Tải bản đầy đủ (.pdf) (183 trang)

Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Phú Yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.14 MB, 183 trang )

Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Phú Yên

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ……………………………………………. v
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ………………………………………………. vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ………………………………………. ..viii
MỞ ĐẦU …………………………………………………………………….. 1
I. Tính cần thiết phải lập kế hoạch phòng ngừa, ứng phó
sự cố hóa chất cấp tỉnh ........................................................................................... 1
1. Sự cần thiết phải xây dựng Kế hoạch ……………………………………….. 1
2. Mục đích của Bản Kế hoạch ………………………………………………… 2
3. Yêu cầu của bản kế hoạch…………………………………………………….2
II. Các căn cứ pháp lý để lập kế hoạch phòng ngừa,
ứng phó sự cố hóa chất ………………………………………………………..2
CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN,
KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH PHÚ YÊN ............................................................ 6
I. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................6
1. Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính ..............................6
2. Đặc điểm địa hình, mạng lưới sông suối……………………………………...8
3. Đặc điểm khí hậu…………………………………………………………….. 9
II. Đặc điểm kinh tế - xã hội ………………………………………………

13

1. Dân cư và lao động ………………………………………………………….13
2. Cơ sở hạ tầng ……………………………………………………………… 13
3. Khái quát về tình hình phát triển KTXH của tỉnh Phú Yên ……………… 14
CHƯƠNG II. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG HÓA CHẤT
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH, TÌNH HÌNH SỰ CỐ HÓA CHẤT
VÀ NĂNG LỰC ỨNG PHÓ CỦA TỈNH …………………………………...18
I. Phạm vi nghiên cứu và tình hình hoạt động sản xuất,


kinh doanh, sử dụng hóa chất nguy hiểm trên địa bàn tỉnh ……………….18
1. Phạm vi nghiên cứu …………………………………………………………18
2. Tổng hợp dữ liệu hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng
hóa chất của các cơ sở có sử dụng hóa chất …………………………………...18
3. Danh sách các cơ sở, các khu vực có nguy cơ bao gồm
các khu vực sản xuất hóa chất, kinh doanh, sử dụng và
lưu trữ hóa chất khối lượng lớn ………………………………………………..26
4. Thống kê tên và số lượng hóa chất trên địa bàn tỉnh,
i


Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Phú Yên

tính hóa lý của các loại hóa chất ……………………………………………….27
5. Tình hình, mức độ chấp hành hay vi phạm các quy định của pháp luật
về hóa chất của các cơ sở trên địa bàn tỉnh, tình hình xây dựng Kế hoạch/
Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất và trang bị hệ thống
phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất của các cơ sở/
doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh…………………………………………………27
II. Đánh giá tình hình sự cố hóa chất đã xảy ra trên địa bàn
trong thời gian qua trên cơ sở thông tin đã thu thập. Xác định
một số nguyên nhân xảy ra sự cố: nguyên nhân chủ quan
(con người, thiết bị không đảm bảo an toàn), nguyên nhân
khách quan (thời tiết, phá hoại,…) …………………………………………28
1. Tình hình sự cố hóa chất đã xảy ra trên địa bàn tỉnh ………………………..28
2. Nguyên nhân xảy ra sự cố ………………….………………………….……30
III. Xác định các nguy cơ gây ra sự cố hóa chất lớn (địa điểm,
loại hình sản xuất, kho chứa, vận chuyển hóa chất trên địa bàn)………….31
1. Tính dễ cháy, nổ của hóa chất……………………………………………….31
2. Xác định nguy cơ xảy ra sự cố hóa chất lớn trên địa bàn tỉnh………………34

IV. Đánh giá năng lực về con người, trang thiết bị phục vụ ứng phó sự cố
hóa chất của các cơ sở và của các cơ quan chức năng (mặt làm được và mặt
chưa làm được do khách quan, chủ quan) ………………………………… 36
1. Đánh giá năng lực về con người, trang thiết bị phục vụ ứng phó sự cố hóa
chất của các cơ sở và của các cơ quan chức năng ……………………………..36
2. Năng lực huy động, điều phối lực lượng ứng phó sự cố hóa chất của chính
quyền địa phương ……………………………………………………...………37
CHƯƠNG III. KẾ HOẠCH PHÒNG NGỪA SỰ CỐ HÓA CHẤT ……...38
I. Kế hoạch kiểm tra, giám sát nguồn nguy cơ xảy ra sự cố ……….………38
1. Kế hoạch kiểm tra …………………………………………………………...38
2. Kế hoạch giám sát ………………………………………………………..…39
II. Thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra tuân thủ quy định về an toàn hóa
chất, kiểm tra tính sẵn sàng lực lượng để ứng phó sự cố hóa chất ………..40
III. Giải pháp về quản lý …………………………………………………….40
1. Các kiến nghị về tổ chức sản xuất, hoạt động hóa chất nhằm
giảm thiểu tác hại của sự cố có thể xảy ra (có tính đến điều kiện
tự nhiên, xã hội: mưa bão, lũ lụt, động đất, sông ngòi,…)……..........................40
2. Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong công tác phòng ngừa ứng phó sự
cố hóa chất ……………………………………………………………………..44
3. Cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan chức năng trên địa bàn ………45
ii


Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Phú Yên

IV. Giải pháp nâng cao năng lực của người lao động, cơ sở hóa chất
trong hoạt động phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất ……………………..48
1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các cơ sở hoạt động hóa chất trong việc
tuân thủ quy định quản lý hóa chất và các cơ quan quản lý có liên quan ……..48
2. Giáo dục, đào tạo kỹ thuật an toàn hóa chất cho người lao động tiếp xúc với

hóa chất trong quá trình làm việc ……………………………………………..49
3. Rà soát, yêu cầu các chủ đầu tư dự án, chủ doanh nghiệp hoạt động hóa chất
xây dựng Kế hoạch hoặc Biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất theo
quy định của pháp luật ………………………………………………………..49
CHƯƠNG IV. KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH ……………………………………………………………………50
I. Phân vùng, phân cấp theo khả năng cháy nổ ……………………………50
1. Phân vùng theo khả năng cháy, nổ ………………………………………….50
2. Phân cấp sự cố hóa chất ……………………………………………………..51
II. Xây dựng các kịch bản sự cố hóa chất lớn có thể xảy ra
(sự cố cháy nổ, rò rỉ, tràn đổ hóa chất,...) xác định khu vực
chịu ảnh hưởng của các sự cố hóa chất này ...................................................53
1. Xây dựng kịch bản xảy ra sự cố rò rỉ, tràn đổ và cháy nổ hóa chất khi vận
chuyển bằng đường thủy, đường bộ và khu vực bị ảnh hưởng ..........................53
2. Xây dựng kịch bản xảy ra sự cố cháy kho xăng dầu
và khu vực bị ảnh hưởng ………………………………………...………….…60
3. Xây dựng kịch bản xảy ra sự cố rò rỉ, cháy nổ trạm sang chiết gas và khu vực
bị ảnh hưởng …………………………………………………………………...62
4. Xây dựng kịch bản xảy ra sự cố cháy kho chứa hóa chất của các cơ sở sản
xuất, kinh doanh có sử dụng hóa chất và khu vực bị ảnh hưởng ………………65
5. Xây dựng kịch bản sự cố có thể xảy ra trong quá trình sản xuất kinh doanh
hóa chất (như rò rỉ khí độc, tràn hóa chất và cháy hóa chất) và khu vực bị ảnh
hưởng …………………………………………………………………………..69
II. Dự báo tình huống, diễn biến của các nguy cơ xảy ra sự cố để lựa chọn
phương án ứng cứu tương ứng và phù hợp …………………...……………73
1. Dự báo tình huống, diễn biễn sự cố rò rỉ, tràn đổ và cháy nổ hóa chất khi vận
chuyển bằng đường thủy, đường bộ …………………………………………..73
2. Dự báo tình huống, diễn biến sự cố cháy kho xăng dầu ……………………77
3. Dự báo tình huống, diễn biến sự cố rò rỉ, cháy nổ trạm sang chiết gas …….79
4. Dự báo tình huống, diễn biến sự cố cháy kho chứa hóa chất của các cơ sở sản

xuất, kinh doanh có sử dụng hóa chất …………………………………………79

iii


Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Phú Yên

5. Dự báo tình huống, diễn biến sự cố có thể xảy ra trong quá trình sản xuất, kinh
doanh hóa chất như: Rò rỉ khí độc, tràn hóa chất và cháy hóa chất.......................80
II. Ước lượng về hậu quả tiếp theo, phạm vi tác động, mức độ tác động đến
người và môi trường xung quanh khi sự cố không được kiểm soát, ngăn
chặn ……………………………………………………………………………82
IV. Xây dựng các kế hoạch ứng phó với các kịch bản sự cố hóa chất lớn đã
được chỉ ra (quy trình ứng phó sự cố hóa chất: tiếp nhận thông tin, đánh
giá tình hình, triển khai hoạt động ứng phó, tìm kiếm cứu nạn, cấp cứu nạn
nhân, sơ tán dân,…) ………………………………………………………….86
1. Kế hoạch ứng phó sự cố rò rỉ, tràn đổ, cháy nổ hóa chất khi vận chuyển bằng
đường thủy, đường bộ …………………………………………………………86
2. Kế hoạch ứng phó sự cố cháy kho xăng dầu ………………………………..92
3. Kế hoạch ứng phó sự cố rò rỉ, cháy nổ trạm sang chiết gas ………………...93
4. Kế hoạch ứng phó sự cố cháy kho chứa hóa chất của các cơ sở sản xuất, kinh
doanh có sử dụng hóa chất …………………………………………………….94
5. Kế hoạch ứng phó các sự cố có thể xảy ra trong quá trình sản xuất kinh doanh
hóa chất như rò rỉ khí độc, tràn hóa chất và cháy hóa chất ................................94
V. Các giải pháp kỹ thuật khắc phục sự cố hóa chất ....................................96
1. Biện pháp ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm môi trường và hạn chế sự
lan rộng, ảnh hưởng đến sức khoẻ và đời sống của nhân dân trong vùng …….96
2. Biện pháp khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường theo yêu cầu của cơ
quan quản lý nhà nước về môi trường …………………………………………98
3. Các giải pháp kỹ thuật khác nhằm thu gom và làm sạch khu vực xảy ra sự cố

hóa chất ………………………………………………………………………...99
VI. Công tác đảm bảo năng lực …………………………………………….100
VII. Công tác tổ chức, phối hợp ……………………………………………102
1. Sơ đồ tổ chức chung, trách nhiệm và cơ chế phối hợp …………………….102
2. Quy trình thông tin liên lạc ………………………………………………...107
3. Bố trí trang thiết bị, nguồn lực ứng cứu khi sự cố xảy ra để thuận lợi trong
công tác chỉ đạo ứng phó ……………………………………………………..108
4. Kế hoạch diễn tập ứng phó sự cố hóa chất ……………………………….108
CHƯƠNG V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ KIẾN NGHỊ ……………….110
I. Tổ chức thực hiện …………………………………………………………110
II. Kiến nghị …………………………………………………………………111
III. Quy định mốc thời gian thực hiện kế hoạch ………………………….111
iv


Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Phú Yên

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm............................................9
Bảng 1.2. Độ ẩm trung bình các tháng trong năm .............................................10
Bảng 1.3. Lượng mưa trung bình các tháng trong năm .....................................12
Bảng 1.4. Số giờ nắng trung bình các tháng trong năm .....................................12
Bảng 1.5. Giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế ......................... 15
Bảng 2.1. Các cơ sở sản xuất hóa chất, các sản phẩm hóa chất .........................22
Bảng 2.2. Danh sách các cơ sở, khu vực có nguy cơ cao xảy ra sự cố hóa chất
trên địa bàn tỉnh Phú Yên ...................................................................................26
Bảng 2.3. Liệt kê các sự cố hóa chất đã xảy ra trên địa bàn tỉnh .......................29
Bảng 2.4. Nhiệt độ bùng cháy của một số chất thông thường ...........................31
Bảng 2.5. Một vài hóa chất tự sinh ôxy khi bị đốt nóng .....................................33
Bảng 2.6. Giới hạn nổ của một số nhiên liệu lỏng xác định ở 200oC, áp suất 1at,

tính nồng độ so với không khí ...............................................................................33
Bảng 2.7. Giới hạn nổ của một số loại bụi ...........................................................33
Bảng 2.8. Chỉ số cháy nổ của một số chất khí nguy hiểm ...................................34
Bảng 4.1. Phân cấp tình huống xử lý sự cố hóa chất ...........................................52
Bảng 4.2. Bảng hướng dẫn chi tiết các kỹ thuật thu gom và làm sạch khu vực bị
ô nhiễm do sự cố hóa chất ................................................................................... 100
Bảng 4.3. Thiết bị phục vụ công tác chữa cháy …………………………….107
Bảng 4.4. Thiết bị phục vụ công tác ứng cứu tràn dầu ……………………..107

v


Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Phú Yên

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Phú Yên.............................................................. 6
Hình 4.1. Phạm vi ảnh hưởng trong không khí khi rò rỉ xăng dầu gây cháy khi
vận chuyển đường bộ ................................................................................................ 54
Hình 4.2. Phạm vi ảnh hưởng trong không khí khi xảy ra rò rỉ gây cháy nổ xăng
dầu hình thành quả cầu lửa khi vận chuyển đường bộ ............................................. 54
Hình 4.3. Phạm vi ảnh hưởng trong không khí khi xảy ra sự cố tràn đổ xăng dầu
và bốc cháy ................................................................................................................ 55
Hình 4.4. Phạm vi ảnh hưởng trong không khí khi xảy ra sự cố LPG nổ hình
thành quả cầu lửa trên đường vận chuyển ……………………………………. 56
Hình 4.5. Phạm vi ảnh hưởng trong không khí khi xảy ra sự cố rò rỉ xăng dầu
gây cháy khi vận chuyển trên đường biển …………………………………….58
Hình 4.6. Phạm vi ảnh hưởng trong không khí khi xảy ra sự cố nổ hình thành
quả cầu lửa trên biển ………………………………………………………….58
Hình 4.7. Phạm vi ảnh hưởng trong không khí khi xảy ra sự cố tràn đổ xăng
dầu bốc cháy trên biển ………………………………………………………..59

Hình 4.8. Phạm vi ảnh hưởng trong không khí khi xảy ra sự cố dầu tràn đổ trên
biển vận chuyển, nhưng không gây cháy ……………………………………..60
Hình 4.9. Phạm vi ảnh hưởng trong không khí khi xảy ra sự cố cháy kho xăng
dầu ……………………………………………………………………………61
Hình 4.10. Phạm vi ảnh hưởng trong không khí khi xảy ra sự cố cháy nổ cả bồn
chứa 50 m3 xăng - cây xăng Lê Lợi …………………………………………..61
Hình 4.11. Phạm vi ảnh hưởng trong không khí khi xảy ra sự cố nổ hình thành
quả cầu lửa ..........................................................................................................63
Hình 4.12. Phạm vi ảnh hưởng trong không khí khi xảy ra sự cố nổ
đám mây khí gas ……………………………………………………………..64
Hình 4.13. Phạm vi ảnh hưởng trong không khí khi xảy ra sự cố rò rỉ axit
nitric…………………………………………………………………………..65
Hình 4.14. Phạm vi ảnh hưởng trong không khí khi xảy ra sự cố tràn đổ
axit sunfuric …………………………………………………………………..66
Hình 4.15. Phạm vi ảnh hưởng trong không khí khi xảy ra sự cố cháy kho
VLNCN phát thải khí Cacbon (II) Oxit…………………………………........67
Hình 4.16. Phạm vi ảnh hưởng trong không khí khi xảy ra sự cố cháy kho vật
liệu nổ phát thải khí lưu huỳnh (IV) oxit …………………………………….67
Hình 4.17. Phạm vi ảnh hưởng trong không khí khi xảy ra sự cố rò rỉ khí gas tạo
đám mây khí độc nhưng không cháy ..........................................................……68
vi


Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Phú Yên

Hình 4.18. Phạm vi ảnh hưởng trong không khí khi xảy ra sự cố rò rỉ khí gas và
gây cháy tại vết nứt - Công ty cổ phần tinh bột sắn tỉnh Phú Yên …………..69
Hình 4.19. Phạm vi ảnh hưởng trong không khí khi xảy ra sự cố rò rỉ khí Clo
của Công ty CP cấp thoát nước Phú Yên ……………………………………72
Hình 4.20. Quy trình phối hợp ứng phó với sự cố tràn dầu ………………...87

Hình 4.21. Quy trình triển khai ứng phó sự cố tràn dầu …………………….88
Hình 4.22. Các phương pháp quay dầu ................................................................... 89
Hình 4.23. Sơ đồ phân loại dầu và bảo quản .......................................................... 91
Hình 4.24. Quy trình thông tin liên lạc ................................................................ 106

vii


Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Phú Yên

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
CP

: Cổ phần

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

HTX DVNN TH : Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tổng hợp
BHC

: Bộ công nghiệp hóa chất

TCQG

: Tiêu chuẩn quốc gia

ĐKKTTT


: Điều kiện kỹ thuật tạm thời

TL

: Trọng lượng

T chảy

: Nhiệt độ chảy

t.k.p.t

: Tinh khiết phân tử

PCCC

: Phòng cháy chữa cháy

UBND

: Ủy ban nhân dân tỉnh

UPSCHC

: Ứng phó sự cố hóa chất

Sở NN & PTNT

: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


LPG

: Khí dầu mỏ hóa lỏng

LEL

: Hạn nổ dưới

LD50

: Lượng độc chất gây tử vong 50% động vật thí nghiệm.

PTWI

: Lượng tiếp nhận hàng tuần có thể chịu đựng được

TDI

: Lượng tiếp nhận hàng ngày có thể chịu đựng được

TLm

: Mức độ độc chất gây tử vong 50% số lượng cơ thể
sinh vật thí nghiệm trong khoảng thời gian nhất định

viii


Xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Phú Yên


MỞ ĐẦU
I. Tính cần thiết phải lập kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất cấp tỉnh
1. Sự cần thiết phải xây dựng kế hoạch
Khi hoạt động sản xuất công nghiệp phát triển, các độc chất được sử
dụng dưới nhiều dạng của hóa chất, yêu cầu bảo vệ lực lượng sản xuất trở nên
cấp bách, do đó việc dự phòng và ứng phó sự cố hóa chất trong quá trình sử
dụng, bảo quản và kinh doanh hóa chất càng trở nên cấp bách.
Trong quá trình phát triển sản xuất, các hóa chất độc có thể tác động đến
sức khỏe con người và sinh thái môi trường. Theo thống kê mỗi năm trên thế
giới có khoảng 5 triệu người chết do ung thư, có nghĩa là cứ 6 giây có một
người chết do bệnh này. Theo nhiều công trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã
đi đến kết luận: Có đến hơn 80% các bệnh liên quan đến môi trường xung
quanh, trong đó nhân tố hóa học chiếm đến khoảng 90% [2]. Những năm gần
đây, việc lạm dụng hóa chất trong cuộc sống đã và đang gây ra những tác hại
khôn lường.
Trong quá trình hoạt động tại các cơ sở sản xuất, sử dụng hoặc kinh
doanh hóa chất thì không ít lượng chất thải (nước thải, khí thải, chất thải rắn và
chất thải nguy hại) đã thải ra môi trường chứa nhiều thành phần độc hại chưa
qua xử lý, có hại đến môi trường tiếp nhận, luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với
sức khỏe con người, tác động đến hệ sinh thái môi trường [1], nhiều hóa chất
sau khi xâm nhập vào cơ thể con người, môi trường và sinh thái đã tích lũy khó
phân hủy, đào thải chậm và để lại những hậu quả lâu dài.
Để phòng ngừa, ứng phó có hiệu quả sự cố hóa chất độc hại trên phạm vi
cả nước, thì việc đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức,
trách nhiệm cho cộng đồng về sự nguy hiểm của hóa chất khi phát tán ra môi
trường; đặc biệt là quan tâm quản lý an toàn trong sản xuất, kinh doanh và sử
dụng hóa chất theo quy định của Luật Hóa chất là hết sức cần thiết.
Thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh liên quan tới hóa chất thời gian
qua ở nước ta cho thấy các sự cố hóa chất xảy ra ngày càng tăng về số lượng
các vụ việc và mức độ thiệt hại ngày càng lớn. Có những vụ cháy nổ hóa chất

đã thiêu rụi toàn bộ kho chứa hóa chất, thậm chí nhiều vụ sự cố hóa chất đã gây
thiệt hại về người và tài sản.
Trong những năm qua, hoạt động sản xuất, kinh doanh, vận chuyển và sử
dụng hóa chất trên địa bàn tỉnh Phú Yên ngày càng phát triển nhằm đáp ứng kịp
thời nhu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Trong quá trình sản xuất, sử dụng,
lưu trữ và vận chuyển hóa chất luôn tiềm ẩn các nguy cơ nguy hiểm xảy ra đe
dọa đến tính mạng, sức khỏe con người, môi trường và gây thiệt hại đến kinh tế.
1]. Hoàng Văn Bính. 2015. Độc chất học công nghiệp. NXb Khoa học và kỹ thuật, Tp. Hồ Chí Minh
[2]. Lê Huy Bá. 2015. Độc chất môi trường. NXB Khoa học và Kỹ thuật, TP. Hồ Chí Minh.

1


Xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Phú Yên

Ngày 05/03/2013 Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 03/CT-TTg về
việc tăng cường công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất độc hại, trong đó
yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ
đạo các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh xây dựng Kế hoạch phòng ngừa,
ứng phó sự cố hóa chất cấp tỉnh.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Công Thương tại Văn bản số
9574/BCT-HC ngày 29/09/2014 về việc xây dựng Kế hoạch phòng ngừa ứng
phó sự cố hóa chất cấp tỉnh và UBND tỉnh Phú Yên tại Văn bản số
4368/UBND-KT ngày 16/10/2014 về việc lập đề cương, dự toán kinh phí xây
dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh.
Để chủ động xây dựng và thực hiện các biện pháp phòng ngừa và ứng phó
sự cố do phát thải hóa chất nguy hại, nâng cao ý thức chấp hành các quy định của
pháp luật về công tác an toàn trong sản xuất, kinh doanh, lưu trữ và sử dụng hóa
chất; đồng thời chủ động trong việc phối hợp ứng cứu sự cố hóa chất có nguy cơ
xảy ra trên địa bàn tỉnh thì việc xây dựng ”Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố

hóa chất trên địa bàn tỉnh Phú Yên” là hết sức cần thiết và cấp bách.
2. Mục đích của bản kế hoạch
- Nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành các quy định pháp luật về
công tác an toàn trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất.
- Việc phòng ngừa có hiệu quả sự cố hóa chất nhằm tạo điều kiện cho sản
xuất, kinh doanh, sử dụng và bảo quản hóa chất an toàn, hiệu quả, góp phần bảo
vệ sức khoẻ con người, bảo vệ môi trường.
- Nêu cao vai trò, trách nhiệm của các ngành, các cấp, người đứng đầu
các cơ quan, đơn vị trong công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất tại các
địa phương.
3. Yêu cầu của bản kế hoạch
- Đảm bảo công tác phòng ngừa đạt hiệu quả cao nhất.
- Huy động mọi nguồn lực tham gia trong phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa
chất.
- Ứng phó kịp thời, hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại khi xảy ra
các sự cố về hóa chất.
II. Các căn cứ pháp lý để lập kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
- Luật Hóa chất số 06/2007/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 21/11/2007;
- Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
thông qua ngày 23/6/2014;
- Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 được thông qua ngày
29 tháng 6 năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy
và chữa cháy số 40/2013/QH13 được thông qua ngày 22/11/2013;
2


Xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Phú Yên

- Luật phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13 được Quốc hội nước

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 19/6/2013;
- Luật biển Việt Nam số 18/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 21/6/2013;
- Luật Quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 ngày
29/6/2006;
- Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/6/2015;
- Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động;
- Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định
kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc
môi trường;
- Quyết định số 02/2013/QĐ-TTg ngày 14/01/2013 của Thủ tướng Chính
phủ ban hành Quy chế ứng phó sự cố tràn dầu;
- Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 04/7/2014 của Chính phủ Quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống thiên tai;
- Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07/10/2008 của Chính phủ Quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Hóa chất;
- Nghị định số 26/2011/NĐ-CP ngày 08/4/2011, sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính
phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất;
- Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ Quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
- Nghị định số 29/2005/NĐ-CP ngày 10/3/2005 của Chính phủ về Quy
định danh mục hàng hoá nguy hiểm và việc vận tải hàng hoá nguy hiểm trên
đường thuỷ nội địa;
- Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 09/11/2009 của Chính phủ Quy
định danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương
tiện giao thông cơ giới đường bộ;

- Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh
doanh xăng dầu;
- Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 của Chính phủ về vật liệu
nổ công nghiệp;
- Nghị định số 54/2012/NĐ-CP ngày 22/6/2012 của Chính phủ về sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 của
Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp;
3


Xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Phú Yên

- Nghị định số 19/2016/NĐ-CP ngày 22/3/2016 của Chính phủ về kinh
doanh khí;
- Nghị định số 03/2015/NĐ-CP ngày 06/01/2015 của Chính phủ quy định
về xác định thiệt hại đối với môi trường;
- Nghị định số 163/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính
phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoá chất, phân bón
và vật liệu nổ công nghiệp;
- Nghị định số 115/2016/NĐ-CP ngày 08/7/2016 của Chính phủ về sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013
của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoá chất,
phân bón và vật liệu nổ công nghiệp;
- Thông tư số 28/2010/TT-BCT ngày 28/6/2010 của Bộ Công Thương
quy định cụ thể một số điều của Luật Hóa chất và Nghị định số 108/2008/NĐCP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật Hóa chất;
- Thông tư số 04/2012/TT-BCT ngày 13/2/2012 của Bộ Công Thương
quy định về Phân loại và ghi nhãn hóa chất;
- Thông tư số 44/2012/TT-BCT ngày 28/12/2012 quy định Danh mục hàng
công nghiệp nguy hiểm phải đóng gói trong quá trình vận chuyển và vận chuyển

hàng công nghiệp nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường
sắt và đường thủy nội địa;
- Thông tư số 20/2013/TT-BCT ngày 05 /8/2013 của Bộ Công Thương quy
định về Kế hoạch và Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực
công nghiệp;
- Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về quản lý chất thải nguy hại;
- Thông tư số 23/2009/TT-BCT ngày 11/8/2009 của Bộ Công Thương
quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009
của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp;
- Thông tư số 26/2012/TT-BCT ngày 21/9/2012 của Bộ Công Thương
sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2009/TT-BCT ngày 11/8/2009
của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số
39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp;
- Thông tư số 41/2011/TT-BCT ngày 16/12/2011 của Bộ Công Thương
quy định về quản lý an toàn trong lĩnh vực khí dầu mỏ hóa lỏng;
- Quyết định số 51/2008/QĐ-BCT ngày 30/12/2008 ban hành Quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về an toàn trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu hủy
vật liệu nổ công nghiệp;

4


Xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Phú Yên

- Thông tư số 11/2013/TT-BCT ngày 18/6/2013 của Bộ Công Thương
ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu;
- Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 5 tháng 3 năm 2013 của Thủ tướng Chính
phủ về việc tăng cường công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất độc hại;
- Công văn số 10362/BCT-HC ngày 13 tháng 01 năm 2013 của Bộ Công

Thương hướng dẫn về việc xây dựng Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa
chất cấp tỉnh;
- Công văn số 9574/BCT-HC ngày 29 tháng 9 năm 2014 của Bộ Công
Thương về việc xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất cấp tỉnh;
- Quyết định số 32/2013/QĐ-UBND ngày 14 tháng 10 năm 2013 của
UBND tỉnh Phú Yên về việc ban hành Quy định thẩm định đề cương, dự toán
kinh phí; nghiệm thu kết quả thực hiện đề án, dự án, nhiệm vụ sử dụng kinh phí
sự nghiệp môi trường trên địa bàn tỉnh Phú Yên;
- Công văn số 4368/UBND-KT ngày 16 tháng 10 năm 2014 của UBND
tỉnh Phú Yên về việc lập đề cương, dự toán kinh phí xây dựng Kế hoạch phòng
ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh;
- Công văn số 4328/BCT-HC ngày 5 tháng 5 năm 2015 của Bộ Công
Thương về việc góp ý dự thảo Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
tỉnh Phú Yên;
- Công văn số 4255/UBND-KT ngày 15 tháng 9 năm 2015 của UBND
tỉnh Phú Yên về việc thẩm định đề cương nhiệm vụ và dự toán kinh phí Kế
hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Phú Yên;
- Quyết định số 188/QĐ-STNMT ngày 28/10/2015 của Sở Tài nguyên và
Môi trường tỉnh Phú Yên về việc phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí nhiệm
vụ ”Xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Phú
Yên”.
- Báo cáo số 07 - CTr/TU ngày 26/4/2016 của Tỉnh ủy Phú Yên về tăng
cường đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đào tạo và thu hút nhân lực trình độ
cao, gắn đào tạo với sử dụng.
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5507:2002 Hóa chất nguy hiểm - Qui
phạm an toàn trong sản xuất kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển;
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3890:2009 Phương tiện phòng cháy và
chữa cháy cho nhà và công trình - trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng;
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1364 -79 Các chất độc hại. Phân loại và
yêu cầu chung về an toàn;

- Niên giám thống kê tỉnh Phú Yên năm 2014, 2015;

5


Xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Phú Yên

CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
TỈNH PHÚ YÊN
I. Điều kiện tự nhiên
1. Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính

Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Phú Yên
6


Xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Phú Yên

Phú Yên là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, có tọa độ địa lý:
Điểm cực Bắc: 13041'28"; Điểm cực Nam: 12042'36"; Điểm cực Tây: 108040'40"
và điểm cực Đông: 109027'47". Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 5.023,4 km2:
- Phía Bắc giáp tỉnh Bình Định;
- Phía Nam giáp tỉnh Khánh Hòa;
- Phía Tây giáp tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk;
- Phía Đông giáp biển Đông.
Phú Yên có vị trí địa lý và giao thông tương đối thuận lợi để phát triển
kinh tế - xã hội. Tỉnh có 09 đơn vị hành chính gồm các huyện: Đồng Xuân,
Đông Hòa, Sông Hinh, Sơn Hòa, Phú Hòa, Tây Hòa, Tuy An, thị xã Sông Cầu
và thành phố Tuy Hòa (là trung tâm tỉnh lỵ):

- Huyện Tây Hòa là một huyện đồng bằng bán trung du nằm ở phía
Tây Nam của tỉnh Phú Yên, có diện tích tự nhiên 623,7 km2; có tọa độ địa lý từ
120 47’15” đến 130 03’ độ vĩ Bắc và 1090 00’45” đến 109045’ độ kinh Đông; Phía
Bắc giáp huyện Phú Hòa và Sơn Hòa; Phía Đông giáp huyện Đông Hòa; Phía Tây
giáp huyện Sông Hinh; Phía Nam giáp huyện Vạn Ninh tỉnh Khánh Hòa.
- Huyện Đông Hòa là huyện thuộc vùng Duyên hải Miền Nam Trung Bộ,
vừa có đồng bằng, vừa có đồi núi, vừa có biển thuộc tỉnh Phú Yên, có toạ độ địa
lý từ 12045'59" đến 13003' 10" vĩ độ Bắc, từ 109 016' 15" đến 109028' 05" kinh
độ Đông, có tổng diện tích tự nhiên 265,6 km2 . Ranh giới của huyện Đông Hòa
tiếp giáp với các huyện sau: Phía Bắc giáp thành phố Tuy Hòa và huyện Phú
Hòa; Phía Nam giáp huyện Vạn Ninh - tỉnh Khánh Hòa; Phía Đông giáp biển
Đông; Phía Tây giáp huyện Tây Hòa.
- Huyện Phú Hòa ở về phía tả ngạn sông Đà Rằng, phía Bắc giáp huyện
Tuy An, phía Nam giáp huyện Đông Hòa và Tây Hòa, phía Đông giáp thành
phố Tuy Hòa, phía Tây giáp huyện Sơn Hòa. Huyện Phú Hòa có tổng diện
tích đất tự nhiên là 258,8 km2.
- Huyện Sông Hinh là một huyện miền núi nằm phía Tây Nam tỉnh Phú
Yên, tọa độ địa lý từ 12045' đến 13006' độ vĩ Bắc và 108040' đến 1090 07' độ
kinh Đông: Phía Đông giáp huyện Tây Hòa; Phía Tây giáp huyện Krông Pa tỉnh
Gia Lai; Phía Nam giáp huyện M'Đrắc tỉnh Đắk Lắk; Phía Bắc giáp huyện Sơn
Hòa. Diện tích tự nhiên 893,2 km2.
- Huyện Đồng Xuân là một huyện miền núi nằm phía Tây Bắc tỉnh Phú
Yên, cách thành phố Tuy Hòa 50 km, tọa độ địa lý từ 130 14' đến 130 36 ' vĩ độ
Bắc và 1080 43' đến 109012' kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Định; Phía
Tây giáp tỉnh Gia Lai; Phía Đông giáp thị xã Sông Cầu và huyện Tuy An; Phía
Nam giáp huyện Sơn Hòa, diện tích 1.033,3 km2.

7



Xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Phú Yên

- Huyện Sơn Hòa: Nằm ở phía Tây của Thành phố Tuy Hòa; Về địa giới
hành chính: Phía Tây giáp huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai; Phía Bắc giáp huyện
Đồng Xuân và huyện Tuy An; Phía Nam giáp huyện Sông Hinh; Phía Đông giáp
huyện Phú Hòa. Diện tích tự nhiên 937,8 km2.
- Thị xã Sông Cầu nằm ven biển nằm ở phía Bắc của tỉnh Phú Yên, có tọa
độ địa lý 13021' đến 13042' vĩ độ Bắc và 109006' đến 10902' kinh độ Đông; Phía
Bắc giáp thành phố Quy Nhơn tỉnh Bình Định; Phía Nam giáp huyện Tuy An;
Phía Tây giáp huyện Đồng Xuân; Phía Đông giáp Biển Đông. Tổng diện tích tự
nhiên: 492,8 km2 (chưa kể diện tích đầm, vịnh).
- Huyện Tuy An là một huyện ven biển phía Bắc của tỉnh Phú Yên, là nơi
hội tụ đầy đủ cảnh sắc núi - sông - rừng - biển - đồng bằng, cùng với lợi thế về
giao thông do tuyến đường sắt Bắc - Nam và Quốc lộ 1 đem lại, Tuy An có
nhiều điều kiện để phát triển kinh tế theo hướng đa dạng và toàn diện. Huyện
Tuy An có toạ độ địa lý từ 1308'2'' đến 13022'30'' vĩ độ Bắc và từ 10905'10'' đến
109021'24'' kinh độ Đông; Vị trí tiếp giáp với các huyện như sau: Phía Bắc giáp
thị xã Sông Cầu và Tây Bắc giáp huyện Đồng Xuân; Phía Nam giáp thành phố
Tuy Hòa và huyện Phú Hòa; Phía Đông giáp Biển Đông; Phía Tây giáp huyện
miền núi Sơn Hòa. Diện tích tự nhiên 407,6 km2.
- Thành phố Tuy Hòa là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ
thuật, an ninh quốc phòng của Tỉnh. Tọa độ địa lý: Từ 109 010' đến 109021'0'' kinh
độ Đông và 13000'30'' đến 13011'00'' vĩ độ Bắc, có vị trí tiếp giáp: Phía Bắc giáp
huyện Tuy An; Phía Nam giáp huyện Đông Hòa; Phía Đông giáp Biển Đông;
Phía Tây giáp huyện Phú Hòa. Diện tích tự nhiên 110,6 km 2.
2. Đặc điểm địa hình, mạng lưới sông suối
Tỉnh Phú Yên có địa hình khá đa dạng, đồng bằng đồi núi, cao nguyên,
thung lũng xen kẽ nhau và thấp dần từ Tây sang Đông, phần lớn có độ dốc lớn.
Phú Yên có 03 mặt là núi, dãy Cù Mông ở phía Bắc, dãy Vọng Phu - Đèo Cả ở
phía Nam, phía Tây là rìa Đông của dãy Trường Sơn. Ở giữa sườn Đông của dãy

Trường Sơn có một dãy núi thấp hơn đâm ngang ra biển tạo nên cao nguyên Vân
Hòa là ranh giới phân chia hai đồng bằng trù phú do sông Ba và sông Kỳ Lộ bồi
đắp. Diện tích đồng bằng toàn tỉnh 816.000 ha, trong đó riêng đồng bằng Tuy
Hòa đã chiếm 500 ha, đây là đồng bằng màu mỡ nhất do nằm ở hạ lưu sông Ba
chảy từ các vùng đồi bazan ở thượng lưu đã mang về lượng phù sa màu mỡ.
Tài nguyên đất Phú Yên khá đa dạng về nhóm, các loại đất phân bố trên
nhiều dạng địa hình khác nhau tạo ra những tiểu vùng sinh thái nông – lâm
nghiệp thích hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây trồng lâu năm vùng đồi
núi. Có 8 nhóm đất chính: Nhóm đất đỏ vàng: là nhóm đất có diện tích lớn nhất.
336.579 ha, chiếm tỷ lệ 66,71%; Nhóm đất cát biển: 15.009 ha chiếm 2,97%.
Nhóm đất mặn, phèn: 7.899 ha, chiếm 1,57%. Nhóm đất Phù sa: 55.752 ha,
chiếm 11,05%. Nhóm đất xám: 39.552 ha, chiếm 7,84%, nhóm đất đen: 18.831
ha, chiếm 3,73%. Nhóm đất vàng đỏ trên núi: 11.300 ha, chiếm 2,5%. Nhóm đất
thung lũng dốc tụ: 1.246 ha; Các loại đất khác: 21.192 ha, chiếm tỷ lệ 4,21%.
8


Xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Phú Yên

Phú Yên có hệ thống sông ngòi phân bố tương đối đều trên toàn tỉnh, các
sông đều bắt nguồn từ phía Đông của dãy Trường Sơn, chảy trên địa hình đồi,
núi ở trung và thượng lưu, đồng bằng nhỏ hẹp ở hạ lưu rồi đổ ra biển. Phú Yên
có trên 50 con sông lớn nhỏ, đáng chú ý là 3 con sông chính: Sông Kỳ Lộ, Sông
Ba, Sông Bàn Thạch với với tổng diện tích lưu vực là 16.400 ha, tổng lưu lượng
dòng chảy 11,8 tỷ m 3, phục vụ nước tưới cho nông nghiệp, thủy điện và sinh
hoạt của người dân Phú Yên. Nguồn nước mặt: Mạng lưới sông suối ở Phú Yên
phần lớn bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn ở phía Tây, dãy Cù Mông ở phía
Bắc và dãy đèo Cả ở phía Nam. Sông suối của tỉnh thường ngắn, dốc nên tốc độ
dòng chảy lớn. Nguồn nước sông Ba có trữ lượng lớn nhất tỉnh, lượng nước đổ
ra biển hàng năm là 9,7 tỷ m 3. Nguồn nước sông Bàn Thạch với tổng lượng

dòng chảy của sông 0,8 tỷ m 3/năm. Sông Kỳ Lộ là con sông lớn thứ 2 trong
tỉnh, diện tích lưu vực sông Kỳ Lộ là 1.950 ha, trong đó phần trong tỉnh là 1.560
ha. Nguồn nước ngầm: Trữ lượng động tự nhiên khai thác tiềm năng nguồn
nước ngầm của tỉnh khoảng 1,2027 x 106m3/ngày. Nước khoáng: Nguồn tài
nguyên nước khoáng ở Phú Yên khá phong phú, trên địa bàn tỉnh có 4 điểm
nước khoáng nóng ở Sơn Thành (huyện Tây Hòa), Phước Long ở xã Xuân
Long, Triêm Đức (huyện Đồng Xuân) và Phú Sen (huyện Phú Hòa).
3. Đặc điểm khí hậu
3.1. Nhiệt độ không khí
- Nhiệt độ không khí ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chuyển hóa và phát
tán các chất ô nhiễm trong khí quyển. Nhiệt độ không khí càng cao, tốc độ các
phản ứng hóa học xảy ra càng nhanh và thời gian lưu tồn các chất ô nhiễm càng
nhỏ. Sự biến thiên giá trị nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình phát tán bụi và khí
thải đến quá trình trao đổi nhiệt của cơ thể và sức khỏe người lao động.
- Thống kê số liệu đo nhiệt độ từ năm 2010 đến năm 2015 được liệt kê chi
tiết tại bảng sau:
Bảng 1.1: Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm (Đơn vị: o C)
Tháng/năm

2011

2012

2013

2014

2015

Bình quân năm


26,6

27,3

27,1

27,0

27,8

Tháng 1

22,9

23,6

23,9

22,2

25,7

Tháng 2

23,8

24,5

25,4


23,2

23,9

Tháng 3

23,6

25,8

26,8

25,9

26,1

Tháng 4

26,0

27,9

28,5

28,2

27,4

Tháng 5


28,8

29,7

29,6

30,0

30,3

Tháng 6

29,9

30,3

29,1

30,5

30,3

Tháng 7

29,7

29,4

28,9


29,7

30,1

9


Xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Phú Yên

Tháng/năm

2011

2012

2013

2014

2015

Bình quân năm

26,6

27,3

27,1


27,0

27,8

Tháng 8

29,4

29,8

28,8

29,2

29,9

Tháng 9

28,5

27,5

28,1

29,1

29,2

Tháng 10


26,6

26,9

26,5

26,7

27,8

Tháng 11

26,0

26,8

26,3

25,6

26,9

Tháng 12

23,5

25,9

23,1


23,9

26,0

(Nguồn: Niên giám thống kế tỉnh Phú Yên năm 2015)
3.2. Độ ẩm không khí
- Độ ẩm không khí là một trong những yếu tố tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp
đến các quá trình chuyển hóa và phát tán các chất ô nhiễm trong khí quyển, đến
quá trình trao đổi nhiệt của cơ thể và sức khỏe người lao động. Độ ẩm không khí
biến đổi theo mùa là chủ yếu và biến đổi theo lượng mưa, ngược lại với sự biến
đổi nhiệt độ trung bình.
- Độ ẩm trung bình của các tháng trong năm được trình bày trong bảng
sau:
Bảng 1.2: Độ ẩm trung bình các tháng trong năm (Đơn vị: %)
Tháng/năm

2011

2012

2013

2014

2015

Bình quân năm

77


80

80

79

78

Tháng 1

74

86

81

79

81

Tháng 2

79

84

82

83


83

Tháng 3

84

82

81

83

82

Tháng 4

81

80

81

78

79

Tháng 5

78


75

78

76

70

Tháng 6

69

68

77

67

70

Tháng 7

68

73

75

70


70

Tháng 8

73

70

74

73

72

Tháng 9

74

83

79

76

75

Tháng 10

86


83

84

87

81

Tháng 11

74

87

87

86

88

10


Xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Phú Yên

Tháng/năm

2011

2012


2013

2014

2015

Bình quân năm

77

80

80

79

78

Tháng 12

83

83

78

88

85


(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Yên năm 2015)
3.3. Chế độ bão, áp tháp nhiệt đới, gió bão, mưa lũ
Gió ảnh hưởng lớn đến quá trình phát tán bụi, mùi trong không khí, có
hai hướng gió chủ đạo trong năm là gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc.
Ngoài ra, còn có gió nồm thổi thường xuyên trong ngày.
- Gió mùa Tây Nam (còn gọi là gió phơn, gió Lào): Hàng năm khoảng
trung tuần tháng 3, gió Tây khô nóng xuất hiện ở thung lũng phía Tây Nam của
tỉnh, vào cuối tháng 4 đầu tháng 5 thì gió thổi mạnh kết thúc vào tháng 7 có
năm tháng 8 đã không còn hiện tượng gió Tây, nhưng cũng có năm kéo dài đến
hết tháng 9. Tốc độ gió trung bình tại Tuy Hòa là 2,1m/s, vận tốc gió mạnh nhất
năm là 25m/s. Tốc độ gió lớn nhất (bão) quan trắc được là 40m/s (bão năm
1993) (tại Trạm khí tượng thủy văn Tuy Hòa). Bão và áp thấp nhiệt đới là một
trong những hiện tượng thiên tai cực kỳ nguy hiểm, nó không chỉ gây ra mưa to
mà còn gây lũ, lụt ảnh hưởng đến đời sống dân sinh.
- Gió mùa Đông Bắc: Bắt đầu khoảng đầu tháng 10, tháng 11 có năm đến
tháng 2 năm sau, gây ra kiểu thời tiết ẩm ướt ở các tỉnh duyên hải Nam Trung
Bộ. Gió mùa Đông Bắc trùng vào mùa mưa. Theo chu kỳ bão, áp thấp nhiệt đới
ảnh hưởng từ tháng 9 đến tháng 12 nhưng cũng có năm cuối tháng 4, đầu tháng
10 như năm 1993 và năm 2009 bão trực triếp đổ bộ vào Phú Yên.
Đặc trưng thời tiết gió mùa Đông Bắc là trời nhiều mây, thường cho mưa,
hướng gió có thành phần Bắc và mạnh lên cấp 3, cấp 4; Giật cấp 5, cấp 6; Ngoài
khơi giật trên cấp 7. Những tháng đầu mùa đông, gió mùa đông bắc tràn về, đôi
khi kết hợp với hệ thống thời tiết khác cho mưa to đến rất to, gây lũ lụt; Trong
khi những tháng cuối mùa đông, gió mùa Đông Bắc tác động thường gây ra
giông có khi kèm tố, lốc gây thiệt hại về đến tài sản công trình.
Ngoài sự thay đổi hướng gió theo các mùa trong năm, còn xuất hiện loại
gió luân phiên thay đổi theo chu kỳ ngày đêm là gió đất thổi vào ban đêm và gió
biển thổi vào ban ngày.
- Bão, áp thấp nhiệt đới: Theo chu kỳ bão, áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng

được xác định từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm, nhiều nhất là tháng 10 và
tháng 11, nhưng trong thời gian những năm vừa qua bão thường xuyên đổ bộ
vào khoảng cuối tháng 11 đầu tháng 12, giông bão, áp thấp nhiệt đới có thể gây
thiệt hại nặng về người và tài sản, thiết bị nên cần phải chú ý, có kế hoạch
phòng ngừa trước khi mùa mưa đến và khi có tin bão, áp thấp nhiệt đới từ xa.

11


Xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Phú Yên

3.4. Lượng mưa
- Lượng mưa trung bình của các tháng trong năm được trình bày trong
bảng sau:
Bảng 1.3: Lượng mưa trung bình các tháng trong năm (Đơn vị: mm)
Tháng/năm

2011

2012

2013

2014

2015

Cả năm

1.766,3


1.675,7

1.502,1

1.928,6

1.503,8

Tháng 1

50,8

69,0

101

28,2

66,9

Tháng 2

3,7

30,5

91,8

2,5


19,7

Tháng 3

124,3

82,2

12,3

16,5

24,8

Tháng 4

127,8

152,1

38,3

6,0

44,8

Tháng 5

115,1


74,7

47,3

17,0

19,1

Tháng 6

3,7

26,8

151,0

20,1

4,6

Tháng 7

47,2

38,3

91,4

27,6


45,8

Tháng 8

21,9

14,7

57,3

145,8

4,4

Tháng 9

140,9

548,5

194,4

107,3

91,5

Tháng 10

590,8


237,1

139,4

805,5

198,3

Tháng 11

308,4

353,2

549,1

335,6

680,0

Tháng 12

231,7

48,6

28,1

416,5


303,9

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Yên năm 2015)
3.5. Số giờ nắng
Số giờ nắng trung bình các tháng trong năm được trình bày trong bảng
sau:
Bảng 1.4: Số giờ nắng trung bình các tháng trong năm (Đơn vị: Giờ)
Tháng/năm

2011

2012

2013

2014

2015

Tổng số

2.178

2.679

2.486

2.527


2.992

Tháng 1

69

125

178

163

210

Tháng 2

235

199

203

225

231

Tháng 3

97


207

283

282

229

Tháng 4

263

288

270

110

284

Tháng 5

186

305

304

317


306

12


Xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Phú Yên

Tháng/năm

2011

2012

2013

2014

2015

Tổng số

2.178

2.679

2.486

2.527

2.992


Tháng 6

277

228

204

207

257

Tháng 7

169

253

247

214

257

Tháng 8

298

263


190

270

308

Tháng 9

185

198

194

259

253

Tháng 10

183

207

164

198

236


Tháng 11

152

210

153

157

170

Tháng 12

64

196

96

125

190

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Yên năm 2015)
II. Đặc điểm kinh tế - xã hội
1. Dân cư và lao động
Dân số trung bình của tỉnh Phú Yên (tính đến năm 2015) là 893.383
người, mật độ dân số là 178 người/km2. Số lao động trong độ tuổi lao động

khoảng 540.628 người, trong đó lực lượng lao động khu vực thành thị là
139.715 người (chiếm 25,8%), lực lượng lao động khu vực nông thôn là
400.913 người (chiếm 74,2%).
Phú Yên là tỉnh có 20 dân tộc sinh sống, trong đó đông nhất là dân tộc
kinh chiếm 95% dân số tỉnh; Ngoài ra còn có các dân tộc thiểu số khác như:
Dân tộc Êđê (2%), dân tộc Chăm (2,06%), dân tộc Bana (0,3%), dân tộc Tày
(2,2 %), dân tộc Nùng (0,1%) và các dân tộc khác chiếm 0,4%.
2. Cơ sở hạ tầng
Phú Yên có Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc – Nam chạy qua, Quốc lộ 25 nối
tỉnh Gia Lai, Quốc lộ 29 nối tỉnh Đắk Lắk, phía Nam có cảng biển Vũng Rô, sân
bay Tuy Hòa. Các tuyến giao thông Bắc Nam, Đông Tây, cảng biển, sân bay có
tác động lớn đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện cho hợp tác,
trao đổi kinh tế, văn hóa giữa Phú Yên với các tỉnh thành trong vùng, cả nước và
quốc tế. Mặt khác, Phú Yên thuộc khu vực của vùng kinh tế trọng điểm Miền
Trung; trong các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ, Phú Yên là nơi có điều kiện
thuận lợi nhất trong việc xây dựng tuyến đường sắt lên Tây Nguyên, tạo đầu mối
giao lưu kinh tế Bắc Nam và Đông Tây. Cụ thể: Giao thông đường bộ, có mạng
lưới giao thông rộng khắp, gồm Quốc lộ 1A, Quốc lộ 1D, Quốc lộ 19C, Quốc lộ
25, Quốc lộ 29 và các tuyến tỉnh lộ nối vùng đồng bằng với vùng miền núi như
đường ĐT 642, đường ĐT 648, đường ĐT 643. Có trục giao thông phía Tây nối
03 huyện miền núi Phú Yên với huyện Vân Canh (tỉnh Bình Định) và huyện Ma
D'răk (tỉnh Đắk Lắk); Có trục giao thông ven biển nằm trong tuyến đường bộ ven
biển Việt Nam nối các huyện vùng biển và ven biển; Giao thông đường sắt, có
tuyến đường sắt Bắc - Nam đi qua với chiều dài đoạn tuyến là 117 km, có 2 ga
13


Xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Phú Yên

chính là Tuy Hòa và Đông Tác, trong tương lai khi tuyến đường sắt lên Tây

Nguyên được hình thành sẽ mở ra triển vọng hợp tác, giao thương hàng hóa giữa
Phú Yên và các tỉnh Tây Nguyên; Hàng không, Phú Yên có sân bay Tuy Hòa
cách trung tâm thành phố Tuy Hòa khoảng 07 km về phía Đông Nam, diện tích
sân bay: 700 ha, hiện đang nâng cấp cảng hàng không Tuy Hòa theo tiêu chuẩn
4C; Cảng Vũng Rô, Vũng Rô là cảng biển nước sâu có thể đón nhận tàu trọng tải
30 nghìn DWT.
3. Khái quát về tình hình phát triển KTXH của tỉnh Phú Yên
Sau 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, kinh tế xã hội (KTXH), nước ta
có sự thay đổi về mọi mặt, đời sống kinh tế được cải thiện, xã hội ổn định, an
ninh được giữ vững, môi trường đầu tư được cải thiện, hệ thống luật pháp được
củng cố,… tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển, thu hút
nguồn vốn từ bên ngoài. Trong quan hệ đối ngoại, nước ta đã khẳng định được
thế và lực, trở thành thành viên của nhiều tổ chức quốc tế như: ASEAN, APEC,
WTO. Hiện nay, nước ta có quan hệ trên 150 nước và vùng lãnh thổ, trong đó
có nhiều nước đã ký hiệp định thương mại. Quá trình mở cửa nền kinh tế, bên
cạnh những cơ hội: Mở rộng thị trường trong nước và quốc tế, tạo nhiều cơ hội
kinh doanh hơn cho các doanh nghiệp; Tăng cường thu hút đầu tư; Tiếp cận với
khoa học kỹ thuật, mô hình quản lý hiện đại và các nguồn lực khác cho phát
triển, nước ta còn phải đối mặt và chịu sự tác động sâu sắc của nền kinh tế thị
trường, nguy cơ tụt hậu có thể xảy ra.
Trong thời gian qua, kinh tế của Phú Yên luôn giữ vững được tốc độ tăng
trưởng cao,… Đặc biệt giá trị sản xuất công nghiệp của thành phần kinh tế
ngoài nhà nước và đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh. Giá trị sản xuất công
nghiệp của thành phần kinh tế ngoài nhà nước tăng đáng kể từ 6.413,9 tỷ đồng
năm 2010 tăng lên 14.226,1 tỷ đồng vào năm 2015 (Bảng sau):
Bảng 1.5: Giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế
Năm

Nhà nước
(tỷ đồng)


Ngoài nhà
nước
(tỷ đồng)

Đầu tư nước
ngoài
(tỷ đồng)

Tổng số (tỷ
đồng)

2010

1.509,4

6.413,9

1.411,1

9.334,4

2011

1.638,7

8.297,2

2.090,8


12.026,7

2012

1.993,4

9.878,5

2.374,7

14.246,6

2013

1.792,8

11.574,2

2.438,7

15.805,7

2014

1.850,3

12.820,5

2.773,0


17.443,8

2015

1.779,5

14.226,1

2.988,7

18.994,3

Nguồn: Niên giám Thống kê Phú Yên năm 2015

14


Xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Phú Yên

Bên cạnh đó, tỉnh Phú Yên tiếp tục thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân
sách, thực hiện chặt chẽ hơn việc thẩm định các dự án trước khi cho chủ trương
đầu tư. Chỉ số PCI của tỉnh năm 2015 đạt 56,15 điểm, đứng vị trí thứ 55/63 tỉnh
thành trong cả nước,... Tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo, Tổ công tác giúp việc và
ban hành Chỉ thị tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo trong việc nâng cao chỉ số năng lực
cạnh tranh cấp Tỉnh. Trong năm 2015 - 2016, Tỉnh đã tiếp đón và làm việc với
một số Nhà đầu tư nước ngoài đến tìm hiểu cơ hội đầu tư trên địa bàn Tỉnh. Chú
trọng công tác thẩm định năng lực tài chính của các nhà đầu tư, đã cấp giấy chứng
nhận đầu tư cho 15 dự án trong nước (2015), với tổng vốn đăng ký là 1.155,6 tỷ
đồng và 01 dự án đầu tư nước ngoài; điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư 03 dự án
trong nước và 04 dự án vốn nước ngoài; Thông báo chủ trương đầu tư 34 dự án

vốn ngoài ngân sách, với tổng vốn 1.375,9 tỷ đồng và 04 dự án vốn nước ngoài,
với vốn đăng ký đầu tư 135,9 triệu USD. Tập trung rà soát các dự án đã hết hiệu
lực chủ trương đầu tư, thu hồi chủ trương đầu tư 05 dự án ngoài ngân sách; Thu
hồi giấy chứng nhận đầu tư 01 dự án trong nước và 02 dự án vốn nước ngoài. Tính
đến hết năm 2015, Tỉnh đã thu hút được 04 dự án đầu tư mới vào các khu công
nghiệp, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 31,92 tỷ đồng và 30 triệu USD. Đến cuối
năm 2015, tổng số dự án đăng ký đầu tư vào các khu công nghiệp Tỉnh là 74 dự án
(trong đó: 63 dự án đi vào sản xuất, 11 dự án đang trong quá trình lập thủ tục
chuẩn bị đầu tư) (1).
Tóm lại: Phú Yên đã xây dựng hoàn tất định hướng phát triển kinh tế xã
hội đến năm 2020 và được chính phủ phê duyệt (Theo Quyết định số
122/2008/QĐ-TTg ngày 29/8/2008 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Yên đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ). Để
thực hiện điều đó phải kể đến một số ngành mũi nhọn như sau:
- Về nông, lâm, ngư nghiệp: Xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền
vững, chất lượng cao, sản phẩm sạch, phù hợp với hệ sinh thái. Hình thành các
vùng chuyên canh tập trung có năng suất cao gắn với công nghệ sau thu hoạch
và công nghiệp chế biến, đồng thời gìn giữ và bảo vệ môi trường. Đảm bảo an
ninh lương thực, ổn định diện tích canh tác lúa, mía, sắn; mở rộng diện tích cây
cao su và một số cây trồng khác. Chăn nuôi theo hướng kinh tế trang trại với
giống tốt và kiểm soát dịch bệnh. Hình thành các vùng rau sạch tại vành đai các
khu đô thị, khu công nghiệp, khu du lịch; phát triển nghề trồng hoa, sinh vật
cảnh. Đẩy mạnh trồng rừng, tăng cường vốn rừng, phát triển các loại cây lấy gỗ
nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Tăng cường bảo vệ rừng, hạn chế khai
thác gỗ rừng tự nhiên và khai thác có hiệu quả rừng trồng. Phát triển thủy sản
bền vững, toàn diện trên các mặt nuôi trồng, khai thác, chế biến và dịch vụ hậu
cần nghề cá. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào khai thác, nuôi trồng
và chế biến thủy sản. Phát triển vùng nuôi trồng có cơ sở khoa học, tăng cường
nuôi trồng trên biển, đảm bảo môi trường và tạo thêm điểm đến cho du khách.
Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm

thủy sản. Xây dựng nông thôn mới, hiện đại, giảm áp lực về dân số cho các đô
(1)

Trích báo cáo tình hình kinh tế xã hội tỉnh Phú Yên năm 2015 của UBND tỉnh Phú Yên.

15


Xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Phú Yên

thị, phát triển kinh tế đồng bộ giữa các vùng trong tỉnh. Phát triển dịch vụ,
ngành nghề gắn với việc tổ chức tiêu thụ hàng hóa cho nông dân, tăng đầu tư
cho các huyện miền núi, địa bàn có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.
- Về công nghiệp: Chú trọng đầu tư chiều sâu, ứng dụng công nghệ mới,
công nghệ tự động hóa, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nâng chất
lượng và xây dựng thương hiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại, mở rộng thị
trường, tăng nguồn vốn đầu tư phát triển công nghiệp. Phát triển công nghiệp
theo quan điểm bền vững, phù hợp với chiến lược phát triển bền vững quốc gia.
Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế, có hàm lượng kỹ thuật và
công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn để tạo bước phát triển đột phá, thúc đẩy nền
kinh tế phát triển nhanh như: điện tử, lọc dầu, hóa dầu, đóng tàu, chế biến nông
thủy sản, sản xuất điện - nước. Trong đó đặc biệt quan tâm đến dự án Nhà máy
lọc dầu công suất 4 triệu tấn/năm và các nhà máy hóa dầu. Đầu tư phát triển
KKT Nam Phú Yên có khu đô thị Nam Tuy Hòa, KCN lọc, hóa dầu và một số
KCN tập trung khác gắn liền cảng biển Vũng Rô, cảng biển Hòa Tâm và sân
bay Tuy Hòa. Tiếp tục đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các KCN, cụm công
nghiệp tập trung, hình thành mạng lưới các cụm, điểm công nghiệp ở các huyện,
có diện tích từ 10 - 20 ha. Phát triển các làng nghề ở khu vực nông thôn, du
nhập và nhân rộng một số nghề mới quy mô phù hợp, khai thác có hiệu quả
nguồn nguyên liệu và giải quyết nhiều lao động khu vực nông thôn.

- Về dịch vụ: Nâng cao văn minh thương nghiệp, phát triển các loại hình
thương mại, dịch vụ hiện đại, đồng thời đảm bảo hệ thống thương mại - dịch vụ
thông suốt đến các vùng xa xôi hẻo lánh. Hình thành các khu đô thị, các phố
chợ, các đường phố chuyên doanh, tạo mạng lưới phân phối đa dạng, đảm bảo
lưu thông hàng hóa nhanh, thuận tiện, kích thích sản xuất phát triển. Xây dựng
hệ thống cung cấp các dịch vụ thương mại, hỗ trợ xúc tiến thương mại, đẩy
mạnh và đa dạng hóa hoạt động xúc tiến thương mại. Tăng cường kiểm tra,
kiểm soát thị trường, ổn định giá cả, chống sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng
kém chất lượng, đầu cơ, buôn lậu, trốn thuế. Mở rộng thị trường, đa dạng hóa
các mặt hàng xuất khẩu, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu. Phát triển mạnh du
lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, công nghiệp "sạch” mang sắc thái riêng.
Tôn tạo các di tích, danh thắng, các điểm du lịch gắn với công tác bảo vệ môi
trường. Tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng thu hút đầu tư: Khu du lịch liên hợp
cao cấp An Phú - An Chấn; Các khu đô thị du lịch và dịch vụ cao cấp (Sông
Cầu, Tuy An, Đồng Xuân); Các cụm du lịch cảnh quan sinh thái, văn hóa nghỉ
dưỡng, giải trí. Nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, kho bãi, dịch vụ cảng, dịch
vụ bưu chính viễn thông, đa dạng hóa hình thức phục vụ hợp lý. Chú trọng và
tạo thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển mạnh các loại hình dịch vụ:
tài chính, ngân hàng, khoa học công nghệ, tin học, bảo hiểm, tư vấn, kế toán,
kiểm toán, tư vấn pháp lý, công chứng, giám định, bán đấu giá tài sản, kinh
doanh tài sản, bất động sản, dịch vụ y tế, giáo dục chất lượng cao.
Vì vậy, việc khảo sát tổng thể, hoạch định kế hoạch phòng, chống sự cố rò
rỉ khi sử dụng hoặc sản xuất hóa chất là một trong những mục tiêu cụ thể, từng
16


Xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Phú Yên

bước nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh nền kinh tế; Nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần cho nhân dân; Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường,

phát triển bền vững.
* Nhận xét về một số ảnh hưởng bởi điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến
việc thực hiện công tác phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn
tỉnh:
- Về điều kiện tự nhiên: Phú Yên nằm ở khu vực ven biển và khu vực
hoạt động của gió mùa, đặc biệt là gió mùa Tây Nam khô nóng, kết hợp với
nhiệt độ khô hanh trong mùa hè là nguy cơ tiềm ẩn xảy ra sự cố cháy, nổ hóa
chất. Ngoài ra, gió còn có ảnh hưởng đến tốc độ phát tán hóa chất khi bị rò rỉ,
phát tán nhanh bụi, mùi khi xảy ra sự cố hóa chất. Do đó, khi bố trí các kho
chứa hóa chất, các khu vực tập trung hóa chất và dự báo các tình huống nguy cơ
xảy ra sự cố hóa chất cần phải tính toán đến hướng gió, sức gió, nhiệt độ không
khí để bố trí cho phù hợp. Mặt khác, do thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi mưa
lũ, áp thấp nhiệt đới làm tác động đến quá trình vận chuyển hóa chất, ảnh hưởng
đến khả năng tiếp cận cơ sở khi tiến hành ứng phó sự cố hóa chất. Về địa hình,
giao thông: Phú Yên nằm trên tuyến đường giao thông Bắc Nam, với địa hình
nhiều đèo, dốc (điển hình là Đèo Cả và Đèo Cù Mông), nhiều huyện miền núi
với hệ thống giao thông ở một số nơi còn chưa đồng bộ, do đó nguy cơ xảy ra
tai nạn giao thông đối với các phương tiện vận chuyển hóa chất lưu thông trên
các tuyến đường này là tương đối cao.
- Về kinh tế - xã hội: Việc phát triển đa dạng các ngành công nghiệp, đặc
biệt là ngành công nghiệp chế biến và định hướng trong tương lai trên địa bàn
tỉnh sẽ hình thành một số nhà máy hoạt động hóa chất với quy mô lớn như: Nhà
máy lọc hóa dầu Vũng Rô, nhà máy nhiên liệu sinh học của Công ty TNHH
công nghiệp KCP Việt Nam,… do đó dự kiến hiện trạng về hoạt động hóa chất
trong tương lai sẽ mở rộng về quy mô và chủng loại, yêu cầu về phòng ngừa,
ứng phó sự cố hóa chất cần phải chặt chẽ và nghiêm ngặt, phù hợp với hiện
trạng phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.

17



×