những ngƣời đồng tính
- một thế giới có nhiều màu sắc cả bi lẫn hài.


16


CHƢƠNG 2
THẾ GIỚI NHÂN VẬT ĐỒNG TÍNH TRONG TIỂU THUYẾT
“MỘT THẾ GIỚI KHÔNG CÓ ĐÀN BÀ” CỦA BÙI ANH TẦN
2.1. Bảng thống kê, phân loại các nhân vật đồng tính trong tiểu
thuyết của Bùi Anh Tấn
2.1.1 Bảng thống kê, phân loại
2.1.1.1 Số lượng
Chúng tôi tiến hành khảo sát ở cuốn tiểu thuyết: “Một thế giới không
có đàn bà” của Bùi Anh Tấn. Sau đây là bảng thống kê sơ bộ số lƣợng tổng
thể các nhân vật (nhân vật đƣợc nhà văn miêu tả hoặc nhắc đến trừ những
đám đông không thể xác định số lƣợng) trong từng tiểu thuyết.
Tác phẩm

Số lƣợng Nhân

Những nhân vật chính, quan

vật

trọng
Bàng, Thành Trung, Hoàng

“Một thế giới

33 nhân vật


không có đàn bà”

“hoàng tử”, Nguyễn Lân, Lê
Viễn, Quang, Hy, Thanh,
Chavara.

2.1.1.2 Thống kê, phân loại theo tiêu chí dựa vào đặc điểm nổi bật trong
cuộc đời, số phận, phẩm chất, tính cách của các nhân vật
Chúng tôi dựa vào những đặc điểm trong cuộc đời, phẩm chất, tính
cách nhân vật và đề xuất một số dạng thức nhân vật sau: nhân vật bi kịch,
nhân vật cô đơn, nhân vật đi tìm bản thân, nhân vật tha hoá, nhân vật bản
năng,… từ đó tiến hành phân loại các nhân vật trong tiểu thuyết đồng tính
của Bùi Anh Tấn theo các dạng thức nhân vật đó.

17


Nhân vật
Tác phẩm

Nhân vật bi Nhân vật cô
kịch

đơn

Nhân vật đi
tìm bản

Nhân vật bản
năng, tha hóa


thân
“Một thế giới
không có đàn
bà”

Bàng, Lê
Viễn

Chavara, Thanh,
Hoàng

Thành Trung Hy, Quang A,
Quang B

2.1.2. Nhận xét chung
Trên đây là những khảo sát tổng thể của chúng tôi trên cơ sở những
tiêu chí nhiều mặt đƣợc đƣa ra. Ở đây, chúng tôi đã tìm thấy những nét
đặc biệt trong sáng tác của Bùi Anh Tấn để đƣa ra những nội dung tham
khảo trên.
Cụ thể, về thống kê số lƣợng - đây là một việc làm cần thiết để có
một con số tổng thể đánh giá mật độ, số lƣợng các hình tƣợng nhân vật
đƣợc xây dựng trong sáng tác của nhà văn. Trong cuốn tiểu thuyết “Một
thế giới không có đàn bà”, Bùi Anh Tấn đã xây dựng đƣợc thế giới nhân
vật khá phong phú trong sáng tác của mình với số lƣợng nhân vật hơn 30
nhân vật (có thể lên đến 40 hoặc 50 nhân vật nếu tính cả các nhân vật chỉ
đƣợc nhắc qua). Những con số này là một minh chứng cho tài năng kết
cấu nghệ thuật, kết cấu hình tƣợng của Bùi Anh Tấn. Không có một tài
tổ chức, khả năng kiểm soát tốt thì tác giả khó có thể làm đƣợc điều ấy.
Chúng tôi không thể đƣa ra một con số chính xác số lƣợng nhân vật

ở cuốn tiểu thuyết vì Bùi Anh Tấn nhiều khi chỉ nhắc đến cái tên của nhân
vật (chẳng hạn, nhân vật Đức gà, nhân vật Diệp Kiến Châu,…) mà không
đắp thêm chi tiết, tạo cho nhân vật ấy một đời sống. Đôi khi nhà văn cũng
xây dựng những nhân vật vô danh tính hoặc những đám đông không rõ số

18


lƣợng ngƣời, chỉ xuất hiện thoáng qua trong một sự kiện nào đó. (Chẳng
hạn, những ngƣời bạn của Tú, nhóm bạn thứ sáu của bác sĩ Sơn, những
callboy trong động của Pho…). Những nhân vật này mang tính chất làm
phông nền cho bức tranh hiện thực, con ngƣời của Bùi Anh Tấn có thêm
hơi thở cuộc sống, tô đậm những số phận, cuộc đời đồng tính đƣợc xây
dựng. Đó có thể ví nhƣ những diễn viên quần chúng trong điện ảnh, những
diễn viên tƣởng nhƣ rất phụ nhƣng lại rất quan trọng để tạo ra tính chân thực,
sâu sắc cho tác phẩm nghệ thuật.
Ở tiêu chí dựa vào cuộc đời số phận, phẩm chất, tính cách nhân
vật, chúng tôi thống kê thấy ở tiểu thuyết xuất hiện kiểu nhân vật bi kịch,
nhân vật cô đơn. Điều này cho thấy cái nhìn sâu sắc mang cảm quan
nhân học của Bùi Anh Tấn khi viết về những ngƣời đồng tính. Nhà văn
hiểu đƣợc nỗi khổ đau, bi kịch tâm hồn của họ - những ngƣời không hề muốn
mình bị khác ngƣời, nam không ra nam, nữ không ra nữ trong xã hội này để
rồi bị mọi ngƣời xa lánh, khinh bỉ…
Ngoài ra, việc xây dựng các nhân vật đi tìm bản thân, nhân vật tha
hoá, bản năng trong cuốn tiểu thuyết này cũng đã chứng tỏ tài năng nghệ
thuật của Bùi Anh Tấn trong việc khám phá chiều sâu tâm hồn con
ngƣời, tính cách nhân vật. Họ là những con ngƣời đang còn rất mơ hồ, lần
dò, mò mẫm đi tìm câu trả lời cho bản thân: Ta là ai trong cuộc đời này?
Để rồi đứng giữa lằn ranh bản năng, dục vọng và bổn phận, trách nhiệm có
ngƣời đã vƣợt qua đƣợc để sống tốt, có cuộc sống bình thƣờng nhƣ bao

ngƣời; có ngƣời không vƣợt qua đƣợc dục vọng của bản thân, sống buông
thả theo bản năng, tha hoá biến chất. Bùi Anh Tấn đã “soi thấu” đƣợc
những tâm tƣ đó ở những ngƣời đồng tính và khắc hoạ khá thành công
trong sáng tác của mình qua hệ thống hình tƣợng nhân vật.
Tiểu thuyết có số lƣợng nhân vật lớn, phạm vi và số lƣợng khóa uận

19


×