Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

TRÌNH bày NGUYÊN tắc TRUNG THỰC TUYỆT đối và NGHĨA vụ CUNG cấp THÔNG TIN TRONG GIAI đoạn TIỀN hợp ĐỒNG, KHI THỰC HIỆN hợp ĐỒNG và kết THÚC hợp ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.58 KB, 38 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
KHOA LUẬT
LỚP LUẬT TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG CỬ NHÂN TÀI NĂNG
--
BÀI TIỂU LUẬN
MÔN PHÁP LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM

ĐỀ TÀI: TRÌNH BÀY NGUYÊN TẮC TRUNG THỰC TUYỆT ĐỐI
VÀ NGHĨA VỤ CUNG CẤP THÔNG TIN TRONG GIAI ĐOẠN
TIỀN HỢP ĐỒNG, KHI THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG VÀ KẾT THÚC
HỢP ĐỒNG


MỤC LỤC

2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM
1.1 KHÁI QUÁT HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM
Hợp đồng bảo hiểm về nguyên tắc chung là một loại hợp đồng dân sự đặc biệt.
Do đó, hợp đồng bảo hiểm trước hết mang những đặc điểm chung của hợp đồng dân
sự theo quy định của Bộ luật Dân sự, đồng thời còn mang những đặc trưng của hợp
đồng kinh doanh bảo hiểm theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000,
sửa đổi, bổ sung năm 2010 (sau đây viết tắt là LKDBH).
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 12 LKDBH thì các loại hợp đồng bảo hiểm
bao gồm:

• Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự
• Hợp đồng bảo hiểm tài sản


• Hợp đồng bảo hiểm con người

1.2 NGHĨA VỤ TRONG HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM
Trong bất kỳ một hợp đồng bảo hiểm nào cũng tồn tại nghĩa vụ cho bên mua
bảo hiểm cũng như doanh nghiệp bảo hiểm. Theo đó, quyền của bên này sẽ là nghĩa vụ
của bên kia, được quy định cụ thể trong LKDBH như sau:
- Nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm:

• Đóng phí bảo hiểm đầy đủ, theo thời hạn và phương thức đã thỏa thuận
trong hợp đồng bảo hiểm

• Kê khai đầy đủ, trung thực mọi chi tiết có liên quan đến hợp đồng bảo
hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm
• Thông báo những trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc làm phát sinh
thêm trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình thực hiện
hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm
• Thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc xảy ra sự kiện theo thỏa
thuận trong hợp đồng bảo hiểm
• Áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của
Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan
• Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật
3


- Nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm:

• Giải thích cho bên mua bảo hiểm về các điều kiện, điều khoản bảo hiểm;
quyền, nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm
• Cấp cho bên mua bảo hiểm giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm
ngay sau khi giao kết hợp đồng bảo hiểm

• Trả tiền bảo hiểm kịp thời cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho
người mua bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm
• Giải thích bằng văn bản lý do từ chối trả tiền bảo hiểm từ chối bồi
thường
• Phối hợp với bên mua bảo hiểm để giải quyết yêu cầu của người thứ ba
đòi bồi thường về những thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm khi xảy ra
sự kiện bảo hiểm
• Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật
Có thể thấy, giữa nội dung hợp đồng bảo hiểm và nghĩa vụ của các bên tham gia
hợp đồng bảo hiểm có sự liên kết chặt chẽ. Một trong số đó là nghĩa vụ cung cấp thông
tin, mang tính chất trách nhiệm và quan trọng cao. Những quy định về nghĩa vụ này có
mối liên hệ với nguyên tắc trung thực tuyệt đối (utmost good fatih, sẽ được phân tích
kĩ ở phần sau).
Bên cạnh đó, để điều chỉnh làm rõ vấn đề này, là các Điều 17, 18 và 19 trong
LKDBH. Trách nhiệm cung cấp thông tin trong hợp đồng bảo hiểm nhằm xác định
những việc mà các bên phải thực hiện khi tham gia hợp đồng bảo hiểm cũng như hậu
quả pháp lý tương xứng với hành vi vi phạm.

4


CHƯƠNG 2: NGUYÊN TẮC TRUNG THỰC TUYỆT
ĐỐI
2.1 NỘI DUNG
2.1.1 Trong pháp luật nước ngoài
Nguyên tắc trung thực tuyệt đối đã được đề cập từ rất sớm trên thế giới, một
trong số đó là Insurance Contract Act (Sydney) năm 1984. Trong chương 2 Trách
nhiệm nguyên tắc trung thực tuyệt đối có 5 điều, đã điều chỉnh một cách khái quát về
nguyên tắc. Cụ thể như:1
Điều 13. Trách nhiệm phải tuân thủ theo nguyên tắc trung thực tuyệt đối

1. Hợp đồng bảo hiểm là một hợp đồng dựa trên nguyên tắc trung thực tuyệt
đối Điều khoản này yêu cầu mỗi bên phải thực hiện nghĩa vụ tương xứng với bên còn
lại, trong mọi vấn đề phát sinh hay những vấn đề có liên quan đến hợp đồng, với tinh
thần trung thực tuyệt đối.
2. Việc một bên trong hợp đồng bảo hiểm không thực hiện những quy định
trong hợp đồng tại khoản 1 điều này được xem là vi phạm các quy định của luật này.
1 Insurance Contract Act 1984
13. The duty of the utmost good faith
(1) A contract of insurance is a contract based on the utmost good faith and there is implied in such a contract
a provision requiring each party to it to act towards the other party, in respect of any matter arising under or in
relation to it, with the utmost good faith.
(2) A failure by a party to a contract of insurance to comply with the provision implied in the contract by
subsection (1) is a breach of the requirements of this Act.
(3) A reference in this section to a party to a contract of insurance includes a reference to a third party
beneficiary under the contract.
(4) This section applies in relation to a third party beneficiary under a contract of insurance only after the
contract is entered into.

5


3. Đối tượng có liên quan trong điều luật này đối với bên tham gia hợp đồng
bảo hiểm cũng bao gồm bên thứ ba là người thụ hưởng theo hợp đồng.
4. Điều luật này chỉ áp dụng đối với bên thứ ba là người thụ hưởng theo hợp
đồng bảo hiểm chỉ sau khi hợp đồng đã được ký kết.

Điều 14. Các bên trong hợp đồng không dựa vào các điều khoản, ngoại trừ
nguyên tắc trung thực tuyệt đối 2
1. Nếu có điều khoản nào đó của một bên trong hợp đồng bảo hiểm trái với
nguyên tắc trung thực tuyệt đối, thì bên đó không được phép áp dụng điều khoản đó.

2. Khoản 1 điều này không giới hạn phạm vi điều chỉnh của điều 13 Luật này.
3. Khi quyết định việc doanh nghiệp bảo hiểm có nên bảo hiểm cho những hợp
đồng bảo hiểm không thỏa mãn nguyên tắc trung thực tuyệt đối hay không, thì tòa án
cần phải lưu ý đến mọi thông báo về việc cung cấp cho người mua bảo hiểm, mẫu
thông báo này được đề cập trong điều 37 Luật này hoặc quy định khác.
=> Mặc dù chưa thể điều chỉnh đầy đủ cũng như thể hiện sự linh hoạt trong việc
áp dụng pháp luật nhưng Insurance Contract Act năm 1984 phần nào đã thể hiện được
tinh thần về nguyên tắc trung thực tuyệt đối.

2 Insurance Contract Act 1984
14. Parties not to rely on provisions except in the utmost good faith
(1) If reliance by a party to a contract of insurance on a provision of the contract would be to fail to act with
the utmost good faith, the party may not rely on the provision.
(2) Subsection (1) does not limit the operation of section 13.
(3) In deciding whether reliance by an insurer on a provision of the contract of insurance would be to fail to
act with the utmost good faith, the court shall have regard to any notification of the provision that was given to
the insured, whether a notification of a kind mentioned in section 37 or otherwise.

6


Theo thời gian, để khắc phục những điểm còn hạn chế, Insurance Contract năm
2015 đã ra đời.
Điều 14. Nguyên tắc trung thực
1. Mọi quy định pháp luật cho phép một bên tham gia hợp đồng bảo hiểm có
quyền tránh thực hiện hợp đồng với lý do rằng bên kia không thực hiện đúng cam kết
trung thực tuyệt đối.
2. Mọi điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm chỉ có hiệu lực pháp luật nếu điều
khoản đó tuân thủ theo nguyên tắc trung thực tuyệt đối, được sửa đổi trong phạm vi
bắt buộc theo các điều khoản của Luật này và Luật Bảo vệ người tiêu dùng (Công

khai và Đại diện) năm 2012.
3. Theo đó,
a. Trong điều 17 của Luật Bảo hiểm Hàng hải Anh năm 1906 (hợp đồng bảo
hiểm hàng hải là hợp đồng tuân theo nguyên tắc trung thực tuyệt đối), phần từ chữ
“và” đến hết đã được bỏ qua, và
b. Việc áp dụng phần đó (như đã được sửa đổi) phải tuân theo các quy định
của Luật này và Luật Bảo vệ người tiêu dùng (Công khai và Đại diện) năm 2012.
4. Trong phần 2 của Luật Bảo vệ người tiêu dùng (Công khai và Đại diện) năm
2012 (tiết lộ và đại diện trước khi ký hợp đồng hoặc khi thay đổi hợp đồng), khoản 5
của luật này đã bị bỏ qua.3

3 Insurance Contract 2015
14. Good faith
(1) Any rule of law permitting a party to a contract of insurance to avoid the contract on the ground that the
utmost good faith has not been observed by the other party is abolished.
(2) Any rule of law to the effect that a contract of insurance is a contract based on the utmost good faith is
modified to the extent required by the provisions of this Act and the Consumer Insurance (Disclosure and
Representations) Act 2012.
(3) Accordingly,

7


Bên cạnh Insurance Contract Act, nguyên tắc trung thực tuyệt đối trong kinh
doanh bảo hiểm còn có sự điều chỉnh của luật khác. Ví dụ như trong Luật Bảo hiểm
Hàng hải Anh năm 1906 (MIA - Marine Insurance Act 1906), điều 17 đã đặt trách
nhiệm tuân thủ quy định về trung thực tuyệt đối lên cả hai bên tham gia hợp đồng bảo
hiểm hàng hải. Theo đó nếu nguyên tắc trung thực tuyệt đối không được tuân thủ bởi
một bên thì hợp đồng có thể bị từ chối bởi bên còn lại.
Điều 17. Hợp đồng bảo hiểm hàng hải là một hợp đồng dựa trên nguyên tắc

trung thực tuyệt đối, và nếu một bên không tuân theo nguyên tắc trung thực tuyệt đối,
thì bên kia có quyền không thực hiện hợp đồng.4
Trong khi đó, Luật Hàng hải Việt Nam 2015, tại Điều 308 đã quy định nghĩa vụ
của người mua bảo hiểm trong việc cung cấp cho người bảo hiểm, như sau:
1. Người được bảo hiểm có nghĩa vụ cung cấp cho người bảo hiểm biết tất cả
thông tin mà mình biết hoặc phải biết liên quan đến việc giao kết hợp đồng bảo hiểm
có thể ảnh hưởng đến việc xác định khả năng xảy ra rủi ro hoặc quyết định của người
bảo hiểm về việc nhận bảo hiểm và các điều kiện bảo hiểm, trừ thông tin mà mọi
người biết hoặc người bảo hiểm đã biết hoặc phải biết.
2. Nghĩa vụ của người được bảo hiểm quy định tại khoản 1 Điều này được áp
dụng đối với người đại diện của người được bảo hiểm.

(a) In section 17 of the Marine Insurance Act 1906 (marine insurance contracts are contracts of the utmost
good faith), the words from “, and” to the end are omitted, and
(b) the application of that section (as so amended) is subject to the provisions of this Act and the Consumer
Insurance (Disclosure and Representations) Act 2012.
(4) In section 2 of the Consumer Insurance (Disclosure and Representations) Act 2012 (disclosure and
representations before contract or variation), subsection (5) is omitted.

4 MIA – Marine Insurance Act 1906, Section 17
Section 17. A contract of marine insurance is a contract based upon the utmost good faith, and, if the utmost
good faith be not observed by either party, the contract may be avoided by the other party.

8


2.1.2 Trong pháp luật Việt Nam
Trong giao dịch dân sự nói chung và giao kết hợp đồng bảo hiểm nói riêng,
nguyên tắc trung thực tuyệt đối là nền tảng của mọi hoạt động giao kết hợp đồng từ
đơn giản đến phức tạp, trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên, sự trung

thực luôn đặt lên vị trí hàng đầu để thiết lập mối quan hệ trên cơ sở tin cậy lẫn nhau.
Bất kì hành vi gian lận hay âm mưu lừa đảo đều bị coi là vi phạm pháp luật. Việc thiết
lập nên các giao dịch dân sự hay kinh tế là phụ thuộc vào ý chí của các bên. Ý chí này
phải thể hiện sự tự nguyện của đôi bên và mục đích tham gia vào quan hệ là nhằm đạt
được những lợi ích hợp pháp. Do vậy, nếu một trong các bên tham gia vào các giao
dịch mà không mang tính tự nguyện và nhằm để đạt được những lợi ích bất hợp pháp
thì pháp luật sẽ không thừa nhận.
Nguyên tắc trung thực, hợp tác được thể hiện rất rõ trong Bộ luật dân sự 2005,
trong đó điều 389 quy định: “Việc giao kết hợp đồng dân sự phải tuân theo các nguyên
tắc sau đây:
- Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội;
- Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng.”
Như vậy, nguyên tắc trung thực và ngay thẳng chi phối rất nhiều các quy định
điều chỉnh quan hệ hợp đồng nói chung. Đây là nguyên tắc áp dụng cho mọi quan hệ
diễn ra trong lĩnh vực kinh tế và dân sự.
Tuy nhiên, tùy thuộc vào đặc trưng của các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều
chỉnh của các ngành luật khác nhau mà pháp luật trong lĩnh vực đó cũng có những quy
định mang tính đặc thù. Trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm nói chung, doanh
nghiệp bảo hiểm không bán sản phẩm hữu hình mà bán sản phẩm vô hình, sản phẩm
có thể hình thành hoặc không hình thành trong tương lai. Tại thời điểm bán bảo hiểm,
là chưa có. Vì vậy, để đảm bảo thực hiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo
hiểm, pháp luật kinh doanh bảo hiểm phải tuân thủ nguyên tắc trung thực và phải có
những quy định phù hợp với đặc thù của hoạt động kinh doanh này.
Ngoài ra, Bộ luật dân sự 2005 đã đề cập đến nguyên tắc thiện chí, trung thực tại
Điều 6. Nguyên tắc thiện chí, trung thực:

9


“Trong quan hệ dân sự, các bên phải thiện chí, trung thực trong việc xác lập,

thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự, không bên nào được lừa dối bên nào.”
Tuy nhiên, khi Bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực, thay thế Bộ luật dân sự 2005 thì
không có một điều riêng dành cho nguyên tắc trung thực. Thay vào đó, nguyên tắc
thiện chí, trung thực được quy định chung tại khoản 3, Điều 3: Các nguyên tắc cơ bản
của pháp luật dân sự: “Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền,
nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.”
Bên cạnh đó, trong LKDBH đã có quy định nhằm điều chỉnh hành vi giao dịch
dân sự của các bên khi tham gia giao kết hợp đồng bảo hiểm, phù hợp với tinh thần
của nguyên tắc trung thực tuyệt đối, quy định tại điều 19 LKDBH
Nhìn chung, định nghĩa về nguyên tắc trung thực tuyệt đối cũng như những quy
định có liên quan chưa nhận được sự quan tâm đúng mực, nhưng hiện nay hệ thống
pháp luật Việt Nam đã có sự điều chỉnh kịp thời, nhanh chóng nhằm phát huy tính hiệu
quả của nguyên tắc này trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm.

2.2 PHÂN TÍCH
2.2.1 Trong pháp luật nước ngoài
Trên tinh thần của Insurance Contract Act năm 1984 và Insurance Contract năm
2015, với những quy định về nguyên tắc trung thực tuyệt đối trong hợp đồng bảo
hiểm, đã khái quát được bản chất cũng như đưa ra những quy định chung cho doanh
nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm:
- Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm:

• Đánh giá kịp thời các yêu cầu cần được bồi thường
• Không được trì hoãn việc bồi thường thiệt hại mà không có lý do chính
đáng.
• Không từ chối thanh toán các khoản bồi thường mà không có lý do chính
đáng.
• Trong một số trường hợp, doanh nghiệp bảo hiểm phải có trách nhiệm
đưa ra lời khuyên chân thành cho khách hàng về những rủi ro có thể xảy
ra trong chính sách.

10


- Trách nhiệm của bên mua bảo hiểm:

• Tiết lộ tất cả các thông tin có liên quan đến quyết định chấp nhận rủi ro
của doanh nghiệp bảo hiểm.
• Không được khai báo sai sự thật hoặc phóng đại.
• Hợp tác với doanh nghiệp bảo hiểm khi đưa ra khai báo.
Trên tinh thần của Luật Bảo hiểm Hàng hải Anh năm 1906 (Marine Insurance
Act 1906 - MIA 1906), nghĩa vụ khai báo trước hết thuộc về bên mua bảo hiểm vì chỉ
họ mới có khả năng và điều kiện để biết mọi thông tin quan trọng liên quan đến rủi ro
sẽ được bảo hiểm. MIA 1906 không phân biệt người thực hiện việc bảo hiểm là “người
yêu cầu bảo hiểm” (proposer) trước khi hợp đồng bảo hiểm được kết lập và là “người
được bảo hiểm” (the assured) sau khi giao kết hợp đồng bảo hiểm trong toàn bộ nội
dung của Điều 18 và 19 Luật này.

Điều 18. Nghĩa vụ cung cấp thông tin của người mua bảo hiểm
(1) Theo các quy định của mục này, người mua bảo hiểm phải khai báo cho
doanh nghiệp bảo hiểm, trước khi ký kết hợp đồng, mọi thông tin cơ bản cần được
thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm biết, và người được bảo hiểm/bên mua bảo
hiểm được xem là biết mọi thông tin đó, trong quá trình kinh doanh thông thường. Nếu
người mua bảo hiểm không tiết lộ những thông tin đó, doanh nghiệp bảo hiểm có
quyền không thực hiện hợp đồng.
(2) Mọi thông tin đều là những điều kiện có ảnh hưởng đến quyết định của một
doanh nghiệp bảo hiểm có kiến thức chuyên môn trong việc ấn định mức phí bảo hiểm,
hoặc xác định xem doanh nghiệp đó có chấp nhận rủi ro để đồng ý thực hiện bảo hiểm
hay không.
(3) Trong trường hợp không có yêu cầu khai báo, các thông tin sau đây không
cần phải được tiết lộ, cụ thể là:

(a) Các thông tin có thể làm giảm rủi ro;
(b) Các thông tin mà doanh nghiệp bảo hiểm biết hoặc buộc phải biết. Doanh
nghiệp bảo hiểm được coi là phải biết các vấn đề thuộc về tai tiếng hay kiến thức
11


thông thường và các vấn đề mà một doanh nghiệp bảo hiểm phải biết trong quá trình
kinh doanh thông thường của mình;
(c) Các thông tin đã được doanh nghiệp bảo hiểm bãi miễn;
(d) Các thông tin không cần tiết lộ vì lý do sự bảo hành đã rõ ràng hoặc đã có
ngụ ý.
(4) Trong những trường hợp cụ thể, dù là thông tin quan trọng hay không quan
trọng, người mua bảo hiểm phải dựa vào tình hình thực tế để quyết định có khai báo
thông tin đó hay không.
(5) Thuật ngữ "thông tin" bao gồm các thông tin liên lạc được bên mua bảo
hiểm thực hiện, hoặc bên mua bảo hiểm được nhận.

Điều 19. Nghĩa vụ cung cấp thông tin của doanh nghiệp bảo hiểm
Theo các quy định của phần trên đối với các trường hợp không cần tiết lộ, khi
một bảo hiểm/hợp đồng bảo hiểm được thực hiện bởi doanh nghiệp bảo hiểm/ đại lý
bảo hiểm, doanh nghiệp/đại lý bảo hiểm đó phải tiết lộ cho người mua bảo hiểm:
(a) Mọi thông tin quan trọng của doanh nghiệp/đại lí bảo hiểm đó để đảm bảo
rằng họ có chuyên môn trong lĩnh vực bảo hiểm.
(b) Mọi thông tin quan trọng mà người mua bảo hiểm cần phải được biết.

Điều 18 của MIA 1906 yêu cầu bên mua bảo hiểm phải khai báo cho doanh
nghiệp bảo hiểm trước khi hợp đồng được kết lập về mọi tình trạng mà họ biết. Bên
mua bảo hiểm được coi là biết mọi tình trạng quan trọng mà họ buộc phải biết trong
quá trình kinh doanh thông thường, do vậy nếu bên mua bảo hiểm không khai báo các
thông tin quan trọng thì họ không thể biện hộ rằng họ không biết các thông tin đó và

trong trường hợp này doanh nghiệp bảo hiểm có quyền từ chối hợp đồng. Nếu muốn,
doanh nghiệp bảo hiểm có thể bỏ qua sự vi phạm nguyên tắc trung thực của khách
hàng, và tiếp tục chấp nhận hợp đồng bảo hiểm đó, đây là đặc quyền của doanh nghiệp
bảo hiểm. Điều 18 này cũng định nghĩa thông tin quan trọng là những thông tin sẽ gây

12


ảnh hưởng đến quyết định của doanh nghiệp bảo hiểm trong việc chấp nhận bảo hiểm
hoặc định phí bảo hiểm đối với rủi ro được yêu cầu bảo hiểm.
Sẽ không công bằng nếu phạt bên mua bảo hiểm về lỗi không khai báo các
thông tin mà doanh nghiệp bảo hiểm đã biết hoặc phải biết. Do vậy nếu không có yêu
cầu thì bên mua bảo hiểm không cần phải khai báo “mọi thông tin mà doanh nghiệp
bảo hiểm đã biết hay được cho là đã biết. Doanh nghiệp bảo hiểm được coi là phải biết
các vấn đề thuộc về tai tiếng hay kiến thức thông thường và các vấn đề mà một doanh
nghiệp bảo hiểm phải biết trong quá trình kinh doanh thông thường của mình”. Nếu
bất kỳ thông tin nào đã được đăng trên các phương tiện truyền thông đại chúng của
quốc gia hoặc được phát hành bởi các nhà xuất bản quen thuộc với doanh nghiệp bảo
hiểm thì có thể hợp lý qui cho doanh nghiệp bảo hiểm phải biết về thông tin này.
Doanh nghiệp bảo hiểm có thể bãi miễn một số thông tin và trong trường hợp
họ đã làm như thế thì họ sẽ không thể giữ quyền từ chối trách nhiệm nếu các thông tin
này không được khai báo. Do vậy MIA 1906 cũng miễn trách nhiệm của bên mua bảo
hiểm đối với việc khai báo “mọi thông tin liên quan đã được bãi miễn bởi doanh
nghiệp bảo hiểm”. Các cam kết quy định trong hợp đồng bảo hiểm để duy trì và cải
thiện rủi ro, khi một thông tin “không cần thiết phải khai báo do đã được quy định
trong cam kết” thì bên mua bảo hiểm được bãi miễn trách nhiệm khai báo thông tin
này.
Trên thực tiễn, trong hầu hết các trường hợp, doanh nghiệp bảo hiểm chính là
chủ thể bị ảnh hưởng nhiều nhất đối với việc vi phạm nguyên tắc trung thực tuyệt đối,
và cũng chính vì thế doanh nghiệp bảo hiểm thường phải xem xét khả năng hủy hợp

đồng bảo hiểm. The Law Commission (Ủy ban pháp luật) của Anh và Scotland đang
trong quá trình xem xét lại Luật bảo hiểm. Trong một phần của đánh giá đó, họ đã xác
định được một số khía cạnh không tích cực tiềm ẩn trong luật hiện tại:
- Bên mua bảo hiểm có thể không biết về nghĩa vụ của họ đối với thông tin họ
tự nguyện cung cấp, mà nghĩa vụ cung cấp thông tin này áp dụng cho thông tin không
được yêu cầu một cách cụ thể bởi doanh nghiệp bảo hiểm trên mẫu đơn;
- Pháp luật yêu cầu bên mua bảo hiểm phải xem xét liệu thông tin có liên quan
đến việc đánh giá rủi ro hay không. Việc kiểm tra tính cần thiết dựa trên các quy định
13


về tiết lộ, sự cung cấp thông tin sai sự thật và đánh giá bên mua bảo hiểm bằng cách
tham khảo kiến thức chuyên môn của doanh nghiệp bảo
- Bên mua bảo hiểm vẫn có thể bị xem vi phạm ngay cả khi lỗi của họ là hợp lý
trong hoàn cảnh vi phạm đó; ví dụ những tình tiết không rõ ràng hoặc yêu cầu kiến
thức chuyên môn cụ thể mà họ không có (nhưng họ buộc phải có);
- Biện pháp khắc phục duy nhất khi xảy ra vi phạm nguyên tắc trung thực là
không thực hiện toàn bộ hợp đồng;
- Doanh nghiệp bảo hiểm không yêu cầu phải chứng minh rằng việc không tiết
lộ/khai báo sai sự thật có liên quan đến khiếu nại để hủy hợp đồng. Ví dụ, nếu yêu cầu
bồi thường liên quan đến thiệt hại do lũ quét, doanh nghiệp bảo hiểm có thể hủy toàn
bộ hợp đồng nếu người tham gia bảo hiểm không thông báo rằng hệ thống báo động
của họ không hoạt động;
Ví dụ: Trong trường hợp gần đây của Synergy Health (Anh) Ltd với Doanh
nghiệp Bảo hiểm CGU (t/a Norwich Union) và những người khác [2010] EWHC
2583, bên được bảo hiểm đã thông báo doanh nghiệp bảo hiểm của họ, bốn tháng
trước khi gia hạn điều khoản hợp đồng, rằng họ đã cài đặt một chuông báo chống
cháy. Do lỗi kỹ thuật, chuông báo động đã không được cài đặt đúng quy cách, dẫn đến
một trận hỏa hoạn lớn. Tòa án cho rằng, dù chuông báo động không hoạt động dẫn đến
hỏa hoạn, nhưng xét cho cùng đó không phải là do lỗi cố ý của bên mua bảo hiểm, bên

mua bảo hiểm không cố tình đưa thông tin sai sự thật hay có ý định lừa dối, che giấu
sự thật đối với doanh nghiệp bảo hiểm. Vì vậy, doanh nghiệp bảo hiểm không được
dựa vào tình tiết chuông báo động không hoạt đông mà trốn tránh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại cho bên mua bảo hiểm.
Từ đó, The Law Commissions (Ủy ban pháp luật) đã đưa ra một số kiến nghị
liên quan trong lĩnh vực hợp đồng bảo hiểm
- Đối với bên mua bảo hiểm:

• Bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ phải trả lời các câu hỏi do các doanh
nghiệp bảo hiểm đặt ra. Các câu hỏi chung sẽ được cho phép nhưng các
doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chỉ được hưởng một biện pháp khắc phục

14


trong trường hợp bên được bảo hiểm cần biết rằng họ phải tiết lộ các
thông tin liên quan.
• Biện pháp khắc phục (luật Việt Nam gọi là “bồi thường”) của doanh
nghiệp bảo hiểm đối với bên mua bảo hiểm trong trường hợp bên mua
bảo hiểm không cung cấp thông tin hoặc trình bày sai sự thật nên dẫn
đến xảy ra hậu quả và gây thiệt hại thực tế, thì biện pháp khắc phục của
doanh nghiệp bảo hiểm tương ứng với mức độ lỗi của bên mua bảo
hiểm, hậu quả pháp lý nặng nhất là doanh nghiệp bảo hiểm có quyền từ
chối thực hiện biện pháp khắc phục theo hợp đồng. Việc không thực hiện
biện pháp khắc phục của doanh nghiệp bảo hiểm chỉ xảy ra nếu bên mua
bảo hiểm vi phạm pháp luật do cố ý. Trong những trường hợp còn lại,
khi mà người mua bảo hiểm không chú ý dẫn đến vi phạm của họ là vô
ý, thì doanh nghiệp bảo hiểm phải có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho
người mua bảo hiểm. (điều này cũng tương ứng với điều 16 LKDBH ở
Việt Nam)


2.2.2 Trong pháp luật Việt Nam
Tất cả các giao dịch kinh doanh cần được thực hiện trên cơ sở tin cậy lẫn nhau,
trung thực với nhau. Tuy nhiên, trong việc bảo hiểm, điều này được thể hiện trên một
số nguyên tắc chặt chẽ hơn, và tính pháp lý ràng buộc cao hơn về mặt trách nhiệm.
Theo nguyên tắc trung thực tuyệt đối, hai bên trong mối quan hệ bảo hiểm (bên mua
bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm) phải tuyệt đối trung thực với nhau, tin tưởng lẫn
nhau và không được lừa dối nhau. Các bên chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung
thực của thông tin cung cấp cho bên kia. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm giữ bí
mật về thông tin do bên mua bảo hiểm cung cấp. Nếu một bên vi phạm thì hợp đồng
bảo hiểm vô hiệu.

 Nội dung nguyên tắc thể hiện như sau:
Đối với doanh nghiệp bảo hiểm phải công khai tuyên bố những điều kiện,
nguyên tắc, thể lệ, giá cả bảo hiểm… cho người mua bảo hiểm biết. Ví dụ, trong bảo
15


hiểm hàng hải, mặt 1 của đơn bảo hiểm bao gồm các nội dung như điều kiện bảo hiểm,
giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, tỷ lệ bảo hiểm…, mặt 2 bao gồm quy tắc, thể lệ bảo
hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm có liên quan. Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, doanh
nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến hợp đồng bảo
hiểm, giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm.
Đối với bên mua bảo hiểm phải khai báo chính xác các chi tiết liên quan đến
đối tượng bảo hiểm. Họ cũng phải thông báo kịp thời những thay đổi về đối tượng bảo
hiểm, về rủi ro, về những mối đe dọa nguy hiểm hay những nguyên nhân có thể làm
tăng thêm rủi ro…mà mình biết được hoặc đáng lẽ phải biết. Người mua bảo hiểm
cũng không được mua bảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm khi biết đối tượng bảo hiểm
đó đã bị tổn thất.
Ví dụ: Một người mua bảo hiểm thiệt hại do hoả hoạn, lụt lội, trộm cắp cho một

ngôi nhà và biết rằng vùng đó thường có nguy cơ xảy ra bão lụt nhưng khi mua bảo
hiểm lại không khai báo gì về điều đó. Khi bão đến gây ra thiệt hại cho ngôi nhà,
người đó cũng không được bảo hiểm bồi thường. Một ví dụ khác là khi tàu, xe đã gặp
tai nạn, chủ tàu, chủ xe mới tham gia bảo hiểm để được bồi thường, bằng cách mua
bảo hiểm ghi lùi lại ngày tháng trước tai nạn, hoặc tìm cách để có hồ sơ tai nạn ghi
ngày tháng xảy ra sau ngày mua bảo hiểm. Trong trường hợp đó, doanh nghiệp bảo
hiểm sau khi biết bên mua bảo hiểm không khai báo đúng sự thật, có quyền huỷ bỏ
hợp đồng bảo hiểm hoặc không bồi thường tổn thất xảy ra.
Lưu ý đối với bên mua bảo hiểm:5
Yếu tố quan trọng: Là mọi yếu tố có ảnh hưởng đến việc doanh nghiệp bảo
hiểm chấp nhận bảo hiểm và giải quyết quyền lợi bảo hiểm. Ví dụ: Việc anh Dễ
Thương có thói quen uống rượu. Thói quen ấy là một yếu tố quan trọng đối với doanh
nghiệp bảo hiểm trong việc xem xét có nên nhận bảo hiểm về thân thể, sinh mạng,
bệnh tật của anh Dễ Thương hay bảo hiểm cho đối tượng là xe cơ giới do anh Dễ
Thương điều khiển hay không.

5 truy cập ngày 22/10/2017

16


Bổn phận khai báo: Thông thường, người yêu cầu bảo hiểm phải khai báo các
yếu tố quan trọng khi yêu cầu bảo hiểm. Việc khai báo phải hoàn thành trước khi hợp
đồng bảo hiểm được ký kết. Khi người mua bảo hiểm cố tình không khai báo đầy đủ
các yếu tố quan trọng thì được xem là vi phạm nguyên tắc trung thực tuyệt đối và hợp
đồng bảo hiểm có thể bị huỷ bỏ một phần hoặc toàn bộ.
Một số yếu tố quan trọng trong các loại bảo hiểm:
Đối với bảo hiểm nhà: Nguyên, vật liệu xây nhà loại gì, thiết kế như thế nào,
nhà được xây dựng ở đâu,...
Đối với bảo hiểm con người: độ tuổi, nghề nghiệp, tiền sử ốm đau của người

được bảo hiểm, hồ sơ sức khoẻ của người trong gia đình,...
Đối với bảo hiểm ô tô: Thời gian đã sử dụng của xe, tuổi lái xe, tiền sử tai
nạn,...
Do đó, việc xác định trách nhiệm của hai bên đồng thời nhằm bảo vệ quyền lợi
hợp pháp cho các bên trong quan hệ bảo hiểm.

17


CHƯƠNG 3: TRÁCH NHIỆM CUNG CẤP THÔNG TIN
3.1 ĐIỀU KHOẢN QUY ĐỊNH
Có thể thấy, giữa nguyên tắc trung thực tuyệt đối và trách nhiệm cung cấp
thông tin có mối quan hệ mật thiết với nhau. LKDBH đã quy định về trách nhiệm cung
cấp thông tin tại các Điều 17, 18 và 19, phù hợp với tinh thần của nguyên tắc trung
thực.
- Đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ:

• Giải thích cho bên mua bảo hiểm về các điều kiện, điều khoản bảo hiểm;
quyền, nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm. (điểm a khoản 2 điều 17
LKDBH)
• Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm
cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, giải thích
các điều kiện, điều khoản bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm. (khoản 1
điều 19 LKDBH)
• Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm giữ bí mật về thông tin do bên
mua bảo hiểm cung cấp. (khoản 1 điều 19 LKDBH)
- Đối với bên mua bảo hiểm, bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ:

• Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm có trách nhiệm cung
cấp đầy đủ thông tin liên quan đến đối tượng bảo hiểm cho doanh nghiệp

bảo hiểm. (khoản 1 điều 19 LKDBH)
• Kê khai đầy đủ, trung thực mọi chi tiết có liên quan đến hợp đồng bảo
hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm. (điểm b khoản 2 điều 18
LKDBH)
• Thông báo những trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc làm phát sinh
thêm trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình thực hiện
hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm. (điểm c
khoản 2 điều 18 LKDBH)
• Thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm
theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. (điểm d khoản 2 điều 18
LKDBH)
18


3.2. NGHĨA VỤ CUNG CẤP THÔNG TIN THEO CÁC GIAI ĐOẠN
Ta cũng hiểu rằng, khi một tài sản có rủi ro càng lớn thì mức phí đóng bảo hiểm
càng cao. Tuy nhiên rủi ro là yếu tố mà con người không thể lường trước được bằng
mắt thường6. Cho nên, tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm
và doanh nghiệp bảo hiểm đều không thể biết trước được rủi ro có xảy ra hay không.
Trong bảo hiểm tài sản. quan hệ giao dịch khác với các giao dịch thông thường ở góc
độ chỉ có một người có khả năng có thể biết được tất cả các yếu tố liên quan đến đối
tượng bảo hiểm, đó là người mua bảo hiểm. Do vậy, để tuân thủ nguyên tắc trung thực
tuyệt đối, người mua bảo hiểm phải có trách nhiệm cung cấp mọi thông tin có liên
quan đến đối tượng được bảo hiểm cho bên doanh nghiệp bảo hiểm biết. Nếu trong
hợp đồng mua bán thông thường, nguyên tắc thông báo trước (về hàng hóa được đem
ra bán) luôn luôn được áp dụng đối với bên bán. Hai bên mua, bán đều phải biết được
(bằng mắt thường) về đối tượng của quan hệ mua bán, thì trong hợp đồng bảo hiểm cả
bên mua và bên bán đều không thấy được bằng mắt thường sản phẩm mà mình mua,
bán tại thời điểm giao kết hợp đồng. Đặc biệt, trong quan hệ mua bán này, chỉ có một
bên (bên mua bảo hiểm) biết rõ các đặc điểm có thể liên quan đến rủi ro đối với tài sản

mà mình yêu cầu bảo hiểm. Còn bên kia (doanh nghiệp bảo hiểm) thường không biết
được những điều đó. Doanh nghiệp bảo hiểm dường như phụ thuộc hoàn toàn vào
những thông tin do người mua bảo hiểm cung cấp để xét đoán mức độ rủi ro và quyết
định thái độ của mình trong việc có chấp nhận bảo hiểm hay không. Nếu chấp nhận thì
cách thức tính phi đối với tài sản bảo hiểm như thế nào.
Ngoài ra, do hoạt động kinh doanh bảo hiểm là hoạt động kinh doanh có điều
kiện, do đó các chủ thể thực hiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm phải là những chủ
thể có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nhất định trong lĩnh vực bảo hiểm. Vì vậy, họ
cũng phải có nghĩa vụ cung cấp những thông tin cần thiết liên quan đến dịch vụ bảo
hiểm mà họ cung ứng. Điều này được quy định tại khoản 1 điều 19, LKDBH:
Tuy nhiên, cũng có thể thấy rằng, quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin của
pháp luật Việt Nam cũng có sự khác biệt nhất định với quy định của một số quốc gia
6 truy cập ngày 17/10/2017

19


trên thế giới. Cụ thể, theo pháp luật Pháp thì: “người mua bảo hiểm phải tiết lộ chính
xác, vào thời điểm hợp đồng được hình thành, tất cả các trường hợp trong kiến thức
của mình và có thể ảnh hưởng đến nhận thức của người bảo hiểm về rủi ro” 7. Còn luật
của Anh cũng có quy định tương tự: “Người mua bảo hiểm phải tiết lộ cho người bảo
hiểm mọi thông tin quan trọng được biết đến bởi người mua bảo hiểm; và, người mua
bảo hiểm được coi là biết đến mọi thông tin nếu trong quá trình hoạt động kinh doanh
bình thường của mình, anh ta phải biết về thông tin đó... Mọi thông tin được coi là
quan trọng nếu nó ảnh hưởng đến đánh giá của một người bảo hiểm khôn ngoan trong
việc định mức phí bảo hiểm hoặc quyết định liệu có tham gia tiếp nhận (bảo hiểm) rủi
ro hay không8
Như vậy, cả pháp luật Pháp và Anh đều có quy định, tự người mua bảo hiểm
phải cung cấp thông tin liên quan đến đối tượng bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm.
Việc cung cấp thông tin này của người mua bảo hiểm không dựa trên cơ sở yêu cầu

của doanh nghiệp bảo hiểm. Việc cần thiết phải cung cấp những thông tin nào tự người
mua bảo hiểm phải biết bởi vì chỉ có người mua bảo hiểm mới biết rõ nhất những
thông tin liên quan đến đối tượng bảo hiểm. Họ không thừa nhận lập luận của người
mua bảo hiểm: vì không hiểu rõ về bảo hiểm nên không biết phải cung cấp những
thông tin nào để giải phóng trách nhiệm cho mình. Sở dĩ, pháp luật Anh và Pháp quy
định như vậy có thể là do, hoạt động kinh doanh bảo hiểm của hai quốc gia này ra đời
từ rất lâu (khoảng đầu thế kỉ 15), vì vậy, kiến thức về bảo hiểm của người dân đã đạt
đến một trình độ hiểu biết nhất định. Do đó, khi một người yêu cầu bảo hiểm, họ phải
là người buộc phải biết những yếu tố liên quan đến sản phẩm bảo hiểm mà họ tham
gia.
Kết luận: Nghĩa vụ cung cấp thông tin trong hợp đồng bảo hiểm không phải là
nghĩa vụ một chiều. Bởi vì, theo một logic tương tự, trước yêu cầu của nguyên tắc, hai
bên trong quan hệ bình đẳng về địa vị pháp lý, nên “nếu như nghĩa vụ thiện chí được
áp đặt lên phía người mua bảo hiểm thì cũng cần phải có nghĩa vụ này từ phía người
bảo hiểm”9. Do vậy, khi bên mua có nghĩa vụ cung cấp những thông tin liên quan đến
7 Phạm Sĩ Hải Quỳnh “Cơ sở hình thành nghĩa vụ cung cấp thông tin trong giao kết hợp đồng bảo hiểm”, Tạp
chí Khoa học pháp lý - Trường ĐH Luật Tp.HCM, số 3, năm 2004, trang 21
8 Marine insurance Act English, 1906, điều 18
9 Peter Macdonaid Eggers and Patrick Foss (1998), “Good faith and insurance contracts”, LLP, trang 24

20


đối tượng bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm cũng phải có nghĩa vụ cung cấp các
thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm.

3.2.1 Giai đoạn tiền hợp đồng
Nghĩa vụ cung cấp thông tin được ghi nhận lần đầu tiên trong Bộ luật hàng hải
(BLHH) năm 1990 và được áp dụng cho một loại hợp đồng chuyên biệt là hợp đồng
bảo hiểm hàng hải. Theo Điều 204 BLHH năm 1990, người được bảo hiểm có nghĩa

vụ cung cấp cho người bảo hiểm biết tất cả các thông tin mà mình biết hoặc cần phải
biết liên quan đến việc ký kết hợp đồng bảo hiểm, có thể ảnh hưởng đến việc xác định
khả năng xảy ra hiểm họa hoặc quyết định của người bảo hiểm về việc nhận bảo hiểm
và các điều kiện bảo hiểm, trừ loại thông tin mà mọi người đều biết hoặc người bảo
hiểm đã biết hoặc cần phải biết.
Vào thời điểm ban hành BLHH năm 1990, hoạt động bảo hiểm nói chung và
bảo hiểm hàng hải nói riêng ở Việt Nam chưa phát triển, kinh nghiệm thực tiễn chưa
thực sự phong phú và đặc thù của hoạt động bảo hiểm hàng hải có nhiều nguyên tắc,
thuật ngữ mang tính chuyên biệt, tính quốc tế cao. Do vậy, các nhà làm luật khi soạn
thảo các quy định trong BLHH năm 1990 đã học hỏi kinh nghiệm và dựa trên các quy
định trong pháp luật bảo hiểm hàng hải của Anh để đưa vào BLHH Việt Nam. Tuy
nhiên, các nhà làm luật không đưa ra các giải thích hoặc không đưa thêm các quy định
nhằm làm rõ cách áp dụng hoặc bỏ sót một số thuật ngữ quan trọng so với phiên bản
gốc, dẫn đến, các quy định không rõ ràng, khó hiểu và áp đặt trách nhiệm nặng nề cho
bên mua bảo hiểm. Dường như không có giới hạn đối với nghĩa vụ cung cấp thông tin
của bên mua bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm phải cung cấp tất cả các thông tin mà mình
biết. Bên mua bảo hiểm không thể biết được loại thông tin nào không làm ảnh hưởng
đến việc xác định khả năng xảy ra hiểm họa hoặc làm cho công ty bảo hiểm quyết định
không ký kết hợp đồng bảo hiểm nếu họ biết được thông tin đó vào lúc trước khi ký
kết hợp đồng.
Trong khi đó, theo pháp luật bảo hiểm hàng hải của Anh, để áp dụng quy định
về nghĩa vụ cung cấp thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng, một hệ thống đồ sộ các
án lệ liên quan, với chức năng như là giá đỡ, là giải thích cho các thuật ngữ được quy
định trừu tượng trong văn bản luật. Pháp luật Việt Nam không có những án lệ như vậy
và pháp luật Việt Nam vào những năm 1990 cũng không coi án lệ là một nguồn luật.
21


Hơn nữa, trong phiên bản tiếng Việt của BLHH năm 1990 đã bỏ đi một số từ so
với phiên bản gốc tiếng Anh. Các thông tin mà bên mua bảo hiểm phải cung cấp phải

các thông tin “căn bản”, các thông tin này có thể làm thay đổi quyết định giao kết hợp
đồng của công ty bảo hiểm; và các thông tin này là thông tin mà bên mua bảo hiểm
phải biết trong “hoạt động kinh doanh thông thường” của mình. Với các thuật ngữ này
trong bảo hiểm hàng hải, ngay chính các nhà làm luật, thẩm phán và luật sư của Anh
còn có những tranh cãi trong việc giải thích. Với việc các nhà làm luật Việt Nam đã bỏ
đi các cụm từ quan trọng nhất và không hề có giải thích cụ thể thêm, có thể nói rằng,
quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin trong BLHH năm 1990 khó áp dụng trong
thực tiễn.
Dưới góc nhìn BLDS 2015, đã quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin tiền
hợp đồng tại Điều 387, theo đó:
1. Trường hợp một bên có thông tin ảnh hưởng đến việc chấp nhận giao kết hợp
đồng của bên kia thì phải thông báo cho bên kia biết.
2. Trường hợp một bên nhận được thông tin bí mật của bên kia trong quá trình
giao kết hợp đồng thì có trách nhiệm bảo mật thông tin và không được sử dụng thông
tin đó cho mục đích riêng của mình hoặc cho mục đích trái pháp luật khác.
3. Bên vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này mà gây thiệt hại thì
phải bồi thường.
Cách quy định này đã chỉ ra rằng mỗi bên phải có nghĩa vụ cung cấp thông tin
cho đối tác của mình trước khi các bên giao kết hợp đồng, đồng thời phải có trách
nhiệm giữ bí mật thông tin trong quá trình giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, thông tin này
bao gồm những thông tin gì? Đó là các thông tin liên quan trực tiếp như chất lượng,
giá cả của đối tượng hợp đồng hay liên quan gián tiếp như thông tin về thị trường của
đối tượng hợp đồng thì BLDS năm 2015 chưa đề cập làm rõ. Tuy nhiên, cũng phải
chấp nhận rằng việc quy định cụ thể loại thông tin nào là rất khó cho nhà làm luật vì
với mỗi loại hợp đồng thì thông tin cần cung cấp có thể rất khác nhau. Chính vì vậy
mà Điều 387 BLDS 2015 chỉ nêu lên vai trò của loại thông tin này đối với bên được
cung cấp thông tin là các thông tin này ảnh hưởng đến việc chấp nhận giao kết hợp
22



đồng của một bên. Có thể suy đoán rằng, loại thông tin này là rất quan trọng, thiết yếu
đối với bên được cung cấp; để xem xét tính quan trọng và thiết yếu đó sẽ dẫn đến
nhiều quan điểm trái chiều khi áp dụng vào các vụ việc thực tế. Điều này có thể làm
cho các bên gặp nhiều vướng mắc trong việc giải quyết tranh chấp và gây khó khăn
trong việc áp dụng các quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin trong thực tiễn.
Nếu các bên không thống nhất được và cũng không có cơ sở pháp lý nào để xác
định ảnh hưởng của thông tin đến quyết định của bên kia, người cuối cùng quyết định
về loại thông tin cần thiết sẽ do cơ quan giải quyết tranh chấp (tòa án hoặc trọng tài)
dựa trên lẽ công bằng. Đây là cách quy định, theo quan điểm của chúng tôi, phù hợp
với cách lập pháp của nhiều nước trên giới.
Dưới góc nhìn Luật kinh doanh bảo hiểm: Luật KDBH năm 2000 có quy định
về nghĩa vụ cung cấp thông tin. Điều 19 Luật KDBH năm 2000 quy định, doanh
nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến hợp đồng bảo
hiểm, giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm; còn bên
mua bảo hiểm có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến đối tượng bảo
hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm.
Lại một lần nữa sự không rõ ràng, không cụ thể được tìm thấy trong quy định
này. Khái niệm thông tin “đầy đủ” không được làm rõ, người mua bảo hiểm không thể
biết được họ đã cung cấp thông tin đầy đủ về đối tượng bảo hiểm hay chưa, các công
ty bảo hiểm băn khoăn liệu họ đã giải thích đầy đủ cho bên mua bảo hiểm hay chưa.
Giới hạn về phạm vi các thông tin phải cung cấp cũng không được làm rõ trong
Luật KDBH năm 2000, cũng như trong Luật KDBH sửa đổi năm 2010; hơn nữa, ngay
chính trong các quy định của các văn bản này cũng mâu thuẫn với nhau. Điều 19 Luật
KDBH năm 2000 yêu cầu bên mua bảo hiểm phải cung cấp mọi thông tin liên quan
đến đối tượng bảo hiểm. Trong khi đó, khoản 2, Điều 18 Luật KDBH năm 2000 quy
định bên mua bảo hiểm phải kê khai đầy đủ, trung thực mọi chi tiết có liên quan đến
hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm
không biết được rằng lúc nào phải cung cấp mọi thông tin, lúc nào chỉ cần cung cấp
các thông tin mà doanh nghiệp bảo hiểm yêu cầu.


23


Doanh nghiệp bảo hiểm phải giải thích rõ cho bên mua bảo hiểm về điều khoản
loại trừ trách nhiệm trước khi ký kết hợp đồng. Giải thích cho bên mua các điều khoản
của hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm. Trong trường hợp hợp đồng
bảo hiểm có điều khoản không rõ ràng thì điều khoản đó sẽ được giải thích có lợi cho
người mua bảo hiểm hay người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm.
Bên mua bảo hiểm phải cung cấp thông tin trung thực và đầy đủ để doanh
nghiệp bảo hiểm đánh giá rủi ro, chấp nhận rủi ro, chấp nhận bảo hiểm, tính phí bảo
hiểm cho phù hợp với những thông tin nhận được. Các thông tin do bên mua bảo hiểm
cung cấp sẽ được doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm giữ bí mật.
Nếu vi phạm các nghĩa vụ nêu trên tuỳ theo tính chất mức độ vi phạm doanh
nghiệp bảo hiểm có thể đơn phương đình chỉ hợp đồng bảo hiểm hoặc giảm trừ số tiền
bồi thừơng hoặc số tiền bảo hiểm mà người mua bảo hiểm nhận được bị giảm tương
ứng với mức độ lỗi của người đó.
Có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bồi thường hoặc tiền bảo
hiểm khi có sự kiện bảo hiểm thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm, có tổn thất thiệt
hại xảy ra.
Kết luận: Nghĩa vụ cung cấp thông tin tiền hợp đồng đã hình thành trong pháp
luật Việt Nam từ lâu ở một số hợp đồng chuyên biện nhưng chưa có quy định nói
chung cho các loại hợp đồng về nghĩa vụ này. BLDS năm 2015 đã có sự đổi mới khi
quy định cụ thể nghĩa vụ cung cấp thông tin tại Điều 387 BLDS 2015, thêm vào đó là
các quy định tại điều 17, 18, 19 của Luật KDBH đã góp phần làm rõ khái niệm “nghĩa
vụ cung cấp thông tin”. Tuy nhiên, để áp dụng nghĩa vụ cung cấp thông tin tiền hợp
đồng vào thực tiễn sẽ vẫn còn khoảng trống cần quy định và giải thích cụ thể.

3.2.2 Giai đoạn thực hiện hợp đồng
Đối với doanh nghiệp bảo hiểm, trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm được kí
kết theo đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật thì hợp đồng sẽ làm phát

sinh quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia bảo hiểm. Các bên phải tuân thủ tuyệt đối
24


các cam kết, thỏa thuận trên cơ sở tôn trọng và bảo đảm quyền lợi của nhau. Theo đó,
để đảm bảo về quyền và nghĩa vụ của các bên khi thực hiện hợp đồng, các bên tham
gia bảo hiểm vẫn tiếp tục thực hiện trách nhiệm cung cấp thông tin cho bên còn lại
theo quy định tại Khoản 1, Điều 19, Luật KDBH. Nó được thực hiện và duy trì trong
suốt quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm với những nội dung thông tin tương tự như
giai đoạn tiền hợp đồng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp bảo hiểm phải có trách nhiệm giữ
bí mật về thông tin do bên mua bảo hiểm cung cấp và phải chịu trách nhiệm về tính
chính xác và trung thực của các thông tin đã cung cấp.
Ở giai đoạn thực hiện hợp đồng, bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ thông báo
những trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc làm phát sinh thêm trách nhiệm của
doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của
doanh nghiệp bảo hiểm. Đối với các loại hợp đồng mua bán, thì các bên trong hợp
đồng luôn được biết về đặc điểm đối tượng mua bán nhưng riêng với hợp đồng bảo
hiểm, chỉ có bên mua bảo hiểm biết rõ đặc điểm có thể liên quan đến rủi ro đối với tài
sản mình yêu cầu bảo hiểm, còn lại bên doanh nghiệp thì không được biết và gần như
phụ thuộc vào những thông tin do người mua bảo hiểm cung cấp để đánh giá rủi ro.
Trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có bất cứ thay đổi nào có liên quan đến
những thông tin đã cung cấp làm gia tăng rủi ro, bên được bảo hiểm cũng phải thông
báo cho doanh nghiệp bảo hiểm. Bên cạnh đó, bên mua bảo hiểm phải “thông báo cho
doanh nghiệp bảo hiểm về việc xảy ra sự kiện bảo bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp
đồng bảo hiểm” (Điểm d, Khoản 2, Điều 18, Luật KDBH). Khi xảy ra sự kiện bảo
hiểm, bên mua bảo hiểm phải kịp thời thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm (bằng
văn bản, điện thoại, fax,..) về các nội dung như địa điểm, thời gian xảy ra tổn thất, đối
tượng bị thiệt hại, dự đoán nguyên nhân xảy ra tổn thất,...làm cơ sở cho việc giám
định. Trách nhiệm cung cấp thông tin này của bên mua bảo hiểm giúp cho doanh
nghiệp bảo hiểm có thể nhận được thông báo kịp lúc để đến hiện trường cũng như tiến

hành giám định và lập biên bản giám định.
Ví dụ: Nhà của chị Thân Thiện vào thời điểm ký kết hợp đồng bảo hiểm cho
căn nhà của mình, nhà của chị nằm trong hẻm nên được doanh nghiệp bảo hiểm cam
kết bảo hiểm với tổng giá trị hợp đồng là 1 tỷ đồng, thời hạn 10 năm, quy định chị
Thân Thiện đóng phí bảo hiểm vào ngày đầu tiên của từng quý trong năm. Nhưng 5
25


×