Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG đại TRÀ TRONG TRƯỜNG hợp CHỈ xét TUYỂN vào THPT CHỨC KHÔNG THI TUYỂN mai xuân hiếu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.98 KB, 3 trang )

THAM LUẬN
GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐẠI TRÀ TRONG TRƯỜNG HỢP
KHÔNG TỔ CHỨC THI TUYỂN SINH VÀO THPT
Kính thưa đoàn chủ tịch chủ trì hội nghị
Kính thưa quý đại biểu
Kính thưa các đ/c CB - VC trường THCS Mỹ Thủy.
Lời đầu tiên cho phép tôi gữi đến đoàn chủ tịch Hội nghị, gữi đến quý đại biểu cũng
như các đ/c lời chúc sức khỏe, chúc hội nghị thành công tốt đẹp.
Kính thưa hội nghị
Đã 15 năm sống và trực tiếp giảng dạy ở trường này, bản thân tôi đã quá hiểu môi
trường, tình hình xã hội, tình hình phụ huynh cũng như đặc điểm của học sinh, tuy nhiên
trong cơ chế hiện nay, khi mà kỳ thi tốt nghiệp THCS không còn nữa, chỉ có xét mà thôi,
vậy nhưng kỳ thi Tuyển sinh THPT đã làm cho các em, không chỉ lớp 9 mà cả các lớp các
lớp dưới đều phải quan tâm và lo lắng, phong trào học đang trên đà đi lên, các em lo, phụ
huynh lo, người người đều lo, chất lượng trường đã được khẳng định rỏ rệt qua từng kì,
không chỉ đại trà mà các mũi nhọn đều đạt đỉnh trong năm học 2013 -2014 vừa qua.
Kính thưa hội nghị
Thế nhưng năm qua SGD đã bỏ thi Tuyển sinh THPT đã mang lại một số ngỡ ngàng
trong đội ngũ, tuy nhiên có lẽ có một số thuận lợi nhất định cho học sinh và phụ huynh, vậy
nhưng tôi nghỉ rằng có lẽ sự chủ quan của học sinh bắt đầu xuất hiện, mà thêm việc dạy
thêm không được cho phép, việc học thêm của học sinh trường ta quá hạn chế, nhiều em
còn chưa ý thức được việc học của mình quan trọng như thế nào, chỉ biết đến lớp là được.
Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng đại trà trong trường hợp không tổ chức thi tuyển
sinh vào THPT của trường ta trong năm nay, bản thân tôi đưa ra một số giải pháp sau đây:
1. Với giáo viên bộ môn
GVBM cần nhớ từng đối tượng HS trong lớp mình giảng dạy, hiểu tâm lý, lực học từng em
để có cách dạy, giao bài tập sao cho phù hợp. Trong bài giảng cần có cử chỉ, ánh mắt, giọng
nói bộc lộ sự tự tin vào kiến thức, quan tâm đều đến tất cả các em tạo sức hút cho bài giảng
và tạo được không khí học tập thân thiện, tích cực. GVBM chuẩn bị kỹ nội dung bài trước
khi lên lớp, xác định đúng mục đích yêu cầu, trọng tâm của bài để khắc sâu kiến thức cơ
bản, các kĩ năng cần thiết cho HS. Thường xuyên liên hệ với thực tế, ứng dụng CNTT vào


các giờ dạy, kết hợp tốt các phương pháp dạy học để tăng tính hứng thú của học sinh, tạo sự
phấn khởi và niềm yêu thích môn học.
Với các tiết luyện tập, ôn tập cần có phương pháp giải phù hợp, định hướng với từng loại
bài tập, xem kỹ các trường hợp có thể xảy ra (tránh cách nghĩ chủ quan đơn giản chỉ chọn
chữa bài khó bỏ qua bài dễ), hướng HS tìm ra các phương thức tổng quát, cách giải với từng
kiểu đề bài giúp HS nắm vững lý thuyết, biết vận dụng vào thực hành và có hứng thú học
tập. Nâng cao chất lượng các giờ dạy bằng cách đổi mới phương pháp dạy học sao cho phù
hợp với từng kiểu bài, từng lứa tuổi và từng đối tượng HS ở những lớp mình giảng dạy,
thường xuyên bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ qua các khóa học, lớp học chuyên
môn của ngành hoặc tự học qua các tài liệu, qua các giờ dạy của đồng nghiệp, qua các tiết
dạy của bản thân được đồng nghiệp rút kinh nghiệm hoặc tự rút kinh nghiệm. GVBM
nghiêm túc thực hiện việc ra đề, coi kiểm tra đến việc chấm, chữa bài cho HS,khi chấm chú
ý chỉ ra những lỗi sai và hướng dẫn cho HS tự sửa từ các bài kiểm tra 15 phút, 1 tiết đến các
bài thi định kỳ và kiểm tra học kỳ, không nên lấy điểm số làm áp lực với các em, tạo điều
kiện thuận lợi để HS mạnh dạn thể hiện bản thân, sửa chữa nhược điểm, chấm và công bố
điểm phải khách quan, công bằng tạo không khí thi đua trong học tập với HS. GVBM luôn


phối hợp tốt với giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh để trao đổi thông tin và có
những phương pháp giáo dục hiệu quả, luôn biết động viên, khích lệ với những tiến bộ dù
nhỏ của các em. Với những HS cá biệt phải có cách hướng dẫn, uốn nắn các em kịp thời
2. Với giáo viên chủ nhiệm
Mỗi GVCN phải là một nhà tâm lý để hiểu, quan tâm, động viên, khích lệ kịp thời đối với
những tiến bộ của HS trong lớp (từ những tiến bộ dù là nhỏ nhất), là một người bạn thực sự
để HS chia sẻ những tâm sự, là một người thân luôn bên cạnh các em để có những lời
khuyên giúp các em tháo gỡ và giải quyết những khó khăn, khúc mắc trong học tập cũng
như trong cuộc sống. Từ đó sẽ tạo nên cơ sở nền tảng chất lượng giáo dục đại trà đi vào
thực chất và bền vững. GVCN hướng dẫn, khích lệ cho HS giúp đỡ bạn trong học tập, chỉ
đạo HS học nhóm, hoặc đôi bạn “cùng tiến” và phân công bạn có lực học khá giỏi giúp đỡ
bạn yếu kém, luôn tạo không khí học tập vui vẻ, thân thiện, hiệu quả trong lớp.

3. Với học sinh
Các em có ý thức đúng về mục đích, về động cơ học tập, hiểu được học là để chiếm lĩnh tri
thức, để rèn luyện nhân cách, để lập thân , lập nghiệp, tạo lập cuộc sống mai sau , giúp đỡ
gia đình, phục vụ đất nước chứ không phải học chỉ để kiếm điểm.
Học sinh thấy được điểm số là cơ sở để đánh giá năng lực học tập của mình, nhưng điều đó
chỉ đúng khi điểm số thật sự là của mình, do chính kiến thức của mình mang lại. HS thực
hiện nghiêm túc những quy định của GVBM về việc làm bài tập ở lớp và ở nhà, nghiêm túc
thực hiện chống tiêu cực trong kiểm tra, thi cử... do nhà trường đề ra để có được những kết
quả kiểm tra thực chất. Học sinh thấy được muốn học giỏi không có cách nào khác ngoài
việc nổ lực học tập. Học ở trường, mới chỉ hiểu được những kiến thức cơ bản. Còn muốn
hiểu sâu, nhớ kỷ ,vận dụng nhuần nhuyễn những điều đã học thì phải trải qua một quá trình
tự học, tự nghiên cứu ở nhà.
4. Với các ban ngành , đoàn thể trong xã
Cần thường xuyên quan tâm đến các hoạt động của nhà trường, chăm lo đến cơ sở vật chất
của nhà trường đó là đầu tư cho con em mình có môi trường tốt, khuyến khích các em bằng
nhiều hoạt động bổ ích, nhiều giải thưởng để các em vươn tới. Có giải pháp thích hợp với
các tụ điểm trò chơi giải trí trong xã sao cho hạn chế mức tối đa các em đến nơi này.
Chất lượng giáo dục toàn diện vẫn là mục tiêu lớn của nhà trường. Dẫu có thi tuyển
sinh THPT hay là xét tuyển sinh thì nhiệm vụ dạy để học sinh hiểu bài, vận dụng tốt kiến
thức và kĩ năng vẫn là điều cần thiết, bất di bất dịch không thể thay đổi đối với mỗi giáo
viên đứng lớp. Nhà trường đã tin tưởng giao cho chúng ta nhiệm vụ thì chúng ta không có lí
do gì không tích cực đổi mới phương pháp để nâng cao chất lượng bộ môn.
Việc không thi tuyển mà xét tuyển vào THPT càng nhấn mạnh sự đồng bộ quan trọng
của tất cả các bộ môn từ lớp 6 đến lớp 9. Không còn lấy kết quả 3 môn lớp 9 để đánh giá
các em nữa. Vậy nên, là giáo viên thì chúng ta hãy dạy dỗ hết mình vì học sinh chứ ko để
ngoại cảnh tác động làm ảnh hưởng chất lượng giáo dục chung.
Kính thưa hội nghị trên đây là một số giải pháp mà bản thân tôi mạnh dạn đưa ra theo
cách suy nghỉ và lập luận của mình, chắc chắn chưa đủ và cũng không khỏi có phần thiếu
sót. Mong quý đại biểu cũng như hội nghị bổ sung thêm .
Xin cảm ơn hội nghị lắng nghe, chúc hội nghị thành công tốt đẹp.

Mỹ Thủy, ngày 24/9/2014
Mai Xuân Hiếu




×