Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

SKKN Một số thắng lợi quân sự trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (385.75 KB, 21 trang )

MỘT SỐ THẮNG LỢI QUÂN SỰ TRONG CUỘC KHÁNG
CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC GIAI ĐOẠN 1961-1975
I. Đặt vấn đề.

Như chúng ta đã biết, lịch sử là những gì thuộc về quá khứ nó ở xa chúng ta ,
những sự kiện lịch sử , những nhân vật , những trận đánh oai hùng không ở
trước mắt chúng ta. Vì vậy để giúp học sinh hiểu nhận thức được những kiến
thức lịch sử thì giáo viên phải kết hợp nhiều hình thức dạy học khác nhau.Trong
đó phải kể đến những chuyên đề. Ví như để hiểu được những thắng lợi oai hùng
của cha ông ta trong kháng chiến chống Mỹ , giáo viên sẽ dạy dưới dạng
chuyên đề.
Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước toàn thắng là thiên anh hùng ca vĩ
đại của chiến tranh Việt Nam trong thế kỷ XX. Là một trong những trang chói
lọi trong lịch sử của nhân dân cách mạng thế giới chống chủ nghĩa đế quốc ở
thời đại ngày nay. Các chiến lược chiến tranh “chống nổi dậy” với âm mưu vô
cùng thâm độc, hiểm ác mà chỉ có Mĩ mới nghĩ ra,kết hợp với những phương
tiện chiến tranh tiên tiến nhất, hiện đại nhất,vũ khí có khả năng hủy diệt nhằm
đè bẹp các lực lượng cách mạng của ta. Nhưng với một quyết tâm sắt đá và khí
thế cách mạng hào hùng”thà hi sinh tất cả ,chứ nhất định không chịu mất nước
,nhất định không chịu làm nô lệ” “không có gì quý hơn độc lập tự do”. Để
giành được những thắng lợi cả dân tộc đã trãi qua những thử thách gian truân
,có những lúc tưởng chừng như khó vượt qua nổi,và chịu hy sinh tổn thất lớn
lao chưa từng thấy trong lịch sử. Chiến tranh chống ngoại xâm của dân tộc cả
dân tộc kháng chiến thần thánh đến toàn thắng.
Trong 21 năm chống Mỹ gian lao, anh dũng và thông minh,cách mạng và
chiến tranh cách mạng Việt Nam có hai thời điểm được coi là đỉnh cao.
Một là ,thời điểm đánh thắng chiến lược “ chiến tranh cục bộ”với trên nửa
triệu quân viễn chinh Mỹ trực tiếp tham chiến,tạo ra bước ngoặt chiến lược lớn
cho cuộc kháng chiến, đánh dấu bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu
Thân 1968 lịch sử.
Hai là,thời điểm đánh thắng chiến lược chiến tranh cuối cùng của đế quốc


Mỹ,chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” đánh dấu bằng cuộc tổng tiến công
và nổi dậy mùa Xuân 1975 đại thắng, đánh thắng hoàn toàn cuộc chiến tranh
xâm lược thực dân kiểu mới của đế quốc Mỹ,giải phóng miền nam thống nhất
Tổ quốc, đưa cả nước tến lên chủ nghĩa xã hội.
Với chuyên đề này tôi chỉ trình bày những thắng lợi quân sự trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ giai đoạn từ năm( 1961-1975). Thông qua những thắng
1


lợi quân sự để thấy được một quá khứ hào hùng của một dân tộc , nhằm ôn lại
truyền thống đấu tranh giữ nước của cha ông ta. Qua đó làm nổi bật tầm quan
trọng của Đảng cộng sản trong việc lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành lại độc
lập ,và hơn nũa là sự hy sinh anh dũng ,khát khao giành độc lập của quân dân ta
trong kháng chiến chống ngoại xâm.

II. Cơ sở lý luận.

Sinh thời chủ tịch Hồ chí Minh đã từng day:
“Dân ta phải biết sử ta.
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
Câu nói trên trải qua hơn nữa thế kỷ nhưng ý nghĩa của nó vẫn còn in đậm
trong lòng mỗi dân tộc Việt Nam . Đồng thời với mục tiêu đặt ra cho ngành
giáo dục là phải đào tạo nên những con người với sự hội tụ của “ đức, trí, thể,
mĩ” thì môn lịch sử cũng chiếm một vị trí quan trọng . Tuy nhiên hiện nay dưới
sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì vai trò môn lịch sử trong trường học đã
dần dần bị mờ nhạt bởi các môn khoa học tự nhiên khác. Sở dĩ có điều đó vì
trong ý nghĩ của nhiều người thì môn lịch sử thực sự không cần thiết, mà chỉ là
môn học phụ , đa số học sinh không thích học , xem nhẹ môn này, các em tiếp
thu kiến thức một cách hờ hợt , thiếu tính chính xác, thiếu hệ thống. Nhiều ý
kiến cho rằng lịch sử phải ghi nhở các sự kiện khô khan , chỉ tìm hiểu về quá

khứ, mà quá khứ là những cái đã qua nên chỉ học cho qua.
Tất nhiên tình trạng trên cũng do nhiều nguyên nhân , trong đó nguyên nhân
chủ yếu vẫn là người thầy. Vậy phải làm thế nào để khắc phục tình trạng trên
góp phần nâng cao hơn nưã chất lượng dạy và học của bộ môn lịch sử. Đó là
vấn đề được đặt ra không chỉ đối với mỗi thầy giáo mà còn đối với các em học
sinh và các ban ngành khác.
Là thầy giáo dạy bộ môn lịch sử trước hết chúng ta cần phải đầu tư thật kỹ
bài dạy, phải đổi mới phương pháp tạo hứng thú cho học sinh. Tất nhiên đó là
đối với học sinh không chuyên , còn đối với các em chuyên sử thì ít nhiều các
em cũng yêu sử nên người thầy phải thiết kế một bài day hoàn toàn khác mang
tính chuyên sâu để phù hợp với các em. Vì thế tôi viết chuyên đè này chủ yếu
phục vụ cho việc dạy chuyên.
III. Cơ sở thực tiễn.
Thực tế hai năm qua trường tôi đã tuyển được 2 lớp sử, tuy với số lượng
học sinh không nhiều, nhưng cũng đủ để thầy và trò chúng tôi phấn đấu. Và
qua hai năm dạy chuyên , mặc dù tôi không đứng dạy chính nhưng cũng được
phân công dạy một số chuyên đề. Trong đó có chuyên đề “Một số thắng lợi
quân sự trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước giai đoạn 1961-1975” Với
chuyên đề này chỉ dành riêng cho việc dạy chuyên, với những kiến thức chuyên

2


sâu giúp các em hiểu đầy đủ về những thắng lợi quân sự trong kháng chiến
chống Mỹ cứu nước
Cũng thông qua bài học lịch sử giúp các em thấy một quá khứ hào hùng
của cha ông. Qua đó giáo dục cho các em lòng yêu nước và lòng tự hào dân tộc
chính đáng.
IV.Nội dung.
Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, cách mạng Việt Nam bước vào giai đoạn

mới với đặc điểm lớn là đất nước chia làm 2 miền. Miền Bắc hoàn toàn giải
phóng, bắt đầu chuyển sang cách mạng xã hội chủ nghĩa. Nhưng kinh tế còn
nghèo nàn ,lạc hậu ,hàng vạn thôn xóm tiêu điều xơ xác ,hàng chục héc ta ruộng
đất hoang hóa ,đời sống nhân bị thiếu thốn mọi bề. Miền Nam tạm thời do đối
phương kiểm soát cách mạng từ chổ có chính quyền,có quân đội ,có vùng giải
phóng trở thành không có chính quyền không có quân đội vùng giải phóng bàn
giao cho quân đội liên hiệp pháp tiếp quản, sau 2 năm sẽ tổ chức tổng tuyển cử,
thống nhất nước nhà. Ngay khi hội nghị Giơ-ne-vơ đang họp ,Mỹ đã ép pháp
đưa Ngô Đình Diệm về làm thủ tướng,chuẩn bị thay chân Pháp áp đặt chủ nghĩa
thực dân kiểu mới hòng chia cắt thống trị lâu dài nước ta.
Tình thế quốc tế có lợi cho cách mạng thế giới .Ba dòng thác cách mạng ở
thế tiến công.Tuy nhiên các nước xã hội chủ nghĩa phong trào công nhân và
cộng sản lại có sự bất đồng gây nên sự chia rẽ ngày càng sâu sắc giữa lực lượng
quốc tế ,nhất là Liên Xô và Trung Quốc.
Tình hình trên đã tác động trực tiếp đến tiến trình cách mạng và chiến tranh
cách mạng nước ta. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của ta bắt đầu từ sau
hiệp định Giơ-ne-vơ.
A. Thắng lợi trên mặt trận quân sự giai đoạn 1961-1965.
- Từ giữa thập kỷ 60 Miền Bắc chuyển sang thời kỳ phát triển mới theo
quyết định của đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960). Thì
Miền Nam từ cuối năm 1960 hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai độc
quyền Ngô Đình Diệm bị thất bại , đế quốc Mỹ buột phải thay đổi chiến lược
chuyển sang tiến hành “ chiến tranh đặc biệt” một trong ba loại hình chiến tranh
trong chiến lược quân sự toàn cầu “phản ứng linh hoạt” của Mỹ hòng đối phó
với cách mạng miền Nam.
Để đối phó với âm mưu chiến lược mới của Mỹ trên cơ sở thế và lực mới do
cao trào Đồng Khởi tạo ra. Hội nghị bộ chính trị trung ương Đảng(tháng 11961đến 2-1962)đã quyết định chuyển cách mạng miền Nam lên giai đoạn mới,
phát triển cuộc khởi nghĩa từng phần thành cuộc chiến tranh cách mạng trên qui
mô toàn miền Nam, kết hợp chặt chẽ chiến tranh cách mạng với khởi nghĩa của
quần chúng. Thực hiện chủ trương trên ở miền Nam cuộc đấu tranh chống càn

quét và phá ấp chiến lược diễn ra cực kỳ quyết liệt. Cuối cùng hệ thống ấp
3


chiến lược do Mỹ Diệm xây dựng trên toàn miền Nam về cơ bản bị nhân dân ta
phá vỡ bằng sức mạnh tổng hợp của phương pháp đánh địch bằng “hai chân ba
mũi”
Tháng 1-1963 tại chiến trường Ấp Bắc tổ chức thắng lợi trận chống càn qui
mô lớn. Ấp Bắc là một ấp nhỏ ,thuộc xã Tân Phú Trung,quận Cai Lậy tỉnh Mỹ
Tho. Xung quanh Ấp Bắc là cánh đồng rộng lớn có hệ thống đường đất kênh
rạch nối liền các thôn nên việc đi lại khá thuận lợi . Nhân dân xây dựng ấp
thành một hệ thống phòng thủ gồm hệ thống hầm hào chiến đấu cho bộ đội và
du kích thực hành tác chiến thắng lợi. Đây là nơi có phong trào quần chúng
mạnh ,trở thành một trong những xã căn cứ của tỉnh Mỹ tho . Tại đây địch huy
động một lực lượng lớn với 3 tiểu đoàn thuộc sư đoàn 7 bộ binh,1 tiểu đoàn dù
2 đại đội biệt động, 3 đại đội bảo an,3 đại đội dân vệ và biệt kích với 2000 tên ,
13 xe M111,13 tàu chiến 6 máy bay khu trục ,20 máy bay lên thẳng,4 máy bay
trinh sát,6 máy bay vận tải. Viên tướng tư lệnh vùng 4 chiến thuật ,và 2đại tá
Mỹ trực tiếp chỉ huy cuộc càn quét.Bên ta chỉ có 1 đại đội thuộc tiểu đoàn chủ
lực quân khu VIII ,một đại đội tiểu đoàn thuộc tỉnh Mỹ Tho và một số bộ đội
địa phương,du kích. Tỉ lệ quân số địch ta 10-1. Theo đúng chiến thuật “bủa lưới
phóng lao” địch cho không quân,pháo binh bắn phá dọn đường,các mũi bộ
binh,linh dù,xe bọc thép tàu chiến trên sông đồng loạt tiến công vào Ấp Bắc.
Với hàng tấn bom đạn ,trên 4000 quả đạn pháo 200 lính thủy lục –không quân
tấn công vào một Ấp Bắc nhỏ bé,hi vọng đè bẹp được sự chống cự của quân ta
hòng gây thanh thế .Nhưng chúng đã vấp sự chống trả vô cùng lợi hại của chiến
tranh nhân dân. Lực lượng bộ đội chủ lực kết hợp với bộ đội địa phương dân
quân du kích ,đánh trận địa kết hợp đánh du kích ,tiến công với phản công và
phòng ngự buộc chúng phải chấm dứt cuộc hành quân với những tổn thất nặng
nề. 450 tên địch (có 9 cố vấn Mỹ) bị tiêu diệt ,16 máy bay lên thẳng ,3 xe bọc

thép 1 tàu chiến địch bị tiêu diệt . Giữa đồng bằng lần đầu tiên quân giải phóng
với lực lượng ít hơn địch 10 lần,đã đập tan cuộc càn quét lớn của địch có sức cơ
động cao. Phối hợp chặt chẽ với những cuộc chống càn ở Ấp Bắc,bộ đội địa
phương và dân quân du kích trong xã Cai Lậy (Châu Thành) thị xã Mỹ Tho
đồng loạt tấn công địch. Trong 2 ngày (mùng 2 và mùng 3 tháng 1 năm 1963)
đã có gần 130.000 lượt người khắp đô thị, nông dân đấu tranh bất hợp pháp với
địch .
Tiêu biểu là trưa ngày 2-1-1963 hơn 700 quần chúng thuộc các xã Mỹ Hạnh
Đông Mỹ Hạnh Tây đã “tản cư ngược” lên khu trù mật phước Mỹ Tây bao vây
không cho pháo binh địch bắn phá làng xóm. Cùng lúc 200 gia đình con em
binh sĩ ngụy kéo đến bệnh viện thị xã Mỹ Tho đòi chồng con, đưa yêu sách làm
cho đối phương lúng túng tạo điều kiện cho quân dân Ấp Bắc chiến đấu thắng
lợi.

4


Chiến thắng Ấp bắc đã gây tiếng vang lớn, đánh dấu sự phát triển cả về chất
lượng của cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam. Kết hợp ba lực lượng: chủ
lực, địa phương,dân quân du kích, kết hợp ba hình thức đấu tranh chính trị
,quân sự, binh vận của dân quân Mỹ Tho ,đã dánh bại chiến thuật “trực thăng
vận” “ thiết xa vận” của đối phương, mở ra khả năng mới cho quân dân ta tiến
lên đánh bại hoàn toàn “chiến tranh đặc biệt” của chúng, đẩy chúng vào tình
trạng khủng hoảng về chiến thuật. Chiến thắng Ấp Bắc đã làm nức lòng quân
dân miền Nam, mở ra phong trào “thi dua Ấp Bắc, giết giặc lập công”, trên toàn
miền Nam.
Sau chiến thắng Ấp Bắc quân ta mở chiến dịch tấn công địch ở miền Đông
Nam Bộ với trận mở màn đánh vào Bình Giã (Bà Rịa ). Đây là lần đầu tiên ta
tập trung một lực lượng lớn nhất (khoảng 7000 quân) để mở cuộc tập kích dài
ngày trên địa bàn rộng thuộc 4 tỉnh Bà Rịa ,Long Khánh ,Biên Hòa, Bình

Thuận, trọng điểm là Bình Long ,Bình Phước. Sau 1 tháng chiến đấu bộ đội ta
tiêu diệt gọn 2 tiểu đoàn chủ lực quân Sài Gòn và 1 chi đoàn xe bọc thép. Ta
tiêu diệt 1755 tên bắt 293 tên (có 60 cố vấn Mỹ) phá hủy 45 xe tăng bắn rơi 56
máy bay thu nhiều súng .Thắng lợi Bình Giã có ý nghĩa lớn mở ra thời kỳ mới
thời kỳ kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy,tiến công quân sự
với nổi dậy của quần chúng.
Tiếp đó quân ta giành thắng lợi ở An Lão (Bình Định) Ba Gia (Quảng Ngãi)
Đồng Xoài (Bình Phước) gây cho quân đội Sài Gòn những thiệt hại nặng nề, có
nguy cơ tan rã làm phá sản hoàn toàn chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ.
Bước vào năm 1965 nguy cơ thất bại của chiến lược “chiến tranh đặc biệt”
đặt đế quốc Mỹ trước một tình thế khó khăn cả ở Việt Nam và trong nước Mỹ.
Giới cầm quyền Mỹ đề ra và thực hiện một số quyết định chiến lược mới, đưa
quân viễn chinh Mỹ tham chiến trên quy mô lớn ở miền Nam ,tiến hành chiến
lược “chiến tranh cục bộ”.
B. Thắng lợi trên mặt trận quân sự giai đoạn 1965-1968.
Dưới ánh sáng của nghị quyết Trung Ương với ý chí “ không có gì quý
hơn độc lập tự do” “ quyết chiến thắng giặc Mỹ xâm lược” lại càng được sự
phối hợp và chi viện ngày càng lớn mạnh của miền Bắc,nhân dân ta ở miền
Nam đã chiến đấu anh dũng và liên tiếp giành thắng lợi.
Sau chiến thắng Núi Thành(Quảng Nam) là chiến thắng có ý nghĩa chiến
lược của quân dân ta ở Vạn Tường(Quảng Ngãi)
Mờ sáng ngày 18-8-1965 sau khi đã chiếm được Chu Lai ( Quảng Nam)
lính thủy đánh bộ Mỹ mở cuộc hành quân mang tên “Ánh sáng sao” vào thôn
Vạn Tường (Quảng Ngãi) nhằm tiêu diệt quân chủ lực của ta, tìm kiếm một
thắng lợi quân sự để gây uy thế cho lính thủy đánh bộ Mỹ, lấn chiếm vùng giải
phóng và mở rộng vùng an toàn cho căn cứ Chu Lai. Lực lượng Mỹ đã sử dụng
vào cuộc hành quân này 9000 tên ,gồm ban chỉ huy, trung đoàn 7, thuộc sư
5



đoàn 1 lính thủy đánh bộ, 4 tiểu đoàn lính thủy đánh bộ, 2 tiểu đoàn bộ binh
ngụy, 1 tiểu đoàn xe tăng,và xe lội nước, một số lực lượng pháo binh,công
binh... chúng còn huy động 6 tàu đổ bộ ,105 xe tăng ,xe bọc thép,100 máy bay
lên thẳng 70 máy bay chiến đấu vào cuộc càn quét này.
Về phía ta: sau 1 ngày chiến đấu ,một trung đoàn chủ lực lúc đó đang đóng ở
Vạn Tường cùng với quân dân du kích và nhân dân địa phương đã đẩy lùi được
cuộc hành quân càn quét của địch ,tiêu diệt 900 tên bắn cháy 22 xe tăng và xe
bọc thép hạ 13 máy bay. Vạn Tường là trận đầu tiên do quân viễn chinh chinh
trực tiếp chiến đấu với quy mô lớn ,sử dụng cả hải lục không quân trên chiến
trường miền Nam, nhưng đã bị đòn phủ đầu mạnh mẽ, chụi tổn thất nặng nề.
Vạn Tường được coi là “Ấp Bắc” đối với quân Mỹ. Và nếu trận Ấp Bắc Mỹ
Tho (1-1963) đã mở đầu”cao trào diệt ngụy” thì Vạn Tường mở đầu “cao trào
diệt Mỹ” trên toàn miền Nam.
Sau chiến thắng Vạn Tường một làn sóng “tìm Mỹ mà đánh lùng ngụy mà
diệt” dâng cao khắp miền Nam. Nhiều “ vành đai diệt Mỹ” đã xuất hiện như ở
Hòa Vang, Chu Lai( Quảng Nam) Củ Chi (Sài Gòn). Một phong trào thi đua trở
thành “dũng sĩ diệt Mỹ” và “đơn vị anh hùng diệt Mỹ”được dấy lên khắp nơi.
Khả năng thắng Mỹ của quân dân ta trong chiến đấu chống “chiến tranh cục bộ”
đã được chứng minh trong trận Vạn Tường và được tiếp tục chứng minh trong
chiến đấu chống lại 2 cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965-1966 và 19661967
+ Mùa khô 1965-1966 với lưc lượng 720.000 quân trong đó quân viễn chinh
gần 220.000 ,Mỹ mở cuộc phản công lần thứ nhất . Cuộc phản công được bắt
đầu từ tháng 1-1966 và kéo dài 4 tháng với 450 cuộc hành quân lớn nhỏ ,trong
đó có 5 cuộc hành quân “tìm diệt” then chốt nhằm vào 2 hướng chính là đồng
bằng khu V và miền Đông Nam Bộ với mục tiêu là đánh bại chủ lực quân giải
phóng thực hiện cái gọi là” bẻ gãy xương sống Việt Cộng” giành thế chủ động
trên chiến trường.
Bên cạnh các trận đánh chặn các cuộc hành quân càn quét của địch , như trận
đánh ở Củ Chi trong 2 đợt tháng 1 và tháng 2 năm 1966. Các lưc lượng vũ
trang của ta còn bắn pháo tập kích vào các sân bay Chu Lai, Tân Sơn Nhất.. tiêu

biểu là trận tập kích vào khách sạn Vichtoria ngày 1 tháng 4 năm 1966 diệt 200
sĩ quan Mỹ . Trong 4 tháng mùa khô 1965-1966 trên toàn miền nam quân dân ta
đã loại khỏi vòng chiến đấu 104.000 tên, trong đó 42.500 quân Mỹ ,3.500 quân
các nước thân Mỹ, bắn rơi, phá hủy 1.430 máy bay, phá hủy 600 xe tăng xe bọc
thép 1.310 ô tô, 80 khẩu pháo,27 tàu chiến.
+ Mùa khô 1966-1967 với lực lượng tăng lên 980.000 quân với 895 cuộc
hành quân lớn nhỏ trong đó có 3 cuộc hành quân then chốt vào Đông Nam Bộ
nhằm tiêu diệt quân chủ lực của ta. Đó là cuộc hành quân Attơnborơ đánh vào
khu Dương Minh Châu (tỉnh Tây Ninh) , cuộc hành quân xedapvôn đánh vào
6


“tam giác sắt” (Trảng Bàng- Bến súc- Củ Chi) và cuộc hành quân Gianxơnxiti
đánh vào Bắc Tây Ninh . Trong cuộc hành quân Gianxơnxiti Mỹ tập trung lực
lượng cơ động gồm 7 lữ đoàn quân viễn chinh 2 chiến đoàn quân ngụy bao vây
càn quét một khu vực dài 35 cây số.
Về phía ta: trung ương Đảng chủ trương mở ngay trong tháng 6-1966 mặt
trận đường 9 Bắc Quảng Trị tạo nên hướng tiên công mới trên địa bàn trọng yếu
, buộc địch phải phân tán một bộ phận quan trọng quân chủ lực ra phía bắc.
Cùng với những đợt chủ động tiến công địch trên chiến trường đường 9 với các
chiến trường khác quân dân ta trên toàn miền mở hàng loạt trận phản công đánh
bại các cuộc hành quân của chúng. Ba cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình
định” của Mỹ đều bị đánh tan. Cuộc hành quân Gianxơnxiti lớn nhất bị thất bại
: 8.300 quân hầu hết là lính Mỹ bị loại khỏi vòng chiến đấu.
Vậy trong 2 mùa khô ta loại khỏi vòng chiến đấu 151.000 quân trong đó
68.200 lính Mỹ ,bắn rơi phá hủy 1231 máy bay, phá hủy 1627 xe tăng và xe bọc
thép, 2107 ô tô và 308 khẩu pháo 42 tàu chiến.
Thất bại của Mỹ trong 2 mùa khô là nặng nề và toàn diện , là sự phá sản
hoàn toàn các mục tiêu chiến lược “tìm diệt và bình định”.
Một thắng lợi có ý nghĩa quyết định đánh bại cuộc chiến tranh cục bộ của

Mỹ.Đó là cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968, đây là cuộc tập
kích chiến lược bất ngờ của quân chủ lực ta vào hầu khắp các đô thị trong đêm
giao thừa lúc mà địch sơ hở chủ quan nhất.
Tiến công và nổi dậy hàng loạt ở hầu khắp các đô thị , thị xã, thị trấn “ các
ấp chiến lược” các vùng nông thôn bị địch kiểm soát, ở 37 trong tổng số 44 tỉnh
4 thành phố 64 thị xã, thị trấn quận lị. Tiến công và đánh trúng hầu hết các cơ
quan đầu não , các sở chỉ huy của Mỹ- Ngụy-Chư hầu . Tiến công hàng loạt các
căn cứ các tuyến phòng thủ các hệ thống giao thông thủy bộ , các kho tàng làm
tê liệt mọi hoạt động liên lạc vận chuyển của địch. Trong tất cả các thành phố ở
miền Nam các lực lượng vũ trang nổi dậy thì 2 thành phố lớn Sài Gòn và Huế
cuộc tiến công và nổi dậy diễn ra mạnh mẽ. Như tại Sài Gòn quân giải phóng
tấn công vào sào huyệt ,các đơn vị quan trọng của địch như tòa đại sứ Mỹ ,dinh
độc lập ,bộ tổng tham mưu....Ở Huế quân dân ta đã chiếm hầu hét các mục tiêu
quan trọng của địch như Dinh tỉnh trưởng ,đồn cảnh sát ,đài phát thanh,khách
sạn Thuận hóa....đã làm chủ thành phố trong 26 ngày . Ở nhiều xã khác như
Kon Tum, Plâycu, Buôn Mê Thuột Quảng Trị ,Biên Hòa... các lực lượng vũ
trang nhân dân cũng tiến công mạnh mẽ phối hợp quần chúng nổi dậy gây cho
địch nhiều tổn thất.
Chỉ trong vòng không đầy một tháng của đợt 1 cuộc tiến công và nổi dậy ,
quân dân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 150.000 tên địch , trong đó 45.000 lính
mỹ phá hủy một khối lượng lớn vật chất và phương tiện chiến tranh của chúng,

7


bắn rơi 2.370 máy bay các loại , bắn chìm 233 tàu xuồng chiến đấu, bắn cháy
3500 xe quân sự trong đó có 1750 xe bọc thép .
Từ trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy nhiều lược lượng mới chống Mỹ
Ngụy xuất hiện . Cuộc tập kích chiến lược tết Mậu Thân 1968 của quân và dân
ta đã chứng minh rằng trong cuộc đọ sức giữa nhân dân Việt nam với Mỹ ,ngụy

,phía Mỹ ngụy không những không thắng được mà đang thực sự bị thua. Từ thế
phòng ngự tích cực ,bị dồn vào thế phòng ngự bị động ,từ dự định tiến hành
cuộc phản công lần 3 phải chuyển sang quay về co cụm phòng ngự giữ ở những
căn cứ quan trọng. Có thể nói đòn tiến công và nổi dậy Mùa xuân 1968 của
quân dân ta làm “rung chuyển” cả nhà trắng và lầu năm góc ,làm nổi bật lên
trước mắt chính quyền Giôn Xơn nguy cơ lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ
quân đội Mỹ bị đánh bại trong một cuộc chiến tranh.
Đối với nhân dân ta, cuộc tiến công và nổi dậy Xuân 1968 khẳng định ý chí
trí tuệ, tài năng tổ chức và quyết tâm sắt đá của dân tộc Việt Nam, và chiến sĩ
miền Nam, của nhân dân cả nước trên dưới một lòng chung sức quyết đánh
thắng đế quốc Mỹ giành độc lập tự do cho Tổ quốc và thống nhất đất nước.
Trong trận quyết chiến lịch sử này, chiến sĩ và đồng bào ta ở miền Nam, cùng
với lực lượng miền Bắc xã hội chủ nghĩa đã chiến đấu với tinh thần dũng cảm
tuyệt vời với ý thức tổ chức kỷ luật rất cao, bất chấp mọi hy sinh gian khổ
nhằm thực hiện bằng được quyết tâm chiến lược của Đảng.
- Nhân dân miền Bắc chống chiến tranh phá hoại lần nhất.
Do nhận thức sâu sắc chân lí độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ,không tách
rời nhau, cách mạng giải phóng miền Nam và cách mạng xã hội chủ nghĩa miền
Bắc có quan hệ gắn bó với nhau, đó là quan hệ giữa hậu phương và tiền tuyến.
Các lược lượng vũ trang nhân dân đã đẩy mạnh phong trào thi đua”quyết tâm
đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” . Nêu cao khẩu hiệu “ nhằm thẳng quân thù mà
bắn” .. Từ trong phong trào yêu nước ,quân dân ta đã tỏ rõ sức mạnh của một
dân tộc có truyền thống yêu nước , tinh thần lao động cần cù chiến đấu dũng
cảm và chủ nghĩa anh hùng cách mạng , giành thắng lợi trong lao động và xây
dựng đất nước, chiến đấu và bảo vệ tổ quốc. Chính vì vậy trong hơn 4 năm (58-1964) đến (1-11-1968) quân dân miền Bắc đã bắn rơi, bắn cháy 3.234 máy
bay Mỹ trong đó 6 máy bay b52,3 f111,diêt và bắt sống hàng nghìn giặc lái Mỹ
, bắn chìm và bị thương 143 tàu chiến và tàu biệt kích của chúng. Do thất bại ở
cả 2 miền ,Mỹ buột phải tuyên bố ném bom hạn chế miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở
vào ,kể từ ngày 31-3-1968 và ngừng ném bom bắn phá miền Bắc từ ngày 1-11 1968 .
C. Thắng lợi trên mặt trận quân sự giai đoạn 1969-1973.

Trước thất bại nặng nề ở Việt Nam qua hai chiến lược chiến tranh xâm lược
thực dân kiểu mới là “chiến tranh đặc biệt” và “chiến tranh cục bộ”.
RisớtNíchxơn người đại diện cho Đảng cộng hòa và những thế lực hiếu chiến
8


nhất trong giới tư bản lũng đoạn Mỹ lúc này , sau khi lên cầm quyền đã nhanh
chóng thay đổi chiến lược chiến tranh, thi hành chiến lược “Việt Nam hóa chiến
tranh” để tiếp tục mục tiêu xâm lược của Mỹ ở nước ta.
Nếu hai chiến lược chiến tranh xâm lược trước đó , “chiến tranh đặc biệt”
và “chiến tranh cục bộ” – trong chiến lược toàn cầu “ phản ứng linh hoạt’ đều
đã hình thành hoàn chỉnh từ trước và được chuẩn bị tương đối đầy đủ cả về lí
luận và tổ chức thực tiễn thì “học thuyết Ních Xơn” và chiến lược “ Việt Nam
hóa chiến tranh” lại ra đời trong thế thất bại , thế bức bách cực kỳ phản động
,phải mò mẫm tìm tòi trong nhiều sự lựa chọn ngay từ bước đầu hình thành.
Tuy nhiên không còn sự lựa chọn nào khác và do vẫn tin vào sức mạnh của Mỹ,
hy vọng nhân dân ta nản lòng trước một cuộc chiến tranh kéo dài. Ních xơn đặt
cả phần quyết định tiền đồ sự nghiệp cho học thuyết của ông ta. Nhưng chúng
đã nhầm nhân dân ta với quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược và thực hiện
lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 15 năm ký hiệp định Giơ ne
vơ về Đông Dương “ Quân dân cả nước triệu người như một ,nêu cao chủ nghĩa
anh hùng cách mạng, không sợ hy sinh, không sợ gian khổ, quyết kiên trì và
đẩy mạnh cuộc kháng chiến ,quyết chiến quyết thắng, đánh cho Mỹ phải rút
sạch ,đánh cho ngụy quân, ngụy quyền sụp đổ hết, giải phóng miền Nam, bảo
vệ miền Bắc tiến tới hòa bình thống nhất nước nhà”
Đáp lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh, miền nam tiếp tục giành nhiều
thắng lợi trong chiến đấu chống “Việt Nam hóa chiến tranh” trên tất cả các mặt
trận.
Trên mặt trận quân sự: Năm 1969 được mở đầu bằng những cuộc phản công
chiến lược của quân dân ta và đánh bại liền ba cuộc hành quân của Mỹ Ngụy,đó

là cuộc hành quân yểm trợ cho kế hoăch “bình định” nông thôn vùng rừng núi
Chư Pa (thuộc tỉnh Gia lai) và cuộc hành quân mang tên “ cái hẻm Đi Uây” vào
vùng núi CôCaVa (giáp giới phía tây hai tỉnh Quảng trị –thừa thiên Huể) là nơi
căn cứ kháng chiến , nhằm tiêu diệt quân chủ lực và ngăn chặn tiếp tế hậu cần
của ta.
Bước sang 1970-1971 để thực hiện chương trình “Việt Nam hóa chiến
tranh” Mỹ đã tiến hành cuộc phiêu lưu quân sự vào lãnh thổ của Lào ,Cam pu
chia..Việc tăng cường và mở rộng chiến tranh của chúng đã trở thành nhân tố
thúc đẩy ba dân tộc Đông Dương đoàn kết với nhau trong đấu tranh chống kẻ
thù chung. Thất bại của Mỹ Ngụy do đó cũng lớn hơn không chỉ ở chiến trường
miền Nam mà cả Lào và Cam pu chia.
+ Tháng 2 -1970 bộ đội ta phối hợp với quân giải phóng Lào tiến công tiêu
diệt địch ở cánh đồng Chum –Xiêng- Khoảng,nơi làm căn cứ bàn đạp uy hiếp
Sầm Nưa là căn cứ địa cách mạng của Lào. Giải phóng cánh đồng ChumXiêng- Khoảng đồng thời ta bẻ gãy luôn cuộc hành quân “cù kiệt” của Mỹ
Ngụy được bắt đầu từ tháng 8-1969.
9


+ Từ tháng 3 đến tháng 6 năm 1970 bộ độ ta và quân giải phóng Lào đã phối
hợp mở liên tiếp một loạt cuộc hành quân tiến công giải phóng 2 thị xã Atơpơ
và Xara van là căn cứ quân sự lớn của đối phương.
Cũng thời gian đó ,Mỹ – Ngụy còn bị tổn thất nặng nề khác ở Campuchia.
Quân dân Việt Nam cùng quân dân Campuchia đã đánh bại cuộc hành quân của
10 vạn quân Mỹ Ngụy từ 30-4-1970. Bị thất bại nặng nề ngày 30-6-1970 Ních
Xơn tuyên bố rút quân, chấm dứt cuộc hành quân xâm lược Campuchia. Nhưng
sau đó Mỹ vẫn tiếp tục âm mưu xâm lược Campuchia tiến hành chiến lược “khơ
me hóa” chiến tranh. Do đó bộ đội ta vẫn phải cùng với quan Campuchia tiếp
tục những đợt tiến công quân Mỹ Ngụy, giành nhiều thắng lợi mới. Tính đến
cuối năm 1970 cuộc chiến đấu của quân ta phối hợp với quân dân Campuchia
đã loại khỏi vòng chiến đấu 54.785 tên bắn rơi 620 máy bay, phá hủy 3.375

xe,66 tàu xuồng, giải phóng hoàn toàn 5 tỉnh là xtangtreng, Ratanakiri,Krachiê,
Mundenkiri, Prếchvihia.. giải phóng phần lớn vùng nông thôn của 10 tỉnh.
Những thắng lợi có ý nghĩa lớn hơn cả là chẳng những đập tan cuộc hành quân
với qui mô lớn của Mỹ và tay sai Campuchia,làm thất bại âm mưu xâm lược
Campuchia nhằm cô lập cách mạng Việt Nam của chúng ,tạo điều kiện thuận
lợi cho cách mạng Campuchia phát triển nhanh chóng “ một ngày bằng 20 năm”
Thắng lợi đó đã tạo nên một địa bàn chiến lược liên hoàn, nối miền Bắc
nước ta với Thượng Lào –Trung Lào- Hạ Lào, với Tây Trị Thiên, Tây Nguyên,
Nam Bộ, Đông- Bắc Campuchia, hình thành một căn cứ kháng chiến rộng lớn ,
vững chắc có tầm quan trọng cho cách mạng ba nước Đông Dương. Còn đối với
Mỹ đó là thất bại nặng nề trong âm mưu “dùng người Đông Dương đánh người
Đông Dương”
+Tại đường 9 Nam Lào đã diễn ra chiến dịch lớn , kéo dài gần 2 tháng (từ
đầu tháng 2 đến cuối tháng 3 năm 1971) của quân dân 2 nước Việt Nam-Lào
nhằm phản công cuộc hành quân chiến lược lớn mang tên “Lam Sơn 719” của
Mỹ và quân đội Sài Gòn. Đây là cuộc hành quân điển hình của chiến lược “Việt
Nam hóa chiến tranh” Mỹ huy động vào cuộc hành quân này 45.000 quân trong
đó 30.000 quân ngụy 15.000 lính Mỹ gồm những đơn vị tinh nhuệ nhất. Trước
âm mưu mới của địch ta chủ trương : Tập trung lưc lượng , kiên quyết tiêu diệt
thật nhiều sinh lực và phương tiện chiến tranh của Mỹ Ngụy,bảo vệ bằng được
con đường chi viện cho các tiền tuyến, phối hợp với các chiến trường với cuộc
chiến đấu của quân dân Lào và Campuchia đập tan hành động phiêu lưu quân
sự của đế quốc Mỹ và các lực lượng thân Mỹ tiến lên giành toàn thắng cho
chiến dịch.
Nhờ phán đoán được kế hoặch của địch ,chuẩn bị chu đáo nên lực lượng
cách mạng của ta giành được thắng lợi ngay từ đầu. Kết quả sau 43 ngày đêm
chiến đấu kiên cường từ (8-2 đến 23-3 năm 1971) quân dân 2 nước Việt Nam –
10



Lào đã đập tan cuộc hành quân của địch loại khỏi vòng chiến đấu 23.000 tên
,bắn rơi và phá hủy 500 máy bay các loại, phá hủy và thu hồi gần 600 xe quân
sự và 150 khẩu pháo, bắn cháy 43 tàu xà lan.
Thắng lợi đường 9 Nam Lào đã đánh bại một bước quan trọng mở ra khả
năng hiện thực để đánh bại hoàn toàn chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”
của Mỹ làm sa sút nghiêm trọng tinh thần của quân đội Sài Gòn và quân viễn
chinh Mỹ.
- Cuộc tến công chiến lược 1972. Mở đầu cuộc tiến công là đánh vào Quảng
Trị , lấy Quảng trị làm hướng tiến công chủ yếu. Các chiến trường Tây nguyên
,Đông Nam Bộ và khu V cũng đã nổi súng phối hợp.
+ Quân ta tiến công địch với cường độ mạnh ,quy mô rộng lớn trên hầu hết
các địa bàn chiến lược quan trọng và trong thời gian ngắn đã chọc thủng được
ba tuyến phòng thủ mạnh nhất của địch là Quảng Trị, Tây nguyên và Đông
Nam Bộ. Quân chủ lực Sài Gòn buộc phải căng ra chống đỡ trên hầu khắp các
chiến trường. Cùng với những cuộc tiến công ,bao vây áp sát tiêu diệt các căn
cứ quân sự , chi khu ,quận lị,đồn bốt địch, lực lượng vũ trang nhân dân ba thứ
quân đẫ hỗ trợ đắc lực cho nhân dân các địa phương nổi dậy giành chính quyền
đẩy mạnh chiến tranh du kích ở vùng địch kiểm soát.
Kết quả sau 5 tháng chiến đấu quân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu một lực
lượng lớn sinh lực địch khoảng 25 vạn quân, phá và thu hồi một lực lượng lớn
phương tiện chiến tranh gồm 636 xe tăng, xe bọc thép,419 khẩu pháo, 340 máy
bay, giải phóng những vùng đất đai rộng lớn với hơn triệu dân. Đó là đòn mạnh
mẽ giáng vào chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ.
Đập tan cuộc tập kích chiến lược 12 ngày đêm của Mỹ. Đúng như phán đoán
,sau trúng cử Tổng Thống (8-11-1972) liền trở giọng đe dọa , phá ngang làm
cho cuộc đàm phán Pa ri bị bỏ dở. Ngày 14-12-1972 chính quyền Ních xơn phê
chuẩn kế hoặch cuộc tập kích bằng không quân chiến lược vào Hà Nội , Hải
Phòng. Cuộc tập kích diễn ra 24/24 giờ trong ngày bằng máy bay B52 vào thủ
đô Hà Nội và Hải Phòng, bắt đầu từ chiều tối ngày 18 đến ngày 29 tháng 12
năm 1972. Mỹ đã huy động vào cuộc tập kích này 100 máy bay B52, 700 máy

bay chiến thuật (trong đó có 30 chiếc F111 hơ60 tàu chiến các loại của hạm đội
7. Trong suốt 12 ngày đêm Mỹ đã sử dụng 700 lần chiếc máy bay chiến lược
B52, 3884 lần chiếc máy bay chiến thuật chiến đấu, đánh phá liên tục vào Hà
Nội , Hải phòng và một số mục tiêu phía bắc vĩ tuyến 20. Riêng tại Hà Nội Mỹ
sử dụng tới 444 lần chiếc máy bay chiến lược B52 hơn 1000 lần chiếc máy bay
chiến thuật chiến đấu. Máy bay Mỹ ném ồ ạt xuống khu đông dân cư, bệnh viện
,trường học ... gây thương vong cho nhân dân ta. Số lượng bom đạn Mỹ ném
xuống trong 12 ngày đêm lên tới 10 vạn tấn (riêng Hà Nội là 4 vạn tấn) với sức
công phá bằng 5 quả bom nguyên tử Mỹ đã ném xuống Nhật Bản vào năm
1945. Đây là cuộc tập kích lớn chưa từng có trong lịch sử chiến tranh.
11


Nhờ có chuẩn bị về tư tưởng và tổ chức quân dân Hà Nội ,Hải Phòng đã
đánh trả địch những đòn đích đáng ngay từ trận đầu và đã đánh bại cuộc tập
kích chiến lược B52 của Mỹ. Trong trận tập kích quân dân ta đã bắn rơi 81 máy
bay Mỹ (trong đó 34 B52, 5 máy bay F111) bắt sống 44 giặc lái, bắn chìm và
cháy tàu chiến. Riêng Hà nội đã bắn rơi 30 máy bay trong đó 23 máy bay B52,2
máy bay F111. Đây là trận đánh tiêu diệt nhiều B52 ( con chủ bài của không
quân Mỹ ).Là trận thắng lợi quân sự lớn của ta , với thắng lợi này ta buộc Mỹ
phải ký hiệp định Pa ri 1975 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.
Thắng lợi to lớn của cuộc tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam
cùng với thắng lợi đánh bại cuộc tập kích 12 ngày đêm ,góp phần quyết định
đánh cho Mỹ cút làm thất bại về cơ bản chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”
của chính quyền Ních xơn.
D. Thắng lợi trên mặt trận quân sự giai đoạn 1973-1975.
Sau hiệp định Pa ri về cơ bản ta đã đánh cho Mỹ cút nhưng ngụy chưa
nhào. Mỹ vẫn giữ lại hơn 2 vạn cố vấn quân sự ,lập bộ chỉ huy quân sự tiếp tục
viện trợ kinh tế cho chính quyền Sài Gòn.
Được cố vấn Mỹ chỉ huy và nhận viện trợ của chính quyền Mỹ, chính quyền

Sài Gòn ngang nhiên phá hoại hiệp định Pa ri, chúng huy động toàn bộ lực
lượng để tiến hành chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ” liên tiếp mở những cuộc
hành quân “bình định, lấn chiếm” vùng giải phóng của ta. Đây thực chất là tiếp
tục hành động chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Ních xơn.
Cuối năm 1974-1975 ta mở hoạt động quân sự ở vùng đồng bằng sông Cửu
Long và Đông Nam Bộ. Quân ta đã giành thắng lợi vang dội trong chiến dịch
đường 14 Phước Long( 12-12 -1974 đến 6-1-1975) ta đã tiêu diệt và bắt sống
3.000 tên địch thu 3.000 súng các loại giải phóng đương 14 thị xã và toàn tỉnh
Phước Long. Đây là tỉnh đầu tiên ở miền Nam được giải phóng.
Chiến thắng Phước Long chứng tỏ sự lớn mạnh và khả năng thắng lớn của
quân ta, sự suy yếu bất lực của quân đội Sài Gòn về khả năng can thiệp trở lại
bằng quân sự là rất hạn chế của Mỹ. Chiến thắng đó giúp bộ chính trị củng cố
quyết tâm chiến lược , bổ sung hoàn chỉnh kế hoặch 2 năm (1975-1976) hoàn
toàn giải phóng Miền Nam. Cụ thể là năm 1975 tranh thủ thời cơ, bất ngờ tiến
công trên quy mô lớn, rộng khắp tạo điều kiện đến 1976 tiến hành cuộc tổng
công kích, tổng khởi nghĩa giải phóng hoàn toàn Miền Nam.
Bộ chính trị đã đề ra kế hoặch 2 năm nhưng lại nhấn mạnh “ cả năm 1975 là
thời cơ” “ nếu thời cơ đến đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền
Nam trong năm 1975” Bộ chính trị còn nhấn mạnh sự cần thiết phải tranh thủ
thời cơ thực hiện “tổng công kích, tổng khởi nghĩa” phải đánh nhanh đỡ thiệt
hại về người và của cho nhân dân, giữ gìn tốt cơ sở vật chất, cơ sở văn hóa...
giảm bớt sự tàn phá của chiến tranh.
12


Hội nghị bộ chính trị của Đảng 1974 đầu 1975 có ý nghĩa lịch sử trọng đại.
Đó thực sự là ngọn đuốc soi đường dẫn đến đại thắng của cuộc tổng tiến công
và nổi dậy mùa Xuân 1975.
Trong tình hình quân địch đã bị động và phân tán lại không phán đoán được
ý định chiến lược của ta, chúng ta đã mở các cuộc tiến công lớn kết hợp nổi dậy

mạnh mẽ,giành thắng lợi dồn đập. Chỉ trong 55 ngày đêm với quyết tâm thực
hiện di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh với tốc độ “một ngày bằng 20 năm” với
sức mạnh áp đảo về quân sự và chính trị tích lũy được từ nhiều năm, quân và
dân ta đã giành toàn thắng bằng ba đòn tiến công chiến lược nối tiếp nhau. Đòn
thứ nhất chiến dịch giải phóng tây nguyên ,mở đầu bằng trận đánh Buôn Mê
Thuột tạo ra bước ngoặt quyết định của cuộc chiến tranh. Đòn thứ hai chiến
dịch giải phóng Huế –Đà Nẵng quét sạch địch ở ven biển miền Trung và đòn
kết thúc là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng Sài Gòn Gia-Định dẫn
tới giải phóng các tỉnh còn lại ở Nam Bộ.
Đòn chiến lược thứ nhất: Chiến dịch Tây Nguyên đại thắng mở ra bước
ngoặt quyết định kết thúc chiến tranh.
+ Tây Nguyên là đại bàn chiến lược quan trọng ,nhưng ở đây quân đội Sai
Gòn có nhiều sơ hở lực lượng của chúng yếu do nhận định sai hướng tiến công
của ta.
Thực hiện nghị quyết của Bộ chính trị tháng 1-1974 về chọn chiến trường
Tây Nguyên làm hướng tiến công chủ yếu , quân ủy trung ương quyết định
dùng lực lượng chủ lực mạnh với binh khí kỷ thuật hiện đại để mở chiến dịch
quy mô lớn ở Tây Nguyên, với trận then chốt mở màn tấn công vào Buôn Mê
Thuột nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch.
Từ ngày 1 đến ngày 9 tháng 3 năm 1975 bộ đội Tây Nguyên bí mật triển
khai chiến dịch , tạo thế bao vây cô lập , sẵn sàng đánh đòn phủ đầu vào Buôn
Mê Thuột. Ta thực hiện đánh nghi binh quy mô vừa và nhỏ ở Plâycu –Kon tum
nhằm thu hút sự chú ý của đối phương ở đó. Đồng thời mở những cuộc tấn công
cắt đứt đường 19, đường 21 nối Tây Nguyên với Đồng bằng khu V (ngày 4-3)
tiến công đánh chiếm khu quân sự độc lập –núi lửa (9-3) cô lập hoàn toàn Buôn
Mê Thuột.
Ngày 10-3-1975 quân ta từ 4 cánh tiến công vào Buôn Mê Thuột bằng cơ
giới , nhằm vào sở chỉ huy, sư đoàn bộ sư đoàn 23. Sau 2 ngày chiến đấu quân
ta tiêu diệt toàn bộ quân địch ở đây, làm chủ hoàn toàn thị xã. Ngày 11-3 địch
vội vàng điều 2 trung đoàn chủ lực còn lại của sư đoàn 23 và một tiểu đoàn

quân biệt động phản kích chiếm lại Buôn Mê Thuột , nhưng không thành bị
quân ta bao vây tiêu diệt . Bắt mạch được ý đồ của Thiệu quân ủy trung ương
điện cho bộ chỉ huy chiến dịch cần chuẩn bị tốt việc tiêu diệt chúng trên đường
rút chạy.

13


Ngày 14-3-1975 Nguyễn Văn Thiệu đến Cam Ranh ra lệnh cho Pham văn
Phú tư lệnh quân đoàn ngụy rút khỏi Plâycu ,Kon tum và toàn bộ Tây Nguyên
về giữ vùng duyên hải Nam trung Bộ.
Ngày 16-3-1975 bộ đội chủ lực của ta được lệnh nhanh chóng truy kích
địch rút chạy trên đường số 7, phối hợp với bộ đội địa phương chặn đánh tiêu
diệt chúng ở Phú Bổn và Cùng Sơn. Đến ngày 24-3-1975 toàn bộ quân địch rút
khỏi Tây Nguyên, Tây Nguyên rộng lớn với 60 vạn dân hoàn toàn giải phóng.
Phối hợp với Tây Nguyên các chiến trường khu V, Trị Thiên ,Nam Bộ cũng mở
chiến dịch, đẩy mạnh tiến công đối phương, thu nhiều thắng lợi lớn. Chiến dịch
Tây Nguyên thắng lợi đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nươc sang
giai đoạn mới: Từ tiến công chiến lược ở Tây Nguyên phát triển thành tổng tiến
công chiến lược trên toàn Miền Nam.
Đòn chiến lược thứ hai: Chiến dịch Huế –Đà Nẵng thắng lợi nhanh chóng
làm thay đổi hẳn so sánh lực lượng về chiến lược hoàn toàn có lợi cho ta.
Huế- Đà Nẵng là 2 thành phố đông dân phía bắc Miền Nam, là những khu vực
phòng ngự mạnh nhất của ngụy .Tập đoàn phòng ngự Thừa Thiên có hơn bốn
vạn quân gồm những đơn vị được xếp vào loại thiện chiến của quân ngụy như
sư đoàn bộ binh 1 các lữ đoàn lính thủy đánh bộ ...dựa vào các tuyến phòng thủ
kiên cố được xây dựng từ nhiều năm ở phía bắc và tây thành phố Huế
Vào thượng tuần tháng 3 quân ta tiến công mạnh nhiều vị trí trên tuyến
phòng thủ Trị Thiên và thực hiện nghi binh rộng rãi. Lực lượng quân đoàn 2
tiến công địch trên tuyến Tây –Nam Huế ở khu vực núi Bông, Núi Nghệ diệt

được một số căn cứ của chúng.
Ngày 19-3-1975 các lực lượng vũ trang địa phương Quảng Trị nắm kịp thời
cơ chuyển sang tiến công giải phóng thị xã và giải phóng toàn bộ tỉnh Quảng
Trị. Tuyến phòng thủ phía Bắc của địch bị phá vỡ từng mảng lớn buột địch phải
co về củng cố tuyến phòng thủ ở Nam sông Mỹ Chánh.
Ngày 21-3 từ ba hướng Bắc –Tây –Nam ,các lực lượng vũ trang quân khu
Trị Thiên và quân đoàn 2 đồng loạt tiến công vượt qua tuyến phòng thủ của
địch , hình thành nhiều mũi bao vây Huế.
Ngày 23-3 quân ta bắt đầu tấn công Huế, cánh quân chủ lực thuộc Quân
đoàn 2 ở hướng Nam đang tiến công địch ở núi Bông đã kịp thời thay đổi
hướng đánh, không đột phá tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch mà nhanh
chóng thọc sâu cắt đường số 1, đánh chiếm quận lỵ Phú Lộc triệt hẳn đường rút
lui cuả địch về Đà Nẵng. Một đơn vị phối hợp với lực lượng địa phương, nhanh
chóng chặn đường rút ra cửa Tư Hiền. Ta đánh thiệt hại nặng sư đoàn bộ binh
số 1 ngụy lữ đoàn 147 lính thủy đánh bộ, cắt đứt Huế với Đà Nẵng trên đường
số 1 ở mũi Né- Bái Sơn. Hàng ngàn xe di tản từ Huế vào Đà Nẵng bị tắc nghẽn
phải quay lại trong cảnh hỗn loạn.

14


Từ hướng Bắc một đơn vị quân ta vượt qua tuyến Mỹ Chánh ,qua quận lỵ
Phong Điền, Hướng Điền , tiến thẳng về phía cửa Thuận An. Pháo binh tầm xa
của ta áp chế sân bay Phú Bài , sở chỉ huy quân đoàn ngụy số 1 ở Mang Cá, bắn
chặn ở ngã ba Sình và cửa Thuận An. Đường bộ bị cắt, đường không bị khống
chế, địch chỉ còn một lối thoát là rút chạy ra cửa biển theo cửa Thuận An và cửa
Tư Hiền.
Thế trận phòng thủ của địch đột nhiên bị phá vỡ. Quân địch hoang mang,
hoảng loạn vội vã rút khỏi các khu vực phòng ngự của chúng, tháo chạy hỗn
loạn về phía cửa Thuận An và Tư Hiền hòng theo đường biển thoát về Đà

Nẵng. Nắm vững ý đồ muốn thoát của địch , pháo binh ta một mặt khống chế
chặt cửa Thuận An và không cho tàu địch vào đón bọn rút lui, mặt khác bắn tập
trung vào đội hình dày đặc của địch ùn lại cửa Thuận An và Tư Hiền gây cho
chúng những thiệt hại nặng nề. Bộ đội đặc công của ta cũng thả mìn phong tỏa
cửa Thuận An. Xe tăng xe bọc thép ,xe vận tải và hàng chục nghìn lính địch kéo
đi kín đường, dồn đọng ngoài bãi như một cái túi, đã bị pháo ta bắn , đạp nhau
mà chạy,mạnh ai nấy thoát xe pháo ngổn ngang.
Những cánh quân khác của quân ta được lệnh gấp rút từ hướng Nam vượt
qua đường số 1 từ hướng Tây vượt qua sông Tả Trạch, tiến về phía bờ biển
nhanh chóng bao vây, tiến công và tiêu diệt địch.
Ngày 24-3 quân ta bao vây chặt toàn bộ tập đoàn phòng ngự của địch ở
Huế. Ngày 25-3 các cánh quân của ta tiến công vào khu cảng Tân Mỹ –Thuận
An, tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ quân địch đã dồn về đây. Cùng lúc đó , các
mũi tiến công khác của quân chủ lực đã cùng lực lượng vũ trang địa phương
tiến công vào thành phố từ nhiều hướng. Đúng 10 giờ 30 phút ngày 25 tháng 3
quân ta đã kéo lá cờ cách mạng lên đỉnh cột cờ trước Ngọ Môn. Ngày 26-31975 thành phố Huế và toàn tỉnh Thừa Thiên hoàn toàn giải phóng.
Sau bốn ngày chiến đấu khẩn trương, quân và dân ta đã tiêu diệt hoàn toàn
tập đoàn phòng ngự Thừa Thiên –Huế. Sư đoàn 1 từng được Mỹ coi là thiện
chiến của quân ngụy đã bị tiêu diệt tan rã. Thắng lợi vang dội này đã giáng một
đòn nặng vào âm mưu co cụm chiến lược của địch ở vùng đồng bằng ven biển
miền Trung, làm suy yếu và uy hiếp rất mạnh quân đoàn quân khu 1 ngụy. Nó
khẳng định quân và dân ta không những có khả năng quét sạch những tập đoàn
phòng ngự mạnh của địch ở chiến trường rừng núi mà còn hoàn toàn có khả
năng tiêu diệt những tập đoàn phòng ngự mạnh của địch ở đồng bằng ven biển
và trong thành phố.Thắng lợi nhanh và gọn của trận then chốt Thừa Thiên Huế
càng đẩy quân ngụy nhanh hơn nữa trên đường suy sụp lớn về tinh thần và tổ
chức.
Trong khi trận Huế chưa kết thúc thì ở phía nam Đà Nẵng Quân khu 5 đã
mở chiến dịch Tiên Phước –Tam Kỳ (từ ngày 4 đến ngày 24 tháng 3 năm
1975). Hoạt động phối hợp với mặt trận Tây Nguyên, các lực lượng vũ trang

15


quân khu 5 ngoài việc dùng sư đoàn 3 đánh địch cắt đứt đường số 19, đã tiến
công giải phóng Tiên Phước, Phước Lâm, đánh bại quân địch phản kích buột
địch phải rút khỏi Sơn Hà, Trà Bồng. Đến ngày 15-3-1975 tỉnh Quãng Ngãi
hoàn toàn được giải phóng.Ngày 24-3 tam kỳ được giải phóng.
Như vậy sau khi mất Huế và Tam kỳ dù địch có muốn giữ Đà Nẵng cũng
không thể giữ được. Bộ chính trị và quân ủy trung ương quyết định mở cuộc tấn
công vào Đà Nẵng với tư tưởng chỉ đạo “ kịp thời nhất , nhanh chóng nhất, táo
bạo nhất, bất ngờ nhất và chắc thắng” Thực hiện quyết tâm trên sáng ngày 28-3
quân đoàn I cùng với lực lượng quân khu 5 chia làm 5 cánh quân Bắc, Tây-Bắc,
Tây –Nam, Nam, Đông-Nam , đồng loạt tiến công vào Đà Nẵng. Quân ta cùng
cùng quân dân địa phương đã đánh chiếm các mục tiêu như bộ tư lệnh quân
đoàn 1, sân bay, khu nhà lao...
Từ chiều và tối ngày 28-3 đến sáng ngày 29-3 nhân dân thành phố Đà Nẵng
đã tận mắt chứng kiến một quang cảnh đặc biệt khác thường. Khắp thành phố
tràn ngập quân ngụy , đủ các sắc lính: thủy quân lục chiến, biệt động quân, bộ
binh thiết giáp.. quân tại chỗ nhập với tàn quân trên các hướng chạy về, tất
nhiên không phải để “tử thủ” Đà Nẵng , mà tìm đường tháo thân. Nếu trong trận
đường số 9-Nam Lào mùa xuân năm 1971 đã diễn ra thảm cảnh lính ngụy bám
càng máy bay lên thẳng chạy trốn, thì ở đây lại xuất hiện một cảnh tượng hỗn
quân hỗn quan ít có trong các cuộc chiến tranh. Binh lính thi nhau cướp bóc
nhân dân, tranh đường xô đẩy, thậm chí bắn giết lẫn nhau để chiếm chỗ lên tàu
thủy và xà lan chạy ra biển. Một trạng thái tinh thần hoang mang tan rã đến cực
độ, một biểu hiện rối loạn và sụp đổ chưa từng thấy về tổ chức của quân ngụy
Sài Gòn. Nhà Trắng và Lầu năm góc chắc hẳn vô cùng ngán ngẫm trước một
bức tranh tồi tệ về ngày càng thảm hại của đội quân tay sai mà chúng đã tốn bao
công sức và tiền của để xây dựng và trước đó , chúng đã từng đánh giá đó là
đơn vị được thử thách và thiện chiến vào bậc nhất trong các đội quân tay sai của

chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ.
Bộ binh và xe tăng của ta tiến như vũ bão, đè bẹp mọi sự đề kháng yếu ớt
của địch trên các hướng, tiến sâu vào các trung tâm thành phố. Phối hợp nhịp
nhàng với các mũi tiến công thần tốc của bộ đội chủ lực và phát huy thắng lợi
đó , các lực lượng vũ trang địa phương và quần chúng nhân dân Quảng Nam Đà Nẵng nhất tề nổi dậy giành chính quyền ở phường , quận diệt ác ôn truy
quét tàn binh. Một cơ sở chiến đấu cách mạng và quân biệt động ta ở thành phố
đã chiếm cầu Trịnh Minh Thế.
15 giờ ngày 29 tháng 3 các binh đoàn của ta từ các hướng tiến công vào
Đà Nẵng đã gặp nhau ở trung tâm thành phố.
Trận tiến công và nổi dậy giải phóng Đà Nẵng đã kết thúc toàn thắng .
toàn bộ tập đoàn quân địch , trong đó có cơ quan bộ tư lệnh quân đoàn 1 ngụy
đã bị tiêu diệt và tan rã hoàn toàn. Căn cứ quân sự liên hợp mạnh nhất của địch
16


ở miền Nam đã bị ta chiếm gọn trong một cuộc tiến công và nổi dậy thần tốc
trong vòng 32 giờ. Ta thu gọn toàn bộ vũ khí và phương tiện chiến tranh.
Vậy chiến dịch Huế Đà Nẵng là trận then chốt thứ 2 đại thắng làm suy sụp
hoàn toàn hệ thống phòng ngự chiến lược của Thiệu ở miền Trung, đẩy chúng
rơi vào tình trạng tuyệt vọng tạo điều kiện cho ta thắng lợi ở trận quyêt chiến:
chiến dịch Hồ Chí Minh.
Đòn chiến lược thứ 3:
Chiến dịch Hồ Chí Minh trận quyết chiến chiến lược cuối cùng kết thúc
cuộc kháng chiến toàn thắng trọn vẹn.
Trước những thắng lợi của tây Nguyên ,Huế Đà Nẵng thời cơ chiến lược đã
đến . Từ đầu tháng 4-1975 trên mọi miền đất nước nhân dân ta sống trong
những ngày hết sức sôi sục và hào hùng, cả dân tộc ra quân trong mùa xuân lịch
sử với tinh thần “ Đi nhanh đến , đánh nhanh thắng” với khí thế “ thần tốc, bất
ngờ, táo bạo ,chắc thắng”
Ngày 9-4-1975 ta tấn công vào Xuân Lộc một căn cứ phòng thủ trọng yếu

bảo vệ Sài Gòn từ phía Đông của đối phương . Ngày 21-4 Xuân lộc và tỉnh
Long Khánh hoàn toàn giải phóng, cánh cửa sắt Sài Gòn đã được mở sẵn để
đón quân ta vào trận quyết chiến cuối cùng . Ngày 16-4 quân đội ta giải phóng
Ninh Thuận phối hợp với lược lượng quần chúng nổi dậy giải phóng các tỉnh
ven biển khu VI Một loạt hải đảo miền Trung nước ta cũng được giải phóng. Từ
14-4 quân khu V phối hợp với bộ đội tư lệnh hải quân đã lần lược giải phóng
các đảo thuộc quần đảo Trường Sa do quân đội Sài Gòn chiếm giữ. Do thấy
trước tình hình không thể cứu vãn được sự sụp đổ, Mỹ Thiệu trong vòng 1 tuần
đã có những lời tuyên bố cùng với việc làm thể hiện sự sa sút tột độ về tinh
thần, ý chí của kẻ cướp nước ,bán nước.
Ngày 18-4 Tổng Thống Mỹ ra lệnh di tản người Mỹ ra khỏi Sài Gòn đến
ngày 23-4 thì tuyên bố “ Cuộc chiến tranh Việt Nam đã chấm dứt đối với Mỹ’’
Ngày 21-4 Nguyễn Văn Thiệu từ chức tổng thống. Ngày 26-4 Trần văn Hương
lên thay được mấy hôm tuyên bố nhường chức cho Dương Văn Minh.
Cuộc tiến công đến giai đoạn chót quyết liệt với tốc độ nhanh “một ngày
bằng 20 năm” Ngày 26-4 Năm cánh quân của ta gồm 4 quân đoàn chủ lực và
đoàn 232 cùng với binh khí đã tập kết đầy đủ tại nơi quy định hình thành trế
trận bao vây Sài Gòn.
17 giờ cùng ngày ta nổ súng bắt đàu tấn công lớn vào Sài Gòn, 5 cách quân
của ta tiến thẳng vào trung tâm Sài Gòn.
17 giờ ngày 28-4 quân ta tập kích sân bay Tân sơn nhất bằng 5 máy bay
A37 thu được của địch tiếp đó pháo binh của ta dội bão lửa lên đầu chúng làm
tê liệt mọi hoạt động trên sân bay, khiến cho cuộc di tản người “liều mạng” của
Mỹ phải chuyển sang bằng máy bay lên thẳng.

17


Ngày 29-4 quân ta tổng công kích trên toàn mặt trận . Tất cả các cánh
quân của ta gồm 15 sư đoàn chủ lực , đồng loạt tiến công và chỉ trong vòng một

ngày đã đập vỡ tuyến phòng thủ vòng ngoài của quân đội Sài Gòn, ngăn chặn
và tiêu diệt các sư đoàn chủ lực của chúng ở Tây Ninh, đồng bằng sông cửu
Long , không cho chúng co về Sài Gòn, tạo điều kiện cho quân ta thọc sâu vào
nội thành.
Ngày 30-4 các binh đoàn chủ lực của ta từ nhiều hướng đồng loạt tiến công
vào nội thành phối hợp với lực lượng bên trong đánh chiếm tất cả các mục tiêu
của đối phương như sân bay, Phủ Tổng Thống, bộ Tổng tham mưu, đài phát
thanh.
10 giờ 45 phút ngày 30-4 quân đoàn 2 bằng xe tăng và pháo binh tiến thẳng
vào Dinh Độc Lập bắt sống toàn bộ chính quyền Trung ương Sài Gòn, buộc
Tổng Thống Dương Văn Minh đầu hàng không điều kiện.
11 giờ 30 lá cờ cách mạng tung bay trên nóc phủ tổng thống chính quyền Sài
Gòn , báo hiệu sự toàn thắng của chiến dịch Hồ chí Minh lịch sử. Ngày 2-5 1975, lực lượng vũ trang và bộ máy chính quyền của Dương Văn Minh ở Nam
Bộ và trên khắp miền Nam nước ta tan rã hoàn toàn.
Trải qua 55 ngày đêm chiến đấu vô cùng anh dũng và sáng tạo cuộc Tổng
tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 đã giành thắng lợi hoàn toàn. Thắng
lợi nhanh chóng và triệt để của trận quyết chiến chiến lược lịch sử vĩ đại này là
chương kết thúc trọn vẹn và hiển hách nhất trên 20 năm chiến đấu chống Mỹ
cứu nước hết sức oanh liệt của nhân dân ta. Quân và dân ta đã đập tan hoàn toàn
bộ máy chiến tranh to lớn và hiện đại của chính quyền tay sai mà Mỹ đã dày
công xây dựng và được chúng xếp vào loại mạnh nhất ở Đông –Nam Á.

V. Kết quả nghiên cứu.

Qua 2 năm dạy chuyên tôi đã áp dụng chuyên đề này và tôi cũng đạt được
một số kết quả nhất định: Như các em cũng rất say mê học tập, các em đã đạt
được một số giải cao trong kì thi học sinh giỏi ở tỉnh ,và có giải quốc gia.

VI. Kết luận


Nhân dân ta đã giành được độc lập , tự do và thống nhất Tổ cho Tổ quốc
,đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội . Lần đầu tiên sau 117 năm , trên đất
nước ta hoàn toàn không còn bóng tên xâm lược . Về quân sự , cuộc tổng tiến
công và nổi dậy mùa xuân 1975 là bước phát triển rực rỡ, là đỉnh cao của nghệ
thuật quân sự của chiến tranh nhân dân Việt nam chống Mỹ, cứu nước . Nó biểu
hiện sáng ngời một nghệ thuật lãnh đạo và chỉ đạo chiến tranh tài giỏi của Đảng
và của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Đảng ta đã lãnh đạo tiến hành một cuộc
chiến tranh nhân dân thần thánh, phát huy cao độ sức mạnh của nhân dân và
quân đội trong cả nước , kết hợp được sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của
18


thời đại , tạo nên một sức mạnh tổng hợp cực kỳ to lớn, đủ sức đánh thắng cuộc
chiến tranh xâm lược thực dân lớn nhất thời đại do tên đế quốc giàu mạnh nhất ,
hung hãn nhất trong các thế lục đế quốc chủ nghĩa dốc sức tiến hành.
Đảng ta đã lãnh đạo đánh thắng lần lược các chiến lược chiến tranh xâm
lược của Mỹ, giành thắng lợi từng bước, tiến lên kết thắng lợi cuộc chiến tranh
cách mạng lâu dài của dân tộc đúng thời cơ lịch sử, bằng một trận quyết chiến
chiến lược vĩ đại, giành thắng lợi hoàn toàn và trọn vẹn , với sự tổn thất thấp
nhất của ta.
Trên đây tôi chỉ trình bày một số thắng lợi quân sự của quân dân ta trên
mặt trận quân sự giai đoạn 1961-1975. Với những nội dung trên chắc còn thiếu
sót mong các thầy cô góp ý thêm để được hoàn chỉnh hơn.

VII.Đề nghị

Như vậy việc sử dụng chuyên đề để dạy chuyên là vấn đề hết sức thiết
thực và thật sự cần thiết. Để làn được một chuyên đề có hiệu quả, và chất lượng
đòi hỏi giáo viên phải mất rất nhiều thời gian. Vì vậy ở trường cũng phải tạo
điều kiện, trang bị đầy đủ các tài liệu, cũng như tạo điều kiện để giáo viên tiếp

xúc học hỏi nhiều hơn.

19


VIII.Tài liệu tham khảo

1. Lê Mậu Hãn (chủ biên) Đại cương lịch sử Việt Nam, tập III. Nhà xuất
bản Giáo dục ,Hà nội 1999.
2. Phan Ngoc Liên (Tổng chủ biên) Lịch sử lớp 12 nâng cao .Nhà xuất bản
Giáo Dục.
3. Đại Tướng Văn Tiến Dũng - Về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Nhà xuất bản quân đội nhân dân , Hà Nội 2005.
4. Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc bộ chính trị- Chiến tranh cách
mạng Việt Nam 1945-1975 thắng lợi và bài học. Nhà xuất bản chính trị quốc
gia, Hà Nội 2000.

20


TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9


IX/ Mục lục

Nội dung
Đặt vấn đề
Cơ sở lí luận
Cơ sở thực tiễn
Nội dung nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu
Kết luận
Đề nghị
Tài liệu tham khảo
Mục lục

21

Trang
1
2
3
3
18
18
19
20
21




×