Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Mô tả sự khác biệt chính giữa lãnh đạo uy tín và lãnh đạo cải cách quy trình ra quyết định hướng khuyến khích nhân viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.74 KB, 13 trang )

“Nêu và giải thích một cách chi tiết các bước mà bạn sẽ làm nếu bạn
quyết định thực hiện qui trình ra quyết định theo hướng khuyến khích nhân
viên tham gia tại tổ chức của bạn. Hãy đưa ra những luận lập về quá trình và
loại quyết định mà bạn định thử nghiệm và giải thích lý do. Nêu lên những
điểm có lợi và những hạn chế của qui trình mà bạn có thể dự đoán cả về lý
thuyết và thực hành.”

I. LÝ THUYẾT VỀ LÃNH ĐẠO VÀ LÃNH ĐẠO THAM GIA.
1. Định nghĩa lãnh đạo
2. Lãnh đạo tham gia
II. CÁC BƯỚC KHI THỰC HIỆN QUI TRÌNH RA QUYẾT ĐỊNH THEO
HƯỚNG KHUYẾN KHÍCH NHÂN VIÊN THAM GIA
a. QUY TRÌNH RA QUYẾT ĐỊNH
b. CƠ SƠ CỦA QUÁ TRÌNH RA QUYẾT ĐỊNH DỰA TRÊN KHUYẾN
KHÍCH NHÂN VIÊN THAM GIA


1. Người lãnh đạo đưa ra một dự thảo
2. Tham vấn ý kiến của mọi người
3. Tổng hợp ý kiến, lựa chọn giải pháp được nhiều người ủng hộ nhất.
4.

Thống nhất ra quyết định

C. NHỮNG ĐÁNH GIÁ VỀ CÁC ƯU ĐIỂM VÀ NHỮNG HẠN CHẾ CỦA QUI TRÌNH
RA QUYẾT ĐỊNH THEO HƯỚNG KHUYẾN KHÍCH SỰ THAM GIA CỦA CÁC
NHÂN VIÊN.

1. Những ưu điểm
2. Những hạn chế
KẾT LUẬN


Báo cáo dựa trên tài liệu tham khảo:
- Giáo trình môn “ Phát triển khả năng lãnh đạo” của trường Đại học Griggs
- Sách “Lãnh đạo trong tổ chức” của trường Đại học Griggs
- Tâm lý học quản lý dành cho người lãnh đạo – NXB Chính trị quốc gia năm
2002.
- Sách “ 90 ngày đầu tiên làm lãnh đạo” của tác giả Michael Watkins
- 78 câu hỏi dành cho người lãnh đạo của tác giả Chrisclarke-Epstein
MỞ ĐẦU
Lãnh đạo là một hoạt động đã xuất hiện từ khi xã hội loài người hình
thành và là một trong những nhân tố đóng vai trò quyết định trong sự phát triển
của xã hội loài người, các tổ chức.
Đặc biệt, trong điều kiện toàn cầu hoá và môi trường thay đổi rất nhanh
hiện nay, lãnh đạo trở thành một chủ đề được quan tâm lớn của nhiều lý thuyết
và các nhà nghiên cứu từ đầu thế kỷ 20, nhất là các nhà xã hội học.
Trọng tâm của hầu hết các nghiên cứu đó là xác định các yếu tố quyết
định tính hiệu quả của lãnh đạo.


Các nhà khoa học xã hội đã và đang nỗ lực tìm kiếm những tố chất, hành
vi, nguồn lực và những đặc điểm, hoàn cảnh quyết định phương thức và biện
pháp gây ảnh hưởng của người lãnh đạo đến cấp dưới nhằm đạt được mục tiêu
chung của tổ chức.
Môn học này khám phá những nghiên cứu về Lãnh đạo trong các Tổ
chức. Chú trọng vào những sự phát triển lý luận và thực tiễn của Lãnh đạo trong
các tổ chức. thông qua việc thảo luận những hiểu biết của nhân loại về sự phát
triển lý luận và thực tiễn lãnh đạo cho phép xem xét và đánh giá các lý thuyết
lãnh đạo khác nhau, từ đó chiêm nghiệm và phản ánh những thực tiễn của người
học.
Những thảo luận cởi mở về lãnh đạo trên phương diện lý thuyết và thực
tiễn còn giúp cho người học phát triển các kỹ năng cốt yếu của lãnh đạo trong

môi trường hiện đại là thành tầm nhìn, truyền đạt tầm nhìn đến các thành viên
trong tổ chức, tạo ra khả năng, điều kiện thuận lợi để đạt được tầm nhìn chung.
I.

LÝ THUYẾT VỀ LÃNH ĐẠO VÀ LÃNH ĐẠO THAM GIA
Sự lãnh đạo có một sức lôi cuốn mạnh mẽ đối với tất cả mọi người bởi sự

thần bí và cái chính là ở tầm ảnh hưởng sâu rộng của nó đối với cuộc sống của
tất cả mọi người.
Không một tổ chức, một quốc gia nào lại có thể thành công nếu như
không có những vị lãnh đạo tài trí nào đó.
1. Định nghĩa về Lãnh đạo
Như chúng ta đã biết, có rất nhiều các định nghĩa khác nhau về lãnh đạo.
Các nhà nghiên cứu thường định nghĩa lãnh đạo theo quan điểm của riêng họ về
các mặt của hiện tượng mà họ quan tâm xem xét.
Một định nghĩa về lãnh đạo rộng theo đó bao gồm các yếu tố để xác định
thành công của một nỗ lực tập thể các thành viên của một tổ chức hoặc một
nhóm người nhằm hoàn thành những mục tiêu chung được các tác giả của
trường đại học Griggs đưa ra trong giáo trình giảng dạy “Lãnh đạo trong tổ
chức” được chấp nhận rộng rãi. Định nghĩa lãnh đạo đó như sau:


“Lãnh đạo là một quá trình gây ảnh hưởng đối với người khác để hiểu
và nhất trí về những việc cần phải làm và cách thức thực hiện hiệu quả, và
quá trình hỗ trợ nỗ lực tập thể, cá nhân để hoàn thành các mục tiêu chung.”
2. Lãnh đạo tham gia
Bảy vai trò quan trọng của nhà lãnh đạo đó là, Thiết lập tầm nhìn cho tổ
chức, xây dựng chiến lược, tập hợp quẩn chúng, cổ vũ động viên tạo sự thay đổi,
xây dựng môi trường làm việc văn hóa tổ chức và Ra quyết định. Trong hoạt
động lãnh đạo của mình, nhà lãnh đạo luôn luôn phải giải quyết các vấn đề mà

tổ chức gặp phải. Một trong những sứ mệnh quan trọng của nhà lãnh đạo là ra
quyết định để giải quyết vấn đề. Việc ra quyết định có thể dựa trên quyết định cá
nhân, cũng có khi dựa trên quyết định của nhóm hay tập thể.
Đưa ra quyết định là một trong những chức năng quan trọng nhất của
người Lãnh đạo, nhiều quyết định của người lãnh đạo họ đã huy động hoặc
khuyến khích sự tham gia của người khác trong tổ chức.
Sự nỗ lực của người lãnh đạo để khuyến khích và hỗ trợ sự tham gia của
người khác trong việc đưa ra quyết định gọi là Lãnh đạo tham gia .
Người lãnh đạo lôi kéo sự tham gia của mọi người vào quá trình ra quyết
định là công việc cần thiết để quyết định đó dễ được chấp thuận và thực hiện
trong tổ chức. Lãnh đạo tham gia liên quan đến việc sử dụng các quy trình ra
quyết định khác nhau cho phép người khác có một mức độ tham gia nhất định
đối với quyết định của người lãnh đạo.
Đặc điểm của lãnh đạo tham gia là quá trình tham vấn, cùng ra quyết
định, chia sẻ quyền lực, phân cấp quản lý, quản lý dân chủ.
Hình thức lãnh đạo tham gia có thể được coi là một loại hành vi đặc trưng
cho tính dân chủ, quyết định tập thể đối với các vấn đề hê trọng của một tổ chức.
Nghiên cứu Lãnh đạo tham gia giúp ta hiểu rõ hơn lý do tại sao lãnh đạo
hiệu quả lại quan trọng như vậy trong các tổ chức.


II.

CÁC BƯỚC KHI THỰC HIỆN QUI TRÌNH RA QUYẾT ĐỊNH
THEO HƯỚNG KHUYẾN KHÍCH NHÂN VIÊN THAM GIA.
A. QUY TRÌNH RA QUYẾT ĐỊNH.
Khi thực hiện qui trình ra quyết định các nhà lãnh đạo thực hiện các bước

nhìn chung các nhà lãnh đạo thường thực hiện các bước sau, có thể các bước
được chia nhỏ hoặc ghép lại.

1. Xác định vấn đề cần ra quyết định.
2. Xác định nguyên nhân;
3. Thu thập thông tin;
4. Đưa ra các phương án;
5. Đưa ra các tiêu chí đánh giá để đánh giá các phương án;
6. Lựa chọn phương án tối ưu và ra quyết định
7. Thực hiện quyết định, đánh giá điều chỉnh.
B. CƠ SƠ CỦA QUÁ TRÌNH RA QUYẾT ĐỊNH DỰA TRÊN KHUYẾN
KHÍCH NHÂN VIÊN THAM GIA
Khi quyết định theo hướng khuyến khích nhân viên tham gia thì sự tham
gia của các cá nhân trong tổ chức ở các bước của quy trình ra quyết định chủ
yếu thể hiện ở các nội dung sau:
Quá trình xác định và phân tích vấn đề là điều hết sức quan trọng để tìm
ra nguyên nhân từ đó mới có các giải pháp thích hợp; quá trình xác định các
nguyên nhân và thu thập thông tin nếu có sự tham gia của các thành viên trong
tổ chức điều này giúp cho các thành viên trong tổ chức cùng nhà lãnh đạo có các
phương án để lựa chọn phương án tốt nhất. Có nhiều phương pháp phát triển các
giải pháp khi có sự tham gia của các thành viên trong tổ chức như Phương pháp
“Brainstorming” phương pháp Quy trình sáng tạo.
1. Người lãnh đạo đưa ra một dự thảo


Thường Người lãnh đạo đưa ra một dự thảo. Như chúng ta đều biết trước
khi đưa một vấn đề ra thảo luận lấy ý kiến, người chủ trì phải có những gợi ý,
định hướng nhất định. Để khuyến khích nhân viên tham gia vào một qui trình ra
quyết định, người lãnh đạo cũng phải đưa ra một dự thảo và định hướng mọi
người thảo luận hay tham vấn để đẫn đến một sự thống nhất trong tổ chức. Dự
thảo đó thường có dạng “ Để giải quyết vấn đề, chúng ta cần phải làm ….”
Dự thảo của người lãnh đạo đã bao hàm hướng giải quyết vấn đề để mọi
người tham gia thảo luận, góp ý để đạt được mục đích.

2. Tham vấn ý kiến của mọi người
Sau khi đưa ra một dự thảo, người lãnh đạo sẽ tiến hành lấy ý kiến tham
vấn của mọi người:
+ Tham vấn ý kiến thường diễn ra không chính thức trong quá trình tiếp
xúc lặp đi lặp lại với các nhân viên, cũng có thể trong một cuộc họp chính thức.
+ Tham vấn có thể diễn ra trong một cuộc thảo luận ngắn trong hội
trường, sau một cuộc họp hoặc một sự kiện xã hội, tại bữa trưa hoặc trên sân
chơi thể thao.
Hành vi tham vấn của các nhân viên có thể liên quan đến rất nhiều yếu tố
trong các quy trình ra quyết định khác nhau, ví dụ như tham vấn ý kiến để phân
tích một vấn đề, một sự lựa chọn giữa các giải pháp, hoặc tham vấn về một
quyết định cuối cùng trong số các giải pháp được đưa ra sẵn.
Hành vi tham gia của các nhân viên mang tính chất biến động, luôn thay
đổi theo không gian và thời gian, họ có thể tham gia với cách thức ra quyết định,
điều kiện áp dụng và mức độ hiều quả của quyết định.
3. Tổng hợp ý kiến, lựa chọn giải pháp.
Kết quả quá trình tham vấn đưa đến cho chúng ta những lựa chọn khác
nhau cho các qui trình ra quyết định. Trách nhiệm của người lãnh đạo là phải lự
chọn giải pháp nào được nhiều người ủng hộ nhất để đưa ra quyết định để đạt
hiệu quả cao nhất.


Thông thường người lãnh đạo phải đứng trước sự lựa chọn rất khó khăn vì
kết quả của sự tham gia sẽ không đồng nhất, và sự lựa chọn thường phải dựa
theo số đông và gần sát với mục tiêu mà dự thảo đưa ra.
4. Thống nhất và ra quyết định
Sau khi đã lựa chọn được giả pháp tối ưu nhất, công việc tiếp theo của
Người lãnh đạo là tìm sự thống nhất để đưa ra quyết định.
Thông thường công việc này được thực hiện dưới dạng “biểu quyết” để
tìm sự chấp nhận của các nhân viên và việc ra quyết định chỉ là cụ thể hóa quá

trình “lối kéo sự chấp thuận” của mọi người để cùng hướng vào mục tiêu chung.
III.

LẬP LUẬN VỀ QUAD TRÌNH VÀ LOẠI QUYẾT ĐỊNH BẠN THỦ
NGHIỆM VÀ GIẢI THÍCH LÝ DO:
Nếu nhân viên có thể chấp nhận quyết định của bạn mà không liên quan

gì vào việc ra quyết định, thì quyết định được xem như nằm trong “vùng
chấp nhận được” của họ. Nếu họ không thể chấp nhận quyết định của bạn,
thì quyết định nằm ngoài “vùng chấp nhận được của họ.
* Ở đây có 2 thử nghiệm :
- Thử nghiệm về sự liên quan : Trong kết quả của quyết định, nhân viên của
bạn có đóng góp cá nhân gì?
- Thử nghiệm về trình độ chuyên môn : Nhân viên của bạn có tài chuyên môn
nào để có thể hỗ trợ việc đưa ra một quyết định đúng đắn ?
* Lý do:
- Nếu nhân viên của bạn có đóng góp cá nhân và có thể đóng góp kiến
thức chuyên môn nào đó vào tình huống quyết định, khi đó quyết định rơi
vào ngoài vùng chấp nhận của họ,trong trường hợp như thế nhân viên nên
được tham gia vào quá trình ra quyết định.
- Ngược lại, nếu nhân viên không có đóng góp cá nhân trong quyết định
và không có tài chuyên môn gì đưa ra thì quyết định rơi trong vùng chấp
nhận của họ, trong những tình huống quyết định như thế, nhân viên không
nên được tham gia vào quá trình quyết định.


- Để nhân viên tham gia vào những quyết định nằm trong vùng chấp nhận
là không có ý nghĩa, và thậm chí có thể phản tác dụng và gây ra sự bực
bội .Những vấn đề khác cần quan tâm liên quan đến việc cho phép nhân viên
tham gia vào việc ra quyết định là chất lượng của quyết định và, một lần nữa,

mức độ chấp nhận quyết định của nhân viên.
- Thời gian cần có để ra quyết định cũng ảnh hướng đến sự tham gia của
những người khác vào quyết định. Khi xem xét sự tham gia của người khác
vào quyết định hay không bạn nên nghĩ đến chất lượng của quyết định quan
trọng như thế nào đến bạn và tổ chức của bạn.
- Bạn cũng nên lưu ý đến mức độ chấp nhận của nhân viên quan trọng
như thế nào đến việc thực hiện quyết định có hiệu quả.
- Nếu bạn gặp phải những hạn chế về thời gian thì bạn sẽ thấy khó mà
thuyết phục người khác tham gia vào quá trình ra quyết định. Rất đơn giản,
khi bạn tự quyết định thì có thể bạn sẽ không mất nhiều thời gian để lấy
quyết định, nhưng bạn sẽ phải mất nhiều thời gian hơn để giải thích, để có
được sự tham gia của nhân viên vào thực hiện quyết định.
- Ngược lại, càng có nhiều người tham gia vào việc ra quyết định thì càng
mất nhiều thời gian hơn, nhưng sau đó thì việc thực hiện sẽ dễ dàng hơn và
nhân viên sẽ sốt sắng thực hiện nhanh hơn.
III. NHỮNG ĐÁNH GIÁ VỀ CÁC ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ CỦA QUI TRÌNH RA
QUYẾT ĐỊNH THEO HƯỚNG KHUYẾN KHÍCH SỰ THAM GIA
CỦA CÁC NHÂN VIÊN.

1. Những ưu điểm
Như chung ta đã biết Quyết định tham gia đem lại những lợi ích tiềm năng là:
Quyết định có chất lượng cao, Quyết định được sự chấp nhận cao, mức độ hài
lòng cao hơn của quá trình quyết định và phát triển hơn các kỹ năng ra quyết
định. Khi quyết định có sự tham gia thì tầm nhìn vấn đề được mở rộng hơn, xác
thực hơn và rõ ràng hơn; có nhiều kiến thức, thông tin giải pháp được đưa ra


hơn; huy động được trí tuệ tập thể, mọi thành viên tham gia được chia sẻ thu hút
được sự quan tâm và cùng giải quyết của thành viên tham gia.
- Chất lượng quyết định cao: Khuyến khích nhân viên tham gia vào quá

trình ra quyết định có thể làm tăng chất lượng của quyết định khi các nhân viên
tham gia sẽ cung cấp các thông tin và kiến thức mà người lãnh đạo thiếu, họ sẵn
sàng hợp tác để tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề.
- Sự chấp nhận quyết định: Sự tham gia của Nhân viên tức là họ đã có sự
ảnh hưởng đáng kể trong việc ra quyết định, và như vậy họ thường có xu hướng
coi quyết định là của riêng mình. Cảm nhận này sẽ làm tăng động lực thực hiện
quyết định đó thành công. Sự tham gia cũng giúp họ hiểu rõ hơn bản chất của
vấn đề cần quyết định và điều đó giúp họ có thể giảm được sự hoài nghi và lo
lắng về quyết định đó.
- Mức độ hài lòng cao với quá trình quyết định: Khi các nhân viên
được khuyến khích tham gia, họ sẽ có cơ hội để thể hiện ý kiến và quan điểm
của mình trước khi quyết định được đưa ra có thể mang lại hiệu quả có lợi cho
dù mức độ ảnh hưởng thực tế của các đối tượng tham gia với quyết định cuối
cùng. Họ sẽ có suy rằng họ đang được tôn trọng khi họ có cơ hội thể hiện ý kiến
của mình về quyết định có ảnh hưởng đến bản thân họ. Kết quả se mang lại mức
độ hài lòng cao hơn với quá trình ra quyết định
- Phát triển kỹ năng cho đối tượng tham gia: Khi được khuyến khích
tham gia vào quá trình ra quyết định nhất là các quyết định phức tạp sẽ mang lại
sự phát triển kỹ năng cho các nhân viên, họ sẽ tự tin hơn trong cuộc sống và
công việc. Các nhân viên tham gia vào tất cả các quá trình phân tích nguyên
nhân, đưa ra giải pháp khả thi, đánh giá các giải pháp và lập kế hoạch thực hiện
giải pháp sẽ học hỏi được nhiều hơn các kỹ năng, kinh nghiệm trong quá trình
ra quyết định.
2. Những hạn chế:
Sự tham gia của các nhân viên vào quá trình ra quyết định cũng có các
mặt hạn chế .


- Nếu đối tượng tham gia bất đồng về mục tiêu với người lãnh đạo thì sự
hợp tác, chia sẻ sẽ khó có thể có được và nếu không có sự hợp tác, sự tham gia

có thể làm giảm, thay vì làm tăng chất lượng của quyết định.
- Thời gian để ra quyết định có thể kéo dài.
- Dễ theo hướng xuôi chiều đồng ý theo số đông có thể không tập trung
trách nhiệm.
- Các biện pháp tham gia thường không rõ ràng nên bị hạn chế bởi các
vấn đề về đánh giá và khó khăn trong việc xác định định hướng kết quả;
- Thường thì thiếu sự thống nhất của tất các nhân viên tham gia nên gây
không ít những khó khăn cho quá trình lựa chon.
- Khuyến khích nhân viên tham gia vào quá trình ra quyết định thường
phải mất nhiều thời gian nên đối với những vấn đề cần tính cấp thiết thì khuyến
khích sự tham gia của nhân viên sẽ không phù hợp và rất có thể dẫn đến những
hậu quả xấu.
-

Sau khi nghiên cứu và thảo luận nhóm chúng tôi xin đưa ra một số nhận
định sau:
Lãnh đạo tham gia liên quan đến nỗ lực của người quản lý để khuyến
khích và hỗ trợ sự tham gia của các nhân viên vào quá trình ra quyết định.
Sự tham gia có nhiều hình thức, từ điều chỉnh một quyết định dự thảo sau
khi nhận được các ý kiến phản hồi, yêu cầu mọi người đưa ra đề xuất trước khi
quyết định, cho đến yêu cầu các cá nhân và nhóm cùng đưa ra quyết định, cho
phép mọi người đưa ra một quyết định nhưng có sự phê duyệt cuối cùng của
người lãnh đạo.
Khuyến khích các nhân viên tham gia vào quá trình ra quyết định thường
có mục đích là làm cho quyết định đó có chất lượng cao hơn, được chấp thuận
và hài lòng của nhân viên nhiều hơn và hiệu quả thực hiện được tốt hơn.


Tuy nhiên, ngay cả khi không cần sự tham vấn của các nhân viên trước
khi đưa ra quyết định thì người lãnh đạo vẫn nên làm như vậy vì có thể có lợi

ích khác của sự tham gia.
Qui trình ra quyết định theo hướng khuyến khích sự tham gia của các
nhân viên đem lại những lợi ích tiềm năng nhưng nó cũng bộc lộ nhiều hạn chế
nên việc áp dụng qui trình đó phải phù hợp với từng loại quyết định cụ thể.
Nghiên cứu Qui trình ra quyết định theo hướng khuyến khích sự tham gia
của các nhân viên ( Lãnh đạo tham gia) giúp ta định hướng các lựa chon ra
quyết định phù hợp với các hoản cảnh cụ thể, “giúp ta hiểu rõ hơn lý do tại sao
lãnh đạo hiệu quả lại quan trọng trong các tổ chức…”.
Ra quyết định rất quan trọng đối với người lãnh đạo. Việc ra quyết định
có sự tham gia của các thành viên trong tổ chức có những ưu điểm nhất định.
Nhà lãnh đạo có thể áp dụng từng mô hình như tham khảo ý kiến của từng
cá nhân riêng lẻ sau đó ra quyết định, hoặc nhà lãnh đạo trao đổi với tập thể sau
đó ra quyết định hoặc bàn bạc với tập thể sau đó ra quyết định dựa trên đa số.
Tuy nhiên việc lựa chọn mô hình tùy thuộc vào mức độ cấp bách của
quyết định, năng lực của người tham gia, số lượng quy mô, thành phần của cá
nhân tham gia, các thông tin cần thiết ... mà nhà lãnh đạo lựa chọn mô hình có
sự tham gia của các thành viên trong tổ chức để quyết định đạt hiệu quả nhất.

KẾT LUẬN
Trọng tâm của hầu hết các nghiên cứu đó là xác định các yếu tố quyết
định tính hiệu quả của lãnh đạo.
Hầu hết các lý thuyết về lãnh đạo đều lấy một trong ba đặc điểm để làm
cơ sở để giải thích hiệu quả của lãnh đạo là:
+ Các đặc điểm của người lãnh đạo;
+ Đặc điểm của cấp dưới;
+ Đặc điểm của hoàn cảnh


Các nghiên cứu về lãnh đạo đã làm sáng tỏ nhiều điều về những bí mật
xung quanh vai trò của lãnh đạo, tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề chưa có câu trả

lời thoả đáng.
Trong phạm vi nghiên cứu của môn học, chúng ta sẽ tập trung nghiên cứu
về các lý thuyết và kết quả nghiên cứu chính về hiệu quả lãnh đạo, trong đó chú
trọng đến lãnh đạo trong các tổ chức chính thức như các doanh nghiệp, các
trường đại học, các bệnh viện và các cơ quan của chính phủ.
Nghiên cứu môn phát triển khả năng lãnh đạo giúp cho chúng ta nhận
thức được những yếu tố quyết định tính hiệu quả của lãnh đạo.
Chúng ta cũng hiểu được nhà lãnh đạo cần có những tố chất gì, những
hành vi cần thiết nào, những nguồn lực cần phải có, xét trong những hoàn cảnh
cụ thể để có thể gây ảnh hưởng đối với cấp dưới sao cho tất cả mọi người cùng
nỗ lực làm việc để đạt được mục tiêu chung của tổ chức.
Môn học còn giúp chúng ta tìm hiểu về bản chất lãnh đạo, những quan
điểm khác nhau trong định nghĩa lãnh đạo, những khác biệt giữa lãnh đạo và
quản lý, các phương pháp tiếp cận khác nhau về nghiên cứu lãnh đạo, các phong
cách lãnh đạo.
Nhìn chung đối tượng nghiên cứu của môn học rất rộng, trong phạm vi
của báo cáo thảo luận nhóm, chúng tôi chỉ tập trung đề cập đến phong cách lãnh
đạo tham gia này.
Sau khi học xong môn học này, những người tham
gia sẽ có khả năng tốt hơn trong:
1. Thảo luận những khái niệm về lãnh đạo và phát triển
những khái niệm lãnh đạo của chính bản thân mình.
2. Nhận ra những mô hình lãnh đạo khác nhau, sự giống và
khác nhau của chúng, đồng thời đánh giá được bản thân trên cơ
sở các mô hình lãnh đạo này.


3. Phân tích bối cảnh của lãnh đạo theo đó các quan niệm,
mô hình, và lý thuyết là phù hợp cho việc lãnh đạo hiệu quả.
4. Phát triển các kỹ năng cốt yếu của lãnh đạo: hình thành

tầm nhìn, truyền đạt tầm nhìn, tạo khả năng... các kỹ năng
được quan tâm phát triển trong quá trình môn học là truyền đạt,
giải quyết xung đột, phát triển đội, tương tác qua lại giữa các cá
nhân.



×