Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

SKKN Một số giải pháp về công tác quản lý nhằm nâng cao hiệu quả dạy học thực hành thí nghiệm tại trường THPT Nghi Lộc 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.56 MB, 22 trang )

Phần I. Đặt vấn đề:
Thực hiện chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua Bộ
Giáo dục và Đào tạo đã và đang triển khai thực hiện công cuộc đổi mới giáo dục.
Cùng với việc đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, thì việc đầu tư
cơ sở vật chất kỹ thuật và TBDH phục vụ cho công cuộc đổi mới cũng đồng thời tiến
hành. Để phục vụ tốt cho công tác dạy và học, thời gian qua Sở Giáo dục và Đào tạo
Nghệ An đã chú trọng đến việc đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác
dạy và học, đặc biệt là sau khi triển khai thực hiện chương trình SGK mới, vấn đề
này càng được quan tâm hơn trong đó có các bộ môn Vật lý, Hóa học, Sinh học. Điều
này đã góp phần đáng kể vào việc từng bước nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
tỉnh nhà.
Thiết bị dạy học là công cụ hỗ trợ hiệu quả nhất trong tiết dạy, làm cho tiết học trở
nên sinh động, dễ hiểu. Lý thuyết được kết hợp với thực hành giúp cho học sinh nhớ
kiến thức lâu và sâu hơn, giúp việc học trở nên nhẹ nhàng, hiệu quả. Những phương
pháp dạy học theo cách tiếp cận kiến tạo, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề càng
có nhiều điều kiện để ứng dụng rộng rãi.
Trong những năm qua đã có nhiều đề tài NCKH, SKKN về việc nâng cao chất
lượng của tiết thực hành thí nghiệm ở các bộ môn khác nhau. Tuy nhiên chất lượng,
hiệu quả, ý thức thái độ thực hiện còn nhiều hạn chế, nhiều SKKN mang nặng tính lý
thuyết thiếu thực tiễn. Để giải quyết những khó khăn trong công tác quản lý, nâng
cao chất lượng giảng dạy bài thực hành thí nghiệm, chúng ta cần tìm hiểu đánh giá rõ
về nguyên nhân, thực trạng và đưa ra những giải pháp mang tính khả thi có tính hệ
thống. Xuất phát từ những vấn đề trên và thực tiễn trong quá trình làm công tác quản
lý chúng tôi mạnh dạn đưa ra SKKN: Một số giải pháp về công tác quản lý nhằm
nâng cao hiệu quả dạy học thực hành thí nghiệm tại trường THPT Nghi Lộc 5.

1


Phần II. Nội dung
1. Thực trạng sử dụng thiết bị dạy học Vật lý ở một số trường THPT trên địa bàn.


Qua điều tra thực tế tại một số trường THPT trong địa bàn, chúng tôi đưa ra một số
thực trạng như sau:
1.1. Số lượng và chất lượng các thiết bị thực hành thí nghiệm.
Số lượng các thiết bị thực hành thí nghiệm được cấp và qua nhiều lần bổ sung ở
các trường THPT tương đối đầy đủ, đáp ứng đủ cho nhu cầu dạy và học tại các
trường THPT.
Về chất lượng các thiết bị đang còn nhiều vấn đề bất cập, đặc biệt là độ chính xác
của các thiết bị đo. Qua điều tra tại một số trường THPT, kết quả cho thấy rằng một
số thiết bị đo còn thiếu sự chính xác, các thiết bị đo giống nhau trong cùng một
phòng thực hành cho các kết quả chênh lệch đáng kể, điều này làm giảm niềm tin
của học sinh vào các bài thực hành thí nghiệm.
Một ví dụ của một giáo viên Vật lý đưa ra:
Trong bài thực hành đo gia tốc rơi tự do, giáo viên đã chia lớp thành 4 nhóm để
làm thực hành tại phòng thí nghiệm Vật lý kết quả thí nghiệm đem lại như sau:
Nhóm 1: 11,40 m/s2
Nhóm 2: 9,62 m/s2
Nhóm 3: 9,21 m/s2
Nhóm 4: 8,98 m/s2

2


Trong khi đó theo lý thuyết thì giá trị của gia tốc trọng trường ~ 9.8 m/s2.

Như vậy, ngay trong phòng thực hành
Vật lý để kiểm chứng lý thuyết về giá trị
của gia tốc rơi tự do thì có tới 4 kết quả,
có một số kết quả lệch xa so với lý
thuyết. Điều này đã ảnh hưởng không
nhỏ đến niềm tin của học sinh với sự

đúng đán của thực hành thí nghiệm.
Về bài thực hành tính chu kỳ dao động
của con lắc đơn thì các giáo viên đã cho biết những tồn tại của độ chính xác các
dụng cụ đo và giải pháp để tiến hành thí nghiệm thực hành trong bài này là sử dụng
đồng hồ điện tử bấm giây của học sinh.

1.2. Việc khai thác thiết bị thí nghiệm
biểu diễn trong dạy và học.
Kết quả điều tra một số trường THPT cho
thấy có 77,8%

trường THPT vẫn có

những thiết bị thí nghiệm biểu diễn chưa
khai thác sử dụng đúng yêu cầu, từ năm
2008 đến nay như: tĩnh điện kế, cặp nhiệt
điện động, ghi đồ thị của con lắc đơn, mô hình cấu trúc AND, các tranh ảnh,…. Khi
tìm hiểu về nguyên nhân tại sao không sử dụng vào các tiết dạy thì một số ý kiến cho
rằng:
Để sử dụng được thiết bị thí nghiệm biểu diễn vào một bài học là rất vất vả, phiền
phức, gây e ngại đối với không ít giáo viên, cụ thể như: một tuần 17 tiết dạy, nếu
3


nghỉ chuyên môn thì mỗi buổi chúng tôi phải dạy 3-4 tiết ở các khối lớp khác nhau
trong 2 chương trình cơ bản và nâng cao; để mượn được thiết bị thì giáo viên phải
lên phiếu mượn, vào sổ mượn, lên kho thiết bị để tìm thiết bị, kiểm tra sự thành công
của thí nghiệm, dạy xong thì trả và ký trả. Bên cạnh đó hồ sơ, sổ sách, lớp chủ
nhiệm, hoạt động phong trào và đời sống của gia đình giáo viên hằng ngày,…
Như vậy, để dạy 1 tiết học nói riêng, dạy học thực hành thí nghiệm nói chung, tâm

lý giáo viên rất ngại khó, ngại vất vả, nhiều khi áp lực công việc khó vượt qua và
không đáp ứng được yêu cầu bài học.
1.3. Chất lượng của tiết học thực hành thí nghiệm.
Các tiết thực hành thí nghiệm được tiến hành ở phòng thực hành, qua điều tra thực
trạng cho thấy còn nhiều tồn tại và hạn chế:
Theo phân phối chương trình thì có 2 tiết liên tục để tiến hành các hoạt động dạy
và học một bài thực hành, theo yêu cầu thì 2 tiết học vật lý không nằm trong một
buổi học nghĩa là không có 2 tiết liên tiếp nhau. Do vậy, một bài thực hành phải tiến
hành 2 tiết ở 2 buổi khác nhau. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến công tác chuẩn bị
và chất lượng của bài thực hành đó. Chỉ tính riêng công tác chuẩn bị, ổn định tổ
chức, hướng dẫn lắp ráp bài thực hành đã mất từ 10 đến 15 phút. Một câu hỏi đặt ra
là thời gian hoạt động nhóm, thảo luận, xử lý kết quả của các nhóm được bao nhiêu
trong 1 tiết cũng như trong một bài thực hành ?
Việc hướng dẫn các nhóm học sinh làm thực hành bao quát, quản lý trật tự gặp rất
nhiều khó khăn nếu chỉ một mình giáo viên hướng dẫn tất cả các nhóm. Ở đây chúng
tôi không đề cập đến KTV thiết bị, bởi vì chỉ 1 KTV đang còn bận rộn vì phải chuẩn
bị cho cả: TH Vật lý,TH Hóa, TH Sinh, TH Tin, Dụng cụ thể dục, quốc phòng, các
thí nghiệm biểu diễn,…khó tập trung mà hỗ trợ cho các giờ giảng bình thường mỗi
ngày.
Như vậy, về thời gian dạy học, công tác chuẩn bị, quản lý học sinh, việc thực hiện
thời khóa biểu dạy thực hành ở các trường hiện nay không bảo đảm điều kiện để tiết
4


dạy thực hành có chất lượng. Với những lí do chủ quan, khách quan ấy, chúng ta có
thể hình dung được một bức tranh cơ bản về một tiết thực hành thí nghiệm chất
lượng mục đích yêu cầu đạt được như thế nào ? học sinh đã học được gì ? có hay
không “Cái” hình thức trong dạy học các bài thực hành thí nghiệm.
1.4. Công tác quản lý tiết dạy thực hành thí nghiệm tại các trường THPT.
Việc quản lý các tiết thực hành thí nghiệm tại một số trường THPT chưa được chú

trọng, qua điều tra ở 18 trường THPT cho thấy:
- 83,3% trường tổ chuyên môn, lãnh đạo không dự giờ, kiểm tra chất lượng các bài
thực hành thí nghiệm.
- 94,4% các trường không triển khai cho giáo viên đăng ký thao giảng các bài thực
hành.
- 72,2% các trường chỉ quan tâm thực hành thí nghiệm bằng việc kiểm tra hồ sơ vào
cuối kỳ, cuối năm.
1.5. Việc kiểm tra đánh giá học sinh.
Kiểm tra đánh giá học sinh qua báo cáo nhóm thực hành thí nghiệm đã tiến hành
nhưng đang mang tính chất đối phó, có những học sinh tham gia thực hành thí
nghiệm không tham gia tích cực trong nhóm. Điều đó dẫn tới một số lượng học sinh
qua cả năm học nhưng không nắm kiến thức, kĩ năng của các tiết, các bài thực hành
thí nghiệm.
Việc kiểm tra đánh giá đối với học sinh là hết sức quan trọng, tuy nhiên hầu hết
các bài kiểm tra đánh giá thường xuyên, một tiết và cuối học kỳ ở các trường THPT
thì các nội dung đề kiểm tra không đề cập các kiến thức, kỉ năng của học sinh hiểu
biết về các bài học thực hành thí nghiệm; đặc biệt là học sinh khối 12. Nếu nhìn
nhận thẳng thắn về động cơ dạy học của một bộ phận không nhỏ các giáo viên, các
trường thì đang mang tính thực dụng, thi như thế nào thì học thế đó, ngay cả các đề
thi tốt nghiệp, ĐH-CĐ cũng đang còn hạn chế nhiều về số lượng các câu thực hành
5


thí nghiệm, thậm chí có những năm không đề cập ( gần đây mới thấy đề thi HSG
Quốc gia chú ý đến yêu cầu này).
Đây cũng là một lí do để tạo ra sức ì trong việc nâng cao chất lượng dạy học các
bài thực hành thí nghiệm.
1.6. Việc đánh giá, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo
viên, nhân viên làm quản lý dạy học thực hành thí nghiệm.
Trong sự phát triển của giáo dục thì đối tượng, nội dung, cơ sở vật chất, phương

tiện thiết bị,... luôn vận động để đạt mục tiêu, yêu cầu của đổi mới nâng cao chất
lượng GD&ĐT. Nhưng trong những năm qua, ít có những chuyên đề tổ chức bồi
dưỡng thường xuyên để quán triệt, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tổ
chức thực hiện nhiệm vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.
Quá trình đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu nâng cao chất lượng
dạy học ở Nhà trường chưa được quan tâm, đầu tư về quản lý, chỉ đạo. Chưa hình
thành được mạng lưới lực lượng chuyên môn sâu về quản lý chỉ đạo thực hành ở cơ
sở.
2. Một số giải pháp của công tác quản lý để nâng cao hiệu quả dạy học thực
hành thí nghiệm .
Từ những thực trạng trên, chúng ta thấy rằng cần thiết phải có những giải pháp,
những phương án nhằm nâng cao chất lượng dạy học các bài thực hành thí nghiệm.
Qua thực tiễn quá trình dạy học tại trường THPT, chúng tôi đưa ra một số giải pháp
như sau:
2.1. Mua sắm, bổ sung các thiết bị thí nghiệm trong Nhà trường cần đảm bảo chất
lượng.
Trong thực tế thì hiện nay trên thị trường có nhiều công ty sản xuất các thiết bị
thí nghiệm, nguồn gốc xuất xứ các thiết bị không rõ ràng, chất lượng kém. Mặt
khác khi tự mua sắm, bổ sung các thiết bị ở các trường THPT vì nhiều lí do khác
6


nhau vẫn do mỗi trường tự tìm hiểu về chất lượng và lựa chọn công ty cung cấp
thiết bị. Vì vậy, cần bám vào các văn bản hướng dẫn của sở GD-ĐT để đảm bảo
chất lượng, độ chính xác của các thiết bị thí nghiệm, qua đó sẽ lựa chọn được nhà
cung cấp thiết bị thí nghiệm đảm bảo cho các trường.
2.2. Phát huy vai trò của lãnh đạo Nhà trường trong việc quản lý, đánh giá giáo
viên đảm bảo chất lượng các tiết thực hành, thí nghiệm.
Để nâng cao chất lượng trong tiết học thực hành thí nghiệm đòi hỏi lãnh đạo Nhà
trường phải thực sự quan tâm và đánh giá đúng tầm quan trọng của thực hành thí

nghiệm trong dạy học. Trước hết là vạch ra kế hoạch quản lý, chỉ đạo; các kế hoạch
có nội dung, thời gian, đánh giá, phân công trách nhiệm rõ như:
-

Mua sắm bổ sung thiết bị, đầu tư trang bị phòng học thực hành bộ môn.
Kế hoạch giảng dạy ( sắp xếp thời khóa biểu hợp lý).
Dự giờ thăm lớp, thao giảng tiết thực hành thí nghiệm để rút kinh nghiệm trong

-

giáo viên và quản lý chuyên môn.
Quy chế đánh giá xếp loại giáo viên từng học kỳ, cuối năm. Cần chỉ rõ tổ, giáo
viên thực hiện tốt hoặc chưa tốt việc dạy thực hành thí nghiệm.
...
Thực hiện tốt các kế hoạch đó sẽ tạo động lực cho giáo viên , học sinh nhằm nâng

cao chất lượng dạy và học.

7


Hình 1: Các giáo viên dự giờ rút kinh nghiệm trong tiết thực hành thí nghiệm.
2.3. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của KTV phụ trách thiết bị thí nghiệm.
Cán bộ phụ trách thiết bị trong trường phổ thông đã được tiếp nhận và bổ sung
trong những năm gần đây, chuyên ngành đào tạo chủ yếu là các sinh viên tốt nghiệp
các nhành: Tin học, Sinh học, Vật Lý, Hóa học,… nghiệp vụ phụ trách thiết bị đang
còn hạn chế. Vì vậy, cần thiết phải cử đi học các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ của KTV
thiết bị hằng năm, nhằm nâng cao nghiệp vụ cũng như tiếp cận những phương pháp,
những thiết bị tiên tiến.
Ngoài ra Nhà trường cần phải đưa ra quy trình làm việc, phối hợp chặt chẽ giữa

KTV thiết bị và các giáo viên bộ môn, tổ bộ môn như: Hồ sơ, phiếu báo mượn,
trách nhiệm của từng bộ phận trong các tiết thực hành thí nghiệm, phân công thời
khóa biểu, kế hoạch sử dụng thiết bị năm học, kế hoạch bảo trì thiết bị thí nghiệm,
kế hoạch thí nghiệm tự làm,… cán bộ giáo viên, KTV thiết bị làm tốt những kế
hoạch trên sẽ góp phân đưa vai trò cũng như chất lượng của tiết thực hành thí
nghiệm trong Nhà trường.
8


Hình 2: KTV hướng dẫn các nhóm trong quá trình làm thực hành thí nghiệm.

9


Hình 3: KTV thiết bị lau sạch sẽ các thiết bị sau khi làm thực hành thí nghiệm.

Hình 4-5: KTV kiểm tra, chuẩn bị cho một tiết thực hành Hóa học.
10


2.4. Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề, cách tiến hành thí nghiệm mẫu trong
sinh hoạt tổ chuyên môn.
Tổ chức sinh hoạt chuyên đề định kỳ về nâng cao chất lượng dạy học thiết bị thí
nghiệm là dịp để các cán bộ giáo viên trao đổi kinh nghiệm trong việc tổ chức cũng
như nâng cao chuyên môn nghiệp vụ nhằm đáp ứng hiệu quả trong tiết học thực
hành thí nghiệm. Các Nhà trường, các tổ chuyên môn cần có kế hoạch, triển khai cụ
thể trong Nhà trường, nếu cần mời các chuyên gia chuyên môn đầu ngành tham dự
để nắm bắt những phương pháp dạy học, những thiết bị mới, những kinh nghiệm và
sáng tạo trong dạy học.


11


Hình 6-7: PGS.TS. Phạm Thị Phú– Trường ĐH Vinh chia sẽ kinh nghiệm và Nêu
tầm quan trọng của việc sử dụng thiết bị thí nghiệm trong dạy học , bằng các
phương pháp dạy học tích cực khác nhau tại trường THPT Nghi lộc 5(12/2012).

12


Hình 8-9: Thầy giáo Trần Đức Hoài Vũ chia sẽ kinh nghiệm trong dạy các bài thực
hành.

13


Hình 10: PGS.TS. Nguyễn Đình Thước – Trường ĐH Vinh chia sẽ các điểm mới để
phát huy tính tích cực của học sinh trong quá trình giảng dạy thực hành thí nghiệm
tại trường THPT Nghi Lộc 5(12/2012).
2.5. Triển khai phong trào Thí nghiệm tự làm trong Giáo viên và học sinh.
Việc quan tâm chỉ đạo giáo viên, học sinh thực hiện phong trào tự làm thí nghiệm để
phục vụ trong công tác dạy học là quan trọng. Trong thực tế có nhiều bài học cần có
những thiết bị dạy học; tuy các thiết bị đó chưa có ở phòng thí nghiệm hay có nhưng
cần cải tiến phù hợp, bằng những vật liệu đơn giản trong đời sống hàng ngày, các vật
liệu lấy từ các thí nghiệm hư hỏng không khắc phục được để làm ra thí nghiệm mới,
thí nghiệm cải tiến. Qua việc tự làm thiết bị thí nghiệm không những tạo ra thí
nghiệm mới phục vụ cho dạy học mà còn góp phần nâng cao kiến thức, tính sáng tạo,
kích thích hứng thú, hăng say làm việc, gần gũi của giáo viên và học sinh. Từ đó, các
thiết bị thí nghiệm trở nên phong phú, hiệu quả, phục vụ tốt trong hoạt động giáo dục
của Nhà trường.

2.6. Thường xuyên bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm kê, thanh lý theo kế hoạch các thiết
bị thí nghiệm.
Công tác bảo dưỡng, sửa chữa cần thực hiện tốt theo kế hoạch định kỳ hàng năm.
Thực hiện tốt công việc này sẽ khắc phục được những hư hỏng, những sai sót của
các thiết bị thí nghiệm trong quá trình làm thực hành thí nghiệm. Ngoài ra qua bảo
dưỡng và sửa chữa sẽ hỗ trợ cho công tác bảo quản, kiểm kê thiết bị hàng năm hay
tận dụng các việt liệu để thúc đẩy phong trào thí nghiệm tự làm của giáo viên và
học sinh.

14


Hình 11: Sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị theo định kỳ.

Hình 12: Kiểm kê, thanh lý, kiểm tra chất lượng định kỳ.
2.7. Chỉ đạo lồng ghép kiểm tra đánh giá kiến thức, kĩ năng thực hành thí nghiệm
trong các kỳ thi.
Trong các kỳ thi, kiểm tra 1 tiết, giữa kỳ, cuối kỳ, cuối năm,... cần có các câu kiểm
tra kiến thức, kĩ năng thực hành thí nghiệm đặc biệt là ở các bộ môn: Vật lý, Hóa
15


học, Sinh học. Nếu triển khai tốt thì sẽ kính thích cho học sinh chú ý, tích cực tiếp
nhận kiến thức kĩ năng trong quá trình làm thực hành thí nghiệm; mặt khác học sinh
cần phải ôn tập, huy động trí nhớ các kiến thức kĩ năng đã được tiếp nhận để chuẩn
bị cho các kỳ thi, kì kiểm tra. Đây là “động cơ ngoài” cần thiết để phát huy tính tích
cực của học sinh trong quá trình học thực hành thí nghiệm.
Tuy nhiên, đây là việc chỉ đạo chuyên môn, cần được sở GD&ĐT chỉ đạo thống
nhất ở các trường học.
2.8. Khai thác, hợp tác với các trường phổ thông gần nhất trên địa bàn về việc hỗ

trợ dạy học các thiết bị thí nghiệm.
Phối hợp với các trường phổ thông trên địa bàn về hỗ trợ thiết bị thí nghiệm là rất
quan trọng mang tính đột phá. Qua phối hợp các giáo viên có thể trao đổi kinh
nghiệm chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm giảng dạy thực hành thí nghiệm, chia
sẽ (cho mượn) các thiết bị khi trường khác bị hư hỏng, thiếu thiết bị.
Hiện các trường phổ thông cơ bản các phòng thiết bị tương đối giống nhau nhưng
số lượng chỉ vừa đủ, nếu sự cố hư hỏng, thiết bị bị lỗi thì rất khó để bổ sung kịp
thời để thực hiện đúng kế hoạch chuyên môn.
2.9. Ứng dụng CNTT trong quản lý, sử dụng thiết bị thí nghiệm.
Việc ứng dụng CNTT trong quản lý, sử dụng thiết bị thí nghiệm rất quan trọng. Với
lượng công việc khá nhiều của giáo viên và KTV thiết bị thì ứng dụng CNTT sẽ rút
ngắn thời gian và tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên và KTV trong quá trình
mượn trả thiết bị thí nghiệm. Ngoài ra, sử dụng CNTT để kiểm tra việc thực hiện sử
dụng thiết bị thí nghiệm giúp ích rất nhiều trong công tác quản lý. BGH Nhà trường
chỉ mất khoảng 5 phút để kiểm tra việc sử dụng của giáo viên trong ngày, trong
tuần, trong tháng, trong học kỳ.

16


qltb.nghiloc5.edu.vn , VD: Chúng ta có thể sử dụng bằng tài khoản
phuongnghiloc5, pw: 913797838

Hình 13: Website quản lý tình hình sử dụng thiết bị bạy học
Hình 14: Website quản lý tình hình sử dụng thiết bị bạy học

17


Hình 15: Website quản lý tình hình sử dụng thiết bị bạy học


Hình 16: Website quản lý tình hình sử dụng thiết bị bạy học
18


3. Một số kết quả đạt được trong quá trình triển khai.
Qua quá trình triển khai, vận dụng các giải pháp trên tại trường THPT nghi lộc 5,
chất lượng các tiết dạy thực hành thí nghiệm đã đạt được các kết quả khả quan:
- Về việc sử dụng thiết bị thí nghiệm của giáo viên theo đúng kế hoạch chuyên môn
của Nhà trường, các giáo viên ý thức được tầm quan trọng của thiết bị thí nghiệm
trong việc giảng dạy. Không có tình trạng dạy chay khi có thiết bị thí nghiệm hay
không làm thực hành thí nghiệm nhưng đầy đủ hồ sơ thiết bị để đối phó.
- Về chất lượng các tiết thực hành thí nghiệm được nâng cao, nội dung kiến thức kĩ
năng trong bài thực hành thí nghiệm được đẩm bảo theo yêu cầu. Các học sinh đã có
ý thức, tích cực, chủ động để tiếp thu kiến thức kĩ năng trong tiết học thực hành thí
nghiệm.
- Công tác bảo quản các thiết bị thí nghiệm đã có nhiều tiến bộ đáng kể, số lượng
thiết bị hư hỏng do chủ quan được hạn chế tối thiểu. Phòng thực hành thí nghiệm và
phòng thiết bị gọn gàng, sạch sẽ và bố trí khoa học.
- Việc học tập tốt tiết thực hành thí nghiệm đã góp phần nâng cao kiến thức, kĩ năng
học sinh. Kết quả học tập của học sinh trong học kỳ I năm học 2012-2013 có: 23
HSG cấp Tỉnh ( 7 giải Nhì, 10 giải Ba, 6 giải KK) đứng thứ 18/56 trường thi bảng

A, tỷ lệ HSG toàn diện 81(6.2%); Khá 612(46.5%) trong tổng số 1320 học sinh
trong toàn trường. Kết quả này cao hơn so với các năm trước.
- Năm học 2012-2013 toàn trường có 7 thí nghiệm ở các tổ bộ môn đăng kí thực
hiện thí nghiệm tự làm, đến tháng 03 năm 2013 đã có 05 thí nghiệm đã hoàn thành và
đưa vào sử dụng là: Mô hình vận chuyển các chất qua màng sinh chất (Sinh học 10),
Bộ thí nghiệm biểu diễn lực ma sát trượt, ma sát nghỉ, ma sát lăn (Vật lý 10), Khung
dây đặt trong từ trường (Vật lý 11), Bộ linh kiện điện tử (Công nghệ 12), Mô hình

hình học trong không gian (Toán 11).
19


- Năng lực chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên phát triển mạnh, đặc biệt là giảng
dạy các tiết thực hành thí nghiệm. Nhà trường đã tổ chức được 01 buổi sinh hoạt
chuyên đề vào tháng 12/2012 với chủ đề nâng cao chất lượng giảng dạy thực hành thí
nghiệm do tổ Vật lý chủ trì, buổi sinh hoạt chuyên đề với sự tham gia của PGS.TS.
Nguyễn Đình Thước – ĐH Vinh, PGS.TS. Phạm Thị Phú – ĐH Vinh, Các tổ trưởng,
tổ phó chuyên môn trong Nhà trường cùng KTV Thiết bị. Đây là buổi sinh hoạt
chuyên đề rất quan trọng và cấp thiết nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy trong Nhà
trường, đặc biệt là giảng dạy thực hành thí nghiệm.
4. Phương pháp thực hiện SKKN giáo dục để đạt được những kết quả nói trên.
- Kết hợp với kinh nghiệm trong quá trình quản lý, giảng dạy của bản thân và
đồng nghiệp cùng với đánh giá học sinh của trường để tìm phương án hiệu quả, phù
hợp, từ đó tiến hành thử nghiệm trên cơ sở khoa học đã được xác định và đảm bảo
tính khả thi.
- Thu thập kết quả, so sánh tính hiệu quả so với phương án cũ đã tiến hành với
đối tượng tương đương.
5. Khả năng ứng dụng, triển khai kết quả của SKKN.
SKKN đã đưa ra các thực trạng phổ biến ở các trường THPT và các giải pháp
phù hợp với đặc điểm tình hình tại các trường, mà các trường có thể thực hiện được.
Vì vậy, SKKN có thể áp dụng cho các trường THPT, THCS trong Tỉnh.
Phần III. Kết luận:

1. Kết quả của việc ứng dụng SKKN.
Kết quả của việc ứng dụng SKKN tại trường THPT Nghi Lộc 5 trong công tác quản
lý giảng dạy thực hành thí nghiệm đem lại hiệu quả cao trong việc nâng cao vai trò,
năng lực chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên, KTV. Ngoài ra còn phát huy tính tích
cực, chủ động, sáng tạo của học sinh góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh.


20


Kết quả đó đã chứng tỏ các giải pháp mà SKKN đưa ra là phù hợp, mang tính
chiến lược đạt hiệu quả cao.

2. Những kết luận trong quá trình nghiên cứu, triển khai SKKN.
Quá trình nghiên cứu và triển khai SKKN chúng tôi thấy:
- Việc áp dụng SKKN vào thực tiễn cần phải có những thời gian nhất định, tránh
những vội vàng, mang tính áp đặt, ...
- Việc triển khai các giải pháp cần bàn bạc kỹ, phải có sự thống nhất giữa các bộ
phận, phân công nhiệm vụ phù hợp, đúng chuyên môn, phát huy tính tích cực từng cá
nhân trong tập thể.
- Cán bộ quản lý trong Nhà trường cần phải theo dõi, bám sát để đánh giá tình hình
triển khai các giải pháp. Qua đó điều chỉnh, xử lý kịp thời những vướng mắc có thể
sẩy ra.
3. Kiến nghị, đề xuất.
- Về thiết bị dạy học: Sở GD&ĐT cần có những Hội thảo, kiểm định chất lượng các
công ty cung cấp thiết bị thí nghiệm. Qua đó, có văn bản để giới thiệu các công ty
cung cấp thiết bị thí nghiệm đảm bảo chất lượng cho các trường học.
- Các sở ban nghành cần khảo sát, đầu tư về số lượng cũng như chất lượng các
phòng học bộ môn, phòng thực hành thí nghiệm, phòng thiết bị kịp thời để các
trường đảm bảo CSVC cho dạy học thực hành thí nghiệm.
- Sở GD&ĐT cần khảo sát trình độ chuyên môn nghiệp vụ về giảng dạy thực hành
thí nghiệm đối với các GV, KTV thiết bị. Qua đó có những chương trình tập huấn,
bồi dưỡng, đào tại lại việc giảng dạy thực hành thí nghiệm ở các trường phổ thông.
- Sở GD&ĐT cần chỉ đạo phòng CNTT thiết lập phần mềm quản lý, sử dụng thiết bị
thí nghiệm để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý, sử dụng giữa GV và KTV
thiết bị.


21


- Sở GD&ĐT cần tổ chức các Hội thảo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực quản lý, chỉ
đạo công tác thiết bị, thực hành thí nghiệm.
- Sở GD&ĐT cần chỉ đạo thực hiện công tác chuyên môn ở các trường trong việc
kiểm tra đánh giá, tổ chức các kỳ thi khảo sát, kỳ thi HSG, kỳ thi GVG,... lồng ghép
kiến thức, kĩ năng thực hành thí nghiệm.

22



×