Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Sáng kiến xây dựng tủ sách mini cho học sinh lớp 2, trường tiểu học cẩm lạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12 MB, 20 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Sách là nguồn lưu trữ thông tin, tri thức đầy đủ và phong phú nhất của xã
hội loài người. Vì sách có khả năng lưu giữ được nền văn minh của mọi thời đại,
mọi quốc gia trên khắp thế giới. Ở đó, người đọc có thể dễ dàng khám phá nguồn
tri thức của nhân loại, có thể giải trí và cảm nhận vẻ đẹp kì vĩ của vũ trụ bao la.
Nói về giá trị to lớn của sách ta có thể nói: sách trở thành động lực chính cho sự
tiến bộ của con người cũng như sự phát triển của xã hội. Đối với giáo dục phổ
thông, đặc biệt là đối với giáo dục Tiểu học, sách càng có ý nghĩa vô cùng to lớn
cả về các giá trị thẩm mỹ, chân lý, đạo đức, tri thức, kĩ năng…để nuôi dưỡng đời
sống tinh thần và góp phần hình thành và hoàn thiện nhân cách trẻ.
Sách được viết bằng hệ thống ngôn ngữ, cụ thể là các chữ viết được nối kết
liên tục với nhau tạo thành câu, dòng, đoạn, bài… Từ ngữ được dùng luôn có
nghĩa, và nét nghĩa đó lại được quy chiếu vào các sự vật tương ứng trong cuộc
sống. Thí dụ nói đến ‘tĩnh vật’ chúng ta nghĩ đến một loạt các đồ dùng hay cây
trái được đặt trong trạng thái yên tĩnh, nói đến ‘quỹ đạo’ chúng ta nghĩ đến tập
hợp những điểm tạo nên một con đường khép kín dành cho sự chuyển động của
một thực thể nào đó, hoặc nói đến ‘hoa mai’ chúng ta nghĩ đến loại hoa nhiều
cánh, nở vào mùa xuân, đẹp và mọi người thích thưởng thức… Như vậy, quá
trình đọc sách thực chất cũng là một quá trình quan sát các sự vật và hiện tượng
trong cuộc sống thực mà chữ viết được quy ước tượng trưng thông qua quá trình
tưởng tượng, liên tưởng.
Không chỉ vậy, nhờ loại hình giao tiếp đặc biệt này, con người sẽ tinh tế
hơn khi cảm nhận, phán đoán những cảm xúc, thái độ của người khác. Hình
thành những phản xạ và sự nhạy cảm, linh hoạt cần thiết để xử lý vấn đề. Chẳng
hạn như giúp ta biết nói bằng ngữ điệu thế nào, khi nào nói khi nào ngưng, khi
1


nào đặt câu hỏi khơi gợi, khi nào pha trò tạo cảm hứng mới ở người tham gia
giao tiếp…


Đọc sách thể dục thể thao, chúng ta biết rèn luyện sức khỏe dẻo dai bền bĩ
hơn. Đọc sách triết học, chúng ta nhận ra những quy luật và những diễn biến ý
thức hệ trong cuộc sống, từ đó hình thành cách nhìn và cách nghĩ của bản thân.
Đọc sách vật lý chúng ta hiểu biết về quy luật vận động của thế giới tự nhiên hơn,
từ đó ứng dụng vào cuộc sống. Đọc sách văn học để hình thành cảm xúc, thái độ
hợp lý trước mọi cảnh ngộ, cuộc đời; xây dựng đời sống hài hòa, nhân văn, có
chiều sâu… Tóm lại, sách đem đến cho con người một cuộc sống tốt đẹp, hòa
hợp giữa bản thân với cộng đồng, môi trường xung quanh, xã hội và cả nhân loại.
Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các em ở lứa tuổi tiểu học rất lười đọc sách,
chủ yếu các em tập trung chơi các trò chơi điện tử hoặc chạy nhảy theo ý thích.
Nguyên nhân dẫn đến lý do này là do thời gian để các em lên thư viện còn hạn
chế, một phần do các em chưa được người lớn nhắc nhở, chưa được hình thành
thói quen đọc sách…
Chính vì thế, việc hình thành cho học sinh thói quen đọc sách là rất cần
thiết ! Thông qua việc đọc sách, các em được bổ sung thêm những kiến thức bổ
ích, hình thành những kỹ năng sống tốt. Đồng thời, khi các em có thói quen đọc
sách sẽ hạn chế việc tham gia chơi những trò chơi không bổ ích.
Xuất phát từ vai trò và tầm quan trọng của sách và lợi ích của việc đọc
sách như nêu trên nên tôi chọn đề tài:“Xây dựng tủ sách mini cho học sinh lớp
2”. Kinh nghiệm xây dựng tủ sách này tôi đã ấp ủ, xây dựng và bổ sung hằng
năm với hi vọng sẽ mang lại cho các em một tủ sách bách khoa, giúp các em đến
với con đường tri thức.
II. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

2


Để thực hiện tốt đề tài mình ấp ủ xây dựng, tôi nghiên cứu các thể loại
sách theo các lĩnh vực, nội dung sách cũng như tính phù hợp với tâm lí, mức tiếp
thu của học sinh tiểu học và loại tủ mini tiết kiệm, hợp lý với không gian lớp học.

III. Mục đích nghiên cứu
Tạo tủ sách riêng hợp lý để các em học sinh có điều kiện đọc được nhiều
sách, tiếp thu được nguồn kiến thức phong phú từ sách mang lại, phục vụ tốt hơn
nhu cầu học tập và từ đó, các em có vốn kĩ năng sống, nâng cao hiểu biết xã hội.
IV. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu
Trong quá trình tìm hiểu, thăm dò, tôi thấy một số tủ sách mini đã được
xây dựng, song phần đa còn ít sách, ít thể loại và nội dung chưa phù hợp với các
em. Tủ được làm bằng hộp gỗ cứng hoặc nhôm kín, khiến việc đóng mở khó
khăn và chưa tiết kiệm. Từ đó, tôi nghiên cứu chế tạo tủ sách từ những vật liệu đã
qua sử dụng, không tốn kém và cách chế tạo đơn giản mà chính các em học sinh
cũng tự làm được nếu có sự hướng dẫn. Số sách có thể được bổ sung từ giáo viên,
phụ huynh, hội khuyến học cũng như kế hoạch nhỏ của các em.

PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận
1 Sách là gì?
Sách là một sản phẩm của xã hội, là một công cụ để tích lũy, truyền bá tri
thức từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sách chứa đựng các giá trị văn hóa tinh thần
thuộc các hình thái ý thức xã hội và nghệ thuật khác nhau, được ghi lại dưới các
dạng ngôn ngữ khác nhau (chữ viết, âm thanh, kí hiệu, hình ảnh…) của các dân
tộc khác nhau nhằm lưu trữ, tích lũy, truyền bá trong xã hội. (Theo Wikibooks)
2 Tủ sách mini là gì?

3


Tủ sách mini là một tủ sách nhỏ với số lượng và thể loại sách vừa đủ,
thường được dùng ở những nơi có số lượng người sử dụng không quá nhiều.
(Theo Wikibooks)
II. Thực trạng

1. Thuận lợi
- Nhà trường đã đầu tư mua sắm nhiều loại sách, truyện, báo trong
thư viên để phục vụ nhu cầu đọc sách của học sinh;
- Trường có phòng đọc riêng cho giáo viên và học sinh tại thư viện;
Thư viện trường phục vụ tất cả các ngày trong tuần.
- Học sinh ý thức trong việc đọc sách và giữ gìn bảo quản vốn tài liệu
thư viện. Chấp hành tốt mọi nội quy thư viện đề ra.
2. Khó khăn
- Học sinh mỗi tuần có 1 tiết đọc sách ở thư viện, ngoài ra ít có thời gian
lên thư viện để đọc sách; lúc học sinh có thời gian thì giờ phục vụ của thư viện đã
hết.
- Hiện nay có nhiều hình thức giải trí nên học sinh ít quan tâm đến việc đọc
sách, báo;
- Thời gian ra chơi các em chủ yếu chơi theo sở thích không lên thư viện
để đọc sách, báo; Hoặc nếu lên thì mất thời gian chọn và đợi để mượn sách nên
không đọc được nhiều.
- Đa số các bậc phụ huynh có điều kiện kinh tế khó khăn nên việc mua
sách báo, truyện và khuyến khích các em đọc sách còn rất hạn chế.
III. Các biện pháp triển khai thực hiện
1. Thiết kế hộp đựng sách
Vì các em ít có thời gian đọc sách tại thư viện, việc tiếp cận với sách của
các em còn hạn chế nên tôi đã nghĩ ra ý tưởng làm những chiếc hộp từ các thùng
giấy A4, lịch cũ, giấy màu để tạo ra những chiếc hộp đựng sách tại lớp giúp các
4


em có điều kiện tiếp xúc với sách thường xuyên hơn. Hộp đựng sách được làm từ
những nguyên phế liệu không phải tốn kém kinh phí nhưng tạo cho lớp có một tủ
sách mini thuận tiện khi sử dụng, gọn gàng có thể đặt ở mọi nơi, cố độ bền, nhiều
màu sắc hấp dẫn, đẹp mắt. Giúp các tổ quản lí sách dễ dàng hơn. Ngoài ra, các

em có thể tự trang trí tủ sách theo ý thích ở ngăn thuộc quản lí của tổ mình.
(Xem ảnh phần phụ lục)
2. Sưu tầm, tìm kiếm sách
Làm thế nào để có nhiều loại sách tại góc sách của lớp là vấn đề cần quan
tâm. Do đó, tôi đã trao đổi, vận động phụ huynh đóng góp các loại sách, báo mà
các bậc phụ huynh đã mua cho các em đọc ở nhà.
Bên cạnh, đó tôi sưu tầm các loại sách, báo, truyện ở gia đình và những
người thân để làm phong phú thêm tủ sách của lớp. Thỉnh thoảng, tôi tìm kiếm cơ
hội làm từ thiện từ các tổ chức qua mạng internet về quyên góp, gửi tặng sách các
loại. Nhất là các loại sách – truyện thiếu nhi.
Ngoài ra, cứ mỗi tuần tôi lên thư viện trường mượn thêm sách và dùng báo
Đội của lớp mua hàng tuần bỏ chung vào tủ sách.
Huy động các em đóng góp kế hoạch nhỏ (từ rác có thể tái chế như: giấy
loại, ống bơ,…) để mua bổ sung sách hằng năm.
Đặc biệt, với năm học này, khi việc đánh giá học sinh đổi mới, toàn diện
hơn; ngành tổ chức khá nhiều cuộc thi, yêu cầu học sinh phải có sự hiểu biết rộng
và nhiều như: Nắng sân trường; An toàn giao thông, Giao thông thông minh, Kể
chuyện đạo đức Bác Hồ; học sinh học thêm các tiết như Giáo dục Kĩ năng sống,
Hoạt động ngoài giờ lên lớp,…nên tôi mạnh dạn đặt mua bổ sung thêm một số
quyển như Cẩm nang lịch sự cho Bé (Nhóm tác giả NXB Hội Nhà Văn); Truyện
cổ tích (Nguyễn Đổng Chi); Em tham gia giao thông,..
3. Chọn lọc và phân loại sách

5


Hầu hết các loại sách dành cho các em có đặc trưng phản ánh hiện thực
khách quan bằng hình tượng nhân vật và ngôn ngữ biểu cảm, phù hợp với tâm lý
lứa tuổi thiếu nhi đã trở thành một phương tiện đặc biệt quan trọng, tác động tích
cực tới sự phát triển các phẩm chất đạo đức (đức) cũng như năng lực (tài), hai

mặt cơ bản của nhân cách con người cho các em. Tuy nhiên, sách thiếu nhi sẽ chỉ
phát huy tác dụng giáo dục đầy đủ nếu các em biết lựa chọn sách có nội dung tư
tưởng tốt, giá trị nghệ thuật cao, hiểu và lĩnh hội tri thức trong sách một cách
đúng đắn. Ngược lại, sách báo đồi truỵ, kích động bạo lực và năng lực cảm thụ
kém sẽ có tác hại không nhỏ tới nhân cách đang trưởng thành của các em.
Việc lựa chọn những loại sách mang nội dung giáo dục để các em đọc là
một việc rất cần thiết. Ví dụ cuốn “Tí quậy” của Đào Hải (Nhà XB Kim Đồng),
chúng ta không nên cho học sinh đọc, bởi ngôn từ không thanh lịch, cách xưng
hô của các nhân vật hơi thô lỗ, thiếu tính giáo dục.
Sau khi đã lọc một số những cuốn sách có nội dung phù hợp với các em tôi
phân loại theo các nhóm:
- Truyện cổ tích , thần thoại, truyền thuyết: Nàng Bạch Tuyết và bảy Chú
Lùn, Hoàng tử ếch, Bà Chúa Tuyết, Vịt con xấu xí, Truyện Ông Gióng…
- Sách về các doanh nhân: Truyện kể về các thần đồng thế giới, Kể chuyện
Lê Quý Đôn, Bác Hồ thời niên thiếu, Chuyện chưa kể về Bác Hồ…
- Sách về các loài hoa, động vật: Truyện kể về các loài hoa, Các loài bướm,
Chim cánh cụt và những động vật ở vùng đất cực…
- Sách về giáo dục kĩ năng học: Tiếng Việt lí thú, Muốn học giỏi…
- Thơ, truyện thiếu nhi hiện đại: Tiếng đàn của dế, Dế Mèn phiêu lưu kí…
- Sách về kĩ năng sống: Cẩm nang lịch sự cho Bé, Kì nghỉ đáng nhớ,…
- Sách tham khảo, mở rộng: Biết tất tần tật mọi chuyện trong thiên hạ,
Những câu hỏi “Vì sao?” thú vị…

6


- Sách về ngoại ngữ (Tiếng Anh): Học bảng chữ cái theo hình ảnh, học
Tiếng Anh thật đơn giản,…
- Sách theo sở thích: Vẽ hình từ nét đơn giản, Thần tượng sao bóng đá,…
- Báo Nhi Đồng, Báo Măng Non, Báo Tiền Phong…

(Xem ảnh phần phụ lục)
4. Giới thiệu sách cho học sinh
Mỗi nhóm sách sẽ phù hợp với một nhóm đối tượng. Ví dụ: Các học sinh
gái thì thích đọc những truyện cổ tích, thần thoại, sách về các loại hoa bướm.
Trong khi đó, học sinh trai lại hào hứng với sách về doanh nhân, về các loài động
vật, về bóng đá…
Còn nhóm sách về giáo dục kĩ năng học tập thì tất cả học sinh nên tìm đọc.
Để kích thích sự tò mò của các em, tôi có thể nêu một vài chi tiết tiêu biểu
của cuốn sách.
Ví dụ: Muốn các em tìm hiểu về các nhà khoa học, tôi sẽ giới thiệu: Đọc
truyện về thần đồng thế giới, các em sẽ thấy Ê-đi-xơn là một người nhân hậu,
thông minh như thế nào. Thời ấy chưa có điện cậu bé Ê- đi-xơn đã biết ghép các
tấm gương để khuyếch đại ánh sáng từ một đèn đầu leo lét thành một ngọn nguồn
sáng đủ mạnh phục vụ cho ca mổ ban đêm. Gặp một cụ già sức đã yếu mà phải đi
bộ vất vả, ông đã nghiên cứu, phát minh và chế tạo ra chiếc xe điện. Ông cũng
làm hàng ngàn thí nghiệm để chế tạo ra chiếc đèn điện đầu tiên. Ông cũng là tác
giả của chiếc máy điện thoại mà ngày nay cả thế giới đang dùng…
Hoặc muốn các em tìm hiểu về Lê Quý Đôn, tôi kể: Đọc: “Kể chuyện Lê
Quý Đôn”, các em sẽ thấy thuở nhỏ, ông cũng nghịch ngợm chẳng khác các em
là mấy. Song cậu bé Lê Quý Đôn rất chăm học. Nhờ chăm học, học giỏi nên ông
mới làm được bài thơ và thoát khỏi trận đòn của cha…
Có một nhóm sách đặc biệt bổ ích, đó là cuốn sách về trí tuệ cảm xúc như:
Khơi dậy lòng tự tin, nuôi dưỡng lòng bao dung, bồi đắp sự hài hước, phát huy sự
7


đoàn kết, chinh phục mọi thử thách…Các cuốn sách này phù hợp với tất cả mọi
người, càng cần thiết với tất cả các em có tính tự kỉ. Tôi sẽ lựa chọn và đọc cho
cả lớp nghe trong giờ hoạt động tập thể.
5. Xây dựng kế hoạch đọc sách

Với số lượng học sinh của lớp là 32 em, để trang bị tất cả các loại sách cho
tất cả các em thì giáo viên không thể đáp ứng được. Để tránh các em tranh dành,
chen lấn nhau khi tham gia đọc sách nên tôi xây dựng kế hoạch đọc sách cụ thể
cho lớp trong một tuần như: Giờ ra chơi của buổi sáng thứ 2, 3 là tổ 1; Giờ ra
chơi buổi chiều thứ 4, 5 là thời gian dành cho tổ 2; Giờ ra chơi trong buổi sáng
thứ 6 và chiều thứ 3 dành cho tổ 3. Cứ như thế các tuần kế tiếp các tổ tự hoán đổi
giờ đọc sách cho nhau. Còn trong các giờ sinh hoạt 15 phút đầu giờ và tiết Đọc
sách thì giáo viên tổ chức cho các em đọc theo nhiều hình thức.
6. Tạo hứng thú đọc sách cho học sinh
- Nhằm phát huy tính tích cực, tích lũy được kiến thức thông qua việc đọc
sách của các em tôi đã đặt ra một mục đích trong quá trình đọc. Ví dụ: Trong quá
trình đọc các em tìm các tiếng, từ bắt đầu bằng âm s, x… ghi nhớ hoặc chép vào
một cuốn sổ tay của mình. Hay tìm các tìm các tiếng, những từ nào chưa hiểu,
các em có thể nhờ cô giải đáp.
- Để giúp các em học sinh hứng thú với việc đọc sách giáo viên đưa ra một
số câu hỏi để chơi trò chơi hỏi - đáp với các em .
- Để kiểm tra mức độ nhận thức của các em, giờ hoạt động tập thể, tôi tổ
chức cho học sinh thi kể lại những câu chuyện em đã đọc hoặc trả lời câu hỏi: Em
đã học được điều gì sau khi đọc cuốn sách đó? Các em rất thích được kể và bộc
lộ những cảm xúc của mình trước một cuốn truyện hay. Đặc biệt với các truyện
Cổ tích, sau khi tổ chức cho học sinh đọc, giáo viên cho các em ghi vào sổ đọc
một số nội dung như: Tên truyện? Nội dung truyện? Em thích nhân vật nào và vì
sao? Nếu là tác giả câu chuyện, em sẽ kết thúc như thế nào?,…
8


- Ngoài ra, tôi còn sử dụng các hình thức thi đua giữa các tổ thông qua các
trò chơi, tìm hiểu nội dung các câu chuyện đã đọc hay đọc một đoạn bất kỳ của
truyện rồi đoán tên truyện,… Đồng thời tổ chức tuyên dương, khen thưởng cho
những em tham gia tích cực.

7. Quản lí tủ sách
Khi có tủ sách tại lớp chắc chắc nhu cầu đọc sách ở các em sẽ tăng, làm
thế nào để quản lý sách không để sách bị rách, bị thất lạc. Nên tôi đã tiến hành
đánh số thứ tự sách, từ cuốn đầu tiên đến cuốn cuối cùng tại thời điểm lập tủ sách
của lớp. Về sau em nào ủng hộ thêm sẽ đánh số tiếp, kèm theo đó là một danh
mục sách.
Ví dụ:- Sách được đánh số từ 1 -20 bỏ vào hộp màu xanh và giao cho tổ 1.
- Sách được đánh số từ 21- 40 bỏ vào hộp màu đỏ và giao cho tổ 2.
Để các em tập tự quản, tôi chọn mỗi tổ một em nhanh nhẹn, có trách nhiệm
để làm tổ trưởng thư viện, các em có nhiệm vụ theo dõi, quản lí việc đọc sách
của các thành viên trong tổ. Lớp phó học tập và lớp trưởng phụ trách chung.
Mỗi cuốn sách sẽ có một số, làm bằng bìa cứng. Ví dụ: Cuốn Nàng Bạch
Tuyết và bảy chú lùn” ứng với số một. Em nào đọc thì đưa cho người quản lí tủ
sách ghi tên người mượn. khi đọc bạn đánh dấu người đó đã trả sách. Em nào làm
rách, nếu rách ít có thể dán lại thì thôi, nếu rách nhiều thì phải bồi thường
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
- Học sinh của lớp được tiếp cận sách, truyện mọi lúc, mọi nơi.
- Các em ngày càng thích đọc sách hơn và biết yêu quý và giữ gìn, bảo
quản sách.
- Hầu hết các em có thói quen đọc sách vào những giờ ra chơi.
- Các em không còn chạy chơi theo ý thích vào những thời gian rãnh.
- Kỹ năng đọc, giao tiếp, vốn từ ngữ của các em tăng lên rất rõ nét sau khi
thư viện được xây dựng.
9


- Một số em lười viết bài, hay sai các lỗi chính tả qua việc được đọc sách
thường xuyên các em đã có nhiều tiến bộ.
- Sự đoàn kết, hợp tác trong học tập cũng tăng lên rõ nét hơn, các em cũng
trở nên gắn bó, thân thiện với nhau hơn.

- Mở rộng hiểu biết tri thức từ nguồn sách mang lại, tham gia trả lời tốt các
câu hỏi về hiểu biết, truyện cổ tích qua phần thi Nắng sân trường, Tỉm hiểu An
toàn giao thông,…do Nhà trường phối hợp với Đội tổ chức.
- Học và làm theo báo Đội cũng được thể hiện.
(Xem ảnh phần phụ lục)
V. Ý NGHĨA CỦA SÁNG KIẾN
Đọc sách đối với học sinh tiểu học là nhu cầu cần thiết, song lựa chọn
sách như thế nào để cung cấp, hình thành được những kiến thức cho các em sau
khi đọc là việc chúng ta phải quan tâm. Việc lựa chọn những cuốn truyện cổ tích,
ngụ ngôn, báo nhi đồng … là những món ăn tinh thần vô cùng quý giá đối với
các em. Lứa tuổi các em là lứa tuổi thần tiên, có trí tưởng tượng phong phú rất dễ
rung động…Và những điều đọc được từ những trang sách bổ ích sẽ mãi lung linh
trong trí nhớ, có thể theo các em suốt cả cuộc đời. Đó là những giọt sương trong
lành làm tươi mát tâm hồn trong trẻo của các em, là những bài học đi vào lòng
người một cách êm đềm, ngọt ngào nhất
Thành lập tủ sách mini đối với các lớp Tiểu học là một việc làm rất bổ ích
và đặc biệt là đối với học sinh Tiểu học ở địa bàn huyện Cẩm Xuyên lại càng
thiết thực hơn nữa.
Với tủ sách các em đã xây dựng lên lớp 3, 4, 5 số đầu sách sẽ tăng lên,
phục vụ đắc lực hơn nữa trong việc đọc sách của các em.
Mỗi cuốn sách hay là một người thầy. Có những người thầy, có những
cuốn sách có tác dụng dẫn dắt, định hướng cho một cuộc đời của một con người
10


hoặc cả một lớp người. Vì vậy hình thành và nuôi dưỡng thói quen thích đọc sách
theo tôi là việc làm rất cần thiết đối với học sinh Tiểu học, đặc biệt là lớp 2 - lớp
còn rất nhỏ. Thực tế tôi đã xây dựng được một tủ sách mini cho lớp mình chủ
nhiệm và sẽ tiếp tục bổ sung về hình thức, nội dung, số lượng để có tủ sách tốt
nhất cho các em. Tôi tin tưởng rằng, số lượng đầu sách của tủ sách ngày càng

tăng và từ đó, vốn hiểu biết cũng như tâm hồn các em ngày được bồi đắp và trở
thành một hành trang quý báu theo suốt cuộc đời các em.
PHẦN KẾT LUẬN
1. Bài học kinh nghiệm
Giáo viên thường xuyên sưu tầm, tìm kiếm nhiều loại sách, báo, truyện để
làm phong phú thêm tủ sách.
Xây dựng kế hoạch đọc sách cho các em một hợp lý.
Phát động phong trào thi đua đọc sách giữa các tổ, luôn động viên khích lệ
tinh thần, tạo hứng thú cho các em.
Thường xuyên phối kết hợp với phụ huynh để vận động nguồn sách, báo,
truyện để làm giàu thêm tủ sách.
Căn cứ vào kế hoạch năm học ngành đề ra để bổ sung kịp thời các loại
sách cần thiết.
Trao đổi với đồng nghiệp, chuyên môn về kế hoạch xây dựng tủ sách để
hoàn chỉnh hơn.
Phối hợp với cán bộ thư viên, giáo viên các lớp khác mượn thêm các loại
sách, báo, truyện mới, hay phục vụ cho các em.
Trên đây là kinh nghiệm bản thân tôi đã tích góp, xây dựng qua quá trình
học hỏi - giảng dạy và đã bổ sung hàng năm. Rất mong được quý cấp trên góp ý,
chỉnh sửa và bổ sung để tôi hoàn thiện hơn tủ sách mini trong lớp học, phục vụ

11


tốt hơn công tác dạy học và nâng cao hiểu biết của các em. Tôi xin chân thành
cảm ơn !
Cẩm Xuyên, tháng 12 năm 2015

12



PHỤ LỤC
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA

Hộp đựng sách tạo góc thư viện tại lớp

Sách về thế giới động vật

13


2C

Truyện cổ tích, ngụ ngôn

Sách về các danh nhân, nhân vật lịch sử

14


Sách học Tiếng Anh

Các em đọc sách, báo

Sách truyện mới bổ sung

15


16



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

CC BY – SA, Page Wikibooks (dự án sách khoa học, sách trẻ em và sách

nấu ăn).
2. Lâm Ngũ Đường, 1999, Sống đẹp, NXB Văn hóa.
3. Nguyễn Võ Kỳ Anh, 2012, GD kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích và sơ
cấp cứu cho các cháu nhà trẻ, mẫu giáo và học sinh tiểu học, NXB Văn hóa –
Thông tin.

17


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................1
I. Lý do chọn đề tài.........................................................................................1
II. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu...............................................................2
III. Mục đích nghiên cứu.................................................................................3
IV. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu..........................................................3
PHẦN NỘI DUNG.............................................................................................3
I. Cơ sở lí luận..................................................................................................3
1. Sách là gì?.................................................................................................3
2. Tủ sách mini là gì?....................................................................................3
II. Thực trạng.....................................................................................................4
1. Thuận lợi....................................................................................................4
2. Khó khăn...................................................................................................4
III. Các biện pháp thực hiện................................................................................4

1. Thiết lập tủ sách...........................................................................................4
2. Sưu tầm, tìm kiếm........................................................................................5
3. Chọn lọc và phân loại sách...........................................................................5
4.Giới thiệu sách ..............................................................................................6
5. Xây dựng kế hoạch đọc sách........................................................................7
6. Tạo hứng thú cho học sinh đọc sách.............................................................8
7. Quản lý sách..................................................................................................8
IV. KẾT QUẢ........................................................................................................9
V. Ý NGHĨA CỦA SÁNG KIẾN.........................................................................10
PHẦN KẾT LUẬN..............................................................................................11
I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM...............................................................................11

18


BÁO CÁO TÓM TẮT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Tên sáng kiến: Xây dựng tủ sách mini cho học sinh lớp 2
2. Mô tả ngắn gọn các giải pháp cũ thường làm
Học sinh tự tìm đọc những loại sách mình có, không có định hướng cụ thể
của giáo viên, tìm đọc một số loại sách chưa phù hợp với lứa tuổi,..
Học sinh muốn đọc thêm sách thì tự lên thư viện mượn, vừa mất thời gian
vừa đọc được ít.
Phế liệu có thể tái chế như giấy loại, ông bơ thường được các em vứt hoặc
đốt.
3. Mục đích của sáng kiến
1. Nghiên cứu, tìm tòi xây dựng tủ sách mini cho học sinh, giúp các em có
điều kiện thuận lợi đọc sách.
2. Ghi lại những biện pháp mình đã làm để suy ngẫm, chọn lọc và đúc rút
thành kinh nghiệm của bản thân.
3. Được chia sẻ với đồng nghiệp những việc đã làm trong công tác xây

dựng tủ sách mini cho học sinh.
4. Nhận được những lời góp ý, nhận xét từ cán bộ quản lí nhà trường, từ
Hội đồng khoa học của các cấp và từ các bạn đồng nghiệp, để tôi phát hiện những
mặt mạnh, điều chỉnh, khắc phục những thiếu sót cho hoàn thiện hơn.
5. Rèn luyện tinh thần năng động, giữ lửa lòng say mê sáng tạo, cố gắng
học tập, tự cải tạo mình để theo kịp sự tiến bộ của thời đại.
4. Mô tả giải pháp sáng kiến
4.1 Thuyết minh giải pháp mới
Với kinh nghiệm xây dựng tủ sách mini, các em học sinh dễ dàng tiếp cận
được với các loại sách phù hợp với lứa tuổi, nhận thức,..với lượng thời gian nhiều
hơn.

19


Cơ bản có thể áp dụng cho các lớp. Tùy nhận thức, yêu cầu nhiệm vụ học
tập của từng khối lớp mà có sự bổ sung, điều chỉnh các loại sách.
Giáo dục các em tính tiết kiệm, sử dụng các phế liệu tái chế một cách có
hiệu quả.
4.2 Thuyết minh về khả năng áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Kết hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn, phụ huynh, hội khuyến học, học
sinh.
Tranh thủ sự giúp đỡ của BGH nhà trường, cán bộ thư viện, tổ chuyên
môn.
Tạo nề nếp đọc sách, rèn kĩ năng đọc và yêu sách.
4.3 Thuyết minh về những lợi ích của sáng kiến
Khi áp dụng kinh nghiệm này vào công tác chủ nhiệm, tôi thấy đặt được
kết quả rất khả quan: Học sinh sinh hoạt giờ đọc sách tích cực, khả năng đọc và
hiểu văn bản được nâng cao, các lỗi chính tả khắc phục tốt, các em tham gia tốt
các phong trào, cuộc thi, ý thức tự quản - phối hợp được nâng cao,..

4.4 Tài liệu gửi kèm
Bản kinh nghiệm “Xây dựng tủ sách mini cho học sinh lớp 2” trong công
tác giảng dạy.
4.5 Cam kết không vi phạm bản quyền
Tôi xin cam đoan kinh nghiệp này là do bản thân tôi tìm tòi, nghiên cứu và đúc
rút, chắt lọc, không vi phạm bản quyền người khác.

20



×