Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Lược sử hình thành quá trình ra quyết định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.07 KB, 3 trang )

Lược sử hình thành quá trình ra quyết định
Khái niệm "quá trình ra quyết định" được Chester Barnard, một trưởng nha điện
thoại - tác giả cuốn "Chức năng của nhân sự quản lý", đưa vào sử dụng vào
khoảng giữa thế kỷ trước, trên cơ sở những thuật ngữ cũ vẫn được áp dụng
trong hoạt động quản trị công. Từ đó, khái niệm này bắt đầu được đưa vào sử
dụng nhiều, thay thế cho những khái niệm có phạm vi ý nghĩa hẹp hơn như
"phân phối nguồn lực" hay "lập chính sách". Theo giáo sư William Starbuck
thuộc Charles H. Lundquist College of Business, University of Oregon, sự xuất
hiện của khái niệm mới này đã thay đổi cách những nhà quản lý suy nghĩ về
công việc của mình và kích thích tính quyết đoán trong hành động cũng như kỳ
vọng của họ với khả năng dứt điểm trong mỗi quyết định. Ông cho rằng "việc lập
chính sách có thể được thực hiện không dứt, ngày này qua ngày khác" nhưng
quyết định có nghĩa là chấm dứt việc bàn cãi, cân nhắc và bắt đầu hành động".

Như thế chính Barnard, và sau này là những nhà
nghiên cứu như James March, Herbert Simon, và
Henry Mintzberg, là những người đi đầu trong hướng
nghiên cứu về quá trình ra quyết định trong quản trị.
Nhưng việc ra quyết định chỉ là một gợn sóng nhỏ xuất
hiện trong dòng chảy suy nghĩ của nhân loại, dòng chảy
ấy bắt nguồn từ khi con người phải đối mặt với những
bất ổn và chỉ biết tìm một lời chỉ bảo nào đó từ những vị tinh tú trên trời. Câu hỏi
ai sẽ ra quyết định và quyết định như thế nào là động lực chính góp phần làm rõ
hình thái của
hệ thống nhà nước, công bằng, pháp lý, và cả thứ tự xã hội trên
toàn thế giới. Albert Camus đã khẳng định rằng "Cuộc sống là tổng hợp của tất
cả các quyết định của mỗi chúng ta." Suy từ câu nói này, lịch sử chính là tổng
hợp các quyết định của toàn bộ nhân loại.
Việc nghiên cứu về quá trình ra quyết định, do đó, có thể được coi là bản viết
trên da cừu về những quy tắc trí tuệ như: toán học, xã hội học,... Những nhà triết
học luôn cố gắng tìm hiểu xem những quyết định của chúng ta phản ánh điều gì


về bản thân và về giá trị của mỗi chúng ta; những sử giả thì cố gắng cắt nhỏ ra
để nghiên cứu trong khi những nhà lãnh đạo lại cố gắng chắp nối chúng lại.
Những nghiên cứu về rủi ro và hành vi của tổ chức lại bắt nguồn từ một kỳ vọng
có tính thực tiễn cao hơn: giúp nhà quản lý có thể đạt được kết quả tốt hơn trong
công việc của họ. Những nghiên cứu mang màu sắc thực dụng này trở lên có ý
nghĩa khi mà một quyết định tốt vẫn không đảm bảo được kết quả tốt. Trong
nhiều trường hợp, quá trình ra quyết định có thể được cải thiện bởi một tập hợp
ngày càng phức tạp của hoạt động quản trị rủi ro, của khả năng hiểu hành vi con
người và những công nghệ cho phép hỗ trợ và mô phỏng quá trình nhận thức.


Ngay cả như thế, lịch sử hình thành những
chiến lược ra quyết định không cho thấy
nó thuần túy là quá trình tiếp cận đến một
dạng chủ nghĩa duy lý trí hoàn hảo. Trên
thực tế, qua nhiều năm, chúng ta đang tiến
dần đến những giới hạn, cả về ngoại cảnh
và tâm lý tạo bởi những hạn chế trong khả
năng lựa chọn giải pháp tối ưu của chính
chúng ta Simon cho rằng những tình
huống phức tạp, giới hạn về thời gian và năng lực tính toán của tư duy hạn chế
đã đưa những người ra quyết định vào trạng thái "giới hạn hợp lý". Simon cho
rằng con người sẽ chỉ có thể đưa ra các quyết định hợp lý về khía cạnh kinh tế
nếu như họ tập hợp được đầy đủ thông tin phục vụ quá trình ra quyết định.
Daniel Kahneman và Amos Tversky tiến hành xác định được những yếu tốt làm
cho con người đi đến quyết định chống lại chính lợi ích kinh tế của họ ngay cả
khi họ biết điều đó tốt hơn. Antonio Damasio nghiên cứu với những bệnh nhân
tâm thần và kết luận về việc khi thiếu đi cảm xúc, con người không thể ra quyết
định. Lý thuyết con người hợp lý của Descartes có thể bị "lật tẩy" bởi khả năng
nhận thức giới hạn, tự tin quá mức, nhận thức sai lầm về khung vấn đề; điều này

đe dọa nhấn chìm niềm tin của con người trong chính những lựa chọn của họ, ở
đó chỉ có duy nhất những tiến bộ công nghệ có thể giúp con người không bị
nhấn chìm.
Đối mặt với quá trình ra quyết định không thể đạt đến độ hoàn thảo, những nhà
nghiên cứu cố gắng tìm ra phương án để ít nhất dù không đạt được kết quả tối
ưu, họ cũng có thể đạt được những kết quả ở mức "có thể chấp nhận"...

×