Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

SKKN Nâng cao chất lượng giảng dạy môn tập đọc lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.21 KB, 7 trang )

1. Phần mở đầu
1.1. Lý do chọn Sáng kiến
Từ khi tôi bước vào nghề dạy học thấm thoát đến nay tôi đã dạy học được hơn
20 năm. Mặc dù, được tổ chức phân công từ miềm núi đặc biệt khó khăn sau trở về
quê hương dạy học thuộc vùng chiêm trũng quanh năm đồng trắng, nước trong.
Và giờ đây tôi đang công tác tại trường tiểu học Lãng Sơn. Trong suốt thời gian đó
tôi được phân công giảng dạy ở tất cả các khối lớp 1,2,3,4,5. Cho dù dạy học khối
lớp nào hay ở đâu, vùng miền nào đi chăng nữa nhưng tôi vẫn đau đáu một điều
làm thế nào đó giúp các em học sinh học tốt phân môn Tiếng Việt.
Tôi nhận thấy rằng môn Tiếng Việt là một trong những môn trọng tâm của bậc
tiểu học, Tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ, do vậy ngay từ lớp học đầu cấp một học sinh đã
được học tất cả các chữ ghi âm, ghép vần, tiếng, từ, đoạn văn, thơ… Các đoạn văn thơ
lớp 4 có rất nhiều thể loại, việc dạy học tập sao cho đạt hiệu quả, góp phần để học sinh
học tốt môn Tiếng Việt thì nhiệm vụ đề ra phải có phương pháp giảng dạy phù hợp, có
sự định hướng của giáo viên để phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập. Đó là
lòng yêu nghề của người giáo viên trong đó cũng là của bản thân tôi.
Đặc biệt là khi được điều động đến công tác tại trường tiều học Lãng Sơn. Tôi
được Ban giám hiệu nhà trường phân công tôi chủ nhiệm và giảng dạy lớp 4 trong
nhiều năm liền. Và năm nào cũng vậy, ngay từ đầu năm học ngoài việc tổ chức cho
các em học sinh tham gia vệ sinh trường lớp theo khu vực đã được phân công, học
nội quy lớp học, giáo dục kĩ năng sống cùng với việc tổ chức cho học sinh tự bầu
bộ máy hội đồng tự quản của lớp mình phụ trách. Tôi còn tập trung kiểm tra việc
học của từng học sinh qua các môn học để phân loại học sinh ngay từ đầu năm học.
Từ đó có kế hoạch phối hợp cùng gia đình phụ huynh học sinh thông qua cuộc họp
phụ huynh đầu năm để cùng nhau trao đổi tìm ra phương pháp giảng dạy và giáo
dục học sinh đạt kết quả tốt nhất.
Từ việc giảng dạy và theo dõi học sinh qua những tuần học đầu tiên về việc
học tập các môn học của các em. Tôi thấy trong phân môn Tiếng Việt nhiều em sử
dụng câu từ để viết văn chưa diễn đạt được ý, một số câu văn còn lủng củng và
những em đó thường đọc bài chưa lưu loát, đọc còn nhỏ. Một số em đọc ngắt nghỉ
hơi chưa chính xác, trong khi đọc mồm đọc theo kiểu “nhát gừng”. dẫn đến câu


văn chưa thể hiện được nội dung, hình ảnh, tâm trạng của nhân vật, chưa biểu đạt

1


được ý nghĩa của sự vật. Nhằm giúp các em học sinh lớp 4 hứng thú, đọc, cảm
nhận văn bản tốt hơn . Để những tiết học Tập đọc lớp 4 đạt kết quả cao nhất.
Vì lý do trên tôi chọn sáng kiến kinh nghiệm “Nâng cao chất lượng giảng
dạy phân môn tập đọc lớp 4”. Để nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
1.2. Điểm mới trong Sáng kiến
- Sáng kiến này, giúp các em học sinh được tiếp cận phần tập đọc qua một số
đoạn văn, đoạn thơ với nhiều thể loại: Miêu tả, kể chuyện, tường thuật… để đọc
lưu loát diễn cảm và cảm thụ cái hay, cái đẹp của văn học trên cơ sở trau dồi vốn
tiếng Việt ngày càng chính xác, phong phú. Qua mỗi văn bản của bài tập đọc, học
sinh sẽ học được nhiều cái mới nâng tầm nhận thức, khêu gợi ở học sinh những
cảm xúc thẩm mĩ, gợi mở cho các em những ý thức tốt đẹp, góp phần xây dựng
tình cảm yêu thiên nhiên, yêu đất nước,yêu cuộc sống, có tình cảm lành mạnh.
- Lấy bài tập đọc để làm điểm tựa để dạy từ ngữ, ngữ pháp, tập làm văn…
Nhiệm vụ của phân môn này là rèn luyện các kỹ năng đọc thơ, văn, cảm thụ văn
học và liên hệ với cuộc sống thực tế. Kết hợp bổ sung kiến thức về từ ngữ, ngữ
pháp văn học cho học sinh.
2. Phần nội dung
2.1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu
- Thuận lợi:
+ Phòng Giáo dục hướng dẫn, tư vấn sinh hoạt chuyên môn theo hướng
nghiên cứu bài học.
+ Nhà trường đã tổ chức những buổi chuyên đề về phân môn Tập đọc.
+ Giáo viên nhiệt tình trong công tác, có vốn từ ngữ về Tiếng Việt nhất định.
+ Có nhiều bài Tập đọc phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học gây hứng thú
cho các em khi học bài.

+ Học sinh ngoan ngoãn đã có sự chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên.
+ Học sinh có vốn từ ngữ về Tiếng Việt nhất định.
- Khó khăn:
+ Học sinh ngắt nghỉ lung tung khi đọc bài.
+ Học sinh mắc lỗi đọc sai theo vùng miền, địa phương.
+ Học sinh chưa biết thể hiện diễn cảm văn bản khi chưa có sự hướng dẫn của
giáo viên.

2


+ Có những bài tập đọc đòi hỏi học sinh phải có óc tưởng tưởng, phải đọc
nhiều lần mới hiểu.
+ Giáo viên chưa quan tâm đến việc rèn luyện kỹ năng đọc văn cho học sinh,
chưa chú trọng phát huy đọc diễn cảm và sáng tạo.
+ Việc giúp học sinh cảm thụ, đọc có suy ngẫm, tưởng tượng, liên hệ với cuộc
sống chưa sâu.
+ Kết hợp củng cố, bổ sung kiến thức về từ ngữ, ngữ pháp, giá trị nghệ thuận,
giúp tích lũy vốn hiểu biết về thực tế vận dụng viết văn chưa đồng bộ.
Vì vậy, để có phương pháp tích cực nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy
phân môn tập đọc là cần thiết.
2.2. Các giải pháp
1. Chuẩn bị của giáo viên.
Tiến hành soạn bài đầy đủ, xác định rõ mục đích, yêu cầu, trọng tâm bài.
Xây dựng hệ thống câu hỏi có sự liên kết, hướng mở rộng nhằm nâng cao
kiến thức cho học sinh.
Chuẩn bị đồ dùng trực quan: Rõ ràng, đẹp, màu sắc sinh động, tạo hứng thú
học tập cho học sinh.
Thầy không phải là người chỉ truyền đạt kiến thức cho học sinh mà là người
tổ chức định hướng, giúp cho học sinh chủ động, tự lực, tự chiếm lĩnh tri thức mới,

vận dụng tri thức mới vào thực tiễn.
Giáo viên tránh nói nhiều, phải biết sử dụng đồ dùng dạy học (chữ mẫu) một
cách hợp lý, giúp học sinh tự nhận xét, phân tích và tích cực rèn luyện, giáo viên
phải thường xuyên sâu sát với học sinh, giải quyết kịp thời những tình huống có
thể xảy ra trong quá trình học tập của học sinh.
Phát huy trí tuệ sáng tạo của học sinh, trình bày bài bộc lộ khả năng của các
em, giáo viên có điều kiện bồi dưỡng, giúp đỡ thêm. Về phía học sinh, các em
không bị dập khuôn, gò bó một cách máy móc, học sinh có hứng thú học tập, có
niềm tin vào khả năng của mình.
Qua phần cơ sở thực tiễn ta thấy nâng cao chất lượng dạy học phân môn tập
đọc lớp 4 theo tôi cần áp dụng đồng bộ các biện pháp sau:
2. Phải đảm bảo rèn luyện tốt kỹ năng đọc cho học sinh.
a. Dạy phát âm đúng, rõ tiếng.

3


Tiếng Việt rất phong phú, ở mỗi vùng miền của đất nước, từng vùng dân tộc có
cách phát âm tiếng phổ thông khác nhau. Bởi vậy, khi dạy giáo viên cần hướng dẫn
phân biệt để đọc đúng, rõ các phụ âm đầu, vần và dấu thanh thì mời đọc và viết đúng từ
ngữ của Tiếng Việt, biết ngắt hơi, thể hiện giọng đọc của từng nhân vật.
Ví dụ: Khi phát âm B, P và V đều là âm môi, nhưng khi phát âm B thì môi
mím tạo thành chữ tắc, khi phát âm P thì luồng hơi cần mạnh hơn để phát bật chỗ
cản của môi, phát âm V thì môi và răng tạo thành khe hở cho luồng hơi phát ra.
Đặc biệt đối với học sinh là người dân tộc, nhiều em không phân biệt rõ:
Thanh (~) và thanh ( / ). Khi đọc: “Chị ngã em nâng” thành “Chị ngá em nâng” ;
hoặc thanh ( ? ) và thanh ( . ) . Khi đọc “Bưởi ngọt” thành “Bượi ngọt” … Nhiều
học sinh còn phát âm không rõ như: “Đêm khuya” thành “Đêm khuê” hoặc “Lo
lắng” thành “no nắng”
Do vậy giáo viên phải chú trọng rèn luyện đọc sát với thực tế học sinh trong lớp.

Ví dụ: Để phát âm L thì khi phát âm đầu lưỡi nhọn và cong lên, với N thì đầu
lưỡi rộng, thẳng đẩy ra ngoài.
Để phát âm: Quả bưởi (thành nói quạ bượi) thì luồng hơi để tạo đúng tiếng thì
luồng hơi đi thẳng từ cuối lưỡi và hơi dài hơn khi phát âm.
b. Dạy đọc trôi chảy.
Đối tượng học sinh lớp 4 không đọc ê, a ngắc ngứ nữa nên yêu cầu đọc lưu
loát, trôi chảy phải được cao lên mức đọc thành cụm từ, thành ý, biết ngắt nghỉ
theo hơi ý, các dấu câu được đọc thơ các em phải có ý thức về cấu trúc câu.
Ví dụ: Ngắt hơi sau những dòng thơ ngắn 2 –> 3 tiếng xen kẽ với những dòng
thơ dài:
“Tre xanh /,
Xanh tự bao giờ? //
Chuyện ngày xưa … / đã có bờ tre xanh … //
Đọc ngắt hơi sau dòng thơ ngắn biết kết hợp nhấn giọng các điệp ngữ như sau:
“… Mai sau, /
Mai sau, /
Mai sau, /
4


Đất xanh/ tre mãi xanh màu / tre xanh //”
(Tre Việt Nam – Tiếng Việt lớp 4 tập 1)
Hoặc:
“ Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành, phượng đây là cả một
loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của xã hội
tươi thắm, người ta quên đóa hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán hoa
lớn xòe ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau”.
(Tiếng Việt lớp 4 tập 2 bài “Hoa học trò”
c. Giáo viên cho học sinh chia đoạn và gọi học sinh đọc nối tiếp mỗi em một
đoạn, yêu cầu đọc trôi chảy, phát âm đúng. Giáo viên có thể cho học sinh 3 lượt,

sau đó ghi từ khó lên bảng, gọi một số em đọc từ khó, kết hợp sửa lỗi phát âm cho
học sinh. Gọi học sinh đọc phần chú giải, giáo viên cho học sinh giải nghĩa một số
từ khó ở sách giáo khoa.
d. Luyện đọc theo cặp.
Gọi học sinh luyện đọc theo từng cặp, mỗi học sinh đọc một đoạn, tiếp đó cho
1 –> 2 học sinh đọc cả bài
đ. Giáo viên đọc mẫu toàn bài, nhấn giọng một số từ như: Phượng không phải
là một đóa, không phải là một cành.
3. Đọc diễn cảm.
Do ảnh hưởng của ngôn ngữ địa phương, đa số học sinh phát âm một số từ và
dấu câu không chính xác, do vậy khi dạy luyện đọc diễn cảm, giáo viên phải chú ý
đến cách phát âm từ khó có trong bài. Yêu cầu học sinh luyện đọc, giáo viên kết
hợp chỉnh sửa.
Giáo viên gọi 2 học sinh đọc đoạn thơ chép sẵn trên bảng lớp, gọi học sinh
xác định khi đọc đoạn thơ này cần nhấn giọng ở những từ ngữ nào, sau khi học
sinh tìm từ cần nhấn giọng, giáo viên gạch chân những từ đó, sau đó cho học sinh
luyện đọc theo cặp và thi đọc diễn cảm cả đoạn thơ.
Ví dụ:
Mặt trời xuống biển / như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa
5


Đoàn thuyền đánh cá / lại ra khơi
Câu hát căng buồm / cùng gió khơi
Ta hát bài ca gọi cá vào
Gõ thuyền / đã có nhịp trăng cao
Biển cho ta cá / như lòng mẹ
Nuôi lớn lòng ta / tự buổi nào.
4. Luyện đọc thuộc lòng.

Tổ chức cho học sinh đọc thuộc lòng.
Tổ chức cho học sinh thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ và cả bài thơ.
5. Kết hợp củng cố, bổ sung kiến thức về viết văn cho học sinh.
Chương trình Tiếng Việt ở cấp tiểu học lấy các đoạn văn, đoạn thơ trong môn
tập đọc làm điểm tựa để dạy luyện từ và câu và tập làm văn.
Hướng dẫn học sinh tham khảo các bài tập.
Các bài tập đọc về mẫu văn miêu tả các bộ phận của con vật ở lớp 4 nhằm cho
học sinh quan sát các bộ phận của con vật, quan sát bằng nhiều giác quan, mắt
nhìn, tai nghe…
Sắp xếp các mẫu câu văn thành đoạn văn miêu tả con vật. Biết dùng từ đặt
câu, cách dùng hình ảnh, chi tiết, cách sử dụng biện pháp nghệ thuật quen thuộc so
sánh, nhân hóa. Biết xác định trọng tâm của bài tập làm văn.
Ví dụ: Hình ảnh so sánh, bốn cái cánh mỏng như giấy bóng, hai con mắt long
lanh như thủy tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu.
Hình ảnh so sánh cho ta hình dung ra đôi cánh và cặp mắt của chú chuồn
chuồn. Hình ảnh so sánh giúp ta hình dung được chú chuồn chuồn này màu vàng
nhạt, chú nhỏ xíu rất đáng yêu.
Hình ảnh nhân hóa: Bốn cánh khẽ rung rung như còn đang phân vân, hình ảnh này
thể hiện chú chuồn chuồn đang rung nhẹ đôi cánh và tâm trạng phân vân, tác giả tả chú
chuồn chuồn có tâm trạng phân vân như con người qua đôi cánh mỏng, khẽ rung rung
khiến tác giả có cảm giác chú đang hồi hợp chưa quyết định đậu hay bay.

6


3. Phần kết luận
3.1. Ý nghĩa phạm vi áp dụng của Sáng kiến
Nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn tập đọc lớp 4 giúp học sinh phát huy
được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, việc học tập đạt kết quả khi tự học
sinh khám phá ra nội dung mới của bài học. Giáo viên chủ yếu xây dựng cho học sinh

lòng yêu thích môn luyện đọc để không ngừng nâng cao nhận thức trong phân môn.
Góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Để nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn tập đọc lớp 4, ngoài việc áp dụng
các bước lên lớp, giáo viên cần phải áp dụng đồng bộ các bước như đã nêu trên.
+ Rèn kỹ năng cho học sinh.
+ Cảm thụ bài
+ Kết hợp củng cố, bổ sung kiến thức về từ ngữ, ngữ pháp về phương pháp
viết văn cho học sinh.
Sáng kiến kinh nghiệm này có thể áp dụng đối với học sinh tiểu học trong
toàn huyện.
3.2. Kiến nghị, đề xuất
Ngày

tháng 4 năm 2017

CHỦ SỞ HỮU SÁNG KIẾN

Ngày 26 tháng 4 năm 2017
TÁC GIẢ SÁNG KIẾN

Vũ Thị Hường

7



×