Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Truyện cổ viết lại của Nguyễn Huy Tưởng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (640.43 KB, 66 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
-----------------------------

NGUYỄN XUÂN THỊNH

TRU ỆN C VI T ẠI
CỦ NGU ỄN HU TƢỞNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

HÀ NỘI – 2016


LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. La Nguyệt Anh, ngƣời đã dạy
dỗ, tạo điều kiện và hƣớng dẫn em tận tình, tỉ mỉ để em có thể hoàn thành tốt
khóa luận này!
Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô trong tổ Văn học
Việt Nam cũng nhƣ các thầy cô trong khoa Ngữ Văn và cán bộ thƣ viện đã
tạo điều kiện và giúp đỡ em về mặt tƣ liệu trong quá trình hoàn thành khóa
luận!
Khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót nên em rất mong nhận đƣợc
sự góp ý và chỉ bảo của thầy cô để em có thể hoàn thành tốt hơn trong các
công trình nghiên cứu về sau!
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 05 năm 2016
Sinh viên

Nguyễn Xuân Thịnh




LỜI C M ĐO N
Khóa luận đƣợc hoàn thành dƣới sự hƣớng dẫn trực tiếp của cô giáo –
TS. La Nguyệt Anh.
Tôi xin cam đoan rằng:
- Khóa luận này là công trình nghiên cứu, tìm tòi của riêng tôi.
- Những tƣ liệu đƣợc trích dẫn trong khóa luận là trung thực.
- Kết quả nghiên cứu này không hề trùng với bất kì công trình nghiên
cứu của tác giả nào đã đƣợc công bố trƣớc đó.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 05 năm 2016
Sinh viên

Nguyễn Xuân Thịnh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 2
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu .................................................................. 4
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................ 5
5. Cấu trúc khóa luận...................................................................................... 5
N I DUNG .................................................................................................... 6
CHƢƠNG 1. NGUYỄN HUY TƢỞNG VỚI VIỆC VIẾT LẠI
TRUYỆN CỔ ................................................................................................. 6
1.1. Giới thiệu chung về truyện cổ viết lại ...................................................... 6
1.1.1. Khái quát về truyện cổ viết lại .............................................................. 6
1.1.2. Một số đặc trưng và dạng thức chính của truyện cổ viết lại .................. 7

1.1.3. Hiện tượng truyện cổ viết lại trong truyện ngắn Việt Nam .................. 11
1.2. Nguyễn Huy Tƣởng – một cây bút tài năng ........................................... 14
1.2.1. Vài nét về Nguyễn Huy Tưởng ............................................................ 14
1.2.2. Quan niệm về văn chương của Nguyễn Huy Tưởng ............................ 17
CHƢƠNG 2. TRUYỆN CỔ VIẾT LẠI CỦA NGUYỄN HUY
TƢỞNG - SỰ NỐI TIẾP CHỦ ĐỀ VÀ NHỮNG N I DUNG MỚI ............ 20
2.1. Sự nối tiếp chủ đề của truyện cổ ............................................................ 20
2.1.1. Sự nối tiếp chủ đề thần thoại .............................................................. 20
2.1.2. Sự tiếp nối chủ đề của truyền thuyết ................................................... 21
2.1.3. Sự nối tiếp chủ đề của truyện cổ tích .................................................. 23
2.2. Những chủ đề mới gắn với đời sống đƣơng đại………………………..….26
2.2.1. Lòng yêu nước, tự hào về những trang sử vẻ vang của dân tộc
qua nh n quan mới ....................................................................................... 26


2.2.2. Tình nghĩa thủy chung, gắn

và niềm tin vào chiến thắng ............... 30

2.2.3. Những nghịch cảnh trong đời sống con người và nỗi lòng của
người làm mẹ ............................................................................................... 34
CHƢƠNG 3. NHỮNG ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT TRONG
TRUYỆN CỔ VIẾT LẠI CỦA NGUYỄN HUY TƢỞNG ........................... 42
3.1. Làm mới cốt truyện ............................................................................... 42
3.1.1. Thay đổi tình tiết................................................................................. 42
3.1.2. Viết tiếp kết thúc truyện ...................................................................... 51
3.2. Sử dụng ngôn ngữ độc đáo .................................................................... 52
3.2.1. Vận dụng ng n ngữ t nhiều nguồn liệu khác nhau ............................ 52
3.2.2. Ng n ngữ miêu tả ............................................................................... 54
3.2.3. Phép lặp ............................................................................................. 55

KẾT LUẬN ................................................................................................. 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Truyện ngắn Việt Nam có sự đổi mới khá toàn diện từ cảm hứng
sáng tác, chủ đề, đề tài đến thi pháp. Một trong những biểu hiện của sự đổi
mới là sự xuất hiện một số truyện mang khuynh hƣớng của truyện dân gian,
truyện lịch sử và truyền thuyết. Bằng việc mƣợn cốt truyện dân gian rồi viết
lên những câu chuyện mới, các tác giả đã mang đến cho ngƣời đọc những
truyện cổ viết lại đầy mới mẻ và hấp dẫn. Chính vì vậy, truyện ngắn Việt
Nam đã gây đƣợc nhiều ấn tƣợng cho độc giả đồng thời mở hƣớng đi mới cho
văn học của nƣớc ta.
1.2. Tuyện cổ viết lại không phải là một hiện tƣợng mới lạ mà đã trở
thành rất quen thuộc trong văn học Việt Nam với nhiều tên tuổi khác nhau
nhƣ Nguyễn Huy Tƣởng, Phạm Hổ, Võ Thị Hảo, Lê Đạt, Nguyễn Huy Thiệp,
Chu Nam,… Qua thời gian phát triển, loại truyện này đạt đƣợc không ít
những thành tựu và gây nhiều tiếng vang. Nó trở thành một hiện tƣợng đáng
chú ý, đặt ra nhiều mối quan tâm cho giới nghiên cứu.
1.3. Nguyễn Huy Tƣởng là một tác giả có nhiều truyện ngắn đặc sắc,
nhất là những truyện ngắn thuộc truyện cổ viết lại. Hầu hết các câu chuyện
viết lại của các tác giả đều khơi gợi cảm xúc mới lạ cho ngƣời đọc, khiến
ngƣời đọc khi “buông sách” vẫn phải “nghĩ tiếp” về vấn đề tác phẩm nói đến.
Truyện mang đến cho độc giả cái nhìn hiện thực hơn về con ngƣời trong cuộc
sống. Do vậy, việc tìm hiểu truyện cổ viết lại của Nguyễn Huy Tƣởng không
những góp phần làm sáng tỏ giá trị đổi mới của truyện ngắn Việt Nam mà còn
góp phần khẳng định nét dấu ấn cá nhân của tác giả trong truyện cổ viết lại.
Đồng thời, qua việc tìm hiểu này còn giúp cho ngƣời nghiên cứu đƣợc rèn
luyện thêm năng lực nghiên cứu cũng nhƣ đánh giá, cảm nhận giá trị tƣ

tƣởng, giá trị nhân văn của truyện ngắn Việt Nam.

1


2. Lịch sử vấn đề
2.1. Vấn đề “viết lại” trong văn xuôi Việt Nam
Vấn đề “viết lại” đã xuất hiện rất sớm trên nền văn học thế giới với nhiều
tên tuổi nổi tiếng với những truyện viết lại thật đặc sắc nhƣ Lỗ Tấn với việc
viết lại Chuyện cũ viết lại (Cố sự tân biên) - chuyên chở một vấn đề “nhạy
cảm” của xã hội Trung Quốc những năm đầu thế kỉ XX.
Đến văn xuôi Việt Nam, “viết lại” trở thành một hiện tƣợng khá phổ
biến. Trong Con đường giải m văn học trung đại Việt Nam (Nxb Giáo dục,
2007) của tác giả Nguyễn Đăng Na đã chỉ ra rất rõ văn học giai đoạn này bắt
đầu xuất hiện những tác phẩm sử dụng phƣơng thức sƣu tầm, ghi chép, cải
biến là chủ yếu. Có thể kể tên một số tác phẩm tiêu biểu nhƣ Lĩnh Nam chích
quái liệt truyện của Vũ Quỳnh, Lĩnh Nam chích quái lục của Đoàn Vĩnh Phúc,
Tân đính Lĩnh Nam chích quái liệt truyện của Quế Am đều là tác phẩm cải
biến từ Lĩnh Nam chích quái lục của Trần Thế Pháp.
Sang thời kì hiện đại, việc “viết lại” đƣợc mở rộng quy mô với nhiều thể
loại khác nhau, với nhiều tác giả và những câu chuyện cổ viết lại đặc sắc,
mang đậm dấu ấn riêng của cá nhân nhƣ: Khái Hƣng với tác phẩm Vợ Cóc;
Tô Hoài với tác phẩm Chuyện Nỏ thần; Phạm Hổ với tác phẩm Ngựa thần t
đâu đến, Lửa vàng, Lửa trắng và lửa vàng, Lửa nâu;…
Có thể thấy, đến nay việc “viết lại” đã có một bề dày lịch sử trong văn
xuôi Việt Nam và đƣợc thể nghiệm trên nhiều thể loại khác nhau. Trong đó, ở
mảng truyện ngắn thì việc “viết lại” đã đạt đƣợc thành công đáng kể với nhiều
hình thức đa dạng, phong phú. Và Nguyễn Huy Tƣởng đƣợc xem là một trong
những cây bút truyện ngắn xuất sắc góp phần không nhỏ cho sự thành công ở
thể loại này qua những truyện cổ viết lại mới mẻ, hấp dẫn.

2.2. Ý kiến về truyện cổ viết lại của Nguyễn Huy Tưởng
Truyện cổ viết lại của Nguyễn Huy Tƣởng xuất hiện đã đƣợc giới nghiên
cứu quan tâm nhƣng nó vẫn còn là một vấn đề rất mới. Phần nhiều, sự quan

2


tâm chỉ dừng lại ở những bài viết, bài tiểu luận đề cập đến một vấn đề nào đó
liên quan đến truyện cổ viết lại của Nguyễn Huy Tƣởng… Ở đây, ngƣời viết chỉ
xin dẫn ra những nghiên cứu mang tính tiêu biểu nhất liên quan đến đề tài này.
Tiến sĩ Nguyễn An cho rằng: Nếu không có Nguyễn Huy tƣởng thì văn
đàn văn học hiện đại Việt Nam, nhất là ở mảng đề tài truyện viết cho thiếu nhi
sẽ vơi đi sự bề thế, kì vĩ, tráng lệ, mặc dù cạnh ông đã có Tô Hoài và sau ông
cũng có các tác giả đáng nể nhƣ Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Hổ, Nguyễn Xuân
Khánh, Hoàng Quốc Hải, Hà Ân, Nguyễn Quang Thân,…Cũng theo Nguyễn
An, Nguyễn Huy Tƣởng đã gánh việc mở đầu một cách đích đáng cho dòng
văn chƣơng viết về đề tài lịch sử ở các truyện cho thiếu nhi.
Tô Hoài – tác giả của Dế mèn phiêu lưu kí - ngƣời có nhiều thành công
và kinh nghiệm viết truyện thiếu nhi - đã từng nhận định: “Trong văn học cho
thiếu nhi của ta, kể chuyện lịch sử và cổ tích, cho đến ây giờ chưa ai chuyên
và thành c ng như Nguyễn Huy Tưởng” [11,349]. Đó là một nhận xét xác
đáng ghi nhận những thành tựu và đóng góp của Nguyễn Huy Tƣởng cho văn
học thiếu nhi Việt Nam nhất là mảng truyện cổ viết lại.
Trong một bài viết gửi Nguyễn Huy Tƣởng, nhà văn Tô Hoài cũng đã
từng nói: “Anh thường ước mơ làm sao cho hết thảy con em – cả một thế hệ
ước sau chúng ta, khi các em v a đến lứa tuổi làm quen với sách vở, đ

iết

thưởng thức và say mê những câu chuyện do tưởng tượng mới thấy… Anh

thèm c tài năng nào đem được cả nghìn năm lịch sử dựng nước iến thành
một ộ truyện ch i lọi” [11,348].
Nhà văn Nguyễn Nhƣ Phong từng nhận xét: “Các tác phẩm của
Nguyễn Huy Tưởng, dù là tiểu thuyết hay kịch, hay kí đi nữa, cũng đều gần
gũi vơi thiếu nhi. Viết cho các em, ng cũng chọn những thế tài phù hợp với
mình là viết truyện cổ tích và lịch sử”. [11-15].

3


Trong bài một bài viết gửi Nguyễn Huy Tƣởng, Phạm Hổ từng nhận xét:
“C thể n i, điều nổi lên rõ nhất, lớn nhất trong các tác phẩm viết cho các em
(và cho cả người lớn) của Nguyễn Huy Tưởng là lòng yêu đất nước, yêu dân
tộc. Niềm tự hào đất nước,về dân tộc hết sức sâu sắc và lắng đọng” [11, 353].
Trong bài viết của mình gửi Nguyễn Huy Tƣởng, Vân Thanh cũng đã
từng nhận xét: “Nguyễn Huy Tưởng chọn chủ đề truyền thống theo lối riêng
của mình thể hiện qua những đề tài cổ tích và lịch sử. Anh đ đi sâu nghiên
cứu, tìm tòi và sáng tạo” [11, 338].
Những sáng tác của Nguyễn Huy Tƣởng thuộc phạm vi truyện cổ viết lại
đã đƣợc quan tâm. Tuy nhiên, do yêu cầu và mục đích nghiên cứu, các bài
viết, các tiểu luận, luận văn chỉ mới đề cập đến những truyện cổ viết lại của
Nguyễn Huy Tƣởng bằng những nhận xét, những khái quát đề cập đến khá
nhiều phƣơng diện từ nội dung đến hình thức nghệ thuật. Đến nay, chƣa có
một công trình chuyên biệt nào nghiên cứu về truyện cổ viết lại của Nguyễn
Huy Tƣởng. Trân trọng và kế thừa những ý kiến của các nhà văn, nhà nghiên
cứu, chúng tôi tiếp tục tìm hiểu một cách hệ thống về mảng truyện cổ viết lại
của cố nhà văn Nguyễn Huy Tƣởng.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu của khóa luận là vấn đề viết lại trong truyện của
Nguyễn Huy Tƣởng.

- Trong khuôn khổ luận văn tốt nghiệp phạm vi nghiên cứu của đề tài
chủ yếu tập trung vào các tác phẩm của Nguyễn Huy Tƣởng viết dành cho
thiếu nhi đƣợc viết lại từ những truyện cổ viết lại. Cụ thể là các tác phẩm:
Tìm mẹ, Con c c là cậu ng

iời, An Dương Vương ây thành

c, Truyện

Tấm Cám, Thằng Quấy, Chiếc ánh chưng. Ngoài ra, trong quá trình nghiên
cứu, khóa luận có sử dụng một số tác phẩm khác của Nguyễn Huy Tƣởng làm
tƣ liệu tham khảo thêm.

4


Khi cần thiết chúng tôi sẽ so sánh với một số tác phẩm thuộc nhóm sáng
tác truyện cổ viết lại của các tác giả khác nhƣ Phạm Hổ, Tô Hoài, Nguyễn
Huy Thiệp,…
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp hệ thống, thống kê các tác giả, tác phẩm Truyện cổ viết
lại trong giai đoạn văn học Việt Nam hiện đại cũng nhƣ thống kê những tác
phẩm đã đƣợc ấn hành của Nguyễn Huy Tƣởng nhằm giúp ngƣời đọc dễ nhận
biết mục đích của ngƣời nghiên cứu.
- Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu giữa truyện cổ viết lại của Nguyễn
Huy Tƣởng với truyện cổ viết lại của một số tác giả khác nhằm tìm ra điểm
khác biệt trong cách viết của Nguyễn Huy Tƣởng. Từ đó đƣa đến nhận xét
khách quan, khẳng định dấu ấn cá nhân trong các sáng tác thuộc truyện cổ
viết lại của Nguyễn Huy Tƣởng.
- Phƣơng pháp phân tích các tác phẩm truyện cổ viết lại của Nguyễn

Huy Tƣởng cũng nhƣ một số tác phẩm của một số tác giả khác để tìm ra sự
đặc sắc của loại truyện này.
5. Cấu trúc khóa luận
Khóa luận gồm ba phần chính: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết
luận. Trong đó, phần nội dung gồm ba chƣơng:
Chƣơng 1: Nguyễn Huy Tƣởng với việc viết lại truyện cổ
Chƣơng 2: Truyện cổ viết lại của Nguyễn Huy Tƣởng – sự nối tiếp chủ
đề và những nội dung mới
Chƣơng 3: Đặc trƣng nghệ thuật trong truyện cổ viết lại của Nguyễn Huy
Tƣởng

5


NỘI UNG
CHƢƠNG 1
NGU ỄN HU TƢỞNG VỚI VIỆC VI T ẠI TRU ỆN C
1.1. Giới thiệu chung về truyện cổ viết lại
1.1.1. Khái quát về truyện cổ viết lại
Truyện cổ là một thuật ngữ đƣợc ghép bởi hai từ, bao gồm trong đó khái
niệm truyện: chỉ một loại hình tự sự, cổ: có nghĩa là ưa, cũ. Tƣơng ứng với
khái niệm truyện cổ, trong kho tàng văn học của chúng ta có Truyện cổ đời
ưa, truyện cổ dân gian. Với cách hiểu này khái niệm truyện cổ có một nội
hàm rất rộng trong đó bao gồm các thể loại: thần thoại, truyền thuyết, truyện
cổ tích, truyện cƣời dân gian, truyện ngụ ngôn dân gian…
Truyện cổ viết lại là một khái niệm rộng bao hàm trong đó việc viết lại
các truyện cổ truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ng n, truyện cười…).
Có ý kiến gọi là truyện cổ viết lại nhƣng đối tƣợng viết lại khá h p - chỉ là
truyện cổ tích. Qua khảo sát thực tế tác phẩm, chúng tôi nhận thấy đối tƣợng
của viết lại khá phong phú, gồm cả truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ

ngôn, truyện cƣời,… Tác giả Hoàng Thị Kim Ngọc trong bài viết Nhân vật
truyện cổ dân gian trong sáng tác văn học hiện đại nhận định: “T điểm tựa là
hình tượng nhân vật trong truyện cổ dân gian truyền thống, tác giả hiện đại
ằng nhận thức và tình cảm cá nhân, sẽ c sự lựa chọn hoặc đối lập với truyền
thống để kế th a hay sáng tạo, ổ sung cho phù hợp với sự thụ cảm nghệ thuật
của độc giả. Tiếng n i, quan điểm thẩm mĩ của tác giả trong tác phẩm mượn
nhân vật trong truyện cổ dân gian thường thẳng thắn, tường minh. Tuy nhiên
điểm chung mà người đọc dễ nhận thấy là sự độc đáo trong điểm nhìn nghệ
thuật đ giúp các tác giả đương đại nêu nổi ật lên những vấn đề vĩnh cửu về
cái thiện, cái ác, về quan điểm cá nhân, về tình yêu, về số phận,… và những i
kịch đang dằn vặt con người trong đời sống hiện đại” [8].

6


Phân iệt truyện cổ viết lại với truyện “giả cổ tích” một dạng truyện
ngắn sử dụng “chuyện xƣa tích cũ”, thiên về phong cách “nhại” thể loại) –
nhƣ tên gọi của nó không phải truyện cổ đúng nghĩa, mà là “giả” và “nhại”
cổ. Truyện cổ viết lại thiên về cách tự sự) cũng thuộc một dạng của thể loại
truyện “chuyện xƣa tích cũ” là thể loại văn học tự sự do các nhà văn viết lại
hoặc sáng tạo lại dựa trên cơ sở kế thừa truyện cổ dân gian.
1.1.2. M t s đ c trưng v

ạng th c ch nh củ truyện cổ viết lại

Đặc trƣng thứ nhất, truyện cổ viết lại có điểm tựa là truyện cổ dân gian.
Nghĩa là dựa trên cốt truyện của các truyện thần thoại, truyền thuyết, cổ
tích… vốn đã quen thuộc, tác giả dân gian sẽ “gia cố” viết lại, làm mới, sáng
tạo) thành những câu chuyện mới vừa mang nội dung đặc sắc, độc đáo, phong
phú, vừa chứa đựng tinh thần hiện đại. Thông thƣờng, những tác phẩm văn

học dân gian đƣợc các tác giả đƣơng đại khai thác đều là những truyện tiêu
biểu, đƣợc nhiều ngƣời biết đến và trở thành nguyên mẫu mang tính cố định
cả về nội dung tác phẩm lẫn nghệ thuật. Vì thế, việc viết lại là một thử thách
lớn đối với ngƣời sáng tác. Để viết lại đƣợc một tác phẩm, tác giả phải nắm
vững cốt truyện trên cơ sở đó triển khai hợp lí những yếu tố sáng tạo lại nhƣ
tính cách, tâm lí nhân vật, tình tiết truyện,… Hơn thế nữa, do nội hàm truyện
dân gian rất phong phú và đặc sắc về đề tài, sự cách xa nhau về ý thức thẩm
mĩ và những tâm lí văn hóa thời đại nên việc viết lại không hề đơn giản. Song
đó cũng là tiền đề cho các nhà văn sau này thỏa sức sáng tạo, xây dựng nên
những tác phẩm mới đặc sắc.
Đặc trƣng thứ hai, truyện cổ viết lại mang tính hiện đại. Nếu truyện cổ là
sản phẩm của tập thể nhân dân, thì truyện cổ viết lại là sản phẩm của cá nhân.
Điều này, là một trong những yếu tố làm thành phẩm chất hiện đại của truyện
cổ viết lại. Tính hiện đại thể hiện ngay trong cách tiếp cận, khả năng sáng tạo,
bổ sung dựa trên ý thức nghệ thuật cá nhân của các tác giả đƣơng đại. Chính

7


vì vậy, ở truyện cổ viết lại, cá tính sáng tạo của nhà văn đƣợc thể hiện khá rõ.
Tùy vào từng cách khai thác và tiếp cận ở những phƣơng diện khác nhau sẽ
hình thành nên các tác phẩm viết lại khác nhau mang phong cách sáng tạo
riêng của từng nhà văn. Ví dụ cùng viết về Trƣơng Chi nhƣng mỗi tác giả lại
xây dựng thành những câu chuyện mới, mang nội dung mới. Trƣơng Chi của
Nguyễn Huy Thiệp là một Trƣơng Chi thậm xấu, nhƣng có giọng hát “làm
bồng bềnh sông nƣớc”, có tính cách mạnh mẽ và thậm chí có thể chửi bậy,
văng tục,… khác hẳn Trƣơng Chi trong Tiếng Trăng của Lê Minh Hà cũng là
một chàng trai hát hay nhƣng xấu xí và “nghèo hèn quá mức bình thƣờng”
nên đã không thể thực hiện khát vọng hạnh phúc riêng của mình đƣợc. Hay
cùng viết về An Dƣơng Vƣơng nhƣng mỗi tác giả lại có cách xây dựng nhân

vật theo cách riêng của mình mang một nội dung rất riêng. An Dƣơng Vƣơng
của Phạm Hổ là một vị vua thận trọng, luôn lo lắng vì dân, cho nhân dân,
nhƣng lại để mất lẫy thần và có phần nóng nảy, cục tính hay cau mày, nhăn
mặt,… Trong khi đó An Dƣơng Vƣơng của Nguyễn Huy Tƣởng trong truyện
An Dương Vương ây thành c lại khác hẳn với An Dƣơng Vƣơng của Phạm
Hổ. Đó là một vị vua luôn lo nghĩ cho nhân dân, chăm lo cho đời sống nhân
dân, sống vì nhân dân đến mức mất ăn mất ngủ, và có tinh thần cảnh giác
chính trị. ởi thế vua không để mất lẫy thần và giữ đƣợc thành Ốc, tiêu diệt
đƣợc con Kê tinh. Vị vua ấy đƣợc nhân dân vô cùng kính trọng quý mến. ởi
thế, khi đọc An Dương Vương ây thành

c của Nguyễn Huy Tƣởng, ngƣời

đọc luôn cảm thấy đồng cảm, thỏa mãn, hả hê… Nhƣ vậy, khi khai thác
truyện dân gian để viết lại thành những tác phẩm mới với những nội dung
mới, các tác giả đƣơng đại cũng đồng thời thể hiện cá tính sáng tạo riêng của
mình trong từng tác phẩm, khẳng định phong cách riêng của từng tác giả.

8


Trên thực tế, truyện cổ viết lại tồn tại dƣới nhiều dạng thức, tƣơng
đƣơng với mỗi dạng thức là một mức độ “viết lại” khác nhau. Thông thƣờng
thì phổ biến ở ba dạng thức sau.
Dạng thức thứ nhất là truyện viết lại từ những bản kể sƣu tầm. Đây có
thể coi nhƣ mức độ đơn giản nhất của việc “viết lại”. Ở dạng viết lại này, có
thể kể tới các tác giả tiêu biểu nhƣ Nguyễn Đổng Chi. Nhà văn sử dụng chất
liệu chủ yếu từ việc sƣu tầm những truyện cổ từ thời sơ sử, thƣờng là truyện
hoang đƣờng mà nhân vật là thần hay nhân vật anh hùng đƣợc thần thoại hóa
Phù Đổng thiên vƣơng, Cao Sơn đại vƣơng, Thục An Dƣơng Vƣơng,…)

hoặc đó là những thần súc vật rồng, rắn, hổ, …) hay những anh hùng dân tộc
đã từng đấu tranh chống giặc ngoại xâm Hai

à Trƣng,

ố cái đại

vƣơng,…). Mặt khác, nhà văn còn sƣu tập những truyện cổ tích và truyền
thuyết giải thích nguồn gốc của một số vật hay loài vật dƣa hấu, trầu cau, sầu
riêng, huyết dụ, các loài chim khác nhau, ếch nhái, khỉ, cá heo, con sam, con
sông, con quạ), những tuyện cổ tích và truyền thuyết giải thích nguồn gốc một
số đặc điểm của thiên nhiên hay loài vật tiếng kêu của một số loài chim, tục
ăn Tết, tục cƣới hỏi), những truyện cổ tích và truyền thuyết có liên quan đến
một số thắng cảnh hay đại mạo bất thƣờng ở Việt Nam: hồ a – bể, hồ Gƣơm,
đầm Nhất – dạ, đầm Mực, sông Nhà – bè, sông Tô – lịch, núi Ngũ – hành,…
và một vài tháp tháp Thành lồi, tháp Nhạn, tháp Dƣơng – lệ),… Qua những
bản kể sƣu tầm, ngƣời đọc tiếp nhận thêm căn cứ giải thích về một số hiện
tƣợng tự nhiên trong cuộc sống cũng nhƣ có thêm hiểu biết về nguồn gốc
những vị thần, nguồn gốc những anh hùng của lịch sử dân tộc.
Dạng thức thứ hai là những truyện viết lại cho thiếu nhi. Ở loạt truyện
này, tác giả tỏ ra trung thành với văn học dân gian, dựa theo nguyên tắc và thi
pháp truyện dân gian để sáng tác. So với dạng thức thứ nhất, loại truyện này
có sự phát triển hơn, bên cạnh một số tác phẩm tự sự đƣợc sáng tác dựa trên

9


cơ sở cốt truyện dân gian còn có một số truyện nhà văn chỉ dựa vào kết thúc
truyện dân gian) rồi viết một truyện mới. Tuy nhiên, truyện viết lại phải dựa
trên cơ sở đảm bảo tính lôgic về sự phát triển của nội dung câu chuyện. Tiêu

biểu cho dạng thức này có thể kể tới Nguyễn Huy Tƣởng với Con c c là cậu ng
iời, Chiếc ánh chưng; Phạm Hổ với ba tác phẩm chính Ngựa thần t đâu đến
dựa theo truyền thuyết Thánh Gióng; Lửa vàng, lửa trắng nhân vật chính là Hổ
con), Lửa vàng, lửa trắng, lửa nâu nhân vật chính là

áo) cùng lấy cơ sở từ

truyện Trí kh n của ta đây;... Qua những tác phẩm viết lại này, nhà văn vừa đem
đến cho ngƣời đọc những câu chuyện đạo đức về cái thiện, cái ác đồng thời cũng
là những bài học giáo dục hữu ích cho thiếu nhi, giúp các em nhận thức đúng –
sai, tốt – xấu, góp phần tích cực trong việc hoàn thiện nhân cách ở trẻ.
Dạng thức thứ a của truyện cổ viết lại – mức độ cao nhất của việc “viết lại”
truyện cổ - lấy điểm tựa là một truyện dân gian truyền thống của dân tộc hoặc
nhân loại), tác giả tự sự sẽ viết lại, viết thêm hoặc dựa trên những yếu tố cơ bản
nhƣ nhân vật, sự kiện... để sáng tạo thành những cốt truyện hoàn toàn mới. Loại
truyện này có nguồn gốc từ khá lâu, xuất hiện ngay từ thời kì trung đại với những
tác phẩm của Ngô Văn Phú (Một đời hoàng phái, Bạn cùng trường, Nữ hoàng
đảo yến)... sau đó nhanh chóng đƣợc phổ biến trong đời sống văn học Việt Nam.
Chính vì thế mà nó đã trở thành một khuynh hƣớng đáng chú ý trong văn học của
ta. Cũng từ đây, truyện cổ viết lại xuất hiện ngày càng nhiều trong sáng tác trung
đại đến sáng tác hiện đại. Tuy nhiên ở thời trung đại, việc sáng tác chỉ dừng lại ở
sự ghi chép hoặc phạm vi kể lại, các tập truyện có nhiều ngƣời tham gia sửa chữa
hoặc thêm bớt nên “hầu nhƣ không đƣợc ghi nhận ở góc độ cá nhân mà đƣợc
quan niệm nhƣ thể là các truyện dân gian mà bất kì ai cũng có thể thể nghiệm
phong cách của mình trên chất liệu ấy...”. Do vậy thời kì này, truyện cổ viết lại
chƣa thực sự đƣợc quan tâm mà phải đến thời kì đổi mới, nó mới thực sự đƣợc
chú ý và phát triển mạnh.

10



1.1.3. Hiện tượng truyện cổ viết lại trong truyện ngắn Việt N m hiện đại
Truyện ngắn Việt Nam sau 1945 có nhiều sự thay đổi đáng kể. Cùng với
đó, truyện ngắn cũng có xu hƣớng vận động và phát triển mới. Trở về nguồn
cội với các tác giả dân gian và lịch sử của dân tộc đƣợc xem là một trong
những xu hƣớng vận động khá phổ biến của văn học giai đoạn này. Nói cách
khác đây chính là sự thâm nhập của truyện cổ viết lại vào văn xuôi Việt Nam.
Ở mảng truyện này có thể kể đến các tên tuổi nhƣ: Tô Hoài với những tác
phẩm tiêu biểu nhƣ: Chuyện nỏ thần - một trong những tác phẩm đặc sắc,
thành công trong việc sáng tác theo cách “viết lại”. Nguyên Hồng với những
tác phẩm dành cho thiếu nhi cũng đƣợc sáng tác dựa theo cách “viết lại” nhƣ:
Phù Đổng Thiên vương, Mai An Tiêm, Trưng Trắc, Trưng Nhị,… Mỗi nhân
vật mỗi tính cách, mỗi cuộc sống riêng nhƣng những truyện viết lại ấy luôn để
lại trong lòng lứa tuổi thiếu nhi sự thích thú, nâng niu. Nó chứng tỏ đôi tai
tinh diệu của ông lắng nghe mọi biến động của cuộc sống. Phạm Hổ cũng có
nhiều truyện dành cho thiếu nhi theo cách “viết lại”: Chú bò tìm bạn, Chuyện
hoa chuyện quả, Mị Châu – Trọng Thủy,… Trong số những cây bút viết lại
ấy, Nguyễn Huy Tƣởng là một trong những tác giả sớm thể hiện đƣợc phong
cách riêng. Nguyễn Huy Tƣởng đã dành tâm huyết của mình viết dành tặng
cho lứa tuổi thiếu nhi, sáng tạo lại dựa trên những cốt truyện thần thọai,
truyền thuyết, truyện cổ tích, đƣa vào truyện những nội dung mới mang hơi
thở của thời đại: Tìm mẹ, An Dương Vương ây thành

c, Chiếc ánh chưng,

Truyện Tấm Cám, Con cóc là cậu ông Giời, Thằng Quấy,… Những tác phẩm
ấy đã đi vào lòng lứa tuổi thiếu nhi theo một cách rất riêng, rất độc đáo, in sâu
trong tâm thức mỗi thế hệ nhi đồng.
Trong văn học hiện đại Việt Nam sau 1975 cũng có những sáng tác theo
lối “viết lại” rất thành công và để lại những dấu ấn riêng trong lòng độc giả,.

Trong bài viết Một ngã rẽ thú vị của truyện ngắn đương đại Việt Nam của

11


Trần Viết Thiện cũng đã khẳng định: “Sự thâm nhập của huyền thoại vào văn
học viết Việt Nam sau 1986 là một hiện tượng lạ... Yếu tố huyền thoại trong
truyện ngắn Việt Nam là kết quả của một quá trình tương tác v a đa dạng v a
nhiều chiều. Đ là sự trở về với những huyền thoại, những mẫu cổ trong vốn
liếng folklore dồi dào của dân tộc; là sự thâm nhập, tác động, thẩm thấu của
yếu tố huyền thoại trong văn học Việt Nam qua một chu kì phát triển dích dắc;
và còn là sự kế th a, tiếp thu thành tựu của văn học dân gian truyền thống”
[15]. Chính sự thâm nhập này làm cho diện mạo văn học thay đổi, đặc biệt là
ở mảng truyện ngắn, đã đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng kể. Đó là sự góp mặt
của nhiều tác giả với sự xuất hiện của hàng loạt truyện cổ viết lại nhƣ:
Nguyễn Huy Thiệp với Những ngọn gió Hua Tát – một trong những tác phẩm
thành công sáng tác theo cách “viết lại”. Tập truyện gồm mƣời truyện mà mỗi
truyện là một câu chuyện khác nhau kể về cuộc sống của con ngƣời ở bản
Hua Tát. Những con ngƣời ấy có những bi kịch, những nỗi đau khác nhau: nỗi
đau của một con ngƣời bé nhỏ nhƣ chàng Khó, nàng ua, nàng Sinh, nỗi đau
của một tập thể nhƣ gia đình ông lão trong Sói trả thù, nỗi đau của tất cả
ngƣời dân bản Hua Tát trong Nạn dịch hay nỗi đau của cả một thế hệ... Tất cả
đều đƣợc tái hiện qua những con ngƣời cụ thể. Bởi thế những câu chuyện của
Nguyễn Huy Thiệp luôn hƣớng chúng ta tới lòng cao thƣợng và tình ngƣời
đồng thời nhắc nhở ta có đủ bản lĩnh, đủ sức mạnh để giữ lại những giá trị
nhân cách tốt đ p thuộc về mình.
Ngoài ra, gây nhiều sự chú ý của văn học thời kì sau 1975 còn phải kể
tới Sự tích những ngày đẹp trời và Nhân sứ của Hòa Vang. Khi hai truyện
ngắn này xuất hiện đã gây nhiều xôn xao cho dƣ luận. Những lời khen chê
đều có đủ cả nhƣng không ai có thể phủ nhận sự mới mẻ của tác phẩm. Đây là

truyện ngắn đƣợc Hòa Vang viết theo hình thức viết thêm phần hậu truyện
của những câu chuyện dân gian mang tính định hình trong lòng độc giả. Xƣa

12


nay, chúng ta vẫn quen với những kết thúc có hậu trong truyện cổ tích, ở đó
cái ác bị trừng trị, ngƣời ở hiền thì gặp lành,... chúng ta cho rằng kết thúc nhƣ
vậy là thỏa đáng. Hòa Vang thì khác, tác giả đã không dừng lại ở đó mà là
ngƣời đi tiếp, kể cho ta nghe những điều vẫn còn tiếp diễn đằng sau kết thúc
có hậu ấy. Và ngày đ p trời trong truyện của Hòa Vang chỉ xuất hiện khi có
sự hòa hợp của hai con ngƣời thực sự yêu thƣơng nhau. Đó là khi Mị Nƣơng
vƣợt qua khỏi sự trầm mặc của núi để đến với biển cả bao la – nơi mà Thủy
Tinh luôn sẵn sàng chờ đợi nàng. Qua đây, tác giả vừa thể hiện cái nhìn mới
mẻ vừa nêu sự đánh giá của ngƣời hiện đại về những truyện đã qua. Cách lật
ngƣợc vấn đề này cũng là một nét đặc sắc của sáng tác văn học ngày nay.
ên cạnh đó, đóng góp cho hiện tƣợng đổi mới của truyện ngắn giai đoạn
sau 1975 phải kể đến Võ Thị Hảo Nàng tiên anh ao, Hồn trinh nữ, Khát của
muôn đời, Tim vỡ,....); Chu Nam (Máu của thủy thần); Lƣu Sơn Minh Bến
trần gian); và rất nhiều tác giả khác nhƣ Lê Đạt với những tác phẩm kể lại cuộc
đời của những ngƣời nổi tiếng đôi khi bị rơi vào bi kịch do chính tài năng của
họ tạo ra Cây đàn long môn, Con chuột, Lầu hạc vàng, Bài haiku,...); Lê Minh
Hà với một số tác phẩm tiêu biểu mƣợn truyện xƣa để kể về những băn khoăn,
day dứt và bất hạnh của con ngƣời trong cuộc sống hiện đại: An Dương Vương,
Châu Long, i ng, Ngày ưa c Tấm, Tiếng trăng,...
Nhƣ vậy, hiện tƣợng truyện cổ viết lại đã trở thành xu hƣớng đƣợc nhiều
ngƣời quan tâm không chỉ với văn học Việt Nam những giai đoạn trƣớc mà
còn ở văn học sau 1975 và những giai đoạn sau này nữa. Có thể nói sự xuất
hiện của truyện cổ viết lại đã phần nào giúp văn học mở rộng phạm vi chiếm
lĩnh hiện thực, tạo điều kiện cho các tác giả đƣơng đại có cơ hội thử nghiệm

tài năng viết tiếp của mình bằng nhiều cách thức khác nhau. Đồng thời, những
câu chuyện mới đƣợc tạo ra còn nhằm kích thích sự tranh cãi gay gắt của dƣ
luận về những vấn đề mới so với tác phẩm dân gian đã trở thành nguyên mẫu.

13


Qua đó cho chúng ta cái nhìn khái quát về diện mạo hiện thực của văn xuôi
thời kì này. Các tác giả đƣơng đại đã mƣợn chuyện lịch sử, chuyện cổ tích hay
chuyện quá khứ để nói lên vấn để rất thực của con ngƣời thời hiện đại. Vì thế,
truyện cổ viết lại trở nên sâu sắc và mang tính nhân văn hơn, tạo điều kiện cho
văn học ngày càng hoàn thiện quá trình đổi mới hơn nữa.
1.2. Nguyễn Huy Tƣởng – một cây bút tài năng
1.2.1. V i nét về Nguyễn Huy Tưởng
Nguyễn Huy Tƣởng sinh ngày 6 tháng 5 năm 1912 trong một gia đình
nhà Nho tại làng Dục Tú, phủ Từ Sơn, tỉnh ắc Ninh, nay thuộc xã Dục Tú,
huyện Đông Anh, Hà Nội. Thuở nhỏ ông sống ở làng. Cha mất sớm, ông chịu
sự giáo dục, nuôi dƣỡng của m , một ngƣời phụ nữ tần tảo, nhân từ có ảnh
hƣởng rất lớn đến sự hình thành nhân cách ở con mình. Khoảng năm lên mƣời
tuổi, Nguyễn Huy Tƣởng đƣợc gửi xuống ăn học ở dƣới Hải Phòng, sống với
gia đình ngƣời chị gái lớn.
Vùng đất Dục Tú quê hƣơng ông là nơi giàu truyền thống văn hóa,
truyền thống lịch sử. Tình yêu, niềm tự hào về quê hƣơng đã truyền cho ông
niềm mê say đặc biệt với những huyền thoại đ p, về quá khứ hào hùng của
ông cha. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trƣờng, ông đã say mê những câu
chuyện về các nhân vật anh hùng trong lịch sử. Cùng với niềm say mê chuyện
về các nhân vật anh hùng lịch sử, ông gửi gắm và thể hiện qua những trang
viết. Năm 18 tuổi, khi còn là cậu học trò thành chung, ông đã xác định con
đƣờng đi của mình: “Phận sự một người tầm thường như t i muốn tỏ lòng yêu
nước thì chỉ có việc viết văn quốc ngữ thôi” [11,42]. Với ý thức ấy, cậu học

trò Nguyễn Huy Tƣởng âm thầm tìm đọc các sách của các tác giả cổ điển
Pháp, Nga, Trung Quốc,… hầu tìm thấy ở các nhà văn bậc thầy những bài học
về sáng tác thơ, kịch, tiểu thuyết. Đồng thời Nguyễn Huy Tƣởng cũng miệt
mài viết những vần thơ đầu tiên, ghi lại những suy nghĩ về văn chƣơng, nghệ

14


thuật, đạo đức của riêng mình một cách khá đều đặn trong những trang nhật
kí. Những trang viết đầu tay của Nguyễn Huy Tƣởng còn lƣu giữ đƣợc, cho
thấy sự vụng về của một ngƣời không hẳn đã có năng khiếu bẩm sinh về văn
chƣơng, nhƣng cũng bộc lộ một khát vọng lớn lao, một tâm hồn nhạy cảm với
những suy nghĩ nhiều khi vƣợt quá “tầm” của một cậu học trò đang tập sự
nghề văn. Công việc đó thầm lặng kéo dài suốt từ năm 1930 nếu chỉ tính từ
thời điểm Nguyễn Huy Tƣởng để lại tập bản thảo sớm nhất còn lƣu giữ đƣợc
– hồi kí Cái đời tôi) cho đến những năm 1940, khi ông bắt đầu có tác phẩm
đƣợc công bố: bộ ba truyện, kịch lịch sử Đêm hội Long Trì (1942), Vũ Như T
(1942), An Tư (1943).
Sẵn có một tình yêu sâu nặng với đất nƣớc, quê hƣơng, Nguyễn Huy
Tƣởng sớm đến với chủ nghĩa yêu nƣớc, nhanh chóng tham gia nhiều hoạt
động xã hội, cách mạng. Khi còn là một học sinh Hải Phòng, ông tham gia
giải truyền đơn, treo cờ búa liềm ở chợ Sắt,… Ở tuổi 30, ông tham gia hoạt
động Hƣớng đạo, những mong luyện “chí cả gan vàng” và sau đó là hoạt động
truyền bá Quốc ngữ ở Hải Phòng và Hà Nội. Đặc biệt từ cuối năm 1942, ông
bắt đầu liên lạc với phong trào Việt Minh, và đầu năm 1943 gia nhập tổ chức
Văn hóa cứu quốc của Đảng.
Những ngày khởi nghĩa, Nguyễn Huy Tƣởng đƣợc Đoàn thể tín nhiệm
cử đi dự Đại hội quốc dân Tân Trào. Cách mạng tháng Tám thành công, ông
tham gia biên tập báo Cờ giải phóng, Tiền phong và là Tổng thƣ kí an Trung
ƣơng vận động đời sống mới. Ngày 1-1-1946, ông đƣợc kết nạp vào Đảng

Cộng Sản Đông Dƣơng và cũng năm 1946 đƣợc vào Quốc hội khóa I, giữ
chức Phó thƣ kí Hội Văn hóa cứu quốc Việt Nam. Năm 1948, ông tham gia
sáng lập tạp chí Văn nghệ, nhà xuất bản Văn nghệ và trực tiếp làm Thƣ kí tòa
soạn tạp chí Văn nghệ, Nhà xuất bản Văn nghệ từ số 3 đến số 21.
Bên cạnh công tác lãnh đạo Hội Văn nghệ, Nguyễn Huy Tƣởng còn
tham gia nhiều hoạt động xây dựng phong trào văn nghệ quần chúng trong

15


kháng chiến. Dù ở cƣơng vị nào, hoàn cảnh nào, Nguyễn Huy Tƣởng luôn có
đóng góp tích cực cho văn học và cách mạng.
Nguyễn Huy Tƣởng là một trong số ít nhà văn sớm quan tâm đến việc
viết cho thiếu nhi. Ngay từ trƣớc Cách mạng ông đã từng viết những câu
chuyện cho thiếu nhi in trong tủ sách Hoa xuân. Nhƣng những tác phẩm tiêu
biểu nhất của ông đều xuất hiện sau năm 1951, khi ông cùng một số văn nghệ
sĩ bắt tay vào xây dựng phong trào sáng tác cho thiếu nhi nhƣ một thể loại
riêng trong văn học. Nhiều truyện ông viết cho thiếu nhi đến nay vẫn đƣợc coi
là mẫu mực và đƣợc các em tìm đọc: Tìm mẹ, An Dương Vương ây thành
c, Con cóc là cậu ông Giời, Truyện Tấm Cám… Ông cũng là giám đốc đầu
tiên của nhà xuất bản Kim Đồng.
Nguyễn Huy Tƣởng mất ngày 25-7-1960, khi ông mới hoàn thành xong
tập I tiểu thuyết Sống mãi với thủ đ . Cùng với những trang bản thảo dở dang,
ông còn để lại hàng chục tập nhật kí đƣợc viết liên tục trong suốt 30 năm cho
đến khi ông qua đời. Một số trang nhật kí của ông gần đây đã đƣợc công bố
giúp bạn đọc hiểu thêm những sóng gió trong cuộc đời ông cũng nhƣ mối
quan tâm mà lúc sinh thời, ông khó có điều kiện bộc lộ trực tiếp. Nổi lên qua
những suy tƣ đầy trăn trở, dằn vặt của ông là một tấm lòng tha thiết với dân
tộc và văn học, một ý thức công dân đầy trách nhiệm với mọi vấn đề xã hội,
một tâm hồn nghệ sĩ không bao giờ bằng lòng với mình. Từ một thanh niên

yêu nƣớc, giàu lí tƣởng, lấy văn chuơng làm hành động cách mạng, Nguyễn
Huy Tƣởng đã đề cập đến những vấn đề trọng tâm của văn hóa, nghệ thuật
nƣớc nhà và có những đóng góp quan trọng cho văn học Việt Nam hiện đại.
Tháng 9 năm 1996, Nhuyễn Huy Tƣởng đƣợc Nhà nƣớc trao tặng Giải
thƣởng Hồ Chí Minh. Đó là phần thƣởng cao quý đối với ngƣời nghệ sĩ
Nguyễn Huy Tƣởng, là sự ghi nhận xác đáng thành tựu của Nguyễn Huy
Tƣởng đối với sự nghiệp văn học của dân tộc.

16


1.2.2. Quan niệm về văn chương của Nguyễn Huy Tưởng
Nguyễn Huy Tƣởng đƣợc coi là một trong số những nhà văn tiên phong
trong việc viết cho thế hệ thiếu nhi theo cách “viết lại”. Qua những truyện viết
lại, ông dành tặng cả tâm huyết viết cho lứa tuổi thiếu nhi. Là nhà văn của
những hoài niệm xót xa, có lúc êm dịu nhƣng đa phần là khắc khoải chua xót,
Nguyễn Huy Tƣởng đã lặng thầm thể hiện một quan điểm viết rất riêng bằng
những trải nghiệm cụ thể.
Nguyễn Huy Tưởng quan niệm văn chương phải đẹp, phải hay, phải
duyên dáng ở cả nội dung và hình thức.
Trƣớc hết, Nguyễn Huy Tƣởng quan niệm nội dung văn chƣơng phải
đ p. Đ p trong quan niệm của ông “không chỉ là một vài câu duyên dáng”,
“kh ng phải câu văn hay, câu chuyện đẹp” mà phải “Nặng suy nghĩ. Nặng
cái phần khám phá cuộc đời. Soi đuốc cho người đi trong đêm tối…”. Văn
chƣơng phải “nặng tư tưởng. Giải quyết những vấn đề lớn của đời sống”,
“g p phần vào việc đẩy mạnh chiến đấu, vạch mặt đế quốc”, “nâng cao tinh
thần nhân dân”. Rất nhiều lần ông trăn trở với câu hỏi “Làm sao mà có những
tác phẩm đọc cháy lòng người, thúc giục mọi người vào cuộc đấu tranh.
Không phải bị động, mà phải lăn ả vào cuộc chiến đấu” [10,116].
Cùng với nội dung, hình thức đ p cũng đƣợc Nguyễn Huy Tƣởng chú

trọng, có nhiều lần ông tự nhắc, tự giục giã mình và cũng là với đồng nghiệp
của mình về khát vọng sáng tác đƣợc những tác phẩm đích thực “để làm thức
dậy tâm hồn con người”, “Làm cháy lòng người. Làm sáng ý thức. Làm bốc
con người,

ng lên đấu tranh” [10,116]… Và Nguyễn Huy Tƣởng đã cùng

thế hệ văn nghệ sĩ kháng chiến làm tròn sứ mệnh thiêng liêng của những
ngƣời nghệ sĩ – chiến sĩ trong cuộc kháng chiến kiến quốc vĩ đại của dân tộc.
Không chỉ đ p, hay, duyên dáng, văn chương phải c tính tư tưởng, đây
cũng là một tiêu chuẩn cụ thể theo quan niệm của Nguyễn Huy Tƣởng.

17


Nguyễn Huy Tƣởng đã sớm dự cảm đƣợc cái nghiệp về sau, không phải
của viên công chức thuế quan mà của một nhà văn: “Đem sở trường bù cho sở
đoản, phát triển cái sở trường hoàn toàn thì cái sở trường của mình có thể
xán lạn mà làm mờ mọi cái sở đoản” [11,11].
Ở ng cũng lu n thể hiện khát vọng đổi mới văn chương. Đó là khát vọng
đổi mới quan niệm hiện thực, Nguyễn Huy Tƣởng cũng đã từng trăn trở và ấp ủ
khát vọng đổi mới nền văn học. Ông khẳng định: “Đ hết cái thời kì ca ngợi…
Không thể duy trì mãi cái tình trạng hiền lành của văn nghệ”, văn nghệ phải đề
cập “những vấn đề thiết thực, phải c đấu tranh”, “sắc là do đấu tranh” [].
Nguyễn Huy Tƣởng không khỏi bận lòng đến đau xót khi: “nhìn trước
nhìn sau thấy văn học ta nghèo nàn, kh khan, kh ng c

ương máu” [10,117-

118], tất cả là “một thứ nghệ thuật chung chung”, bị “gò bó trong một mớ

công thức, giáo điều”. Vốn nặng lòng với văn học dân tộc, ông không khỏi lo
lắng, day dứt với hàng loạt câu hỏi: “Bao giờ cho có sinh khí của một nền văn
học thật đúng? Bao giờ cải thiện tình trạng đình đốn này của văn học Việt
Nam?” [10,118].
Cùng với đổi mới quan niệm về hiện thực, Nguyễn Huy Tưởng cũng c
sự đổi mới đáng kể trong quan niệm về con người. Ông khẳng định: Từ “sự
vụ” văn học phải hƣớng đến con ngƣời, “chú trọng đến con người”, lấy con
ngƣời làm “nguyên liệu chính”. Văn học phải biết “nâng niu tôn trọng con
người”. Với ý thức trách nhiệm của một nhà văn thiết tha yêu con ngƣời, tôn
trọng sự thực, Nguyễn Huy Tƣởng khẩn thiết đòi hỏi ngƣời cầm bút: “Đ ng
viết cái gì sai với sự thực của con người, dù dưới hình thức phục vụ. Người là
thật. Phải thật với người” [10,120]. Thực thế, ông đã mạnh dạn viết, mạnh
dạn diễn tả một cách trung thực những suy nghĩ, cảm xúc của mình trƣớc
những vấn đề bức xúc của thực tại đời sống và con ngƣời với cả hai mặt cũ và
mới, tốt và xấu, tích cực và tiêu cực của ông luôn ý thức đó là “Hai mặt của
một vấn đề, không thể cái nào nặng, cái nào nhẹ” [10,120] . Có thể nói, cả

18


trong suy nghĩ và bằng thực tiễn sáng tác, Nguyễn Huy Tƣởng đã góp phần
thiết thực nhằm góp phần khắc phục tình trạng non kém của văn học một thời
“n i như rồng – một chiều – chỉ n i toàn cái đẹp” góp phần đấu tranh nhằm
“phá cái công thức và chống lại cái một chiều” trong văn học. Đặt vào hoàn
cảnh đƣơng thời, có thể thấy, Nguyễn Huy Tƣởng đã có những tƣ tƣởng mới
với ý hƣớng về việc cách tân nghệ thuật.
Nguyễn Huy Tƣởng cũng rất quan tâm đến “chuyện nghề”, đến lao
động nghệ thuật. Viết văn trong quan niệm của ông là “một nghề cao quý”
nhƣng cũng là “một sự vật lộn đau khổ tiêu hao con ngƣời”, là thứ công việc
“vất vả một cách kiệt lực”. Nhà văn chân thành đồng ý rằng “văn học phục

tùng chính trị - văn học phục vụ chiến đấu”, nhƣng đồng thời ông cũng ý thức
rằng văn học “cần tự do nhƣ cây cần không khí để thở, để lớn đ p”.Chính vì
thế ông đòi hỏi một điều cốt yếu là phải “có một sự hiểu biết về văn học, về
tính chất của văn học”, phải tạo điều kiện phát triển tài năng và cá tính sáng
tạo của mỗi nhà văn.
Nhƣ vậy, Nguyễn Huy Tƣởng đã đƣa ra những quan niệm văn chƣơng,
đƣa ra những suy nghĩ, những phát ngôn mang tính cá nhân cũng phần nào
giúp ta hiểu đƣợc quan niệm về nghề viết văn của Nguyễn Huy Tƣởng. Có thể
nói, suốt một đời cầm bút, bằng ý thức công dân và trách nhiệm của ngƣời
nghệ sĩ, Nguyễn Huy Tƣởng đã không ngừng vật lộn, khắc khoải, không
ngừng day dứt, ƣu tƣ, chân thành tự vấn và lao động hết mình để thực hiện
một khát vọng cao cả: góp phần xây dựng một nền văn học dân tộc đích thực.

19


CHƢƠNG 2
TRUYỆN C

VIÊT LẠI CỦA NGUYỄN HU TƢỞNG - SỰ NỐI TI P
CHỦ ĐỀ VÀ NHỮNG NỘI DUNG MỚI

Nói về truyện cổ viết lại, Nguyễn Huy Tƣởng là nhà văn khá thành công
trong việc viết tiếp những chủ đề và sáng tạo những nội dung mới. Bằng tài
năng và tấm lòng của một nhà văn yêu nghề, truyện cổ là cái cớ để tác giả bộc
lộ cái nhìn nhân hậu, đầy trắc ẩn về số phận của con ngƣời trong xã hội xƣa
và nay. Sự nối tiếp chủ đề và thể hiện nội dung mới, khiến sáng tác của
Nguyễn Huy Tƣởng vừa gần gũi, thân quen, vừa đậm hơi thở của thời đại.
2.1. Sự nối tiếp chủ đề của truyện cổ
2.1.1. Sự n i tiếp chủ đề thần thoại

Thần thoại là một trong những truyện kể dân gian tiêu biểu, là di sản tinh
thần của loài ngƣời, gắn liền với “thời thơ ấu” của các dân tộc. Truyện thần
thoại phản ánh những nhận thức sơ khởi của loài ngƣời về thế giới tự nhiên.
Màu sắc huyền thoại đã làm nên sự hấp dẫn của những truyện đậm chất tƣ
duy của dân gian thời cổ đại. Thần thoại mang những chủ đề chính gắn liền
với cuộc sống con ngƣời: giải thích nguồn gốc của vũ trụ và các hiện tƣợng tự
nhiên; giải thích nguồn gốc của con ngƣời và xã hội; phản ánh ƣớc mơ sống
hòa hợp, ƣớc mơ khám phá, chinh phục tự nhiên.
Tiếp nhận thần thoại ở tinh thần cơ bản ấy, Nguyễn Huy Tƣởng đã có sự
sáng tạo rất riêng, độc đáo trong truyện cổ viết lại. Trong đó, có nhiều tác
phẩm đã đi sâu vào trong lòng của các thế hệ thiếu niên, nhi đồng. Điểm nổi
bật của sự tiếp nhận này trong sáng tác của Nguyễn Huy Tƣởng thể hiện rõ
nhất và trƣớc hết ở chủ đề truyện.
Trong truyện cổ dân gian, nội dung của Cóc kiện trời ngắn gọn, về cơ
bản Cóc kiện trời là một thần thoại suy nguyên phái, lí giải một hiện tƣợng tự

20


×