Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

de cuong on tap hki vat ly 10 85776

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (39.92 KB, 1 trang )

Onthionline.net

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I NĂM HỌC 2010-2011 VẬT LÝ 10
CƠ BẢN
A. Lý thuyết
I/. Chương 1
Động học chất điểm
1. Chuyển động cơ, chất điểm là gì? Hệ quy chiếu là gì?
2. Thế nào là chuyển động thẳng đều? Công thức tính quãng đường đi được và phương trình
chuyển động thẳng đều của một chất điểm.
3. Thế nào là chuyển động thẳng biến đổi đều?
Đặc điểm của vectơ gia tốc và công thức tính độ lớn gia tốc trong chuyển động thẳng
biến đổi đều.
Công thức tính vận tốc, quãng đường đi được, công thức liên hệ v – a – s trong
chuyển động thẳng biến đổi đều.
Phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều của một chất điểm
4. Thế nào là sự rơi tự do? Nêu các đặc điểm của chuyển động rơi tự do của một vật. Viết các
công thức tính quãng đường đi được và vận tốc trong chuyển động rơi tự do.
5. Thế nào là chuyển động tròn đều? Viết các công thức tính tốc độ dài v, tốc độ góc ω , chu kì T,
tần số f ; công thức liên hệ T - f - ω trong chuyển động tròn đều.
6. Trình bày phương, chiều và độ lớn của vectơ gia tốc hướng tâm trong chuyển động tròn đều.
II/. Chương 2
Động lực học chất điểm
7. Định nghĩa lực và điều kiện cân bằng của một chất điểm.
8. Tổng hợp lực là gì? Phân tích lực là gì? Phát biểu quy tắc hình bình hành.
9. Phát biểu định luật I Niu-tơn. Quán tính là gì ?
10. Phát biểu và viết hệ thức của định luật II Niu-tơn.
11. Phát biểu và viết hệ thức của định luật III Niu-tơn.
12. Phát biểu và viết hệ thức của định luật vạn vật hấp dẫn.
13. Lực đàn hồi của lò xo xuất hiện khi nào? Trình bày phương, chiều và độ lớn lực đàn hồi của lò
xo. Phát biểu định luật Húc.


14. Lực ma sát trượt xuất hiện khi nào? Nêu những đặc điểm của lực ma sát trượt. Công thức tính
lực ma sát trượt.
15. Phát biểu định nghĩa và viết biểu thức của lực hướng tâm.
III/. Chương 3
Tĩnh học vật rắn
16. Nêu điều kiện cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của hai lực; ba lực không song song. Quy
tắc tổng hợp hai lực đồng quy.
17. Định nghĩa momen lực. Nêu điều kiện cân bằng của một vật rắn có trục quay cố định.
18. Quy tắc tổng hợp hai lực song song cùng chiều.
19. Các dạng cân bằng. Điều kiện cân bằng của vật rắn có mặt chân đế.
20. Ngẫu lực là gì? Đặc điểm và công thức tính momen của ngẫu lực.
B. Bài tập
1. Tính vận tốc, thời gian, quãng đường đi được trong chuyển động thẳng đều. Viết phương trình
của chuyển động thẳng đều.
2. Tính vận tốc, gia tốc, thời gian, quãng đường đi được trong chuyển động thẳng biến đổi đều,
trong chuyển động rơi tự do.
3. Tính chu kỳ, tần số, tốc độ góc, tốc độ dài, gia tốc hướng tâm, lực hướng tâm trong chuyển
động tròn đều.
4. Tính lực hấp dẫn giữa hai vật.
5. Tính lực đàn hồi, độ biến dạng của lò xo.
6. lực hướng tâm trong chuyển động tròn đều.
7. Vận dụng các định luật Niu – tơn khảo sát chuyển động của vật trên mặt phẳng ngang, mặt
phẳng nghiêng có ma sát. (Tính a, v, s, t, µ , Fms, Fk ….)
Cho µ , Fk … Tính a, v, s, t…
a.
Cho v, s, t… tính a, µ , Fms, Fk….
b.
8. Viết phương trình quỹ đạo, tính thời gian rơi, tầm ném xa của vật ném ngang từ độ cao h.
9. Bài tập áp dụng quy tắc hợp hai lực song song cùng chiều.
10. Tính momen lực. Bài tập áp dụng quy tắc momen.

…………………. Hết …………………..



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×