Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

skkn một số giải pháp trong công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh thpt triệu sơn 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.73 KB, 25 trang )

MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài 3
2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 3
3. Mục tiêu nghiên cứu 3
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận 4
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 5
a. Thực trạng 5
b. Kết quả của thực trạng 5
3. Giải pháp thực hiện 6
3.1. Một số công việc trong công tác chủ nhiệm mà GVCNphải làm, cần
làm và nên làm 6
(1). Nắm thông tin học sinh 6
(2). Tổ chức lớp 6
a) Bầu ban cán sự lớp……………………………………… 6
b) Xếp chỗ ngồi 8
c) Chia tổ ………………………………………………… 8
d) Lập sơ đồ lớp .8 - 9
(3). Xây dựng tiêu chí đánh giá, xếp loại học sinh 10
(4). Làm sổ theo dõi và xếp loại học sinh 11
a) Cách làm sổ 11, 12
b) Cách ghi sổ ……………………………………… 12, 13
c) Cách xếp loại ……………………………………… 13, 14
(5). Thưởng phạt nghiêm minh, công bằng và kịp thời… 14
(6). Làm sổ chủ nhiệm riêng ……………… 14 – 16
3.2. Giải quyết một số thực trạng thường gặp của GVCN trong công tác
chủ nhiệm lớp 17
(1). Học sinh đi học muộn, bỏ tiết, trốn học, có nguy cơ bỏ học…17 - 19
(2). Học sinh vi phạm đạo đức (hay nói tục chửi thề, không nghe lời cha
mẹ thầy cô, xem thường nội qui của trường lớp, ) …………………… 19 - 20


(3). Học sinh vi phạm pháp luật (không trung thực, ăn trộm, gây gỗ đánh
nhau ) …………………………………………………………………… 20 - 21
4. Kiểm nghiệm …………………………………………………………. 21
III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết luận ……………………………………………………………… 21
a) Kết quả đạt được …………………………………………… 21- 22
b) Bài học kinh nghiệm …………………………………………… 22
2. Đề xuất …………………………………………………………… 22- 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………. 24
1
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
1 GVCN Giáo viên chủ nhiệm
2 GVBM Giáo viên bộ môn
3 HS Học sinh
4 BNN Ban nề nếp
5 TN Thanh niên
6 GĐ Gia đình
7 STT Số thứ tự
8 SS Sĩ số
9 SL Số lượng
10 TL Tỉ lệ
11 VD Ví dụ
12 HBD Học bồi dưỡng
2
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
3
1. Lí do chọn đề tài:
Mạnh Tử nói: “ Nhân tri sơ tính bổn thiện ”, có nghĩa là con người khi mới
sinh ra vốn lành và rất thánh thiện nhưng do ảnh hưởng của đời sống xã hội và

giáo dục mà tính dữ tính ác phát sinh, do đó cần phải giữ cho đời sống xã hội
lành mạnh, giáo dục đúng hướng thì tính lành phát triển mà tính dữ tính ác
không có điều kiện để sinh sôi nảy nở.
Tuân Tử lại nói “ Nhân tri sơ tính bổn ác ” ý muốn nói phải dùng pháp luật
để sửa trị, dân vì sợ hình phạt nghiêm khắc mà phải tuân thủ luật lệ do Vua ban
hành.
Sinh thời Bác Hồ kính yêu của chúng ta cũng đã luôn quan tâm tới công tác
giáo dục. Cùng với việc nhấn mạnh đến vấn đề học tập của các thế hệ thanh,
thiếu niên; Bác Hồ đặc biệt chú trọng đến việc giáo dục đạo đức. Bác đã từng
nói trong bài thơ “Nửa đêm” (Nhật ký trong tù):
“ Hiền dữ phải đâu là tính sẵn,
Phần nhiều do giáo dục mà nên”.
Thật vậy giáo dục là quá trình tác động tới thế hệ trẻ về đạo đức, tư tưởng,
hành vi nhằm hình thành niềm tin, lí tưởng, động cơ, thái độ, thói quen ứng xử
đúng đắn trong xã hội, chính vì lẽ đó Đảng và Nhà nước ta đã xác định sự
nghiệp trồng người không chỉ là sự nghiệp của toàn nhân loại nói chung mà còn
là của toàn Đảng và toàn dân ta nói riêng. Đối với nước ta giáo dục được xác
định là quốc sách hàng đầu bởi nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế thì
yếu tố nhân lực lại càng bức thiết hơn bao giờ hết. Vậy làm thế nào để người
chủ tương lai của đất nước có đủ đức lẫn tài ? Làm thế nào để sự nghiệp giáo
dục mang lại hiệu quả tốt? Đây chính là trách nhiệm của toàn xã hội, của tất cả
những người làm công tác giáo dục đặc biệt là GVCN lớp - Người có vai trò rất
lớn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục cũng như hình thành nhân cách con
người. Tuy vậy tôi thấy đôi khi GVCN nhiệt tình hăng say với nghề, yêu HS mà
chất lượng giáo dục của lớp đó chưa cao, nguyên nhân chính là do họ thiếu kinh
nghiệm và các giải pháp cụ thể…Chính vì vậy tôi chọn đề tài “Một số giải
pháp trong công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học
sinh” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm trong năm học 2012 - 2013.
2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
- Trong đề tài này đối tượng nghiên cứu là HS lớp C5 trường THPT Triệu

Sơn 6 năm học 2011- 2012
- Phạm vi nghiên cứu là HS trường THPT Triệu Sơn 6
3. Mục tiêu nghiên cứu
Qua đề tài này giúp:
- HS trở thành một công dân có ích cho đất nước
- Biết tôn trọng chính bản thân mình
- Hiểu được ý nghĩa của việc học từ đó có thêm lòng ham mê trong học tập
và nghiên cứu.
4
- HS thấy được công lao to lớn của Thầy cô, cha mẹ… từ đó có lòng trung
thực, nhân ái…và trở thành một con người đáp ứng được yêu cầu của xã hội.
Giúp một phần nhỏ các GVCN biết rõ vai trò quan trọng của mình và có
thêm được giải pháp hợp lí trong công tác chủ nhiệm.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận
Giáo dục đóng một vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển của loài
người và phương pháp giáo dục giúp cho việc giáo dục đi đúng hướng để tìm ra
con đường ngắn nhất, hợp lí nhất nhằm đạt được mục tiêu giáo dục. Một người
giáo viên có phương pháp tốt sẽ giúp họ thành công hơn trong việc chiếm lĩnh
tri thức, nắm vững các thành quả khoa học để truyền đạt cho HS một cách tốt
nhất và hiệu quả nhất, một GVCN giỏi sẽ giúp lớp đạt được những thành tích
cao trong học tập cũng như tham gia các phong trào thi đua của nhà trường, vậy
thế nào là một GVCN giỏi? Và để làm tốt công tác chủ nhiệm thì người GVCN
cần phải làm gì? Trước tiên nói đến GVCN là đề cập đến vị trí, vai trò, chức
năng của người làm công tác chủ nhiệm lớp, còn nói đến công tác chủ nhiệm lớp
là đề cập đến những nhiệm vụ, nội dung công việc mà người GVCN phải làm,
cần làm và nên làm. Một GVCN giỏi là người có thể dạy cho tất cả HS chiếm
lĩnh được tri thức và còn thấu hiểu được đối tượng HS nào cần sự giúp đỡ gì?
Một GVCN giỏi cần có kỹ năng giao tiếp hiệu quả; Có những quy tắc trong lớp
học và qui trình giúp cho HS tự học, tự rèn luyện; Cần khuyến khích các HS hợp

tác với nhau; Có khả năng ứng biến và thay đổi kế hoạch đúng theo từng đối
tượng HS; Bên cạnh đó GVCN lúc nào cũng tôn trọng tất cả HS và khuyến
khích HS đạt thành tích tốt trong học tập. Ngoài ra để làm tốt công tác chủ
nhiệm ngoài chức năng nhiệm vụ của một giáo viên bình thường, GVCN phải
quản lý toàn bộ hoạt động giáo dục của lớp. Để HS học tốt đòi hỏi lớp phải có
phong trào thi đua, tạo không khí học tập sôi nổi. GVCN phải tổ chức được
phong trào đó. Trong công tác giáo dục đạo đức cho HS, các giáo viên khác
thông thường chỉ thực hiện qua bài giảng. Còn đối với GVCN, ngoài việc giáo
dục đạo đức HS qua bài giảng còn phải giáo dục qua hoạt động thực tiễn của
lớp. Muốn giáo dục HS hư, HS cá biệt, dìu dắt HS yếu kém cũng cần phải có
GVCN. HS bỏ học thì chính GVCN cũng phải đổ thời gian, công sức vận động,
giúp đỡ các em trở lại trường. HS trong lớp không đoàn kết với nhau, GVCN
cũng phải tháo gỡ. Trước thực tế đó, GVCN là những nhà giáo có nhiều đóng
góp trong công tác chủ nhiệm lớp. GVCN cần cả phương pháp và tấm lòng.
Bằng sự tâm huyết với nghề nghiệp, bằng tình yêu thương với học trò, ý thức
trách nhiệm cao và sự nỗ lực phấn đấu, GVCN đã dẫn dắt nhiều các thế hệ HS
vững bước trên đường đời, sống có lý tưởng và hoài bão. GVCN đã đóng góp
nhiều công sức trong sự nghiệp trồng người. GVCN phải hoàn thành tốt các
nhiệm vụ tìm hiểu và nắm vững HS trong lớp về mọi mặt, cộng tác chặt chẽ với
gia đình HS và phối hợp với GVBM, tổ chức đoàn,… để giáo dục HS trong lớp
mình chủ nhiệm.
5
Bản thân tôi thấy điều quan trọng nhất đối với GVCN là phải có tâm với
HS, từ đó mới tìm ra cách giáo dục các em có hiệu quả và tôi luôn tâm niệm:
“GVCN cần đảm bảo quyền lợi chính đáng, thưởng phạt phân minh, công bằng,
kịp thời đối với tất cả HS. GVCN không được phép trù úm, ghẻ lạnh, phân biệt
đối xử với HS. Không có công thức nào chung nhất cho công tác chủ nhiệm,
nhưng trước tiên cần phải có cái tâm, lòng nhiệt tình và phương pháp hợp lý thì
sẽ đem lại thành công”.
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu

a. Thực trạng :
Năm học 2011 - 2012 trường THPT Triệu Sơn 6 có 3 khối với 17 lớp và
tổng số HS là 712 HS. Đa số HS có đạo đức tốt, biết nghe lời cha mẹ, thầy cô
nghiêm chỉnh chấp hành các qui định của lớp, nội qui của trường, biết sống tốt
và sống đẹp bên cạnh đó một số không ít HS có nhiều biểu hiện không tốt như:
- Vi phạm đạo đức (Hay nói tục chửi thề, không nghe lời cha mẹ, thầy cô,
xem thường nội quy của trường lớp…)
- Vi phạm pháp luật (Không trung thực, ăn trộm, gây gỗ đánh nhau,…)
- Đặc biệt số HS đi học muộn, trốn học, có nguy cơ bỏ học và đã bỏ học
vẫn còn nhiều.
b. Kết quả của thực trạng
Đầu năm học 2011 - 2012 khi được Ban Giám Hiệu nhà trường phân công
chủ nhiệm lớp 10C5 tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm để nắm bắt
tình hình của HS đặc biệt là về học lực và hạnh kiểm và đã thu được kết quả như
sau:
Kết quả học lực và hạnh kiểm đầu năm lớp 10C5 năm học 2011 – 2012
1. Học lực:
Lớp
10C5
SS Học lực
Giỏi Khá Trung
bình
Yếu Kém
SL TL
(%)
SL TL
(%)
SL TL
(%)
SL TL

(%)
SL TL
(%)
Đầu
năm
44
0 1 27 15 1
0 2 62 34 2
2. Hạnh kiểm
Lớp
10C5
SS Hạnh kiểm
Tốt Khá Trung bình Yếu
SL TL
(%)
SL TL
(%)
SL TL
(%)
SL TL
(%)
Đầu năm
44
15 17 7 5
34 39 16 11
Vậy là một GVCN cần phải làm gì để khắc phục tình trạng trên? Đó là điều
mà tôi hằng trăn trở sau mỗi buổi đến trường, sau đây tôi xin mạnh dạn đưa ra
một số giải pháp mà tôi đã áp dụng đem lại kết quả rất cao.
6
3.Giải pháp thực hiện:

3.1 Một số công việc trong công tác chủ nhiệm mà GVCN phải làm,
cần làm và nên làm:
Ngay từ khi được Ban giám hiệu phân cho tôi nhận chủ nhiệm lớp 10C5 tôi
đã bắt tay vào làm công tác chủ nhiệm lớp của mình bằng các việc cụ thể sau:
(1). Nắm thông tin HS
Việc nắm thông tin HS được thực hiện thông qua mẫu sau:
Mẫu:
GIỚI THIỆU BẢN THÂN
1. Họ và tên HS: ………………………
2. Ngày sinh: ……………………
3. Nơi sinh: Thôn … xã …. Huyện …… Tỉnh….
4. Giới tính: ……
5. Dân tộc: ……
6. Chỗ ở hiện tại: Thôn … Xã …. Huyện …. Tỉnh ….
7. Họ tên cha: ………. Tuổi: …. Nghề nghiệp: ……. Điện thoại: ………
8. Họ tên mẹ: ………. Tuổi: …. Nghề nghiệp: ……. Điện thoại: ………
9. Hoàn cảnh gia đình: …………………….
10. Kết quả học tập năm trước: Học lực: ……… Hạnh kiểm: ……………
11. Sở thích, ước mơ: ………………………………………………………
12. Những người bạn thân tên gì? ở đâu? Học lớp nào? …………………….
Để kiểm tra độ chính xác của các thông tin mà tôi thu thập được qua sự giới
thiệu của các em dần dần tôi cố gắng tìm hiểu thông qua nhiều kênh khác nhau
như từ GVBM, từ bạn bè, người quen, chính quyền địa phương, đến thăm gia
đình một số học sinh cá biệt, HS có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn,…
(2). Tổ chức lớp
a) Bầu ban cán sự lớp
Những HS được bầu trong ban cán sự lớp là những HS phải có phẩm chất
đạo đức tốt, có năng lực quản lí, có học lực khá vì một lớp tốt rất cần một ban
cán sự có năng lực bởi ban cán sự lớp sẽ thay GVCN lãnh đạo mọi hoạt động
của lớp khi GVCN không có mặt, sau đó tôi phân công nhiệm vụ cụ thể cho

từng thành viên trong ban cán sự, tôi tiến hành cho họp phiên đầu tiên của ban
cán sự và giao nhiệm vụ cho từng em sau đó làm thành văn bản dán trên lớp học
để tập thể lớp tiện theo dõi.
Chú ý: Khi chọn ban cán sự lớp, cố gắng bảo đảm ở mỗi địa bàn cư trú có
một thành viên của ban cán sự lớp. Làm được như vậy thì trong quá trình hoạt
động giáo viên có thể dễ nắm tình hình các thành viên trong lớp thông qua các
em.
VD: BAN CÁN SỰ LỚP: 10 C5
TT CHỨC VỤ HỌ VÀ TÊN NHIỆM VỤ
1 Lớp trưởng Trương Doãn
Quân
- Quản bao quát tất cả các hoạt động
của lớp
- Nhắc nhở các thành viên trong ban
7
TT CHỨC VỤ HỌ VÀ TÊN NHIỆM VỤ
cán sự làm tốt các nhiệm vụ được giao
- Báo cáo bất kì nội dung gì trong
phạm vi quản lí nếu giáo viên cần.
2 Lớp phó học
tập
Nguyễn Tăng
Hùng
- Chữa bài tập đầu giờ 15’
3 Lớp phó lao
động
Lê Văn Chung - Chịu trách nhiệm phân công chỉ đạo
các buổi lao động công ích.
4 Lớp phó văn
nghệ

Lê Thị Lệ - Chỉ đạo các buổi sinh hoạt văn nghệ
đầu giờ 15’ và các phong trào văn nghệ
khác do trường và đoàn thanh niên phát
động.
5 Bí thư Lê Bá Cường - Đảm nhận toàn bộ mảng hoạt động về
Đoàn.
- Có thể hỏi GVCN nếu thấy cần
6 Phó bí thư Nguyễn Thùy
Linh
- Cùng ban chấp hành Đoàn làm tốt các
phong trào …
7 Ủy viên Lê Thị Thủy - Cùng ban chấp hành Đoàn làm tốt các
phong trào
8 Cờ đỏ số 1 Lê Thị Trang Đi theo dõi nề nếp của các lớp theo
phân công của đoàn trường
9 Cờ đỏ số 2 Đinh Thị Trang Đi theo dõi nề nếp của các lớp theo
phân công của đoàn trường
10 Cờ đỏ số 3 Lê Thị Hà Cùng lớp trưởng và giữ sổ đầu bài ghi
chép đầy đủ bất kì trường hợp vi phạm
nào, ghi rõ lí do vi phạm (của lớp
mình).
11 Giữ sổ đầu
bài
Nguyễn Thùy
Linh
- Ghi chép đầy đủ phần HS ghi trong sổ
đầu bài
- Sử dụng và bảo quản tốt sổ điểm và
sổ đầu bài
- Phối hợp với các thành viên ban cán

sự (Đặc biệt là lớp trưởng) tập hợp
thống kê tất cả HS vi phạm nộp cho
GVCN vào tiết 1 thứ 7 hàng tuần.
12 Giao nhận xe Lê Huy Hòa
13 Giao nhận
xe
Nguyễn Huy
Hiệu
14 Thủ quĩ Lê Phương Anh - Thu và chi quỹ lớp và xây dựng kế
hoạch khen thưởng, báo cáo thu chi
cho lớp trưởng và cho GVCN.
- Nếu cần thiết thu các khoản tiền thay
8
TT CHỨC VỤ HỌ VÀ TÊN NHIỆM VỤ
cho GVCN
15 TT tổ 1 Lê Văn Tuấn
16 TT tổ 2 Lê Thị Thu
Trang
17 TT tổ 3 Lê Thị Nương
18 TT tổ 4 Mai Văn Lượng
Với việc phân công nhiệm vụ cụ thể này sẽ đem lại hiệu quả trong việc
quản lí nề nếp và chất lượng học tập, các em thực hiện nhiệm vụ đầy đủ với tinh
thần trách nhiệm cao, có những trường hợp gvcn không có mặt nhưng các em
vẫn quản lí lớp tốt.
b) Xếp chỗ ngồi:
Khi tổ chức lớp học việc xếp chỗ ngồi được dựa trên một số căn cứ sau:
- Căn cứ vào tình trạng sức khỏe của HS: HS thấp ngồi trước, cao ngồi sau,
HS mắt yếu ngồi gần bảng.
- Căn cứ vào nhiệm vụ của ban cán sự lớp: VD: Lớp trưởng ngồi đầu bàn
phía sau, giữ và ghi chép sổ đầu bài ngồi bàn đầu phía ngoài, lớp phó học tập

ngồi bàn giữa ….
- Căn cứ vào học lực của HS: HS cá biệt ngồi trước, đan xen HS khá, giỏi,
trung bình, yếu đều ở các bàn và các tổ.
Chẳng hạn trong quá trình xếp chỗ ngồi các đối tượng thường xuyên nghỉ
học, bỏ tiết ở trên được tôi đặc biệt chú ý, tôi ưu tiên xếp các em ngồi trước, nơi
mà các giáo viên và ban cán sự dễ quan sát, tôi xếp các đối tượng này ngồi gần
các thành viên trong ban cán sự và đan xen các HS khá giỏi
Việc làm này sẽ giúp các em thuận tiện trong việc học, giúp ban cán sự
quản lí lớp dễ dàng và đạt hiệu quả cao, giúp các HS khá giỏi có thể kèm cặp
các HS yếu kém trong quá trình học, giúp GVCN thuận tiện trong việc chia tổ
và lập sơ đồ lớp.
c) Chia tổ:
- Sau khi đã ổn định chỗ ngồi tôi tiến hành chia lớp làm 4 tổ theo bàn. VD:
Lớp có 24 bàn tôi chia làm 4 tổ mỗi tổ gồm 6 bàn.
d) Lập sơ đồ lớp:
VD: Dưới đây là sơ đồ lớp học lớp 10C5
9

BÀN GIÁO VIÊN
PHƯƠNG ANH (Thủ quỹ),
ĐỖ ĐỨC
LÊ HOA, T.LINH (Giữ
SĐB, PBT)
LÊ TRANG (Cờ đỏ 1), NG.
DIỆP
NG. DUY, NGUYỄN HUY
LÊ TUẤN (TT tổ 1), NG.
CƯỜNG
LÊ THỦY (Ủy viên), LÊ
HIỀN

LÊ LỆ (LPVN), XUÂN
BẮC
X. DƯƠNG, HUY HIỆU
(Giao nhận xe)
K. BÌNH, SỸ DƯƠNG H. GIANG, LÊ HÀ (Cờ đỏ 3)
LÊ TRANG (TT tổ 2) DOÃN QUÂN (LT)
NG. LUYẾN, HUY
HÒA (Giao nhận xe)
Q. XUÂN, HÀ TRƯỜNG
BÁ MINH, LÊ NAM H.THÀNH, BÁ CƯỜNG (BT)
TRANG, ĐINH TRANG
(Cờ đỏ 2)
LÊ QUÂN, LÊ NƯƠNG (TT
tổ 3)
TĂNG HÙNG (LPHT), LÊ
SƠN
L. QUỲNH, P.QUYÊN
HUY HIỆU, T. LUÂN TRƯ. VINH, LÊ LỆ
MAI LƯỢNG (TT tổ 4) LÊ. V. CHUNG (LPLĐ)
CỬA RA VÀO
SƠ ĐỒ LỚP 10 C5
10
(3). Xây dựng tiêu chí đánh giá, xếp loại HS
Một tập thể muốn hoạt động tốt, có nề nếp, không chỉ dựa vào người chỉ
huy mà còn cần có những nguyên tắc hoạt động của nó. Với một lớp học, ngoài
những qui định chung của trường cần có những qui định riêng của lớp được xây
dựng trên cơ sở qui định chung của trường. Ở lớp 10C5 ngay từ đầu năm học tôi
đã tiến hành xây dựng “tiêu chí đánh giá, xếp loại hạnh kiểm” cho các thành
viên trong lớp dựa trên cơ sở bảng thi đua chấm điểm giữa các lớp của BNN
trường THPT Triệu Sơn 6 như sau:

“Tiêu chí đánh giá, xếp loại HS”
Tiêu chuẩn Các tiêu chí Điểm trừ Hình thức kỉ
luật
Ghi chú
1. Nề
nếp
a Nghỉ học vô lí do - 5đ/ buổi Kỉ luật + Mời
phụ huynh
b Nghỉ học có phép - 1đ/ buổi
c Bỏ tiết - 10đ/ buổi Kỉ luật + Mời
phụ huynh
d Đi học chậm - 3đ/ buổi
e Không mặc đồng phục - 5đ/ lần
g Không sơ vin - 5đ/ lần
h Không đeo phù hiệu - 5đ/ lần
k Nói chuyện, làm việc
riêng trong giờ học
- 5đ/ lần
l Nói tục, chửi thề - 8đ/ lần
m Vô lễ với giáo viên - 20đ/ lần Kỉ luật + Mời
phụ huynh
n HS ăn trộm, hút thuốc,
đánh nhau trong trường
- 30đ/ lần Kỉ luật + Mời
phụ huynh
o Không sinh hoạt 15’ -10đ/ buổi Trừ ban
cán sự
2.
Học
tập

a Bị điểm kém (0,1,2) - 5đ/ một
con điểm
Điểm
miệng
được ghi
b Đạt điểm tốt (8,9,10) + 5đ/ một
con điểm
3.
Vấn
đề
khác
a Sổ đầu bài thiếu chữ kí
của giáo viên
- 5đ/ một
tiết
Trừ HS
giữ sổ
b Hoàn thành đóng góp
chậm (không có lí do)
- 10đ/ lần
c HS không tham gia vào
các buổi sinh hoạt tập
thể, lao đông công ích
-10đ/ buổi
Tiêu chí đánh giá, xếp loại này sẽ được thảo luận cùng ban cán sự lớp, phụ
huynh HS (trong buổi họp phụ huynh đầu năm của truờng) và thông qua các
11
thành viên trong lớp (vào tiết sinh hoạt) nhằm lấy ý kiến để sửa đổi bổ sung,
điều chỉnh cho hợp lí, GVCN đưa ra quyết định cuối cùng và sẽ được phóng to
treo trên lớp học để tất cả các HS trong lớp biết và thực hiện.

(4). Làm sổ theo dõi và xếp loại HS:
Sau khi thống nhất thang điểm, GVCN cho tổ chức thực hiện, mỗi thành
viên trong ban cán sự phải có một cuốn sổ theo dõi các thành viên trong lớp dựa
trên thang điểm đã thống nhất, tôi đã hướng dẫn các em làm sổ, cách ghi sổ và
xếp loại như sau:
a) Cách làm sổ:
Cách làm sổ được tôi dựa vào chức năng, nhiệm vụ của từng thành viên
trong ban cán sự lớp.
VD:
* Đối với lớp trưởng, lớp phó, giữ SĐB tôi hướng dẫn làm sổ theo mẫu
sau:
+ Bìa sổ:
SỔ THEO DÕI VÀ XẾP LOẠI HỌC SINH LỚP:
Người phụ trách: ………………………………….
Trang 1: Tháng 9 Tuần: 01
STT Họ và tên
Nội dung vi
phạm
Điểm trừ
XL Ghi chú
Cụ thể Tổng
1
2

44
- Danh sách gồm tất cả các thành viên của lớp
* Các tổ trưởng làm theo mẫu:
+ Bìa sổ:
SỔ THEO DÕI VÀ XẾP LOẠI TỔ VIÊN - TỔ:
Người phụ trách: Tổ trưởng -

Trang 1: Tháng 9 Tuần: 01
STT Họ và tên
Nội dung vi
phạm
Điểm trừ
Cụ thể Tổng
1
2

- Danh sách gồm tất cả các thành viên của tổ
* GVCN làm một cuốn sổ để GVBM hoặc BNN tiện phản ánh đến GVCN
với nội dung cuốn sổ như sau:
STT HỌ TÊN VI PHẠM GVBM hoặc BNN
(KÍ, HỌ TÊN)
12
1
2

44
- Danh sách này cũng gồm tất cả các thành viên của lớp.
Chú ý: Tất cả các loại sổ trên đều làm đủ cho tất cả các tuần trong năm học
b) Cách ghi sổ.
Sau khi đã làm sổ xong tôi tiến hành họp ban cán sự lớp để hướng dẫn các
em ghi sổ. Cách ghi sổ như sau:
+ STT: Ghi số thứ tự các thành viên trong tổ, hoặc trong lớp
+ Họ tên: Ghi họ tên HS
+ Vi phạm: Cập nhật tất cả các vi phạm của HS như nghỉ học, bỏ tiết (cả
chính khóa và bồi dưỡng), không sơ viên, không đồng phục, không đeo phù
hiệu, nói tục, chửi thề, vô lễ với thầy cô, nói chuyện, không ghi bài, làm việc
riêng trong lớp, bị điểm xấu, đạt điểm tốt,

+ Điểm trừ: Cột cụ thể - ghi cụ thể số điểm trừ ứng với từng vi phạm của
HS (dựa vào tiêu chí ở trên); Cột tổng - ghi tổng số điểm trừ của HS
+ Xếp loại: Ghi kết quả xếp loại (tuần, tháng, kì hoặc năm)
+ Ghi chú: ghi những ghi chú cần thiết, ví dụ: Mời họp phụ huynh vào thứ
2
Đối với sổ để GVBM theo dõi có cột GVBM hoặc BNN (kí, họ tên): Là để
GVBM kí xác nhận những vi phạm của HS nhằm giúp GVCN tiện theo dõi và
liên hệ.
VD: Trong tuần 1 tháng 9:
1. Em Lê Văn Sơn nghỉ học vô lí do thứ 2, bỏ tiết thứ 3 - môn sử, nghỉ học
bồi dưỡng chiều thứ 5 - môn Toán.
2. Em Hoàng Văn Giang đi muộn thứ 3, điểm miệng môn Toán 9 vào thứ
5
3. Em Nguyễn Văn Đức không sơ viên thứ 4, không đeo phù hiệu thứ 6
4. Em Lê Thị Hồng điểm miệng môn lí 8 thứ 3, điểm 9 môn hóa thứ 6,
không đồng phục thứ 7, nói chuyện riêng trong lớp thứ 7 môn Anh.
Vi phạm của các HS này sẽ được ghi vào sổ như sau:
STT Họ và tên
Nội dung vi
phạm
Điểm trừ
XL Ghi chú
Cụ thể Tổng
1 Lê Văn Sơn Nghỉ học (t2)
k
,
bỏ tiết t3(Sử),
nghỉ hbd(t5-
Toán)
-5đ, -5đ

-5đ
-15đ Tb Mời phụ
huynh
2 Hoàng Văn Giang Đi muộn (t3), 9đ
(toán - t5)
-3đ, +5đ +2đ T
3 Nguyễn Văn Đức Ko sơ vin (t4),
ko phù hiệu (t6)
-5đ, -5đ -10đ K
13
STT Họ và tên
Nội dung vi
phạm
Điểm trừ
XL Ghi chú
Cụ thể Tổng
4 Lê Thị Hồng 8đ (lí), 9đ (hóa),
ko đp (t7), nc
(t7-anh)
+5đ, +5đ,
-5đ, -5đ
0đ T
5
VD: Đối với sổ dành cho GVBM thì GVBM hoặc BNN sẽ cập nhật vào
những nội dung sau:
STT HỌ TÊN VI PHẠM GVBM hoặc BNN
(KÍ, HỌ TÊN)
1 LÊ VĂN QUÂN Nói chuyện riêng(t2), ko
ghi bài (t4)
Dũng

2 NGUYỄN VĂN ĐỨC Nghỉ hbd t3, t5 Lương

Với kiểu sổ này không những sẽ ghi được HS nghỉ học, bỏ tiết thường
xuyên trên mỗi buổi học mà còn giúp GVCN cập nhật được đầy đủ các thông tin
liên quan đến HS vi phạm như đi học chậm, không sơ viên, không đeo phù hiệu,
nói tục, chửi thề, vô lễ với thầy cô, bị điểm xấu, được điểm tốt, nhằm đánh giá
chính xác kết quả xếp loại của HS đồng thời giúp GVCN có biện pháp giáo dục
kịp thời, hiệu quả. Bên cạnh đó bản thân tôi là một giáo viên tin học không
thường xuyên có mặt ở lớp chủ nhiệm nhiều đặc biệt là vào các buổi học bồi
dưỡng ở trường tôi không thể đều đặn đến lớp điểm danh HS buộc tôi phải nắm
tình hình lớp, những vi phạm của HS thông qua sổ sách của ban cán sự. Để kiểm
tra độ chính xác của các thông tin tôi đối chiếu với sổ của GVBM và của các
thành viên khác trong ban cán sự, từ đó giúp tôi đề ra các biện pháp phù hợp
hàng tuần, hàng tháng đối với bản thân từng HS vi phạm.
c) Cách xếp loại.
GVCN hướng dẫn ban cán sự lớp tiến hành xếp loại các thành viên trong
lớp như sau:
* Xếp loại tuần:
Loại tốt:
+ Điểm trừ không quá 5 điểm
+ Không bị trừ các tiêu chí: 1a,1c,1k,1l,1m,1n,2a,3c.
Loại khá:
+ Điểm trừ không quá 10 điểm
+ Không bị trừ các tiêu chi:1a,1c,1k,1l,1m,1n,3c.
Loại trung bình:
+ Điểm trừ không quá 20 điểm
+ Không bị trừ các tiêu chí 1a ,1c,1l,1m,1n
Loại yếu:
+ Các trường hợp còn lại
* Xếp loại tháng:

Loại tốt:
14
+ 3 tuần xếp loại tốt, các tuần còn lại xếp loại khá.
Loại khá:
+ Có nhiều nhất 1 tuần xếp loại trung bình các tuần còn lại xếp loại khá trở
lên.
Loại trung bình:
+ Các tuần xếp loại từ trung bình trở lên, có nhiều nhất 1 tuần xếp loại
yếu.
Loại yếu:
+ Các tuần xếp loại yếu trở lên, hoặc vi phạm tiêu chí 1m, 1n (tùy mức độ
nặng nhẹ mà GVCN có thể xem xét)
* Xếp loại kì:
Loại tốt: 3 tháng xếp loại tốt, các tháng còn lại xếp loại khá.
Loại khá: Có nhiều nhất 1 tháng xếp loại trung bình các tháng còn lại xếp
loại khá trở lên.
Loại trung bình: Các tháng xếp loại từ trung bình trở lên, có nhiều nhất 1
tháng xếp loại yếu.
Loại yếu: Các tháng xếp loại yếu trở lên, hoặc vi phạm tiêu chí 1m, 1n (tùy
mức độ nặng nhẹ mà GVCN có thể xem xét)
* Xếp loại cả năm học:
Loại tốt: Cả 2 kì đều tốt.
Loại khá: Cả 2 kì xếp loại từ khá trở lên hoặc kì 1 xếp loại trung bình kì 2
xếp loại tốt.
Loại trung bình: Cả 2 kì xếp loại từ trung bình trở lên hoặc kì 1 xếp loại
yếu kì 2 xếp loại tốt
Loại yếu: Cả 2 kì xếp loại yếu.
Với việc xếp loại hạnh kiểm như trên sẽ đánh giá tương đối chính xác hạnh
kiểm của HS. Tuy nhiên có những vi phạm của HS là ngoài ý muốn của các em.
Vì vậy trong quá trình thực hiện GVCN cần có cách xử lý phù hợp, nếu là

trường hợp ngoài ý muốn thì cần cân nhắc cẩn thận trước khi đưa ra quyết định.
Những HS vi phạm, giáo viên cũng nên cho các em “lập công chuộc tội”. Nếu
như đẩy các em vào đường cùng, không có điều kiện sửa sai thì dễ làm cho các
em chán nản, thất vọng, mất động cơ để phấn đấu.
(5). Thưởng phạt nghiêm minh, công bằng và kịp thời.
Sau mỗi tuần thi đua lớp trưởng đánh giá chung các mặt hoạt động, tổ
trưởng đánh giá xếp loại cụ thể từng thành viên trong tổ, dựa vào kết quả theo
dõi bầu chọn một HS xuất sắc nhất trong tuần để tuyên dương, khen thưởng
trước lớp và bên cạnh đó một số HS vi phạm (đặc biệt số HS vi phạm kỉ luật
nặng) cũng sẽ được nhắc nhở xử phạt (ví dụ: Phạt lao động đối với HS nghỉ học
vô lí do, dọn vệ sinh đối với những HS vi phạm sổ đầu bài )
(6). Làm sổ chủ nhiệm riêng:
Mặc dù hàng năm GVCN được cấp cho cuốn sổ chủ nhiệm nhưng để tiện
theo dõi tôi làm riêng cho mình một cuốn sổ với các nội dung như sau:
+ Danh sách HS lớp
15
VD:
Stt Họ tên Địa chỉ Số điện thoại liên hệ
1
2

+ Danh sách GVBM:
VD:
STT Họ tên Địa chỉ Số điện thoại
liên hệ
Môn giảng
dạy
Ghi chú
1
2


+ Sơ đồ lớp học: (Như ở phần trên)
+ Nội qui lớp học: (Như ở phần trong tiêu chí đánh giá, xếp loại HS)
+ Danh sách theo dõi và xếp loại HS:
- Xếp loại tuần:
VD: Tháng 9 - Tuần 1
STT HỌ TÊN VI PHẠM ĐIỂM TRỪ XẾP LOẠI
1
2

- Xếp loại tháng:
VD: Tháng 9
STT HỌ TÊN VI PHẠM ĐIỂM TRỪ XẾP LOẠI
1
2

- Xếp loại kì:
VD: Học kì I.
STT HỌ TÊN T8 T9 T10 T11 T12 HKI
1
2

- Xếp loại năm học:
STT HỌ TÊN HKI HKII CN
1
2

+ Danh sách theo dõi HS cá biệt:
VD:
16

STT Họ tên Hoàn
cảnh gia
đình
Biểu hiện
thường xuyên
Địa chỉ Số điện
thoại liên hệ
1 Lê Văn Sơn Buôn bán Bỏ học, nghiện
chơi Games
Dân lí, TS 01668639563
2 Lê Văn
Quân
Bố đi
làm ăn xa
Nói tục, chửi
thề, không thực
hiện nề nếp
Dân Quyền,
TS
0373565655

Sau khi thực hiện các công việc trên, hiệu quả giáo dục đã được nâng lên
một cách rõ rệt đặc biệt số lượng HS đi muộn, bỏ tiết, trốn học có nguy cơ bỏ
học giảm xuống đáng kể. Kết quả này được thể hiện qua bảng so sánh sau:
Lớp 10C5 SS Số lượt HS
nghỉ học/ tuần
Số lượt HS
bỏ tiết/tuần
Vi phạm
khác/ tuần

Tuần 1 - HKI 44 28 3 11
Tuần 17 - HKII 44 12 0 2
3.2) Giải quyết một số thực trạng thường gặp của GVCN trong công
tác chủ nhiệm lớp.
(1). HS đi học muộn, bỏ tiết, trốn học, có nguy cơ bỏ học:
Ở lứa tuổi này tâm sinh lí của các em đang phát triển mạnh, các em ngày
càng có nhiều nhu cầu hiểu biết, tìm tòi, bắt chước, thích giao lưu, đua đòi, thích
khẳng định mình, … trong khi kiến thức về xã hội, gia đình, sự hiểu biết về pháp
luật còn hạn chế, trong quá trình tiếp thu cái mới thiếu sự quản lí và định hướng.
Hoàn cảnh gia đình (quá giàu hoặc quá nghèo hoặc bố mẹ thiếu tính gương
mẫu, li hôn…), nuông chiều con cái quá mức hoặc không có sự quan tâm đến
con, đặc biệt hơn có rất nhiều gia đình có cách giáo dục không hợp lí
( VD: Thích dùng đòn roi mỗi khi HS vi phạm…và đẩy hết trách nhiệm về
phía nhà trường…)
Trong phương thức giáo dục còn nhiều lổ hổng nhất là phương pháp và sự
kiểm soát không chặt chẽ. Sự kết hợp giữa GĐ, Nhà trường và Xã hội chưa nhịp
nhàng đồng bộ…
Giải pháp: Giữ bình tĩnh và xác định nguyên nhân.
Khi phát hiện ra HS nghỉ học, bỏ tiết, chúng ta nên bình tĩnh lại, xem xét
vấn đề một cách cẩn thận chứ tuyệt đối không nên vội vàng nổi giận, chửi mắng
hay trách phạt HS. Đằng sau hành động trốn học của các em ẩn chứa nhiều
nguyên nhân khác nhau. Do vậy, GVCN cần phải tìm hiểu nguyên nhân HS nghỉ
học, bỏ tiết, … là gì trước khi xác định cách thức xử trí đối với các em.
Trước hết, cần tìm hiểu thông tin về tình hình học tập, tình trạng tâm lý và
sức khỏe, các mối quan hệ của các em thông qua bạn bè, thầy cô giáo. BCS lớp,
ban NN của nhà trường …
Hãy trao đổi với các em để biết lý do vì sao các em không thích đi học, hãy
cho các em có cơ hội nói ra những vấn đề của mình. Chúng ta cần kiên nhẫn
17
lắng nghe, không ngắt lời, không phán xét, chỉ trích mà thể hiện sự thấu cảm với

HS đợi cho các em nói xong rồi hãy có những trao đổi cụ thể với các em.
Hướng giải quyết sau khi đã xác định được nguyên nhân:
* Phối hợp với nhà trường:
Nếu HS nghỉ học, bỏ tiết với nguyên nhân chán học hoặc cảm thấy nhiệm
vụ học tập quá khó đối với mình thì GVCN nên lập kế hoạch hỗ trợ các em
trong việc học như tạo nhóm bạn giúp đỡ nhau trong học tập hay trao đổi thêm
với GVBM để giáo viên quan tâm, kèm cặp các em nhiều hơn, đưa ra các
phương pháp hợp lí và hiệu quả hơn. Trao đổi thêm với các em về sự cần thiết
của việc học và mặc dù các em học không tốt như những bạn khác nhưng không
có nghĩa là các em không cần phải học. Việc học sẽ trang bị cho các em những
kỹ năng, kiến thức trong tương lai. Và điều quan trọng là xây dựng tinh thần yêu
thích, niềm vui ngay trong quá trình học chứ không phải chỉ là kết quả học tập
cuối cùng.
- GVCN thường xuyên trao đổi với GVBM để nắm bắt được tình hình học
tập và năng khiếu, sở thích của HS từ đó có các khen thưởng và động viên kịp
thời nhằm cuốn hút HS đến lớp
- Đồng thời GVCN cần trao đổi với người phụ trách Đoàn TN để cho các
buổi sinh hoạt tập thể, các hoạt động phong trào có chất lượng, lôi cuốn HS và
quản lí chặt chẽ về sĩ số.
Nếu như HS chống đối hoặc phản kháng lại nhà trường GVCN cũng cần
tìm hiểu nguyên nhân vì sao các em lại cảm thấy bất mãn với trường học để
cùng nhà trường xử trí tình huống, giúp các em có lại được cảm giác an toàn và
công bằng khi đến trường. Nếu nguyên nhân xuất phát từ phía nhà trường thì
nhà trường cần có những điều chỉnh phù hợp, còn nếu nguyên nhân là từ cảm
nhận chủ quan của các em thì cần giúp các em thay đổi nhận thức của mình,
nhìn vấn đề một cách khách quan và thực tế hơn.
Nếu như HS coi việc trốn học như một cách để khẳng định bản thân mình
GVCN cần rất cẩn trọng khi trò chuyện với HS trong tình huống này. Bởi có thể
các em đang tìm cách né tránh việc hợp tác với người lớn, với GVCN và cũng
coi đó như sự thể hiện của bản thân hay tính cách độc lập của mình. Chúng ta

cần tế nhị, không nên thể hiện sự cấm đoán với các em (HS với tính cách này dễ
có xu hướng làm ngược lại điều cấm đoán) mà nên giúp các em nhận thấy những
hậu quả không tốt của việc trốn học và giúp các em hướng đến những hoạt động
khác mà các em có thể khẳng định bản thân mình tại trường lớp như ngay trong
chính hoạt động học tập hoặc tham gia các hoạt động phong trào thể dục, thể
thao,…
* Phối hợp với GĐ
Tìm hiểu hoàn cảnh và có các liên lạc thường xuyên với GĐ HS, để GĐ
biết thời khóa biểu và các khoản đóng góp của HS, nếu HS nghỉ hoặc có các
biểu hiện chán học, học không tiến bộ thì phải thông báo cho GĐ để có biện
pháp nhắc nhở và giáo dục phù hợp. HS học tập tiến bộ cũng cần thông báo phụ
huynh để có các động viên kịp thời. Nếu GĐ HS có các phương pháp giáo dục
18
chưa tốt thì GVCN nên có các buổi tiếp xúc trao đổi với GĐ về phương pháp
giáo dục để từ đó GĐ có các phương pháp và biện pháp giáo dục hợp lí.
* Phối hợp với xã hội:
HS bỏ học thì có nhiều lí do nhưng một lí do đáng kể HS bỏ học đó là
nghiện chơi games, hút hít, cờ bạc…và tình trạng bạo lực học đường cũng dẫn
đến bỏ học, nên việc phối hợp với các tổ chức xã hội để kiểm soát các quán chơi
games, chơi cờ bạc… và cùng với nhà trường kiểm soát được bạo lực học
đường.
Đối với HS đã bỏ học thì cần tìm hiểu rõ nguyên nhân thông qua bạn bè,
GĐ…xem các em bỏ học vì chán học, học không tiếp thu được hay do hoàn
cảnh GĐ (kinh tế quá khó khăn chẳng hạn ) hoặc do bạo lực học đường…để từ
đó có phương pháp phù hợp nhất để động viên các em quay lại lớp. VD HS bỏ
học do điều kiện kinh tế thì GVCN động viên GĐ, kiến nghị với Ban giám hiệu
để miễn giảm các khoản đóng góp và cùng với tập thể lớp và các đoàn thể khác
có sự hỗ trợ nhất định về mặt kinh tế và tinh thần để các em có đủ điều kiện đến
lớp.
VD: Em Lê Văn Sơn là một học sinh hay trốn học, bỏ tiết, thường xuyên

chơi games trước khi đến lớp dẫn đến đi học muộn, trong lớp thường hay uể oải
nằm dài trên bàn, không chú ý học (nói tục, chửi thề, gây mất trật tự, vi phạm
nội quy trường lớp như nhuộm tóc),…. Những vi phạm của em làm ảnh hưởng
nghiêm trọng đến điểm thi đua của lớp. Tôi tìm hiểu hoàn cảnh gia đình và được
biết gia đình em sống ở Phố Thiều, Dân lí là một trong những nơi có nền kinh tế
phát triển của huyện Triệu Sơn, em đã theo bạn bè lêu lổng, lười biếng học hành.
Em lợi dụng những buổi học bồi dưỡng để đi chơi điện tử. Cha mẹ em mặc dù
có sự quan tâm nhưng do buôn bán bận bịu nên không có điều kiện gần gũi con
cái, Biết vậy tôi liền kết hợp với ban cán sự lớp, GVBM để theo dõi những vi
phạm của em đặc biệt để biết những buổi em trốn học (cả chính khóa và học bồi
dưỡng) mà kịp thời thông báo với phụ huynh, yêu cầu gia đình phải nắm được
thời khóa biểu và giờ giấc đi về của em để kiểm tra. Đến lớp tôi gặp riêng em
và khuyên bảo, tôi phân tích cái sai của em để cho em hiểu. Em hứa sẽ từ bỏ trò
chơi games vô bổ này. Tôi nói “ Tôi tin em làm được điều đó”. Thêm vào đó, ở
lớp tôi luôn có lời khen em dù là việc tốt nhỏ để em cảm thấy mình không bị bỏ
rơi, luôn được thầy cô và bạn bè quan tâm và tôn trọng. Tôi xếp em ngồi cạnh
em Hùng là một HS có học lực rất khá của lớp và là lớp phó học tập, tôi giao
trách nhiệm cho Hùng phải kèm cặp Sơn làm sao để Sơn tiến bộ. Qua thời gian
uốn nắn cùng sự hỗ trợ nhiệt tình của gia đình và sự giúp đỡ của bạn bè tôi thấy
Sơn có sự tiến bộ rõ rệt từ một học sinh lười biếng ham chơi mà nay đã đi học
đều đặn và có định hướng học tập đúng đắn, tôi còn khích lệ em bằng cách giao
cho em cùng Trang theo dõi các HS thường xuyên nghỉ học bồi dưỡng để báo
cáo kịp thời khi GVCN cần để tạo cho em có niềm tin vào bản thân mình, từ đó
học lực của Sơn ngày được nâng lên. Giả sử nếu tôi không phát hiện ra việc Sơn
bỏ học thường xuyên, những buổi tôi không có mặt trên lớp ban cán sự không
thông báo kịp thời vi phạm của em, thì liệu tôi có phối hợp nhịp nhàng cùng GĐ
19
được không? Và bên cạnh đó nếu không có sự giúp đỡ kịp thời của HS trong lớp
thì liệu Sơn có được sự tiến bộ này? Vì vậy, tôi xem những “trái ngọt” trên đây
là niềm vui, là động lực để mình phấn đấu nhiều hơn nữa trong sự nghiệp trồng

người mà mình đã dồn hết nghị lực trong bao năm qua.
Qua ví dụ trên tôi thấy rằng GVCN phải huy động tiềm năng trí tuệ và khả
năng ban cán sự lớp, của các bậc phụ huynh vào việc giáo dục toàn diện học
sinh đặc biệt là vấn đề tư tưởng đạo đức, ý thức học tập cũng như là việc phòng
chống các tệ nạn xã hội. Muốn có sự phối hợp này rất cần sự nhận thức một cách
đầy đủ trách nhiệm của chính bản thân mỗi con người được giao nhiệm vụ.
(2). HS vi phạm đạo đức (hay nói tục chửi thề, không nghe lời cha mẹ
thầy cô, xem thường nội qui của trường lớp, )
Thường là do ý thức của các em chưa tốt cộng với sự thiếu quan tâm nhắc
nhở của GVBM và GVCN, GVCN không xây dựng được qui định riêng cho lớp,
xử lí không đến nơi đến chốn các trường hợp vi phạm, chỉ nhắc nhở mà không
có biện pháp cụ thể, bầu ban cán sự lớp không đủ năng lực nhưng lại không
thường xuyên theo dõi lớp mà chỉ giao cho lớp trưởng quản lí.
Đối với trường hợp này GVCN vẫn cần sử dụng linh hoạt các giải pháp
trên (giải pháp đối với HS nghỉ học, bỏ tiết, có nguy cơ bỏ học), ngoài ra cần
chú ý thêm về các giải pháp sau:
Giải pháp 1. Thường xuyên thăm lớp nhắc nhở các em.
Giải pháp 2. Thuyết phục bằng lời lẽ có lí có tình, bằng tình cảm và phép
tắc tác động lên nhận thức, ý thức của HS
Giải pháp 3. Phối hợp với ban cán sự lớp và phụ huynh HS
Thông thường, ở bất kì HS nào khi vi phạm nội qui trường lớp thường kèm
theo những hành động bất cần hay nói tục, chửi thề. Vì vậy tôi có kế hoạch
thông báo kịp thời cho gia đình HS, và khi nhận được thông báo từ GVCN để
GĐ có biện pháp kết hợp tay đôi với để từ đó có biện pháp giáo dục kịp thời.
Ngoài ra tôi còn đến thăm và trao đổi với gia đình HS nhất là GĐ các em
học sinh cá biệt. Theo tôi đây là hình thức giáo dục có hiệu quả cao bởi lẽ qua
việc đến thăm gia đình HS sẽ tạo được sự đồng cảm, thiện cảm giữa phụ huynh
và GVCN. Chính mối thiện cảm này giúp học sinh phải tự ý thức để xứng đáng
với sự quan tâm dạy dỗ của thầy cô.
Khi phối hợp với GĐ tôi thiết nghĩ GVCN cần linh hoạt trong sử dụng các

biện pháp và hình thức vì hoàn cảnh gia đình không ai giống ai. Có GĐ có điều
kiện kinh tế, có thời gian luôn quan tâm theo dõi sâu sát chuyện học tập cũng
như các hành vi đạo đức của con em mình. Nhưng cũng có GĐ cha mẹ phải đầu
tắt mặt tối đi sớm về khuya, họ không có thời gian để quan tâm con cái, mặc dù
ai cũng muốn con mình học giỏi, ngoan ngoãn. Vậy làm thế nào để phụ huynh
nào cũng nắm bắt kịp thời kết quả học tập của con em mình? Đó cũng là điều tôi
trăn trở, suy nghĩ. Từ đó tôi đi đến quyết định: Mình phải thường xuyên liên hệ
phối hợp với gia đình HS.
Ví dụ: Em Lê Văn Quân là một học sinh hay nói chuyện làm việc riêng
trong lớp học, không sơ viên hay đeo phù hiệu trong giờ, vi phạm qui định
20
chung của trường như nhuộm tóc khi được ban cán sự lớp nhắc nhở thì em
hay nói tục, chửi thề Những vi phạm của em làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến
điểm thi đua của lớp. Tôi tìm hiểu hoàn cảnh gia đình và được biết gia đình em
bố thường đi làm ăn xa, mẹ thì quá nuông chiều con cái. Biết vậy tôi liền kết
hợp với ban cán sự lớp thường xuyên theo dõi, điểm danh em, nhắc nhở ban cán
sự lớp ghi chép cẩn thận các trường hợp vi phạm của em, tôi thường xuyên qua
lớp gặp riêng em và khuyên bảo, tôi phân tích cái sai của em để cho em hiểu,
ngoài ra tôi còn luôn đến nhà để động viên khích lệ em, chính sự quan tâm khích
lệ kịp thời của tôi đã giúp em có niềm tin vào bản thân mình, em đã trở thành
một HS gương mẫu, một tấm gương sáng của lớp tôi.
(3). HS vi phạm pháp luật (không trung thực, ăn trộm, gây gỗ đánh
nhau )
GVCN cũng cần tìm hiểu rõ nguyên nhân, tại sao các em ăn trộm? ăn trộm
để làm gì? Do hoàn cảnh gia đình khó khăn không có tiền học hay do nghiện
chơi games không có tiền trả? Tại sao các em tham gia đánh nhau, tại sao các
em hút thuốc? phải chăng còn do hoàn cảnh gia đình cha mẹ li hôn dẫn đến buồn
chán hay cha mẹ đi làm ăn xa thiếu sự quan tâm dạy dỗ đúng cách.
Đối với trường hợp này sau khi tìm hiểu rõ nguyên nhân GVCN vẫn cần sử
dụng linh hoạt các giải pháp trên (giải pháp đối với HS nghỉ học, bỏ tiết, có

nguy cơ bỏ học, HS vi phạm đạo đức), ngoài ra cần đặc biệt chú ý đến sự phối
kết hợp giữa GĐ, nhà trường và xã hội bởi đây là 3 môi trường sẽ chi phối trực
tiếp đến sự hình thành nhân cách học sinh.
* Phối hợp với nhà trường:
GVCN cần phối hợp chặt chẽ với BNN của nhà trường bởi trong những giờ
giải lao cũng như trước và sau giờ học thì người nắm tình hình trường lớp rõ
nhất chính là các thành viên trong BNN, và trong những giờ chơi đó thì bản chất
của các em cũng được thể hiện khá rõ, vì lẽ đó tôi thường xuyên trao đổi, thăm
nắm tình hình lớp từ BNN và có sự phối kết hợp chặt chẽ với BNN để giáo dục
các em được hiệu quả hơn.
GVCN cũng cần báo cáo kịp thời với Ban giám hiệu nhà trường để nhà
trường có sự chỉ đạo kịp thời và phối hợp với các lực lượng giáo dục khác. Mặt
khác nhà trường cần tuyên truyền sâu rộng trong phụ huynh học sinh các lớp,
cán bộ giáo viên công nhân viên nhà trường về việc ngăn chặn tình trạng vi
phạm pháp luật, bạo lực trong học sinh, đảm bảo an ninh trật tự trong trường
học, tuyên truyền tới học sinh trong các giờ sinh hoạt tập thể đầu tuần.
* Phối hợp với GĐ:
Nhà trường có thế mạnh về giáo dục nhận thức, thông qua nhận thức tác
động tới tình cảm, nhưng nhà trường không thể nào gần gũi và hiểu sâu được
từng cá nhân HS, có tác động tình cảm liên tục như GĐ được. Do vậy, muốn
giáo dục đạo đức và hình thành nhân cách cho HS thì GVCN cần phải phối hợp
với phụ huynh sẽ giải quyết các trường hợp mâu thuẫn không đáng có giữa các
em HS để không xảy ra hậu quả nghiêm trọng.
21
- GĐ cần sắp xếp dành nhiều thời gian cho các em, tâm sự cởi mở chân tình
để hiểu các em hơn, không nên ỷ mình là cha mẹ lúc con có lỗi chỉ quát mắng và
đánh chửi như vậy sẽ tạo cho các em tính bất cần lì lợm.
- GĐ cũng cần quan tâm xem con mình chơi với bạn bè tốt hay xấu để tìm
cách uốn nắn con dần dần, các em tiếp thu những cái tốt thì có thể rất từ từ
nhưng tiếp thu những cái xấu rất nhanh, do đó cha mẹ cần bộc lộ mình là người

tốt, là tấm gương để cho con cái soi vào
* Phối hợp với xã hội:
- GĐ, Nhà trường phối kết hợp với công an địa phương xử lý kịp thời các
mâu thuẫn, ngăn chặn các biểu hiện, hành vi pháp luật, bạo lực học sinh.
4. Kiểm nghiệm:
Từ thực tiễn làm công tác chủ nhiệm lớp và chịu khó học hỏi kinh nghiệm
của bạn bè đồng nghiệp, tôi đã đúc rút ra một số kinh nghiệm nhỏ để giúp việc
làm công tác chủ nhệm lớp thành công hơn, hiệu quả giáo dục được nâng lên
một cách rõ rệt, cụ thể:
Hầu hết lớp tôi chủ nhiệm đều là lớp có đặc thù riêng. Năm 2007- 2010 tôi
được phân công chủ nhiệm lớp 10A4 là lớp có điểm đầu vào rất thấp so với các
lớp khác trong trường (cụ thể sau lớp 10A1, 10A2, 10A3), tổng số HS là 45 HS
nhưng số HS đi học bồi dưỡng trong hè (trước khi phân lớp 10) chỉ có 28 HS,
tôi đã vận dụng những kinh nghiệm chủ nhiệm của mình tích lũy được để hoàn
thành công tác chủ nhiệm lớp và cũng đã đạt được những thành tích đáng kể, kết
thúc khóa học lớp tôi đạt tỉ lệ tốt nghiệp 100% (là một trong hai lớp đậu tốt
nghiệp 100%), bản thân tôi được phụ huynh tín nhiệm, đồng nghiệp tin yêu, HS
quí mến.
- Kết quả cuối năm của lớp 10C5 năm 2011 - 2012 cũng vậy, đầu vào thấp
hơn so các lớp khác trong trường nhưng khi tôi vận dụng linh hoạt các biện pháp
trên thì hiệu quả giáo dục sau một năm cũng đạt được như mong muốn. Về nề
nếp lớp luôn được xếp loại A hàng tháng, và luôn nằm trong tốp 5 lớp dẫn đầu
về nề nếp, duy trì sĩ số 44/ 44 đạt 100%, HS lên lớp thẳng 41/ 44 HS đạt 93 %
(đầu năm số lượng HS yếu 15 HS chiếm 34%) so với đầu năm giảm 16%, không
có HS ở lại lớp (đầu năm 2% loại kém), không có HS ăn trộm, hút thuốc, gây gỗ
đánh nhau trong và ngoài trường, 100% HS tích cực tham gia các buổi sinh hoạt
tập thể, lao động công ích…
III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết luận:
a) Kết quả đạt được:

Bằng tất cả sự nỗ lực của bản thân tôi cùng với sự quan tâm của Ban giám
hiệu, BNN nhà trường và tất cả các thầy cô giáo trong trường cũng như sự phối
kết hợp nhịp nhàng, đồng điệu giữa ban cán sự lớp với GVCN, giữa GVCN và
GVBM, giữa GVCN và phụ huynh HS. Tôi đã đạt được kết quả khả quan, HS
biết vâng lời và yêu quí thầy cô, biết xác định động cơ học tập đúng đắn, tập thể
HS biết yêu thương đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ.
- Kết quả cuối năm học lớp 10C5 đạt được như sau:
22
Lớp
10C5
SS Học lực
Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%)
Đầu
năm
44
0 1 27 15 1
0 2 62 34 2
Cuối
năm
44
1 5 30 8 0
2 11 69 18 0
Lớp
10C5
SS
Hạnh kiểm
Tốt Khá Trung bình Yếu
SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%)
Đầu

năm
44
15 17 7 5
34 39 16 11
Cuối
năm
44
28 13 2 1
64 30 4 2
b) Bài học kinh nghiệm:
Để đạt được mục tiêu giáo dục ta cần phải biết chọn điểm xuất phát thích
hợp với đặc điểm riêng của từng trường, từng lớp, từng HS, …
Muốn duy trì tốt thành quả giáo dục không thể không nói đến sự phối kết
hợp giữa GĐ, nhà trường và xã hội.
Sự thành công trong công tác chủ nhiệm lớp, một nhân tố quan trọng mà
chúng ta nên thận trọng cân nhắc khi quyết định lựa chọn đó là ban cán sự lớp
Làm công tác chủ nhiệm đừng bao giờ có suy nghĩ “Lớp này không có khả
năng học tốt, lớp này nề nếp không thể tốt” , HS ngày nay rất có năng lực phát
triển toàn diện, vấn đề là ở chỗ “làm thế nào để nắm bắt được tiềm năng của HS,
làm thế nào để khơi dậy và phát huy tiềm năng đó, là GVCN cần phải có biện
pháp sáng tạo cụ thể để sáng tạo ra những con người sáng tạo.
GVCN phải chân thành và khách quan: Khen chê, thưởng, phạt nghiêm
minh, kịp thời, đúng múc.
Bao giờ GVCN cũng nên rút kinh nghiệm sau mỗi năm làm công tác chủ
nhiệm.
Muốn làm tốt được những điều trên đòi hỏi người GVCN lớp phải là người
có uy tín toàn diện, có năng lực thực sự để chỉ đạo,định hướng… vai trò con
chim đầu đàn là yếu tố có phần lớn lao tạo nên thành công hay thất bại ở mỗi
HS, mỗi lớp, mỗi trường học, …
2. Đề xuất:

* Đối với nhà trường:
Cần có kế hoạch nhân rộng các điển hình GVCN giỏi của trường và tăng
cường dự giờ những tiết sinh hoạt chủ nhiệm.
+ Chỉ đạo cho GVCN tăng cường công tác phối hợp với cha mẹ HS để có
biện pháp giáo dục kịp thời
* Đối với Sở GD & ĐT:
Cần có nhiều hơn các đợt tập huấn về công tác chủ nhiệm.
23
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của bản thân tôi, trong quá trình thực
hiện vẫn còn nhiều thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp của đồng nghiệp để
nội dung đề tài hoàn thiện hơn
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 12 tháng 3 năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)
Nguyễn Thị Lê
24
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lí luận dạy học đại học.
2. Tổ chức hoạt động giáo dục.
3. Điều lệ trường phổ thông ( ban hành theo Quyết định số 07/2007/QĐ -
BGD&ĐT ngày 02/04/2007).
4. Thông tư 58/ TT - BGDĐT, ngày 12/12/2011 về việc ban hành quy chế
đánh giá, xếp loại HS THCS và THPT.
5. Quy chế thi đua trường THPT Triệu Sơn 6 năm học 2012 – 2013.
6. Sổ công tác GVCN.
7. Giáo dục – quốc sách hàng đầu, tương lai của dân tộc – Phạm Văn Đồng
(NXB giáo dục 1999).

8. Wedsite:



25

×