Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

de cuong on thi hki vat ly 10 74760

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.99 KB, 2 trang )

onthionline.net
– 2012

Trường THPT Hướng Phùng

Đề cương ôn tâp học kì I lớp 11CB 2011

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KỲ I LỚP 11 CB
A. Lý thuyết
Chương 1: Điện tích – Điện trường
1.Định luật Cu lông ( phát biểu, viết biểu thức và giới hạn vận dụng định luật)
2. Vận dụng thuyết electron để giải thích sự nhiễm điện của các vật (nhiễm điện do cọ xát, do tiếp xúc
và do hưởng ứng)
3. - Khái niệm cường độ điện trường, vectơ cường độ điện trường do 1 điện tích điểm gây ra.
- Nguyên lý chồng chất điện trường.
4. Công của lực điện. Đặc điểm của công của lực điện.
5. Viết hệ thức lien hệ giữa hiệu điện thế và cường độ điện trường,nêu rõ điều kiện áp dụng hệ thức đó
Chương 2: Dòng điện không đổi
1.
2.
3.
4.

Điện năng tiêu thụ của đoạn mạch. Công suất của đoạn mạch
Phát biểu định luật jun-lenxơ,viết biểu thức.
Phát biểu và viết biểu thức định luật Ôm đối với toàn mạch?
Tính Eb , rb khi nguồn ghép nối tiêp, ghép song song.

Chương III: Dòng điện trong các môi trường
1. Bản chất điện của môi trường kim loại và chất điện phân.
2. So sánh bản chất điện của môi trường kim loại và chất điện phân.


3. Các định luật Faraday và công thức Faraday.
B. Bài tập
1. Bài tập về định luật Cu long
2. Bài tập về cường độ điện trường và nguyên lý chồng chất cường độ điện trường.
3. Bài tập về công của lực điện
4. Bài tập về định luật Ôm cho toàn mạch (dưới 3 điện trở , 3 nguồn điện)? Hiệu suất nguồn điện và
công suất điện?
5. Bài tập về nguôn nối tiếp hay song song
6. Bài tập về công thức Faraday.

MỘT SỐ BAI TẬP THAM KHẢO
CHƯƠNG I
Câu 1 : Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong chân không cách nhau một khoảng r1 = 2(cm). Lực đẩy giữa
chúng là F1=1,6.10-4(N). Để lực tương tác giữa hai điện tích đó bằng F2=2,5.10-4 (N) thì khoảng cách giữa
chúng là bao nhiêu?
Câu 2: Khoảng cách giữa một prôton và một êlectron là r=5.10-9(cm), coi rằng prôton và êlectron là các
điện tích điểm. Tính lực tương tác giữa chúng
Câu 3: Có hai điện tích q1 = 2.10-6 (C), q2 = - 2.10-6 (C), đặt tại hai điểm A, B trong chân không và cách
nhau một khoảng 6 (cm). Một điện tích q 3 = 2.10-6 (C), đặt trên đường trung trực của AB, cách AB một
khoảng 4 (cm). Tính độ lớn của lực điện do hai điện tích q1 và q2 tác dụng lên điện tích q3
Câu 4: Cường độ điện trường gây ra bởi điện tích Q = 5.10 -9(C), tại một điểm trong chân không cách điện
tích một khoảng 10 (cm) có độ lớn bao nhiêu?
Câu 5: Hai điện tích q1 = 5.10-9 (C), q2 = - 5.10-9 (C) đặt tại hai điểm cách nhau 10 (cm) trong chân không. Xác
định cường độ điện trường tại điểm nằm trên đường thẳng đi qua hai điện tích và cách đều hai điện tích

1


onthionline.net
Trường THPT Hướng Phùng

Đề cương ôn tâp học kì I lớp 11CB 2011
– 2012
Câu 6: Công của lực điện trường làm di chuyển một điện tích giữa hai điểm có hiệu điện thế U = 2000(V)
là A = 1(J). Tính độ lớn của điện tích đó
Câu 7: Một electron di chuyển dọc theo đoạn MN trong điện trường E = 3000V/m, biết MN =5cm và MN
hợp với đường sức 1 góc 600. Tính công của lực điện trường tác dụng lên electron

uuur

ur

Câu 8: Cho tam giác ABC vuông tại A, đặt trong điện trường đều có E = 1000V/m. CA ↑↑ E . AC = 4cm,
AB = 5cm. Tính công của lực điện trường khi dịch chuyển electron từ B đến C
CHƯƠNG II
Câu 1: Một nguồn điện có điện trở trong 1 Ω được mắc với điện trở 5Ω thành mạch kín. Khi đó hiệu điện
thế giữa hai cực của nguồn điện là 12V. Tính suất điện động của nguồn điện
Câu 2: Một nguồn điện có suất điện động 10V, điện trở trong 2Ω, được mắc với điện trở 3Ω thành mạch
kín. Tính hiệu điện thế hai đầu nguồn điện
Câu 3: Cho mạch điện như hình vẽ, các nguồn giống nhau, suất điện động của
mỗi nguồn là 3V, điện trở trong là 1Ω, R1 = 14 Ω, bóng đèn 6V-4W. Tính
a. Suất điện động của bộ nguồn, điện trở trong của bộ nguồn
b. Tính cường độ dòng điện chạy trong mạch chính.
c. Tính hiệu suất của bộ nguồn.
Câu 4: Cho mạch điện như hình vẽ, bộ nguồn gồm 4 pin mắc nối tiếp, suất điện
động của mỗi pin là 1,5V, điện trở trong là 1Ω, R 1 = 8 Ω, bóng đèn 6V-3W.
Tính
a. Suất điện động của bộ nguồn, điện trở trong của bộ nguồn
b. Tính cường độ dòng điện chạy trong mạch chính.
c. Tính hiệu suất của bộ nguồn
Câu 5: Một mạch điện có 2 điện trở 3 Ω và 6 Ω mắc song song được nối với

một nguồn điện có điện trở trong 1 Ω. Tính hiệu suất của nguồn điện
CHƯƠNG III
Câu 1: Cho dòng điện chạy qua bình điện phân đựng dung dịch muối của niken, có anôt làm bằng niken,
biết nguyên tử khối và hóa trị của niken lần lượt bằng 58,7 và 2. Trong thời gian 1giờ dòng điện 10A đã sinh
ra một khối lượng niken bằng bao nhiêu?
Câu 2: Một bình điện phân đựng dung dịch bạc nitrat với anốt bằng bạc. Điện trở của bình điện phân là R=
2 (Ω). Hiệu điện thế đặt vào hai cực là U = 10 (V). Tính khối lượng bạc bám vào cực âm sau 2 giờ
Câu 3: Điện phân dung dịch H2SO4 với dòng điện có cường độ I. Sau 32 phút 10 giây thể tích khí ôxy (ở
điều kiện tiêu chuẩn) thu được ở anôt là 224 cm 3 . Tính giá trị của I
Câu 4: Điện phân dung dịch H2SO4 với các điện cực platin, người ta thu được khí hiđrô ở catot. Nếu cho
dòng điện có cường độ I = 2 A đi qua bình điện phân trong 36 phút thì
thể tích khí hiđrô thoát ra trong điều kiện chuẩn là bao nhiêu?
Câu 5: Cho mạch điện như hình vẽ. Các nguồn điện giống nhau, mỗi
nguồn có ξ = 9V, r = 2Ω. R1 = 6Ω, R2 = 6Ω. Bình điện phân dung dịch
AgNO3, anot bằng bạc, điện trở của bình điện phân là 3Ω. Tính
a. Công suất tỏa nhiệt trên R2.
b. Điện năng tiêu thụ trên R2 trong thời gian 1h.
c. Lượng bạc bám vào catot trong thời gian 16phút 5giây.

2



×