Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

vận dụng tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng trong giảng dạy môn ngữ văn 12 phù hợp với đối tượng học sinh tỉnh lai châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (664.33 KB, 37 trang )

1


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LAI CHÂU
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:

ÁP DỤNG CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
TRONG GIẢNG DẠY NGỮ VĂN LỚP 12



Đề tài thuộc lĩnh vực chuyên môn: Ngữ văn THPT
Người thực hiện: PHÙNG THỊ KIM OANH
Chức vụ: Giáo viên
Sinh hoạt chuyên môn: Tổ Ngữ văn- Thể dục


Lai Châu, tháng 4 năm 2012

2

A- PHẦN MỞ ĐẦU

I. Bối cảnh của đề tài:
Theo tinh thần đổi mới năm 2000, sách giáo khoa không còn là pháp lệnh,
nó chỉ là một trong những tài liệu học tập quan trọng nhất của trường phổ thông.
Do phải phục vụ nhiều đối tượng vùng miền khác nhau, lại chỉ có một bộ nên sách


giáo khoa được biên soạn theo tinh thần vừa tối thiểu, vừa tối đa. Nghĩa là cả học
sinh giỏi và học sinh yếu kém đều dùng theo bộ sách này.
Sách giáo khoa được biên soạn dựa theo chương trình giáo dục phổ thông
của bộ giáo dục đào tạo. Chương trình cũng đề cập đến chuẩn tối thiểu phải đạt
được trong quá trình dạy học, nhưng chỉ nêu khái quát, mang tính tương đối. Trong
khi thực tế dạy học và đặc biệt là kiểm tra đánh giá lại cần một thước đo chung để
thực hiện.
Vì vậy, tài liệu Hướng dẫn chuẩn kiến thức,kĩ năng ra đời nhằm khẳng định
phạm vi kiến thức, yêu cầu cần đạt của mỗi bài dạy cho mọi học sinh ở mọi vùng
miền. Song việc áp dụng tài liệu liệu này không phải giáo viên nào cũng thực hiện
có hiệu quả.

II. Lý do chọn đề tài:
Thực tiễn dạy học ở các địa phương nhiều năm qua cũng đã cho thấy : nhiều
giáo viên còn thụ động trong việc xác định mục tiêu bài học, chưa có khả năng xác
định được chuẩn kiến thức kĩ năng tối thiểu dẫn đến việc dạy học dưới chuẩn, vượt
chuẩn cho các em học sinh có trình độ khác nhau. Điều này gây ra tình trạng có học
sinh thiếu kiến thức, không được trang bị những kiến thức kĩ năng tối thiểu, lại có
học sinh bị nhồi nhét, quá tải trong học tập. Vì vậy, với tài liệu Hướng dẫn thực
hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng, giáo viên sẽ có điều kiện để dạy học đúng hơn, sát
hơn, linh hoạt hơn và phù hợp với đối tượng học sinh của mình.
3

Cùng với những bất cập trong dạy học do giáo viên gặp phải những khó
khăn khi xác định chuẩn kiến thức kĩ năng môn học, bài học, công tác chỉ đạo,
kiểm tra, đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên và kết quả học văn của học
sinh của các cơ quan quản lý giáo dục, các nhà quản lý chuyên môn cũng thiếu sự
thống nhất, dẫn đến tình trạng đánh giá không chuẩn, không nhất quán ngay tại một
trường, một địa phương. Giữa các địa phương, sự vênh lệch ấy càng rõ. Việc vận
dụng tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến, thức kĩ năng là hết sức cần thiết, nó

giúp các cơ quan quản lý giáo dục đánh giá việc giảng dạy của giáo viên và kết quả
học tập của học sinh sát hơn, đúng hơn, tránh tình trạng không thống nhất giữa dạy
học và kiểm tra đánh giá.
Xu thế hội nhập, giáo viên đã được cởi trói khỏi những ràng buộc cứng nhắc
của dạy học truyền thống trong đó có việc hoàn toàn phụ thuộc vào sách giáo khoa,
sách giáo viên. Giờ đây, giáo viên, học sinh có thể sử dụng những nguồn tài liệu
khác phục vụ cho việc giảng dạy, thậm chí có những bài học không cần đến sách
giáo khoa, sách giáo viên miễn là không đi chệch ra ngoài chương trình môn học
và vẫn đạt được chuẩn kiến thức kĩ năng mà chương yêu cầu. Tài liệu Hướng dẫn
thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng là một cơ sở quan trọng đảm bảo sự thống nhất
trong việc lựa chọn các tài liệu tham khảo.
Với những ý nghĩa như trên, việc bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng trong
giảng dạy môn Ngữ Văn lớp 12 có một vị trí vô cùng quan trọng.

III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Cách thức vận dụng tài liệu Hướng dẫn thực hiện
chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn lớp 12, chương trình Ngữ Văn lớp 12

Phạm vi nghiên cứu: Vận dụng tài liệu trong thực tế giảng dạy lớp 12 trường
THPT Chuyên Lê Quý Đôn
4

IV. Mục đích nghiên cứu:
Giúp giáo viên nâng cao chuyên môn nghiệp vụ trong việc áp dụng chuẩn
kiến thức, kĩ năng tối thiểu trong quá trình dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả
học tập của học sinh.
Góp phần khắc phục tình trạng dạy học chưa đạt chuẩn hoặc quá tải ở học sinh.
Vận dụng chuẩn kiến thức, kĩ năng phù hợp với đối tượng vùng miền
Áp dụng phù hợp khung pháp lý cho giáo viên và các nhà quản lý chuyên môn
trong việc thống nhất về nội dung kiến thức kĩ năng ở từng bài học, chủ đề, nhóm

chủ đề; lấy đó làm căn cứ khoa học cho việc dạy học và chỉ đạo dạy học, cho việc
kiểm tra, đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên và kết quả học tập của học
sinh.

V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu:
Đề xuất một số cách thức vận dụng có hiệu quả tài liệu Hướng dẫn thực hiện
chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn lớp 12 trong công tác giảng dạy.












5

B- PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận:
1. Chuẩn kiến thức kĩ năng:
Chuẩn: là những yêu cầu, tiêu chí (gọi chung là yêu cầu) tuân thủ những
nguyên tắc nhất định, được dùng để làm thước đo đánh giá hoạt động, công việc,
sản phẩm của lĩnh vực nào đó. Đạt được những yêu cầu của chuẩn là đạt được mục
tiêu mong muốn của chủ thể quản lí hoạt động, công việc, sản phẩm đó.
Yêu cầu được xem như chốt kiểm soát để đánh giá chất lượng đầu vào, đầu ra
cũng như quá trình thực hiện.

Chuẩn kiến thức, kĩ năng của một đơn vị kiến thức là các yêu cầu cơ bản, tối
thiểu về kiến thức, kĩ năng của đơn vị kiến thức mà học sinh cần phải và có thể
đạt được.
Về kiến thức: Yêu cầu học sinh phải nhớ, nắm vững, hiểu rõ các kiến thức
cơ bản trong chương trình, sách giáo khoa, đó là nền tảng vững vàng để có thể phát
triển năng lực nhận thức ở mức độ cao hơn.
Về kĩ năng: Biết vận dụng các kiến thức đã học để trả lời câu hỏi, giải bài
tập, làm thực hành
Dựa theo mức độ, chuẩn lại được chia thành: Chuẩn tối thiểu, chuẩn thông
dụng và chuẩn tối đa.
2. Vai trò của tài liệu Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng trong dạy học:
Đảm bảo việc chỉ đạo dạy học, kiểm tra, đánh giá theo Chuẩn kiến thức, kĩ
năng, tạo nên sự thống nhất trong cả nước
Giúp giáo viên xác định đúng chuẩn tối thiểu trong quá trình dạy học. Qua
đó giúp cho việc thống nhất nội dung kiến thức, kĩ năng trong từng bài, chủ đề,
nhóm chủ đề; khắc phục tình trạng quá tải, học sinh không bị nhồi nhét kiến thức,
giảm thiểu dạy thêm, học thêm.
Giúp giáo viên dạy học linh hoạt hơn, phù hợp với đối tượng học sinh của mình

6

Tài liệu là thước đo đánh giá giờ dạy của giáo viên, đánh giá việc lĩnh hội tri
thức ở mỗi bài dạy cho học sinh.
Giúp các cơ quan quản lí giáo dục đánh giá việc giảng dạy của giáo viên và
kết quả học tập của học sinh sát, đúng hơn, tránh tình trạng không thống nhất giữa
dạy học và kiểm tra đánh giá.


3. Các mức độ về kiến thức kĩ năng trong sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn
thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng:

a) Theo Bloom:
Mức độ cần đạt về kiến thức kĩ năng được xác định theo 6 mức độ:
Nhận biết: Ghi nhớ, tái hiện thông tin
Thông hiểu: Là nắm được ý nghĩa của các khái niệm, sự vật, hiện tượng; là
mức độ cao hơn nhận biết nhưng là mức độ thấp nhất của việc thấu hiểu sự vật hiện

SG SGK
Chuẩn

Quản lí,
Chỉ đạo

Đánh giá

Dạy

học

7

tượng. Thể hiện bằng việc: Biết cách giải thích, chứng minh, sắp xếp các thông tin
cần thiết theo một cấu trúc logic của giải quyết một vấn đề nào đó.
Vận dụng: Là khả năng sử dụng kiến thức đã học vào hoàn cảnh cụ thể mới:
biết vận dụng kiến thức, vận dụng phương pháp, hay nguyên lí ý tưởng để giải
quyết một vấn đề nào đó. Đây là mức độ cao hơn mức độ thông hiểu.
Phân tích: Là khả năng phân chia thông tin ra thành các phần thông tin nhỏ
sao cho có thể hiểu được cấu trúc, tổ chức của nó và thiết lập mối liên hệ phụ thuộc
lẫn nhau giữa chúng. Đây là mức độ cao hơn vận dụng vì nó đòi hỏi sự thấu hiểu cả
nội dung lẫn hình thức của thông tin
Đánh giá: Là khả năng xác định được giá trị của thông tin như : bình xét, nhận

định về giá trị của một tư tưởng; đánh giá về sự thay đổi về chất của sự vật hiện tượng
hay có thể đánh giá nhận định về giá trị các nhân tố mới xuất hiện khi thay đổi các mối
quan hệ cũ.
Sáng tạo: Là khả năng tổng hợp, sắp xếp, thiết kế lại thông tin, khai thác, bổ
sung thông tin từ các nguồn tư liệu khác để sáng lập một hình mẫu mới. Kết quả
học tập trong lĩnh vực này nhấn mạnh vào năng lực sáng tạo như: mở rộng, khái
quát hóa thành vấn đề tổng quát mới, tổng thể hoàn chỉnh mới, hoặc dự đoán sự
xuất hiện nhân tố mới khi thay đổi mối quan hệ cũ. Đây là mức độ cao nhất của
nhận thức, vì nó chứa đựng tất cả các mức độ nhận thức trên và đồng thời cũng
phát triển chúng.
b) Theo Nikko (người đã kế tục Bloom và điều chỉnh để những người thực hiện
thang đo dễ dàng và rành mạch) rút lại còn 3 mức độ:
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Trong đó: Vận dụng chia ra hai loại : Vận dụng ở mức thấp
Vận dụng ở mức cao (có sự sáng tạo)
8

Theo chỉ đạo hiện nay của Bộ Giáo dục và Đào tạo có các mức độ của
Chuẩn kiến thức kĩ năng sau đây: Nhận biết, Thông hiểu , Vận dụng sáng tạo
II. Thực trạng của vấn đề:
Thực tiễn dạy học nhiều năm qua đã cho thấy : Tài liệu phục vụ cho công tác
giảng dạy và học tập hiện nay vô cùng phong phú, nội dung giữa các tài liệu không
có sự nhất quán nên giáo viên và học sinh còn rất lúng túng trong việc chọn tài liệu
phù phù hợp.
Kết quả các bài kiểm tra, thi tốt nghiệp cũng cho thấy: Với kiểu bài nghị luận văn
học, học sinh không xác định được luận điểm, chưa nắm được kĩ năng phân tích thơ hay
tác phẩm văn xuôi, không chú ý đến đặc điểm thể loại, giai đoạn văn học
Việc xác định mục tiêu bài học, xác định được chuẩn kiến thức, kĩ năng tối

thiểu còn khó khăn dẫn đến việc dạy học dưới chuẩn, vượt chuẩn cho các em học
sinh có trình độ khác nhau. Điều này gây ra tình trạng có học sinh thiếu kiến thức,
không được trang bị những kiến thức kĩ năng tối thiểu, lại có học sinh bị nhồi nhét,
quá tải trong học tập.
Công tác dự giờ, đánh giá giờ dạy còn có lúc chưa thống nhất, không nhất
quán giữa các giáo viên ngay trong cùng một tổ chuyên môn; kiểm tra học sinh
chưa có sự thống nhất giữa dạy học và kiểm tra đánh giá.
III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
Các phương pháp nghiên cứu chính:
- Điều tra, khảo sát, thu thập thông tin
- Phân tích
- Tham luận trong Hội thảo chuyên môn
- Tổng kết.



9

Giải pháp:
Dạy học cần phải bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng
1. Yêu cầu khi truyền thụ kiến thức:
- Giáo viên cần bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng để thiết kế bài giảng. Mục
tiêu là đạt được các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức kĩ năng, dạy không quá
tải, không lệ thuộc hoàn toàn vào sách giáo khoa. Việc khai thác sâu kiến thức phải
phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh
- Sáng tạo về phương pháp dạy học phát huy tính chủ động, tích cực, tự giác học
tập của học sinh. Chú trọng rèn luyện thao tác tư duy, năng lực tự học, tự nghiên cứu.
- Dạy học thể hiện mối quan hệ tích cực giữa giáo viên và học sinh; tiến
hành thông qua việc tổ chức hoạt động học tập của học sinh, kết hợp giữa học tập
cá thể với học tập hợp tác, làm việc theo nhóm.

- Dạy học chú trọng đến việc rèn luyện kĩ năng, năng lực vận dụng kiến
thức, tăng cường thực hành và gắn nội dung bài học với thực tiễn cuộc sống.
- Chú trọng sử dụng có hiệu quả phương tiện, thiết bị dạy học , quan tâm ứng
dụng công nghệ thông tin trong dạy học
- Chú trọng đến việc động viên, khuyến khích kịp thời sự tiến bộ của học
sinh; đa dạng nội dung, các hình thức, cách thức đánh giá và tăng cường hiệu quả
đánh giá.
- Đối với cán bộ quản lí cần thường xuyên kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy
học theo hướng bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng đồng thời với tích cực đổi mới
phương pháp dạy học. Động viên kịp thời những giáo viên thực hiện có hiệu quả;
phê bình nhắc nhở người chưa tích cực đổi mới phương pháp dạy học, dạy quá tải
do không bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng.
Chú ý: Trong các bài học, phần yêu cầu cần đạt ghi ở đầu bài, chúng ta thấy
rõ yêu cầu này ( cũng tương đương với chuẩn) không phải chỉ là yêu cầu tối thiểu,
mà là yêu cầu ở mức trung bình, phổ biến mà tất cả các học sinh của mọi vùng
miền đều có thể và cần phải đạt được. Nếu theo chuẩn kiến thức thì rõ ràng yêu cầu
10

này có dựa vào chuẩn tối thiểu, nhưng chủ yếu là dựa vào chuẩn thông dụng; và
cũng không thể nói là không có đụng chạm đến phần thấp của chuẩn tối đa. Chúng
ta đều biết rằng trong một lớp học phổ biến ( trừ các lớp chuyên, chọn) đều có ba
loại đố tượng học sinh là yếu kém, trung bình và khá giỏi. Vậy thì thiết kế bài học
cũng phải chú ý đến cả ba đối tượng này. Hay nói khác đi, ba mức chuẩn ( tối
thiểu, thông dụng và tối đa) đều phải được sử dụng, tất nhiến tỉ lệ của mỗi mức
chuẩn ấy là bao nhiêu lại phụ thuộc vào trình độ cụ thể của học sinh. Ví dụ trong
lớp học chỉ có 5% học sinh khá giỏi và 50% trung bình thì chuẩn sử dụng cho bài
học chủ yếu là chuẩn tối thiểu và chuẩn thông dụng. Ngược lại, nếu lớp học chỉ có
5% học sinh yếu kém, 50 % khá giỏi thì chuẩn áp dụng sẽ chủ yếu là thông dụng và
tối đa.


Ví dụ 1:
Khi dạy tác phẩm Những đứa con trong gia đình ( Nguyễn Thi) theo Tài
liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ văn lớp 12 trang 66:
1. Mức độ cần đạt:
- Hiểu được nguồn gốc tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn và những chiến thắng của
dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước
- Thấy được một số nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm.
2. Trọng tâm kiến thức kĩ năng:
a. Kiến thức:
- Phẩm chất tốt đẹp của những người trong gia đình Chiến, Việt
- Nghệ thuật trần thuật đặc sắc, nghệ thuật xây dựng tính cách, miêu tả tâm lí nhân
vật, ngôn ngữ phong phú, góc cạnh, đậm chất hiện thực và màu sắc Nam Bộ.
b. Kĩ năng: Đọc- hiểu truyện ngắn hiện đại theo đặc trưng thể loại.
3. Hướng dẫn thực hiện:
a. Tác giả
11

Nguyễn Thi là một trong số những cây bút văn xuôi hàng đầu của văn nghệ giải
phóng miền Nam thời chống Mĩ cứu nước; nhà văn của người nông dân Nam Bộ,
có biệt ài phân tích tâm lí nhân vật
b. Tác phẩm:
* Nội dung: Nhân vật chính:
- Việt: + Là thanh niên mới lớn hồn nhiên
+ Tình yêu thương gia đình sâu đậm
+ Tính cách anh hùng (gan dạ, kiên cường, dũng cảm)
- Chiến: Là cô giái mới lớn, còn nét trẻ con nhưng đã biết lo toan, tháo vát, vừa có
điểm giống mẹ, vừa có nét riêng: căm thù giặc sâu sắc, gan góc dũng cảm, lập được
nhiều chiên công.
- Hai chị em là hai khúc sông trong dòng sông truyền thống gia đình, nối tiếp thế hệ
chú Năm và má, song lại mang dấu ấn riêng của thế hệ trẻ miền Nam của thời kì

chống Mĩ cứu nước.
* Nghệ thuật:
- Tình huống truyện: Việt- một chiến sĩ quân giải phóng bị thương phải nằm lại
giữa chiến trường. Truyện kể theo dòng nội tâm của nhân vật khi liền mạch, khi
gián đoạn làm cho câu chuyện trở nên chân thật, có thể thay đổi đối tượng, không
gian, thời gian, đan xen tự sự và trữ tình.
- Chi tiết chọn lọc vừa cụ thể vừa giàu ý nghĩa, gây ấn tượng mạnh. Ngôn ngữ bình
dị, phong phú, giàu giá trị tạo hình và mang đậm sắc thái Nam Bộ
- Giọng văn chân thật, tự nhiên, nhiều đoạn gây xúc động mạnh.
c. Ý nghĩa văn bản:
Qua câu chuyện về những người con trong một gia đình nông dân Nam Bộ có
truyền thống yêu nước, căm thù giặc, thủy chung với quê hương, cách mạng, nhà văn
khẳng định: Sự hòa quyện giữa tình cảm gia đình và tình yêu nước, giữa truyền thông
gia đình và truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người
12

Việt nam, dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
3. Hướng dẫn tự học- nâng cao
- So sánh tính cách của Chiến và Việt.
- Chứng minh có một dòng sông truyền thống gia đình liên tục chảy từ đời ba má,
chú Năm đến chị em Chiến, Việt
- Màu sắc Nam Bộ trong tác phẩm
- Chủ nghĩa anh hùng trong tác phẩm (So sánh với Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành)

Ví dụ 2:
Dạy tác phẩm Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành) theo Tài liệu hướng dẫn
thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ văn lớp 12 trang 63:
- Về tác giả Nguyễn Trung Thành: là nhà văn trưởng thành trong kháng chiến, gắn
bó mật thiết với mảnh đất Tây Nguyên
- Về hình tượng cây xà nu:

+ Cây xà nu trở thành một phần máu thịt trong đời sống vật chất và tinh thần của
người dân làng Xô Man
+ Cây xà nu tượng trưng cho phẩm chất và số phận của nhân dân Tây Nguyên
trong chiến tranh cách mạng. Vẻ đẹp, những thương tích mà cây xà nu phải gánh
chịu, những đặc tính của xà nu… là hiện thân cho vẻ đẹp, những mất mát, đau
thương, sự khao khát tự do và sức sống bất diệt của dân làng Xô Man nói riêng,
đồng bài Tây Nguyên nói chung.
- Hình tượng nhân vật Tnú:
+ Tnú là người gan góc, dũng cảm, mưu trí
+ Tnú là người có tinh thần kỉ luật cao, tuyệt đối trung thành với cách mạng
+ Tnú là người có trái tim yêu thương và sôi sục lòng căm thù giặc: sống rất nghĩa
tình và luôn mang trong mình ba mối thù: thù của bản thân, thù của gia đình, thù
của buôn làng
13

+ Cuộc đời bi tráng và con đường đến với cách mạng của Tnú điển hình cho con
đường đến với cách mạng của người dân Tây Nguyên, góp phần làm sáng tỏ chân lí
của thời đại: phải dùng bạo lực cách mạng để tiêu diệt bạo lực phản cách mạng;
đấu tranh vũ trang là con đường tất yêu để tự giải phóng
- Nghệ thuật:
+ Không khí, màu sắc đậm chất Tây Nguyên thể hiện ở bức tranh thiên nhiên; ở
ngôn ngữ, tâm lí, hành động của các nhân vật
+ Xây dựng nhân vật vừa có những nét cá tính sống động, vừa mang phẩm chất có
tính khái quát, tiêu biểu (Cụ Mết, Tnú, Dít…)
+ Khắc họa thành công hình tượng cây xà nu- một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc- tạo
nên màu sắc sử thi và cảm hứng lãng mạn bay bổng cho tác phẩm
+ Lời văn giàu tính tạo hình, giàu nhạc điệu, khi thâm trầm, khi tha thiết, trang nghiêm…

Như vậy, khi dạy các tác phẩm này, căn cứ theo tài liệu Hướng dẫn thực hiện
chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ văn lớp 12, giáo viên dễ dàng cho học sinh thuộc

đối tượng yếu, trung bình nắm được nét khái quát nhất về tác giả; xác định rõ ràng
các luận điểm về tính cách phẩm chất nhân vật để từ đó phân tích các dẫn chứng
làm rõ những luận điểm này; nắm được cách đọc hiểu tác phẩm theo thể loại truyện
hiện đại. Với học sinh thuộc đối khá giỏi, giáo viên hướng dẫn học sinh luyện tập
thêm các bài tập nâng cao.
Sau đây là giáo án bám sát tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ
năng môn Ngữ văn lớp 12 trong giảng dạy một giờ Đọc văn:


Soạn giáo án bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng
Đọc văn: RỪNG XÀ NU (tiết 1,2)
( Nguyễn Trung Thành)

14

I- Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh:
- Nắm vững đề tài, cốt truyện , các chi tiết sự việc tiêu biểu và hình tượng nhân vật
chính ; trên cơ sở đó , nhân rõ chủ đề cùng ý nghĩa đẹp đẽ , lớn lao của truyện
ngắn đối với thời đại bấy giờ và đối với thời đại ngày nay .
- Thấy được tài năng của Nguyễn Trung Thành trong việc tạo dựng cho tác phẩm một
không khí đậm đà hương sắc Tây Nguyên , một chất sử thi bi tráng và một ngôn ngữ
nghệ thuật được chau chuốt kĩ càng .
- Thuần thục hơn trong công việc vận dụng các kĩ năng phân tích tác phẩm văn
chương tự sự .
II- Phương tiện thực hiện
SGK,Thiết kế bài giảng, sách tham khảo, bảng phụ
III- Cách thức tiến hành.
Phương pháp vấn đáp, thảo luận trả lời câu hỏi, đọc giảng.
IV-Tiến trình dạy học

1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ :
3/ Bài mới:
Thời
gian

HĐ của GV HĐ của HS Yêu cầu cần đạt
TIẾT 1:
10


Hỏi: Những nét
chính về tác giả
Nguyễn Trung
Thành?



Học sinh đọc phần Tiểu dẫn
(SGK) kết hợp với những hiểu
biết cá nhân để giới thiệu về nhà
văn Nguyễn Trung Thành (cuộc
I. TÌM HIỂU
CHUNG
1. Tác giả
Nguyễn Trung
Thành là nhà văn
trưởng thành trong
15


đời, sự nghiệp, đặc điểm sáng
tác,…)
kháng chiến, gắn bó
mật thiết với mảnh
đất Tây Nguyên


Hỏi: Xuất xứ tác
phẩm?
Cá nhân trả lời:
Rừng xà nu (1965) ra mắt lần
đầu tiên trên Tạp chí văn nghệ
quân giải phóng miền Trung
Trung bộ (số 2- 1965), sau đó
được in trong tập Trên quê hương
những anh hùng Điện Ngọc.

2. Tác phẩm:
a. Xuất xứ:
In trong tập Trên
quê hương những
anh hùng Điện Ngọc.

Hỏi: Hoàn cảnh
sáng tác của tác
phẩm?

Giáo viên điều
chỉnh, nhận xét
và cho những

học sinh khác
phát biểu bổ
sung.
Học sinh bằng việc tham khảo
tài liệu và hiểu biết lịch sử, cho
biết hoàn cảnh ra đời của truyện
ngắn Rừng xà nu.
- Sau chiến thắng Điện Biên
Phủ, hiệp định Giơ-ne-vơ được kí
kết, đất nước chia làm hai miền.
Kẻ thù phá hoại hiệp định, khủng
bố, thảm sát, lê máy chém đi
khắp miền Nam. Cách mạng rơi
vào thời kì đen tối.
- Đầu năm 1965, Mĩ đổ quân ồ
ạt vào miền Nam và tiến hành
đánh phá ác liệt ra miền Bắc.
Nguyễn Trung Thành và các nhà
b. Hoàn cảnh ra đời
tác phẩm.

Tác phẩm
viết vào giữa năm
1965 trong hoàn
cảnh: thuỷ quân lục
chiến Mĩ ào ạt đổ
quân vào bãi biển
Chu Lai, miền Nam
nước ta



16

văn miền Nam lúc đó muốn viết
hịch thời đánh Mĩ. Rừng xà nu
được viết vào đúng thời điểm mà
cả nước ta trong không khí sục sôi
đánh Mĩ. Tác phẩm được hoàn
thành ở khu căn cứ của chiến
trường miền Trung Trung bộ.
10
Giáo viên đọc
đoạn mở đầu.
Yêu cầu học sinh
đọc tiếp một số
đoạn và tóm tắt
toàn bộ tác
phẩm.

- Học sinh đọc tác phẩm: giọng
điệu, nhịp điệu toát lên vẻ đẹp
hào hùng, bi tráng, không khí
trang nghiêm như huyền thoại ;
những câu thoại ngắn, chắc nịch,
đoạn văn miêu tả rừng xà nu bay
bổng, lãng mạn, dạt dào cảm xúc.
- HS Tóm tắt tác phẩm cần đảm
bảo những chi tiết chính:
+ Rừng xà nu- hình tượng mở đầu và
kết thúc.

+ Tnú nghỉ phép về thăm làng.
+ Cụ Mết kể cho dân làng nghe
về cuộc đời Tnú và lịch sử làng
Xô Man từ những năm đau
thương đến đồng khởi nổi dậy.
II. ĐỌC- HIỂU
1. Đọc- tóm tắt

10
Hỏi : nhận xét về
cốt truyện và

Học sinh thảo luận và phát biểu
tự do :
2. Cốt truyện và
cách tổ chức bố cục
tác phẩm
17

cách tổ chức bố
cục tác phẩm .

Giáo viên định
hướng, nhận xét
và điều chỉnh,

nhấn mạnh
những ý cơ bản.



- Rừng xà nu được kể theo một
lần về thăm làng của Tnú sau 3
năm đi bộ đội. Đêm ấy, dân làng
quây quần bên bếp lửa nhà rông
nghe cụ Mết kể lại câu chuyện bi
tráng về cuộc đời Tnú và cuộc đời
làng Xô Man.

- Cốt truyện có 2 truyện đan cài vào
nhau:
+ Câu chuyện về cuộc đời Tnú
+ Cuộc nổi dậy của nhân dân làng
Xô man
- Rừng xà nu được kể
theo một lần về thăm
làng của Tnú sau 3
năm đi bộ đội.




- Cốt truyện có 2
truyện đan cài vào
nhau:

Hỏi : phát biểu
cảm nhận về
nhan đề tác
phẩm ?


Giáo viên định
hướng, nhận xét
và điều chỉnh,
nhấn mạnh ý cơ
bản.
Học sinh thảo luận và phát biểu
tự do về nhan đề của tác phẩm :
Đặt tên cho tác phẩm là Rừng
xà nu dường như đã chứa đựng
được cảm xúc của nhà văn và
linh hồn tư tưởng chủ đề tác
phẩm :
+ Rừng xà nu còn ẩn chứa cái
khí vị khó quên của đất rừng Tây
Nguyên, gợi lên vẻ đẹp hùng
tráng, man dại- một sức sống bất
diệt của cây và tinh thần bất
khuất của người.
+ Bởi vậy, Rừng xà nu mang
3. Nhan đ
ề tác
phẩm

Đặt tên cho tác
phẩm là Rừng xà nu
dường như đã chứa
đựng được cảm xúc
của nhà văn và linh
hồn tư tưởng chủ đề
tác phẩm.






18

nhiều tầng nghĩa bao gồm cả ý
nghĩa tả thực lẫn ý nghĩa tượng
trưng, đưa lại không khí Tây
Nguyên rất đậm đà cho tác phẩm.


10
Giáo viên tổ chức
cho Học sinh tìm
hiểu về hình tượng
rừng xà nu theo các
yêu cầu sau đây:
- Hình tượng
rừng xà nu dưới
tầm đại bác.
- Tìm các chi tiết
miêu tả cánh
rừng xà nu đau
thương và phát
biểu cảm nhận về
các chi tiết ấy.
- Sức sống man
dại, mãnh liệt của

rừng xà nu mang ý
nghĩa biểu tượng
như thế nào?
- Hình ảnh cánh
rừng xà nu trải ra

Học sinh thảo luận theo nhóm,
cử đại diện trình bày và tranh
luận với các nhóm khác.

* Nét đặc sắc:
- Mở đầu kết truyện hình ảnh rừng
xà nu:
- Có mặt trong suốt câu chuyện
trong cuộc sống hàng ngày của dân
làng: Lửa xà nu trong mỗi bếp,
đuốc xà nu soi sáng rừng đêm đặc
biệt rực sáng trong đêm đồng khởi
của nhân dân làng Xô man

* Đặc điểm của cây xà nu ( ý nghĩa
cụ thể)
- Cả rừng xà nu không có cây nào
không bị thương
- Sức sống mãnh liệt: trong rừng
ít có loại cây sinh sôi nảy nở
khỏe như vậy
4. Hình tượng rừng
xà nu




* Nét đặc sắc:
- Mở đầu kết truyện
hình ảnh rừng xà nu
- Có mặt trong suốt
câu chuyện trong
cuộc sống hàng ngày
của dân làng



* Đặc điểm của cây xà
nu ( ý nghĩa cụ thể)
- Đau thương trong
bom đạn kẻ thù
- Sức sống mãnh liệt


19

hút tầm mắt chạy
tít đến tận chân
trời xuất hiện ở
đầu và cuối tác
phẩm gợi cho
anh (chị) ấn
tượng gì?

- Giáo viên định

hướng, nhận xét
và điều chỉnh,
nhấn mạnh ý cơ
bản.

- Ham ánh sáng: c
ũng ít có loại
cây nào ham ánh sáng mặt trời
đến thế. Nó phóng lên rất nhanh
để tiếp lấy ánh nắng
- Rừng ưỡn tấm ngực lớn che chở
cho làng.
Nghệ thuật:
+ Ngôn ngữ giàu tính tạo hình
+ Tác giả tả chi tiết
+ Thủ pháp nhân hoá
+ Giọng văn thiết tha, đầy sức
biểu cảm: Khâm phục, tự hào.

*ý nghĩa tượng trưng:
Từ chỗ tả thực, rất tự nhiên
hình ảnh xà nu đã trở thành một
biểu tượng.
- Số phận làng Xô man
- Sức sống bất diệt của người dân:
thế hệ này ngã xuống thì thế hệ này
tiếp tục đứng lên chiến đấu
- Lòng khao khát tự do, luôn hướng
về tự do
- Tinh thần đấu trang quật cường

của nhân dân làng Xô man, nhân
dân Việt Nam

- Ham ánh sáng



- Che chở cho làng.

Nghệ thuật: Ngôn ngữ
giàu tính tạo hình, tả
chi tiết, nghệ thuật nhân
hoá, giọng văn thiết
tha, đầy sức biểu cảm:
Khâm phục, tự hào.

*ý nghĩa tượng trng
Cây xà nu tương
trưng cho phẩm chất
của nhân dân làng
Xô man
- Số phận làng Xô man
- Sức sống bất diệt
của người dân
- Lòng khao khát tự do,
luôn hướng về tự do
- Tinh thần đấu tranh
quật cường của nhân
dân làng Xô man,
nhân dân Việt Nam

20

=> Trong quá trình miêu tả
rừng xà nu, cây xà nu, nhà văn đã
sử dụng nhân hóa như một phép
tu từ chủ đạo
Nghệ thuật: Ẩn dụ,
biểu tượng

25























Giáo viên tổ
chức cho học
sinh tìm hiểu về
cuộc đời Tnú
- Hoàn cảnh?
- Ngoại hình?
- Phẩm chất tính
cách?

Giáo viên định
hướng, nhận xét
và điều chỉnh,
nhấn mạnh ý cơ
bản.








TIẾT 2:
Học sinh tìm các chi tiết về
nhân vật Tnú và phân tích:
-Hoàn cảnh: Mồ côi cha mẹ từ
nhỏ, được nhân dân làng Xô man
nuôi dưỡng.

- Ngoại hình: Hai cánh tay như
hai cánh lim chắc
-> Khoẻ khoắn, gân guốc,
cường tráng, dũng mãnh
- Số phận đau thương: không cứu
được vợ con, bản thân bị bắt, bị
tra tấn (bị đốt 10 đầu ngón tay).
- Tính cách:
+ Đi rừng rất giỏi nhưng học chữ
thì thua Mai…bỏ ra ngoài suối
lấy đá đập vào đầu đến chảy máu
ròng ròng.
-> Chi tiết đời thường: Một con
người có chí khí, không chịu khuất
phục trước hoàn cảnh.
+ Làm giao liên (khi còn nhỏ cùng
Mai vào rừng tiếp tế cho anh Quyết).

5. Nhân vật T nú:
a. Cuộc đời Tnú:
-Hoàn cảnh: Mồ côi
cha mẹ từ nhỏ

- Ngoại hình: Khoẻ
khoắn, gân guốc,
cường tráng, dũng
mãnh
- Số phận đau
thương:


- Tính cách:
+ Một con người có
chí khí, không chịu
khuất phục trước
hoàn cảnh.



+ Lanh lợi, mưu trí,
dũng cảm
21

























































Trèo lên cây như một con cá kính.

-> Lanh lợi, mưu trí, dũng cảm
+ Lòng trung thành với cách
mạng được bộc lộ qua thử thách (bị
giặc bắt, tra tấn, lưng Tnú ngang
dọc vết dao chém của kẻ thù nhưng
anh vẫn gan góc, trung thành).
Giặc bắt : kịp nuốt lá thư
Bị giặc đốt 10 đầu ngón tay:
không thèm kêu van
Gặc bắt và tra tấn quyết ko khai
+ Ghi nhớ lời cụ Mết: Cán bộ là
Đảng. Đảng còn, núi nước này còn
-> Là người có lí tưởng sống cao
đẹp, tin vào cách mạng, trung
thành với cách mạng
+ Về thăm quê hương có giấy của
chỉ huy cấp
-> Là người có tinh thần kỉ luật cao
+ Xông ra cứu vợ con dù chỉ có
hai bàn tay trắng
Đôi mắt anh như hai cục lửa lớn
Đi làm cách mạng, bàn tay mỗi

ngón chỉ con 2 đốt vẫn cầm súng
đánh giặc
-> Là người giàu lòng yêu
thương (quê hương, gia đình) và


+ Trung thành, gan
dạ







+ Là người có lí tưởng
sống cao đẹp, tin vào
cách mạng, trung
thành với cách mạng

+ Là người có tinh
thần kỉ luật cao

+ Là người giàu lòng
yêu thương (quê
hương, gia đình) và
cháy bỏng căm thù,
quyết tâm trả thù cho
quê hương và gia
đình


22













10



























H: Khi khắc hoạ
nhân vật Tnú, chi
tiết nào em thấy
đặc sắc nhất?





Hỏi: Nghệ thuật
xây dựng nhân
vật?



cháy bỏng căm thù, quyết tâm trả
thù cho quê hương và gia đình.
- Cuộc đời bi tráng và con đường

đến với cách mạng của Tnú điển
hình cho con đường đến với cách
mạng của người dân Tây Nguyên,
góp phần làm sáng tỏ chân lí của
thời đại: phải dùng bạo lực cách
mạng để tiêu diệt bạo lực phản
cách mạng; đấu tranh vũ trang là
con đường tất yêu để tự giải phóng

* Chi tiết đáng chú ý: Bàn tay
Học sinh bình luận

* Nghệ thuật xây dựng nhân vât:

- Chi tiết chọn lọc, xúc động, có
chi tiết hấp dẫn khiến người đọc
tò mò, háo hức ( Mười ngón tay
của mày vẫn cụt thế à?)

- Cách kể khan: kể bên bếp lửa của
già làng, cách kể trang nghiêm xúc
động như kể chuyện lịch sử, giọng
và ngôn ngữ trang trọng của sử thi.




- Cuộc đời bi tráng
và con đường đến
với cách mạng của

Tnú điển hình cho
con đường đến với
cách mạng của người
dân Tây Nguyên,
góp phần làm sáng tỏ
chân lí của thời đại

* Chi tiết đáng chú
ý: Bàn tay

Nghệ thuật xây dựng
nhân vật:
- Chi tiết chọn lọc,
xúc động


- Cách kể khan





23

5 Hỏi: Hình tượng
rừng xà nu và
nhân vật Tnú có
mối quan hệ với
nhau như thế
nào?

Học sinh thảo luận:
Hình tượng rừng xà nu và nhân
vật Tnú có mối quan hệ khăng
khít, bổ sung cho nhau. Rừng xà
nu chỉ giữa màu xanh bất diệt khi
có những con người biết hi sinh
như ; sự hi sinh của những con
người như Tnú góp phần làm cho
cánh rừng mãi mãi xanh tươi.
b. Mối quan hệ giữa
Tnú và hình tượng
rừng xà nu:
Có mối quan hệ
khăng khít, bổ sung
cho nhau
4. Củng cố:
- Tác giả Nguyễn Trung Thành
- Hình tượng rừng xà nu
- Hình tượng nhân vật Tnú
* Bài tập nâng cao: Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong văn học
1945-1975 qua Rừng Xà nu ?
5. Dặn dò: Tiết 3 (phần còn lại)

Trong tiết học này, học sinh đã biết tích hợp kiến thức ba phân môn: Đọc văn-
Làm văn- Tiếng Việt trong cùng một tiết học: kiến thức về phân tích nhân vật, cách tìm
ý, tìm chi tiết và phân tích chi tiết, chú ý về nghệ thuật ngôn từ trong tác phẩm
Với đối tượng học sinh khá giỏi, giáo viên có thể bổ sung các bài tập nâng
cao như: Phân tích chủ nghĩa anh hùng, tính sử thi trong tác phẩm, có thể yêu cầu
học sinh so sánh với các tác phẩm cùng giai đoạn hoặc khác giai đoạn để thấy được
điểm chung và riêng giữa các tác phẩm, phong cách tác giả hay đặc điểm văn học

của các giai đoạn khác nhau
2. Yêu cầu kiểm tra đánh giá bám sát chuẩn kiến thức và kĩ năng:
Kiểm tra đánh giá có hai chức năng:
24

- Chức năng xác định: Xác định mức độ đạt được trong việc thực hiện mục
tiêu dạy học, xác định mức độ thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình
giáo dục mà học sinh đạt được khi kết thúc một giai đoạn học tập (kết thúc một bài,
chương, chủ đề, chủ điểm, lớp học, cấp học).
- Chức năng điều khiển : Phát hiện những mặt tốt, mặt chưa tốt, khó khăn,
vướng mắc và xác định nguyên nhân. Thông qua chức năng này, kiểm tra, đánh giá
sẽ là điều kiện cần thiết : Giúp giáo viên nắm được tình hình học tập, mức độ phân
hoá về trình độ học lực của học sinh trong lớp, từ đó có biện pháp giúp đỡ học yếu
kém và bồi dưỡng học sinh giỏi ; giúp giáo viên điều chỉnh, hoàn thiện phương
pháp dạy học ; giúp học sinh biết được khả năng học tập của mình so với yêu cầu
của chương trình ; xác định nguyên nhân thành công cũng như chưa thành công, từ
đó điều chỉnh phương pháp học tập ; phát triển kĩ năng tự đánh giá ; giúp cha mẹ
học sinh và cộng đồng biết được kết quả giáo dục của từng học sinh, từng lớp và
của cả cơ sở giáo dục.
Để đạt được hiệu quả trên, kiểm tra, đánh giá phải căn cứ vào Chuẩn kiến
thức, kĩ năng của từng môn học ở từng lớp ; các yêu cầu cơ bản, tối thiểu cần đạt
về kiến thức, kĩ năng của học sinh sau mỗi giai đoạn, mỗi lớp, mỗi cấp học; đề bài
kiểm tra cần đảm bảo dải phân hoá rộng đủ cho phân loại đối tượng.
Khi soạn câu hỏi kiểm tra và đánh giá, chúng ta vẫn thường lập ma trận,
trong đó chú ý đến cả ba loại câu hỏi với các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận
dụng. Như vậy nhận biết là mức thấp nhất có thể coi là tương đương với chuẩn tối
thiểu. Thông hiểu là mức cao hơn có thể tương ứng với một phần của chuẩn tối
thiểu và một phần của chuẩn thông dụng. Còn vận dụng ở mức thấp thì tương
đương với một phần của chuẩn thông dụng và một phần của chuẩn tối đa. Vận dụng
ở mức cao tương đương với phần còn lại của chuẩn tối đa. Từ đây có thể dễ dàng

thấy rằng trong một bài kiểm tra hay thi, điểm 5/10 là tương đương với đạt chuẩn
tối thiểu, từ trên 5- 8/10 tương đương với chuẩn thông dụng, từ trên 8- 10 tương
đương với chuẩn tối đa.
25

Ví dụ: KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II
LỚP 12 - NĂM HỌC 2010-2011
Thời gian: 150 phút
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH ( 5,0 điểm).
Câu 1. (2,0 điểm)
Đoạn trích Những đứa con trong gia đình trong tác phẩm cùng tên của
Nguyễn Thi được trần thuật chủ yếu từ điểm nhìn của nhân vật nào? Cách trần
thuật này có tác dụng như thế nào đối với kết cấu truyện và khắc họa tính cách
nhân vật?
Câu 2. (3,0 điểm)
Phải chăng Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự
mất mát lớn nhất là bạn để cho tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống (Noóc-man Ku-sin)
Anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) giải thích và bình luận
ý kiến trên.
II. PHẦN RIÊNG - PHẦN TỰ CHỌN (5,0 ĐIỂM)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc câu 3.b)
Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)
Cảm nhận về nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành
Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)
Phân tích tình huống truyện trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.
HƯỚNG DẪN CHẤM
I. Phần chung cho tất cả các thí sinh. (5,0 điểm).

CÂU Ý HƯỚNG DẪN CHẤM
BIỂU

ĐIỂM



Đoạn trích Những đứa con trong gia đình trong tác
phẩm cùng tên của Nguyễn Thi được trần thuật chủ yếu từ

×