Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

bài tiểu luận mac ne nin( đường lỗi xã hội học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.32 KB, 30 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRI

TIỂU LUẬN
Tên đề tài:

Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về thực tiễn đối
với nhận thức. Vận dụng quan điểm trên vào việc học
của sinh viên hiện nay

Giáo viên hướng dẫn: Tạ Thị Thùy
Sinh viên thực hiện :
Võ Minh Hiếu
16144048
Lưu Gia Hòa
16144053
Tạ Văn Đính
16144035
Nguyễn Văn Hải 16144043
Tôn Đức Tùng 16144452

Hồ Chí Minh - năm 2016


BIÊN BẢN HỌP NHÓM
( Tuần 5)
I. Thành viên nhóm:
1.
2.
3.
4.


5.

Võ Minh Hiếu
Nguyễn Văn Hải
Lưu Gia Hào
Tạ Văn Đính
Tôn Đức Tùng

II. Mục đích cuộc họp:
Bầu nhóm trưởng và phân chia đảm nhiệm các nhiệm vụ
III. Nội dung công việc:
1. Thời gian: 22/9/2016
2. Địa điểm: Lầu 5 khu tự học
3. Nhiệm vụ chung của cả nhóm:
- Bầu ra nhóm trưởng
- Phân chia các nhiệm vụ của riêng từng cá nhân: Quan điểm của
Mác-Lenin về nhận thức, thực tiễn. Vai trò của thực tiễn đối với
nhận thức
4. Nhiệm vụ của các thành viên:
- Thống nhất, đồng tình để bầu chọn ra nhóm trưởng
- Hiểu rõ nhiệm vụ, đề tài của cả nhóm
IV: Đánh giá chung:
- Cuộc họp diễn ra sôi nổi, các thành viên trong nhóm thống nhất, bầu chọn
được nhóm trưởng
- Các thành viên đóng góp nhiều ý tưởng mới lạ, phong phú cho đề tài. Các
thành viên trong nhóm hiểu rõ được vai trò, nhiệm vụ của bản thân mình.
- Thống nhất được thời gian, địa điểm, nội dung cho buổi họp lần tới

BIÊN BẢN HỌP NHÓM



( Tuần 12 )
I. Thành viên nhóm:
1.

Võ Minh Hiếu

2.

Nguyễn Văn Hải

3.

Lưu Gia Hào

4.

Tạ Văn Đính

5.

Tôn Đức Tùng

II. Mục đích cuộc họp:
Chuẩn bị cho bài thuyết trình
III. Nội dung công việc:
1.

Thời gian: 8/11/2016


2.

Địa điểm: Lầu 5 khu tự học

3.

Nhiệm vụ chung của cả nhóm:

-

Thu thập lại tất cả thông tin tìm được các các thành viên

Phân chia các nhiệm vụ của riêng từng cá nhân: Quan điểm của MácLenin về nhận thức, thực tiễn. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
4.

Nhiệm vụ của các thành viên:

-

Đóng góp ý tưởng cho người đán máy hoàn thành bài viết

-

Hiểu rõ nhiệm vụ, đề tài của cả nhóm

IV: Đánh giá chung:
Cuộc họp diễn ra sôi nổi, các thành viên trong nhóm thống nhất, bầu
chọn được nhóm trưởng
-


Các thành viên đóng góp nhiều ý tưởng mới lạ,
BIÊN BẢN HỌP NHÓM


( Tuần 13 )
I. Thành viên nhóm:
1.

Võ Minh Hiếu

2.

Nguyễn Văn Hải

3.

Lưu Gia Hào

4.

Tạ Văn Đính

5.

Tôn Đức Tùng

II. Mục đích cuộc họp:
Hoàn thành, chạy thử bài thuyết trình
III. Nội dung công việc:
1.


Thời gian: 18/11/2016

2.

Địa điểm: Lầu 5 khu tự học

3.

Nhiệm vụ chung của cả nhóm:

-

Hoàn thành bài thuyết trình

-

Chạy thử bài thuyết trình của nhóm

4.

Nhiệm vụ của các thành viên:

-

Chạy thử bài thuyết trinh

IV: Đánh giá chung:
Cuộc họp diễn ra sôi nổi, cá thành viên hoàn thành tốt nhiệm vụ của
mình


BIÊN BẢN HỌP NHÓM


( Tuần 14 )
I. Thành viên nhóm:
1.

Võ Minh Hiếu

2.

Nguyễn Văn Hải

3.

Lưu Gia Hào

4.

Tạ Văn Đính

5.

Tôn Đức Tùng

II. Mục đích cuộc họp:
- Hiểu rõ nhiệm vụ của mình trong bài tiểu luận
- Hiểu rõ đề tài của nhóm
III. Nội dung công việc:

1.

Thời gian: 22/11/2016

2.

Địa điểm: Lầu 5 khu tự học

3.

Nhiệm vụ chung của cả nhóm:

-

Phân chia nhiệm vụ làm bài tiểu luận

4.

Nhiệm vụ của các thành viên:

-

Nghiên cứu kỹ đề tài, nội dung của mình

IV: Đánh giá chung:
- Các thành viên hiểu rõ được nhiệm vụ của mình

BIÊN BẢN HỌP NHÓM



( Tuần 15 )
I. Thành viên nhóm:
1.

Võ Minh Hiếu

2.

Nguyễn Văn Hải

3.

Lưu Gia Hào

4.

Tạ Văn Đính

5.

Tôn Đức Tùng

II. Mục đích cuộc họp:
Hoàn thành bài tiểu luận
III. Nội dung công việc:
1.

Thời gian: 1/12/2016

2.


Địa điểm: Lầu 5 khu tự học

3.

Nhiệm vụ chung của cả nhóm:

-

Sửa lại những lỗi của bài thuyết trình

IV: Đánh giá chung:
- Các thành viên hoàn thành được nhiệm vụ của mình, bài tiểu luận
được hoàn thành


Mục lục
Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài .........................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu....................................................................1
Chương 1: Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lenin về nhận thức,
thực tiễn, vai trò của thực tiễn đối với nhận thức......................3
1.1 Quan điểm của Mác-Lenin về nhận thức, thực tiễn.................3
1.2 Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức....................................9
Chương 2: Vai trò của thực tiễn đối với việc học của sinh viên hiện
nay...........................................................................................13
1.1/ Việc học của sinh viên hiện nay gắn liền với thực tiễn và nhận
thức...................................................................................................13
1.2/ Vai trò của thực tiễn đối với việc học của sinh viên................18
Kết luận............................................................................................24

Tài liệu tham khảo..........................................................................24

7


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Thực tiễn chính là một trong những phạm trù cơ bản của lý luận nhận thức mà
cũng là một trong những phạm trù của triết học Mác-Lenin. Vậy thực tiễn
đóng vai trò như thế nào đối với nhận thức và gắn liền với cuộc sống của con
người nói chung và việc học nói riêng của sinh viên hiện nay như thế nào ?
Một số nhà triết học trước Mác coi thực tiễn như là hoạt động kiếm sống của
những người lao động khổ cực, số khác lại hạn chế thực tiễn dưới hình thức
quan sát, thí nghiệm, thậm chí có người coi thực tiễn là hoạt động “bẩn thỉu”
của những con buôn. Vì vậy trong nhiều thế kỷ, thực tiễn bị loại ra khỏi phạm
vi triết học. Chỉ đến khi chủ nghĩa Mác-Lênin ra đời, với kinh nghiệm hoạt
động thực tiễn và tổng kết thành tựu khoa học của nhân loại, hai ông đã vạch
ra vai trò cách mạng của thực tiễn, đồng thời đưa nó vào trong phạm trù của
triết học. Việc đưa thực tiễn vào triết học với tính cách là nền tảng của toàn bộ
đời sống xã hội, là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn
của chân lý, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đã làm cuộc cách mạng
trong lịch sử triết học và trong nhận thức luận. Lịch sử đã chứng minh rằng,
quan hệ đầu tiên của con người không phải là quan hệ lý luận mà là thực tiễn.
Chính trong thực tiễn con người làm ra lịch sử của mình với tất cả những mặt
đa dạng, phong phú của nó. Thật vậy, con người muốn tồn tại và phát triển,
trước hết cần phải có cái để mà ăn, mà mặc, mà ở. Đó là những nhu cầu tối
thiểu nhưng nếu không có lao động, không có hoạt động thực tiễn thì kể cả
những nhu cầu tối thiểu đó cũng không đáp ứng nổi, đừng nói chi đến những
nhu cầu luôn ngày càng cao và không ngừng đòi hỏi của con người sau này.
Do vậy, không có cách nào hơn là con người phải lao động sản xuất, cải tạo

xã hội và nghiên cứu khoa học. Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất cải tạo
8


thế giới của con người, qua đó cho chúng ta phân biệt được thực tiễn với tất
cả các hoạt động khác của con người. Đồng thời, nó vạch ra vai trò nền tảng
của thực tiễn đối với xã hội và vai trò quyết định của nó đối với nhận thức (lý
luận). Từ đây, nhận thức một mặt phải xuất phát từ thực tiễn, được thúc đẩy
và kiểm tra bởi thực tiễn, mặt khác lý luận phải thực hiện được chức năng chỉ
đạo, điều chỉnh và định hướng thực tiễn. Thực tiễn có một vai trò vô cùng
quan trọng đối với nhận thức cũng như mọi mặt của đời sống xã hội nói
chung. Nó không chỉ là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu
chuẩn của chân lý mà còn là nền tảng của toàn bộ đời sống xã hội. Thông qua
lao động thực tiễn, con người cải tạo tự nhiên, thay đổi tự nhiên đồng thời
cũng hoàn thiện chính bản thân mình. Cũng thông qua lao động thực tiễn,
hình thành nên ngôn ngữ, phát triển tư duy, nhận thức và xác lập những mối
quan hệ xã hội. Từ việc hiểu được vai trò của thực tiễn đối với nhận thức,
chúng ta rút ra được quan điểm thực tiễn. Quan điểm này yêu cầu việc nhận
thức phải xuất phát từ thực tiễn, dựa trên cơ sở thực tiễn, đi sâu vào thực tiễn,
coi trọng tổng kết thực tiễn. Nghiên cứu lý luận phải đi đôi với thực tiễn, học
đi đôi với hành. Minh chứng cho điều này, việc học của sinh viên ngày càng
phát triển và hướng đến đúng quan điểm của Mac-Lenin về vai trò của thực
tiễn đối với nhận thức. Chính yếu tố này đã thu hút và hướng nhóm nghiên
cứu, làm đề tài này. Mời quý bạn đọc xem và rút kết được những bài học cho
bản thân.
2. Mục đích nghiên cứu:
Giúp cho người đọc hiểu sâu sắc hơn về vai trò của thực tiễn đối với nhận
thức. Từ đó áp dụng những quan điển trên vào cuộc sống, làm việc, học tập.

9



Chương 1: Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lenin về nhận thức, thực tiễn,
vai trò của thực tiễn đối với nhận thức:
1.1/ Quan điểm của Mác-Lenin về nhận thức, thực tiễn
A) Khái niệm thực tiễn:
Thực tiễn là một trong những vấn đề trung tâm của triết học, nó không chỉ là
một phạm trù nền tảng, cơ bản của lý luận nhận thức macxit mà còn của toàn
bộ triết học Mác-Lênin.
Có thể nói, các nhà duy vật trước Mác đã có công lớn trong việc phát triển thế
giới quan duy vật và đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm tôn giáo và thuyết
không thể biết. Họ đã hiểu thực tiễn là một hoạt động vật chất của con người
nhưng lại xem đó là hoạt động của những con buôn, đê tiện bẩn thỉu. Nó
không có vai trò gì đối với nhận thức của con người. Lý luận của họ chí là sai
lầm, trong đó hạn chế lớn nhất là không thấy được vai trò của hoạt động thực
tiễn đối với nhận thức , do vậy chủ nghĩa duy vật của họ mang tính trực quan.
Một số nhà triết học duy tâm tuy đã thấy được mặt năng động sang tạo trong
hoạt động của con người nhưng cũng chỉ hiểu hoạt động thực tiễn như là hoạt
động tinh thần sang tạo ra thế giới của con người chứ không thể hiểu nó như
hoạt động hiện thực , hoạt động vật chất cảm tinh , hoạt đông lịch sử xã hội.
Trên cơ sở kế thừa những yếu tố hợp lý và khắc phục những thiếu sót, sai lầm
trong quan điểm về thực tiễn của các nhà triết học trước đó C.Mác và
Ph.Ăngghen đã đem lại một quan điểm đúng đắn, khoa học về thực tiễn và vai
trò của thực tiễn đối với nhận thức cũng như đối với sụ tồn tại và phát triển
của xã hội loài người. Với việc đưa ra phạm trù thực tiễn vào lý luận,C.Mác
và Ph.Ăng ghen đã thực hiện một bước chuyển biến cách mạng lý luận nói
chung và lý luận thực tiễn nói riêng. V.I.Leenin đã nhận xét: ”Quan điểm về

10



đời sống, về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận nhận
thức “ (V.I.Lênin , Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxitcova,1980,tr67).
Vậy thực tiễn là những hoạt động thực tiễn có mục đích mang tính chất lịch
sử xã hột của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội.
Hoạt động thực tiễn không phải bao gồm tất cả các hoạt động thực tiễn của
con người mà chỉ là hoạt động thực tiễn của con người. Trong hoạt động thực
tiễn, con người phải sử dụng những phương tiện, công cụ , sức mạnh vật chất
tác động vào tự nhiên , xã hội, cải tạo biến đổi chúng cho phù hợp. Nếu con
vật chỉ hoạt động theo bản năng nhằm thích nghi một cách thụ động với thế
giới bên ngoài, thì con người nhờ vào thực tiễn như là hoạt động có mục đích,
có tính xã hội của mình để cải tiến thế giới để thỏa mãn nhu cầu của mình,
thích nghi một cách thụ động, tích cực với thế giới và để làm chủ thế giới.
Thông qua hoạt động thực tiễn , con người làm biến đổi thế giới, sự vật và
làm cho hình ảnh của đối tượng thay đổi trong nhận thức. Con người không
thể thỏa mãn với những gì mà tự nhiên cung cấp cho mình dưới dạng có sẵn,
con người tiến hành hoạt động thực tiễn mà trước hết là lao động sản xuất để
biến đổi tạo ra sản phẩm mới phục vụ cuộc sống con người. Con người phải
tiến hành lao động sản xuất ra của cải vật chất để nuôi sống mình. Để lao
động và lao động có hiệu quả , con người phải chế tạo và sử dụng công cụ lao
động. Chính nhờ lao động, con người thoát khỏi giới hạn của con vật và tự
hoàn thiện mình . Do vậy hoạt động thực tiễn là hoạt động bản chất, đặc trưng
của con người và là cái quan trọng để phân biệt con vật với con người.
Không có hoạt động thực tiễn , con người và xã hội loài người không thể tồn
tại và phát triển được. Vì vậy, có thể nói rằng thực tiễn là phương thức tồn tại
cơ bản của con người và xã hội, là phương thức đầu tiên và chủ yếu của mối
quan hệ giữa con người với thế giới. C.Mác đã viết: ”con vật chỉ tái sản xuất
ra bản thân nó con con nguời thì tái suất ra cả thế giới” (C.Mác –Ph.Ăngghen
11



Tuyển tập. Nxb.Sự thật . Hà Nội. 1980.tr 119). Thực tiễn là cái xác định một
cách thực tế liên hệ giữa vật chất là những điều cần thiết đối với con người.
Hoạt động thực tiễn là hoạt động vật chất hóa tư tưởng, chuyển cái tinh thần
vào cái vật chất hay mục đích của nhận thức là vì thực tiễn. Tuy nhiên hoạt
động thực tiễn và hoạt động nhận thức nhiều khi lại hoàn toàn khác nhau, đôi
khi người ta nhận thức giỏi song hoạt động không tốt, không hiệu quả và
ngược lại. Hoạt động thực tiễn còn là quá trình tương tác giũa chủ thể và
khách thể, trong đó thực tiễn là khâu trung gian nối con người với thế giới
khách quan.
B) Tính chất của hoạt động thực tiễn
Tuy trình độ và hoạt động thực tiễn có thay đổi qua các giai đoạn lịch sử khác
nhau của xã hội, nhưng thực tiễn luôn là hoạt động cơ bản và phổ biến của xã
hội loài người. Thực tiễn cũng có quá trình vận động và phát triển của nó ,
trình độ phát triển của thực tiễn nói lên trình độ trinh phục giới tự nhiên và
làm chủ mình. Do đó, về nội dung cũng như mặt phương thức thực hiện, thực
tiễn có tính lịch sử. Mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, người ta dung nhưng
phương tiện, công cụ, sức mạnh khác nhau để tác động vào thế giới vật chất.
C.Mác viết: “ Những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng ta
sản xuất cái gì, mà ở chỗ chúng ta sản xuẩ bằng cách nào với những tư liệu
lao động nào. “C.Mác –Ph.Ăngghen, Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, tập
23, tr.129). Thông qua phương tiện, công cụ, tư liệu lao động, người ta có thể
biết được trình độ sản xuất của một xã hội.
Hoạt động thực tiễn chỉ có thể tiến hành trong các mối quan hệ xã hội, nên nó
mang tính xã hội. Để tiến hành hoạt động thực tiễn, con người phải hỗ trợ ,
tác động lẫn nhau trong xã hội chứ không thể hoạt động riêng lẻ, đơn độc.
Quá trình lao động làm phát sinh nhu cầu trao đổi về hoạt động, sản phẩm hay

12



kinh nhiệm, tình cảm…Và cũng chính qua quá trình trao đổi, ngôn ngữ xuất
hiện với tư cách phương tiện giao tiếp.
Qua hoạt động thực tiễn, cái cụ thể trong tư duy được vật chất hóa thành cái
cụ thể cảm tính. Thực tiễn vừa mang tính tương đối vừa mang tính tuyệt đối.
Tiêu chuẩn thực tiễn có tính tuyệt đối bởi thực tiễn là tiêu chuẩn khách quan
để kiểm tra lí luận, kiểm tra chân lí, thực tiễn ở mỗi giai đoạn lịch sử có thể
xác nhận được chân lí. Bên cạnh đó, tiêu chuẩn thực tiễn cũng mang tính
tương đối. Tiêu chuẩn thực tiễn có tính tuyệt đối bởi thực tế không đứng
nguyên một chỗ mà biến đổi và phát triển không ngừng, mặt khác thực tiễn là
một quá trình và được thực hiện bởi con người nên không tránh khỏi các yếu
tố chủ quan. Lịch sử đã chứng minh có những chân lí chỉ đúng ở một thời
điểm nhất định. Do vậy, trong quá trình phát triển của nhận thức và thực tiễn,
tri thức luôn phải được kiểm nghiệm, điều chỉnh, bổ sung, sửa chữa để hoàn
thiện.
Thực tiễn còn mang tính khách quan và phổ biến bởi thực tiễn phải tuân thủ
các quy luật khách quan trong quá trình cải tạo thế giới, con người phải nhận
thức được các quy luật khách quan. V.I.Lênin nhận xét: “ Thực tiễn cao hơn
nhận thức (lý luận) vì nó có ưu điểm không nhưng phổ biến mà ở cả tính hiện
thực thực tiễn “ (V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Máxitcava, 1981, tập 29.
Tr.230).
Thực tiễn không đứng yên mà luôn chuyển động và phát triển do nhu cầu của
con người ngày càng nhiều và cao hơn. Nhu cầu con người là một trong
những động lực thúc đẩy xã hội phát triển. Để thỏa mãn nhu cầu ngày càng
nhiều và cao của con người, phải đa dạng hóa, hiện đại các ngành nghề. Hoạt
động thực tiễn đòi hỏi đa dạng hóa công cụ lao động bởi có bao nhiêu sản
phẩm thì có bấy nhiêu công cụ lao động. Trình độ phát triển của thực tiễn

13



chính là trình độ trinh phục và làm chủ tự nhiên của con người. Muốn vậy con
người phải nắm được các quy luật và hoạt động theo quy luật.
C) Các yếu tố và các hoạt động thực tiễn.
Thực tiễn bao gồm nhiều yếu tố và nhiều dạng hoạt động. Bất kì quá trình
hoạt động thực tiễn nào cũng bao gồm các yếu tố như nhu cầu, lợi ích, mục
đích phương tiện và kết quả. Các yếu tố đó có lien hệ với nhau, quy định lẫn
nhau mà nếu thiếu chúng thì hoạt động thực tiễn không thể diễn ra được.
Hoạt động thực tiễn có ba dạng cơ bản là hoạt động sản xuất vật chất, hoạt
động chính trị xã hội, hoạt động thực nghiệm khoa học. Chúng tác động và bổ
sung cho nhau nhưng hoạt động sản xuất vật chất là hoạt động quan trọng
nhất, quyết định hai hoạt động vật chất còn lại. Tuy nhiên, khoa học kỹ thuật
ngày nay đang phát triển và giữ thế mạnh, chúng đã trở thành lực lượng sản
xuất trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất cho xã hôi.
- Hoạt động sản xuất vật chất.
Hoạt động sản xuất vật chất là quá trình con người sang tạo ra công cụ lao
động, làm biến đổi giới tự nhiên, xã hội, cải biến các dạng vật chất khác đáp
ứng nhu cầu của con người nhằm đảm bảo sinh tồn và phát triển của con
người và xã hội. Đây là dạng hoạt động thực tiễn đầu tiên và cơ bản nhất vì nó
quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người đồng thời nó quyết
định các dạng còn lại của quá trình hoạt động sống của con người, giúp con
người thoát khỏi giới hạn tồn tại của động vật.
- Hoạt động chính trị-xã hội.
Hoạt động chính trị xã hội là hoạt động của con người trong các lĩnh vực
chính trị-xã hội nhằm trực tiếp thay đổi các quan hệ xã hội, chế độ xã hội lạc
hậu, thay vào đó là những quan hệ xã hội, chế độ xã hội phát triển hơn. Nó
xóa bỏ xã hôi lỗi thời ( đặc biệt trong xã hội có giai cấp đối kháng) biến đổi,
cải tạo xã hội và cải tạo các mối quan hệ cá nhân con người, nhóm người, giai
14



cấp,dân tộc, đảng phái, nhà nước…Đây là hoạt động đấu tranh xã hội, thể
hiện chủ yếu trong quan hệ giai cấp nhằm cải biến những mối quan hệ xã hội
và thúc đẩy xã hội phát triển.
- Hoạt động thực nghiệm khoa học.
Là dạng hoạt động của con người nghiên cứu, ứng dụng khoa học, kĩ thuật để
áp dụng vào sản xuất. Dạng hoạt động thực tiễn này ngày càng trở lên quan
trọng trong sự nghiệp phát triển xã hội phát triển, đặc biệt trong thời kì cách
mạng khoa học và công nghệ hiện đại.
Ngoài ra trên nền tảng của hoạt động sản xuất vât chất, cải tạo xã hội và thực
nghiêm khoa học, hình thành và phát triển những hoạt động đa dạng, phong
phú khác của đời sống xã hội như: sinh hoạt gai đình, nghiên cứu khoa hocjy
tế, giáo dục nghệ thuật, đao đức … Hoạt động của con người rất đa dạng và
phong phú, chúng thể hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trên
cơ sở các dạng hoạt động chúng ta có thể khái quát lại có hai dạng hoạt động
cơ bản là hoạt động vật chất và hoạt động tinh thần. Trong đó hoạt động vật
chất là nền tảng của toàn bộ của đời sống xã hội, nó quy định hoạt động tinh
thần của đời sống xã hội.
1.2/ Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
- Thực tiễn là cơ sở ,động lực,chủ yếu và trực tiếp của nhận thức
Con người quan hệ với thế giới không phải bắt đầu bằng lí luận mà bằng
thực .Nhận thức ngay từ đầu phải xuất phát từ thực tiễn và do thực tiễn quy
định. Chính từ quá trình hoạt động của thực tiễn cải tạo thế giới mà nhận thức
của con người được hình thành và phát triển. Qua hoạt động của thực tiễn con
người tác động vào thế giới buộc thế giới phải bộc lộ những thuộc tính, những
quy luật để con người nhận thức chúng. Từ những tài liệu cảm tính mà ban
đầu thu nhận được con người tiến hành so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát

15



hóa, trừu tượng hóa...Để phản ánh bnar chất, quy luật của sự vật, hiện tượng
từ đó xây dựng thành lý luận
Như vậy thực tiễn đã cung cấp những tài liệu sinh động cho nhận thức mà
không có chúng thì không có nhận thức. Lịch sử phát triển khoa học đã chứng
minh rằng mọi tri thức dù trực tiếp hay gián tiếp suy cho cùng đều bắt nguồn
từ thực tiễn. Không chỉ cung cấp tài liệu cho nhận thức, thực tiễn còn làm
xuất hiện những nhu cầu, đề ra nhiệm vụ và cung cấp những công cụ, phương
tiện để nhận thức giải quyết
Trong quá trình hoạt động của thực tiễn, con người biến dổi thế giới đồng thời
biến đổi cả bản thân mình, các giác quan phát triển hoàn thiện tạo điều kiện
cho nhận thức ngày càng tốt hơn. Thông qua hoạt động thực tiễn con người đã
chế tạo ra công cụ, phương tiện và thông qua các giác quan con người có nhận
thức. Nhờ đó, con người ngày càng đi sâu vào nhận thức thế giới, khám phá
thế giới, làm phong phú thêm tri thức của mình. Thực tiễn còn đề ra nhu cầu
nhiệm vụ và phương hướng phát triển của nhận thức. Nhu cầu thực tiễn đòi
hỏi phải luôn có tri thức mới thúc đẩy sự ra đời và phát triển của các ngành
khoa học, khoa học ra đời cũng chính vì chúng cần thiết cho hoạt động thực
tiễn của con người.
- Thực tiễn và mục đích của nhận thức
Tri thức khoa học chỉ thực sự có ý nghĩa khi được vận dụng vào thực tiễn để
biến đổi thế giới và bản thân con người. Nhận thức không phải là hoạt động tự
thân vì nhận thức mà vì thực tiễn, vì cuộc sống của con người. Chính vì vậy
những tri thức đạt được phải quay về phục vụ con người, kết quả nhận thức
phải hướng dẫn, điều chỉnh và chỉ đạo thực tiễn. Nhờ có hoạt động ( kể cả vật
chất lẫn tinh thần ), con người in được dấu ấn của mình vào thế giới.
Trong quá trình giải quyết những nhiệm vụ của thực tiễn, nhận thức không
ngừng phát triển. Với thực tiễn xây dựng đất nước Việt Nam XHCN trước hết
16



vì mục đích của nhân dân lao động, của giai cấp công nhân. Nếu không phải
vì mục đích của nhân dân, sé không có động lực phát triển, không huy động
được sức mạnh toàn dân để thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước.
Chính nhu cầu của đời sống thúc đẩy khoa học phát triển. Nhu cầu đòi hỏi
phải có tri thức và tổng kết kinh nghiệm, khái quát lý luận, nó thúc đẩy sự ra
đời và phát triển của các ngành khao học. Ăngghen đã rất đúng khi nói ngay
từ đầu sự phát sinh và phát triển của các ngành khoa học đã do sản xuất quy
định.
Ngày nay, trong công cuộc đổi mới toàn diện ở Việt Nam đang đặt ra nhiều
vấn đề mới mẻ và phức tạp, nó đòi hỏi lý luận phải đi sâu nghiên cứu để đáp
ứng những nhu cầu đó. Đó là những vấn đề về mô hình CNXH và con đường,
phương pháp xây dựng nó. Những vấn đề về kinh tế thị trường định hướng
XHCN với nhiều thuận lợi và thách thức khác nhau. Vấn đề làm sao để nhanh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa để năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một
nước công nghiệp. Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, xây dựng nền văn
háo tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc và nhiều vấn đề quan trọng nữa cũng đặt
ra và yêu cầu giải quyết. Nghiên cứu sáng tỏ những vấn đề trên nghĩa là nhận
thức đã đóng vai trò quan trọng góp phần đắc lực thúc đẩy sự nghiệp đổi mới
ở nước ta.
- Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý
So với lý luận, thực tiễn cao hơn ở tính hình thức trực tiếp. Lý luận phải được
thực tiễn kiểm nghiệm. “ Vấn đề tìm hiểu xem tư duy của con người có thể
đạt tới chân lý khách quan không, hoàn toàn không phải là một lý luận mà là
một vấn đề thực tiễn.Chính trong thực tiễn mà con người phải chứng minh
chân lý...” tất nhiên, nhận thức khoa học còn có tiêu chuẩn riêng là tiêu chuẩn
logic, song tiêu chuẩn logic không thể thay thế cho tiêu chuẩn thực tiễn và xét
đến cùng nó cũng phụ thuộc vào tiêu chuẩn thực tiễn. Do đó, muốn nhận thức
17



được phải tổng kết thực tiễn, bản thân lý luận phải đi đôi với thực tiễn, lý luận
phải soi đường cho thực tiễn chỉ đạo thực tiễn, lý luận khoa học làm cho hoạt
đọng của con người trở nên chủ động, tự giác, hạn chế tình trạng mò mẫn tự
phát
- Thực tiễn là tiêu chuẩn trong việc kiểm tra tri thức, chân lý
Một mặt thực tiễn là tiêu chuẩn duy nhất đáng tin cậy để kiểm tra tính chân
thực vì thực thực tiễn cao hơn nhận thức ở chỗ nó không chỉ có “tính phổ
biến” mà còn có “ tính hình thức trực tiếp” . Tính đúng đắn hay sai lầm của tri
thức chỉ có thể kiểm tra trong thực tiễn, vì chỉ có hiệu quả của hoạt động thực
tiễn mới chứng minh được sự phù hợp hay không phù hợp, tri thức của chúng
ta về khách thể với bản chất khách quan của khách thể đó. Mặt khác, tiêu
chuẩn thực tiễn không phải là cái tuyệt đối, đầy đủ hoàn toàn vì thực tiễn bao
hàm trong mình không chỉ cái khách qua mà còn cả cái chủ quan, hơn nữa nó
luôn vận động, biến đổi và phát triển. Do đó không quên rằng tiêu chuẩn thực
tiễn xét về thực chất, không bao giờ có thể xác nhận hoặc bác bỏ một cách
hoàn toàn một biểu tượng nào đó của con người, dù biểu tượng ấy là thế nào
chăng nữa. Tiêu chuẩn ấy cũng không xác định để không cho phép các hiểu
biết của con người trở thành một cái tuyệt đối, đồng thời nó cũng xác định để
đấu tranh chống lại chủ nghĩa duy tâm và bất khả tri.
Việc kiểm tra tri thức của con người không phải là một lần mà nó là một quá
trình cùng với quá trình vận động và phát triển của thực tiễn. Một tri thức đã
được thực tiễn kiểm tra xác định là đúng thì nó trở thành chân lý nhưng
không phải là chân lý tuyệt đối cuối cùng bất biến mà nó cần phải được kiểm
tra trong thực tiễn tiếp theo. Đó là điều cần thiết bảo đảm tri thức con người
không bị chết cứng, giáo điều mà ngày càng chính xác, hoàn thiện và sinh
động hơn. Cần phải hiểu thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý một cách biện
chứng, tiêu chuẩn này vừa có tính tuyệt đối vừa có tính tương đối. Tiêu chuẩn
18



thực tiễn mang tính tuyệt đối vì thực tiễn là tiêu chuẩn khách quan để kiểm
nghiệm chân lý, thực tiễn ở mỗi giai đoạn có thể xác nhạn được chân lý. Tuy
nhiên vì thực tiễn không đứng yên một chỗ maf biến đổi và phát triển không
ngừng nên nó cũng mang tính tương đối. Thực tiễn là một quá trình và được
thực hiện bởi con người nên không tránh khỏi có cả yếu tố chủ quan. Tiêu
chuẩn thực tiễn không cho phép biến những tri thức con người thành chân lý
cuối cùng mà buộc chúng phải thường xuyên kiểm nghiệm, bổ sung, điều
chỉnh và phát triển hoàn thiện hơn. Điều này giúp cho chúng ta tránh khỏi cực
đoan, giáo điều, báo thù.
Thực tiễn với tư cách là tiêu chuẩn của chân lý vừa có tính tuyệt đối, vừa có
tính tương đối. Tính tuyệt đối thể hiện ở chỗ thực tiễn là tiêu chuẩn khách
quan duy nhất để khẳng định chân lý, bác bỏ sai lầm. Ngoài thực tiễn ra thì
không gì có thể thay thế được. Tính tương đối của nó thể hiện ở chỗ bản thân
thực tiễn luôn vận động, biến đổi, phát triển. Do vậy, với tư cách là tiêu chuẩn
chân lý nó cũng không đứng im. Cho nên thực tiễn đúng của hôm qua chưa
chắc đã đúng hoặc hoàn toàn đúng với hôm nay (thực tiễn không đứng im, chỉ
là tương đối)
Chương 2: Vai trò của thực tiễn đối với việc học của sinh viên hiện nay
2.1/ Việc học của sinh viên hiện nay gắn liền với thực tiễn và nhận thức
Thực trạng học tập hiện nay của Sinh viên
Giáo dục luôn là vấn đề trung tâm của đời sống xã hội vì nó quyết định tương
lai của mỗi người và của cả xã hội. Thực trạng nhức nhối của nền giáo dục
hiện nay là nguyên nhân làm trì trệ sự phát triển của Việt Nam.
Bàn về tính không hiệu quả của giáo dục ngày nay đặc biệt là giáo dục Đại
học, người ta thường đổ lỗi do thiếu trang thiết bị học tập, thương mại hóa
giáo dục, phong cách giảng dạy của giảng viên, việc học thiên về lý thuyết
19



nhiều hơn thực tiễn ... mà quên đi thái độ của SV trong việc học của mình.
Theo số liệu khảo sát của báo Tuổi trẻ thì chỉ 30% trong số những sinh viên
được hỏi có thái độ tích cực trong học tập, trong khi có đến 60% chọn giải
pháp học đối phó.
Có một thực tế đáng buồn là sau bao năm học phổ thông vất vả, nặng nhọc để
giành được một chiếc ghế lên giảng đường Đại học thì không ít Sinh viên đã
vội vàng tự mãn, xem Đại học chỉ là nơi xả hơi để tụ tập gặp gỡ, ăn chơi đua
đòi cùng chúng bạn thay vì biết trân trọng thành quả của mình họ sẽ không
ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn cho bản thân. Tại sao lại như
vậy ? Một trong những lý do là khả năng tiếp cận thông tin của SV ta còn
kém. Khi còn học phổ thông, đặc biệt là cấp III, các bạn học sinh đã phải
mang trên vai gánh nặng tâm lý từ gia đình, người thân là phải vào Đại học.
Nhưng bản thân những cô, cậu ấy chưa hoặc không nhận thức được vào Đại
học để làm gì ? Và chuyên ngành mình chọn có phù hợp với mục tiêu, sở
thích, tính cách năng lực của bản thân hay không? Chính vì thế mà khi đã đậu
vào Đại học rồi thì cũng đồng nghĩa với việc đã làm xong nghĩa vụ với bố mẹ
và người thân chứ không phải đạt được ước mơ của chính bản thân thì làm gì
có được sự trân trọng thành quả cố gắng học tập.
Một lý do khác nữa là Sinh viên năm thứ nhất thường chịu ảnh hưởng nhiều
từ “sự hướng dẫn” của các anh chị đi trước. Các bạn đang cực kỳ thỏa mãn
với chính mình, 12 năm đèn sách rồi, chọi bao nhiêu đối thủ mới nghiễm
nhiên trở thành sinh viên Đại học, thỏa mãn mong ước của bố mẹ, thầy cô, bè
bạn. Càng nghĩ các bạn càng tự hào và hài lòng về bản thân mình lắm. Rồi
các bạn dần cảm thấy cái lý lẽ “nghỉ xả hơi” rất có tình, có lý. Đúng quá!
Theo quan điểm năm nhất ăn chơi, năm hai thong thả, năm ba cố gắng, năm
tư chuẩn bị ra trường thì các bạn chỉ mới ở giai đoạn I mà thôi vội gì. “Thả
phanh” ung dung suốt học kỳ để rồi đến kỳ thi lại lao đầu vào học, thức khuya
20



dậy sớm chạy mãi mà vẫn không đuổi kịp khối kiến thức mà cả học kỳ không
thèm để mắt tới. Cứ chọn đại một “tủ” may mắn thì trúng, còn không thì... thi
lại. Thi lại mà rớt thì ... học lại.... Những bạn này thường đến lớp thi bằng
khuôn mặt mệt mỏi và đương nhiên kết quả đạt được chỉ có... trời mới biết.
May mắn thì qua, coi như thoát hiểm, còn không lại lục đục mượn vở bạn bè
ôn luyện, lại thi, qua được lần hai có thể thở phào, hú vía, còn nếu không,
chuyện nhỏ, học lại với các em cũng vui. Kết quả là các cô cậu sinh viên được
“tốt nghiệp sớm” hoặc “tốt nghiệp trễ” hay tốt nghiệp đúng lúc nhưng không
biết gì? " Đây cũng là hiện trạng “học để lấy bằng cấp chứ không phải để lấy
kiến thức” - tấm bằng cử nhân của chúng ta lúc này có giá trị bằng một tờ
giấy chứng nhận “năng lực ảo" là công lao của những đêm thức trắng ôm tập
“tụng” một cách vội vã gấp gáp để rồi quên ngay sau khi kỳ thi vừa kết thúc.
thầy giáo phải nhắc đi nhắc lại cho sinh viên từng ý bài học cho sinh viên vì
sợ họ quên. Có những sinh viên không chịu đọc giáo trình trước khi đến lớp
khiến thầy phải ghi chú gạch từng ý trong trang giáo trình cho sinh viên. Thầy
phải “cầm tay chỉ việc” cho từng sinh viên...
- ngày nay, trong bối cảnh nền kinh tế đang phát triển nhanh cùng với sự nâng
cao không ngừng của trình độ lao động thì đòi hỏi được đặt ra đối với
mỗi.sinh viên là rất cao. Chính vì thế, trong học tập cũng như rèn luyện của
sinh viên cần bám sát thực tiễn, lấy đó làm cơ sở hình thành lí luận. là sinh
viên cần phải năng động sáng tạo, biết vận dụng những kinh nghiệm có trước
làm tiền đề cho quá trình học tập, rèn luyện của mình đó là tri thức trực tiếp
góp phần vào sự phát triển của mỗi sinh viên sau này. Một trong những con
đường mà nhiều sinh viên lựa chọn để hoàn thiện trình độ của bản thân đó
chính là tìm kiếm cho mình một công việc làm thêm phù hợp.
Có thể hiểu việc làm thêm đối với sinh viên là sự tham gia vào các quan hệ
lao động của sinh viên ngay khi vẫn đang theo học tại các trường đại học, cao
21



đẳng. Hiện nay, việc làm thêm dành cho sinh viên rất đa dạng với nhiều lĩnh
vực như gia sư, phục vụ quán cafe, phụ giúp ở quán ăn hay bán quần áo hay
thậm chí là kinh doanh bán hàng qua mạng online… Thông thường, sinh viên
học tập ở các thành phố lớn sẽ có nhiều cơ hội tìm hiểu, tiếp xúc và tìm kiếm
việc làm thêm hơn các sinh viên đang học tập tại các tỉnh lẻ. Tìm kiếm công
việc làm thêm là nhu cầu hết sức chính đáng của sinh viên. Bởi công việc làm
thêm không chỉ góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm bớt gánh nặng
về kinh tế cho gia đình mà hơn nữa, nó còn giúp cho sinh viên trau dồi thêm
kỹ năng sống, học hỏi tích lũy được nhiều bài học kinh nghiệm hơn, có điều
kiện áp dụng những kiến thức đang được học tại nhà trường vào thực tiễn
công việc ,giúp sinh viên có sự định hướng nghề nghiệp đúng đắn, hình thành
tư duy chủ động trong việc giải quyết vấn đề, áp dụng kiến thức đã học vào
thực tiễn…. Đây có thể sẽ là hành trang và là nền tảng quý giá để sinh viên
không bị bỡ ngỡ khi bước vào những môi trường làm việc chuyên nghiệp hơn
sau khi ra trường.
Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực, việc làm thêm cũng có thể gây
ra những tác động tiêu cực đối với sinh viên nếu như họ không biết phân bổ
thời gian hợp lý giữa việc học là làm cũng như không tìm được môi trường
làm việc thích hợp, lành mạnh. Quá tập trung vào công việc, có thể sẽ khiến
sinh viên sao lãng việc học tập, tạo ra những lỗ hổng lớn trong kiến thức lý
thuyết về chuyên môn sau này. Bên cạnh đó, bản thân sinh viên là những
người chưa va chạm xã hội nhiều, nhận thức về xã hội còn hạn chế, do đó, rủi
ro đối với họ có thể đến từ việc họ không lựa chọn được cho mình một công
việc làm thêm lành mạnh, dễ bị lôi kéo, sao ngã.
Bởi tính hai mặt của vấn đề, mỗi sinh viên khi tìm kiếm công việc làm thêm
cần phải cân nhắc, phân bổ hợp lý giữa thời gian đi làm và thời gian học, phải
ưu tiên việc học lên hàng đầu. Cần tham khảo ý kiến của thầy cô, bạn bè hoặc
22



những người có kinh nghiệm để lựa chọn được một công việc phù hợp với
khả năng và điều kiện của mình.
Ngày nay, khi các hình thức đào tạo tại bậc đại học đang được xây dựng theo
chiều hướng ngày càng cải tiến, sinh viên có thể tiếp cận kiến thức lý luận và
kiến thức thực tiễn thông qua nhiều cách thức phong phú, đa dạng. Trong số
đó, thực hiện nghiên cứu khoa học được đánh giá là phương pháp hiệu quả để
sinh viên mở rộng vốn kiến thức cũng như vốn kỹ năng mềm của bản thân; là
cơ hội để sinh viên áp dụng những kiến thức lý thuyết đã học vào việc giải
quyết những vấn đề thực tiễn. Tuy nhiên, đa số sinh viên hiện nay lại chưa
nhận thức được tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học, do đó, chưa thực sự
có sự hứng thú, say mê, đầu tư đúng mức vào hoạt động này.
Khi tiến hành thực hiện nghiên cứu khoa học, sinh viên sẽ có điều kiện để tiếp
cận với các đề tài ở quy mô nhỏ, cùng với sự hướng dẫn của giảng viên, sinh
viên sẽ bắt đầu định hình được cách thức, quy trình để thực hiện một công
trình nghiên cứu khoa học chất lượng, hiệu quả. Không chỉ vậy, hoạt động
nghiên cứu khoa học còn góp phần phát huy tính năng động, sáng tạo; khả
năng tư duy độc lập, tự học hỏi của sinh viên. Đối với mỗi sinh viên, những
kỹ năng này không chỉ quan trọng trong quãng thời gian học tập tại giảng
đường mà còn theo sát họ trong suốt quãng thời gian làm việc say này. Do đó,
việc trau dồi và phát huy những kỹ năng này là yêu cầu được đặt ra hết sức
cấp thiết với sinh viên.
Hoạt động có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như viết
tiểu luận, báo cáo thực tập, làm khóa luận tốt nghiệp, hay thực hiện những
nghiên cứu khoa học ở cấp khoa, trường… Hoạt động nghiên cứu khoa học
của sinh viên được thực hiện nhằm ba mục đích đó là: Góp phần nâng cao

23


chất lượng đào tạo; Tiếp cận và vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa

học; Giải quyết một số vấn đề khoa học và thực tiễn.

Bên cạnh đó, về phía mình, sinh viên cần phải nhận thức được vai trò thiết
thực của hoạt động nghiên cứu khoa học, từ đó, có ý thức tự giác, nghiêm túc
và kiên trì theo đuổi thực hiện thành công những đề tài nghiên cứu mà mình
đã lựa chọn. Nghiên cứu khoa học không những củng cố, nâng cao vốn hiểu
biết về kiến thức lý luận, kiến thức xã hội mà còn góp phần rèn luyện những
kỹ năng mềm quan trọng dành cho sinh viên như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ
năng tư duy độc lập hay kỹ năng thuyết trình… Do vậy, nhà trường và bản
thân mỗi sinh viên luôn phải đề cao tầm quan trọng của hoạt động nghiên cứu
khoa học, tích cực thực hiện các biện pháp để không ngừng nâng cao chất
lượng nghiên cứu khoa học trong sinh viên.
2.2/ Vai trò của thực tiễn đối với việc học của sinh viên:
Với tư cách là những nguyên tắc phương pháp luận, quan điểm toàn diện,
quan điểm lịch sử - cụ thể góp phần định hướng, chỉ đạo hoạt động nhận thức
và hoạt động thực tiễn cải tạo hiện thực, cải tạo chính bản thân chúng ta. Song
để thực hiện được chúng, mỗi chúng ta cần nắm chắc cơ sở lý luận của chúng
- nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển, biết vận
dụng chúng một cách sáng tạo trong hoạt động của mình. Đối với sinh viên,
ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, vẫn có thể sử dụng các nguyên tắc
phương pháp luận đó vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình góp
phần xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, xã hội ta ngày càng tươi đẹp.
Chúng ta có thể áp dụng những quan điểm này trong cuộc sống

24


Chúng ta hiện nay đều là những tân sinh viên, khi mới nhập học hầu như là
không quen biết nhau. Khi nhìn thấy 1 bạn nào đấy , chắc chắn chúng ta đều
có những ấn tượng đầu tiên về ngoại hình , tính cách của bạn đó. Nhưng nếu

chỉ qua 1 vài lần gặp mặt mà chúng ta đã đánh giá bạn là người xấu hoặc tốt ,
dễ tính hay khó tính. Cách đánh giá như vậy là phiến diện , chủ quan trái với
quan điểm toàn diện.Điều có thể làm cho chúng ta có những quyết định sai
lầm . Chẳng hạn như khi nhìn thấy một người có gương mặt ưa nhìn , ăn nói
nhỏ nhẹ đã vội vàng kết luận là người tốt và muốn làm bạn , còn khi nhìn thấy
một người ít nói , không hay cười thì cho là khó tính không muốn kết bạn.
Qua một thời gian kết bạn mới nhận ra người bạn mà mình chọn có những
đức tính không tốt như lợi dụng bạn bè, ích kỷ. Còn người bạn ít nói kia thực
ra rất tốt bụng , hay giúp đỡ bạn bè. Ấn tượng đầu tiên chỉ quyết định đến quá
trình giao tiếp về sau. Quan điểm toàn diện dạy cho ta biết rằng khi xem xét,
đánh giá một sự vật, hiện tượng phải xem xét đánh giá một cách toàn diện ,
mọi mặt của vấn đề để hiểu được bản chất thật sự của sự vật hiện tượng.
Chúng ta không thể chỉ nhìn bề ngoài mà phán xét về phẩm chất, đạo đức của
người đó.Vẻ bề ngoài không nói lên được tất cả , có thể bạn đó có gương mặt
lạnh lùng nhưng tính bạn rất cởi mở, hòa đồng, dễ gần. Vì vậy muốn đánh giá
1 con người cần phải có thời gian tiếp xúc lâu dài , nhìn nhận họ trên mọi
phương diện , ở từng thời điểm ,từng hoàn cảnh khác nhau.
Trong quan hệ giữa con người với con người, chúng ta phải biết ứng xử sao
cho phù hợp với từng con người. Đối với những người bề trên như ông ,bà ,bố
,mẹ, thầy cô… thì chúng ta cần có thái độ cư xử lễ phép, tôn trọng họ. Đối với
bạn bè thì có những hành động , thái độ thoải mái,tự nhiên .Ngay cả quan hệ
với một con người nhất định ở những không gian khác nhau hoặc thời gian
khác nhau, chúng ta cũng phải có cách giao tiếp, cách quan hệ phù hợp như
25


×