Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.64 KB, 19 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP:

“Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai”, trẻ em sinh ra có quyền được chăm sóc và
bảo vệ, được tồn tại, được chấp nhận trong gia đình và cộng đồng. Vì thế giáo dục
con người ở lứa tuổi mầm non vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của mỗi con người đối
với xã hội, đối với cộng đồng. Trẻ em là công dân của xã hội, là thế hệ tương lai của đất
nước nên ngay từ thưở lọt lòng mẹ chúng ta cần chăm sóc giáo dục trẻ thật chu đáo. Đối
với trẻ mầm non cuộc sống còn rất non nớt, rất cần sự chăm sóc của người lớn, đó là sự
chăm sóc không chỉ là vật chất mà còn cả về tinh thần vì đây là giai đoạn trẻ học, tiếp
thu, lĩnh hội những giá trị sống để phát triển nhân cách, đồng thời trẻ rất dễ bộc lộ cảm
xúc, chưa có nhiều kỹ năng ứng phó với căng thẳng và cảm xúc, vốn hiểu biết về thế
giới xung quanh còn nhiều hạn chế do đó nhiều trẻ còn thụ động, không biết ứng phó
với các tình huống nguy cấp, không biết tự bảo vệ mình trước nguy hiểm hoặc tìm kiếm
sự giúp đỡ từ người khác.
Hiện nay tình trạng trẻ em vô tư, thờ ơ, trầm cảm, tự kỷ chưa có cách xử lý phù
hợp với những tình huống diễn ra hằng ngày như: Thưa – gởi, cảm ơn – xin lỗi, thăm
hỏi, giúp đỡ,...hay những hành vi gây hại với môi trường: Hái hoa, bẻ cành, dẫm lên
thảm cỏ, không thích chăm sóc cây cối xung quanh,...hoặc việc làm gây hại đến chính
bản thân trẻ: xem ti vi khoảng cách gần, ngủ không đúng giờ,...là nỗi trăn trở của người
giáo viên trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Đối với những trẻ có một số vấn đề về
hành vi và khả năng tập trung trong những năm tháng trẻ đến trường. Đơn giản là vì
những trẻ này thường không có khả năng chờ đến lượt, không biết chú ý lắng nghe và
làm việc theo nhóm, điều này làm cho trẻ không thể tập trung lĩnh hội những điều cô
giáo dạy. Vì vậy, giáo viên phải tốn rất nhiều thời gian vào đầu năm học để giúp trẻ có
được những kỹ năng sống cơ bản ở trường mầm non giúp trẻ ổn định nề nếp nhóm lớp
và có các thói quen tốt trong sinh hoạt hàng ngày.
Để có một đất nước phồn vinh, văn minh, giàu mạnh, đầy ắp những con người
biết chia sẻ, cảm thông, yêu thương. Luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người khi gặp khó
khăn, luôn có thái độ, hành vi ứng xử đúng với tình huống đã, đang và có thể sẽ xảy ra
1




trong thực tế. Ngay từ lứa tuổi mầm non, quan trọng là trẻ 5 tuổi chúng ta cần hình thành
“kỹ năng sống” phù hợp, để giúp trẻ khám phá thế giới tâm hồn mình một cách có định
hướng, hình thành những kỹ năng sống tích cực trong trẻ, giúp trẻ cân bằng cuộc sống
trên 4 lĩnh vực: Thể trạng, tâm hồn, trí tuệ, tinh thần. Từ đó xây dựng cho trẻ những kỹ
năng sống hòa nhập với thế giới xung quanh.
Với trách nhiệm là giáo viên chủ nhiệm lớp 5 tuổi, tôi đã trăn trở rất nhiều về
việc làm sao phải giáo dục cho trẻ biết ứng xử tốt với mọi tình huống mọi hoàn cảnh
trong cuộc sống đời thường một cách văn minh và hồn nhiên đúng với độ tuổi của trẻ.
Một tập thể trẻ có kỹ năng sống tốt sẽ tạo nên môi trường sống ấm áp, hoà thuận, vui vẻ
và phát triển ở nhóm lớp. Nếu thực hiện tốt việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ cũng
đồng nghĩa với việc thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn bởi 2 yếu tố này hỗ trợ lẫn nhau
và không tách rời nhau. Vì vậy tôi chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống
cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi”.
II. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP

Đề tài sáng kiến đã từng có nhiều người nghiên cứu song ở mỗi độ tuổi, mỗi
trường, mỗi vùng miền lại mang một đặc điểm riêng. Do vậy các giải pháp đưa ra áp
dụng cũng không thể giống nhau. Và thực tế ở trường mầm non n¬i t«i c«ng t¸c,
giáo dục kỹ năng sống cho trẻ được tổ chức lồng ghép ở lớp thông qua mọi hoạt động tại
thời điểm trong ngày, thế nhưng giáo viên chưa thực sự chú trọng đến việc tổ chức các
hoạt động giáo dục kỹ năng đó sao cho phù hợp, hấp dẫn, lôi cuốn và đưa lại hiệu quả
giáo dục cao. Chính vì thế giáo dục kỹ năng sống vẫn còn thể hiện một cách hình thức,
chưa thể hiện hết hiệu quả của nó đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Vì lẽ đó tôi đã
mạnh dạn chọn đề tài này nhằm mục đích:
Phát huy tính tích cực, năng động, sáng tạo, mạnh dạn, lễ phép, tự tin của trẻ
thông qua các hoạt động trong ngày như ( hoạt động học, chơi,ăn, ngũ, lao động….)
nhằm củng cố, rèn luyện cho trẻ những kỹ năng sống cơ bản. Từ đó, giúp trẻ có thái độ,
hành vi đúng đắn, tích cực đối với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, có kinh

nghiệm trong cuộc sống, biết được điều nên làm và không nên làm để thích ứng với
cuộc sống hiện tại và trong tương lai. Ví dụ: trẻ nói lời “cảm ơn” khi được được lớn hay
2


bạn bè cho quà, hay thấy cộng rác là trẻ tự nhặt bỏ vào thùng rác, hành động “cảm ơn”;
“nhặt rác” đã trở thành “ý thức” của trẻ chứ không phải vì người khác sai bảo.
III. PHẠM VI ÁP DỤNG ĐỀ TÀI:
Trong quá trình nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho
trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi”, tôi đã vận dụng những kiến thức, hiểu biết cơ bản của mình
chuyễn tải đến trẻ nhằm hình thành kỹ năng sống cho trẻ đạt được kết quả khá mỹ mãn.
Được hội đồng khoa học nhà trường đánh giá cao và khuyến khích cần nhân rộng đề tài
ở các trường MN trong toàn huyện, tỉnh và đăng trên Web, giáo án điện tử.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG NỘI DUNG CẦN NGHIÊN CỨU:

Kỹ năng sống là khả năng thích nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có khả
năng đối phó hiệu quả với nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày. Lứa tuổi
mầm non là giai đoạn học - tiếp thu - lĩnh hội giá trị sống để phát triển nhân cách. Kỹ
năng sống là những kỹ năng nền tảng để hình thành nhân cách trẻ. Phát triển về các mặt
thể chất, tình cảm - xã hội, về giao tiếp, về ngôn ngữ, nhận thức , giúp trẻ sẵn sàng đi
học lớp một ở trường phổ thông sau này. Cụ thể là:
Giáo dục kỹ năng sống giúp trẻ được an toàn , khỏe mạnh, nhanh nhẹn, khéo léo
bền bỉ, tháo vát, có khả năng thích ứng được với những điều kiện sống thay đổi.
Giúp trẻ biết kiểm soát cảm xúc, thể hiện tình yêu thương và lòng biết ơn, đồng cảm
với mọi người xung quanh.
Giáo dục kỹ năng sống giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, tự trọng và tôn trọng người khác,
có khả năng giao tiếp tốt với mọi người.
Giúp trẻ ham hiểu biết, linh hoạt sáng tạo, có những kỹ năng thích ứng với hoạt
động học tập ở lớp một như : sẵn sàng hòa nhập, vượt qua khó khăn để hoàn thành

nhiệm vụ…Các nhóm kỹ năng có thể dạy cho trẻ mầm non như : Kỹ năng chào hỏi, Kỹ
năng tự phục vụ, kỹ năng hoạt động nhóm, kỹ năng mạnh dạn, kỹ năng nhận thức, kỹ
năng vận động, kỹ năng thích nghi, kỹ năng vệ sinh . Từ đó, chương trình giáo dục mầm
non đã đưa ra các nội dung đơn giản và hết sức gần gũi với trẻ như: Dạy trẻ có kỹ năng
hợp tác với mọi người, kỹ năng nhận và hoàn thành nhiệm vụ , kỹ năng tự phục vụ, kỹ
năng kiểm soát cảm xúc…các kỹ năng này không tách rời nhau mà có liên quan chặt chẽ
3


vi nhau, c th hin an xen vo nhau, cú th thc hnh trong bt c tỡnh hung no
xy ra hng ngy. Cho nờn vic giỏo dc v vn dng tt s giỳp tr cú nhõn cỏch tt.
Khi giỏo dc k nng sng cũn gúp phn m rng nhn thc, phỏt trin trớ tu, giỏo dc
o c, giỏo dc thm m, phỏt trin ngụn ng... cho tr.
Ni dung dy k nng sng cho tr mm non ó trin khai c mt s nm hc,
tuy nhiờn kt qu t trờn tr cha cao v cha ng u gia cỏc tr. Nu giỏo viờn
thc hin chuyờn sõu v cú phng phỏp giỏo dc phự hp thỡ kt qu trờn tr s cú
bc tin b nhanh chúng.
1. Thun li:
Nm hc 2016 -2017 tụi c nh trng phõn cụng ch nhim nhúm lp 5- 6
vi s lng l 39 chỏu, trong ú 19 chỏu n, 20 chỏu nam, tt c u ó qua lp mu
giỏo nh nờn ó cú mt s k nng sng c bn. a s tr ngoan ngoón, mnh dn, hn
nhiờn, t yờu cu v phỏt trin th cht, phỏt trin nhn thc, phỏt trin ngụn ng, v
tỡnh cm xó hi, bit cm th cỏi hay cỏi p trong cuc sng xung quanh tr.
Lớp học cú din tớch, sch s, thoỏng mỏt cú y ỏnh sỏng tr hc tp.
Mt khỏc lp c u t y trang thit b in t, CNTT, giỳp giỏo viờn d dng
hn trong vic chuyn ti kin thc, tit hc cng tr nờn sinh ng v hp dn. Nh
trng luụn to iu kin giỳp v trang thit b dng c, dựng dy hc.
Luụn nhn đợc sự quan tâm chỉ đạo sát sao v chuyờn mụn của ban
giám hiệu nhà trờng ó to iu kin cho giỏo viờn c i tp hun, hc hi thờm
kinh nghim ca cỏc trng bn.

Bn thõn tụi luụn cú tinh thn trỏch nhim cao, yờu ngh mn tr, luụn quan sỏt,
nm bt c c im tõm sinh lý, hỡnh thnh n np thúi quen ca tng tr trong lp.
Bn thõn trỡnh chuyờn mụn i hc, c tp hun v ni dung dy k nng
sng cho tr mm non do Phũng giỏo dc t chc v qua cỏc bui bi dng chuyờn
mụn ti trng, tớch cc nghiờn cu ti liu v giỏo dc k nng sng cho tr mm non.
Trng, lp cú khụng gian hot ng an ton cho tr, cú dựng chi cn
thit trong cỏc hot ng giỏo dc.

4


Tr kho mnh v rt ho hng , sụi ni vi cỏc hot ng do cụ t chc, lnh hi
nhanh cỏc kin thc cụ giỏo truyn t.
Ph huynh quan tõm n tr, tớch cc tham gia vo cỏc hot ng ca nh trng,
ca nhúm lp.
Ti liu hng dn s dng b chun phỏt trin tr 5 tui cú cỏc ch s, hng dn
cỏch ỏnh giỏ tr rừ rng v c th nờn vic dy tr cỏc k nng v ỏnh giỏ kt qu trờn
tr rt thun li, chớnh xỏc, t ú bit tr no t c v cha t c tip tc rốn
tr vo cỏc ch tip theo.
Mặc dù có những thuận lợi nh vậy song trong quỏ trỡnh thc hin vn
gp phi nhng khăn sau:
2. Khú khn
Trỡnh nhn thc ca tr khụng ng u, do ú cựng mt thi gian v bin
phỏp dy tr cỏc ni dung k nng sng nhng kt qu trờn tr t cha tng ng vi
nhau.
Mt s tr nhỳt nhỏt nờn khụng t tin khi tham gia vo cỏc hot ng ,mt s tr
li quỏ hiu ng nờn khi hot ng cha chỳ ý vo s hng dn ca cụ, k nng sng
ca tr cũn nhiu hn ch.
S quan tõm ca gia ỡnh dnh cho cỏc chỏu l khụng ng u, 100% ph huynh
l nụng thụn . Mt s ph huynh i lm n xa cỏc chỏu nh vi cỏc anh ch hoc

ụng b ó gi, thi gian ph huynh quan tõm n tr cũn ớt, khụng dnh thi gian trũ
chuyn tỡm hiu tõm t nguyn vng ca tr giỏo dc tr m ch bit chiu theo
mi ũi hi ca tr, tr c ỏp ng quỏ y v nhu cu tr cn. Vớ d: tr ch cn
ũi mua dựng no ú l c ỏp ng ngay m khụng bit iu ú cú phự hp vi
hon cnh kinh t ca b m hay khụng, khi c mún chi ú tr cng khụng bit
cm n b m.õy cng l mt trong nhng nguyờn nhõn lm cho tr thiu k nng
sng.
Mc dự nh trng ó h tr v u t, tuy nhiờn kinh phớ trong vic t chc mt
s cỏc hot ng ngoi khoỏ vo cỏc ngy l, ngy tt nhm dy k nng sng cho tr
cũn hn ch v cha thng xuyờn.
5


Mt s nm hc tr li õy, riờng ni dung giỏo dc tr 5 tui cú ban hnh b
chun phỏt trin tr 5 tui thụng qua 4 lnh vc - 28 chun- 120 ch s vi yờu cu giỏo
viờn lng ghộp cỏc ch s ny vo mc tiờu tng ch sao cho phự hp qua ú dy
tr cỏc kin thc v k nng cn thit, chun b v tõm th v th cht cho tr 5 tui lờn
lp mt. a s giỏo viờn ó lng ghộp ch s vo mc tiờu phự hp nhng mt s ch s
cha t c ch trc giỏo viờn thng b qua m khụng rốn tip tr hoc a
tip vo mc tiờu ca ch sau cho nờn nhiu tr b b qua cỏc k nng ca ch s ú.
3. Kho sỏt thc trng:
* V phớa tr:
Vào đầu tháng 9, tôi tiến hành khảo sát để đánh giá về thực
chất và khả năng của trẻ, xem kỹ năng sng ca tr thụng qua cỏc mt t
c nh th no. Tôi đánh giá 2 mức độ ( t v cha t), để từ đó có
kế hoạch bồi dỡng cụ thể:
t
Mc ni dung kho sỏt
K nng giao tip cho hi
K nng t lp, t phc v

K nng hp tỏc hot ng cựng nhúm
Tr mnh dn, t tin
K nng nhn thc
K nng vn ng
K nng thớch nghi
K nng v sinh

SL

%

20
19
13
10
10
15
13
14

51%
49%
33%
26%
26%
38%
33%
36%

Khụng t

SL
%
19
20
26
29
29
24
26
25

49%
51%
67%
74%
74%
62%
67%
64%

Qua bng kho sỏt, thng kờ trờn thỡ chỳng ta bit c rng k nng sng ca
tr lp tụi cỏc mt cũn hn ch. T l tr t c quỏ thp..
* V phớa giỏo viờn.
Giỏo viờn ó tớch cc thc hin lng ghộp ni dung dy k nng sng cho tr vo
cỏc hot ng trong ngy , ó a cỏc ch s phỏt trin tr 5 tui vo mc tiờu ca ch
rốn mt s k nng qua cỏc ch s ú nhng hỡnh thc t chc cha linh hot, cha
sỏng to, cũn lung tỳng nờn cha lụi cun tr tham gia hot ng mt cỏch hng thỳ.

6



Chưa mạnh dạn, tự tin, chưa chú trọng sâu vào việc giáo dục kỹ năng sống cho
trẻ.
* Về phía phụ huynh.
Một số phụ huynh chưa có nhận thức đúng đắn trong việc giáo dục kỹ năng sống
cho trẻ.
Qua khảo sát từ phụ huynh cho thấy, có một số ít trẻ khi ở lớp thì thực hiện các
kỹ năng sống tốt do trẻ rất nghe lời cô giáo nhưng khi về nhà được bố mẹ và người thân
chiều chuộng thì trẻ lại không thực hiện một số kỹ năng sống trẻ có mà luôn phụ thuộc
vào người khác( vd: trẻ không kiềm chế cảm xúc mà có thể lăn ra và khóc bất cứ lúc nào
nếu người thân không đáp ứng nhu cầu của trẻ…). Phụ huynh còn nuông chiều và làm
thay trẻ
4. Nguyên nhân của thực trạng
Qua khảo sát, đánh giá kết quả tôi tìm ra một số nguyên nhân dẫn tới tỷ lệ đạt được
của trẻ còn thấp đó là:
Do trình độ nhận thức của trẻ không đồng đều.
Do trẻ còn nhút nhát không giám thực hiện theo yêu cầu của cô.
Hình thức tổ chức các hoạt động chưa linh hoạt, chưa kích thích hứng thú cho trẻ
hoạt động.
Đồ dùng trực quan còn ít, chưa đẹp, chưa hấp dẫn.
Công tác phối kết hợp với phụ huynh của giáo viên còn hạn chế.
Qua kết quả khảo sát thực trạng trên, bản thân tôi rất băn khoăn, lo lắng để tìm ra
các biện pháp nhằm đưa chất lượng của giáo dục kỹ năng sống đạt kết quả cao hơn. Vì
vậy tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho
trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ” ở lớp mình phụ trách.
II. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:

*Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức tìm tòi để tự bồi dưỡng cho bản thân.
Để thực hiện tốt “ Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 – 6 tuổi”
trước hết giáo viên không chỉ nghiên cứu nắm vững, mục đích, yêu cầu của hoạt động,

mà còn cần phải nắm chắc được các phương pháp và biện pháp thực hiện giúp trẻ lĩnh
7


hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, không gò bó, áp đặt. Giúp trẻ hiểu bài sâu hơn, và
vận dụng những điều đã học vào thực tế hằng ngày của trẻ.
Năm học 2016 – 2017 bản thân tôi được Ban giám hiệu nhà trường quan tâm
cho tham gia lớp tập huấn tại phòng giáo dục với chuyên đề dạy kỹ năng sống cho trẻ
từ đó giúp tôi càng nắm chắc, khắc sâu hơn kiến thức về dạy kỹ năng sống cho trẻ như:
mục đích, nội dung, phương pháp…để truyền thụ kiến thức cho trẻ thông qua các hoạt
động trong ngày.
Tìm đọc tham khảo biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ trên sách báo, tạp chí
mầm non, xem ti vi…..Cụ thể là:
+ Sách hướng dẫn các hoạt động phát triển ngôn ngữ và giao tiếp cho trẻ mầm
non theo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi.
+ Sách giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho trẻ mầm non{ nhà xuất bản đại
học quốc gia}.
+ Sách bé thực hành các tình huống giáo dục kỹ năng sống dành cho trẻ mẫu
giáo.
+ Sách các hoạt động phát triển kĩ năng xã hội dành cho trẻ mẫu giáo.
Sách phương pháp giáo dục giá trị kỹ năng sống…
+ Xem các chương trình truyền hình như quà tặng cuộc sống, cuộc sống quanh ta
trên các kênh truyền hình như VTV3 vào tối chủ nhật hàng tuần…
Tôi mạnh dạn trao đổi, chia sẽ, thảo luận với đồng nghiệp trong trường và trường
bạn về thực trạng và giải pháp mà tôi đã thực hiện và tham khảo thêm ở các bạn đồng
nghiệp để từ đó tôi lĩnh hội được vốn kiến thức tốt nhất trong việc dạy trẻ các kỹ năng
sống cần thiết.
Để dạy trẻ được những kỹ năng sống thì việc đầu tiên cô giáo phải là tấm gương
để trẻ soi vào, để trẻ học làm người. Chính vì vậy, không phương pháp nào hiệu quả
bằng phương pháp “ Dùng nhân cách để giáo dục nhân cách”. Những người dạy nội

dung giá trị và kỹ năng sống càng cần là tấm gương mẫu mực về hành vi, lời ăn, tiếng
nói, cách ứng sử, cách giải quyết vấn đề. Đây là những yêu cầu rất cao và đòi hỏi các cô
giáo cũng luôn phải tự rèn luyện mình để công tác giáo dục trẻ hiệu quả hơn. Và tôi đưa
8


ra những điều mà giáo viên nên và không nên trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
đó là: Không nói dài và nói nhiều; Không đưa ra lời đáp có sẵn mà để trẻ tự tìm tòi;
Không vội vàng phê phán đúng, sai như một quan tòa nhưng kiên trì giúp trẻ tranh luận
và kết luận; Không làm thay, làm hộ trẻ; Không bắt trẻ phục tùng theo ý người lớn ngay
lập tức, vì sự phục tùng một cách thái quá không có sự thỏa thuận giữa các bên, không
tạo điều kiện phát triển tính tự lập ở trẻ.
* Giải pháp 2: Hình thành kỹ năng sống cho trẻ thông qua các hoạt động trong
ngày.
. Hình thành thói quen tốt trong giờ đón, trả trẻ:
Trong xã hội hiện nay với công nghệ tiên tiến phát triển không ngừng về mọi mặt,
thì những kỹ năng giao tiếp chào hỏi tối thiểu lại mất dần đi. Và tôi quyết định đưa kỹ
năng chào hỏi và kỹ năng giao tiếp vào những giờ đón trả trẻ.
Thời gian đầu nhiều trẻ chưa có kỹ năng chào hỏi và giao tiếp vơi cô cùng bạn bè,
tôi chủ động chào trẻ trước “ Cô chào bạn Lan” thì lúc đó trẻ sẽ biết đáp lại câu “ Con
chào cô ạ” và tôi nhắc trẻ con chào bố, mẹ để đi vào lớp nào. Hoặc khi trẻ đang chơi nếu
có khách đến thì tôi nhắc trẻ “ Các con chào bác, cô, dì.... đi nào” cứ như vậy dần dần trẻ
sẽ có thó quen chào cô, chào bố mẹ và chào khách. Còn với trẻ chưa có kỹ năng giao
tiếp với cô, với bạn tôi thường xuyên gần gũi với trẻ hơn, trò chuyện với trẻ nhiều hơn,
về những người thân của trẻ, thế giới xung quanh từ đó trẻ mạnh dạn hơn, khi tiếp xúc
và giao tiếp với cô, với bạn bè và người khác.
Tôi sử dụng phương pháp thực hành, trải nghiệm, hình thức nêu gương, đánh giá
để trẻ thấy và thực hiện tốt hơn. Cụ thể ngay từ đầu năm tôi đã tập cho trẻ ý thức tự cất
đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp lúc vào lớp cũng như lúc ra về. Và tôi phân công nhóm
trưởng sẽ kiểm tra xem bạn nào thực hiện chưa đạt, cuối ngày tôi sẽ đánh giá và nêu

gương bạn thực hiện tốt, đồng thời cũng khích lệ động viên cá nhân có cố gắng. Sau đó
tôi có thể đưa ra hình thức khen thưởng khác (cắm cờ, kẹo, tặng quà, ..) để trẻ thực hiện
tốt hơn. Từ đó việc cất đồ dùng không còn là “hành động” mà trở thành “ý thức”, trẻ tự
thực hiện không cần phải đợi nhắc nhở hay kiểm tra.
. Hình thành kỹ năng sống thông qua hoạt động học:
9


Tôi luôn chú ý bồi dưỡng cho trẻ kinh nghiệm sống, nhân cách tốt đẹp qua những
câu chuyện, bài thơ, tục ngữ, ca dao, đồng dao, bài hát,.... Được nghe kể chuyện là điều
trẻ rất thích, do đó tôi lựa chọn câu chuyện phù hợp để lồng ghép giáo dục. Chẳng hạn
chủ đề bản thân, với câu chuyện “Giấc mơ kì lạ” có nội dung giáo dục “ăn uống đầy đủ
để các giác quan hoạt động”, khi đó cô chuyển tải những thông điệp quý báu “kỹ năng tự
nhận thức bản thân”, hãy biết giữ gìn và bảo vệ chính cơ thể mình.
Trong bài thơ “Thỏ bông bị ốm” với nội dung “Bạn Thỏ bị đau bụng với lý do ăn
thức ăn còn sống, uống nước ngoài ao” nhằm lồng ghép giáo dục kỹ năng an toàn, tự
bảo vệ (không ăn thức ăn chưa được nấu chín, không ra gần bờ ao dễ xảy ra tai nạn).
Thông qua hoạt động âm nhạc kích thích trẻ bộc lộ những suy nghĩ tình cảm, khả
năng tưởng tượng, và tính sáng tạo của mình.
Ví dụ: Tiết múa “ Cô mẫu giáo miền xuôi” trẻ nói “ Dạ thưa cô cháu không múa
được” Cô động viên trẻ thế con có yêu cô giáo của mình không? À vậy thì con hãy múa
cùng cô để tặng cô giáo của mình nha. Từ những lời động viên khích lệ đó trẻ sẽ hứng
thú hơn và tự tin hơn trong hoạt động.
Thông qua hoạt động làm quen với toán: “ Sắp xếp theo quy tắc” tôi sử dụng trò
chơi gắn các dụng cụ của nghề sắp xếp theo quy tắc, đội nào gắn đúng, nhanh, thì đội đó
sẽ chiến thắng. Như vậy buộc trẻ phải thảo luận với nhau, hợp tác hoàn thành bài tâp.
Trong giờ học nào tôi cũng sưu tầm những đồ dùng đồ chơi sáng tạo
Thông qua hoạt động môi trường xung quanh: Chủ đề gia đình tôi cho trẻ chia sẻ
những thông tin về gia đình, những việc mà trẻ hay làm ở nhà, qua đó giáo dục kỹ năng
giao tiếp, lắng nghe ý kiến người khác.

Đối với các hoạt động khác diễn ra trong hoạt động học cũng vậy, giáo viên lựa
chọn nội dung phù hợp, kết hợp với phương pháp dùng lời, trẻ được nghe, được đọc
cùng với sự giảng giải của cô, trẻ sẽ thấm nhuần ý nghĩa của cuộc sống xung quanh, từ
đó tích lũy cho mình những bài học kinh nghiệm.
. Hình thành kỹ năng sống thông qua hoạt động vui chơi.
Như chúng ta đã biết trẻ mẫu giáo “Học bằng chơi chơi mà học” , thông qua hoạt
động vui chơi trẻ sẽ bộc lộ rõ nét những hành vi tốt và không tốt, vì vậy tôi luôn lồng
10


ghép tích hợp nhiều kỹ năng sống cần thiết. Ví dụ “nhìn ngắm hoa đẹp” trẻ thể hiện cảm
xúc vui vẻ, thoải mái, từ đó trẻ yêu thích cái đẹp, không được hái hoa vì hoa làm đẹp
cho thiên nhiên. Hoặc tôi sử dụng tình huống để trẻ giải quyết “đang đi dạo chơi cùng
trẻ thì trẻ bị ngã”, lúc này trẻ sẽ dựa vào cách giải quyết của trẻ mà rèn cho trẻ “kỹ năng
giúp đỡ chia sẻ”, phải biết đỡ bạn bị ngã, không những vậy mà khi đi bất cứ đâu nếu có
gặp người lớn tuổi, em nhỏ, người tàn tật thì giúp đỡ, cảm thông với hoàn cảnh của họ.
Giáo viên cho trẻ dạo chơi sân trường, tận dụng nhiều tình huống ví dụ “cơn gió
làm lá cây rơi xuống sân”, sân trường không còn sạch đẹp, vậy làm thế nào để sân
trường sạch đẹp ? (nhặt lá cây rơi, nhặt rác bỏ vào thùng rác)...Hình thành được kỹ năng
ứng xử văn minh cho trẻ, không những ở trường mà trẻ sẽ thực hiện việc giữ vệ sinh ở
nhà, ở lớp, ở nơi công cộng...
Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo, trẻ 5 tuổi càng hứng thú
và tích cực hơn bởi đáp ứng được nhu cầu. Trẻ được chơi với đồ vật, được trải nghiệm
thực tế, là cơ sở vững chắc để hình thành và phát triển, rèn luyện và giáo dục kỹ năng
sống cho trẻ.
Trong chủ đề “nghề nghiệp” ở góc phân vai có trò chơi “bác sĩ”, bác sĩ khám bệnh
cho bệnh nhân với thái độ vui vẻ, niềm nở, y tá cấp phát thuốc và dặn bệnh nhân uống
thuốc đúng giờ, bệnh nhân bốc số thứ tự và ngồi chờ khám theo lượt, lúc này tôi giả bộ
đóng vai bà lão đi khám bệnh, bà lão đi sau cùng nhưng được cô y tá dẫn đi khám trước,
tình huống xảy ra là các bệnh nhân kia không đồng ý, bác sĩ mới ra giải thích: bệnh nhân

vui lòng đợi tí, ưu tiên cho người già và trẻ nhỏ. Có thể nói trẻ đóng vai bác sĩ đã có
kinh nghiệm sống rất tốt và trẻ đã áp dụng ngay trong quá trình chơi, kỹ năng giao tiếp
và ứng xử văn minh được thể hiện.
Ở chủ đề “Giao thông” có góc chơi “ba chở con đi học bằng xe máy”, yêu cầu trẻ
phải đội mũ bảo hiểm, cô dạy trẻ cách đội, cách gài dây, thao tác lặp đi lặp lại 2- 3 lần,
từ đó hình thành kỹ năng an toàn và rèn luyện một cách tự nhiên.
Đối với chủ đề “Gia đình” dạy trẻ kỹ năng chia sẻ, thể hiện sự quan tâm lẫn nhau
giữa các thành viên trong gia đình, ví dụ như: gọi điện thoại hỏi thăm, chăm sóc ông bà,
gia đình cùng nhau đi du lịch, thăm hỏi lẫn nhau lúc ốm đau...
11


Thông qua hoạt động vui chơi tôi đưa kỹ năng sống hợp tác cho trẻ: Ở độ tuổi
này trẻ bắt đầu quan tâm đến bạn trong nhóm, trẻ sẳn sàng chia sẽ với bạn, và tình bạn
trở nên cần thiết đối với trẻ
Ví dụ: Với góc chơi xây dựng trong chủ đề giao thông, trong khi xây thì tất cả các
thành viên trong nhóm phải cùng nhau thảo luận, phân công công việc cho nhau, và
cùng làm công việc được giao. Cuối cùng trẻ hoàn thành công trình đã xây dựng. Đó là
cách hợp tác cùng làm việc
Hoạt động vui chơi diễn ra trong thời gian tương đối dài, có rất nhiều tình huống
xảy ra, giáo viên cần bao quát và kịp thời can thiệp để điều chỉnh hành vi, giúp trẻ có
thói quen tốt, biết được cái nào nên làm, cái nào không nên làm. Lâu dần những thói
quen tốt, những hành vi đẹp sẽ được tích lũy và trở thành kỹ năng sống đối với trẻ.
. Kỹ năng sống khi ăn, khi ngủ, khi vệ sinh
Trong giờ ăn, ngủ, vệ sinh tôi luôn dành thời gian cho trẻ tự thực hiện các kỹ
năng tự phục vụ, luôn chờ đợi trẻ không nóng vội không làm hộ trẻ. Chẳng hạn trẻ biết
trước khi ăn là phải rửa tay, tự lấy ghế vào bàn ăn, ăn xong phải đánh răng, tự thay quần
áo, xếp quần áo gọn gàng, tự lấy gối ngủ dậy tự cất đồ dùng.
Trong giờ ăn tôi lồng ghép các bài thơ “ Giờ ăn” “ Bé ơi nhớ nhé” để dạy lồng
ghép kỹ năng vệ sinh cho trẻ. Cứ như thế ngày này qua ngày khác, trẻ tự thực hiện mà

không cần giáo viên phải nhắc nhở. Dạy trẻ trước khi ăn phải biết mời cô, mời bạn, lịch
sự trong ăn uống từ tốn, không khua thìa bát, ăn sạch sẽ , nói năng lễ phép… Kỹ năng
sống ấy không những được trẻ thực hiện ở trường mà còn thực hiện ở nhà, hay ở bất cứ
đâu khi trẻ đi đến.
*Giải pháp 3: Sử dụng các tình huống có vấn đề để hình thành một số kỹ năng
sống cần thiết.
Một trong những kỹ năng cần hình thành, thì kỹ năng an toàn, tự bảo vệ là một trong
những số đó, giúp trẻ có khả năng biết từ chối, xử lý những tình huống khi thấy không
an toàn. Tôi tự đặt ra một số tình huống để trẻ tự giải quyết vấn đề, và những tình huống
khác, có liên quan cũng được áp dụng trong suốt quá trình chăm sóc trẻ. Ví dụ: Tôi kể
cho trẻ nghe câu chuyện: Bạn An được mẹ hứa rướt về sớm, nhưng mẹ bận họp đột xuất,
12


chờ mãi mà không thấy mẹ. An đi ra cổng để đón mẹ, bỗng có một người phụ nữ cho
bạn An kẹo và nói “Hôm nay mẹ bận không đón con được, mẹ nhờ cô chở con về, con
ngoan ăn kẹo đi rồi lên xe cô chở con về”. Tôi dừng lại và hỏi trẻ : bạn An có về với
người phụ nữ đó không ? Nếu con là bạn An con sẽ xử trí như thế nào ? Cho trẻ thảo
luận và đưa ra câu trả lời. Sau đó cô kể tiếp: Bạn An không chịu lên xe, nói là đợi mẹ
đón về, bạn An đi trở vào lớp, người phụ nữ nắm lấy áo bạn An, bạn An đã kêu lên thật
to “cứu con với, có người định bắt con”, chú bảo vệ chạy tới...Qua câu chuyện tôi rèn
cho trẻ biết “không đi theo người lạ dù người lạ có cho bất cứ gì”. tôi có thể cho trẻ
đóng vai các nhân vật trong câu chuyện cô vừa kể để khắc sâu hơn kỹ năng.
Ngoài ra tôi có thể đặt ra nhiều tình huống khác và tổ chức lồng ghép mọi lúc mọi nơi
để trẻ có cơ hội giải quyết và xử lý tình huống như: khi ở nhà một mình (không được mở
cửa cho người lạ vào), đi lạc đường (đứng ở nơi trống và kêu thật to), khi bị côn trùng
cắn (nói liền với người lớn),...
Rèn luyện giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mọi lúc mọi nơi: Kỹ năng sống của trẻ được
tiếp nhận và rèn luyện mọi lúc mọi nơi trong môi trường gia đình và nhà trường. Ở
trường tôi tận dụng bất cứ khi nào có thể để hình thành, rèn luyện kỹ năng cho trẻ.

* Giải pháp 4: Ứng dụng công nghệ thông tin đưa vào các chủ đề để giáo dục kỹ
năng sống cho trẻ.
Để dạy tốt kỹ năng sống cho trẻ tôi đã xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống
cho trẻ thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin. Tôi tìm tòi các đoạn phim, video
phù hợp để đưa vào các chủ đề nhằm hình thành kỹ năng sống cho trẻ một cách tốt nhất.
Ở chủ đề: “Trường mầm non” Tôi đã lựa chọn kỹ năng giao tiếp như: Chào hỏi,
tạm biệt, cảm ơn, xin lỗi, lễ phép với người lớn, tôn trọng bạn bè, vui vẻ thân thiện, lắng
nghe ý kiến, chia sẻ thông tin, hòa thuận với các bạn, giúp đỡ bạn khi cần thiết, cùng bạn
hoàn thành công việc…
Ở chủ đề “ Bản thân” để trẻ biết được cách chăm sóc bản thân và các kỹ năng tự
phục vụ thì tôi đã cho trẻ xem một đoạn video từ đó trẻ sẽ hiểu rỏ hơn về bản thân, cách
vệ sinh, cách mặc quần áo và các khả năng tự phục vụ khác.

13


Ở chủ đề gia đình tôi cho trẻ xem một đoạn phim nói về tình cảm của các thành
viên trong gia đình, trẻ biết được cách ứng xử đối với các thành viên trong gia đình. Biết
lế phép với người lớn, biết yêu thương quan tâm chăm sóc lẫn nhau. Từ đó các kỹ năng
tốt sẽ được hình thành ở trẻ.
Ở chủ đề nghề nghiệp tôi lồng ghép hình ảnh chú bộ đội vào các hoạt động để giúp
trẻ biết công lao to lớn của các chú bộ đội, từ đó trẻ biết yêu thương các chú bộ đội và
luôn dành những tình cảm tốt đẹp nhất cho các chú….
Ngoài ra tôi đã tìm tòi và đã đưa các chương trình trên tivi như “quà tặng cuộc sống”,
vào cho trẻ xem để hình thành ở trẻ những kỹ năng sống cần thiết
Trẻ hứng thú hơn khi được xem trực tiếp các đoạn video, phim, bởi các hình ảnh đẹp,
sống động, kích thích sự tò mò, khám phá của trẻ, trẻ cùng nhau chia sẻ, tìm tòi lĩnh hội
được nhiều kinh nghiệm quý báu hơn từ đó các kỹ năng sống tốt sẽ được khắc sâu hơn
cho trẻ.
*Giải pháp 5: Tuyên truyền phối hợp với các bậc phụ huynh cùng giáo dục kỹ

năng sống cho trẻ.
Hiểu rỏ được vai trò của các bậc phụ huynh cũng góp phần không nhỏ vào việc
giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Vì vậy ngay từ đầu năm, khi tổ chức họp phụ huynh tôi
đã đưa ra sáng kiến và ý tưởng giáo dục kỹ năng sống của mình áp dụng vào trẻ. Và
thống nhất với các phụ huynh biện pháp giáo dục ở nhà. Đặc biệt đối với phụ huynh ít
quan tâm đến con, tôi tìm gặp và trao đổi về tình hình học tập của cháu ở lớp và hỏi nề
nếp, sinh hoạt sở thích của cháu khi ở nhà. Chính vì vậy cha mẹ có thể giúp trẻ phát triển
kỹ năng cảm xúc bằng cách tạo mối lên kết giữ cô và gia đình và bạn bè.
Vì vậy việc giáo dục kỹ năng sống đạt kết quả tốt thì mỗi một giáo viên phải biết
kết hợp hài hòa các biện pháp trên. Và không thể thiếu một trong những biện pháp đó.
bên cạnh đó không thể thiếu là tình yêu thương, ý thức, trách nhiệm và tình yêu thương
của cô giáo đối với trẻ.
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN:

Sau một thời gian thực hiện các giải pháp nêu trên, lớp tôi đã đạt được những
kết quả như sau:
14


* Về phía học sinh
100% trẻ đều được cô giáo và cha mẹ tạo mọi điều kiện khuyến khích khơi dậy tình
tò mò, phát triển trí tưởng tượng, năng động, mạnh dạn, tự tin, 100% trẻ 5 tuổi được rèn
luyện khả năng sẵn sàng học tập ở trường tiểu học sau này.
100% trẻ có thói quen lao động tự phục vụ, được rèn luyện kỹ năng tự lập; kỹ năng
nhận thức.
Trẻ đi học đều đạt tỷ lệ 98% trở lên, trẻ chăm ngoan đạt từ 99% trở lên và ít gặp khó
khăn khi ở lớp, trẻ có kỹ năng lao động tự phục vụ, trực nhật, sắp xếp bàn ăn, tự xếp
khay để khăn ăn, tự chuẩn bị khăn ăn, bát, thìa ….trong các giờ ăn, tự xếp chăn và gối
trước và sau khi ngủ ...
Trẻ được rèn luyện kỹ năng xã hội, kỹ năng gia tiếp chung

Đa số trẻ có các kỹ năng học tập tốt, biết cố gắng hoàn thành công việc của mình đến
cùng, biết kết hợp với nhóm bạn trong các hoạt động hàng ngày
100% trẻ khỏe mạnh, sạch sẽ, mạnh dạn, hồn nhiên.
Trẻ có ý thức học tập tốt, biết lao động tự phục vụ bản thân, có thói quen vệ sinh ở
mọi lúc, mọi nơi.
Với việc áp dụng các giải pháp vào tình hình thực tế ở lớp kết quả đạt được khá mĩ
mãn, cụ thể như sau:
* Bảng kết quả so sánh có đối chứng:
Nội dung và mức độ khảo sát
Kỹ năng giao tiếp chào hỏi
Kỹ năng tự lập, tự phục vụ
Kỹ năng hợp tác hoạt động cùng nhóm
Trẻ mạnh dạn, tự tin
Kỹ năng nhận thức
Kỹ năng vận động
Kỹ năng thích nghi
Kỹ năng vệ sinh

Đầu năm
Đạt
SL
%
20
51%
19
49%
13
33%
10
26%

10
26%
15
38%
13
33%
14
36%

* Về phía giáo viên
15

Cuối năm
Đạt
SL
%
39
100%
39
100%
39
100%
39
100%
39
100%
39
100%
39
100%

39
100%


Bản thân tôi nắm rất chắc nội dung, phương pháp để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
Tự tin sáng tạo hơn trong việc dạy kỹ năng sống cho trẻ
Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh, tạo được uy tín, tiềm năng đối với phụ huynh.
Qua các đợt thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất của ngành, lớp được xếp loại Tốt.
* Về phía phụ huynh :
Phụ huynh thấy được tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, luôn
quan tâm đến sự phát triển sau này của con em mình.
Phụ huynh thường xuyên phối hợp chặt chẽ với cô trong việc dạy trẻ các kỹ năng
sống, trao đổi với giáo viên thông qua nhiều hình thức
Giao tiếp giữa bố mẹ và con gần gũi hơn, ít la mắng hơn, hướng dẫn trẻ để trẻ tự đi
lây đồ dùng phục vụ bản thân.
C. PHẦN KÕt luËn

.

I.Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP

Việc áp dụng các biện pháp trong quá trình nghiên cứu đề tài sáng kiến kinh nghiệm
như: Nâng cao nhận thức tìm tòi để tự bồi dưỡng cho bản thân. Hình thành kỹ năng sống
thông qua một số hoạt động trong ngày, sử dụng tình huống có vấn đề, phối hợp với phụ
huynh nhằm mục đích giúp trẻ có thái độ, hành vi đúng đắn, tích cực đối với môi trường
tự nhiên, môi trường xã hội, có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được điều nên làm và
không nên làm để thích ứng với cuộc sống hiện tại và trong tương lai
Với những kết quả đạt được như hôm nay, tôi rất phấn khởi và tự tin hơn khi tổ
chức thực hiện các họat động giáo dục kỹ năng sống trên lớp . Từ đó tôi rút ra những
bài học kinh nghiệm.

Để làm tốt nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, giáo viên phải có lòng yêu
nghề, mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Đặc biệt giáo viên phải biết
tự bồi dưỡng để có vốn kiến thức chuyên môn, có kinh nghiệm, biết xây dựng và sử
dụng linh hoạt những phương pháp, biện pháp, thủ thuật đề ra trong tiết học.
Giáo viên dạy kỹ năng sống cho trẻ thông qua các hoạt động trong ngày. Chú
trọng dạy trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm, luôn hướng trẻ vào hoạt động một cách
tích cực nhất. Cô chỉ là người gợi mở, và hướng dẫn thêm cho trẻ khi cần thiết.
16


Thông qua ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng đoạn vi deo, Clip… trình
chiếu trẻ xem để trẻ học tập những hành động tốt bắt chước.
Phối kết hợp với phụ huynh để hình thành kỹ năng sống cho trẻ ở nhà.
Người lớn phải tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với thế giới xung quanh, tắm mình
trong thế giới đó để rồi từ đó trẻ có những hiểu biết nhất định về thế giới bên ngoài từ
đó hình thành ở trẻ tính tự lâp, kiên trì từ đó phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ.
II. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT:

Để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ Mầm non trong giai đoạn hiện nay thông qua
việc thực hiện các biện pháp trên đã phần nào đạt được một số kết quả như đã nêu. Bản
thân xin có một số đề xuất sau :
1. Đối với phòng giáo dục và đào tạo:
Tạo điều kiện bổ sung những tài liệu tham khảo, trang thiết bị và đồ dùng phục vụ
trong công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
Cần tăng cường hơn nữa các lớp tập huấn, bồi dưỡng để giáo viên có nhiều cơ hội
học tập và rút kinh nghiệm cho bản thân.
Cung cấp các tiến bộ khoa học kỹ thuật như: Học tập qua băng hình, đĩa ghi hình...
để cung cấp thêm tư liệu cho giáo viên.
2. Đối với nhà trường:
Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên dự giờ, tổ chức thao giảng, hội thảo... về

chuyên đề giáo dục kỹ năng sống để các giáo viên có thể trao đổi , học hỏi kinh nghiệm
lẫn nhau.
Tạo điều kiện cho chị em giáo viên được dự giờ đồng nghiệp để cùng trao đổi kinh
nghiệm giảng dạy.
Ban giám hiệu cần có kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên về kiến thức chăm sóc giáo dục
trẻ trong qua trình giáo dục kỹ năng sống và có những biện pháp hữu hiệu để giáo viên
thực hiện được tốt hơn.
Cần tạo môi trường thuận lợi về các yếu tố cho trẻ học tập như: yếu tố về thiên nhiên,
yếu tố vệ sinh để trẻ có một sân chơi bổ ích.
17


Trên đây là “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5- 6
tuổi”. Rất mong được sự góp ý của hôị đồng khoa học để bản sáng kiến được hoàn
thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn

18


ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………….............................................................

ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GD & ĐT
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………..........................................................................
..............................................................................................................................................
....................................................................................................................


19


20



×