Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

de cuong on tap chuong ii ly 10 28922

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.65 KB, 3 trang )

Onthionline.net

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I K.10 CƠ BẢN.
CHƯƠNG 2:
Câu 1: Phát biểu định nghĩa lực và điều kiện cân bằng của một chất điểm.
_ Lực là đại lượng vec tơ đặc trưng tác dụng của vật này lên vật khác mà kết quả là
gây ra gia tốc cho vật hoặc làm cho vật bị biến dạng.
_ Muốn cho một chất điểm cân bằng thì hợp lực của các lực tác dụng lên vật phải
bằng không.

ur uu
r uu
r
uur r
F = F1 + F2 + ... + FN = 0

Câu 2: Tổng hợp lực là gì ? Phát biểu quy tắc hình bình hành.
_ Tổng hợp lực: là thay thế các lực tác dụng đồng thời vào cùng một vật bằng một
lực có tác dụng giống hệt như các lực ấy.
_ Quy tắc: Nếu hai lực đồng quy tạo thành hai cạnh của hình bình hành, thì đường
chéo kẻ từ điểm đồng quy
hợp
ur biểu
uu
rdiễnuu
r lực của chúng.
F = F1 + F2
Câu 3: Phát biểu định luật I, II, III Newton, biểu thức.
_ Định luật I: Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của
các lực có hợp lực bằng không, thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển
động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.


_ Định luật II: Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của
gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.

u
r
r
u
r
r
F
a = hay F =ma
m

_ Định luật III: Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật
B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này có cùng giá, cùng độ lớn, nhưng ngược
chiều.

uuu
r
uuur
FBA = −FAB

Câu 4: Nêu được quán tính của vật là gì và nêu ví dụ về quán tính.
_ Quán tính là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ
lớn.
_ Thí dụ: học sinh tự nêu thí dụ.
Câu 5: Nêu đặc điểm của lực và phản lực.
_ Lực và phản lực luôn xuất hiện ( hoặc mất đi ) đồng thời.
_ Lực và phản lực có cùng giá, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều.
_ Lực và phản lực không cân bằng nhau vì chúng tác dụng vào hai vật khác nhau.

Câu 6: Phát biểu định luật vạn vật hấp dẫn, biểu thức.
Lực hấp dẫn giữa hai chất điểm bất kỳ tỉ lệ thuận với tích của hai khối lượng của
chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.


Onthionline.net

Fhd = G

m1m2
r2

Câu 7: Phát biểu định luật Hooke ( Húc ), biểu thức.
Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn của lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng
của lò xo.

Fdh =k ∆l
Câu 8: Viết công thức lực ma sát trượt và điều kiện xuất hiện của lực ma sát trượt.

Fmst = µN

Lực ma sát trượt xuất hiện khi một vật trượt trên mặt một vật khác.
Câu 9: Phát biểu và viết công thức lực hướng tâm.
Lực ( hay hợp lực của các lực ) tác dụng vào một vật chuyển động tròn đều và gây ra
cho vật gia tốc hướng tâm gọi là lực hướng tâm.

mv 2
Fht = maht =
= mω 2 r
r

CHƯƠNG 3:
Câu 1: Phát biểu điều kiện cân bằng của một vật rắn chịu tác dụng của hai lực và ba
lực không song song.
_ Điều kiện cân bằng của một vật rắn chịu tác dụng của hai lực: Muốn cho một vật
rắn chịu tác dụng của hai lực ở trạng thái cân bằng thì hai lực đó phải cùng giá, cùng độ
lớn và ngược chiều.

uu
r
uu
r
F1 = − F2

_ Điều kiện cân bằng của một vật rắn chịu tác dụng của ba lực:
• Ba lực phải có giá đồng phẳng và đồng quy.
• Hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba.

uu
r uur
uu
r
F1 + F2 = − F3

Câu 2: Phát biểu quy tắc tổng hợp lực đồng quy.
Muốn tổng hợp hai lực có giá đồng quy, trước hết ta phải trượt hai vec tơ lực trên giá
của chúng đến điểm đồng quy, rồi áp dụng quy tắc hình bình hành để tìm hợp lực.
Câu 3: Phát biểu định nghĩa và công thức momen lưc, đơn vị.
Momen lực đối với một trục quay là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực
và được đo bằng tích của lực với cánh tay đòn của lực.


M = Fd

Câu 4: Quy tắc xác định hợp lực của hai lực song song cùng chiều, công thức.
_ Hợp lực của hai lực song song cùng chiều là một lực song song, cùng chiều, có độ
lớn bằng tổng các độ lớn của hai lực ấy.


Onthionline.net

_ Giá của hợp lực chia khoảng cách giữa hai giá của hai lực song song thành những
đoạn tỉ lệ nghịch với độ lớn của hai lực ấy.

F = F1 +F2
F1
d
= 2
F2
d1
Câu 5: Thế nào là cân bằng bền, không bền, phiếm định ? Điều kiện cân bằng của
một vật có mặt chân đế.
_ Cân bằng bền: Khi một vật lệch khỏi vị trí cân bằng mà trọng lực có xu hướng kéo
nó về vị trí cân bằng.
_ Cân bằng không bền: Khi một vật bị kéo lệch khỏi vị trí cân bằng mà trọng lực có
xu hướng kéo vật ra xa vị trí cân bằng.
_ Cân bằng phiếm định: Khi một vật bị kéo lệch khỏi vị trí cân bằng mà trọng lực có
xu hướng giữ nó đứng yên ở vị trí mới.
_ Điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế: giá của trọng lực phải xuyên qua
mặt chân đế ( trọng tâm “rơi” trên mặt chân đế ).
Câu 6: Thế nào là chuyển động tịnh tiến ?
Chuyển động tịnh tiến của một vật rắn là chuyển động trong đó đường nối hai điểm

bất kỳ của vật luôn luôn song song với chính nó.



×