Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Yếu tố trữ tình trong Nhật ký chiến tranh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (888.03 KB, 58 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

ĐẶNG KHÁNH LINH

YẾU TỐ TRỮ TÌNH TRONG NHẬT KÝ
CHIẾN TRANH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lý luận Văn học

Người hướng dẫn khoa học
ThS. HOÀNG THỊ DUYÊN

HÀ NỘI, 2016


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của cô giáo – Thạc Sĩ Hoàng
Thị Duyên đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo
trong khoa Ngữ văn đặc biệt là các thầy cô trong tổ Lí luận văn học – Trường
Đại học Sư phạm Hà nội 2 đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong 4 năm học nói
chung và trong quá trình nghiên cứu khóa luận nói riêng.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã quan tâm
động viên, khích lệ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Mặc dù có nhiều cố gắng song trình độ và kiến thức còn hạn chế của
người viết, khóa luận chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất
mong nhận được sự góp ý chân thành của các thầy cô và các bạn sinh viên để
bài khóa luận được hoàn thiện hơn.


Tôi xin chân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Tác giả khóa luận

Đặng Khánh Linh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận này là kết quả của quá trình học tập nghiên
cứu của tôi cùng với sự giúp đỡ của các thầy cô trong khoa Ngữ văn, trường
Đại học Sư phạm Hà Nội 2, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Th.S Hoàng Thị Duyên.
Trong quá trình làm khóa luận tôi có tham khảo những tài liệu có liên
quan đã được hệ thống trong mục Tài liệu tham khảo. Khóa luận không có sự
trùng lặp với khóa luận khác.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Tác giả khóa luận

Đặng Khánh Linh


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu ........................................................................................ 2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................... 3
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................... 4

5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 4
6. Đóng góp của luận văn .................................................................................. 5
7. Cấu trúc của luận văn .................................................................................... 5
NỘI DUNG ....................................................................................................... 6
Chương 1: NHẬT KÝ VÀ YẾU TỐ TRỮ TÌNH TRONG NHẬT KÝ ........... 6
1.1.1. Định nghĩa về nhật ký .......................................................................... 6
1.1.2. Một số đặc điểm của thể loại nhật ký .................................................. 8
1.2. Yếu tố trữ tình trong nhật ký .................................................................... 11
1.2.1. Khái niệm “ trữ tình” ........................................................................ 11
1.2.2. Yếu tố trữ tình trong nhật ký .............................................................. 12
CHƯƠNG 2: YẾU TỐ TRỮ TÌNH BIỂU HIỆN QUA NỘI DUNG ............ 14
CỦA BA CUỐN NHẬT KÝ “ MÃI MÃI TUỔI HAI MƯƠI”, “ NHẬT KÝ
ĐẶNG THÙY TRÂM”, “NHẬT KÝ CHIẾN TRANH” ............................... 14
2.1. Nhật ký giàu cảm xúc............................................................................... 14
2.1.1. Cảm xúc vui, tự hào, niềm tin mãnh liệt vào tương lai...................... 15
2.1.2. Cảm xúc buồn đau băn khoăn yếu đuối ............................................. 17
2.1.3 Nỗi nhớ nhung da diết........................................................................ 20
2.2. Nhật ký bộc lộ thế giới nội tâm ................................................................ 22


CHƯƠNG 3. YẾU TỐ TRỮ TÌNH BIỂU HIỆN QUA HÌNH THỨC CỦA
BA CUỐN NHẬT KÝ “MÃI MÃI TUỔI HAI MƯƠI”, “NHẬT KÝ ĐẶNG
THÙY TRÂM”, “NHẬT KÝ CHIẾN TRANH” ............................................ 32
3.1. Ngôn ngữ nhật ký hướng nội ................................................................... 33
3.2. Lối ghi chép linh hoạt sáng tạo ................................................................ 36
3.3. Giọng điệu tha thiết sâu lắng.................................................................... 41
3.4. Cái nhìn mĩ học đối với những sự việc hàng ngày trong đời sống .......... 44
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................



MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nhắc đến chiến tranh chúng ta không thể không liên tưởng tới cuộc đấu
tranh giành độc lập tự chủ của dân tộc Việt Nam anh hùng trải qua hai cuộc
kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, gắn liền với những chiến tích vang dội
năm châu đó là sự mất mát hy sinh xương máu của biết bao thế hệ con người
đất Việt. Dường như những mất mát hy sinh đó vẫn còn in đậm trong tâm
thức mỗi người dân Việt Nam, hơn thế nữa lại được khắc họa một cách chân
thực và sống động dưới góc nhìn văn học. Đó là những cuốn tiểu thuyết,
phóng sự , kí sự, truyện ngắn ra đời trong chiến tranh, miêu tả hiện thực khắc
nghiệt của cuộc chiến. Như một sự ngẫu nhiên, vô tình, chúng ta đã chứng
kiến sự xuất hiện của một loại hình văn học mang đậm tính nhân văn và giá
trị giáo dục sâu sắc: Văn học về đề tài chiến tranh. Ngày nay đọc lại những
trang sách viết về chiến tranh, chúng ta như được thưởng thức những thước
phim quay chậm một cách chi tiết nhất, đầy đủ nhất và sống động nhất về một
thời hào hùng của dân tộc, của thế hệ cha anh đi trước để cho chúng ta hôm
nay luôn tự hào và quyết tâm giữ vững, bước tiếp con đường lý tưởng đó.
Qua những ghi chép tỉ mỉ các tác giả nhật ký đã cho thế hệ mai sau biết
về chiến tranh một cách chân thực nhất, sống động nhất về những khó khăn
gian khổ, những mất mát hy sinh của thế thệ cha anh đã sống và chiến đấu
giành độc lập tự chủ cho Tổ Quốc. Hơn thế, đó lại chính là những trang viết
của những người trong cuộc chiến, trực tiếp sống và chiến đấu cho nên những
di bút của họ rất chân thực và chính xác, phản ánh được đời sống tinh thần
của thế hệ thanh niên Việt Nam thời đó và tác động nhất định đến xã hội hiện
tại. Vì lẽ đó, việc nghiên cứu về thể loại nhật ký vừa mang ý nghĩa lý luận
vừa mang ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.

1



Với đặc điểm riêng của thể loại và những giá trị nhân đạo đó, nhật ký
đã thực sự trở thành một bộ phận không thể thiếu trong văn chương Việt
Nam. Tuy thế, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào về yếu
tố trữ tình trong nhật ký, vì lẽ đó cho nên chúng tôi quyết định chọn đề tài :
Yếu tố trữ tình trong nhật ký văn học qua những tác phẩm tiêu biểu ( Nhật ký
Đặng Thị Thùy Trâm, Mãi mãi tuổi 20 - Nguyễn Văn Thạc, Nhật ký chiến
tranh - Chu Cẩm Phong), với mong muốn khóa luận sẽ góp những suy nghĩ
của mình vào việc khẳng định giá trị của thể loại đặc biệt này.
2. Lịch sử nghiên cứu
2.1. Với đặc trưng thể loại “nhật ký” là những ghi chép mang tính
chất riêng tư vì thế có thể nói trước những năm 1986, sự xuất hiện của chúng
không nhiều chưa thu hút được sự chú ý quan tâm của độc giả và giới nghiên
cứu.Vì thế sự góp mặt của nhật ký chiến tranh trên diễn đàn văn học được coi
là của “hiếm” vì chưa có một công trình nghiên cứu nào về khái niệm, định
nghĩa, đặc trưng của nhật ký chiến tranh.
2.2. Từ sau năm 1986, đặc biệt là từ năm 2005 với sự xuất hiện đầu
tiên của cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm một nữ bác sĩ - liệt sĩ đã được công
bố trong xã hội và tạo ra một “cơn sốt” về Nhật ký chiến tranh, tiếp theo đó là
Mãi mãi tuổi hai mươi của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc, Nhật ký chiến tranh của
Chu Cẩm phong….đã thực sự gây ấn tượng mạnh mẽ và thu hút sự quan tâm
của toàn xã hội, khiến các nhà nghiên cứu phải có cái nhìn sâu rộng nghiêm
túc về thể loại văn học đặc biệt này.
- Những bài báo mang tính chất giới thiệu về hành trình của những
cuốn nhật ký đã được phát hiện và lưu giữ bởi người lính bên kia giới tuyến
trong suốt 35 năm trải qua bao khó khăn mới tìm được gia đình tác giả và cho
in thành sách. Với đề tài viết về chiến tranh bài viết đã khẳng định những ảnh
hưởng mạnh mẽ và tác động tích cực của nó vào mọi giai tầng trong xã hội,

2



khiến chúng ta có một cái nhìn chân thực về cuộc chiến vĩ đại mà thế hệ cha
anh đã đi qua, những khó khăn gian khổ và sự hy sinh vô tư vì lý tưởng tuổi
trẻ. Hơn nữa nhờ đó mà văn hóa đọc được hưởng ứng sâu rộng thu hút hấp
dẫn hàng triệu độc giả đón đọc và dõi theo cuộc hành trình cùng với số phận
kỳ lạ của những cuốn nhật ký đến được với bạn đọc ngày hôm nay. Bài viết
này đềcập đến yếu tố trữ tình trong nhật ký đó là những ghi chép cá nhân
mang tính chất riêng tư của người viết, những cảm xúc suy tư…về hiện thực
khốc liệt của chiến tranh, về những trải nghiệm chiến trường chứ hoàn toàn
không nhằm mục đích quảng bá hay sáng tác theo kiểu tác phẩm văn chương
hoặc đánh bóng tên tuổi…
Bên cạnh đó cũng có những cuốn nhật ký đề cập đến yếu tố trữ tình
trong chiến tranh như “Nhật ký Nguyễn Huy Tưởng” ( gồm 3 tập) hay như bài
nghiên cứu về đề tài “Người trần thuật trong nhật ký Nguyễn Huy Tưởng”
của Phùng Thị Mai Anh. Tuy nhiên những bài viết đó chỉ đề cập đến một khía
cạnh của yếu tố trữ tình trong nhật ký chứ chưa có một công trình nghiên cứu
cụ thể nào về đề tài này.Vì thế, đề tài luận văn của chúng tôi sẽ đi nghiên cứu
sâu về yếu tố trữ tình trong nhật ký chiến tranh cùng giá trị văn học, hiệu ứng
xã hội, ý nghĩa tinh thần cũng như đóng góp về thể loại của dòng sách này.Vì
thế luận văn không tránh khỏi thiếu xót, kính mong hội đồng và các thầy cô
cho ý kiến đóng góp để khóa luận được hoàn thiện hơn.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Dưới lăng kính của văn chương, thể loại nhật ký nói chung đã góp
phần hoàn chỉnh bức tranh hiện thực đời sống của con người, phản ánh thực
tại cuộc sống trên nhiều bình diện, đa chiều và đa sắc, giúp cho độc giả có cái
nhìn toàn diện hơn về con người và xã hội. Với Yếu tố trữ tình trong Nhật ký
chiến tranh nói riêng đã mở ra một thế giới tâm hồn sâu lắng giàu cảm xúc và

3



chất chứa suy tư, tình cảm của chủ thể sáng tạo khi đánh giá nhận xét về hiện
thực cuộc sống dưới cái nhìn trực diện.
Bên cạnh đó, chúng tôi mong muốn với những giá trị tinh thần sâu sắc
mà nhật ký chiến tranh mang đến sẽ nhắc nhở mọi thế hệ Việt Nam nhất là thế
hệ trẻ về những ngày tháng hào hùng của dân tộc, về lý tưởng sống cao đẹp
của cha anh…để từ đó hình thành nhân cách sống cao đẹp xứng đáng với sự
hy sinh của lớp cha anh vì sự nghiệp vẻ vang của dân tộc.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Trong khóa luận này, chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu 3cuốn Nhật ký được
coi là ấn tượng nhất, đăc biệt nhất hội tụ đầy đủ những đặc điểm tiêu biểu của
thể loại và đầy đủ những yếu tố trữ tình nằm trong nội dung của đề tài.
-Nhật ký Đặng Thùy Trâm(của Liệt sỹ - anh hùng Đặng Thùy Trâm)
-Mãi mãi tuổi hai mươi (Nhật ký của Liệt sỹ Nguyễn Văn Thạc)
- Nhật ký chiến tranh ( của Liệt sỹ- Anh hùng Chu Cẩm Phong)
Ngoài ra trong khóa luận chúng tôi còn tìm hiểu tham khảo một số sáng
tác của các tác giả khác để có căn cứ làm rõ vấn đề mà luận văn trình bày.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Với số lượng sách viết về chiến tranh thực sự xuất hiện không nhiều
chủ yếu ở hai cuộc chiến chống Pháp và chống Mỹ, điển hình hơn cả là nhật
ký trong kháng chiến chống Mỹ. Vì lẽ đó cho nên phạm vi nghiên cứu của đề
tài chỉ tập trung vào dòng sách viết về chiến tranh trong kháng chiến chống
Mỹ nhằm làm nổi bật ý nghĩa thể loại cũng như ý nghĩa xã hội.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn chúng tôi sử dụng phương pháp sau:
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp tổng hợp
- Phương pháp so sánh - đối chiếu

Khóa luận cũng được thực hiện từ góc nhìn thi pháp học mỹ học, tức là
xem xét đánh giá các yếu tố thuộc về hình thức nghệ thuật theo những tiêu chí

4


thi pháp, đánh giá hiệu quả nghệ thuật của các phương thức và thủ pháp nghệ
thuật trong thể nhật ký và đề tài chiến tranh.
6. Đóng góp của luận văn
Nhật ký chiến tranh là thể loại khá mới mẻ. Cũng vì mới mẻ mà
những đóng góp của nhật ký chiến tranh cho dòng văn học viết về đề tài chiến
tranh nói riêng và văn chương Việt Nam nói chung dường như vẫn chưa đươc
đánh giá đúng mức.Với đề tài:“Yếu tố trữ tình trong Nhật ký chiến tranh
qua các sáng tác của một số tác giả tiêu biểu Nguyễn Văn Thạc, Đặng
Thùy Trâm, Chu Cẩm Phong”, chúng tôi mong muốn khóa luận sẽ mang lại
cái nhìn toàn diện về những đóng góp của yếu tố trữ tình trong đời sống văn
học Việt Nam cũng như giá trị nhân văn cao cả mà dòng sách này mang đến.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, khóa luận có 3 chương:
Chương 1: NHẬT KÝ VÀ YẾU TỐ TRỮ TÌNH TRONG NHẬT KÝ
CHIẾN TRANH
Chương 2: YẾU TỐ TRỮ TÌNH BIỂU HIỆN QUA NỘI DUNG CỦA
BA CUỐN NHẬT KÝ “MÃI MÃI TUỔI HAI MƯƠI, NHẬT KÝ ĐẶNG
THÙY TRÂM, NHẬT KÝ CHIẾN TRANH”
Chương 3: YẾU TỐ TRỮ TÌNH BIỂU HIỆN QUA HÌNH THỨC
CỦA BA CUỐN NHẬT KÝ “MÃI MÃI TUỔI HAI MƯƠI, NHẬT KÝ
ĐẶNG THÙY TRÂM, NHẬT KÝ CHIẾN TRANH”

5



NỘI DUNG
Chương 1: NHẬT KÝ VÀ YẾU TỐ TRỮ TÌNH TRONG NHẬT KÝ
Dưới nhiều góc độ khác nhau của đời sống xã hội - đời sống tinh thần,
văn chương bằng thế mạnh của mình đã khai thác, khám phá làm nổi bật tất
cả những âm điệu, cung bậc của cảm xúc con người trong sự đa dạng muôn
màu làm nên sự phong phú trong tâm hồn trước hiện thực đời sống xã hội.
Với các thể loại nổi bật như: thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch…văn chương
Việt Nam hiện đại đã hấp dẫn bao thế hệ độc giả. Tuy nhiên với những ưu
thế, đặc thù, mỗi thể loại văn học lại có sức hấp dẫn riêng. Nếu như tiểu
thuyết là loại “ tự sự dài hơi” với dung lượng lớn về cốt truyện, nhân vật,
phạm vi phản ánh thì truyện ngắn lại là những lát cắt của cuộc sống , với thơ
lại nồng nàn say đắm tâm hồn người với nhiều cung bậc cảm xúc đi kèm hình
ảnh, nhạc điệu …Đặc biệt hơn nhật ký xuất hiện đã khẳng định vị trí trong
lòng đọc giả với những hấp dẫn riêng của nó về giọng điệu tâm tình, tiếng nói
bên trong, tiếng nói của tư tưởng tình cảm, sự bộc lộ chân thành và sâu lắng
nhất cảm xúc suy nghĩ trong tâm hồn của người viết.
1.1. Thể loại nhật ký
1.1.1. Định nghĩa về nhật ký
Theo Từ điển thuật ngữ văn học [38] nhật ký “là một thể loại thuộc loại
hình ký”, là một dạng biến thể của ký hiện đại. So với các thể loại khác như
tiểu thuyết, thơ… thì ký xuất hiện muộn hơn, tận thế kỷ XVIII khi có sự gia
tăng chú ý đến thế giới nội tâm của con người, khi xuất hiện nhu cầu tự bộc
bạch, tự quan sát thì thể loại này mới xuất hiện ở Châu Âu và phát triển cực
thịnh vào thế kỷ XIX... Cũng như ở phương Tây, thể ký ở Việt Nam cũng
được coi là thể loại mở đường dẫn tới sự phát triển rực rỡ của chủ nghĩa hiện
thực trong văn học nghệ thuật. Qua nhiều giai đoạn lịch sử, ký cũng có những

6



biến thể cho phù hợp với xu thế phát triển của văn học. Nhật ký chính là một
dạng biến thể của ký hiện đại bên cạnh hồi ký, tùy bút, tản văn, phóng sự…
Từ điển văn học ( bộ mới) [39] định nghĩa nhật ký là “Loại văn ghi
chép sinh hoạt hàng ngày. Trong văn học, nhật ký là hình thức trần thuật từ
ngôi thứ nhất số ít, dưới dạng những ghi chép hàng ngày có đánh số ngày
tháng (…) bao giờ cũng chỉ ghi lại những gì đã xảy ra, những gì đã nếm trải,
thể nghiệm, nó ít hồi cố, được viết ra chỉ cho bản thân người ghi chứ không
tính đến việc được công chúng tiếp nhận”. Từ điển thuật ngữ văn học cũng
coi nhật ký là “một thể loại thuộc loại hình ký” hay “là hình thức tự sự ở ngôi
thứ nhất được thực hiện dưới dạng những ghi chép hàng ngày theo thứ tự
ngày tháng về những sự kiện của đời sống mà tác giả hay nhân vật chính là
người trực tiếp tham gia chứng kiến” [tr 204].
Giáo trình lý luận văn học, tập 2: Tác phẩm và thể loại văn học do GS.
Trần Đình Sử chủ biên [44] thì định nghĩa như sau: “Nhật ký là thể loại ký ghi
chép sự việc, suy nghĩ, cảm xúc hàng ngày của chính người viết, là những tư
liệu có giá trị về tiểu sử và thời đại của người viết”. Như vậy, có thể nói rằng
nhật ký chính là những ghi chép của cá nhân về những sự kiện, những cảm
xúc, suy nghĩ trước những sự kiện xảy ra trong ngày hay trong thời điểm gần.
Về phân loại, tùy vào tính chất, mục đích mà người ta phân loại theo những
thể khác nhau của nhật ký. Rõ ràng nhất là sự phân chia nhật ký văn học và
nhật ký ngoài văn học. Các loại nhật ký ngoài văn học như : nhật ký riêng tư,
nhật ký khoa học, nhật ký công tác… không nhằm công bố rộng rãi, chỉ viết
dành cho mục đích cá nhân, đơn thuần chỉ ghi chép lại những sự việc xảy ra
với cá nhân chứ không quan tâm đến những vấn đề, những sự kiện xảy ra với
ý nghĩa xã hội rộng lớn, ý nghĩa nhân bản…Vì thế nhật ký ngoài văn học
thường không thu hút được sự quan tâm của đông đảo người tiếp nhận cũng
như giới nghiên cứu văn học, không có tầm ảnh hưởng lớn. Còn nhật ký văn

7



học thường hướng tới các chủ đề nhất định và có sự ưu tiên chú ý đến thế giới
nội tâm của tác giả hoặc của các nhân vật trước những sự kiện lớn có ý nghĩa
không chỉ với cá nhân mà còn là mối quan tâm của toàn xã hội, nhật ký văn
học thường được viết ra nhằm hướng tới đông đảo công chúng. Bên cạnh đó
có những cuốn nhật ký riêng tư viết không nhằm làm văn, không hướng tới
đông đảo công chúng và không chủ định xây dựng hình tượng văn học, song
một khi nó “thể hiện được một thế giới tâm hồn, khi qua những sự việc và
tâm tình của cá nhân, tác giả giúp người đọc nhìn thấy những vấn đề xã hội
trọng đại” thì nó đã mang trong mình phẩm chất văn học.
1.1.2. Một số đặc điểm của thể loại nhật ký
Là một biến thể của ký, nhật ký mang những nét đặc điểm chung nhất
của ký, đồng thời lại có điểm riêng biệt, làm nên sức thu hút riêng của thể
loại. Với thể ký - thể loại được coi là “sự can dự trực tiếp của nghệ thuật vào
đời sống xã hội” với đặc điểm nổi bật là việc ghi chép sự việc, thì tính xác
thực của việc ghi chép được xem là đặc trưng quan trọng nhất của thể loại.
Nhật ký cũng vậy, cho dù là nhật ký văn học hay các loại nhật ký ngoài văn
học thì đều coi trọng tính chân thực, đáng tin cậy của sự kiện được ghi chép
lại, vì một cuốn nhật ký trước hết chính là sự giao lưu của người viết với
chính bản thân họ, bao giờ cũng chỉ ghi lại những gì đã xảy ra, những gì đã
nếm trải, đã thể nghiệm. Với các thể loại nhật ký ngoài văn học thì tính xác
thực là yếu tố quan trọng hàng đầu, ví dụ như một cuốn nhật ký công tác hay
nhật ký khoa học đòi hỏi một sự chính xác cao, hay với nhật ký riêng tư yếu
tố bí mật là yếu tố quan trọng vì đó là những lời bộc bạch tâm sự của chủ thể
không hướng tới mục đích quảng bá nên những gì viết ra luôn chân thực. Còn
với nhật ký văn học, để mang tính hiện đại cho những vấn đề có ý nghĩa lớn
thì bản thân việc ghi chép phải có sự chân thực mới thu hút được sự quan tâm
của độc giả cũng như xã hội: Ví dụ như nhật ký “Ở rừng” của Nam Cao là


8


những ghi chép chân thực những ngày tháng gian khổ mà đầy ý nghĩa trong
ngày đầu hoạt động cách mạng của nhà văn đó cũng là những gian khổ khó
khăn thách thức các văn nghệ sĩ trong việc “nhận đường”….Tác phẩm thành
công bởi trong nó chứa đựng những cảm xúc chân thành của người viết thể
hiện tư tưởng tình cảm và cái nhìn bao quát mọi sự vật, sự việc. Hay tập
“Nhật ký trong tù” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cho chúng ta thấy được bộ
mặt tàn ác của nhà tù với những gian khổ, thiếu thốn đủ điều nhưng lại toát
lên vẻ đẹp tinh thần lạc quan yêu đời của người chiến sĩ - thi sĩ cách mạng.
Tính xác thực của nhật ký cũng có nét tương đồng với hồi ký, tuy nhiên nếu
như hồi ký có thể có yếu tố hư cấu những khi thể hiện thái độ, những sự việc
mà nhân vật trải nghiệm nhằm làm nổi bật hơn chủ đề của tác phẩm thì với
nhật ký yêu cầu về tính xác thực rất khắt khe. Vì hư cấu trong nhật ký là điều
tối kị. Người viết nhật ký không được phép hư cấu thêm tình tiết. Hư cấu
trong nhật ký chẳng khác với sự phản bội chính bản thân mình, lừa dối chính
mình.
Nhật ký chính là lời tâm sự, bộc bạch của tác giả hay nhân vật những
lúc cô đơn, muốn tự mình chiêm nghiệm lại những gì đã xảy ra. Vì thế, có thể
nói, nhật ký chính là thể loại ký mang tính chất riêng tư, tính chân thực và rất
đời thường. Với tư cách là những ghi chép cá nhân, trong nhật ký, người viết
có thể tự do trình bày suy nghĩ, quan điểm, tình cảm và thái độ trước một sự
thật. Riêng tư chính là lý do tồn tại của nhật ký, là yếu tố hấp dẫn của thể loại
văn học đặc biệt này, vì nó liên quan đến những tâm tư, tình cảm, bí mật của
cá nhân, đặc biệt là những nhân vật được xã hội quan tâm. Trong Mãi mãi
tuổi hai mươi, Nguyễn Văn Thạc đã quan niệm về việc ghi nhật ký : “Nếu như
người viết nhật ký là viết cho mình, cho riêng mình thì đọc cuốn nhật ký đó sẽ
chân thực nhất, sẽ bề bộn và sầm uất nhất. Người ta sẽ mạnh dạn ghi cả vào
đấy những suy nghĩ tồi tệ nhất mà thực sự họ có. Nhưng nếu nhật ký mà có


9


thể có người xem nữa thì nó sẽ khác và khác nhiều - Họ không dám nói thật,
nói đúng bản chất sự kiện xảy ra trong ngày, không dám nói hết và đúng
những suy nghĩ đã nảy nở và thai nghén trong lòng họ. Mà đó chính là điều
tối kị khi viết nhật ký. Nó sẽ dạy cho người viết tự lừa dối ngòi bút của mình,
tự lừa dối lương tâm của mình” [20, tr 225]. Phải chăng, vì độ chân thực của
những cuộc hành quân, của tâm tư tình cảm chảy tràn trong từng con chữ của
anh lính binh nhì - chàng thư sinh đát Hà thành mà cuốn nhật ký của anh đã
hấp dẫn người đọc đến vậy?
Nhật ký là thểloại độc thoại, tự mình nói với mình, vì thế chúng ta luôn
thấy tác giả hay nhân vật luôn giữ ngôi thứ nhất. Nếu trong các thể loại như
phóng sự, tùy bút, bút ký… trung tâm thông tin không phải là tác giả mà là
các vấn đề xã hội thì ở nhật ký văn học người viết luôn là trung tâm. So với
các thể loại khác thì vai trò của cái tôi trong nhật ký văn học bao quát, quán
xuyến toàn bộ tác phẩm. Tác giả không ngại ngần xuất hiện trong từng chi tết
nhỏ nhất và chính sự có mặt của cái tôi ấy đã góp phần quan trọng trong việc
tạo ra niềm tin của công chúng vì họ tin rằng đang được nghe kể về những sự
thật mà tác giả là người trực tiếp chứng kiến. Tuy nhiên, có những lời độc
thoại của tác giả hay nhân vật lại chính là một cuộc đối thoại ngầm với người
khác về con người và cuộc đời nói chung, về bản thân mình nói riêng. Hình
tượng tác giả trong nhật ký văn học là hình tượng mang tầm khái quát tư
tưởng thẩm mĩ lớn lao.
Nhật ký ghi chép những suy nghĩ cảm xúc theo ngày tháng ở thì
hiện tại, có thể liên tục nhưng cũng có thể ngắt quãng tùy vào người ghi. Nếu
như ở hồi ký là sự ghi chép thời gian đã qua, thời gian quá khứ bằng cách hồi
cố, hồi tưởng lại thì nhật ký ghi chép bằng thời gian của hiện tại. Có thể ngắt
quãng, nhưng chắc chắn thời gian là thời gian của hiện tại, không thể ở thời

điểm ghi nhật ký mà ghi hộ cho thời điểm trước hay sau đó được.

10


Đặc điểm lời văn của nhật ký là sự ngắn gọn, tự nhiên bởi nó là lời nói
bên trong, là tiếng nói nội tâm về những sự việc riêng tư, những tâm sự thầm
kín, ý nghĩa thành thực, vì thế lời văn thường kết hợp linh hoạt giữa tự sự và
trữ tình, giữa ngôn ngữ đời thường và giọng văn trữ tình mượt mà.
Thông thường nhật ký được viết bằng văn xuôi. Thế nhưng đôi lúc nhật
ký lại xuất hiện như là một truyện ngắn : Nhật ký người điên của Lỗ Tấn, hay
có thể được thể hiện dưới hình thức một tập thơ : Nhật ký trong tù của Hồ Chí
Minh.
1.2. Yếu tố trữ tình trong nhật ký
1.2.1. Khái niệm “ trữ tình”
Theo Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh , “trữ” có nghĩa là “chứa,
cất” [tr 948], “tình” có nghĩa là “những mối trong lòng vì cảm xúc mà phất
động ra ngoài như mừng, giận, vui, buồn…”.
Theo các nhà từ điển học, “trữ tình” là phương thức “phản ánh đời
sống bằng cách bộc lộ trực tiếp ý thức của con người, nghĩa là con người tự
cảm thấy mình qua những ấn tượng, ý nghĩ, cảm xúc chủ quan của mình đối
với thế giới và nhân sinh” [Dẫn theo khóa luận tốt nghiệp “Chất thơ trong
truyện ngắn” của Đỗ Chu – LV006680]. Cũng theo nhóm tác giả này, “Nội
dung của phương thức trữ tình đòi hỏi một hình thức thể hiện phù hợp, tương
ứng. Lời văn của tác phẩm trữ tình phải hàm súc, giàu nhịp điệu. Chính vì thế,
tác phẩm trữ tình có thể được viết bằng thơ hoặc văn xuôi”.
Nhìn một cách khái quát, chất trữ tình có thể hiểu là tổng thể nói chung
những tính chất, thuộc tính cơ bản của sự vật, sự việc “ có nội dung phản ánh
hiện thực bằng cách biểu hiện những ý nghĩ cảm xúc, tâm trạng riêng của con
người, kể cả bản thân người nghệ sĩ trước cuộc sống”( Viện Ngôn ngữ học,

Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng – Trung tâm Từ điển học, 2001, tr 1054).

11


Chất trữ tình được nhấn mạnh ở đặc trưng cơ bản nhất - đó là bộc lộ
trực tiếp ý nghĩ, cảm xúc chủ quan của cá nhân đối với thế giới và nhân sinh.
Với đặc trưng trọng yếu này , chúng ta có thể thấy chất trữ tình chưa hề là độc
quyền của tác phẩm thuộc phương thức trữ tình ( trong đó có thơ) mà chất trữ
tình còn được các sáng tác thuộc hai phương thức còn lại là tự sự và kịch
dung nạp.
1.2.2. Yếu tố trữ tình trong nhật ký
Trữ tình là phương thức phản ánh (hiện thực đời sống, hiện thực tâm
trạng) bằng cách bộc lộ trực tiếp tình cảm ý thức của tác giả thông qua cái tôi
trữ tình, mang đậm dấu ấn cá nhân của chủ thể.
Là một biến thể của ký, nhật ký mang những nét đặc điểm chung nhất
của ký, đồng thời lại có điểm riêng biệt, làm nên sức thu hút riêng của thể
loại. Với thể ký- thể loại được coi là “sự can dự đặc biệt của nghệ thuật vào
đời sống xã hội” với đặc điểm nổi bật là việc ghi chép sự việc, thì tính xác
thực của việc ghi chép được xem là đặc trưng quan trọng nhất của thể loại.
Nhật ký cũng vậy, cho dù là nhật ký văn học hay các loại nhật ký ngoài văn
học thì đều coi trọng tính chân thực, đáng tin cậy của sự kiện được ghi chép
lại, vì một cuốn nhật ký trước hết chính là sự giao lưu của người viết với
chính bản thân họ, bao giờ cũng chỉ ghi lại những sự kiện đã xảy ra, những gì
đã nếm trải, đã thể nghiệm, những tâm tư tình cảm,cảm xúc của những con
người trực tiếp sống và chiến đấu trong cuộc chiến bảo vệ độc lập dân tộc.
Yếu tố trữ tình trong nhật ký đầu tiên được thể hiện ở sự chân thực, người viết
không thể dối lòng mình vì đó là những lời bộc bạch tâm sự của chủ thể
không hướng tới mục đích quảng bá nên những gì viết ra luôn chân thực. Còn
với nhật ký văn học, để mang tính hiện đại cho những vấn đề có ý nghĩa lớn

thì bản thân việc ghi chép phải có sự chân thực mới thu hút được sự quan tâm
của độc giả cũng như xã hội: Ví dụ như nhật ký “Ở rừng” của Nam Cao là

12


những ghi chép chân thực những ngày tháng gian khổ mà đầy ý nghĩa trong
ngày đầu hoạt động cách mạng của nhà văn, đó cũng là những khó khăn gian
khổ, thách thức các văn nghệ sĩ trong việc “nhận đường”…Tác phẩm thành
công bởi trong nó chứa đựng những cảm xúc chân thành của người viết thể
hiện tư tưởng tình cảm và cái nhìn bao quát mọi sự vật sự việc. Hay tập Nhật
ký trong tù của chủ tịch Hồ Chí Minh đã cho chúng ta thấy được bộ mặt tàn
ác của nhà tù với những gian khổ thiếu thốn đủ điều nhưng lại toát lên vẻ đẹp
của tinh thần lạc quan yêu đời của người chiến sĩ - thi sĩ cách mạng.
Nhật ký chính là lời tâm sự bộc bạch của tác giả hay nhân vật những
lúc cô đơn, muốn tự mình chiêm nghiệm lại những gì đã xảy ra. Vì thế, có thể
nói, nhật ký chính là thể loại ký mang tính chất riêng tư, tính chân thực và rất
đời thường. Trong “Mãi mãi tuổi hai mươi”, Nguyễn Văn Thạc đã quan niệm
về việc ghi nhật ký: “ Nếu như người viết nhật ký là viết cho mình, cho riêng
mình thì đọc cuốn nhật ký đó sẽ chân thực nhất, sẽ bộn bề và sầm uất nhất.
Người ta sẽ mạnh dạn ghi cả vào đấy nhũng suy nghĩ tồi tệ nhất mà thực sự
họ có. Nhưng nếu nhật ký mà có thể có người xem nữa thì nó sẽ khác và khác
nhiều- Họ sẽ không dám nói thật, nói đúng bản chất sự việc xảy ra trong
ngày, không dám nói hết và đúng những suy nghĩ đã nảy nở và thai nghén
trong lòng họ. Mà đó chính là điều đối kỵ khi viết nhật ký. Nó sẽ dạy cho
người viết tự lừa dối ngòi bút của mình” [20,tr 225].

13



CHƯƠNG 2: YẾU TỐ TRỮ TÌNH BIỂU HIỆN QUA NỘI DUNG
CỦA BA CUỐN NHẬT KÝ “ MÃI MÃI TUỔI HAI MƯƠI”, “ NHẬT
KÝ ĐẶNG THÙY TRÂM”, “NHẬT KÝ CHIẾN TRANH”
2.1. Nhật ký giàu cảm xúc
Văn chương Việt Nam đã mang một diện mạo vô cùng phong phú kể
từ khi có sự ra đời và góp mặt của thể loại nhật ký. Qua những ghi chép tỉ mỉ,
chi tiết các tác giả nhật ký đã cho thế hệ mai sau biết về chiến tranh một cách
chân thực sống động nhất về những khó khăn gian khổ, những mất mát hy
sinh của các thế hệ cha anh đã sống và chiến đấu giành độc lập tự chủ cho Tổ
quốc. Hơn thế, đó lại chính là những trang viết của những người trong cuộc,
chính họ đã có mặt trong trận chiến, trực tiếp sống và chiến đấu cho nên động
đến xã hội hiện tại. Vì vậy nhật ký rất giàu cảm xúc và để hiểu rõ hơn về điều
đó bài viết này xin làm rõ “yếu tố cảm xúc trong Nhật ký” qua những tác
phẩm tiêu biểu: Mãi mãi tuổi hai mươi - Nguyễn Văn Thạc, Nhật ký Đặng
Thùy Trâm, Nhật ký chiến tranh - Chu Cẩm Phong”.
Nếu như “giai điệu”, “âm thanh” là những ngôn ngữ của âm nhạc,
“màu sắc”, “đường nét” là ngôn ngữ của hội họa, “mảng, khối” là ngôn ngữ
của kiến trúc thì “ ngôn từ” là chất liệu của văn học. Với nhật ký, một thể loại
mang tính chất riêng tư, đời thường, ghi chép lại những sự việc suy nghĩ cảm
xúc cá nhân bằng những câu thì ngôn từ càng lại đóng vai trò quan trọng , góp
phần phân biệt nhật ký với các thể loại văn học khác và tạo nên diện mạo của
thể loại.
Dưới nhiều góc độ khác nhau của đời sống xã hội - đời sống tinh thần,
văn chương bằng thế mạnh của mình đã khai thác, khám phá làm nổi bật tất
cả những âm điệu, cung bậc cảm xúc của con người trong sự đa dạng muôn
màu làm nên sự phong phú trong tân hồn trước hiện thực đời sống xã hội. Với
các thể loại nổi bật: thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch…văn chương Việt

14



Nam hiện đại đã hấp dẫn bao thế hệ độc giả. Tuy nhiên với những ưu thế đặc
thù mỗi thể loại văn học lại có sức hấp dẫn riêng. Nếu như tiểu thuyết là thể
loại “tự sự dài hơi” với dung lượng lớn về cốt truyện, nhân vật, phạm vi
phản ánh thì truyện ngắn lại là những lát cắt của cuộc sống, với thơ lại nồng
nàn say đắm tâm hồn nhiều người với nhiều cung bậc cảm xúc đi kèm hình
ảnh, nhạc điệu… Đặc biệt hơn, nhật ký xuất hiện đã khẳng định vị trí trong
lòng độc giả với những hấp dẫn riêng của nó về giọng điệu tâm tình, tiếng nói
bên trong, tiếng nói của tư tưởng tình cảm, sự bộc lộ chân thành sâu lắng
nhất, giàu cảm xúc nhất trong tâm hồn của người viết.
2.1.1. Cảm xúc vui, tự hào, niềm tin mãnh liệt vào tương lai
Đáp lại lời kêu gọi của đất nước, hàng vạn trái tim tràn đầy nhiệt huyết
tuổi trẻ đã hăng hái xung phong ra trận, bỏ lại sau lưng là sách vở mái trường,
là hạnh phúc sum vầy bên gia đình người thân, bạn bè, là từ bỏ một tương lai
sự nghiệp rộng mở phương trời Tây…hồ hởi khoác trên mình chiếc ba lô lên
đường đến những nơi khốc liệt nhất, nơi mà thiếu thốn hy sinh, đói khát, bệnh
tật luôn hiện hữu nhưng điều này không khiến họ sờn lòng, chùn bước hay tỏ
ra hèn nhát, yếu đuối. Tuy có đôi lúc trước hiện thực quá khốc liệt, tàn bạo
của chiến tranh,không hẳn không xuất hiện những dao động buồn chán nhưng
họ đã nhanh chóng vươt qua, kịp xốc lại tinh thần vượt qua gian truân thử
thách, tin tưởng vào một ngày mai tươi sáng của cách mạng Việt Nam, độc
lập - tự do sẽ đến.
Trong hầu hết các cuốn nhật ký đều thấy những tấm gương ngời sáng
về lòng quả cảm, sự hy sinh quên mình và hơn hết là tình yêu cuộc sống, sự
lạc quan yêu đời trong những tâm hồn người lính . Đó cũng có thể là nỗi nhớ
về gia đình, nỗi nhớ da diết người yêu hay sự ngưỡng mộ cảm phục về một
tấm gương anh hùng. Và các chiến sĩ đã vượt qua mọi khó khăn thách thức
của thực tế khắc nghiệt để hòa mình trải lòng vào vẻ đẹp thiên nhiên giữ vững

15



lý tưởng sống của mình. Tất cả đều hiện lên một cách cụ thể chi tiết trên từng
con chữ, nó chất chứa tình cảm nỗi niềm của người trong cuộc nhìn nhận cuộc
sống từ chiến trường khắc nghiệt.
Đến với cách mạng trong sự hồ hởi hăng hái vì đã góp phần nhỏ bé
của mình vào sự nghiệp đấu tranh của dân tộc, kế thừa truyền thống yêu nước
của dân tộc Việt Nam từ bao đời nay, những thanh niên như Nguyễn Văn
Thạc, Đặng Thùy Trâm, Chu Cẩm Phong…và muôn vàn những thanh niên
thời đó đã quyết tâm lên đường theo tiếng gọi của non sông và bầu nhiệt
huyết cách mạng đang chảy trong họ. Không thu mình vào vỏ ốc an toàn, từ
chối sự nghiệp tương lai sáng lạng phía trước, tạm gác những gì thân thương
nhất họ đối mặt với thử thách nơi chiến trường, đối mặt với khó khăn gian
khổ thậm chí là hy sinh, mất mát với khẩu hiệu: “Thanh niên phải tắm mình
trong hào quang rực rỡ của tương lai”. Vì thế chàng sinh viên khoa Toán,
trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Nguyễn Văn Thạc đã tạm gác sự nghiệp
học tập, từ chối cơ hội tốt đẹp để hăng hái xung phong lên đường. Hay Đặng
Thùy Trâm cô gái nhỏ nhắn đất Hà thành từ chối một cuộc sống hạnh phúc
với người thân, một công việc tốt đang đón đợi mình xông pha nơi tuyến lửa
chấp nhận đương đầu với khó khăn thách thức. Còn Chu Cẩm Phong bản thân
anh vốn là sinh viên tốt nghiệp khoa Ngữ Văn - trường Đại học Tổng hợp Hà
Nội thuộc loại xuất sắc, được chọn đi làm nghiên cứu sinh ở nước ngoài
nhưng Chu Cẩm Phong đã xin về Nam công tác…Tất cả họ, những con người
nhỏ bé, giản dị mà cũng vĩ đại vô cùng, luôn cống hiến hết mình cho sự
nghiệp vĩ đại của dân tộc, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì lý tưởng cách mạng,
không hề do dự hay đắn đo suy nghĩ.
Đặng Thùy Trâm cũng bộc lộ tâm sự của mình trong những trang nhật
ký: “Con tự hào vì đã dâng trọn đời mình cho Tổ quốc … Ước mơ bây giờ là
đánh giặc Mỹ, là độc lập tự do của đất nước” [23, tr 206]. Chị cũng đã thể


16


hiện tình cảm trìu mến với những người đồng đội đồng chí, thể hiện sự
ngưỡng mộ, cảm phục và kính trọng với họ. Đức Phổ đã trở thành quê hương
thứ hai của chị, đó là nơi “mỗi người dân đều là một dũng sĩ diệt Mỹ, mảnh
đất thấm máu kẻ thù, mỗi gia đình đều mang nặng khăn tang mà vẫn kiên
cường chiến đấu với niềm lạc quan kỳ lạ”[23, tr55].
Hay như Nguyễn Văn Thạc anh có cái nhìn cảm phục về tình quân dân,
tình đồng đội đã khiến anh trưởng thành lên rất nhiều và dần hòa mình vào
cuộc kháng chiến thêm vững tâm chiến đấu vì lý tưởng, tin tưởng vào ngày
mai tất thắng của đất nước. Anh tự hứa với mình hãy sống như một đảng viên
ưu tú, hãy góp hết sức mình vào sự nghiệp vĩ đại của dân tộc thế là đã đem lại
niềm tự hào cho mình rồi. Chàng sinh viên hăng hái cống hiến sức trẻ cho sự
nghiệp chung của dân tộc: “Đâu cần thanh niên có - Đâu khó có thanh niên”.
“Tự hào lắm, khi được lang thang trên mảnh đất Mẹ hiền này và bảo vệ nó.
Còn ai hạnh phúc hơn ta nữa”[20, tr38]. “Còn mình, mình cũng tự hào là một
phần tử nhỏ trong sợi dây xích màu xanh” [20, tr 64].
Trên hành trình đi tìm nguồn tư liệu sáng tác phục vụ kháng chiến, nhà
văn - chiến sỹ Chu Cẩm Phong cũng đã gặp những con người, những gia đình
anh dũng, những tấm gương sáng khiến anh thầm ngưỡng mộ, cảm phục và tự
hào. Cái nghèo không làm con người nơi đây trở nên ích kỷ nhỏ nhen. Hay
phải chứng kiến cái chết của đồng đội,anh vừa xót thương vừa cảm phục
trước tinh thần chiến đấu anh dũng với kẻ thù “Chân bị thương rồi anh còn
dùng lựu đạn và thủ pháo diệt thêm một ổ địch mới thôi. Anh bị thương nựng
nhưng không chịu để đồng chí vác mình, anh nói với bạn “Đồng chí hãy vác
tử sĩ”[16,tr 130].
2.1.2. Cảm xúc buồn đau băn khoăn yếu đuối
“Lửa thử vàng, gian nan thử sức” điều này có thể thấy đúng trong mọi
hoàn cảnh của đời sống xã hội, đặc biệt là trong chiến tranh, chúng ta thấy


17


nhiều tấm gương anh hùng không quản ngại gian lao vất vả dâng hiến trọn đời
mình cho cách mạng thậm chí từ bỏ ước mơ tương lai tươi đẹp xa rời cuộc
sống bình yên hạnh phúc và tạm gác lại chuyện tình cảm riêng tư đáp lại lời
kêu gọi của đất nước hăng hái lên đường làm nhiệm vụ khi phải đối diện với
khó khăn thách thức là cái đói, cái rét là sự thiếu thốn về vật chất hay cái chết
luôn rình rập cũng khiến con người ta phải băn khoăn do dự thậm chí là
hoang mang lo sợ. Chính là lúc họ bộc lộ những suy nghĩ chân thực nhất của
mình thậm chí cả sự nhỏ nhen ích kỉ và tàn nhẫn nữa.
Trên những chặng đường hành quân, cái nắng chói chang gay gắt hay
sự đau đớn về thể xác khi cõng trên lưng chiếc ba lô nặng trịch cứa vào lưng
đau rát cũng không làm Nguyễn Văn Thạc sợ bằng thái độ cư xử lạnh lùng
thờ ơ của quần chúng: “Vào nhà nào họ cũng đuổi.Lắm lí do đến thế, nào là
đợi ông ấy về…Tệ hơn,có gia đình không thèm tiếp và trả lời: “gia đình tôi
chưa có ai đi bộ đội nên không biết đối xử với các chú như thế nào”[20,
tr82]. Anh cũng đau khổ khi chứng kiến người bạn gần gũi của mình đảo ngũ
do không chịu đựng nổi những khó khăn vất vả của công tác, cầm tờ giấy truy
nã bạn trong tay mà anh xót xa rồi lại thầm trách mình sao không yêu quý và
hiểu bạn hơn nữa để động viên bạn luôn đứng trong hàng ngũ. Có khi, anh
động viên mình hãy cao thượng, nhường nhịn đồng đội để có tình bạn tốt,
nhưng lại không thể nào làm được với người cùng tổ mà anh tâm sự trong
nhật ký “ghét như xúc đất đổ đi”.Với những đố kỵ, kèn cựa trong hàng
ngũ,anh thấy mệt mỏi: “Mình cảm thấy cuộc sống này thế nào ấy. Người ta
sống chưa thật lòng với nhau.Còn kèn cựa, còn ghen tỵ và chưa thương yêu
nhau như mình mong muốn”[20, tr134]. Anh thất vọng khi về một nơi mới
mà chứng kiến cảnh đồng đội “sống không thật lòng với nhau, mọi người còn
ham chuộng thành tích và khen thưởng lắm”. Anh buồn và suy nghĩ khi mình

không được tín nhiệm, khi đồng đội còn sống ích kỷ nhỏ nhen. Trong nhật ký

18


của mình Nguyễn Văn Thạc đã tâm sự và có thái độ lên án những con người
có lối sống vụ lợi: “Mình không thể chịu đựng cái được cái thái độ giả dối,bợ
đỡ cấp trên và lấy lòng cấp dưới – Không thể chịu đựng được thái độ lên mặt
kẻ cả, phát biểu với giọng khề khà, nhạo báng của Đ”[20, tr196]. Đôi lúc
nhìn mái tóc của mình Nguyễn Văn Thạc chán nản nghĩ đến người thân,
người yêu và không muốn gặp gỡ, không muốn chia sẻ với ai nữa, kể cả với
nhật ký của mình anh cung không muốn viết. Có lúc anh thấy nỗi buồn trống
trải và sự thất vọng ghê gớm xâm chiếm tâm hồn mình, có lúc lại thấy bị dằn
vặt, buồn rầu thậm chí cả cảm giác điên dại, bi quan khi nghĩ chắc chắn mình
sẽ chết và không còn được gặp ai nữa…Hay tâm trạng buồn chán vì mình
chưa thực sự được Đảng tin tưởng, chưa được chính thức đứng vào hàng ngũ
vẻ vang đó vì hoàn cảnh xuất thân không thuận lợi như những người khác.
Anh tự vấn lòng mình: “Mình đi bộ đội, chẳng qua là buộc phải đi! Không đi
ư, thì tức là anh đã chống lại chính sách, chống lại Đảng.Đấy, những ngày
đầu bộ đội của mình là như thế”[20, tr181].
Trong “Nhật ký Đặng Thùy Trâm”, Thùy cũng đã bộc bạch thái độ, suy
nghĩ của mình về những điều khiến chị cảm thấy thất vọng và buồn chán
trong lối sống của đồng đội vẫn còn có những con người ích kỷ, hèn nhát. Dù
đã dặn lòng, cuộc sống vốn dĩ là vậy luôn có hai mặt, có người tốt kẻ xấu
nhưng Thùy vẫn cay đắng và day dứt tự hỏi: “Rất nhiều chuyện đau đầu hàng
ngày vẫn xảy ra quanh mình. Thì đã tự nhủ rằng không thể đòi hỏi ở đâu chỉ
có toàn người tốt kia mà, mình đã khẳng đinh”, “Tại sao khi ta là kẻ đúng,
khi ta à số đông mà không đấu tranh được với một số nhỏ,để số người đó gây
khó khăn trở ngại cho tập thể”[23, tr50]. Hay khi chưa được đứng trong hàng
ngũ của Đảng, chị cũng tỏ ra thất vọng buồn chán vì vẫn còn một số kẻ ghen

ghét phản đối, thậm chí khi viết đơn vào Đảng mà chị cảm thấy “niềm vui thì
ít mà bực dọc thì nhiều”. Và những băn khoăn day dứt khi nghĩ về tình người,

19


tình đồng đội: “Dù anh có chân thực bao nhiêu đi chăng nữa rồi cũng có lúc
anh đau xót thấy rằng vẫn có những kẻ dùng mánh lới khôn khéo lừa đảo để
giành cướp với anh từng chút uy tín, quyền lợi, có khi chỉ là những chuyện vô
cùng nhỏ nhặt như miếng ăn, đồ vật”[23, tr53]. Thùy Trâm lo lắng sợ hãi khi:
“kẻ thù phi nghĩa không sợ mà sợ những nọc độc của kẻ thù còn rớt lại trong
đồng chí của mình”[23, tr55]. Dù trong nhật ký của mình Thùy không trực
tiếp nhắc đến cái chết mà độc giả vẫn thấy ẩn hiện đâu dó bóng dáng của tử
thần cướp đi sinh mạng của những người đồng đội đồng chí của mình.Chị đã
phải thốt lên đầy cay đắng: “Chiến tranh còn tiếp diễn, chết chóc vẫn diễn ra
hàng ngày, từng giờ từng phút dễ như trở bàn tay vậy(…)Chết quá dễ dàng,
không có cách nào để phòng được những tổn thất ấy cả. Buồn làm sao!”[23,
tr48]. Thùy Trâm đã cảm nhận nỗi đau đớn về sự tổn thất to lớn đó một cách
chau xót đầy ám ảnh “cái chết như có thể sờ thấy được”, “chết chóc còn dễ
dàng hơn ăn một bữa cơm”
Trong “Nhật ký chiến tranh” Chu Cẩm Phong lại buồn vì sự yếu kém
của một số người lãnh đạo mà không phát huy hết khả năng khiến cho anh em
lâm vào cảnh thiếu thốn: “Tiểu bang mình thì cái gì cũng chậm chạp vì nhiều
khó khăn quá. Mình cho rằng lỗi chính là ở lãnh đạo [16, tr 119].
Nhìn nhận con người từ góc độ của hiện thực chiến tranh mới thấy
hết được mặt trái của cuộc sống, tuy vậy đó chỉ là một bộ phận nhỏ trong
tập thể mà thôi, nổi bật hơn cả là những tấm gương con người bất khuất hy
sinh lợi ích bản thân, dâng hiến trọn bầu nhiệt huyết cho cách mạng và lý
tưởng tuổi trẻ.
2.1.3 Nỗi nhớ nhung da diết

Ra chiến trường mang tâm trạng hồ hởi và ý chí đầy quyết tâm, những
chàng trai cô gái hăng hái khoác trên mình chiếc ba lô và lăn lộn cuộc đời
giữa mưa bom bão đạn, chiến đấu vì sự nghiệp chung của dân tộc có những

20


×