Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

ĐỀ CƯƠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.13 KB, 19 trang )

ĐỀ CƯƠNG QUẢN LÝ MT VÀ PT BỀN VỮNG 2014
Made by Lương Còi _ 52b2-KHMT
Câu 1: quản lý nhà nước về MT, Phân loại, mục tiêu, chức năng?
Khái niệm: Quản lý môi trường là hoạt động quản lý, giám sát, điều chỉnh của ngành
quản lý môi trường và tài nguyên thiên nhiên nhằm hạn chế tối đa các tác động có hại đối với
môi trường do các hoạt động phát triển gây nên và bảo đảm sự cân bằng sinh thái vì sự phát
triển bền vững.
Phân loại:
Theo chức năng có thể phân ra làm 3 loại chủ yếu của công cụ quản lý môi trường sau đây :
- Công cụ điều chỉnh vĩ mô: Là luật pháp, chính sách. Nhờ luật pháp và chính sách, nhà nước
có thể điều chỉnh các hoạt động sản xuất có tác động mạnh mẽ đến việc phát sinh ra chất ô
nhiễm.
- Công cụ hành động: Là các công cụ hành chính (xử phạt vi phạm môi trường trong kinh tế,
sinh hoạt…), công cụ kinh tế, có tác động trực tiếp tới lợi ích kinh tế xã hội của các cơ sở sản
xuất kinh doanh, Cộng cụ hành động là công cụ chủ yếu của tổ chức môi trường được xây dựng
trên cơ sở pháp luật, chính sách của quốc gia, rất đa dạng và có ảnh hưởng trong một phạm vi
nhất định.
- Công cụ hỗ trợ.
-

Phân loại theo bản chất thành 4 loại cơ bản sau:
Công cụ luật pháp chính sách: bao gồm các văn bản về luật quốc tế, luật quốc gia, các văn
bản khác dưới luật, các kế hoạch và chính sách môi trường quốc gia, các ngành kinh tế, các địa
phương.
Các công cụ kinh tế: gồm các loại thuế, phí đánh vào thu nhập bằng tiền của hoạt động sản
xuất kinh doanh. Các công cụ này chỉ áp dụng có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường.
Các công cụ kỹ thuật Mt: quản lý thực hiện vai trò kiểm soát và giám sát nhà nước về chất
lượng và thành phần môi trường, về sự hình thành và phân bố chất ô nhiễm trong môi trường.
Công cụ kế hoạch Mt: Gồm các chương trình, kế hoạch nhằm phát triển Mt.
- Phân loại theo phạm vi: Gồm 3 loại.
Quản lý khu vực: như đô thị, nông thôn, miền núi, vùng biển, …


Quản lý theo ngành Kt: như NN, CN, Q, hải sản,..
Quản lý theo Tài nguyên: Đất, Nươc, KK, Rừng, Ks,..
Mục tiêu:
Mục tiêu lớn nhất của QLMT là PTBV, giữ cho được sự cân bằng giữa phát triển kinh tế
và BVMT.„Mục tiêu QLMT có thể thay đổi theo thời gian và có những ưu tiên riêng đối với mỗi
quốc gia, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội, hệ thống pháp lý.. Cụ thể:
 Khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm MT phát sinh trong Hđ sống của
con người..
-Cải tiến, chấn chỉnh công tác ĐTM
-Phân loại, xử lý các cơ sở gây ô nhiễm.


-Áp dụng công nghệ sạch, ít chất thai.
-Xử lý chất thỉa tại khu đô thị, khu CN, bệnh viện…
-Thực hiện kế hoạch quốc gia về ứng cứu sự cố
 Hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật về BVMT
-Rà soát ban hành đồng các văn bản dưới luật, quy định.
-Ban hành chính sách về thuế, phí, lệ phí Mt và thể chế hóa những chính sách đó.
-thể chế hóa việc phối hợp giải quyết các vấn đề PT Kt với BVMT.
 Tăng cường công tác QLMT từ TW đến địa phương, công tac quản lý, đào tạo cán
bộ về môi trường.
-Nâng cấp các cơ quan quản lý NN về MT.
-Xây dựng mạng lưới quản lý quốc qía, vũng, lãnh thổ gắn với mạng lưới toàn
cầu.
-Xây dựng hệ thống thong tin dữ liệu Mt quốc gia,
-Đào tạo cán bộ về MT đồng bộ, kế hoạch hóa công tác bảo vệ Mt từ TƯ đến địa
phương.
 Phát triển KT-XH theo các nguyên tắc PTBV được hội nghị Rio-92 thông qua.
-Xây dựng một XH bền vững, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống.
-Bảo vệ sức sống và tình ĐDSH

-Xây dựng đạo đức vì sự PTBV.
-Xây dựng khối liên minh toàn cầu về BV và PT.
- Tạo Đk để cộng đồng tự quản lý mt của mình.
 Xây dựng các công cụ hưu hiệu về quản lý Mt quốc gia, các vũng lãnh thổ riêng
biệt.
-Xây dựng các cong cụ thích hợp cho từng nghành, từng địa phương.
-Hình thành và thực hiện đồng bộ các công cụ QLMT.
Nội dung, Chức năng:
Trong công tác quản lý môi trường có 3 nội dung quan trọng nhất bao gồm: ·
Xây dựng cơ sở khoa học, kinh tế, luật pháp cho việc thi hành công tác quản lý môi
trường.
- Thiết lập các công cụ quản lý môi trường.
- Tổ chức các công tác bảo vệ và quản lý môi trường.
Ở nước ta, các nội dung của công tác quản lý Nhà nước về môi trường được trình bày trong
Điều 37 luật Bảo vệ môi trường Việt Nam 1993 gồm các điểm sau:
- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp quy về bảo vệ môi trường, ban hành hệ
thống tiêu chuẩn môi trường.
- Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách bảo vệ môi trường, kế hoạch phòng
chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường.
- Xây dựng, quản lý các công trình bảo vệ môi trường và các công trình có liên quan đến bảo
vệ môi trường.
- Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc nguồn thông tin dữ liệu và phân tích môi
trường, định kỳ đánh giá hiện trạng môi trường, dự báo diễn biến môi trường.
- Thẩm định các báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án và các cơ sở kinh
doanh.
- Cấp và thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường cho các cơ sở kinh tế xã hội.
-


- Giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, giải quyết các

khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về bảo vệ môi trường, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi
trường.
- Đào tạo các cán bộ về khoa học và quản lý môi trường.
- Tổ chức nghiên cứu áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Quan hệ quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Câu 2: Luật bvmt quốc tế và VN? Những bổ sung của luật mt 2005 với luật Mt 1993.
Luật mt QT:
"Luật Quốc tế về môi trường là tổng thể các nguyên tắc, quy phạm quốc tế điều chỉnh mối
quan hệ giữa các quốc gia, giữa các quốc gia với các tổ chức quốc tế trong việc ngăn chặn, loại
trừ thiệt hại do các nguồn khác nhau gây ra cho môi trường thiên nhiên ngoài phạm vi tài phán
quốc gia".
- Các sự kiện quan trọng trong QT hình thành luật MT Qt:
+ Hội nghị Stockholm về môi trường con người (thủy điển 1972)
+ Hội nghị liên hợp quốc về Mt Pt 1992
+ Sự ra đời của Công ước 1902 về bảo vệ các loài chim hữu ích cho nông nghiệp và Hiệp
ước 1911 về giữ gìn và bảo vệ loài hải cẩu có long, Công ước quốc tế 1954 về ngăn chặn ô
nhiễm dầu….
- Thực trạng Luật Quốc tế về môi trường hiện nay:
Luật quốc tế về môi trường là một lĩnh vực tương đối mới, chỉ phát triển trong vài thập niên
qua của ngành luật.
Luật quốc tế về môi trường hiện đang được nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế toàn cầu, khu
vực,… tham gia xây dựng
Các quy định pháp lý về môi trường thường mang tính chất giải pháp tình huống. Tuy nhiên,
các quy định trên đang có xu hướng chặt chẽ và cụ thể hơn.
Các quy định, tiêu chuẩn, hiện hành trên phạm vi toàn cầu thường không cụ thể và chặt như
các quy định, tiêu chuẩn khu vực. Châu Âu là nơi có nhiều quy định pháp lý về môi trường nhất.
Các khía cạnh pháp lý quốc tế về môi trường ngày càng hoà nhập vào luật kinh tế và thương
mại quốc tế như: GATT, WTO và AFTA.
Hiện nay, có khoảng 300 công ước quốc tế về bảo vệ môi trường.
Luật bảo vệ môi trường Việt Nam

Ngày 27 tháng 12 năm 1993, Quốc hội thông qua Luật bảo vệ môi trường, đây là sự khởi đầu
hết sức quan trọng, là căn cứ pháp lý đặt nền móng cho sự hình thành hệ thống pháp luật về bảo
vệ môi trường ở nước ta.
Bao gồm 7 chương và 55 điều:
Chương I: Những quy định chung (9 điều)
CHương II: phòng chống suy thoái MT, ONMT, Sự cố MT ( 20 điều)
Chương III: khắc phục suy thoái MT, ONMT, Sự cố MT ( 7 điều)
CHương IV: Quản lý nhà nước về bảo vệ MT (8 điều)
Chương V: Quan hệ QT về BVMT (4 điều)
Chương VI: Khen thưởng và xử lý vi phạm ( 4 điều)
CHương VII: điều khoản thi hành (3 điều)


Luật Bảo vệ môi trường ra đời, lần đầu tiên các khái niệm, nội dung cơ bản về bỏ vệ môi
trường được định nghĩa, quy định một cách chuẩn tắc làm định hướng, cơ sở và chỉ đạo toàn bộ
mọi hoạt động bảo vệ môi trường. Quyền và nghĩa vụ bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá
nhân được quy định rõ bằng các quy phạm pháp luật.
Sau hơn 10 năm thực hiện, Luật Bảo vệ môi trường đã góp phần quan trọng trong việc điều
chỉnh các quan hệ liên quan đến bảo vệ môi trường, góp phần giảm thiểu ô nhiễm, suy thoái môi
trường cũng như nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường trong các cấp, các ngành và nhân dân
và tạo ra những định hướng ban đầu cho việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với BVMT vì mục
tiêu phát triển bền vững.
Tuy nhiên, trong bối cảnh có nhiều tác động của yếu tố khách quan và chủ quan như: quá
trình CNH, HĐH đất nước; xu thế hội nhập kinh tế quốc tế; chủ trương cải cách về tất cả các lĩnh
vực thì Luật BVMT hiện hành còn khá nhiều bất cập như phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng,
việc giải thích từ ngữ, cấu trúc của Luật, phương pháp và nội dung điều chỉnh. Chính vì vậy, quá
trình sửa đổi luật diễn ra từ tháng 10 năm 2004 đến tháng 7 năm 2005, trong đó có cả sự tham
gia của quần chúng nhân dân thông qua các diễn đàn, hội thảo, truyền thông.
Ngày 29/11/2005, Quốc hội đã thông qua Luật Bảo vệ môi trường - số 52/2005/QH11, chính
thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2006. Luật bảo vệ môi trường (sửa đổi) đã

cụ thể, chi tiết hóa các nội dung của Luật Bảo vệ môi trường 1993 cũng như bổ sung một số quy
định mới xuất phát từ yêu cầu thực tiễn quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường.
Theo đánh giá của các chuyên gia trong nước và quốc tế, Luật BVMT sửa đổi được xem là
một bước tiến quan trọng, chuyển biến về chất trong quá trình hoàn thiện và nâng cao hiệu lực
của hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, với nhiều quy định, nội dung cụ thể, khả thi và phù
hợp hơn với thực tiễn cuộc sống.
So với cấu trúc của Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 (gồm 7 chương và 55 điều) thì cấu
trúc và nội dung của Luật bảo vệ Môi trường 2005 lớn hơn, bao gồm 15 chương và 136 điều.
Chương I. Những quy định chung (7 điều)
Chương II. Tiêu chuẩn môi trường (6 điều)
Chương III. Đánh giá môi trường chiến lược, Đánh giá tác động môi trường và Cam kết bảo
vệ môi trường (3 mục, 14 điều)
Chương IV. Bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên (7 điều)
Chương V. Bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (15 điều)
Chương VI. Bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư (5 điều)
Chương VII. Bảo vệ môi trường biển, sông và các nguồn nước khác (3 mục, 11 điều)
Chương VIII. Quản lý chất thải (5 mục, 20 điều)
Chương IX. Phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, Khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi
trường (2 mục, 8 điều)
Chương X. Quan trắc và thông tin về môi trường (12 điều)
Chương XI. Nguồn lực bảo vệ môi trường (12 điều)
Chương XII. Hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường (3 điều)
Chương XIII. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các
tổ chức thành viên về bảo vệ môi trường (4 điều)
Chương XIV. Thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và bồi thường thiệt hại về
môi trường (2 mục, 10 điều)
Chương XV. Điều khoản thi hành (2 điều)
Các nội dung sửa đổi của Luật BVMT 2005 so với Luật BVMT 1993:
+ Về tiêu chuẩn MT



TCMT qui định giới hạn các chất, vi sinh vật và các yếu tố khác trong MT, trong chất thải
hoặc nguồn thải, là căn cứ rất quan trọng để QLMT, phục vụ công tác quan trắc, đánh giá hiện
trạng MT, quản lý chất thải, kiểm soát các nguồn thải gây ô nhiễm MT. Luật BVMTVN 2005 qui
định TCMT gồm: tiêu chuẩn về chất lượng MT xung quanh và tiêu chuẩn về chất thải, đồng thời
qui định nội dung mà TCMT cần phải thể hiện, trách nhiệm ban hành TCMT của nhà nước,
nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong việc tuân thủ TCMT (điều 8-13)
+ Phòng ngừa và hạn chế tác động xấu đối với MT
Luật BVMTVN 2005 có các qui định cụ thể: phải thực hiện đánh giá MT chiến lược đối với
các dự án chiến lược, các qui hoạch và kế hoạch (điều 14) nhằm dự báo các tác động xấu của
quyết định mang tính chiến lược đối với MT, để có sự điều chỉnh hoặc có các giải pháp phòng
ngừa cần thiết ngay từ khâu lập và phê duyệt chiến lược, qui hoạch, kế hoạch;
Qui định rõ và cụ thể hơn về ĐTM (điều 18) đối với dự án đầu tư nhằm phòng ngừa các tác
động xấu đối với MT từ khâu phê duyệt, cấp phép đối với dự án đầu tư;
Qui định trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân khác phải các bản cam kết BVMT (điều 24);
qui định các biện pháp quản lý phù hợp nhằm phòng ngừa các tác động xấu của việc nhập khẩu
máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu cũng như việc hàng hóa, phương tiện
nước ngoài quá cảnh đối với MT trong nước.
+ BVMT trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ
Luật BVMT 2005 xác định trách nhiệm BVMT của tổ chức cá nhân trong hoạt động sản
xuất, kinh doanh dịch vụ; BVMT đối với khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề,
bệnh viện và cơ sở y tế khác; BVMT trong hoạt động xây dựng, GTVT, nhập khẩu quá cảnh
hàng hoá, nhập khẩu phế liệu, khoáng sản, du lịch, sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và
trong hoạt động mai táng; qui định biện pháp xử lý đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
gây ô nhiễm MT.
+ Quản lý chất thải
Luật BVMT 2005 qui định rõ và cụ thể về trách nhiệm, qui trình, biện pháp quản lý chất thải
nhằm hạn chế các tác động xấu của chất thải đối với MT, nhất là chất thải nguy hại.
Đồng thời bổ sung qui định về trách nhiệm, qui trình, biện pháp quản lý các loại chất thải
rắn, lỏng, khí; kiểm soát bụi, khí thải, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ (điều 66);

Khuyến khích phân loại tại nguồn, tái sử dụng và tái chế chất thải để giảm khối lượng chất
thải phải xử lý cũng như tận dụng chất thải để phục vụ cho các nhu cầu khác nhau của đời sống
con người (điều 85).
Luật cũng có những qui định chặt chẽ đối với việc quản lý chất thải nguy hại như qui định
việc lập hồ sơ, đăng ký cấp phép và mã số hoạt động quản lý chất thải nguy hại, phân loại tại
nguồn, thu gom, lưu trữ tạm thời, vận chuyển, xử lý, thải bỏ, chôn lập chất thải nguy hại (điều
70-76).
Để tránh xảy ra sự cố MT trong quá trình quản lý chất thải nguy hại, Luật qui định: chỉ
những tổ chức, cá nhân có đủ chuyên gia, năng lực, trang thiết bị và được cơ quan quản lý nhà
nước có thẩm quyền cấp phép và mã số hoạt động mới được tham gia quản lý chất thải nguy hại.
Bên cạnh đó, Luật cũng qui định về chất lượng trang thiết bị thu gom, vận chuyển chất thải nguy
hại; tuyến đường, thời gian vận chuyển và việc chôn lấp chất thải nguy hại sau xử lý; việc xây
dựng các khu xử lý tập trung đối vơi chất thải nguy hại phục vụ chung cho nhiều địa phương, cơ
sở.
+ Xã hội hoá hoạt động BVMT


Luật BVMT 2005 nhấn mạnh việc xã hội hoá hoạt động BVMT thông qua việc qui định các
nguyên tắc chung BVMT là trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của mọi tổ chức, cá nhân (khoản
2, điều 4);
Những hành vi được khuyến khích, đồng thời giao cho chính phủ qui định chính sách khuyến
khích, hỗ trợ, hình thức khen thưởng thích hợp (khoản 1, điều 5),
Lấy ý kiến cộng đồng dân cư khi thẩm định báo cáo định giá tác động MT (điều 20, điều
21,điều 22);
Tăng cường sự tham gia của các tổ chức cá nhân trong quản lý và BVMT; phát triển các loại
hình dịch vụ MT, các hình thức tự quản về MT (điều 54);
Cung cấp, công khai thông tin, đối thoại về MT (điều 105) và nhiều qui định khác.
+ Trách nhiệm của Nhà nước, tổ chức, cá nhân trong BVMT
Luật BVMT 2005 qui định: BVMT là công việc chung của Nhà nước và xã hội, có tính liên
ngành, liên vùng rất cao.

Luật đã qui định chi tiết trách nhiệm BVMT của Nhà nước(điều 5), của tổ chức, cá nhân
(điều 6), thẩm quyền, trách nhiệm BVMT của Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ
(điều 121) của UBND các cấp (điều 122), của Mặt trận t63 quốc, các đoàn thể và cộng đồng dân
cư (điều 124). Đồng thời qui định cơ quan chuyên môn, chuyên trách quản lý về BVMT ở Bộ,
ngành, địa phương, tổng công ty, tập đoàn kinh tế, ban quản lý KCN, KCX, dịch vụ có chất thải
nguy hại hoặc tiềm ẩn nguy cơ gây ra sự cố MT (điều 123)
+ Các chế tài cần thiết nhằm nâng cao hiệu lực BVMT
Luật BVMT 2005 đã đề ra nhiều chế tài nhằm nâng cao hiệu lực và bảo đảm tính khả thi của
Luật như: qui định những hành vi nghiêm cấm và giao chính phủ qui định cụ thể việc xử phạt vi
phạm hành chính (điều 7);
Qui định chỉ được phép phê duyệt, cấp phép đầu tư, cấp phép xây dựng, cấp phép khai thác
khoáng sản sau khi đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thẩm định báo cáo MT
chiến lược hoặc thẩm định và phê duyệt ĐTM (đềiu 17, điều 22);
Chủ các dự án đầu tư chỉ được đưa công trình vào sử dụng sau khi được cơ quan có thẩm
quyền phê duyệt ĐTM đã đưa ra quyết định phê duyệt tiến hành kiểm tra và lập biên bản xác
nhận là đã thực hiện đúng, đầy đủ các yêu cầu của quyết định phê duyệt ĐTM(điều 23).
Luật cũng qui định chế tài về trách nhiệm khắc phục khi để xảy ra sự cố MT (điều
39,41,42,50,55,58,86,90); trách nhiệm phục hồi khi làm MT bị ô nhiễm, suy thóai (điều 93);
nghĩa vụ nộp thuế MT, phí BVMT khi sử dụng các thành phần MT, xả thải ra MT (điều 112,
113); trách nhiệm ký quỹ cải tạo, phục hồi MT trong hoạt động khai thác tài nguyên (điều 114).
Câu 3: Chiến lược, chính sách môt trường?
+ Chiến lược môi trường
Các chiến lược môi trường là những văn kiện sống nó đòi hỏi phải có thay đổi khi các vấn
đề mới xuất hiện và đặc biệt khi hiểu biết kỹ hơn mối quan hệ giữa kinh tế và hệ sinh thái tự
nhiên.
Chiến lược bảo vệ toàn cầu được công bố năm 1980, nhấn mạnh: Loài người tồn tại như một
bộ phận của thiên nhiên, họ sẽ không có tương lai nếu thiên nhiên và các tài nguyên thiên nhiên
không được bảo vệ.
Bảo vệ nhằm giới hạn hoạt động của chúng ta trong khả năng của Trái đất. Phát triển là tạo
điều kiện cho con người bất kỳ ở đâu cũng có được cuộc sống lâu dài, lành mạnh và đầy đủ.

Mỗi một chiến lược môi trường thay đổi phụ thuộc vào những thuộc tính lý học, sinh học, xã
hội và kinh tế của từng nước.


Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020:
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường
quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
- Năm nhiệm vụ cơ bản về BVMT Việt Nam giai đoạn từ 2003 đến 2010 là:
+ Phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm.
+ Khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường nghiêm trọng
+ Bảo vệ và khai thác bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên
+ Bảo vệ và cải thiện môi trường các khu vực trọng điểm
+ Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.
Những mục tiêu cụ thể:
+ 100% các cơ sở sản xuất mới xây dựng hoặc áp dụng công nghệ sạch hoặc được trang bị
các thiết bị giảm thiểu ô nhiễm, xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường;
+ 50% các cơ sở sản xuất kinh doanh được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường
hoặc Chứng chỉ ISO 14001;
+ 30% hộ gia đình, 70% doanh nghiệp có dụng cụ phân loại rác thải tại nguồn: 80% khu vực
công cộng có thùng gom rác thải;
+ 40% các khu đô thị, 70% các khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải
tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường, thu gom 90% chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp, dịch vụ,
xử lý trên 60% chất thải nguy hiểm và 100% chất thải bệnh viện, cải tạo 50% các kênh, mương,
ao, hồ, đoạn sông chạy qua đô thị đã bị suy thoái nặng;
+ giải quyết cơ bản các điểm nóng về nhiễm độc dioxin; 95% dân số đô thị và 85% dân số
nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh...
Những định hướng lớn đến năm 2020:
+ ngăn chặn về cơ bản mức độ gia tăng ô nhiễm, phục hồi suy thoái và nâng cao chất lượng
môi trường, đảm bảo phát triển bền vững đất nước.
+ Phấn đấu 80% cơ sở sản xuất kinh doanh được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi

trường hoặc chứng chỉ ISO 14001; 100% đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử
lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường.
+Hình thành và phát triển ngành công nghiệp tái chế chất thải để tái sử dụng, phấn đấu 30%
chất thải thu gom được tái chế, 100% dân đô thị và 95% dân nông thôn được sử dụng nước sạch;
nâng tỷ lệ đất có rừng che phủ đạt 48% tổng diện tích tự nhiên cả nước; 100% sản phẩm hàng
hoá xuất khẩu và 50% hàng hoá tiêu dùng trong nội địa được ghi nhãn môi trường theo tiêu
chuẩn ISO 14021.
+ Chính sach MT.
Chính sách môi trường là tổng thể các quan điểm, các biện pháp, các thủ thuật nhằm thực
hiện các mục tiêu BVMT và PTBV của quốc gia, của ngành kinh tế hoặc một công ty. Cụ thể hóa
chính sách môi trường trên cơ sở các nguồn lực nhất định để đạt các mục tiêu do chính sách môi
trường đặt ra là nhiệm vụ của chiến lược môi trường.
Nguyên tắc chủ đạo của việc ban hành và thực thi chính sách môi trường là: 1- Hợp hiến,
hợp pháp, hệ thống và thống nhất; 2- Người gây ô nhiễm phải trả tiền; 3- Phòng bệnh hơn chữa
bệnh; 4- Hợp tác giữa các đối tác; 5- Sự tham gia của cộng đồng.
Các chính sách MT Việt Nam năm 1991 cho các vấn đề cụ thể của đất nước như sau:
(1) Quản lý tốt và bảo vệ diện tích rừng còn lại, phục hồi và mở rộng diện tích các khu rừng
phòng hộ, rừng đầu nguồn, rừng đặc dụng và giao đất giao rừng cho các đơn vị ngoài quốc
doanh. Mục tiêu chung của chính sách này là đến năm 2000 có thể đưa diện tích rừng che phủ
lên 40-50%.


(2) Qui hoạch tổng hợp về sử dụng đất để sử dụng tối ưu nguồn tài nguyên thiên nhiên quí
này của quốc gia. Nội dung qui hoạch là xác định khả năng sử dụng và sự sử dụng của đất; giá trị
môi trường, sức chịu đựng và mức độ dễ hủy hoại của đất, chính sách phân phối sử dụng đất;
những kỹ năng truyền thống, các lợi ích và nguyện vọng phát triển của dân chúng địa phương,
chính sách di dân hợp lý.
(3) Chính sách khai thác và quản lý lâu bền hệ sinh thái đất ngập nước nhằm giải tỏa sức ép
khai thác vô tội vạ, bằng các cách: qui hoạch tổng thể khu vực đất ngập nước; xây dựng và thực
hiện nghiêm ngặt các qui chế có liên quan đến khai thác đất ngập nước; gắn lợi ích của người

dân bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước; chuyển giao các kỹ thuật sử dụng đất thích hợp; giáo dục
nâng cao nhận thức của dân chúng và người quản lý địa phương về ý nghĩa, lợi ích, cách thức
bảo tồn, khả năng khai thác lâu bền hệ sinh thái này.
(4) Khai thác và quản lý lâu bền tài nguyên nước, cân bằng cung cầu, phòng ngừa ô nhiễm và
suy thoái tài nguyên nước, hạn chế hậu quả thiên tai liên quan tới tài nguyên nước, phục vụ lâu
dài cho sản xuất và đời sống của nhân dân. Quản lý tổng hợp lưu vực, ĐTM các dự án sử dụng
tài nguyên nước, v.v.. Xây dựng các tiêu chuẩn để hạn chế ô nhiễm nước, kiểm soát chất thải
công nghiệp, xây dựng các cơ sở xử lý nước thải, kiểm soát sử dụng hóa chất trong nông nghiệp
v.v..
(5) Chính sách đối với hệ sinh thái biển và cửa sông, bao gồm: Áp dụng các biện pháp phòng
ngừa, kiểm soát ô nhiễm biển và ô nhiễm từ đất liền, không khai thác quá mức cũng như bằng
các phương tiện có tính chất hủy diệt hải sản vùng biển nông, phát triển năng lực đánh bắt hải
sản xa bờ, khôi phục và bảo vệ rừng ngập mặn, bảo vệ đa dạng sinh học biển, ban hành kế hoạch
quốc gia về ứng phó sự cố tràn dầu, v.v..
(6) Chính sách bảo vệ đa dạng sinh học được trình bày trong chương trình quốc gia về đa
dạng sinh học được Chính phủ phê duyệt theo Nghị định 845/TTg ngày 22/12/1995 với các mục
tiêu trước mắt là: bảo vệ các hệ sinh thái đặc hữu của đất nước; bảo vệ các thành phần của sự đa
dạng sinh học hiện nay đang bị khai thác quá mức; xúc tiến và xác định giá trị sử dụng của tất cả
các thành phần của sự đa dạng sinh học.
(7) Kiểm soát ô nhiễm trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước bằng các biện
pháp phòng ngừa, ngăn chặn và giảm thiểu ô nhiễm.
(8) Phòng ngừa và hạn chế các hậu quả của thiên tai bão lụt, hạn hán, nứt đất, động đất với
các biện pháp chủ đạo: ngăn chặn phá rừng, trồng và bảo vệ rừng nhất là rừng đầu nguồn, xây
dựng các công trình phòng hộ như đê, kè, đập, nghiên cứu và áp dụng các giải pháp thích nghi
với điều kiện thiên tai như qui hoạch vùng, bố trí lại cơ cấu sản xuất nhất là các ngành có liên
quan nhiều đến tài nguyên thiên nhiên.
Câu 4: Tiêu chuẩn Mt, đặc trưng của Tiêu chuản Mt, phân loại?
KN: Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam: "Tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn
mức, giới hạn cho phép, được quy định dùng làm căn cứ để quản lý môi trường".
Đặc trưng:

Tiêu chuẩn môi trường là các giá trị được ghi nhận của Nhà nước trong các quy định chính
thức, xác định nồng độ tối đa cho phép của các chất trong thức ăn, nước uống, không khí, đất,
hoặc là giới hạn chịu đựng của con người và sinh vật với các yếu tố môi trường khác (tiếng ồn,
phát xạ,…).
Tiêu chuẩn chất lượng môi trường quy định nồng độ các thành phần môi trường xung quanh
ở điều kiện bình thường, Sự thích nghi của sinh vật và con người đối với môi trường xung quanh
đã được hình thành trong quá trình tiến hoá lâu dài của sự sống trên trái đất.


TCMT là bộ phận quan trọng trong hệ thống luật pháp về bảo vệ môi trường, nó được xây
dựng trên cơ sở nghiên cứu tác động của các chất độc hại và yếu tố an toàn đối với sinh vật, con
người trong môi trường xung quanh và môi trường lao động. Phần lớn các tiêu chuẩn môi trường
và tiêu chuẩn sức khoẻ, được các nhóm chuyên gia quốc tế và quốc gia biên soạn. Tổ chức Y tế
thế giới (WHO) đã xây dựng tiêu chuẩn chất ô nhiễm không khí năm 1987, tiêu chuẩn nước uống
năm 1985.
Phân loại Tiêu chuẩn môi trường
Tiêu chuẩn môi trường được phân thành 4 loại:
+ Tiêu chuẩn chất lượng các thành phần môi trường:
- Quy định nồng độ các thành phần MT xung quanh ở điều kiện bình thường.
- Áp dụng đánh giá chất lượng các thành phần MT xung quanh là trong lành hay bị ô nhiễm
đến mức độ nào đó.
- Đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường ở khu vực nào đó, người ta thường so sánh nồng độ
thực tế của thông số đo được với nồng độ thông số đó theo TCMT tương ứng
- Tiêu chuẩn chất lượng MT được sử dụng trong đánh giá TĐMT dự án phát triển KTXH
hoặc đánh giá mức độ ô nhiễm khu vực.
- Phân thành 5 nhóm: · TCMT đất · TCMT nước mặt và nước dưới đất · TCMT nước biển ·
TCMT không khí · TCMT âm thanh, ánh sáng, bức xạ
+ Tiêu chuẩn phát thải của các nguồn ô nhiễm:
- Xác lập nồng độ tối đa của các chất ô nhiễm từ nguồn cho phép thải ra MT xung quanh
- Nhằm kiểm soát ô nhiễm của các nguồn thải của CSSX, tương ứng với khả năng đồng hóa

chất ô nhiễm của MT tiếp nhận.
- Giá trị các thông số trong tiêu chuẩn này được điều chỉnh linh hoạt theo từng khu vực,
ngành nghề, cơ sở sản xuất,..
+ Tiêu chuẩn khống chế kỹ thuật đối với các thiết bị và máy móc:
- Tiêu chuẩn quy định quy trình phân tích một thông số nào đó có trong hai loại tiêu chuẩn
trên và các thông số kỹ thuật đối với máy móc, thiết bị sử dụng trong hoạt động sản xuất và bảo
vệ môi trường.
VD: Tiêu chuẩn phân tích KLN, các thông số đất, nước,…
+ Tiêu chuẩn cảnh báo ô nhiễm và suy thoái môi trường:
- Nhằm đưa ra các dự báo sớm về tình trạng MT xung quanh có khả năng ô nhiễm trong
tương lai gần.
Câu 5: Kế hoạch hóa công tác BVMT?
Kế hoạch hoá công tác môi trường là một nội dung quan trọng của công tác kế hoạch hóa sự
phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, ngành kinh tế và địa phương, nhằm đảm bảo sự phát
triển bền vững, tái tạo tiềm năng, tái tạo nguồn lực cho các giai đoạn phát triển cao hơn.
Có 5 nội dung chủ yếu trong kế hoạch công tác môi trường ở Việt Nam:
1) Giáo dục tuyên truyền, phổ cập kiến thức về bảo vệ môi trường
- Giáo dục, phổ cập kiến thức môi trường phải đi trước một bước, nhằm trang bị cho người
dân hiểu biết cơ bản về môi trường, bảo vệ môi trường, từ đó sống hòa nhập, gần gũi với
thiên nhiên, duy trì và làm sạch môi trường.
- Lồng ghép chương trình giảng dạy môi trường trong các trường trung học, phổ thông, đào
tạo cán bộ môi trường ở các trường ĐH, CĐ,..
2) Xây dựng pháp luật, cơ chế chính sách
- Hệ thống hóa các văn bản pháp quy dưới luật
- Đồng bộ hóa các bộ luật liên quan tới công tác BVMT


-

Đưa các chỉ tiêu MT và PTBV vào kế hoạch và thống kê của nhà nước

Nâng cao vai trò của công tác BVMT trong xây dựng và xét duyệt các dự án, chương trình
kế hoạch phát triển KTXH của các cấp, các ngành
- Tăng cường vai trò của Quản lý MT trong quản lý nhà nước
- Nghiên cứu sử dụng các công cụ kinh tế trong QLTN &MT
3) Hình thành quy hoạch, chiến lược và các chương trình dự án cụ thể về Môi trường và bảo
vệ môi trường
- Các chương trình về tổ chức và xây dựng hệ thống quản lý môi trường.
- Xây dựng hệ thống các khu bảo vệ và vườn quốc gia, hệ thống các trạm quan trắc môi
trường.
- Đề xuất các chương trình xử lý ô nhiễm các khu vực trọng điểm
- Chương trình bảo vệ nguồn nước.
- Tiến hành các dự án quy hoạch môi trường những vùng kinh tế trọng điểm, tổ chức hệ
thống Quỹ môi trường.
4) Xây dựng hệ thống quan trắc, điều tra, dự báo và kiểm soát môi trường
- Tiến hành thường xuyên công tác lập BCHTMT quốc gia và các tỉnh.
- Xây dựng các hệ thống quan trắc, các phòng thí nghiệm, hệ thống dữ liệu, cơ sở vật
chất ứng phó với thiên tai và sự cố môi trường,..
- Thiết lập hệ thống TCMT, bộ chỉ thị MT,..
5) Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ MT
- Nghiên cứu và phê chuẩn các công ước quốc tế về MT.
- Tham gia vào các chương trình nghiên cứu quốc tế có liên quan chặt chẽ với sự phát
triển đất nước.
- Tranh thủ viện trợ quốc tế trong đào tạo và nâng cao năng lực nghiên cứu, khoa học
kỹ thuật…
Sơ đồ:
Câu 6: thanh tra và kiểm tra MT.
Câu 7: công ước quốc tế mà VN là thành viên?
Hiện nay, có khoảng 300 công ước quốc tế về bảo vệ môi trường. Việt Nam đã tham gia các
Công ước quốc tế về môi trường sau đây (ngày tham gia ở trong ngoặc):
1. Công ước Chicago về hàng không dân dụng quốc tế (1944).

2. Thỏa thuận về thiết lập ủy ban nghề cá Ấn Ðộ Dương - Thái Bình Dương (1948).
3. Hiệp ước về Khoảng không ngoài vũ trụ (1967).
4. Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt như là nơi cư trú
của các loài chim nước (RAMSAR), 1971 (20/9/1988).
5. Nghị định thư bổ sung công ước về các vùng ngập nước có tầm quan trọng, đặc biệt như
là nơi cư trú của các loài chim nước, Paris, 1982.
6. Công ước liên quan đến Bảo vệ các di sản văn hoá và tự nhiên (19/10/1982).
7. Công ước về cấm phát triển, sản xuất và tàng trữ vũ khí hoá học, vi trùng và công việc
tiêu huỷ chúng.
8. Công ước về buôn bán quốc tế về các giống loài động thực vật có nguy cơ bị đe dọa, 1973
(20/1/1994).
9. Công ước về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu biển MARPOL (29/8/1991).
10. Công ước của Liên Hợp Quốc về sự biến đổi môi trường (26/8/1980).


11. Nghị định thư chữ thập đỏ liên quan đến bảo vệ nạn nhân của các cuộc xung đột vũ trang.
12. Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển (25/7/1994).
13. Cam kết quốc tế về phổ biến và sử dụng thuốc diệt côn trùng, FAO, 1985.
14. Công ước Viên về bảo vệ tầng ô-zôn, 1985 (26/4/1994).
15. Công ước về thông báo sớm sự cố hạt nhân, IAEA, 1985 (29/9/1987).
16. Công ước về trợ giúp trong trường hợp sự cố hạt nhân hoặc cấp cứu phóng xạ, 1986,
IAEA (29/9/1987).
17. Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-zôn, 1987 (26/1/1984).
18. Thoả thuận về mạng lưới các trung tâm thuỷ sản ở Châu Á - Thái Bình Dương, 1988
(2/2/1989).
19. Công ước Basel về kiểm soát việc vận chuyển qua biên giới chất thải độc hại và việc loại
bỏ chúng (13/5/1995).
20. Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu, 1992 (16/11/1994).
21. Công ước về Ða dạng sinh học, 1992 (16/11/1994).
Câu 8: Quan trắc MT, mục đích, nội dung, yêu câu?

Quan trắc môi trường (Environmental monitoring) là các biện pháp khoa học, công nghệ và
tổ chức, bảo đảm kiểm soát một cách hệ thống các trạng thái và khuynh hướng phát triển của
các quá trình tự nhiên hoặc nhân tạo với nhiều quy mô và nhiều loại đối tượng.
Quan trắc môi trường bao gồm việc đo đạc, ghi nhận và kiểm soát thường xuyên liên tục các
hiện tượng tự nhiên và nhân tạo (các loại hình và nguồn gốc các chất ô nhiễm trong môi trường
cũng như công tác quản lý môi trường và kế hoạch sử dụng tài nguyên).
Nội dung:
Điều 95, Luật BVMT 2005 quy định 4 loại chương trình QTMT:
· Quan trắc HTMT Quốc gia
· Quan trắc các tác động MT từ hoạt động của ngành, lĩnh vực
· Quan trắc HTMT của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
· Quan trắc các tác động MT từ hoạt động của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; khu sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung
Mục đích của quan trắc môi trường:
(1) Tạo hệ thống dữ liệu về chất các thành phần môi trường phục vụ cho quy hoạch và phát
triển kinh tế xã hội.
(2) Tạo hệ thống dữ liệu cho việc kiểm soát chất lượng các thành phần môi trường và ô
nhiễm môi trường phát sinh bởi các hiện tượng tự nhiên và nhân tạo.
(3) Đảm bảo các tác động không vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
(4) Kiểm tra các biện pháp giảm thiểu đã được đề nghị trong báo cáo ĐTM
(5) Cảnh báo sớm về những thiệt hại môi trường tiềm năng có thể xảy ra.
Phân loại quan trắc môi trường:
a. Theo quy mô quan trắc:
· Hệ thống monitoring môi trường quy mô địa phương (nhà máy, xí nghiệp, thành phố, khu
công nghiệp).
· Hệ thống monitoring quy mô quốc gia (hệ thống quan trắc môi trường quốc gia theo ngành
như nông nghiệp, năng lượng, nhiễm xạ, sinh thái, thực phẩm,…)
· Hệ thống quan trắc môi trường quy mô toàn cầu
b. Theo tính chất hoạt động quan trắc:
· Hệ thống quan trắc môi trường liên tục hay gián đoạn



· Hệ thống quan trắc môi trường cố định hay lưu động
c. Theo mục đích của hoạt động hay quan trắc
· Hệ thống quan trắc môi trường nền: là đo đạc, tổng hợp, phân tích các thông số môi trường
trong suốt thời kỳ tiền dự án nhằm xác định bản chất và các giới hạn biến thiên tự nhiên và để
xác định bản chất của sự biến đổi môi trường.
· Hệ thống quan trắc tác động ô nhiễm: bao gồm các phép đo, xử lý, phân tích và đánh giá
các thông số môi trường trong khi xây dựng và vận hành dự án nhằm theo dõi những biến động
môi trường do dự án gây ra.
Yêu cầu:
+ Yêu cầu khoa học của quan trắc môi trường
- Tính khách quan của quan trắc môi trường: có nghĩa là số liệu của quan trắc môi trường
phải có độ chính xác và phản ánh trung thực chất lượng các thành phần môi trường khu vực khảo
sát. Các số liệu quan trắc ở các trạm hoặc điểm đo phải đồng nhất về phương pháp và thời gian
đo, quy trình và quy phạm đo đạc. Các số liệu sau khi đo phải được tính tương quan với nhau từ
đó rút ra các số liệu tổng hợp và cơ chế tương tác các thành phần trong các khu vực đo.
- Tính đại diện của số liệu đo: số liệu đo được phải đại diện cho khu vực được khảo sát về
mặt không gian và thời gian, số liệu phản ánh chất lượng môi trường nền hay môi trường bị tác
động.
- Tính tập trung vào các vấn đề chủ yếu của khu vực. Có rất nhiều các yếu tố môi trường cần
được quan trắc, tuy nhiên các số liệu quan trắc của một vùng, của quốc gia trong từng giai
đoạn phải căn cứ vào những vấn đề chủ yếu về môi trường, của vùng và quốc gia. Cụ thể là phải
tập trung vào nguồn và nguyên nhân gây suy thoái môi trường khu vực trong một giai đoạn xác
định.
+ Yêu cầu kỹ thuật của quan trắc môi trường
- Các máy móc và thiết bị quan trắc cần thống nhất về tiêu chuẩn kỹ thuật và thường xuyên
được kiểm định theo tiêu chuẩn quốc gia hay quốc tế.
- Các cơ sở phân tích mẫu quan trắc phải có trang thiết bị đồng nhất và thường xuyên được
kiểm định bởi phòng phân tích chuẩn quốc gia, khu vực và quốc tế.

+ Yêu cầu giám sát
- Giám sát phải liên kết với công tác dự báo môi trường trong bước đánh giá tác động và đảm
bảo cung cấp những thông tin về những vấn đề sau:
+ Bản chất của tác động
+ Cường độ tác động
+ Quy mô lãnh thổ của tác động
+ Thời gian tác động
+ Tần suất tác động
+ Ý nghĩa của tác động
+ Độ tin cậy của các dự báo về tác động
- Các chương trình quan trắc cần phải được xem xét tổng kết một cách thường xuyên để đảm
bảo tính hiệu quả, đồng thời giúp xác định thời điểm cần ngừng quan trắc.
Câu 9: Đánh giá môi trương?
Đánh giá môi trường là một khái niệm tổng thể gồm có 3 yếu tố cấu thành:

- Đánh giá hiện trạng môi trường
- Đánh giá tác động môi trường
- Đánh giá môi trường chiến lược
1. Đánh giá hiện trạng môi trường


Khái niệm:
- Là nội dung đầu tiên trong nghiên cứu MT phục vụ xây dựng các dự án kinh tế - xã hội
hoặc đề xuất chính sách và biện pháp quản lý phát triển kinh tế xã hội ở tất cả các quy mô.
- Nội dung chính của đánh giá hiện trạng môi trường bao gồm:
• Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường: MT tự nhiên, MT xã hội,…
• Hiện trạng tài nguyên
• Các nguyên nhân gây suy thoái và ô nhiễm MT, tình trạng quản lý và khả năng giảm thiểu ô
nhiễm.
• Các xu hướng biến động MT khu vực trong tương lai gần

- Phân loại báo cáo hiện trạng môi trường gồm 2 loại:
• Báo cáo tổng hợp: Là báo cáo toàn diện, tổng hợp về hiện trạng môi trường của địa phương
sau một giai đoạn phát triển dài hạn.
• Báo cáo chuyên đề: chủ yếu tập trung đi sâu phân tích một số vấn đề lĩnh vực cấp bách của
địa phương.
- Trình tự các bước lập báo cáo hiện trạng môi trường
1. Thu thập thông tin từ cơ sở cần lập báo cáo.
2. Quan trắc môi trường theo nội dung đã cam kết và phải phù hợp với quy định hiện hành
của pháp luật.
3. Tập hợp thông tin, tài liệu viết báo cáo.
4. Nộp cho cơ quan quản lý về môi trường.
2. Đánh giá tác động môi trường
Khái niệm:
“Đánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo ảnh hưởng đến môi
trường của các dự án quy hoạch, phát triển kinh tế - xã hội, của các cơ sở sản xuất, kinh doanh,
công trình kinh tế, khoa học kỹ thuật, y tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng và các công
trình khác, đề xuất các giải pháp thích hợp về bảo vệ môi trường”.
Mục đích: Xác định, dự báo các tác động của hành động phát triển
• ĐTM là một quá trình có tính hệ thống nhằm xem xét ngay từ ban đầu các ảnh hưởng môi
trường của các hoạt động phát triển.
• Xác định và dự báo các tác động của hành động phát triển đến môi trường khu vực, một
vùng hoặc toàn quốc.
• ĐTM là một công cụ phòng ngừa ô nhiễm.
• Báo cáo ĐTM trình bày các thông tin về các tác động môi trường của dự án để giúp cho
việc ra quyết định về dự án (chấp thuận, bác bỏ, thay đổi nội dung dự án).
• Hỗ trợ cho việc ra quyết định: ĐTM đưa ra đánh giá về các tác động môi trường của hoạt
động phát triển (hoặc các phương án thay thế) cho các nhà ra quyết định trước khi quyết định về
dự án. Là cơ sở đàm phán, thỏa thuận giữa chủ dự án, cộng đồng, các cơ quan thẩm quyền và các
tổ cơ quan/tổ chức liên quan.
• Hỗ trợ việc thiết kế dự án.

• Giúp cho việc lựa chọn vị trí phù hợp cho dự án .
• Đồng thời xem xét các thiết kế dự án và các vấn đề môi trường.
• Xác định các nội dung dự án có thể thay đổi để giảm thiểu hoặc loại bỏ các tác động tiêu
cực.
• Làm cho dự án thân thiện về khía cạnh môi trường.
• Cải thiện quan hệ giữa chủ dự án, cộng đồng địa phương và các cơ quan thẩm quyền.
• Là công cụ phát triển bền vững.


Nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường:
1. Liệt kê, mô tả chi tiết các hạng mục công trình của dự án kèm theo quy mô về không gian,
thời gian và khối lượng thi công; công nghệ vận hành của từng hạng mục công trình và của cả dự
án.
2. Đánh giá chung về hiện trạng môi trường nơi thực hiện dự án và vùng kế cận; mức độ
nhạy cảm và sức chịu tải của môi trường.
3. Đánh giá chi tiết các tác động môi trường có khả năng xảy ra khi dự án được thực hiện và
các thành phần môi trường, yếu tố kinh tế - xã hội chịu tác động của dự án; dự báo rủi ro về sự
cố môi trường do công trình gây ra.
4. Các biện pháp cụ thể giảm thiểu các tác động xấu đối với môi trường; phòng ngừa, ứng
phó sự cố môi trường.
5. Cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng và vận hành
công trình.
6. Danh mục công trình, chương trình quản lý và giám sát các vấn đề môi trường trong quá
trình triển khai thực hiện dự án.
7. Dự toán kinh phí xây dựng các hạng mục công trình bảo vệ môi trường trong tổng dự toán
kinh phí của dự án.
8. Ý kiến của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân
cấp xã), đại diện cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự án; các ý kiến không tán thành việc đặt dự
án tại địa phương hoặc không tán thành đối với các giải pháp bảo vệ môi trường phải được nêu
trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.

9. Chỉ dẫn nguồn cung cấp số liệu, dữ liệu và phương pháp đánh giá.
Quy trình thực hiện đánh giá tác động môi trường:
1. Lược duyệt môi trường: thực hiện đối với tất cả các dự án phải lập báo cáo đánh giá tác
động môi trường.
2. ĐTM sơ bộ: tiến hành trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi của dự án, khi dự án đã được
hình thành .
3. Đánh giá chi tiết tác động MT:
3 Đánh giá môi trường chiến lược
Khái niệm: là công cụ giúp cho việc phân tích và dự báo các tác động tiềm tàng của dự án
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển trước khi phê duyệt nhằm đảm bảo phát triển bền
vững (Luật BVMT 2005)
- Mục đích:
- Là một công cụ hỗ trợ cho quá trình xây dựng và phê duyệt CS, QH, KH, CT… nhằm hoà
nhập các khía cạnh về môi trờng vào CS, QH, KH, CT… theo một cách đợc thiết kế sẵn để bảo
đảm cho CS, QH, KH, CT… này đợc bền vững trong quá trình thực thi.
- Góp phần làm minh bạch cho quá trình chuẩn bị ra các quyết định thông qua việc mở ra các
cơ hội đối thoại giữa các nhóm ngời khác nhau có khả năng nâng cao tính hiệu quả và tính linh
hoạt của quá trình ra quyết định.
- Yêu cầu:
- Là quá trình đi song song với quá trình xây dựng CS, QH, KH, CT…;
- Là quá trình phân tích sâu rộng, toàn diện về các khía cạnh môi trường có liên quan đến CS,
QH, KH, CT… ;
- Có sự tham vấn một cách có hệ thống và rộng rãi với cộng đồng và các bên đối tác có liên
quan;


- Có càng nhiều các phương án khả thi được lựa chọn để giảm nhẹ các tác động tiêu cực về
môi trường, đồng thời, các phương án đó càng đư- ợc cân nhắc sớm bao nhiêu trong quá trình ra
quyết định thì càng tốt.
- Đối tượng phải lập ĐMC:

1. Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp quốc gia.
2. Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực trên quy mô cả nước.
3. Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), vùng.
4. Quy hoạch sử dụng đất; bảo vệ và phát triển rừng; khai thác và sử dụng các nguồn tài
nguyên thiên nhiên khác trên phạm vi liên tỉnh, liên vùng.
5. Quy hoạch phát triển vùng kinh tế trọng điểm.
6. Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông quy mô liên tỉnh.
- Nội dung báo cáo đánh giá môi trường chiến lược:
1. Khái quát về mục tiêu, quy mô, đặc điểm của dự án có liên quan đến môi trường.
2. Mô tả tổng quát các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường có liên quan đến dự
án.
3. Dự báo tác động xấu đối với môi trường có thể xảy ra khi thực hiện dự án.
4. Chỉ dẫn nguồn cung cấp số liệu, dữ liệu và phương pháp đánh giá.
5. Đề ra phương hướng, giải pháp tổng thể giải quyết các vấn đề về môi trường trong quá
trình thực hiện dự án.
Câu 10: Đánh giá vong đời sản phẩm, quy trinh, khó khăn, lợi ích?
Đánh giá chu trình sống là quá trình phân tích tác động môi trường của sản phẩm (sử dụng
nguyên liệu, năng lượng, gây ô nhiễm đất, nước, không khí) trong suốt một chu trình sống của
sản phẩm đó (từ chiếc nôi đến nấm mồ).
Quy trình:
Một nghiên cứu LCA bao gồm 4 bước:
1. Xác định mục tiêu và phạm vi của nghiên cứu.
2. Xây dựng mô hình về vòng đời sản phẩm với tất cả các dòng vào và ra về mặt môi trường.
Bước này thường được xem như bước lập danh mục kiểm kê vòng đời sản phẩm (LCI).
3. Hiểu được sự liên quan về mặt môi trường của tất cả các dòng vào và ra. Bước này được
xem là bước đánh giá tác động của vòng đời sản phẩm.
4. Diễn giải kết quả nghiên cứu.
Kỹ thuật chính được sử dụng trong LCA là lập mô hình. Trong bước lập danh mục kiểm kê,
người ta cần phải lập một mô hình từ một hệ thống kỹ thuật phức tạp gồm quá trình sản xuất, sử

dụng, vận chuyển và thải bỏ sản phẩm. Kết quả sẽ thu được một sơ đồ dòng hay còn gọi là sơ đồ
quá trình gồm tất cả các quá trình có liên quan. Đối với mỗi quá trình, tất cả các dòng vào và ra
tương ứng đều phải được liệt kê. Cuối cùng ta sẽ thu được một danh sách rất dài các dòng vào và
ra, mà thông thường thì rất khó để diễn giải.
Trong bước đánh giá tác động của vòng đời, người ta sẽ sử dụng một mô hình hoàn toàn khác
để mô tả sự liên quan của các dòng vào và ra. Do vậy, một mô hình về cơ chế môi trường sẽ
được ứng dụng. Ví dụ, phát thải SO2 sẽ có liên quan tới độ axit tăng lên và có thể gây ra những
thay đổi về đất, dẫn đến hiện tượng cây cối bị chết, v.v... Thông qua một số cơ chế môi trường
như vậy, kết quả LCI có thể được giải thích bằng số lượng các loại tác động như tác động axit
hoá, tác động thay đổi khí hậu, v.v...
Khó khăn


-

Khó khắn lớn nhất, đồng thời là nội dung chủ yếu của LCA là định lượng hóa các tác
động môi trường tại từng công đoạn và thời điểm di chuyển của sản phẩm, do có khá
nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng tới các giá trị của các thông số cần thu.
Khó khăn thứ hai là mức độ tác động của sản phẩm đến môi trường, phụ thuộc vào
người sử dụng môi trường tồn tại và hoạt động của sản phẩm. Mặt khác, có rất nhiều
loại sản phẩm trên thị trường, mà việc liệt kê danh sách của chúng đã là việc làm khó
khăn với nhà quản lý, nên thu thập hết các tác động môi trường của chúng thực ra
không thể tiến hành được.

Lợi ích
- Khả năng giảm bớt các tác động môi trường của sản phẩm, thông qua việc giảm năng
lượng và nguồn nhiên liệu trong quá trình sản xuất, lưu thông, phân phối và sử dụng.
- Các biện pháp thực hiện giảm thiểu có thể là thay đổi công nghệ, thiết bị, quy trình
bảo quản và sử dụng.
- Các công ty có khả năng giảm thiểu các chi phí năng lượng và nguyên liệu không cần

thiết, thiết kế và phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường hơn.
- Tất cả những giải pháp trên mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường đối với từng nhà
sản xuất nói riêng và toàn bộ xã hội loài người nói chung.
Câu 11; Quy hoạch môi trường?
Khái niệm
Quy hoạch môi trường (QHMT) là việc “xác lập các mục tiêu môi trường mong muốn, đề
xuất và lựa chọn phương án, giải pháp để bảo vệ, cải thiện và phát triển một/những môi trường
thành phần hay tài nguyên của môi trường nhằm tăng cường một cách tốt nhất năng lực, chất
lượng của chúng theo mục tiêu đã đề ra”.
Mục đích chính của QHMT khu vực là điều hòa giữa phát triển kinh tế-xã hội và BVMT. Nội
dung điều hòa của QHMT là đảm bảo một cách chắc chắn sự phát triển kinh tế-xã hội không
vượt quá khả năng chịu đựng của môi trường tự nhiên và đảm bảo sự phát triển kinh tế và xã hội
phù hợp tốt nhất với hệ thống tự nhiên.
QHMT là sự cụ thể hóa các chiến lược, chính sách về BVMT và là cơ sở để xây dựng các
chương trình, kế hoạch hành động môi trường. QHMT là một công cụ có tính chiến lược trong
phát triển, BVMT, được coi là một phương pháp thích hợp để tiến tới tương lai theo một phương
hướng, mục tiêu do ta vạch ra.
Các bước cơ bản của QHMT bao gồm:
- Điều tra, thu thập các thông tin về điều kiện tài nguyên và môi trường khu vực nghiên cứu.
- Xem xét các khía cạnh môi trường quan tâm xác định những vấn đề môi trường bức xúc.
- Hình thành mục tiêu.
- Đề xuất giải pháp quản lý nhằm thực hiện phương án quy hoạch đề xuất.
- Đánh giá tác động môi trường, điều kiện môi trường, phương án, dự án.
QHMT được tiến hành trong một phạm vi không gian xác định, thường tương ứng với các
đơn vị hành chính. Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp đó, để có thể xem xét vấn đề một cách
đầy đủ hơn, cần có thêm thông tin ở các vùng ảnh hưởng nằm ngoài khu vực nghiên cứu quy
hoạch.
Nội dung quy hoạch môi trường
a. Điều tra, khảo sát và thu thập các thông tin về điều kiện môi trường của khu vực:
- Thông tin về điều kiện tự nhiên.

- Thông tin về đặc điểm kinh tế - xã hội.


- Thông tin về bối cảnh phát triển khu vực: phản ảnh sự tương tác giữa các hệ thống xã hội và
hệ thống tự nhiên, bao gồm các quan hệ của khu vực nghiên cứu với vùng khác do vị trí địa lý;
các lĩnh vực phát triển chính ảnh hưởng mạnh đến khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và
chất lượng môi trường xung quanh; những thuận lợi và hạn chế về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã
hội, chính trị và thể chế.
- Cơ quan điều hành hoạt động phát triển và các nhóm liên quan.
b. Đánh giá tài nguyên thiên nhiên, tác động và hiểm họa môi trường, dự báo xu thế biến đổi
môi trường
- Đánh giá tài nguyên thiên nhiên: đánh giá tiềm năng của các dạng tài nguyên thiên nhiên
khu vực có ý nghĩa quan trọng cho sự phát triển hiện tại và tương lai.
- ĐTM và đánh giá rủi ro môi trường.
- Đánh giá tiềm năng, tính thích hợp cho phát triển: phân tích các nhân tố sinh thái của đất
đai nhằm tìm ra mức độ tiềm năng/sự thích hợp của môi trường đối với một hay nhiều mục đích
sử dụng khác nhau.
c. Xác định vấn đề môi trường then chốt
- Các vấn đề tài nguyên thiên nhiên.
- Các vấn đề liên quan đến ô nhiễm và hiểm họa môi trường.
- Các vấn đề môi trường có nguy cơ cao.
d. Thiết lập mục tiêu môi trường
- Mục tiêu chiến lược/lâu dài: được xác lập dựa trên chiến lược BVMT ở cấp quốc gia, vùng
hay địa phương và những vấn đề tài nguyên môi trường cụ thể của mỗi vùng.
- Mục tiêu cụ thể: có tính định lượng, những tiêu chí phải đạt được trong một khoảng thời
gian ngắn trước mắt.
e. Thiết kế quy hoạch
Thiết kế quy hoạch là việc thể hiện các ý tưởng quy hoạch một cách cụ thể bằng các giải
pháp hợp lý, khoa học nhằm đạt tới các mục tiêu môi trường đã lựa chọn.
- Quy hoạch quản lý tài nguyên: môi trường khu vực quy hoạch sẽ được phân chia thành các

tiểu vùng khác nhau, trên cơ sở đó xây dựng chiến lược sử dụng đất và quản lý tài nguyên, môi
trường.
- Phân vùng quản lý chất lượng MT: được áp dụng trong một số trường hợp như quy hoạch
quản lý chất lượng nước mặt theo mục đích sử dụng, quy hoạch quản lý chất lượng MT một lãnh
thổ,…
f. Quản lý quy hoạch
Mục đích của quản lý quy hoạch là nhằm tạo ra một khung pháp lý và tổ chức cần thiết, tăng
cường năng lực quản lý nhà nước, phát huy vai trò của các cơ quan và tổ chức xã hội, tạo ra
nguồn lực tài chính cần thiết, tổ chức hoạt động quan trắc và giám sát để thực hiện các nội dung
quy hoạch đã đề xuất.
Câu 4 ( PTBV): định hướng chiến lược trong việc hướng tới một XHBV và những khó
khăn trong việc thực hiện phát triển BV ntn?
+ Những định hướng chiến lược trong việc hướng tới một XH BV.
- Sử dụng hợp lý tài nguyên và tính bền vững.
+ Quản lý bền vững tài nguyên đất và tài nguyên rừng :
Để sử dụng nguồn tài nguyên đất lâu dài và bền vững, cần phải tính tới các khu
bảo tồn, quyền sở hữu, các chính sách bảo vệ rừng lâu dài.


Sử dụng hợp lý tài nguyên rừng: Trồng rừng, giảm nguy cơ cháy rừng, sâu bệnh,
săn bắn trộm, thải các chất ô nhiễm ảnh hưởng đến rừng, Sử dụng các phương pháp khai
thác, sử dụng rừng thích hợp, Quản lý bền vững các vùng đệm,…
+ Hoang mạc hoá và hạn hán: là quá trình suy thoái đất do các thay đổi của khí hậu và tác
động của con người. Để ngăn chặn quá trình hoang mạc hoá, cần sử dụng đất (bao gồm cả trồng
trọt và chăn thả) để vừa phải bảo vệ được đất, vừa có thể chấp nhận được về mặt xã hội và khả
thi về mặt kinh tế.
+ Bảo vệ và quản lý tài nguyên nước
- Bảo vệ và quản lý đại dương
Đại dương - bao gồm cả vùng biển kín và nửa kín - là một bộ phận thiết yếu của hệ thống
duy trì đời sống toàn cầu. Tuy nhiên, môi trường đại dương đang bị sức ép ngày một tăng

do ô nhiễm, đánh bắt quá mức, sự phá huỷ bờ biển và các rạn san hô. Vì vậy cần Ngăn
chặn sự tiếp tục suy thoái môi trường biển, giảm các nguy cơ ảnh hưởng lâu dài và bất
khả kháng tới đại dương.
- Bảo vệ và quản lý nước ngọt.
Nước ngọt có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của con người. Ở nhiều nơi trên thế
giới, nguồn nước ngọt đang bị khan hiếm và ô nhiễm gia tăng. Vấn đề quản lý tài nguyên
nước phải được đặt ở cấp thích hợp, phải huy động được sự tham gia của công chúng
(bao gồm cả phụ nữ, thanh niên, cộng đồng bản địa) vào việc quản lý và ra các quyết
định về nước.
- Duy trì đa dạng sinh học và tính bền vững
- Góp phần bảo tồn đa dạng sinh học.
- Đảm bảo được cân bằng các HST
- Đảm bảo khả năng làm sạch của môi trường
- Phục vụ cho con người nguồn nguyên vật liệu, các nguồn gen quý hiếm, lương
thực, thực phẩm và sự Pt Kt.
Tuy nhiên, hiện tại sự suy giảm sinh học ở VN đang bị suy thoái bởi nhiều nguyên nhân
như: cháy rừng, khai thác, săn bắt quá mức, sinh vật ngoại lai, ô nhiễm MT,… Vì vậy cầ ra sức
bảo tồn ĐDSH bằng các biện pháp như tăng cường sự quản lý, sự quan tâm đúng mức của chính
phủ, bảo tồn dựa vào cộng đồng.
- Phương thức tiêu thụ trong PTBV
Nguyên nhân chính dẫn đến sự suy thoái ngày càng tăng của môi trường toàn cầu là
do các nhu cầu quá lớn và lối sống thiếu tính bền vững trong tầng lớp những người giàu
hơn. Trong khi đó, tầng lớp nghèo hơn thì không được thoả mãn các nhu cầu về lương
thực, thực phẩm, chăm sóc y tế, nhà ở và giáo dục.
Vì vậy cần thay đổi các hình mẫu tiêu thụ.
- Tìm các con đường phát triển kinh tế giảm được sử dụng năng lượng và vật liệu,
giảm tạo ra chất thải, tăng tái sử dụng chất thải.
- Xác định các mẫu hình tiêu thụ cân bằng và có thể duy trì được trên thế giới.
- Đẩy mạnh sản xuất có hiệu quả, giảm tiêu thụ lãng phí.
- Xây dựng các chính sách khuyến khích chuyển sang mẫu hình bền vững trong sản

xuất và tiêu thụ : kích thích giá cả và các tín hiệu thị trường, phát triển và mở rộng việc
dán nhãn môi trường ; giáo dục nâng cao nhận thức cho công chúng, quảng cáo lành
mạnh.
- Khuyến khích việc chuyển giao các công nghệ thân môi trường cho các nước đang
phát triển.


- Vai trò của khoa học công nghệ trong PTBV
Vai trò của KHCN:
- Công nghệ có thể tạo ra các nguồn tài nguyên mới, năng lượng mới.
- Giúp con người khai thác các nguồn tài nguyên truyền thống rất khó tiếp cận,
góp phần làm tăng số lượng, nguồn nguyên liệu thô.
- Làm giảm lượng nguyên liệu và năng lượng tiêu dùng trong sản xuất
- Công nghệ sinh học hứa hẹn sẽloạ trừ nạn đói do ngày càng được thử nghiệm
và áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực nông nghiệp, chăn nuôi.
2 xu hướng chính hiện nay : (l) công nghệ gây nhiều tác hại hơn là ích lợi cho nhân
loại thì cần phải bị loại bỏ ; (2) công nghệ, tuy có hại trong một số lĩnh vực nhưng vẫn
đem lại những lợi ích kinh tế rõ ràng thì nên sử dụng nhưng với điều kiện phải định ra
những giới hạn để loại trừ hoặc ít nhất là hạn chế được các tác hại và phải tuân theo
những kế hoạch đã định cho phát triển bền vững.
- Sinh thái hóa trong công nghiệp:
- Gồm các vấn đề như:
o Xử lý các vấn đề về MT
o Hạn chế công nghệ cũ, lạc hậu thay thế bằng những công nghệ mới, thân thiện
với MT.
o Sử dụng Năng lượng sạch
o Tăng cường trồng cây xanh, …
+ Hướng tới một nền NN sinh thái.
- Hạn chế sử dụng phân bón hóa học, thuốc BVTV và thay thế bằng các biện
pháp sinh học bặng TV hay VSV

- An toàn về MT và thực phẩm.
- Use hợp lý nguồn tài nguyên truyền thống
- Có nhũng phương thức sản xuất bền vững.
+ Những khó khăn trong việc thực hiện phát triển BV



×