Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN THAM GIA HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC TẬN THU, CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN VÀ HOẠT ĐỘNG ĐÓNG CỬA HẦM MỎ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (983.17 KB, 40 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN
LÝ MÔI TRƯỜNG

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC TỔ
CHỨC, CÁ NHÂN THAM GIA HOẠT
ĐỘNG KHAI THÁC TẬN THU, CHẾ
BIẾN KHOÁNG SẢN VÀ HOẠT
ĐỘNG ĐÓNG CỬA HẦM MỎ

TP. HỒ CHÍ MINH


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN
LÝ MÔI TRƯỜNG

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC TỔ CHỨC,
CÁ NHÂN THAM GIA HOẠT ĐỘNG KHAI
THÁC TẬN THU, CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN
VÀ HOẠT ĐỘNG ĐÓNG CỬA HẦM MỎ

TP. HỒ CHÍ MINH, 2017


LỜI NÓI ĐẦU
Chuyên đề “Quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khai
thác tận thu, chế biến khoáng sản và hoạt động đóng cửa hầm mỏ” được biên tập dựa
trên “luật Khoáng Sản 2010” được ban hành ngày 17 tháng 11 năm 2010.


Bố cục chuyên đề gồm 4 chương:
Chương 1. Tổng quan
Chương 2. Quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khai thác tận
thu, chế biến khoáng sản và hoạt động đóng cửa hầm mỏ.
Chương 3. Các bất cập về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ khai thác tận thu, chế biến
khoáng sản và đóng cửa hầm mỏ
Chương 4. Đề xuất giải pháp
Như vậy, chuyên đề này cung cấp những kiến thức cơ bản về quyền và nghĩa vụ của các
cơ quan tổ chức và những bất cập trong việc thực thi các luật ban hành về khoáng sản.
Trong quá trình biên soạn, sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm thực hiện chuyên
đề rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến chân thành từ thầy và các bạn đọc để những tái
bản sau được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn mọi ý kiến đóng góp của bạn đọc. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về
Gmail:


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ...................................................................................................................... i
CHƯƠNG 1.

TỔNG QUAN .......................................................................................... 1

1.1. Khai thác tận thu khoáng sản ................................................................................. 3
1.2. Chế biến khoáng sản .............................................................................................. 3
1.3. Đóng cửa mỏ khoáng sản ....................................................................................... 8
CHƯƠNG 2. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC CÁ NHÂN THAM GIA
HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC TẬN THU, CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN VÀ ĐÓNG CỬA
HẦM MỎ
................................................................................................................ 11
2.1. Các cơ quan tồ chức cá nhân tham gia hoạt động khai thác tận thu, chế biến

khoáng sản và đóng cửa hầm mỏ................................................................................... 11
2.1.1.

Khai thác tận thu khoáng sản. .................................................................... 12

2.1.2.

Chế biến khoáng sản .................................................................................. 12

2.1.3.

Đóng cửa mỏ khoáng sản........................................................................... 13

2.2. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC CƠ QUAN THAM GIA KHAI THÁC
TẬN THU, CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN VÀ ĐÓNG CỬA HẦM MỎ ....................... 13
2.2.1.

Hoạt động khai thác tận thu ....................................................................... 14

2.2.2.

Hoạt động chế biến khoáng sản ................................................................. 15

2.2.3.

Hoạt động đóng cửa hầm mỏ ..................................................................... 16

CHƯƠNG 3. CÁC BẤT CẬP VỀ VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ
KHAI THÁC TẬN THU, CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN VÀ ĐÓNG CỬA HẦM MỎ .... 19
3.1. Những bất cập trong một số quy định, chính sách luật ........................................ 20

3.2. Bất cập, tồn tại trong công tác quản lý nhà nước ................................................. 22
3.3. Bất cập tồn tại từ các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản ............................ 23
CHƯƠNG 4.

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP .......................................................................... 29

4.1. GIẢI PHÁP CHUNG ........................................................................................... 29
4.2. GIẢI PHÁP CỤ THỂ........................................................................................... 30
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 34
PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 36


CHƯƠNG 1.

TỔNG QUAN

Việt Nam nằm ở vị trí giao nhau của 2 vành đai sinh khoáng: vành đai Tây Thái
Bình Dương và vành đai Địa Trung Hải, vì vậy tài nguyên khoáng sản của Việt Nam
đa dạng về chủng loại và tương đối phong phú. Theo kết quả điều tra đánh giá, thăm
dò khoáng sản ở nước ta đến nay đã phát hiện được trên 5.000 mỏ và điểm quặng với
trên 60 loại khoáng sản khác nhau. Nhìn chung, tài nguyên khoáng sản nước ta phần
lớn có quy mô trung bình và nhỏ, trong đó một số loại khoáng sản có tiềm năng đủ
điều kiện để tổ chức khai thác, chế biến quy mô công nghiệp như: bauxit, Titanzircon, đất hiếm, apatit… nhưng cần đánh giá chính xác về trữ lượng. Than, dầu khí
với trữ lượng đã biết và một số khoáng sản kim loại có quy mô trung bình và nhỏ
như: sắt, đồng, chì, kẽm, mangan, cromit, thiếc, volfram, vàng, bạc… chỉ khai thác
vài chục năm nữa sẽ cạn kiệt. Khoáng sản phi kim lọai và vật liệu xây dựng như đá
vôi, nguyên liệu xi măng, đá hoa trắng, cát trắng... thì nhiều, có thể đáp ứng nhu cầu
phát triển đất nước, nhưng ít có giá trị xuất khẩu. Một số loại khoáng sản có ít, nhưng
có giá trị kinh tế, cần được tiếp tục nghiên cứu, đánh giá như: molypden, antimon,

kim loại hiếm, đá quý rubi, saphia...
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhiều lọai khoáng sản được
khai thác, chế biến để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và một phần cho xuất
khẩu. Hoạt động khoáng sản từng bước hướng tới gắn kết chặt chẽ giữa mục tiêu lợi
nhuận, kinh tế với trách nhiệm bảo vệ môi trường, an toàn lao động, bảo vệ tài nguyên
khoáng sản. Ngành khai khoáng đóng góp GDP mỗi năm khoảng 10% - 11%, thu
ngân sách nhà nước khoảng 25%, về cơ bản ngành này đã đáp ứng kịp thời nguyên
liệu (than đá, thiếc, kẽm, sắt, đồng, apatit v.v.) cho các ngành kinh tế sử dụng nguyên
liệu khoáng (nhiệt điện, ximăng, hóa chất, luyện kim...). Công nghiệp khai khoáng đã
góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, đẩy nhanh quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Tuy nhiên, hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản còn bộc lộ nhiều bất cập: Do
chú trọng vào kinh tế, nhất là tăng trưởng GDP, ít chú ý đến bảo vệ môi trường nên
tình trạng khai thác khoáng sản bừa bãi gây suy thoái môi trường và làm mất cân bằng
sinh thái đang diễn ra ở nhiều nơi; Gần 10 năm thực hiện Quyết định 64/2003/QĐTTg, nhưng đến nay vẫn còn nhiều cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (vùng
than Quảng Ninh); Khai thác sử dụng tài nguyên khoáng sản chưa hợp lý, làm tổn
thất, lãng phí tài nguyên quốc gia và gây bức xúc, áp lực lớn cho xã hội ở khu vực có
hoạt động khoáng sản; Lập quy hoạch, kế hoạch, quyết định đầu tư dự án chưa tính
toán đến các chi phí, lợi ích về mặt xã hội và môi trường; Việc phân cấp cho các địa
phương trong cấp phép, quản lý khai thác, chế biến khoáng sản, bảo vệ môi trường
đã được tiến hành, nhưng chưa thanh tra, kiểm tra kịp thời để xử lý các vi phạm pháp
luật; Tài nguyên khoáng sản là sở hữu toàn dân, nhưng lợi ích từ hoạt động khoáng
1


sản hiện tại chủ yếu thuộc về các công ty, cá nhân khai thác, chế biến khoáng sản.
Lợi ích quốc gia, lợi ích xã hội chưa tương xứng với giá trị tài nguyên; Tài nguyên
của đất nước bị sử dụng lãng phí, trong khi thu ngân sách được ít, chính quyền địa
phương và cộng đồng dân cư phải gánh chịu hậu quả nặng nề về kinh tế, xã hội và
môi trường, cần được khắc phục.

Tỷ lệ xuất khẩu khoáng sản ở Việt Nam tương đối cao. Tính riêng 7 tháng đầu năm
2013, xuất khẩu quặng và khoáng sản tăng trưởng cả về lượng và trị giá so với cùng
kỳ năm trước, tăng lần lượt 100,86% và tăng 3,11% tương đương với 1,4 triệu tấn, trị
giá 140,5 triệu USD. Trong đó, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu chính, chiếm
91,2% lượng quặng và khoáng sản, với 1,2 triệu tấn, trị giá 101,7 triệu USD, tăng
129,29% về lượng và tăng 28,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2012. Kế đến là thị
trường Nhật Bản, với 20,7 nghìn tấn, trị giá 12,1 triệu USD, giảm 17,88% về lượng
và giảm 36,85% về trị giá. Thị trường xuất khẩu chủ yếu đứng thứ ba là Malaysia với
15,9 nghìn tấn, trị giá 4,3 triệu USD, tăng 61,97% về lượng và tăng 31,59% về trị giá
so với cùng kỳ.
Các số liệu trên cho thấy, công nghiệp khai thác khoáng sản của Việt Nam đang trên
đà tăng trưởng mạnh và chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế quốc gia.
Titan kim loại và hợp kim Titan là một trong những chất có triển vọng nhất thời đại
ngày nay. Hợp kim Ti bền gấp 3 lần so với hợp kim Al, 5 lần so với hợp kim Mg; nhẹ
bằng nửa so với thép; nhiệt độ nóng chảy cao gấp 3 lần Al với Mg. Chính vì những
tính chất ưu việt đó mà Ti được coi là kim loại của thế kỷ 21, là nguyên liệu không
thể thiếu trong các ngành công nghiệp quốc phòng, hàng không, y tế và thể thao. Các
ngành công nghiệp ở nước ta hiện nay ngày càng cần nhiều sản phẩm của Ti, nhưng
hầu hết đều phải nhập khẩu từ nước ngoài, trong khi ta có tài nguyên quặng Titan khá
nhiều và có khả năng khai thác, tuyển luyện để sử dụng.
Việt Nam có bờ biển dài hơn 3.200 km, trong đó ven biển miền Trung từ Thanh
Hóa đến Bình Thuận có dải cồn cát hình thành hàng chục ngàn năm trong giai đoạn
Holocen thời kỳ Đệ Tứ. Trong cồn cát này tích tụ nhiều loại khoáng sản, nhưng quan
trọng và có giá trị nhất là quặng Titan. Quặng Titan sa khoáng ven biển là kiểu quặng
có giá trị nhất hiện nay ở nước ta, có thể khai thác với quy mô công nghiệp. Trong
loại quặng này, cát thạch anh (SiO2) chiếm tỷ lệ 95-99%, còn lại là các khoáng vật
nặng (KVN), chủ yếu gồm: ilmenit (FeTiO3), zircon (ZrSiO4), rutin (TiO2), leucoxen,
anataz (TiO2), monazit (Ce, La, Th) [PO4, SiO4]. Có thể gặp các khoáng vật khác như
xenotim, manhetit…, nhưng với hàm lượng rất thấp. Sau khi tuyển thô, thường chỉ
có ilmenit, zircon, rutil và monazit được thu hồi công nghiệp, trong đó Monazit,

Xenotim, Zircon là những khoáng vật có chứa các nguyên tố phóng xạ (U, Th) [5].
Trữ lượng quặng Titan quy ra TiO2 trên thế giới khoảng 1.4 tỷ tấn. Trữ lượng quặng
Titan của Việt Nam tính đến cấp C2 khoảng 14.03 triệu tấn, chiếm khoảng 0.5% trữ
lượng của thế giới. Tổng trữ lượng và tài nguyên dự báo quặng Titan năm 2004 là
34.57 triệu tấn, trong đó chủ yếu là quặng sa khoáng 30.17 triệu tấn. Sa khoáng Titan
phân bố rộng rãi dọc theo chiều dài miền Trung, nhưng tập trung nhiều ở Thừa Thiên
2


Huế, Bình Định và Bình Thuận. Đặc điểm thành tạo của các sa khoáng Titan tích tụ
trong dải cồn cát ven biển là có nguồn gốc biển và gió. Tổng trữ lượng đã xác định
năm 2004 của các mỏ sa khoáng Titan ven biển miền Trung đạt tới 8,154 triệu tấn,
phân bố ở các tỉnh như sau: Thừa Thiên Huế 4.709.451 tấn, chiếm 57,8%; Bình Định
1.596.763 tấn, chiếm 19,6%; Bình Thuận 967.585 tấn, chiếm 11,9%; Quảng Trị
587.000 tấn, chiếm 7,2%; Khánh Hòa 128.300 tấn, chiếm 1,6%; Phú Yên 110.590
tấn, chiếm 1,4% và Quảng Nam 54.047 tấn, chiếm 0,67%. Tổng trữ lượng các khoáng
vật đi kèm trong tất cả các mỏ gồm: zircon 1.305.543 tấn, rutil 24.526 tấn và monazit
9.176 tấn. Ngoài ra, kết quả điều tra gần đây (2010) cho thấy sa khoáng Titan tập
trung nhiều trong các tầng cát trắng, cát xám, cát đỏ, nhưng chủ yếu là trong tầng cát
đỏ ở Bình Thuận – Ninh Thuận với tiềm năng tài nguyên dự báo khoảng 557 triệu tấn
với hàm lượng Ilmenit trong các thân quặng thay đổi từ vài kg/m3 đến 195 kg/m3 [3,9].
Tiềm năng sa khoáng Titan lớn vừa là lợi thế, nhưng đồng thời cũng đặt ra cho các
tỉnh miền Trung nhiều thách thức và rủi ro môi trường. Trên thực tế, việc phát triển
ồ ạt các hoạt động kinh tế: du lịch, nuôi trồng thủy sản, khai thác sa khoáng Titan và
các dự án phát triển kinh tế khác trong thời gian qua đã phá hủy những vùng cồn cát
rộng lớn, có thể đẩy miền Trung rơi vào “Cái bẫy tài nguyên” mà nhiều quốc gia giàu
tài nguyên ở Châu Phi đã mắc phải. Trong phạm vi bài viết này sẽ phân tích những
hạn chế và bất cập trong công tác quản lý nhằm đề xuất những giải pháp hợp lý, phát
huy tiềm năng sa khoáng Titan của vùng, thúc đẩy ngành khai khoáng phát triển bền
vững, phòng tránh nguy cơ về “Cái bẫy tài nguyên”.


1.1.

Khai thác tận thu khoáng sản

Khai thác tận thu khoáng sản là hoạt động khai thác khoáng sản còn lại ở bãi thải
của mỏ đã có quyết định đóng cửa mỏ.
Thời hạn Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản: Giấy phép khai thác tận thu
khoáng sản có thời hạn không quá 05 năm, kể cả thời gian gia hạn Giấy phép
Theo thông tin giám sát, sáng 28/3/2017, ông Mai Hùng Dũng, Phó chủ tịch thường
trực UBND tỉnh Bình Dương, chỉ đạo Sở Xây dựng, Sở TN-MT kiểm tra, xử lý tình
trạng ồ ạt khai thác tận thu ở mỏ đá Tân Đông Hiệp.

1.2.

Chế biến khoáng sản

Theo quy định tại khoản 5 Điều 2 của Luật Khoáng sản năm 2010, hoạt động khoáng
sản bao gồm hoạt động thăm dò khoáng sản, hoạt động khai thác khoáng sản mà
không có hoạt động chế biến khoáng sản. Thực tế, nội dung chế biến khoáng sản theo
quy định của Luật Khoáng sản năm 1996 đã được đưa vào nội dung hoạt động khai
thác khoáng sản quy định tại khoản 7 Điều 2 của Luật Khoáng sản 2010.
Theo đó: “Khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm
xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên
quan”.

3


Như vậy, theo quy định của pháp luật về khoáng sản hiện hành không có khái niệm

chế biến khoáng sản theo nghĩa “hoạt động chế biến khoáng sản” như quy định của
Luật Khoáng sản năm 1996. Trường hợp, sử dụng khoáng sản sau khai thác để làm
ra sản phẩm là kim loại, hợp kim thì được gọi là “chế biến sâu” khoáng sản và không
thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Khoáng sản năm 2010. Theo đó, không có quy
định về lập, thẩm định hồ sơ chế biến khoáng sản theo quy định của Luật Khoáng sản
năm 2010.
Khai thác và chế biến quặng Titan trong cồn cát miền Trung
Khởi đầu hoạt động khai thác Titan: Từ năm 1993, lần đầu tiên ở ven biển miền
Trung Việt Nam, Công ty Austin - liên doanh giữa Úc và Việt Nam bắt đầu khai thác
quặng Titan trên địa bàn Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh. Tuy nhiên, những mâu thuẫn trong
phân chia sản phẩm và lợi nhuận đã làm cho Công ty này phải giải tán vào năm 1995.
Đến năm 1997 Công ty khai thác chế biến quặng Titan Hà Tĩnh ra đời. Địa bàn hoạt
động của họ chủ yếu là ở vùng Cẩm Xuyên và Thạch Hà tỉnh Hà Tĩnh.

4


Hình 1.1: Sơ đồ phân bố mỏ quặng Titan ven biển Miền Trung
Cũng trong thời gian đó, ở Bình Định, công ty BIMAL là liên doanh Việt NamMalaysia tổ chức khai thác quặng Titan ở mỏ Đề Gi thuộc huyện Phù Cát và chế biến
5


tại chỗ rồi xuất khẩu; Công ty Khoáng sản Bình Định thì tiến hành khai thác quặng
Titan tại mỏ Cát Hải huyện Phù Cát và đưa về chế biến tại thành phố Quy Nhơn. Tiếp
theo Hà Tĩnh và Bình Định, từ những năm 2000 đến nay, hoạt động khai thác quặng
Titan phát triển rộng khắp trên dải cồn cát ven biển miền Trung từ vùng quặng Hải
Thuỷ - tỉnh Quảng Bình; huyện Phú Diên - tỉnh Thừa Thiên Huế; đến vùng Duy
Xuyên - tỉnh Quảng Nam; huyện Hàm Thuận Nam - tỉnh Bình Thuận và nhiều nơi
khác.
 Phương thức khai thác quặng Titan

Trong thời gian đầu khai thác quặng Titan ở ven biển Việt Nam, phương thức khai
thác là thủ công như ở Hà Tĩnh, hiệu suất kém, độ sâu khai thác nông, chỉ lấy phần
quặng nằm gần bề mặt cồn cát. Với công nghệ lạc hậu, người ta chỉ tuyển thô, lấy
khoáng vật nặng là ilmenit đạt tỷ lệ khoảng 52% TiO2 rồi đem xuất khẩu dưới dạng
nguyên liệu thô, ngoại trừ công ty liên doanh BIMAL ở Bình Định có phân xưởng
tuyển tinh để lấy ilmenit sạch, zircon, rồi xuất sang Malaysia. Trong những năm tiếp
theo, nhờ nhập khẩu công nghệ tiên tiến, tại nhiều nơi đã tận thu được những khoáng
vât nặng có giá trị cao hơn như zircon, monazit. Trong thời gian gần đây trên địa bàn
các tỉnh Hà Tĩnh, Bình Định và một số nơi khác đã tiến hành chế biến quặng Titan ở
mức sâu hơn. Các công ty khai thác Titan chẳng những đã thu hồi được zircon, mà
còn nghiền zircon thành bột mịn để xuất khẩu. Khoáng nặng ilmenit được tuyển sạch
hơn, đạt đến mức hàm lượng 55-57% TiO2, sau đó dùng phương pháp thiêu kết để
tạo ra một sản phẩm mới có tên gọi là “xỉ Titan ”, đạt tỷ lệ hàm lượng 92 - 95% TiO2.
Dần về sau các tỉnh miền Trung chuyển sang khai thác quặng Titan bằng cơ giới, độ
sâu khai thác lớn, lấy cả lớp quặng dưới sâu như ở Thừa Thiên Huế, Bình Định, Bình
Thuận. Kỹ thuật khai thác quặng Titan trên cồn cát về cơ bản tương tự nhau: Dùng
sức nước để phá vỡ các lớp cát chứa quặng, dùng phương tiện cơ giới đào xúc, bơm
hút bùn cát lên để tuyển thô bằng trọng lực nhờ sức nước thông qua vít xoắn, vận
chuyển về xưởng để tuyển tinh, tách riêng các khoáng vật nặng, sau đó tiếp tục chế
biến sâu: hoàn nguyên ilmenit, luyện xỉ Titan, chế biến rutil nhân tạo, sản xuất bột
màu pigment,… tạo ra sản phẩm có giá trị và hiệu quả kinh tế cao hơn, rồi xuất sản
phẩm ra thị trường thế giới và trong nước.
Phụ thuộc vào đặc điểm địa chất của mỏ sa khoáng Titan và thiết bị khai thác, có sự
khác biệt giữa các công ty khai thác Titan, nhưng về đại thể có thể chia ra 3 kiểu công
nghệ khai thác:
- Phá bỏ, thu dọn thảm thực vật => Gạt ủi, dồn đống lớp cát chứa quặng gần mặt
đất => Bốc xúc đưa lên vít xoắn để tuyển thô => Thu hồi sản phẩm sau tuyển
à Đổ cát thải ra bên cạnh.
- Điển hình cho kiểu khai thác này là ở Hà Tĩnh. Phá bỏ, thu dọn thảm thực vật
=> Đào hố sâu đến lớp cát quặng à Bơm hút cát chứa quặng đưa lên mặt đất

=> Bốc xúc đưa lên vít xoắn để tuyển thô => Thu hồi sản phẩm sau tuyển à
Đổ cát thải ra bên cạnh.

6


Thường gặp kiểu khai thác này ở Thừa Thiên Huế, Quảng Bình. Phá bỏ, thu
dọn thảm thực vật => Mở moong khai thác sâu đến lớp cát quặng, sâu hơn
mực nước ngầm trong cồn cát vài ba mét => Làm bè bằng phao => Lắp cụm
vít xoắn trên bè nổi => Dùng bơm cao áp hút bùn cát quặng phía trước đưa lên
vít xoắn để tuyển thô => Bơm nước chứa cát thải ra phía sau => Đồng thời
bơm quặng Titan sau tuyển đến nơi quy định, bốc xúc sản phẩm, vận chuyển
về xí nghiệp tuyển tinh và chế biến sâu hơn. Điển hình cho kiểu khai thác này
là tại các công ty khai thác Titan ở Bình Định [5,6].
 Phương thức chế biến quặng Titan:
Trên thế giới ngày nay quặng Titan được chế biến ở các mức độ khác nhau tùy thuộc
vào điều kiện kinh tế kỹ thuật của mỗi nước. Quặng sa khoáng Titan có hàm lượng
2–5% TiO2 thường được làm giàu bằng phương pháp tuyển khoáng tới tinh quặng
45–52% TiO2. Quặng tinh Titan tiếp tục được chế biến theo các công nghệ: Làm giàu
luyện kim; Chế biến sâu; Chế biến sâu công nghệ cao.
- Làm giàu luyện kim: Làm giàu luyện kim bằng công nghệ luyện xỉ Titan để
nâng hàm lượng TiO2 đạt đến 95%; bằng công nghệ sản xuất rutil nhân tạo để
nâng hàm lượng TiO2 đạt đến 92 - 98%. Xỉ Titan là nguyên liệu tốt cho sản
xuất pigment. Công nghệ sản xuất xỉ Titan không khắt khe nguyên liệu đầu
vào, rất ít phế thải, thích hợp nhất đối với nơi có nguồn điện giá rẻ. Sản xuất
rutil nhân tạo là quá trình tách sắt và các tạp chất để làm giàu quặng ilmenit.
Thường áp dụng công nghệ nung luyện theo các quy trình: Quy trình Becher;
Quy trình Benelite; Quy trình ERMS.
- Công nghệ chế biến sâu sản xuất pigment Titan: Công nghệ sản xuất pigment
TiO2 phát triển rất nhanh với các phương pháp sulphat năm 1916, phương pháp

clorua năm 1958, công nghệ Altair. Gần 95% Titan được sử dụng ở dạng
pigment TiO2.
- Công nghệ cao chế biến Ti kim loại: Công nghệ cao chế biến sâu này được
đưa vào sản xuất năm 1948 theo quy trình Kroll: Clorua hoá nguyên liệu Titan
để thu nhận TiCl4 à Hoàn nguyên TiCl4 bằng Mg để nhận được Titan xốp à
Nấu chảy Titan xốp nhận được Titan thỏi. Khoảng 5% quặng Ti dùng để sản
xuất Titan kim loại. Titan kim loại chủ yếu sử dụng ở những nước phát triển
trong công nghiệp tên lửa, hàng không, vũ trụ... với khối lượng tiêu thụ còn
chưa nhiều. Sản xuất Titan kèm theo phải sản xuất Mg. Công nghệ sản xuất
Titan kim loại đòi hỏi thiết bị hiện đại công nghệ cao, chi phí điện năng rất
lớn: 2.5 MegaWh/tấn Titan, vì vậy chỉ thích hợp với các nước phát triển cao.
Sản xuất Titan kim loại thực tế phải là Liên hợp sản xuất Ti–Mg.
Theo quy định của Thủ tướng chính phủ, cấp phép khai thác sa khoáng Titan phải
đồng bộ với xây dựng nhà máy chế biến sâu. Thực tế lại khác, ví dụ ở Bình Định cùng
lúc có 4 cơ sở chế biến Titan dẫn đến thừa công suất, còn ở Bình Thuận có 16 đơn vị
khai thác Titan đăng ký xây dựng nhà máy chế biến sâu, nhưng đến nay mới chỉ có
một nhà máy nghiền zircon mịn đi vào hoạt động, thể hiện sự thiếu đồng bộ trong
-

7


khai thác và chế biến, dẫn đến hiện tượng quặng khai thác qua tuyển thô, tuyển tinh
rồi đưa đi xuất khẩu, hoặc bán cho các tỉnh khác.

1.3.

Đóng cửa mỏ khoáng sản

Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải lập đề án đóng cửa mỏ đối với toàn bộ

hoặc một phần diện tích khai thác khoáng sản trong các trường hợp sau đây:
1. Đã khai thác hết toàn bộ hoặc một phần trữ lượng;
2. Giấy phép khai thác khoáng sản chấm dứt hiệu lực nhưng chưa khai thác hết trữ
lượng khoáng sản trong khu vực khai thác khoáng sản
Ví dụ cụ thể
Mỏ vàng gốc Khau Âu được UBND tỉnh cấp phép khai thác cho Công ty TNHH Kim
Ngân năm 2011, do giấy phép hết hạn, UBND tỉnh quyết định đóng cửa mỏ, đưa mỏ
về trạng thái an toàn, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác và tiến hành các biện pháp
cải tạo phục hồi môi trường, tổng diện tích trong khu vực đóng cửa mỏ là 3.5 ha.
Trong đó, gồm 6 cửa lò và 11 giếng.
Xét đề nghị của Công ty TNHH Kim Ngân, UBND tỉnh đã có công văn và Bộ Tài
nguyên Môi trường đã đồng ý bằng văn bản chấp thuận cho công ty được giữ lại nhà
xưởng, niêm phong máy móc, thiết bị trong khu vực đóng cửa mỏ vàng gốc Khau Âu
để chờ cấp trên cấp phép…Phía công ty TNHH Kim Ngân cũng đã thực hiện việc
đóng cửa mỏ vàng gốc Khau Âu, niêm phong trang thiết bị và được Sở Tài nguyên và
Môi trường, các ngành chức năng liên quan kiểm tra, nghiệm thu việc đóng cửa mỏ
ngày 9/3 vừa qua...
Tại đây, đồng chí Phó Chủ tịch đã đi kiểm tra thực tế các cửa lò, xưởng tuyển đã
được công ty thực hiện niêm phong. Qua quan sát cho thấy, tại thời điểm đoàn đến
kiểm tra, về cơ bản, phía công ty đã thực hiện nghiêm túc việc niêm phong máy móc,
thiết bị, bước đầu không thấy có dấu hiệu lợi dụng lén lút khai thác.
Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng đã kiểm tra xung quanh khu vực đồi Khau
Âu và chỉ đạo, nhắc nhở lãnh đạo địa phương thường xuyên kiểm tra, nắm tình hình,
tăng cường công tác tuyên truyền quy định về bảo vệ tài nguyên khoáng sản theo quy
định của Luật Khoáng sản; nâng cao nhận thức của các tổ chức cá nhân hoạt động
khoáng sản, người dân trong khu vực thực hiện nghiêm túc, không khai thác khoáng
sản trái pháp luật; nâng cao công tác tham mưu, phối hợp với ngành chức năng,
chuyên môn kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn kịp thời những sai phạm, thực hiện nghiêm
túc Chỉ thị số 08-CT/TU ngày 13/4/2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường
công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản; Chỉ thị số 12/CT-UBND ngày

15/4/2011 của UBND tỉnh về tăng cường các biện pháp nhằm lập lại trật tự, kỷ cương
trong lĩnh vực quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh, đảm bảo an ninh trật
tự, môi trường sinh thái; tăng cường hiệu lực của cơ quan quản lý nhà nước trong
công tác bảo vệ khoáng sản.

8


Hình 1.2: Khu vực mỏ vàng Khau Âu

Hình 1.3: Hệ thống máy móc của Công ty TNHH Kim Ngân đã ngừng hoạt động.
9


Hình 1.4: Thực hiện niêm phong các cửa lò.

10


CHƯƠNG 2. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC CÁ
NHÂN THAM GIA HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC TẬN THU,
CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN VÀ ĐÓNG CỬA HẦM MỎ
2.1.
Các cơ quan tồ chức cá nhân tham gia hoạt động khai thác tận
thu, chế biến khoáng sản và đóng cửa hầm mỏ.
Luật số 60/2010/QH12 của Quốc hội: LUẬT KHOÁNG SẢN
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa
đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10
Theo “Điều 51. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản quy định”.
1. Tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản được khai

thác khoáng sản bao gồm:
a) Doanh nghiệp được thành lập theo Luật doanh nghiệp;
b) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo Luật hợp tác xã.
2. Hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản được khai
thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, khai thác tận thu khoáng sản.
Theo “Điều 53. Nguyên tắc và điều kiện cấp Giấy phép khai thác khoáng sản”.
1. Việc cấp Giấy phép khai thác khoáng sản phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Giấy phép khai thác khoáng sản chỉ được cấp ở khu vực không có tổ chức, cá nhân
đang thăm dò, khai thác khoáng sản hợp pháp và không thuộc khu vực cấm hoạt động
khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, khu vực dự trữ khoáng sản
quốc gia;
b) Không chia cắt khu vực khoáng sản có thể đầu tư khai thác hiệu quả ở quy mô lớn
để cấp Giấy phép khai thác khoáng sản cho nhiều tổ chức, cá nhân khai thác ở quy
mô nhỏ.
2. Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản phải có đủ các điều
kiện sau đây:
a) Có dự án đầu tư khai thác khoáng sản ở khu vực đã thăm dò, phê duyệt trữ lượng
phù hợp với quy hoạch quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 10 của Luật này.
Dự án đầu tư khai thác khoáng sản phải có phương án sử dụng nhân lực chuyên ngành,
thiết bị, công nghệ, phương pháp khai thác tiên tiến phù hợp; đối với khoáng sản độc
hại còn phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép bằng văn bản;
b) Có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường theo
quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
c) Có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 30% tổng số vốn đầu tư của dự án đầu tư khai thác
khoáng sản.

11


3. Hộ kinh doanh quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này được phép khai thác

khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, khai thác tận thu khoáng sản khi có
đủ điều kiện do Chính phủ quy định.

2.1.1. Khai thác tận thu khoáng sản.
Theo “Điều 71. Quy định thủ tục cấp, gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác tận
thu khoáng sản”.
1. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp, gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng
sản nộp hồ sơ tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép quy định
tại Điều 82 của Luật số 60/2010/QH12.
2. Thời hạn giải quyết hồ sơ cấp, gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng
sản được quy định như sau:
a) Tối đa là 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với hồ sơ cấp Giấy phép
khai thác tận thu khoáng sản;
b) Tối đa là 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với hồ sơ đề nghị gia hạn,
trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản.
3. Chính phủ quy định thủ tục cấp, gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng
sản.
Theo “Điều 72. Thu hồi Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản”.
1. Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Tổ chức, cá nhân khai thác tận thu khoáng sản không thực hiện nghĩa vụ theo quy
định tại khoản 2 Điều 69 của Luật số 60/2010/QH12;
b) Khu vực khai thác tận thu khoáng sản bị công bố là khu vực cấm hoạt động khoáng
sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản.
2. Khi Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản bị thu hồi hoặc hết hạn thì tổ chức, cá
nhân khai thác tận thu khoáng sản phải di chuyển toàn bộ tài sản của mình ra khỏi
khu vực khai thác, thực hiện công tác cải tạo, phục hồi môi trường.
3. Trường hợp Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản bị thu hồi theo quy định tại
điểm b khoản 1 Điều này thì tổ chức, cá nhân khai thác tận thu khoáng sản được bồi
thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.


2.1.2. Chế biến khoáng sản
Theo quy định tại “Điều 44, Luật Khoáng sản” tổ chức, cá nhân hoạt động chế biến
khoáng sản phải xin giấy phép chế biến khoáng sản, trừ trường hợp hoạt động chế
biến khoáng sản kèm theo hoạt động khai thác đã được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cho phép.

12


Điều 61, Nghị định 76/2000/NĐ-CP, Giấy phép chế biến khoáng sản được cấp cho tổ
chức, cá nhân không phải là tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản với các
điều kiện sau đây:
a) Tổ chức, cá nhân xin phép chế biến có đủ điều kiện theo quy định tại các Điều 15
và 16 của Nghị định 76/2000/NĐ-CP;
b) Báo cáo nghiên cứu khả thi về chế biến khoáng sản được thẩm định, phê duyệt,
chấp thuận theo quy định tại Điều 44 của Nghị định 76/2000/NĐ-CP;
c) Có báo cáo đánh giá tác động môi trường được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
thẩm định, phê duyệt.
Thời hạn của giấy phép chế biến khoáng sản căn cứ theo báo cáo nghiên cứu khả thi
đối với từng dự án và phù hợp với giấy phép đầu tư hoặc quyết định đầu tư.

2.1.3. Đóng cửa mỏ khoáng sản
Theo “Điều 73. Đóng cửa mỏ khoáng sản”.
Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải lập đề án đóng cửa mỏ đối với toàn bộ
hoặc một phần diện tích khai thác khoáng sản trong các trường hợp sau đây:
1. Đã khai thác hết toàn bộ hoặc một phần trữ lượng;
2. Giấy phép khai thác khoáng sản chấm dứt hiệu lực nhưng chưa khai thác hết trữ
lượng khoáng sản trong khu vực khai thác khoáng sản.

2.2.

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC CƠ QUAN THAM GIA
KHAI THÁC TẬN THU, CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN VÀ ĐÓNG
CỬA HẦM MỎ
 Đối với hoạt động khai thác thông thường, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá
nhân khai thác khoáng sản quy định theo luật Khoáng Sản năm 2010, nghị định
chính phủ, tại điều 53.
1. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản có các quyền sau đây:
a) Sử dụng thông tin về khoáng sản liên quan đến mục đích khai thác và khu vực được
phép khai thác;
b) Tiến hành khai thác khoáng sản theo Giấy phép khai thác khoáng sản;
c) Được thăm dò nâng cấp trữ lượng khoáng sản trong phạm vi diện tích, độ sâu được
phép khai thác, nhưng phải thông báo khối lượng, thời gian thăm dò nâng cấp cho cơ
quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép trước khi thực hiện;
d) Cất giữ, vận chuyển, tiêu thụ và xuất khẩu khoáng sản đã khai thác theo quy định
của pháp luật;
đ) Đề nghị gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản hoặc trả lại một phần diện
tích khu vực khai thác khoáng sản;
13


e) Chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản;
g) Khiếu nại, khởi kiện quyết định thu hồi Giấy phép khai thác khoáng sản hoặc quyết
định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
h) Thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai phù hợp với dự án đầu tư khai thác
khoáng sản, thiết kế mỏ đã được phê duyệt;
i) Quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân tham gia khai thác khoáng sản có nghĩa vụ sau đây:
a) Nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, lệ phí cấp Giấy phép khai thác khoáng
sản, thuế, phí và thực hiện các nghĩa vụ về tài chính khác theo quy định của pháp luật;
b) Bảo đảm tiến độ xây dựng cơ bản mỏ và hoạt động khai thác xác định trong dự án

đầu tư khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ;
c) Đăng ký ngày bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ, ngày bắt đầu khai thác với cơ quan
quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép và thông báo cho Ủy ban nhân dân
các cấp nơi có mỏ trước khi thực hiện;
d) Khai thác tối đa khoáng sản chính, khoáng sản đi kèm; bảo vệ tài nguyên khoáng
sản; thực hiện an toàn lao động, vệ sinh lao động và các biện pháp bảo vệ môi trường;
đ) Thu thập, lưu giữ thông tin về kết quả thăm dò nâng cấp trữ lượng khoáng sản và
khai thác khoáng sản;
e) Báo cáo kết quả khai thác khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
g) Bồi thường thiệt hại do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra;
h) Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động nghiên cứu
khoa học được Nhà nước cho phép trong khu vực khai thác khoáng sản;
i) Đóng cửa mỏ, phục hồi môi trường và đất đai khi Giấy phép khai thác khoáng sản
chấm dứt hiệu lực;
k) Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

2.2.1. Hoạt động khai thác tận thu
Theo “Điều 68. Thời hạn Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản”.
Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản có thời hạn không quá 05 năm, kể cả thời
gian gia hạn Giấy phép.
Theo “Điều 69. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác tận thu khoáng
sản”.
14


1. Tổ chức, cá nhân khai thác tận thu khoáng sản có các quyền quy định tại các điểm
b, d, đ, g, h và i khoản 1 Điều 55 của Luật này và không phải nộp tiền cấp quyền khai
thác khoáng sản.
b) Tiến hành khai thác khoáng sản theo Giấy phép khai thác khoáng sản;

d) Cất giữ, vận chuyển, tiêu thụ và xuất khẩu khoáng sản đã khai thác theo quy định
của pháp luật;
đ) Đề nghị gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản hoặc trả lại một phần diện
tích khu vực khai thác khoáng sản;
g) Khiếu nại, khởi kiện quyết định thu hồi Giấy phép khai thác khoáng sản hoặc quyết
định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
h) Thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai phù hợp với dự án đầu tư khai thác
khoáng sản, thiết kế mỏ đã được phê duyệt;
i) Quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân khai thác tận thu khoáng sản có các nghĩa vụ sau đây:
a) Nộp lệ phí cấp giấy phép, các khoản thuế, phí và thực hiện các nghĩa vụ về tài
chính khác theo quy định của pháp luật;
b) Thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại các điểm b, d, đ, e, g, h, i và k khoản 2
Điều 55 của Luật này.
Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản có thời hạn không quá 05 năm, kể cả thời
gian gia hạn Giấy phép (Điều 68, Luật khoáng sản 2010).Khi hết hạn giấy phép cá
nhân, tổ chức phải tiến hành gia hạn lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản theo
Điều 70, Luật khoáng sản quy định.
Theo “Điều 72 luật khoáng sản 2010”, giấy phép khai thác tận thu khoáng sản của cá
nhân tổ chức sẽ bị thu hồi trong trường hợp: Tổ chức, cá nhân khai thác tận thu khoáng
sản không thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại khoản 2 Điều 69 của Luật Khoáng
sản 2010, khu vực khai thác tận thu khoáng sản bị công bố là khu vực cấm hoạt động
khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, giấy phép khai thác tận thu
khoáng sản bị thu hồi hoặc hết hạn thì tổ chức, cá nhân khai thác tận thu khoáng sản
phải di chuyển toàn bộ tài sản của mình ra khỏi khu vực khai thác, thực hiện công tác
cải tạo, phục hồi môi trường, giấy phép khai thác tận thu khoáng sản bị thu hồi thì tổ
chức, cá nhân khai thác tận thu khoáng sản được bồi thường thiệt hại theo quy định
của pháp luật.

2.2.2. Hoạt động chế biến khoáng sản

Theo “Điều 45. Quyền của tổ chức, cá nhân được phép chế biến khoáng sản”
(Luật khoáng sản 1996)
15


 Tổ chức, cá nhân được phép chế biến khoáng sản có các quyền sau đây:
1- Được mua khoáng sản đã khai thác hợp pháp; nhập khẩu thiết bị, công nghệ, vật
liệu để phục vụ trực tiếp cho hoạt động chế biến; tiến hành chế biến khoáng sản theo
quy định của giấy phép;
2- Cất giữ, vận chuyển, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu khoáng sản đã được chế biến
theo quy định của pháp luật;
3- Xin gia hạn, trả lại giấy phép, chuyển nhượng quyền chế biến khoáng sản cho tổ
chức, cá nhân khác theo quy định của Chính phủ;
4- Để thừa kế quyền chế biến khoáng sản theo quy định của pháp luật nếu là cá nhân
được phép chế biến khoáng sản;
5- Khiếu nại, khởi kiện về quyết định thu hồi giấy phép chế biến hoặc quyết định xử
lý khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
6- Được hưởng các quyền khác có liên quan theo quy định của Luật này.
Theo “Điều 46. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được phép chế biến khoáng sản”
(Luật khoáng sản 1996)
 Tổ chức, cá nhân được phép chế biến khoáng sản có các nghĩa vụ sau đây:
1- Nộp lệ phí giấy phép, thuế và nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;
2- Thu hồi tối đa thành phần có ích của khoáng sản;
3- Áp dụng công nghệ và thực hiện các biện pháp hạn chế tối đa ảnh hưởng xấu đến
môi trường, môi sinh theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
4- Bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động;
5- Bồi thường thiệt hại do hoạt động chế biến gây ra;
6- Báo cáo hoạt động chế biến khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng
sản; báo cáo các hoạt động khác cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định
của pháp luật;

7- Thực hiện các quy định về quản lý hành chính, trật tự và an toàn xã hội;
8- Thực hiện các nghĩa vụ khác có liên quan theo quy định của Luật này.

2.2.3. Hoạt động đóng cửa hầm mỏ
Khi hết thời hạn khai thác ghi trong Giấy phép khai thác khoáng sản mà tổ chức, cá
nhân khai thác khoáng sản không có nhu cầu gia hạn Giấy phép thì tổ chức, cá nhân
đó phải đóng cửa mỏ quy định tại Điều 73 Luật Khoáng sản năm 2010; Cá nhân tổ
chức phải tiến hành lập đề án đóng của hầm mỏ theo mẫu đề án đóng cửa mỏ khoáng
16


sản quy định tại Thông tư số 16/2012/TT-BTNMT ngày 29/11/2012 của Bộ tài
nguyên và Môi trường;theo khoản 3 Điều 31 Nghị định 15/2012/NDD-CP của Chính
phủ.
 Tổ chức, cá nhân có quyền sau đây:
- Trong trường hợp khu vực khai thác khoáng sản vẫn còn trữ lượng khoáng sản
(bảo đảm theo khoản 2 Điều 25 Nghị định 15/2012/NĐ-CP nêu trên của Chính
phủ) mà tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản có nhu cầu khai thác tiếp (tức
là có nhu cầu gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản) thì không phải đóng
cửa mỏ mà chỉ lập hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản theo
quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật Khoáng sản và khoản 1 Điều 25, khoản 2
Điều 31 Nghị định số 15/2012/NĐ-CP.
- Được hỗ trợ pháp lý khi tiến hành đóng của hầm mỏ.
- Trong trường hợp cá nhân tổ chức phá sản không thể thực hiện việc đóng của
hầm mỏ thì cơ quan nhà nước sẽ tiến hành thủ tục đóng của hầm mỏ và chi phí
sẽ được trừ vào tiền kí quỹ.
 Tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ sau đây:
- Tổ chức cá, nhân đề nghị đóng cửa mỏ khoáng sản phải lập đề án đóng cửa
mỏ khoáng sản trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép
khai thác khoáng sản quy định tại Điều 82 Luật khoáng sản phê duyệt trước

khi thực hiện.
- Nộp lệ phí và nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;
- Cá nhân tổ chức làm rõ nguyên nhân đóng của hầm mỏ (Đóng cửa toàn bộ
hoặc một phần diện tích mỏ được cấp phép để thanh lý do đã khai thác hết trữ
lượng khoáng sản trong diện tích được cấp phép, do chưa khai thác hoặc đã
khai thác được một phần trữ lượng khoáng sản được cấp phép lý do khai thác
không hiệu quả, do tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản vi phạm pháp luật
về khoáng sản hoặc pháp luật có liên quan).
- Cá nhân tổ chức tiến hành đóng cửa hầm mỏ theo đúng quy định
- Tiến hành và xác nhận hoành thành việc cải tạo, phục hồi môi trường sau khi
đóng cửa hầm mỏ.
- Đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường trong khi đóng của hầm mỏ.
- Bồi thường thiệt hại do hoạt động đóng của hầm mỏ gây ra.
Theo “Điều 27. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ
phê duyệt trữ lượng khoáng sản, hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản” (Nghị định số
15/2012/NĐ-CP)
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng
khoáng sản, hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản quy định như sau:
1. Tổng cục Địa chất và Khoáng sản là cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp phép hoạt động
khoáng sản; hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài
nguyên và Môi trường.
17


2. Văn phòng Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia là cơ quan tiếp nhận
hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản trong báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản theo
Giấy phép thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và
Môi trường.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng
sản; hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản trong báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản;

hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh.
Theo “Điều 33. Hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản” (Nghị định số 15/2012/NĐ-CP)
1. Thành phần hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản quy định tại Điều 73 Luật khoáng sản
bao gồm:
a) Đơn đề nghị đóng cửa mỏ khoáng sản.
b) Đề án đóng cửa mỏ khoáng sản.
c) Bản đồ hiện trạng khu vực đóng cửa mỏ khoáng sản.
d) Các văn bản chứng minh thực hiện nghĩa vụ liên quan đến khai thác khoáng sản
tính đến thời điểm đóng cửa mỏ khoáng sản.
2. Văn bản trong hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản quy định tại khoản 1 Điều này được
lập thành 01 bộ, theo hình thức sau:
a) Bản chính: Đơn đề nghị đóng cửa mỏ khoáng sản; Giấy phép khai thác khoáng sản;
đề án đóng cửa mỏ khoáng sản; bản đồ hiện trạng khu vực khai thác khoáng sản tại
thời điểm đề nghị đóng cửa mỏ.
b) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực: các văn bản chứng minh đã thực hiện nghĩa
vụ quy định tại các điểm a, b, c, đ, e và g khoản 2 Điều 55.

18


CHƯƠNG 3. CÁC BẤT CẬP VỀ VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN
VÀ NGHĨA VỤ KHAI THÁC TẬN THU, CHẾ BIẾN KHOÁNG
SẢN VÀ ĐÓNG CỬA HẦM MỎ
Các khái niệm được dùng trong văn bản pháp luật như “khai thác tận thu”, “chế biến
sâu”, “khoáng sản Thô”, “sản phẩm khoáng sản” vì chưa được giải thích đầy đủ nên
có lúc, có nơi có cách hiểu khác nhau trong quản lý và thực thi pháp luật về khoáng
sản, dễ tạo sơ hở cho việc lách luật làm tổn hại đến tài nguyên khoáng sản quốc gia.
Một số quy định về quy trình cấp các loại Giấy phép chưa hợp lý và khoa học nên
chưa thực sự phù hợp với thực tiễn. Đã phát hiện ra không ít mâu thuẫn trong các văn

bản QPPL nhưng chậm sửa đổi. Nhiều quy định trong các văn bản pháp luật có liên
quan đến hoạt động khoáng sản còn mâu thuẫn, thiếu rõ ràng gây khó khăn trong triển
khai thực hiện.
Tại hội thảo “Quản lý đầu tư trong khai thác khoáng sản: Các bất cập và khuyến
nghị”, vừa được Trung tâm Con người và Thiên nhiên chủ trì tổ chức, cho biết Việt
Nam hiện có hơn 5.000 điểm mỏ và 60 loại khoáng sản khác nhau, với khoảng 170
doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực này. Theo đánh giá của nhiều chuyên
gia, nguồn tài nguyên lớn, điểm mỏ nhiều, nhưng hiệu quả đóng góp của khai thác
khoáng sản vào nền kinh tế còn thấp và có nhiều hệ lụy.

Hình 3.1: Hoạt động khai khoáng hiện chỉ đóng góp khoảng 10% GDP Việt Nam
(Ảnh minh họa: KT)
Việt Nam khai thác khoáng sản với số lượng rất lớn, và khả năng sắp cạn kiệt trong
tương lai gần, thực tế chỉ đóng góp khoảng 10% GDP.
19


Khai thác khoáng sản bị chi phối bởi nhiều quan hệ, lợi ích cá nhân, tổ chức, dường
như bỏ quên lợi ích của người dân địa phương, chưa khắc phục tốt hệ quả môi trường
trong và sau khai khoáng gây ra. Đặc biệt, dù có chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và
quy định về khai thác khoáng sản rõ ràng, nhưng thực hiện tại địa phương thường
khác với những quy định hiện hành.
Một biểu hiện rõ nhất của sự không chặt chẽ trong quản lý là theo quy định của pháp
luật, Nhà nước nắm quyền cấp phép khai thác mỏ có hàm lượng lớn, tính chất quan
trọng. Còn địa phương chỉ cấp phép những mỏ nhỏ lẻ, hoặc những mỏ tận thu. Tuy
nhiên, ranh giới giữa mỏ trung ương quản lý và địa phương quản lý chưa rõ. Vì thế,
có tình trạng địa phương có mỏ khoáng sản lớn đã cắt thành nhiều mỏ nhỏ để lách
luật địa phương tự cấp phép. Tất nhiên, không thể phủ nhận còn không ít mỏ đang
được khai thác chui, không giấy phép. Như vậy, hoàn toàn có thể xảy ra tình trạng
doanh nghiệp có thể khai nhiều hoặc ít theo tính toán có lợi nhất cho mình. Điều này

tạo kẽ hở cho doanh nghiệp gian lận sản lượng để tránh thuế.
Nguy hiểm hơn, theo GS. Võ, “việc đánh giá trữ lượng khoáng sản cũng được giao
cho các doanh nghiệp đảm nhiệm, ủy ban quyết định về trữ lượng khoáng sản trước
khi cấp phép thì cũng dựa vào báo cáo của doanh nghiệp để đưa ra quyết định. Vì thế,
có khả năng báo cáo đưa ra trữ lượng thấp hơn trữ lượng thật, khi khai thác thì doanh
nghiệp lại tự khai được bao nhiêu. Từ trữ lượng đến sản lượng khai thác đều dựa vào
báo cáo của doanh nghiệp. Vì vậy khó chủ động quản lý khai thác, và liệu có xảy ra
tham nhũng hoặc tính vào chi phí bôi trơn hay không?

3.1.

Những bất cập trong một số quy định, chính sách luật

 Lập ĐTM, ĐMC chưa đầy đủ và mang tính hình thức
Các hoạt động khoáng sản thường gây ra sự biến đổi môi trường ở mức độ cao và
có tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và môi trường nhân
tạo. Với tính chất đặc thù này nên các dự án liên quan đến khai thác, chế biến khoáng
sản đều phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường
theo quy định của Luật BVMT.
Hầu hết các dự án khai thác chế biến khoáng sản đều đã thực hiện lập ĐTM nhưng
chậm hoặc không lập ĐTM bổ sung khi mở rộng quy mô khai thác. Việc lập báo cáo
ĐTM ở một số dự án khoáng sản chưa đảm bảo chất lượng để tổ chức thực hiện, báo
cáo ĐTM được lập chỉ mang tính hình thức, hợp lý hoá hồ sơ là chính.
Một số đơn vị đã lập báo cáo ĐTM nhưng chưa thực hiện đúng các nội dung của
báo cáo như: Không thực hiện các biện pháp BVMT; Thiếu trách nhiệm về
giảm thiểu bụi, tiếng ồn, xử lý nước thải… kể cả khi cộng đồng và địa phương phản
ánh; Khai thác khoáng sản chưa có quy hoạch bãi thải và hệ thống xử lý nước
20



thải; Chưa thực hiện được phục hồi môi trường cũng như chưa thực hiện đầy
đủ việc quan trắc và báo cáo môi trường định kỳ…
 Việc tổ chức trển khai ký quỹ phục hồi môi trường thực hiện không đáng kể
Việc ký quỹ phục hồi môi trường nhiều nơi chưa triển khai thực hiện được. Nhiều
vùng đã kết thúc khai thác nhưng chưa thực hiện việc đóng cửa mỏ, phục hồi môi
trường. Ở một số điểm điều tra, cơ quan quản lí cho rằng địa phương gặp rất nhiều
khó khăn để quản lý giám sát việc sử dụng quỹ để phục hồi môi trường sau khai thác
của các doanh nghiệp, nhất là trong trường hợp doanh nghiệp không thực hiện phục
hồi môi trường, địa phương không quản lý trực tiếp nguồn vốn này nên rất khó thuê
tư vấn thực hiện theo quy định.
Sau khi ban hành quyết định 71/2008/QĐ-TTg quy định về lập dự án cải tạo phục hồi
môi trường làm cơ sở cho việc ký quỹ nhưng nhiều địa phương, vẫn chưa triển khai.
 Thu phí và sử dụng phí BVMT chưa hợp lý
Phần lớn ở các vùng khai thác khoáng sản phí BVMT không thu đủ theo khối lượng
khai thác. Thực tế các doanh nghiệp khai thác lớn hơn rất nhiều theo số khai báo hoặc
theo sản lượng trong kế hoạch khai thác của giấy phép. Mặt khác nếu thu đủ cũng
chưa đủ kinh phí để khắc phục hậu quả môi trường do khai thác khoáng sản gây ra.
Việc sử dụng phí BMVT chủ yếu là khắc phục hậu quả môi trường, chưa chú trọng
công tác phòng ngừa và hạn chế tác động xấu đối với môi trường theo quy định. Bên
cạnh đó việc sử dụng phí này cũng không công bằng, nhiều khu vực vùng mỏ bị ảnh
hưởng lớn chưa được ưu tiên đầu tư khắc phục.
 Quyền sở hữu TNKS
Luật khoáng sản khẳng định tài nguyên khoáng sản thuộc sở hữu toàn dân do nhà
nước thống nhất quản lý. Tuy nhiên hình thức sở hữu toàn dân thể hiện chưa đầy đủ
trong các giai đoạn của hoạt động khoáng sản. Do những quy định chưa đầy đủ về
quyền sở hữu, quyền của nhà nước, quyền của tổ chức, cá nhân được thăm dò khai
thác nên dẫn đến tình trạng công tác quản lý khai thác sử dụng chồng chéo, kém hiệu
quả.
 Một số quy định có mâu thuẫn và không rõ ràng với các luật liên quan và liên
Bộ.

Có những quy định dẫn đến việc phê duyệt chồng chéo của các Bộ và ngành khác
nhau trong quá trình xin giấy phép đầu tư (Luật đầu tư), giấy phép hoạt động
khoáng sản (Luật khoáng sản), cấp phép xây dựng công trình (Luật xây dựng),
ĐTM (Luật BVMT) làm phức tạp và kéo dài quá trình cấp phép.Việc phân cấp quản
21


×