Tải bản đầy đủ (.docx) (62 trang)

Bài giảng phối giống nhân tạo lợn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 62 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHỆ VÀ NÔNG LÂM PHÚ THỌ
-------------------------------------

NÔNG VĂN TRUNG

BÀI GIẢNG
MÔ ĐUN: PHỐI GIỐNG NHÂN TẠO LỢN
(Tài liệu lưu hành nội bộ dùng cho trình độ trung cấp nghề
Chăn nuôi GSGC)

Phú Thọ, năm 2015
1


LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay kỹ thuật thụ tinh nhân tạo cho vật nuôi đã rất phát triển và phổ biến
rộng rãi trên toàn thế giới. Đây là một bước tiến quan trọng trong khoa học kỹ thuật
hiện đại nói chung và trong lĩnh vực chăn nuôi nói riêng. Kỹ thuật thụ tinh nhân tạo
cho vật nuôi đã và đang mang lại những lợi ích kinh tế kỹ thuật to lớn mà phương
pháp giao phối tự nhiên không thể có được.
Để thực hiện giảng dạy có hiệu quả, phù hợp với đối tượng học viên và đáp ứng
yêu cầu của chương trình đào tạo. Bài giảng “ Phối giống nhân tạo lợn” được biên
soạn với nhiều nội dung kiến thức, kỹ năng mới giúp người học áp dụng được vào
thực tiễn sản xuất.
Tài liệu bao gồm bảy bài:
Bài 1. Mở đầu
Bài 2. Khai thác tinh dịch
Bài 3. Pha chế tinh dịch
Bài 4. Bảo quản tinh dịch
Bài 5. Chuẩn bị phối giống


Bài 6. Dẫn tinh cho lợn
Bài 7. Theo dõi lợn nái sau dẫn tinh
Tài liệu do ông Nông Văn Trung chủ biên cùng sự tham gia đóng góp ý kiến
của tập thể thầy (cô) Khoa Nông lâm - Ban giám hiệu nhà trường. Biết rằng với hiểu
biết có hạn nên bài giảng chắc chắn sẽ có nhiều sai sót, vì vậy rất mong nhận được
góp ý của đồng nghiệp và bạn đọc gần xa để bài giảng được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn !

Tác giả

MỤC LỤC

2


Bài 1. MỞ ĐẦU
1. Khái niệm về phối giống nhân tạo
Trong tự nhiên, chúng ta thường bắt gặp hiện tượng những con đực và con
cái gặp gỡ nhau, giao phối với nhau để đẻ ra động vật non. Về hình thức đó, là biểu
hiện sinh lý bình thường của động vật để duy trì nòi giống. Hoạt động sinh dục để
tạo ra đời sau được thực hiện dựa trên các phản xạ sinh dục mang tính chất tự nhiên
và được di truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Bản chất của hoạt động duy trì nòi
giống đó là sự gặp gỡ và đồng hóa lẫn nhau giữa các giao tử đực và cái để tạo thành
hợp tử, hợp tử sẽ phát triển thành phôi, thai và trở thành động vật non.
Phối giống nhân tạo là quá trình đưa tinh trùng đến gặp trứng ở vị trí và thời
gian thích hợp bằng các dụng cụ đặc biệt, do con người thực hiện để xảy ra quá
trình thụ tinh, hoặc là đưa trứng đã được thụ tinh từ cơ thể động vật cái này chuyển
sang cơ thể động vật cái khác mà làm cho trứng đó vẫn phát triển bình thường, cuối
cùng sinh ra động vật non. Quá trình này được thực hiện dựa trên các học thuyết
khoa học về sinh lý sinh trướng, phát triển, sinh lý sinh sản, các học thuyết về gen,

di truyền.... của cơ thể con đực và con cái.
Như vậy, phối giống nhân tạo là quá trình nhân giống động vật có sự can thiệp
của con người vào một số công đoạn trong hoạt động sinh lý sinh sản của động vật
phối giống nhân tạo hiểu theo nghĩa rộng bao gồm: Thụ tinh nhân tạo, cấy truyền
phôi, cắt phôi, thụ tinh trong ống nghiệm, nhân bản gen... Các kỹ thuật này cho phép
khai thác tối đa khả năng sản xuất của những con đực và con cái ưu tú phục vụ lợi
ích của con người.
2. Cơ sở khoa học của phối giống tạo
Truyền giống nhân tạo là một phương pháp nhân giống hữu tính động vật,
nó được dựa trên các lý thuyết khoa học khoa học sau:
2.1. Lý thuyết về thụ tinh
Bản chất của thụ tinh ở động vật là sự gặp gỡ, đồng hóa lẫn nhau giữa tinh
3


trùng và trứng ở vị trí và thời điểm thích hợp để tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển
thành phôi, thai và sau một khoảng thời gian nhất định thai được hoàn thiện để trở
thành cơ thể động vật non.
Dựa vào bản chất của sự thụ tinh, người ta hoàn toàn có thể tạo ra động vật non
khi cho tinh trùng và trứng gặp gỡ nhau ở điều kiện thích hợp mà không cần sự
tham gia của con đực vào quá trình đưa tinh trùng đến gặp trứng. Điều đó có nghĩa
là con người có thể làm thay một phần của con đực trong phản xạ giao phối.
2.2. Lý thuyết về sự phát triển của phôi
Trứng sau khi được thụ tinh trở thành hợp tử, hợp tử phát triển thành phôi và di
chuyển đến tử cung làm tổ. Từ đây, quan hệ giữa cơ thể mẹ và phôi, thai được
thiết lập: cơ thể mẹ cung cấp chất dinh dưỡng và đào thải những chất cặn bã là
sản phẩm trao đổi chất của phôi, thai ra ngoài. Ở giai đoạn này, cơ thể mẹ không
có ảnh hưởng gì đến đặc điểm di truyền của phôi.
Dựa trên hiểu biết về sự phát triển của phôi, người ta hoàn toàn có thể lấy phôi
ra từ một cơ thể mẹ này, có thể nuôi dưỡng phôi trong môi trường có điều kiện

tương tự như môi trường tử cung con mẹ đó và cấy truyền vào con cái khác có chu
kỳ động dục đồng pha với con cái cho phôi hoặc tuổi của phôi để sản sinh ra đời con
mang toàn bộ đặc tính di truyền của con bố và con mẹ sinh ra phôi
3. Lợi ích và ý nghĩa của truyền giống nhân tạo
Trong thực tiễn, vì lợi ích của mình, con người luôn tìm các biện pháp kỹ
thuật tác động vào vật nuôi nhằm khai thác tối đa sức sản xuất của động vật, đáp
ứng ngày càng tốt hơn các nhu cầu phong phú và đa dạng của con người. Phối
giống nhân tạo cũng không nằm ngoài mục đích đó. Đến nay, người ta hoàn toàn
thừa nhận vai trò tích cực của truyền giống nhân tạo bởi vì, truyền giống nhân tạo
đã mang lại những lợi ích về kinh tế, kỹ thuật mà sinh sản tự nhiên không thể nào so
sánh được. Lợi ích của truyền giống nhân tạo được thể hiện trên các khía cạnh sau:
- Nhanh chóng nâng cao tiến bộ di truyền của con đực và con cái tốt cho đời sau, góp
phần nâng cao phẩm giống vật nuôi một cách tết nhất, nhanh nhất, kinh tế nhất
4


thông qua việc tăng nhanh số lượng và chất lượng đàn con sau mỗi lứa đẻ.
- Nâng cao sức sản xuất, tăng cường khả năng chống chịu của vật nuôi với điều
kiện bất lợi.
- Nâng cao hiệu quả kinh tế của chăn nuôi do giảm được một số lượng lớn đực
giống phải nuôi.
Ví dụ: Trong thụ tinh tự nhiên, 1 lợn đực giống chỉ đảm bảo phối giống
tối đa cho 50 lợn cái, nhưng với truyền giống nhân tạo, 1 lợn đực giống có thể
đảm nhận được 500 lợn cái. Như vậy, chi phí thức ăn nuôi lợn đực giống giảm 10
lần, chi phí chuồng nuôi, công chăm sóc, vệ sinh thú y đều giảm.... dẫn đến giảm
giá thành sản phẩm chăn nuôi.
- Tạo thuận lợi cho công tác lai tạo, nhất là khi cần lai tạo giữa con đực có khối
lượng quá lớn so với con cái hoặc giữa các giống không có phản xạ sinh dục với
nhau.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển động vật giữa các vùng sinh thái

khác nhau.
- Ngăn ngừa một số bệnh lây lan qua đường sinh dục.
4. Sơ lược lịch sử phát triển của truyền giống nhân tạo
4.1. Lịch sử phát triển của thụ tinh nhân tạo
Thụ tinh nhân tạo ở động vật được người Ả Rập tiến hành từ năm 1332. Nhưng
mãi đến năm 1779, sau khi nhà sinh lý học người Italia Lauro SpHnllazani tiến hành
đưa tinh dịch chó vào âm đạo một chó cái, sau 62 ngày sinh ra 3 chó con, người ta
mới coi đó là cái mốc lịch sử đầu tiên về sự phát.triển môn truyền giống nhân tạo.
Hơn một thế kỷ sau , Sir Everett Millais (1884) và Abbrecht (1894) đã lặp lại nhiều
lần thí nghiệm của Lauro SpHnllazani và cho kết quả tương tự
Năm 1890, Repiquet (Pháp) đã thụ tinh nhân tạo thành công trên ngựa, trong
khi đó ở Đức, Hoffman đã mô tả chi tiết dụng cụ cần thiết và kỹ thuật thụ tinh nhân
tạo ở động vật.
Năm 1912, Ivanop (Liên xô cũ) đã thụ tinh nhân tạo thành công cho 31/39
5


ngựa cái và sau đó không lâu, ông đã tiến hành thụ tinh nhân tạo cho bò và cừu.
Cũng trong thời gian này, cùng với Milovanop, Kuznetscova và Selivanova, Ivanop
đã bắt đầu sử dụng âm đạo giả để khai thác tinh dịch và công bố các nghiên cứu về
đặc điểm sinh lý tinh dịch
Kỹ thuật thụ tinh nhân tạo cho động vật từ sau năm 1930 được phát triển ở
nhiều nước trên thế giới: ở Nga năm 1938, đã thụ tinh nhân tạo cho 120 nghìn ngựa,
1,2 triệu con bò và 15 triệu con cừu ở.Dinạmarca năm 1936, Sorensen đã thành lập
hợp tác xã thụ tinh nhân tạo. Ngay sau năm' đầu tiên thành lập, hợp tác xã này đã
thụ tinh nhân tạo cho 1.700 bò với kết quả thụ thai đạt được đạt tới 59%. Nước Mỹ
áp dụng thụ tinh nhân tạo vào năm 1938, nhưng thụ tinh nhân tạo chỉ thật sự phát
triển sau đại chiến thế giới lần 2 và chủ yếu được áp dụng trên bò.
Sau năm 1945, các nước trên thế giới đã áp dụng thụ tinh nhân tạo cho nhiều
loại gia súc khác nhau. Những nước áp dụng kỹ thuật thụ tinh nhiều trên lợn phải kể

đến: Nhật Bản, Pháp, Na Uy, Thụy Sỹ, Bỉ... Đồng thời với việc áp dụng rộng rãi
kỹ thuật thụ tinh nhân tạo, nhiều nước đã triển khai xây dựng các phòng thí nghiệm
nghiên cứu sâu về sinh lý sinh sản, thành phần và cấu tạo của môi trường pha loãng,
bảo tồn tinh dịch.
Từ năm 1960 trở lại đây, các nhà khoa học đã đi sâu nghiên cứu về tính chất
vật lý, hóa học của tinh dịch các loài động vật; tuổi thành thục về tính và thời
gian sử dụng; môi trường pha loãng và bảo tồn tinh dịch; bội số pha loãng, liều
dẫn và số lượng tinh trùng cần thiết trong một liều dẫn; nghiên cứu các phương
pháp bảo tồn tinh dịch, đặc biệt là bảo tồn ở dạng đông lạnh.
Kỹ thuật thụ tinh nhân tạo thực sự được coi là biện pháp truyền giống tiên tiến
và áp dụng rộng rãi ở hầu hết các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước tư bản lớn
như: Anh, Pháp, Mỹ, Nhật, các nước Đông Âu và Liên Xô cũ. Kỹ thuật thụ tinh
nhân tạo cho bò đã đạt được nhiều thành công lớn cả trên lĩnh vực khoa học và
kinh tế. Hiện nay, kỹ thuật này được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Với
phương pháp bảo tồn tinh dịch bò ở dạng đông lạnh, người ta có thể kéo dài thời
gian sống của tinh trùng từ 1020 năm và có thể vận chuyển đi xa hàng vạn
6


kilômét. Nhờ sự tiến bộ của kỹ thuật bảo tồn tinh dịch, có nước đã thành lập các
ngân hàng tinh dịch nhằm dự trữ và cung cấp các giống quý hiếm có sức sản xuất
cao.
Cùng với sự phát triển của kỹ thuật thụ tinh nhân tạo cho bò. kỹ thuật thụ tinh
nhân tạo ở lợn cũng có những bước phát triển nhanh. Nhiều nước trên thế giới đã áp
dụng khá phổ biến kỹ thuật thụ tinh nhân tạo trên lợn. Ở Cộng hòa dân chủ Đức
trước đây, có tới 70% số lợn nái được phối giống bằng thụ tinh nhân tạo; ở Nhật có
tới 80% lợn nái được thụ tinh nhân tạo.
Ngoài ra, kỹ thuật thụ tinh nhân tạo cũng được áp dụng trên nhiều loài động vật
khác nhau như: trâu, ngựa, dê, cừu, thỏ, gia cầm, cá ...
Ở Việt nam, kỹ thuật thụ tinh nhân tạo được áp dụng từ năm 1958, chủ yếu là

đối với lợn Từ năm 1960, do yêu cầu của sản xuất và được sự giúp đỡ của chuyên gia
Liên xô (cũ), công tác thụ tinh nhân tạo được nghiên cứu có hệ thống và phát triển
mạnh mẽ hơn. Các cơ sở thụ tinh nhân tạo đã được thành lập ở một số vùng: Gia
Lâm, Văn Điển, Thụy Phương. Cho đến nay, xuất phát từ thực tế sản xuất và tiếp
thu các thành tựu khoa học trên thế giới, công tác thụ tinh nhân tạo ở Việt nam đã
đạt được một số kết quả nhất định:
- Đối với lợn: Đã nghiên cứu quá trình hình thành. khả năng thụ thai của tinh trùng
lợn đực thời gian bắt đầu sử dụng, niên hạn và chế độ sử dụng, chế độ nuôi dưỡng,
chăm sóc, phương pháp lấy tinh, kiểm tra phẩm chất tinh dịch, môi trường pha
loãng và bảo tồn tinh dịch; phát hiện động dục ở lợn cái, xác định thời điểm phối
giống thích hợp, liều phối và số lượng tinh trùng trong một liều phối, các dụng cụ
dẫn tinh...
- Đối với trâu, bò: Đã tiến hành thụ tinh nhân tạo cho trâu, bò; nghiên cứu các đặc
điểm sinh hóa học của tinh dịch trâu, bò; các môi trường pha loãng, bảo tồn tinh
dịch và phương pháp bảo tồn tinh dịch ở dạng đông lạnh... Ngoài ra, công tác thụ
tinh nhân cho các loài gia súc, gia cầm khác cũng được đẩy mạnh.
4.2. Lịch sử phát triển của cấy truyền phôi
7


Cấy truyền phôi được coi như kỹ thuật thụ tinh nhân tạo đối với động vật
cái. Thật vậy, cấy truyền phôi cho phép khai thác tối đa khả năng sinh sản của con
cái ưu tú và nâng cao tiến bộ di truyền của con mẹ trong đàn giống như thụ tinh
nhân tạo đã cho phép khai thác tối đa sức sản xuất và tính trạng tốt của con đực. Tuy
kỹ thuật cấy truyền phôi được hình thành sau kỹ thuật thụ tinh nhân tạo, nhưng nó
cũng đóng góp đáng kể vào công tác truyền giống nhân tạo
Vào năm 1890, trong một thông báo ở Hội Hoàng gia Anh, lán dầu tiên Heape
đã công bố sự thành công việc cấy truyền trứng thỏ đã được thụ tinh ở giai đoạn
2-4 tế bào. Các trứng này sau khi được cấy truyền đã phát triển bình thường và
không bị ảnh hưởng bởi các tính trạng di truyền của con cái nhận trứng. Vào năm

1897, chính tác giả của thí nghiệm trên đã lặp lại thí nghiệm này và đã thu được các
kết quả tương tự .
Vào thời kỳ này, thông tin về cấy truyền phôi không mang lại một ý nghĩa gì
đặc biệt và bị lãng quên trong một thời gian dài.
Đến năm 1929, ở Cambride, Pincus, Hammond và Walton đã xem xét lại vấn
đề này, sau đó Nicolas đã tiến hành nghiên cứu cấy truyền phôi trên chuột cái và đã
nhấn mạnh sự cần thiết để đảm bảo kết quả cấy truyền là sự đồng pha về chu kỳ
động dục giữa con cái cho và con cái nhận phôi. Vấn đề đồng pha về chu kỳ động
dục đã được xem xét một cách chuyên biệt trong nghiên cứu của Chang.
Những thử nghiệm đầu tiên về cấy truyền phôi trong chăn nuôi có từ năm
1932.Warwick và Berry đã tiến hành cấy truyền phôi trên dê. Tuy nhiên, cần phải
chờ đợi đến cuối đại chiến thế giới lần 2 (1940 - 1945 ), vấn đề cấy truyền phôi mới
được nhắc lại và được nghiên cứu một cách hệ thống cả ở động vật trong phòng thí
nghiệm và cả trong chăn nuôi.
Yếu tố quan trọng kích thích nghiên cứu này là sự tranh luận về khả năng
gây siêu bài ngàn dưới sự kích thích của các hormon sinh dục: FSH và PMSG.
Những kiến thức đầu tiên về cấy truyền phôi bò đã thu được ở Wisconsin
vào năm 1951. Trên cơ sở đó, dưới dự hướng dẫn và xúc tiến của Hammond, rồi
8


đến Rowson tổ chức sinh sản động vật Cambride có ý tưởng thực sự nghiên cứu về
cấy truyền phôi trong chăn nuôi. Ngày nay, cấy truyền phôi đã đạt được một cách
hiệu quả không chỉ ở các động vật trong phòng thí nghiệm mà còn ở nhiều loài động
vật khác: bò, cừu, dê, ngựa, lợn, chó... Và trong những thập niên gần đây, kỹ thuật
này đã trở thành lĩnh vực thương mại ở nhiều nước. Chỉ riêng ở Mỹ, năm 1978 đã
có 10.000 con bê được sinh ra bằng kỹ thuật cấy truyền phôi.
Phương pháp cấy truyền phôi cũng được áp dụng trong nhân y. Trứng được
được thụ tinh ngoài cơ thể, sau đó được cấy vào cơ quan sinh dục của một phụ nữ
vừa kết thúc quá trình động dục, phôi được cấy vào hoàn chỉnh quá trình phát triển

của nó trên cơ thể của một phụ nữ khác.
Ngày nay, người ta khẳng định một cách chắc chắn là cấy truyền phôi không
những chỉ mang lại lợi ích to lớn trên phương diện khoa học mà còn có tầm quan
trọng đặc biệt trong thực tiễn. Về mặt lý thuyết, cấy truyền phôi ở con cái cũng
giống như thụ tinh nhân tạo ở con đực,cho phép khai thác tối đa các đặc tính di
truyền tốt ở cả con bố và con mẹ. Tuy nhiên, người ta nhận thấy rằng việc triển
khai kỹ thuật cấy truyền phôi còn có nhiều khó khăn, hạn chế. Về phương diện kỹ
thuật, kỹ thuật cấy truyền phôi cho phép phân tích một cách sâu sắc hơn những
vấn đề về sinh lý. sinh hóa, di truyền sinh sản. Các vi xử lý phôi cho phép đánh giá
tốt hơn những hiện tượng thành thục và thụ tinh của trứng, phân biệt sớm giới tính
cũng như làm thuận lợi cho sự sinh đẻ giới tính theo ý muốn bằng hệ thống sinh sản
vô tính và sinh đôi cùng trứng
Trên phương diện chăn nuôi, cấy truyền phôi góp phần sử dụng tối đa những
con cái giống ưu tú cũng như là sự thụ tinh nhân tạo đã cho phép khai thác và sử
dụng tối đa tinh dịch của của con đực giống tốt. Số tế bào sinh dục cái là rất nhiều
nhưng ít được sử dụng. Cấy truyền phôi là một biện pháp hiệu quả để phổ biến những
tiến bộ di truyền của con mẹ trong quần thể, làm tăng cường mức độ chọn lọc của các
con mẹ với con bố do làm tăng số lượng đời con sinh ra của một gia súc mẹ. Những
tiến bộ kỹ thuật hiện hữu và đặc biệt sự sử dụng những phôi đông lạnh là cách đơn
giản để nhập khẩu những giống ngoại vào một đất nước. Kỹ thuật này cho phép làm
9


giảm khó khăn về sự thích ứng của động vật sống khi vận chuyển trong những vùng
'sinh thái khác nhau. Nó cũng có thể được sử dụng cho sản xuất những con bê thịt
trong đàn bò sữa, đồng thời cho phép sử dụng trứng của những con cái chất lượng tốt
nhưng bị loại thải vì những lý do khác nhau. Những triển vọng khác nhau này phải
được xem xét một cách thực tế, nó sẽ chỉ được khẳng định dần dần khi kỹ thuật (chủ
yếu là kỹ thuật làm đông lạnh) được thiết lập một cách chắc chắn và giá trị sản phẩm
cao hơn chi phí sản xuất.

Bài 2. KHAI THÁC TINH DỊCH
Mục tiêu: Học xong bài này người học có khả năng:
- Chuẩn bị được dụng cụ, hoá chất liên quan đến việc khai thác tinh dịch.
- Thực hiện được việc khai thác tinh dịch theo yêu cầu kỹ thuật.
1. Chuẩn bị dụng cụ, hoá chất
1.1. Chuẩn bị dụng cụ
- Giá nhảy:
Giá huấn luyện phải phù hợp với từng loại gia súc (trên cơ sở kích thước con
đực). Giá có thể làm bằng gỗ, xi măng, sắt... Yêu cầu giá nhảy phải chắc chắn, 2 bên
giá nhảy ta làm 2 cái tay để cho lợn gác chân.

Hình 2.1. Giá nhảy
- Găng tay: Sử dụng găng tay cao su.
10


Hình 2.2. Găng tay cao su
- Lọ hứng tinh: Sử dụng cốc thủy tinh có chia vạch ml, dung tích 250 ml.

Hình 2.3. Cốc hứng tinh
- Giấy lọc: Dùng giấy lọc tinh hoặc vải màn

11


Hình 2.4. Giấy hoặc vải màn lọc tinh
- Lợn đực giống: Đã huấn luyện thành thục nhảy giá xuất tinh

Hình 2.5. Lợn đực giống
1.2. Chuẩn bị hoá chất

- Sử dụng dung dịch sát trùng để diệt vi sinh vật.

12


Hình 2.6. Thuốc sát trùng
1.3. Thực hiện việc vô trùng dụng cụ
a. Vệ sinh đực giống
- Vệ sinh cơ học: Tắm chải để làm sạch phân, đất, cát trên cơ thể lợn.

Hình 2.7. Vệ sinh cho lợn
- Vệ sinh hóa học: Sử dụng dung dịch sát trùng để diệt vi sinh vật.
b. Vệ sinh giá nhảy
- Vệ sinh cơ học: Làm sạch phân, đất, cát trên giá nhảy.
- Vệ sinh hóa học: Sử dụng dung dịch sát trùng để diệt vi sinh vật.
2. Cho đực giống nhảy giá
2.1. Tiếp cận đực giống
- Tiếp cận đực giống từ từ, nhẹ nhàng, hạn chế stress ở mức thấp nhất cho đực giống.
- Cần có những cử chỉ động viên đực giống trước khi đưa đi khai thác tinh.
- Không nên hoặc hạn chế thay đổi người tiếp cận và khai thác tinh đực giống.
13


- Hạn chế thay đổi màu sắc quần áo ở các buổi khai thác tinh khác nhau.
2.2. Bố trí cho đực giống nhảy giá
- Không cho lợn ăn no trước khi phối giống.
- Cho đực làm quen với nơi huấn luyện và giá nhảy.
- Cho lợn tiếp xúc với giá nhảy.
- Tạo phản xạ và kích thích tính hăng cho lợn bằng những kích thích như tiếng động,
xoa bóp. Nếu thuận tiện và cần thiết thì có thể dùng một lợn cái để làm mồi để kích

thích lợn đực.
- Khi lợn đực đã có phản ứng ham muốn đưa con cái lên trên giá nhảy hoặc nhốt phía
dưới giá và tiếp tục làm những động tác hay tạo những âm thanh kích thích tính ham
muốn nhảy lên giá của con đực. Sau khi lợn đực đã nhảy giá và chúng ta lấy được tinh
dựa vào lợn cái mồi thì những lần sau cố gắng hạn chế dùng lợn cái mồi.
- Giá nhảy có thể tẩm những chất kích thích tính dục của con đực như: nước tiểu, chất
tiết của lợn cái động dục hay tinh dịch của con lợn đực khác hoặc các chất kích thích
tổng hợp.
- Khi lợn đực đã đi quanh giá nhảy, người huấn luyện hãy làm những động tác hay tạo
những âm thanh kích thích tính ham muốn nhảy lên giá của con đực

Hình 2.8. Bố trí cho đực giống nhảy giá
3. Thực hiện lấy tinh đực giống
14


3.1. Các yêu cầu cơ bản khi khai thác tinh dịch
Có nhiều phương pháp và kỹ thuật khai thác tinh dịch lợn khác nhau tuy nhiên
cần chú ý những yêu cầu cơ bản sau:
- Phải khai thác hết tinh dịch của con đực trong 1 lần khai thác.
- Nếu không khai thác hết nó sẽ gây ra 2 hiện tượng:
+ Lãng phí tinh dịch.
+ Phản xạ tính dục của con đực bị ảnh hưởng, làm mất khoái cảm sinh dục, dẫn
đến làm mất phản xạ có điều kiện đã được tạo nên.
- Đảm bảo phẩm chất của tinh dịch.
+ Để đạt được về số lượng và chất lượng thì phải đảm bảo các điều kiện
sống, sinh lý, chế độ khai thác con đực. Sau khi khai thác xong thì phải đảm bảo
điều kiện sống cho tinh trùng khi ra ngoài cơ thể đặc biệt là không được có các tạp
khuẩn, các chất sinh học gây ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng. Phải tránh lây
lan các bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng thông qua khai thác tinh dịch.

- Có những chú ý sau về khâu vệ sinh trong quá trình khai thác tinh dịch:
+ Dụng cụ khai thác tuyệt đối vô trùng.
+ Không được khai thác tinh dịch của gia súc ốm, bị bệnh.
+ Phải tắm rửa con đực trước mỗi lần khai thác tinh dịch
+ Vệ sinh sạch sẽ giá nhảy, phòng lấy tinh.
+ Nhân viên lấy tinh dịch phải cố định và không mắc các bệnh truyền nhiễm.
- Không được gây ảnh hưởng thô bạo đến cơ quan sinh đực.
- Dụng cụ an toàn cho cơ quan sinh dục gia súc, dễ thao tác, dễ kiếm và giá thành
hạ.
3.2. Thực hiện lấy tinh
a. Kích thích dương vật
Dùng tay kích thích vào bao dương vật để lợn đực hưng phấn, nhảy lên ôm
giá nhảy. Khi dương vật của lợn đực bắt đầu thò ra, dùng lòng bàn tay nắm nhẹ vào
đầu dương vật (đoạn xoắn mũi khoan) và lái cho qui đầu lệch ra ngoài giá nhảy.
Lúc này dương vật của lợn đực sẽ giao cấu trong lòng bàn tay. Bàn tay của người
15


khai thác tinh cần nắm nhẹ dương vật (giữ nguyên tư thế, vị trí của lòng bàn tay),
các ngón tay hơi cử động nhẹ để gây kích thích.
Chú ý:
Không nắm dương vật của lợn quá chặt làm lợn đau và sợ hãi, cũng không
nên nắm quá lỏng lẻo vì có thể làm dương vật tuột ra ngoài bàn tay.
b. Hứng lọ để lấy tinh
Khi hưng phấn đạt cao độ, lợn bắt đầu xuất tinh. Người khai thác tinh dùng
tay kia cầm lọ hứng tinh kề gần vào qui đầu để hứng tinh dịch chảy ra.
Chú ý:
- Không được để qui đầu chạm vào giá nhảy hoặc lọ hứng tinh vì dễ gây sây sát,
chảy máu làm cho lợn sợ hãi, thậm chí dẫn tới ức chế phản xạ xuất tinh. Sau khi
lợn xuất tinh xong cần nới lỏng lòng bàn tay nắm dương vật để lợn tự co dương vật

lại và tụt khỏi giá nhảy
- Khi hứng tinh phải để cho tinh dịch chảy nhẹ vào thành lọ.

Hình 2.9. Khai thác tinh dịch lợn
 Ưu điểm khai thác tinh bằng tay:
- Không cần nhiều trang thiết bị, dụng cụ.
16


- Người khai thác tinh dịch có thểquan sát trực tiếp được các pha trong quá trình
xuất tinh, từ đó đưa ra quyết định hứng tinh ở"pha" nào là tết nhất, đặc biệt trong
quá trình khai thác tinh dịch lợn.
 Nhược điểm khai thác tinh bằng tay:
- Cần có sự luyện tập và thích ứng của động vật.
- Dễ bị nhiễm bẩn cơ quan sinh dục hoặc lây truyền bệnh cho người khai thác tinh
dịch nếu không vô trùng tết hoặc các dụng cụbảo hộ không đảm bảo an toàn vệ
sinh.
- Kích thích không gây khoái cảm cho con đực dễ gây ức chế khó xuất tinh và tinh
dịch thu được có số lượng và chất lượng tinh trùng thấp.
4. Kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật tinh dịch
4.1. Kiểm tra màu sắc và độ pH
a. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị
- Tinh dịch: Tinh dịch mới khai thác được sau khi đã lọc bỏ keo phèn.

Hình 2.10. Tinh dịch đã lọc keo phèn
- Găng tay: Sử dụng găng tay cao su.

17



Hình 2.11. Găng tay
- Giấy quỳ và bảng so màu: Khi nhúng mảnh giấy quỳ vào dung dịch, nếu màu giấy
quỳ giữ nguyên màu tím thì dung dịch đó trung tính, nếu ngả sang màu xanh thì dung
dịch đó mang tính kiềm, nếu chuyển sang màu đỏ thì dung dịch đó mang tính axit.

Hình 2.12. Giấy quỳ tím
b. Xác định màu sắc
* Phương pháp dùng giấy quỳ và hệ thống bảng so màu.
Chuẩn bị giấy quỳ sau đó dùng đũa thủy tinh nhỏ một giọt tinh nguyên lên
giấy quỳ, màu của giấy quỳ sẽ thay đổi, ta so sánh với màu chuẩn trên bảng so mau
ta sẽ có kết quả (chú ý kết quả chỉ đọc trong vòng 2-3 giây nếu để lâu, kết quả sẽ
không chính xác).
- Màu sắc tinh dịch: Màu sắc tinh dịch quyết định bởi nồng độ của tinh trùng và
các hạt lipoit có trong tinh dịch. Xác định được màu của tinh dịch ta có thể sơ bộ
biết được phẩm chất của tinh dịch, màu sắc càng đậm thì nồng độ tinh trùng càng
cao.
- Màu bình thường: Tinh dịch lợn có màu trắng xám.
18


- Màu khác thường:
Màu đỏ: có thể là do lẫn máu (khi ta lấy tinh làm dương vật bị xây xát).
Màu xanh lam: thường do lẫn mủ, nó thường xảy ra trong các trường hợp gia
súc bị viêm nhiễm đường sinh dục.
Màu vàng: thường do lẫn nước tiểu.
Màu đen: thường do lẫn phân hoặc các chất bẩn.
Chúng ta chỉ được phép sử dụng những mẫu tinh có màu bình thường, còn
tất cả các mẫu tinh có màu khác thường thì không được sử dụng.
c. Xác định độ pH
- Độ pH của tinh dịch: Độ pH của một chất lỏng được xác định bằng nồng độ ion

H+ có trong đó. Số lượng ion H + càng tăng thì chất lỏng đó càng toan và ngược lại
thì kiềm tính. Tinh dịch bình thường phải có pH bình thường, nếu pH quá cao hoặc
quá thấp đều ảnh hưởng đến chất lượng của tinh dịch. Tinh dịch lợn có độ pH từ
6,8 - 7,8.
* Phương pháp xác định pH bằng máy đo pH.
Đưa cực của máy đo pH vào dung dịch chuẩn và điều chỉnh kim đồng hồ để
pH chỉ đúng pH của dung dịch chuẩn. Lấy cực của máy ra khỏi dung dịch chuẩn,
rửa sạch bằng nước cất. Sau đó nhúng cực của máy vào cốc tinh dịch, máy sẽ báo
pH của tinh dịch trên đồng hồ.
4.2. Kiểm tra thể tích tinh dịch (V)/1 lần xuất tinh
a. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị
- Tinh dịch: Tinh dịch mới khai thác được.
- Cốc chia định mức.

19


Hình 2.13. Tinh dịch lợn và cốc chia định mức
- Găng tay: Sử dụng găng tay cao su
- Giấy lọc: Dùng giấy lọc hoặc vải màn
b. Lọc tinh
- Khái niệm về thể tích tinh dịch (V): Thể tích tinh dịch là lượng tinh dịch thu được
trong một lần xuất tinh sau khi đã lọc bỏ keo phèn.
- Đặc điểm của tinh dịch:
+ Đối với tinh dịch lợn sau khi khai thác có một lượng khá nhiều chất keo
phèn hay còn gọi keo nhầy (chiếm 5-25%) thể tích tinh dịch nguyên chưa lọc.
+ Vì vậy, sau khi lấy tinh xong cần lọc bỏ ngay chất keo phèn này, nếu
không chỉ cần sau 30 phút đến 1 giờ, lượng tinh dịch sẽ giảm còn khoảng 50% và
nồng độ tinh trùng còn khoảng 30%.
- Kỹ thuật lọc tinh:

+ Chuẩn bị cốc thủy tinh có chia định mức.
+ Vô trùng cốc bằng nước sôi: sau đó để cốc nguội.
+ Bịt giấy lọc lên miệng cốc.
+ Rót nhẹ tinh dịch từ lọ hứng tinh vào cốc chia độ qua giấy lọc.
+ Loại bỏ phần trên giấy lọc.
c. Xác định thể tích (V)
- Phương pháp xác định thể tích tinh dịch:
20


Khi xác định thể tích tinh dịch cần đặt lọ đựng tinh có vạch chia độ trên một
mặt phẳng nằm ngang và đọc kết quả ở vạch cong dưới của mặt tinh dịch để xác
định lượng xuất tinh.
- Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng xuất tinh:
+ Giống gia súc: Các giống gia súc khác nhau thì cũng cho thể tích tinh dịch
khác nhau.
Giống lợn
Thể tích (ml)
Móng cái
150-200
Đại bạch
150-300
Landrace
150-300
Yorkshire
150-300
+ Tuổi của gia súc: Thể tích của tinh dịch thường tăng theo lứa tuổi của gia
súc. Yếu tố này được biểu hiện rất rõ ở lợn, ở lợn hậu bị chúng ta thường thấy
lượng tinh dịch ít hơn so với lợn trưởng thành. Tuy nhiên nó cũng chỉ tăng đến một
mức độ nào đó rồi giảm.

Ở lợn ngoại:

12 tháng tuổi có V = 100 - 150 ml
24 tháng tuổi có V = 200 - 300 ml
36 tháng tuổi có V = 250 - 350 ml

+ Cá thể gia súc: Ngay trong cùng một giống, cùng một lứa tuổi nhưng từng
cá thể khác nhau thì cũng cho lượng xuất tinh khác nhau.
+ Kỹ thuật lấy tinh: Khi lấy tinh nếu điều kiện cần và đủ cho gia súc xuất
tinh đảm bảo, gia súc xuất tinh thoải mái thì tinh dịch sẽ thu được nhiều và ngược
lại.
Khi theo dõi về khoảng cách lấy tinh lợn, kết quả thu được như sau:
4-5 ngày lấy tinh một lần:

V=

150 - 200 ml

2-3 ngày lấy tinh một lần:

V=

60 - 100 ml

Hàng ngày lấy tinh:

V=

50 - 60 ml


1 ngày lấy tinh 2 lần:

V=

20 - 50 ml

4.2. Kiểm tra nồng độ tinh trùng (C)
Nồng độ tinh trùng là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá phẩm chất tinh dịch. Đối
với đực giống trong cùng một giống, tinh dịch của cá thể nào có nồng độ tinh trùng
21


cao thì phẩm chất tinh dịch tốt và ngược lại.
- Có nhiều phương pháp xác định nồng độ tinh trùng, trong đó phổ biến nhất là
phương pháp: sử dụng buồng đếm hồng, bạch cầu.
a. Chuẩn bị dụng cụ
- Tinh dịch: Tinh dịch mới khai thác được sau khi đã lọc bỏ keo phèn.
- Kính hiển vi: Sử dụng kính hiễn vi quang học có độ phóng đại 200 - 600 lần.
- Buồng đếm: Dùng buồng đếm bạch cầu để xác định nồng độ tinh dịch:
Có nhiều kiểu buồng đếm bạch cầu nhưng về hình thể thì tương tự nhau, có cấu
tạo cơ bản giống nhau ở chỗ diện tích mỗi ô bé nhất của buồng đếm là:
S = 1/20 x 1/20mm ( S = 1/400 mm2).
Độ sâu của buồng đếm là h = 1/10mm.
Như vậy chúng ta đếm số tinh trùng ở 80 ô con, đó cũng chính là số tinh trùng
có trong 1/50 mm3 tinh dịch. Từ đó ta có thể suy ra số tinh trùng có trong 1ml.

Hình 2.14. Cấu tạo buồng đếm bạch cầu
- Ống pha loãng hồng bạch cầu.

22



Hình 2.15. Ống pha loãng hồng bạch cầu
b. Pha loãng và giết chết tinh trùng
- Dùng dung dịch NaCl 3% tinh khiết để pha loãng và giết chết tinh trùng.
- Ống pha loãng hồng hoặc bạch cầu đã được vô trùng khô.
- Lamelle kính mỏng để đậy lên mặt buồng đếm.
Tùy theo loài gia súc: Đối với lợn ta dùng buồng đếm bạch cầu (màu xanh),
đối với trâu bò ta dùng ống hồng cầu (màu đỏ). Đây là phương phá khá chính xác
và được sử dụng khá phổ biến hiện nay.
- Thao tác pha loãng:
+ Lắp lamelle kính đã được làm sạch, khô lên mặt buồng đếm.
+ Dùng ống pha loãng bạch cầu hút tinh dịch đến vạch 0,5 (hoặc vạch l,0), sau
đó hút tiếp dung dịch NaCl 3% đến vạch 11.
Chú ý: không được để có bọt khí trong ống pha loãng hồng, bạch cầu trong quá
trình hút. Nếu có bọt khí phải súc rửa sạch ống pha loãng và làm lại. Bịt hai đầu ống
pha loãng bằng ngón tay cái và ngón giữa, lắc nhẹ từ 5-6 lần cho tinh dịch trộn đều
với dung dịch NaCl 3%.
+ Nếu hút tinh dịch đến vạch 0,5 thì mức độ pha loãng là 20 lần, nếu hút tinh
dịch đến vạch 1,0 thì mức độ pha loãng 10 lần.
c. Làm tiêu bản
- Trước hết cần bỏ đi vài giọt dung dịch ở phần ống dẫn phía dưới của ống pha loãng
hồng bạch cầu (khoảng 4-5 giọt dung dịch NaCl 3% không có tinh trùng),
23


- Làm tiêu bản: Nhỏ hỗn hợp này vào trong buồng đếm (thực tế người ta chỉ cần kề
miệng của ống pha loãng bạch cầu vào cạnh lamelle kính thì tự nhiên dung dịch được
hút đầy vào các ô của buồng đếm).
- Đưa lên kính hiển vi có độ phóng đại từ 200 - 600 lần để đếm.

d. Đếm số tinh trùng
- Nguyên tắc đếm
+ Dựa vào đầu tinh trùng để đếm, chỉ đếm những tinh trùng có một trong các ô
qui định.
+ Không đếm lặp lại, không bỏ sót.
+ Số tinh trùng được xác định trong từng ô bé là số tinh trùng có đầu nằm trong
trong từng ô đó và có đầu nằm bên cạnh bên phía bên trái và cạnh trên. Số tinh trùng
trong từng ô lớn được đếm theo theo thứ tự từ trên xuống theo hình zic-zac.
- Cách đếm
Chúng ta cần đếm tinh trùng trong 5 ô trung bình (80 ô nhỏ), kết quả được
bao nhiêu tinh trùng ta ghi nhận.

Hình 2.16. Cách đếm tinh trùng
e. Xác định nồng độ tinh trùng
Để đơn giản hoá cách tính nồng độ tinh trùng, người ta hút tinh dịch đến vạch
0,5 của ống pha loãng bạch cầu và hút tiếp dung dịch NaCl 1% đến vạch 11. Lúc đó,
mức độ pha loãng tinh dịch là 20 lần (D=20). Gọi số tinh trùng đếm được trong 80 ô
bé (tương đương 1150 mm3) là n, thì số tinh trùng có trong lần tinh dịch pha loãng là
n.50.l03 và nồng độ tinh trùng trong lần tinh nguyên là:
24


C = n.50.l03.20 = n.106 hay C = n. 106.
Như vậy, mỗi tinh trùng đếm được trong buồng đếm đại diện cho một triệu tinh
trùng trong 1ml tinh dịch.
Đối với tinh dịch lợn người ta thường sử dụng ống pha loãng hồng cầu:
- Nếu hút tinh dịch đến vạch 0,5 sau đó hút dung dịch NaCl 3% đến vạch 11 thì
mức độ pha loãng tinh dịch là 200 lần.
Công thức tính nồng độ tinh trùng là: C = n.50.200.l03= n.l07
Như vậy, mỗi tinh trùng đếm được sẽ đại diện cho 10 triệu tinh trùng trong 1 ml

tinh dịch.
- Nếu hút tinh dịch đến vạch 1,0 rồi sau đó hút dung dịch NaCl 3 % đến vạch 11
thì mức độ pha loãng là 100 lần.
Công thức tính nồng độ tinh trùng: C = n.50.100.l03= n.5.l06 và mỗi tinh trùng
đếm được đại diện cho 5 triệu tinh trùng trong 1 ml tinh dịch.
4.3. Kiểm tra hoạt lực tinh trùng (A)
Hoạt lực của tinh trùng là chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá phẩm chất tinh
dịch. Chỉ tiêu này nói lên sức sống và khả năng vận động của tinh trùng sau khi ra
khỏi cơ thể.
Hoạt lực của tinh trùng được tính bằng tổng số tinh trùng còn khả năng vận
động tiến thẳng so với tổng số tinh trùng có trong tinh dịch. Vận động tiến thẳng của
tinh bao gồm: chuyển động tiến về phía trước, chuyển động xoay quanh trục thân tạo
thành véc tơ hướng tới phía trước.
Để đánh giá chỉ tiêu hoạt lực của tinh trùng, người ta thường sử dụng kính hiển
vi có độ phóng đại từ 400-600 lần. Nhiều nước đã sử dụng kính hiển vi đặc biệt có lắp
hệ thống phóng hình lên màn ảnh để quan sát. Phương pháp này cho độ chính xác cao
hơn.
Bảng 2.1. Thang điểm đánh giá hoạt lực của tinh trùng
Hoạt lực
(A)

1

0,9

0,8

0,7

25


0,6

0,5

0,4

0,3

0,2

0,1


×