Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

ngành công nghiệp dầu khí trên thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 23 trang )

Bài tập lớn-Kinh tế dầu khí
Mục Lục
NGÀNH CÔNG NGHIỆP DẦU KHÍ TRÊN THẾ GIỚI ..............................2
1. Tổng quan về dầu khí và ngành công nghiệp dầu khí .............................2
1.1. Những khái niệm cơ bản về dầu khí ..................................................2
1.2. Lịch sử ngành dầu khí thế giới ..........................................................3
1.3. Khai thác chế biến dầu khí ................................................................5
1.4. Ngành công nghiệp dầu khí ...............................................................9
2. Trữ lượng dầu khí ................................................................................. 10
2.1. Khái quát ......................................................................................... 10
2.2. Trữ lượng dầu khí thương mại trên thế giới ................................... 11
a. Trữ lượng dầu thô ........................................................................... 11
b. Trữ lượng khí đốt ............................................................................ 14
3. Sản lượng khai thác dầu khí.................................................................. 15
3.1. Sản lượng khai thác dầu mỏ ............................................................ 15
3.2. Sản lượng khai thác khí đốt............................................................. 17
4. Tiệu thụ dầu khí .................................................................................... 19
4.1. Tiêu thụ sản phẩm dầu.................................................................... 19
4.2. Tiêu thụ các sản phẩm khí đốt ........................................................ 21
Kết luận ....................................................................................................... 23

1


Kinh tế dầu khí

NGÀNH CÔNG NGHIỆP DẦU KHÍ TRÊN THẾ GIỚI
1.
Tổng quan về dầu khí và ngành công nghiệp dầu khí
1.1. Những khái niệm cơ bản về dầu khí
 Dầu khí: bao gồm dầu mỏ và khí đốt là các hợp chất hữu cơ được khai


thác từ lòng dất thường ở thể lỏng và thể khí.
 Dầu thô: hay còn gọi là dầu mỏ, là một chất lỏng sánh đặc màu nâu hoặc
ngả lục, là một hỗn hợp hóa chất hữu cơ ở thể lỏng đậm đặc, phần lớn
là hỗn hợp các hydrocarbon có số phân tử Cacbon từ C5 đến C20 ở điều
kiện thường là chất lỏng.

Hình 1.1.1 Dầu thô
 Khí đốt: là toàn bộ hydrocarbon ở thể khí, khai thác từ giếng khoan, bao
gồm cả khí ẩm, khí khô, khí đầu giếng khoan và khí còn lại sau khi chiết
xuất hydrocarbon lỏng từ khí ẩm. Theo nguồn gốc hình thành khí đốt có
thể chia làm 3 loại: Khí tự nhiên, khí đồng hành, khí ngưng tụ.
- Khí tự nhiên: là các khí chứa trong các mỏ riêng biệt. Trong khí, thành
phần chủ yếu là khí mêtan (từ 93% - 99%), còn lại là các khí khác như
êtan, propan và một ít butan và các chất khác (N2,S…).
- Khí đồng hành: là khí nằm lẫn trong dầu mỏ được hình thành cùng với
dầu, thành phần chủ yếu là các khí nặng hơn như propan, butan, pentan.

Phạm Lê Nguyên 20136138

2


Kinh tế dầu khí

Khí ngưng tụ: thực chất là dạng trung gian giữa dầu mỏ và khí, bao gồm
các hydrocacbon như propan, butan và một số hydrocacbon khác như
pentan, hexan.
 Nguồn gốc của dầu khí: các khoa học cho rằng những xác sinh vật cây
cối dưới biển hay trên đất liền khi bị chôn vùi dưới những lớp đất đá dày
và trong điều kiện thiếu oxygen, với nhiệt độ và áp suất thích hợp, sẽ biến

thành những chất sáp nhờn và sau đó sẽ trở thành dầu thô.
 Những khu vực thường có dầu khí: những tích tụ dầu khí với trữ lượng
khác nhau, thường được phân bố trong các lớp trầm tích dưới đất, nơi
chúng bị uốn nếp hay bị đứt gãy tạo thành những cái bẩy để chứa dầu.
Xum quanh các túi dầu này là lớp đá trầm tích, nơi dầu được phát sinh
và phía trên chúng là lớp đá rắn chắc, giữ không cho dầu thấm qua. Dầu
khí cũng có thể tích tụ trong các lớp đá vôi, trong nứt nẻ, hang hốc của
các đá macma, đá biến chất…
-

1.2. Lịch sử ngành dầu khí thế giới
 Thế giới
Do dầu khí nhẹ hơn nước nên dầu xuất hiện lộ thiên ở nhiều nơi, vì thế
loài người đã tìm thấy dầu hằng ngàn năm trước Công Nguyên. Thời kỳ này
dầu khí được dùng chủ yếu để đốt ở dạng thô.
Năm 1848 lần đầu tiên trên thế giới thực hiện mũi khoan đầu tiên tại vùng
biển Caspian (Bacu) năm 1948. Năm 1852, bác sỹ và là nhà địa chất người
Canada tên là Abraham Gessner đã đăng ký một bằng sáng chế sản xuất
một chất đốt rẻ tiền và đốt tương đối sạch cho dầu thô. Năm 1855 nhà hóa
học người Mỹ Benjamin Silliman đề nghị sử dụng axit sunfuric làm sạch dầu
mỏ để làm chất đốt.
Giếng khoan dầu được toàn thế giới biết đến là của Edwin L. Drake vào
ngày 27 tháng 8 năm 1859 ở Oil Creek, Pennsylvania. Drake khoan dầu theo
lời yêu cầu của nhà công nghiệp người Mỹ George H. Bissel và đã tìm thấy
mỏ dầu lớn đầu tiên chỉ ở độ sâu 21,2 mét.
Cho đến nay ngành công nghiệp dầu khí thế giới không ngừng phát triển
và hiện nay có khoảng 80 nước trên thế giới đang khai thác dầu khí.

Phạm Lê Nguyên 20136138


3


Kinh tế dầu khí

Hình 1.2.1. Giếng khoan dầu đầu tiên năm 1959 tại Mỹ
 Việt Nam
Khoảng một trăm năm trước những nhà địa chất Pháp đầu sơ bộ đề cập
đến tìm kiếm dầu mỏ và khí thiên nhiên tại Việt Nam lần đầu tiên. Sau đó
chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định thành lập đơn vị địa chất
đầu tiên tìm kiếm thăm dò dầu khí. Ngành dầu khí Việt Nam được hình thành
vào năm 1975 khi Chính phủ quyết định thành lập Tổng cục Dầu mỏ và Khí
đốt Việt Nam thì ngành dầu khí Việt Nam cũng đã tồn tại được 40 năm.
Từ dòng khí thiên nhiên được khai thác đầu tiên (19 tháng 4 năm 1981)
từ mỏ Tiền Hải C ở tỉnh Thái Bình đến tấn dầu thô đầu tiên (26 tháng 6 năm
1986) khai thác từ mỏ Bạch Hổ ở thềm lục địa Nam Việt Nam, cho đến ngày
01 tháng 01 năm 2014,Việt Nam đã khai thác được 373 triệu tấn dầu và 127
tỷ mét khối khí đốt từ nhiều mỏ ở cả trên đất liền và thềm lục địa, đưa ngành

Phạm Lê Nguyên 20136138

4


Kinh tế dầu khí

dầu khí Việt Nam trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất
nước, đưa Việt Nam vào danh sách các nước sản xuất dầu mỏ và khí đốt
trên thế giới.


1.3. Khai thác chế biến dầu khí
 Các giai đoạn tìm kiếm và khai thác dầu khí ở mỗi quốc gia có những
cách phân chia khác nhau. Nhưng quy lại gồm các giai đoạn nghiên cứu
khu vực, giai đoạn tìm kiếm – đánh giá và giai đoạn khai thác.
- Giai đoạn nghiên cứu khu vực: Đánh giá các đặc trưng chính yếu về cấu
trúc địa chất của các bể trầm tích và các khu vực, các phức hệ thạch học
– địa tầng của chúng, dự báo tiềm năng dầu khí, xác định và lựa chọn
thứ tự ưu tiên các khu vực và các phức hệ thạch học - địa tầng nhằm
hoạch định với khối lượng cụ thể công tác tìm kiếm dầu khí tiếp theo.
- Giai đoạn tìm kiếm – đánh giá: Nhằm phát hiện các mỏ dầu khí và đánh
giá trữ lượng của chúng.
- Giai đoạn khai thác: Sau khi trữ lượng dầu khí của mỏ đã được các cơ
quan có thầm quyền phê duyệt sẽ tiến hành soạn thảo phương án phát
triển sơ bộ, phương án phát triển tổng thể trong đó đề xuất các phương
án về số lượng giếng khoan, sản lượng, phương pháp khai thác, các
phương pháp gia tăng hệ số thu hồi, thu gom, vận chuyển sản phẩm, thiết
bị và xây dựng mỏ, tính toán kinh tế, thu dọn mỏ…
 Công nghệ khai thác dầu mỏ: với từng mỏ dầu khác nhau người ta sẽ
có cách khai thác khác nhau mỏ dầu trên đất liền và mỏ dầu trên biển.
- Khai thác dầu trên đất liền: Thường thì việc khai thác và công nghệ khai
thác khá đơn giản khi họ chỉ cần khoan thẳng đến bể dầu và hút lên sản
phẩm lên.

Phạm Lê Nguyên 20136138

5


Kinh tế dầu khí


Hình 1.3.1. Khai thác dầu khí trên đất liền
-

Khai thác dầu trên biển: Việc khai thác cũng tương tự như trên đất liền
nhưng đòi hỏi phải có kinh phí lớn hơn và công nghệ cao hơn để thích
nghi với các điều kiện trên biển các yếu tố thiên tai và môi trường hoạt
động. Muốn khai thác dầu trên biển bắt buộc phải xây dựng dàn khoan
rất lớn và được cố định ở ngoài khơi. Các mũi khoan dầu trên biển thường
phải sâu hơn và đòi hỏi những quy định nghiêm ngặt để tránh tình trạng
thất thoát dầu và gây ô nhiễm mội trường. Việc khai thác dầu trên biển
cũng tốn chi phí bảo dưỡng và vận chuyển sản phẩm rất lớn.

Hình 1.3.2. Dàn khoan dầu khí trên biển
-

Khai thác dầu đá phiến: Điểm khác biệt giữa dầu khí đá phiến với các mỏ
dầu truyền thống là ở chỗ thay vì tập trung thành các túi dầu tập trung,
dầu khí đá phiến nằm xen kẽ trong các lớp đá phiến một cách phân tán.
Chính đặc điểm này khiến dầu khí đá phiến không thể khai thác theo kiểu
khoan và bơm như với các mỏ dầu truyền thống được.
Đầu tiên người ta khoan thẳng xuống từ 1-3 km tùy theo độ sâu của
các vỉa đá phiến có chứa dầu khí. Tiếp đó, kỹ thuật khoan ngang sẽ giúp
mũi khoan bẻ cua một góc 90 độ và tiếp tục khoan ngang vào vỉa đá với
độ sâu từ 1-2km.
Sau khi đã có giếng khoan rồi, người ta dùng một thiết bị đặc biệt để
cách ly từng vùng một trong giếng khoan ngang và tạo ra các lỗ nhỏ trên

Phạm Lê Nguyên 20136138

6



Kinh tế dầu khí

thành giếng lẫn đá phiến bằng việc kích nổ các chất nổ chứa trong thiết
bị đó. Một hỗn hợp dung dịch gồm nước, cát và hóa chất (trong đó, nước
và cát chiếm đến 99,5%) được bơm thẳng xuống giếng ngang với áp lực
cao. Dưới áp lực cao, hỗn hợp dung dịch bị đẩy mạnh vào các lỗ nhỏ trên
thành giếng tiếp xúc trực tiếp với đá phiến và khiến cấu trúc đá phiến bị
phá vỡ tạo thành nhiều khe nứt li ti về mọi hướng.
Tiếp đó, nước được bơm ngược lên trên, chuyển đi xử lý. Dầu và khí
sẽ theo những khe nứt này di chuyển ngược lên và được tách lọc trên
mặt đất bằng những phương pháp tương tự như đã áp dụng với dầu khí
truyền thống.

Hình 1.3.3. Sự khác biệt khi khai thác dầu truyền thống cà dầu khí đá phiến
 Công nghệ chế biến dầu khí: tùy theo tính chất thành phần của từng
loại dầu khí mà người ta chế biến khác nhau. Đối với khí tự nhiên từ các
mỏ riêng biệt thì chủ yếu là khí metan nên công việc chế biến khí tự nhiên
đơn giản hơn. Còn về dầu thô và khí đồng hành họ sẽ tiến hành qua 3
công đoạn chính: xử lý dầu thô, chế biến dầu và chế biến các sản phẩm
dầu mỏ.
- Xử lý dầu thô:

Phạm Lê Nguyên 20136138

7


Kinh tế dầu khí


-

-

+
Làm sạch khí: trong quá trình này họ tách các hợp chất không có
ích trong khí ra như loại bỏ hơi nước khử khí H2S và các hợp chất lưu
huỳnh khác.
+
Tách xăng khí: quá trình này họ thu lại các Hydrocacbon dễ bay
hơi tồn tại dưới dạng hơi bằng cách ngưng tụ hoặc hấp thụ để thu được
xăng khí.
+
Tách khí thành các sản phẩm riêng biệt: quá trình này được thực
hiện bằng phương pháp hấp thụ, hấp thụ chọn lọc và chưng cất ở các
nhiệt độ khác nhau.
Chế biến dầu:
+
Xử lý dầu trước khi chê biến: quá trình này họ sẽ loại bỏ các tạp
chất cũng như tách khí đồng hành còn sót lại.
+
Chưng cất: được chia thành 2 giai đoạn là chưng cất ở áp suất
thường giai đoạn này cho ra các sản phẩm làm nhiên liệu (như Xăng, dầu
phản lực, dầu hỏa, dầu DO, dầu nặng Xola, dầu Mazut). Tiếp đến là đến
giai đoạn chưng cất chân không các sản phẩm của giai đoạn này cho ra
các sản phẩm dầu bôi trơn và nhựa đường.
+
Tinh chế các sản phẩm dầu mỏ: ở đây họ đưa các sản phẩm vào
tinh chế một lần nữa để loại bỏ các chất có thể gây hai cho động cơ và

máy móc như lưu huỳnh các axit hữu cơ các tạp chất ảnh hưởng đến độ
cháy của dầu,…
Chế biến các sản phẩm dầu mỏ:

Giai đoạn này sẽ giúp chuyển đổi các loại dầu có các phân tử
Hydrocacbon mạch dài thành các phân tử có mạch ngắn hơn nhẹ hơn quá
trình dùng các phương pháp Cracking và refoming. Sản phẩm của quá trình
này phần lớn là các dầu nhẹ và xăng.
 Vận chuyển dầu khí: đối với dầu cả dầu thô cũng như các sản phẩm
dầu thì có thể vận chuyển bằng đường ống hoặc chứa trong thùng, trong
bồn các xe, tàu vận chuyển chuyên dụng. Còn về khí đốt thì việc vận
chuyển khó khăn, và kinh phí cao hơn. Chúng ta có thể vận chuyển khí
bằng đường ống hoặc phải nén khí với áp suất cao đưa về thể lỏng để
vận chuyển trên đường bộ hoặc đường thủy.

Phạm Lê Nguyên 20136138

8


Kinh tế dầu khí

1.4. Ngành công nghiệp dầu khí
Công nghiệp dầu khí bao gồm các hoạt động khai thác, chiết tách, lọc, vận
chuyển (thường bằng các tàu dầu và đường ống), và tiếp thị các sản phẩm dầu
mỏ. Phần lớn các sản phẩm của ngành công nghiệp này là dầu nhiên liệu và
xăng. Dầu mỏ là nguyên liệu thô dùng để sản xuất các sản phẩm hóa học như
dược phẩm, dung môi, phân bón, thuốc trừ sâu và nhựa tổng hợp.
Ngành công nghiệp dầu khí là một ngành mang tính tổng hợp và đa dạng
cao. Công nghiệp dầu khí là ngành đòi hỏi vốn đầu tư lớn, rủi ro nhiều và lợi

nhuận cao.
Ngành công nghiệp dầu khí là ngành công nghệ cao. Thăm dò khai thác dầu
khí là ngành khai thác khoáng sản nằm sâu trong lòng đất được hình thành từ
các trầm tích hàng ngàn năm trước nên việc thăm dò và khai thác nguồn tài
nguyên này đòi hỏi công nghệ hiện đại, chi phí đầu tư lớn hơn so với các ngành
công nghiệp khác.
Ngành công nghiệp dầu mỏ phân chia "dầu thô" theo khu vực mà nó xuất
phát (ví dụ "West Texas Intermediate" (WTI) hay "Brent") thông thường theo tỷ
trọng và độ nhớt tương đối của nó ("nhẹ", "trung bình" hay "nặng"); các nhà hóa
dầu còn nói đến chúng như là "ngọt", nếu nó chứa ít lưu huỳnh, hoặc là "chua",
nếu nó chứa đáng kể lưu huỳnh và phải mất nhiều công đoạn hơn để có thể
sản xuất nó theo các thông số hiện hành.
Các thùng (barrel) tiêu chuẩn trên thế giới là:
-

-

Hỗn hợp Brent, bao gồm 15 loại dầu mỏ từ các mỏ thuộc hệ thống mỏ
Brent và Ninian trong khu vực lòng chảo Đông Shetland trên biển Bắc.
Dầu mỏ được đưa vào bờ thông qua trạm Sullom Voe ở Shetlands. Dầu
mỏ sản xuất ở châu Âu, châu Phi và dầu mỏ khai thác ở phía tây của khu
vực Trung Cận Đông được đánh giá theo giá của dầu này, nó tạo thành
một chuẩn (benchmark) đánh giá dầu.
West Texas Intermediate (WTI) cho dầu mỏ Bắc Mỹ.
Dubai được sử dụng làm chuẩn cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương
của dầu mỏ Trung Cận Đông.

Phạm Lê Nguyên 20136138

9



Kinh tế dầu khí

-

Tapis (từ Malaysia, được sử dụng làm tham chiếu cho dầu mỏ nhẹ Viễn
Đông).
Minas (từ Indonesia, được sử dụng làm tham chiếu cho dầu mỏ nặng
Viễn Đông).
Giỏ OPEC bao gồm:

+ Arab Light Ả Rập Saudi
+ Bonny Light Nigeria
+ Fateh Dubai
+ Isthmus Mexico (không OPEC)
+ Minas Indonesia
+ Saharan Blend Algérie
+ Tia Juana Light Venezuela

2.
Trữ lượng dầu khí
2.1. Khái quát
Tổng tài nguyên dầu khí là toàn bộ dầu khí tồn tại tự nhiên nằm trong vỏ trái
đất hay còn gọi là toàn bộ dầu khí tại chỗ ban đầu, tính được ở thời điểm nhất
định. Tổng tài nguyên dầu khí được phân ra tài nguyên đã được phát hiện và
tài nguyên chưa phát hiện.
 Tài nguyên dầu khí đã phát hiện
Là lượng dầu khí tại chỗ tính được ở thời điểm nhất định trong một cấu tạo
cụ thể, mà sự có mặt của dầu khí đã được phát hiện bằng giếng khoan. Tài

nguyên dầu khí đã phát hiện được gọi là trữ lượng dầu khí tại chỗ. Trữ lượng
dầu khí tại chỗ theo mức độ nghiên cứu địa chất và khả năng đưa thân dầu, khí
hoặc mỏ vào phát triển được chia thành tổng lượng dầu khí đã khai thác, trữ
lượng có thể phát triển và trữ lượng chưa thể phát triển.
Tổng lượng dầu khí đã khai thác là sản lượng dầu khí cộng dồn đã khai thác
được từ thân hoặc mỏ dầu khí tới thời điểm tính trữ lượng dầu khí.

Phạm Lê Nguyên 20136138

10


Kinh tế dầu khí

Trữ lượng dầu khí tại chỗ có thể phát triển là trữ lượng dầu khí của các tích
tụ dầu khí đã được phát hiện, có thể làm cơ sở để thiết kế khai thác thương mại
bằng công nghệ, kỹ thuật phù hợp với các điều kiện kinh tế và pháp luật hiện
hành vào thời điểm tính trữ lượng dầu khí. Trữ lượng dầu khí tại chỗ có thể phát
triển mà theo mức độ tin cậy được phân thành trữ lượng dầu khí tại chỗ cấp
xác minh và trữ lượng dầu khí tại chỗ cấp chưa xác minh.
Trữ lượng dầu khí tại chỗ cấp xác minh là trữ lượng dầu khí của các thân
chứa dầu khí mà trong quá trình thử vỉa đã thu được dòng dầu khí có giá trị
thương mại trong các điều kiện kinh tế- kỹ thuật hiện tại.
Trữ lượng dầu khí tại chỗ cấp chưa xác minh được phân thành trữ lượng
dầu khí tại chỗ cấp có khả năng và trữ lượng dầu khí tại chỗ cấp có thể.
Trữ lượng dầu khí tại chỗ chưa thể phát triển là trữ lượng dầu khí của các
tích tụ dầu khí đã được phát hiện, nhưng chưa thể đưa vào khai thác thương
mại vào thời điểm tính trữ lượng dầu khí vì các lý do kỹ thuật, công nghệ, kinh
tế, môi trường và các chỉ tiêu khác. Trữ lượng dầu khí tại chỗ chưa thể phát
triển được phân thành các cấp xác minh, có khả năng và có thể.

 Tài nguyên dầu khí chưa phát hiện
Là lượng dầu khí tại chỗ ước tính được ở thời điểm nhất định, hoặc được
dự báo khả năng tồn tại trong các tích tụ và có thể được phát hiện bằng các
giếng khoan tìm kiếm, thăm dò trong tương lai.
Phụ thuộc vào mức độ nghiên cứu địa chất, tài nguyên dầu khí chưa phát
hiện được phân chia thành tài nguyên dầu khí triển vọng, tài nguyên dầu khí
tiềm năng và tài nguyên dầu khí dự báo.
 Trữ lượng dầu khí thu hồi
Là tổng của lượng dầu khí dự kiến sẽ thu hồi từ trữ lượng dầu khí tại chỗ có
thể phát triển trong một giới hạn thời gian nhất định, bằng công nghệ, kỹ thuật
được lựa chọn phù hợp với các điều kiện kinh tế, pháp luật hiện hành vào thời
điểm tính trữ lượng dầu khí và tổng lượng dầu khí đã khai thác được.

2.2. Trữ lượng dầu khí thương mại trên thế giới
a. Trữ lượng dầu thô

Phạm Lê Nguyên 20136138

11


Kinh tế dầu khí

Trữ lượng dầu thô dự trữ đã chứng minh tính bằng thùng. Trữ lượng dầu
mỏ được chứng minh bằng cách phân tích các dữ liệu địa chất và kỹ thuật, có
thể được ước tính với một mức độ cao để thương mại hóa thu hồi vào một ngày
nhất định trong tương lai của các bể chứa được biết đến và trong điều kiện kinh
tế hiện nay.

Hình 2.2.1. Bản đồ phân bố tài nguyên dầu thô trên thế giới (nguồn EIA)

Theo số liệu vào tháng 1 năm 2015 thì trên toàn thế giới trữ lượng dầu thô
dự trữ đã được chứng mình vào khoảng 1,689,078,618,100 thùng (theo CIA
Năm 2015). Trong đó 5 nước dẫn đầu là Venezuela có khoảng
298,400,000,000 thùng, Saudi Arabia khoảng 268,300,000,000 thùng, Canada
khoảng 172,500,000,000 thùng, Iran khoảng 157,800,000,000 thùng, Iraq
khoảng 144,200,000,000 thùng. Việt Nam theo thống kê của CIA năm 2015 có
trữ lượng dự trữ dầu thô xếp thứ 25 thế giới với khoảng 4,400,000,000 thùng
chỉ chiếm khoảng 0.26% tổng trữ lượng toàn thế giới.
Trữ lượng dầu thô trên thế giới phân bố rất không đồng đều không đồng đều
khí tổng trữ lượng của 5 quốc gia có trữ lượng lớn nhất chiếm đến hơn 61% trữ
lượng dầu mỏ của toàn thế giới.

Phạm Lê Nguyên 20136138

12


Kinh tế dầu khí

Venezuela
17.67%
Các nước khác
38.10%

Sa udi Arabia
15.88%

Vi etnam
0.26%


Venezuela

Ca na da
10.21%

Ira q
8.54%

Saudi Arabia

Ira n
9.34%
Canada

Iran

Iraq

Vietnam

Các nước khác

Hình 2.2.2. Biểu đồ thể hiện tỷ trọng của các nước về trữ lượng dự trữ dầu
thô trên thế giới năm 2015. (theo CIA World Factbook)
Vì trữ lượng dự trữ dầu thô ở đây là trữ lượng thương mại và là do khảo sát
địa chất và ước lượng nên đây chỉ là con số tương đối và có sự thay đổi theo
các năm dựa theo số mỏ được khảo sát thêm và số mỏ được đưa vào thương
mại. Như theo thống kê năm 1980 trữ lượng dầu thô của Saudi Arabia đứng
đầu thế giới với khoảng trên 150 triệu thùng tiếp theo đó là Iran khoảng trên 50
triệu thùng và tiếp đến là Iraq, Venezuela, Canada. Đến năm 2005 các vị trên

được thay đổi khi đướng đầu vẫn là Saudi Arabia, thứ 2 là Canada tiếp đến là
Iran, Iraq và Venezuela. Đến năm 2013 các vị trí lại được thay đổi khi dẫn đầu
là Venezuela, Saudi Arabia, tiếp đến là Canada, Iran và Iraq.

Phạm Lê Nguyên 20136138

13


Kinh tế dầu khí

Hình 2.2.3. Biểu đồ sự thay đổi về trữ lượng thương mại dầu thô của 5
nước dẫn đầu về trữ lượng dầu thô từ năm 1980-2013. (nguồn EIA)

b. Trữ lượng khí đốt
Tính chất về trữ lượng và phân bố khí đốt cũng tương tự như dầu thô đặc
trưng về tính không đồng đều và sự thay đổi tùy thuộc vào khả năng thương
mại và công nghệ khai thác.
Theo thống kê của CIA năm 2014 thì trên thế giới khí đốt phân bố ở trong
khoảng 106 quốc gia và có khoảng 158,835,109,300,000 m3 khí. Trong đó 5
nước dẫn đầu chiếm khoảng 59% tổng trữ lượng khí đốt trên thế giới đầu tiên
là Iran với 34,020 tỷ m3 khí tiếp đến là Qatar với 25,070 tỷ m3 , Turkmenist an :
17,500 tỷ m3, Mỹ: 8,734 tỷ m3, Saudi Arabia: 8,235 tỷ m3. Cũng theo thống kê
của CIA thì Việt Nam đứng thứ 29 với 699.4 triệu m3 khí đốt.

Phạm Lê Nguyên 20136138

14



Kinh tế dầu khí

IRAN
21.42%
Cá c Quốc gi a khác
40.66%

QATAR
15.78%

VIETNAM
0.44%

SAUDI ARABIA
5.18%
IRAN

QATAR

TURKMENISTAN

TURKMENISTAN
11.02%

UNITED STATES
5.50%
UNITED STATES

SAUDI ARABIA


VIETNAM

Cá c Quốc gi a khác

Hình 2.2.4 Biểu đồ thể hiện tỷ trọng của các nước về trữ lượng dự trữ khí
đốt trên thế giới năm 2014 (theo CIA World Factbook)

3.
Sản lượng khai thác dầu khí
3.1. Sản lượng khai thác dầu mỏ
Khai thác dầu mỏ đòi hỏi công nghệ và tiềm năng khai thác nên sẽ gắn
liền với trữ lượng dự trữ của các quốc gia. Trên thế giới hiện có khoảng 101
quốc gia tham gia vào khai thác dầu thô. Theo thống kê của CIA năm 2014
thì trung bình mỗi ngày cả thế giới khai thác lên khoảng 80,580,463 thùng
dầu. Như vậy thì mỗi năm thế giới khai thác lên 29,411,868,995 thùng dầu
với trữ lượng dự trữ năm 2015 là 1,689,078,618,100 thùng, nếu không có
sự thay đổi về trữ lượng dự trữ và sản lượng khai thác thì có thể nói trong
khoảng 57 năm nữa chúng ta sẽ hết dầu.

Phạm Lê Nguyên 20136138

15


Kinh tế dầu khí

Hình 3.1.1. Bản đồ các nước khai khác dầu thô trên thế giới (nguồn EIA)
Trong số 101 quốc gia tham gia khai thác dầu mỏ thì trong đó sản lượng khai
thác của 5 quốc gia khai thác nhiều nhất chiếm khoảng 46% tổng sản lượng
toàn thế giới. Theo thống kê của CIA năm 2014 thì đứng đầu về sản lượng là

Nga sản lượng khoảng 10.840 triệu thùng/ngày, Saudi Arabia khoảng 9.735
triệu thùng/ngày, Mỹ: 8.653 triệu thùng/ngày, Trung Quốc: 4.189 triệu
thùng/ngày và Iran 3.614 triệu thùng/ngày. Việt Nam có sản lượng khai thác là
298.4 nghìn thùng mỗi ngày và xếp thứ 32 thế giới về sản lương khai thác.

Phạm Lê Nguyên 20136138

16


Kinh tế dầu khí

Hình 3.1.2. Bản đồ thể hiện sản lượng khai thác dầu thô trên thế giới năm
2010 (nguồn EIA)
1

RUSSIA

10,840,000

2

SAUDI ARABIA

9,735,000

3

UNITED STATES


8,653,000

4

CHINA

4,189,000

5

IRAN

3,614,000

6

CANADA

3,603,000

7

IRAQ

3,368,000

8

UNITED ARAB EMIRATES


2,820,000

9

KUWAIT

2,619,000

10

VENEZUELA

2,500,000

11

MEXICO

2,459,000

12

NIGERIA

2,423,000

13

BRAZIL


2,255,000

14

ANGOLA

1,742,000

15

KAZAKHSTAN

1,632,000

16

NORWAY

1,568,000

17

QATAR

1,540,000

18

ALGERIA


1,420,000

19

EUROPEAN UNION

1,411,000

20

COLOMBIA





32

VIET NAM

989,900

298,400

Bảng 3.1.1. Danh sách một số quốc gia khai thác dầu thô theo sản lượng trên
thế giới năm 2014. (theo CIA World Factbook) (đơn vị thùng/ngày)

3.2. Sản lượng khai thác khí đốt.
Tương tự như dầu mỏ việc khai thác khí đốt cũng cần đến công nghệ cao
và nguồn tài nguyên ngoài ra việc khai thác khí đốt còn phải xét đến khả

năng vận chuyển và lưu trữ. Theo thống kê của CIA năm 2014 thì trung bình
mỗi năm cả thế giới khai thác khoảng 3,562,564,200,000 m3 khí. Cũng bằng

Phạm Lê Nguyên 20136138

17


Kinh tế dầu khí

phép tính đơn giản nếu sản lượng khai thác và trữ lượng dự trữ không có
sự thay đổi thì vào khoảng 44 năm nữa là khí đốt trên thế giới cũng hết.

Hình 3.2.1. Bản đồ thể hiện sản lượng khai thác khí đốt tại các quốc gia
trên thế giới năm 2013 (nguồn EIA)
Hiện nay trên thế giới có khoảng 95 quốc gia tham gia vào khai thác khí
đốt trong đó có sản lượng lớn nhất là Mỹ với khoảng 728.2 tỷ m3 mỗi năm
tiếp đến là Nga với 578.7 tỷ m3/năm, Iran: 172.6 tỷ m3/năm, Qatar: 158.5 tỷ
m3/năm, Canada: 151.2 tỷ m3/năm. Việt Nam cũng khải thác khí với sản
lượng 8.8 tỷ m3/năm xếp thứ 45 thế giới về sản lượng khai thác.

Phạm Lê Nguyên 20136138

18


Kinh tế dầu khí

Hình 3.2.2. Biểu đồ thể hiện sự thay đổi về sản lượng khai thác khí đốt của 5
nước dẫn dầu từ năm 1980-2013. (nguồn EIA)

Bảng 3.2.1. Danh sách một số quốc gia khai thác khí đốt theo sản lượng trên
thế giới năm 2014. (theo CIA World Factbook) đơn vị (m3)
1

UNITED STATES

728,200,000,000

2

RUSSIA

578,700,000,000

3
4

IRAN

172,600,000,000
158,500,000,000

5

QATAR
CANADA

6

EUROPEAN UNION


132,300,000,000

7

CHINA

121,500,000,000

8

NORWAY

112,600,000,000

9

SAUDI ARABIA

102,400,000,000

151,200,000,000

10

TURKMENISTAN

84,800,000,000

11

12

ALGERIA
INDONESIA

79,650,000,000
70,400,000,000

13

NETHERLANDS

70,250,000,000

14

MALAYSIA

64,000,000,000

15

AUSTRALIA

62,720,000,000

16

UZBEKISTAN


59,630,000,000

17

EGYPT

57,600,000,000

18
19

UNITED ARAB EMIRATES

54,600,000,000
45,400,000,000

20

MEXICO
TRINIDAD AND TOBAGO





45

VIET NAM

42,800,000,000


8,800,000,000

4.
Tiệu thụ dầu khí
4.1. Tiêu thụ sản phẩm dầu
Các sản phẩm dầu thô tiêu thụ bao gồm các sản phẩm phục vụ ngành
năng lượng và làm nhiên liệu trực tiếp như Xăng, DO, FO, dầu hỏa, dầu
phản lực,…hoặc tham gia vào chuỗi biến biến đổi đến năng lượng cuối cùng
là điện, ngoài ra còn phục vụ mục đích phi năng lượng trong công nghiệp

Phạm Lê Nguyên 20136138

19


Kinh tế dầu khí

hóa chất như để chế tạo nhựa, sơn, hóa mỹ phẩm,…. Ở đây ta chỉ xét đến
các sản phẩm dầu đã tinh chế để phục vụ cho ngành năng lượng và tính
theo đơn vị tương đương là thùng dầu.
Tùy thuộc vào từng điều kiện của từng quốc gia như dân số, khoa học
công nghệ, kinh tế, phương tiện sử dụng mà việc tiêu thụ các sản phẩm dầu
có sự khác biệt.
Mỗi ngày trên thế giới tiêu thụ hết khoảng 97,498,381 thùng dầu theo
thống kê năm 2013 của CIA. Trong đó 5 nước, khu vực tiêu thụ nhiều nhất
là Mỹ tiêu thụ khoảng 19.11 triệu thùng/ngày tiếp đến là các nước, EU,
Trung Quốc, Nga, Ấn Độ lần lượt tiêu thụ 11.12 triệu th/ngày, 9.879 triệu
th/ngày, 6.053 triệu th/ngày, 4.433 triệu th/ngày. Theo số liệu trên thì mỗi
năm toàn thế giới tiêu thụ hết khoảng 35.5 tỷ thùng dầu. Việt Nam tiêu thụ

khoảng 150.5 nghìn thùng dầu mỗi ngày và đứng thứ 64 thế giới về tiêu thụ
các sản phẩm dầu.
Mỹ
19.60%

Cá c quốc gi a khác
47.95%

EU
11.41%

Trung Quốc
10.13%

Vi ệt Na m
0.15%
Mỹ

EU

Trung Quốc

Nga

Ấn Độ
4.55%
Ấn Độ

Nga
6.21%

Vi ệt Na m

Cá c quốc gi a khác

Hình 4.1.1 Biểu đồ thể hiện tỷ trọng của một số quốc gia tiêu thụ các
sản phẩm dầu so với toàn thế giới năm 2014. (theo CIA World Factbook)
Lượng tiệu của 5 nước tiêu thụ nhiều nhất chiếm khoảng 52% lượng tiêu
thụ toàn thế giới nên việc ảnh hưởng của nước này đến thị trường dầu mỏ
Phạm Lê Nguyên 20136138

20


Kinh tế dầu khí

thế giới là khá lớn. Tỷ trọng lượng tiêu thụ dầu của Việt Nam là quá nhỏ so
với thế giới.
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

14
15
16
17
18
19
20
..
64

UNITED STATES
EUROPEAN UNION
CHINA
RUSSIA
INDIA
JAPAN
KOREA, SOUTH
BRAZIL
GERMANY
SAUDI ARABIA
CANADA
IRAN
ITALY
MEXICO
UNITED KINGDOM
PHILIPPINES
FRANCE
SPAIN
THAILAND
NETHERLANDS


VIETNAM

19,110,000
11,120,000
9,879,000
6,053,000
4,433,000
3,294,000
2,697,000
2,554,000
2,150,000
1,971,000
1,894,000
1,823,000
1,506,000
1,438,000
1,409,000
1,373,000
1,270,000
1,250,000
1,197,000
1,186,000

150,500

Bảng 4.1.1. Danh sách một số quốc gia tiêu thụ dầu mỏ trên thế giới
năm 2013. (theo CIA World Factbook) (đơn vị thùng/ngày)

4.2. Tiêu thụ các sản phẩm khí đốt

Khí đốt và các sản phẩm khí thường dùng làm nhiên liệu cho các nhà
máy điện hoặc phục vụ cho việc đun nấu và sưởi ấm ngoài ra một phần nhỏ
khí đốt được dùng làm nhiên liệu cho động cơ chạy khí.
Theo CIA năm 2014 toàn thế giới tiêu thụ khoảng 3,806,939,655,000 m3
khí đốt tập trung chủ yếu ở các nước lớn có dân số đông và các nước có
kinh tế phát triển dùng khí đốt để phục vụ cho việc sửi ấm.

Phạm Lê Nguyên 20136138

21


Kinh tế dầu khí

Bảng 4.2.1. Danh sách một số quốc gia tiêu thụ khí đốt trên thế giới
năm 2014. (theo CIA World Factbook) (đơn vị m3)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14

15
16
17
18
19
20

48

759,400,000,000
409,200,000,000
386,900,000,000
180,400,000,000
170,200,000,000
134,300,000,000
104,400,000,000
102,400,000,000
77,480,000,000
73,260,000,000
70,240,000,000
66,690,000,000
61,910,000,000
52,720,000,000
52,270,000,000
50,600,000,000
48,450,000,000
47,990,000,000
47,760,000,000
47,000,000,000


8,800,000,000

UNITED STATES
RUSSIA
EUROPEAN UNION
CHINA
IRAN
JAPAN
CANADA
SAUDI ARABIA
GERMANY
MEXICO
UNITED KINGDOM
UNITED ARAB EMIRATES
ITALY
EGYPT
THAILAND
INDIA
TURKEY
ARGENTINA
KOREA, SOUTH
UKRAINE

VIET NAM

Năm nước tiêu thụ nhiều nhất chiếm khoảng 50% tổng tiêu thụ toàn thế giới
đó là Mỹ, Nga, EU, Trung Quốc và Iran. Việt Nam đứng thứ 48 về tiêu thụ khí
đốt trên thế giới chỉ chiếm khoảng 0.23% tổng tiêu thụ của toàn thế giới.
Mỹ
19.95%


Cá c quốc gi a khác
49.70%

Nga
10.75%
EU
10.16%

Mỹ

Nga

Phạm Lê Nguyên 20136138

EU

Trung Quốc
VIETNAM Ira n
4.74%
0.23% 4.47%
Trung Quốc
Iran
VIETNAM
Cá c quốc gi a khác

22


Kinh tế dầu khí


Hình 4.2.1. Biểu đồ tỷ trọng tiêu thụ khí đốt của một số nước trên thế giới
năm 2014. (theo CIA World Factbook)

Kết luận
Ngành công nghiệp dầu khí là ngành mang tính quốc tế cao. Khai thác, chế
biến và phân phối dầu khí mang tính toàn cầu. Tính quốc tế của các hoạt động
dầu khí còn thể hiện ở chỗ do công nghệ cao và mang tính chuyên ngành sâu,
hầu như mọi công ty không thể tự mình thực hiện toàn bộ chuỗi công việc.
Dầu khí là một dạng năng lượng quan trọng và mang tính chủ đạo trong hệ
thống năng lượng. Sản phẩm của dầu khí đa dạng và có mặt trong mọi lĩnh vực
kinh tế. Ngành công nghiệp dầu khí mang tính toàn cầu và là loại hàng hóa có
tính thương mại quốc tế cao nhất khi có đến khoảng 60% sản lượng giao dịch
quốc tế.
Việc khai thác và tiêu thụ dầu khí tập trung một phần lớn vào một số nước
nên khi các nước này thay đổi quyết định về cung ứng hay tiêu thụ thì sẽ làm
ảnh hưởng đến nền công nghiệp dầu khí toàn cầu. Vì nền công nghiệp dầu khí
là ngành chủ chốt và là ngành đầu vào của hầu hết các ngành kinh tế khác nên
nến nền công nghiệp dầu khí bị biến động thì sẽ tác động mạnh mẽ đến toàn
bộ nền kinh tế trên thế giới. Ngoài ra do ngành công nghiệp dầu khí là một
ngành mang lại lợi nhuận rất cao và có vị thế lớn nên nó còn được chi phối bởi
các yếu tố chính trị.

Phạm Lê Nguyên 20136138

23




×