Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Một số biện pháp giúp học sinh tiểu học nâng cao năng lực giao tiếp hợp tác theo TT 30 2014 TT BGDĐT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.59 KB, 18 trang )

1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1.Lý do chọn đề tài.
Để thực hiện việc nâng cao chất lượng Giáo dục toàn diện thế hệ trẻ,đáp ứng
nhu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học, giáo dục phổ thông
đang đổi mới một cách mạnh mẽ theo hướng từ chủ yếu là trang bị kiến thức sang
trang bị đầy đủ cả kiến thức, năng lực và phẩm chất cho các em học sinh nhằm giúp
các em trở thành người tích cực, tự giác, sáng tạo....với đầy đủ các kỹ năng(4 trụ cột
của Giáo dục): Học để biết; Học để làm; Học để làm người; Học để chung sống.Vì lý
do đó, Giáo dục kỹ năng sống trở thành một hoạt động Giáo dục quan trọng ở tất cả
các cấp học.Giáo dục Tiểu học cũng không ngoại lệ. Trong các kỹ năng sống cần hình
thành và phát triển cho học sinh Tiểu học, năng lực Giao tiếp-Hợp tác là một trong
những nhiệm vụ tối quan trọng, làm cơ sở cho việc hình thành và phát triển các năng
lực, phẩm chất khác.
Như C.Mác đã định nghĩa “Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”
nghĩa là phải có các mối quan hệ xã hội được hình thành qua giao tiếp, hợp tác.
Không phải ngẫu nhiên mà trong vô số các điều cần phải học, ông cha ta lại chọn giao
tiếp, hợp tác- “Học ăn, Học nói, Học gói, Học mở”-là ưu tiên số một.Chính kỹ năng
này là điều kiện tiên quyết mở đường cho sự thành công hay thất bại trên
đường đời của mỗi một con người.
Nói cách khác“Học ăn, Học nói, Học gói, Học mở”-từ bao đời nay đã là điều
kiện tiên quyết để xây dựng nên chuẩn mực văn hóa sống và giao tiếp hàng ngày.
Giao tiếp-Hợp tác có vai trò đặc biệt là thế, vậy mà lâu nay, việc Giáo dục của chúng ta
lại quá nặng nề về dạy kiến thức, ít quan tâm đến Giáo dục năng lực, phẩm chất nói
chung và năng lực Giao tiếp-Hợp tác nói riêng khiến nhiều học sinh thiếu hiểu biết và
hạn chế trong Giao tiếp-Hợp tác, ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập và việc
hình thành nhân cách của các em.
Trước vai trò quan trọng của năng lực Giao tiếp-Hợp tác đối với cuộc đời mỗi
con người, trước thực tế giáo dục hiện nay, thông tư 30/2014/TT-BGDĐT về việc xếp
loại, đánh giá Học sinh Tiểu học đã đưa năng lực Giao tiếp-Hợp tác trở thành một
trong 3 năng lực để đánh giá,xếp loại học sinh Tiểu học.
Chính sự cần thiết ấy, bản thân tôi cũng nhận thấy: Giúp học sinh phát triển


năng lực Giao tiếp-Hợp tác là một việc làm cần thiết và vô cùng quan trọng trong
nhiệm vụ giáo dục của mình.Đó là lý do tôi chọn đề tài “Một số biện pháp giúp học
sinh tiểu học nâng cao năng lực Giao tiếp-Hợp tác theo TT 30/2014/TT-BGDĐT ”.
1.2. Điểm mới của đề tài:
Đây là một đề tài được nhiều người quan tâm nhưng không phải ai cũng nhận thức
đúng và trăn trở để tìm ra cách thức hiệu quả nhất.Vì vậy,mỗi người có một mức độ
quan tâm,một cách thức,một biện pháp khác nhau.Riêng bản thân tôi từ chỗ:
- Trước yêu cầu đổi mới của giáo dục.
- Sự ra đời của Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT với yêu cầu bắt buộc phải đánh
giá,xếp loại 3 năng lực,4 phẩm chất của học sinh.
1


- Nhận thức của bản thân về vai trò vị trí của năng lực Giao tiếp-Hợp tác với
cuộc đời mỗi con người, đặc biệt là học sinh tiểu học.
- Từ thực tế năng lực Giao tiếp-Hợp tác của học sinh lớp mình phụ trách.
Từ những lý do trên, bản thân tôi trăn trở ,tìm kiếm,áp dụng và đúc rút một số kinh
nghiệm giúp các em có năng lực Giao tiếp-Hợp tác tốt hơn. Đó là nội dung chính và
cũng là điểm mới của đề tài mà bản thân tôi thực hiện.
1.3. Phạm vi nghiên cứu.
Tìm hiểu và áp dụng các biện pháp giúp học sinh lớp 5A Trường TH Số 2 Phong
Thủy-lớp mà tôi đang trực tiếp làm công tác chủ nhiệm- nâng cao năng lực Giao tiếpHợp tác theo tiêu chuẩn đánh giá của Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT

2


2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Thực trạng của việc giáo dục và rèn luyện năng lực Giao tiếp-Hợp tác cho
học sinh lớp 5 theo tinh thần của TT 30/2014/TT-BGDĐT
Qua thực tế giảng dạy nhiều năm và năm học này, tôi thấy thực trạng của việc

giáo dục và rèn luyện năng lực Giao tiếp-Hợp tác cho học sinh tiểu học hiện nay như
sau:
* Về phía Học sinh:
-Chưa ý thức được việc phải học và rèn luyện năng lực Giao tiếp-Hợp tác để
phục vụ cho việc học tập hiện tại , cho việc tiếp tục học lên và cho cả cuộc đời mình
trong tương lai.
- Không ít học sinh không biết giao tiếp theo những quy tắc tối thiểu trong gia
đình,nhà trường và xã hội
-Nhiều học sinh thiếu tự tin trong giao tiếp,hợp tác; lúng túng trước thầy
cô,người lạ..., nhiều em khác gặp phải khó khăn khi diễn đạt hoặc nói năng cộc lốc.
- Đa số học sinh còn khó khăn khi giao tiếp bằng nét mặt,cử chỉ,điệu bộ.
- Năng lực hợp tác với người xung quanh để hoàn thành nhiệm vụ của đa số học
sinh còn hạn chế
* Về phía Giáo viên:
-Hiểu biết về năng lực Giao tiếp-Hợp tác phải giáo dục cho học sinh còn là một
cái gì đó mơ hồ,chỉ dừng lại ở việc luyện đọc,luyện viết
- Tổ chức hoạt động nhóm chỉ mang tính hình thức, chưa phát triển được năng
lực Giao tiếp-Hợp tác cho học sinh.
-Nhiều giáo viên chưa mạnh dạn giao việc cho học sinh để các em tự lập.
-Chưa quan tâm nhiều đến việc giáo dục và rèn luyện 3 năng lưc, 4 phẩm chất
(trong dó có năng lực Giao tiếp-Hợp tác) mà còn nặng nề về việc dạy kiến thức.
- Chưa xác định được việc giáo dục năng lực Giao tiếp-Hợp tác cũng là nhiệm
vụ trọng tâm trong công tác dạy học của mình theo tinh thần thông tư 30
* Về phía phụ huynh học sinh:
- Nhiều phụ huynh học sinh chỉ quan tâm đến việc học kiến thức mà không quan
tâm đến việc hình thành và phát triển các năng lực,phẩm chất của con em mình.
- Đa số phụ huynh học sinh cho rằng: Việc giáo dục con em chủ yếu là ở nhà
trường chứ phụ huynh không cần thiết phải quan tâm.Trong lúc đó,việc tham gia vào
hoạt động giáo dục đặc biệt là giáo dục hình thành và phát triển 3 năng lực,4 phẩm
chất(theo TT30) là việc mà họ có thể cùng với nhà trường làm được và làm tốt.

Thực trạng là như vậy, trong lúc đó, việc giáo dục và rèn luyện các năng lực,phẩm chất
cho học sinh trong đó có năng lực Giao tiếp-Hợp tác là một việc làm cần thiết,không
thể thiếu trong công tác giáo dục. Đó là một việc làm thường xuyên mà người tham gia
trực tiếp không ai khác chính là bản thân học sinh và những người gần gũi học sinh
nhất là giáo viên và phụ huynh học sinh.
2.2. Một số biện pháp giúp học sinh lớp tiểu học nâng cao năng lực Giao tiếp-Hợp
tác theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT
2.2.1: Nắm tình hình học sinh qua bàn giao công tác chủ nhiệm.
3


Ngay từ đầu năm học, nhà trường chỉ đạo cho giáo viên các khối lớp bàn giao công tác
chủ nhiệm, nhờ thế tôi nắm được tình hình chất lượng và các mặt hoạt động, hoàn cảnh
gia đình, tâm lý, tính cách , diểm mạnh, điểm hạn chế, những lưu ý cần thiết,....của
từng học sinh trong lớp. Từ đó, tôi lập kế hoạch chủ nhiệm – hình thành Hội đồng tự
quản, các ban, biên chế nhóm học tập, đôi bạn học tập theo tình hình chất lượng lớp,
tạo điều kiện cho các em được học tập lẫn nhau.
2.2.2: Phân loại khả năng giao tiếp của học sinh
Sau khi khảo sát chất lượng đầu năm và qua một tháng giảng dạy, tôi đã bắt đầu theo
dõi và phân loại học sinh theo các nhóm sau:
1. Nhóm học sinh có lời nói lưu loát, đọc trôi chảy mạch lạc, biết thể hiện lời nói biểu
cảm trong giao tiếp, biết hợp tác với mọi người một cách hiệu quả,có khả năng lôi kéo
các thành viên khác cùng hợp tác.
2. Nhóm học sinh có lời nói tương đối lưu loát, trôi chảy. Tuy nhiên, chưa thể hiện
được lời nói biểu cảm trong giao tiếp một cách rõ nét.Bước đầu biết tham gia hợp tác
với mọi người.
3. Nhóm học sinh còn nhút nhát, nói năng cộc lốc, ngại giao tiếp, hầu như không biết
sử dụng lời nói biểu cảm trong giao tiếp, chưa biết cách hợp tác với mọi người.
Sau khi phân tích đặc điểm cũng như năng lực giao tiếp, hợp tác của từng học sinh
trong lớp, tôi tiến hành xếp chỗ ngồi cho học sinh sao cho phân bố đều khắp 3 đối

tượng học sinh nêu trên trong nhóm để các em tương trợ lẫn nhau trong quá trình học
tập như câu tục ngữ “Học thầy không tày học bạn”
Trong quá trình học tập, đua thầy, đua bạn sẽ giúp các em mạnh dạn, năng động hơn
rất nhiều trong quá trình rèn luyện năng lực Giao tiếp-Hợp tác .
Qua phân tích tổng hợp năng lực Giao tiếp-Hợp tác của học sinh, tôi thống kê chất
lượng năng lực học sinh đầu năm như sau:
Nhóm
Năng lực Giao tiếp-Hợp tác Số học sinh
Tỉ lệ (%)
1
Đạt tốt
5/22
22,7
2
Đạt khá
12/22
54,5
3
Chưa đạt
5/22
22,7
2.2.3: Tăng cường và phát huy hiệu quả của nhóm học tập theo mô hình trường
học mới Việt Nam.
Đây là một biện pháp tối quan trọng và mang tính chủ lực trong việc hình thành, phát
triển và rèn luyện năng lực Giao tiếp-Hợp tác cho học sinh nói chung và học sinh Tiểu
4


học nói riêng. Học sinh hợp tác tốt trong nhóm thì đồng thời các em cũng được rèn vô
số các kỹ năng giao tiếp.Muốn phát huy hết tác dụng của việc học tập theo nhóm với

việc giáo dục năng lực, phẩm chất nói chung và phát triển năng lực Giao tiếp-Hợp tác
nói riêng, giáo viên cần căn cứ vào kết quả phân loại ở mục 2.2.2 để xây dựng kế
hoạch dạy học đảm bảo những nội dung sau:
a) Xác định mục tiêu bài dạy:
- Để xác định được mục tiêu bài dạy, giáo viên cần xác định rõ 2 mục tiêu trước khi
tiến hành lên lớp, đó là:
- Kiến thức, kỹ năng cơ bản, học sinh cần đạt sau giờ học, có cân nhắc đến mục tiêu cá
nhân, phù hợp với năng lực, nhu cầu và sở thích của từng cá nhân.
- Những kỹ năng hợp tác nào cần phải rèn luyện cho học sinh trong giờ học.
b) Ra quyết định :
- Xác định số lượng thành viên trong nhóm : Sau khi xác định được mục tiêu giờ
học, giáo viên cần xác định số thành viên trong nhóm. Nhóm có hiệu quả có từ 2 đến 6
thành viên. Vì các lý do sau:
+ Nếu số lượng thành viên trong nhóm tăng thì phạm vi khả năng, năng lực, kỹ
thuật và trí tuệ để lĩnh hội kiến thức cũng tăng. Số học sinh càng nhiều thì cơ hội có
học sinh với nhiều năng lực tham gia thực hiện nhiệm vụ càng giảm.
+ Nếu nhóm có nhiều thành viên, mặc dù có nhiều năng lực được tham gia,
nhưng các năng lực giao tiếp, hợp tác như diễn đạt, phát biểu ý kiến, phối hợp các
thành viên, thống nhất ý kiến, chia sẻ các thông tin, kinh nghiệm , quản lý để nhiều
học sinh được tham gia khó có thể đạt được. Hơn nữa có rất nhiều kĩ năng hợp tác
khác cần được dạy trong quá trình hợp tác sẽ không có thời gian để luyện tập.
+ Nhiệm vụ của bài học cũng như các tư liệu học tập sẽ quyết định nhóm.
Ví dụ: Trong một tiết Tập đọc, tùy theo từng hoạt động mà giáo viên có thể sử
các hình thức nhóm khác nhau, có lúc sử dụng nhóm bàn, có lúc sử dụng nhóm lớn,....
+ Thời gian càng ít thì nhóm càng nhỏ. Nhòm nhỏ sẽ trở nên hiệu quả hơn vì
không mất thời gian tổ chức, mọi thành viên có trách nhiệm hơn và khoảng cách giữa
các thành viên càng ít hơn.
5



Tốt nhất giáo viên nên bắt đầu từ nhóm nhỏ hoặc trao đổi đôi một. Khi học sinh
đã có kinh nghiệm, có kỹ năng quyết định sẽ tổ chức nhóm với số lượng cao hơn.
- Lựa chọn các thành viên vào một nhóm: khi thành viên vào một nhóm, giáo
viên cần nhắc nhở những vấn đề sau:
+ Nhóm đồng nhất hay đa dạng: Nhóm đồng nhất có thể được tổ chức với mục
tiêu cung cấp một vài những kỹ năng đặc biệt đáp ứng mục tiêu chuyên biệt nào đó.
Kinh nghiệm cho thấy nhóm hoạt động có hiệu quả là nhóm có các thành phần với
năng lực đa dạng: trình độ nhận thức cao, trung bình và yếu, đa dạng về thành phần
xuất thân, điều kiện kinh tế, điều kiện môi trường sống. Nói cách khác là các thành
viên trong nhóm phải có cả giỏi, khá, yếu…. Với nhóm như vậy mỗi một vấn đề cần
giải quyết sẽ chứa đựng sự cân nhắc toàn diện hơn.
+ Nhiệm vụ của toàn bộ các thành viên trong nhóm đã được xác định từ trước
hay chưa được xác định. Nếu tất cả học sinh đã được biết trước học sinh sẽ phải làm
gì?, Giao tiếp- Hợp tác như thế nào và với ai thì hiệu quả của nhóm sẽ cao hơn.
+ Là ai chọn - Học sinh tự chọn hay giáo viên chọn ? Nếu để học sinh tự chọn,
thông thường chúng sẽ chọn những bạn có cùng trình độ nhận thức hoặc bạn khá hơn,
hợp tính hơn, cùng hoàn cảnh kinh tế, nhận thức xã hội…vào nhóm của mình. Như
vậy sẽ là nhóm thuần nhất, hiệu quả Giao tiếp-Hợp tác sẽ không cao. Do vậy, giáo viên
cần lựa chọn nhóm cho các em. Tuy cũng cần cân nhắc ý kiến của các em. Có thể tiến
hành như sau: Chọn 2 em hợp với nhau vào cùng một nhóm bằng cách yêu cầu các em
đề tên 3 bạn mình thích vào nhóm của mình … Từ danh sách 3 học sinh này, giáo viên
có thể chọn lấy 2 còn những thành viên khác có thể bổ sung vào sao cho nhóm phải là
nhóm đa dạng.
+ Thời gian duy trì nhóm cần được duy trì sao cho các thành viên trong nhóm đủ
để hiểu nhau và có được những kỹ năng cần thiết nhất định , nhưng cũng không nên
để nhóm quá hiểu nhau dễ sinh ra tình trạng trí tuệ, thiếu năng động, dựa dẫm vào
nhau. Do vậy giáo viên cần cân nhắc tạo ra nhóm mới. Ví dụ: Giáo viên có thể đổi việc
phân nhóm trùng lặp việc phân tổ như trước đây kèm theo thay đổi một số thành viên
trong nhóm.
6



- Phân công nhiệm vụ trong nhóm: Các thành viên trong nhóm cần có nhiệm vụ,
vai trò rõ ràng, sau một thời gian, các thành viên thay đổi vai trò cho nhau, tránh việc
mỗi thành viên đóng một vai quá lâu.
Như đã nói trên, một nhóm trung bình từ 4 - 6 em: Một người điều khiển nhóm (tức
nhóm trưởng), người làm thư ký ghi chép, một người báo cáo, người khuyến khích
động viên các thành viên, , một người theo dõi thời gian, một người theo dõi đánh giá
sự tham gia của mỗi thành viên.
Nói chung phân công công việc rạch ròi như vậy nghe có vẻ rắc rối, nhiều vấn đề
nhưng khi các em đã hiểu rõ nhiệm vụ, đã thành nề nếp, thành thói quaen thì việc rất
đơn giản, hợp lý và hoạt động một cách dễ dàng, nhanh chóng.
Ở mỗi nhiệm vụ, mỗi vị trí, mỗi thành viên sẽ được rèn luyện những kỹ năng giao tiếp,
hợp tác khác nhau. Ví dụ:
+Ở vị trí nhóm trưởng, các em sẽ được rèn kỹ năng Giao tiếp-Hợp tác của một người
quản lý...
+Ở vị trí Thư ký, các em sẽ được rèn kỹ năng lắng nghe, chắt lọc và diễn đạt...
+Ở vị trí người báo cáo, các em sẽ được rèn kỹ năng trình bày trước tập thể..
- Giải thích nhiệm vụ: Người giáo viên là người quan trọng nhất, quyết định đến
vận mạng, trách nhiệm, hiệu quả của học sinh trong việc giao tiếp, hợp tác trong nhóm
nên người giáo viên cần chú ý đến các kỹ năng giao nhiệm vụ với ngôn ngữ và cách
diễn đạt rõ ràng, ngắn gọn nhằm để học sinh nắm được nhiệm vụ đồng thời làm gương
cho học sinh trong lĩnh vực sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp.
- Tổ chức hợp tác trong nhóm: Cần giải thích nói rõ cho học sinh rằng đánh giá
kết quả theo nhóm, không đánh giá theo cá nhân. Học sinh cần nhận thấy mọi thành
viên đều phải có trách nhiệm đóng góp và có trách nhiệm hoàn thành công việc, mọi
thành viên cần được lĩnh hội kiến thức. Tránh tình trạng học sinh khá làm bài còn học
sinh yếu ngồi ỳ chờ đợi.
Để thực hiện được điều này có kết quả thực sự, người giáo viên có thể thực hiện bằng
nhiều cách , ví dụ:

* Phần thưởng cho cả nhóm.
7


* Thu 1 sản phẩm chung, kiểm tra bất kỳ thành viên nào trong nhóm....
- Nâng cao sự phụ thuộc tích cực cuả các thành viên trong nhóm. Thông báo với
học sinh mục tiêu chung của cả nhóm để học sinh cần hợp tác chặt chẽ với nhau. Trong
học hợp tác nhóm, mọi học sinh phải hiểu hợp tác để hoàn thành nhiệm vụ và phải
chắc chắn rằng mọi thành viên cùng hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất

Có thể

sử dụng một số cách như sau:
+ Yêu cầu nhóm chỉ đưa ra sản phẩm , mỗi thành viên cần chỉ ra rằng, mình
đồng ý với sản phẩm đó bằng cách kí hay đóng dấu vào sản phẩm và phải có khả năng
giải thích lý do tạo ra kết quả đó . Mỗi một thành viên cần hiểu bài mình cần làm. Khi
mỗi nhóm chỉ có một sản phẩm, giáo viên cần lưu ý đến trách nhiệm của từng học sinh
trong nhóm. Giáo viên có thể gọi một học sinh của nhóm yêu cầu giải thích về câu trả
lời .
+ Khen cho nhóm: Thưởng cho cả nhóm là một biện pháp tăng cường tính hợp
tác của nhóm. Tuy nhiên trong lúc khuyến khích tăng cường hợp tác nhóm cũng cần
năng cao trách nhiện cá nhân .
- Xây dựng ý thức trách nhiệm của từng thành viên: để các thành viên cùng thực
hiện nhiệm vụ tránh thái độ thiếu trách nhiệm, dựa dẫm vào các thành viên khác . Để
có thể chắc chắn các thành viên đều tham gia hoạt động, qua đó có thể kiểm tra kết quả
và năng lực giao tiếp của học sinh giáo viên có thể sử dụng nhiều cách, ví dụ:
* Đưa ra bài thực hành kiểm tra
* Hỏi ngẫu nhiên một thành viên nào đó
* Yêu cầu mọi thành viên sửa, biên tập lại một vấn đề
- Nâng cao hợp tác giữa các nhóm trong lớp: Giáo viên có thể cho điểm thưởng

cho cả lớp khi tất cả các nhóm hoàn thành nhiệm vụ. Khuyến khích học sinh trong
nhóm hoàn thành trước hỗ trợ các nhóm khác cũng là cách rèn năng lực giao tiếp, hợp
tác cho học sinh.
- Cần giải thích các tiêu chí để đạt thành công:

8


+ Đánh giá sự thành công trong học hợp tác nhóm cần dựa vào những tiêu chí
nhất định. Do vậy, khi bắt đầu giờ học, giáo viên cần giải thích rõ tiêu chí đánh giá sự
thành công cho học sinh .
+ Có thể một số nhóm cũng được đánh giá bằng một số tiêu chí như nhau. Một
số nhóm khác có thể được đánh giá bằng các tiêu chí khác .Các tiêu chí đưa ra cần có
thách thức để tất cả học sinh trong nhóm phải nỗ lực hợp tác mới có thể đạt được. Tuy
nhiên, giáo viên cần chú ý đến khả năng của từng học sinh để mỗi thành viên đều có
thể thành công nếu nỗ lực, ví dụ trong một bài tập giáo viên có thể giao viêc như sau:
Nhóm 1, 2, 3 hoàn thành bài a,b; Nhóm 4(khá hơn) hoàn thành bài a, b, c....
+ Các tiêu chí được đưa ra không chỉ cho từng nhóm mà còn cho cả lớp. đây là
tiền đề để học sinh có ý thức hợp tác tập thể không chỉ trong nhóm của mình mà còn ở
trong cả lớp. Những tiêu chí này giúp học sinh thông tin là chúng đã thực hiện tốt bài
tập này chứ không phải đếm có bao nhiêu học sinh đã làm đúng.
- Những biểu hiện hợp tác:
+ Mỗi thành viên phải được giải thích và hiểu rõ làm thế nào để có câu trả lời
+ Mỗi thành viên phải được chia sẻ, tự vận dụng kinh nghiệm, kiến thức đã có
vào lĩnh hội kiến thức, kỹ năng mới.
+ Kiểm tra để làm rõ mọi thành viên trong nhóm có hiểu rõ nhiệm vụ và đồng ý
với phần bài làm đã xây dựng chưa.
+ Khuyến khích mọi thành viên đều tham gia, đóng góp ý kiến để giải quyết
nhiệm vụ.
+ Khuyến khích mọi thành viên đưa ra lý lẽ, lập luận để có câu trả lời qua đó

phát triển ngôn ngữ và khả năng diễn đạt cho học sinh.
+ Không chỉ trích cá nhân cụ thể mà chỉ phân tích ý tưởng, suy nghĩ. Nói cách
khác, trong tranh luận không có ai sai ai đúng mà chỉ có các vấn đề hợp lý và chưa hợp
lý. Làm được như vậy, học sinh sẽ tự tin tham gia ý kiến. Đó cũng là cách tốt nhất để
rèn năng lực giao tiếp, hợp tác cho học sinh.

9


Nếu tổ chức tốt việc học hợp tác nhóm, học sinh sẽ được học tập và rèn luyện
rất nhiều kỹ năng trong đó có những kỹ năng tiêu biểu và cần thiết để giao tiếp và hợp
tác như:
+ Kỹ năng giao tiếp và tương tác giữa các học sinh với học sinh
+ Biết trình bày ý kiến một cách rõ ràng
+ Lắng nghe và biết thừa nhận ý kiến người khác
+ Biết ngắt lời một cách hợp lý
+ Biết phản đối một cách lịch sự và đáp lại sự phản đối một cách chân thành
+ Biết thuyết phục người khác và đáp lại sự thuyết phục
+ Kỹ năng hợp tác: Sự ảnh hưởng qua lại, sự gắn bó, sôi nổi, hào hứng, đoàn
kết, trách nhiệm, tự giác.
2.2.4. Tạo cơ hội để học sinh thực hành Giao tiếp- Hợp tác :
- Thường xuyên tổ chức cho học sinh các trò chơi tập thể lành mạnh,các hoạt
động văn nghệ,thể thao ngay tại lớp học của mình. Qua đó rèn cho học sinh năng lực
tự tin trước đám đông, lắng nghe, hợp tác và trình bày ý kiến, sở thích, sở trường của
mình.
- Tổ chức các hoạt động lao động vừa sức của học sinh như vệ sinh lớp học,
trồng và chăm sóc hoa,....qua đó chú ý hướng dẫn để học sinh hợp tác hoàn thành công
việc chung.
- Tổ chức cho học sinh bình bầu,nhận xét các bạn trong lớp trong mỗi tiết học,
tuần học và các đợt thi đua.Đây là cơ hội để các em bày tỏ ý kiến,thái độ của mình và

giáo viên là người cầm trịch phải làm sao vừa đảm bảo công bằng, dân chủ mà vẫn
kích thích tính mạnh dạn trình bày ý kiến của từng cá nhân học sinh, ví dụ: Cuối mỗi
học kỳ hoặc cuối mỗi đợt thi đua giáo viên có thể tổ chức cho học sinh tham gia bình
bầu, bình chọn những học sinh trội hơn để trao thưởng...
- Tổ chức một số hoạt động ngoại khóa có thể thực hiện được trong phạm vi lớp
mình như thăm mẹ Việt Nam Anh hùng, trồng và chăm sóc cây ở đền thờ, chùa, thăm
và giúp đỡ bạn cùng lớp có hoàn cảnh khó khăn, bị ốm...Qua đó cho học sinh phát
biểu suy nghĩ của mình về việc đã làm bằng cách viết bài. Qua hoạt động viết bài,
10


nhiều học sinh sẽ mạnh dạn nói lên suy nghĩ của mình. Nhiều lần như vậy cùng với sự
động viên khích lệ của giáo viên, các em sẽ mạnh dạn hơi trong Giao tiếp- Hợp tác.
- Tạo hộp thư tâm sự trong lớp với nhan đề “Điều em muốn nói” để khi học sinh
có điều cần bày tỏ nhưng ngại nói ra có thể viết vào giấy rồi gửi vào hộp thư.
2.2.5. Sử dụng các trò chơi đơn giản giúp học sinh rèn ngôn ngữ giao tiếp không
lời :
* Trò chơi “Tôi” không nghe lời...
- Phạm vi áp dụng : Có thể sử dụng trò chơi này để khởi động, giải lao hoặc thi
cá nhân.
- Cách chơi: Yêu cầu học sinh thể hiện nét mặt, cử chỉ, điệu bộ trái với lời nói
phát ra (học sinh vừa nói vừa hành động). Ví dụ: Khi miệng nói “Tôi yêu bạn lắm” thì
giọng nói phải thể hiện sự đáng sợ, lạnh lùng; khuôn mặt phải lộ rõ nét dữ tợn, căm
ghét......Hoặc ngược lại khi miệng nói “ Tao ghét mày” thì giọng nói, khuôn mặt phải
thể hiện sự thân thiện, có thể ôm chầm lấy bạn rồi cười ha ha sau khi nói....
* Trò chơi: Làm diễn viên kịch câm
- Phạm vi áp dụng : Có thể sử dụng trò chơi này để khởi động, giải lao hoặc thi
cá nhân, có thể tổ chức như hái hoa dân chủ.
-Cách chơi: Người tham gia chơi bốc thăm tình huống rồi diễn sau 5 phút chuẩn bị Nội
dung các tình huống là yêu cầu biểu lộ các trạng thái vui, buồn, tức giận, thương

yêu,..... bằng cử chỉ, nét mặt, điệu bộ,.... Ví dụ :
Tình huống: Gặp lại bạn cũ, em biểu lộ cảm xúc như thế nào?
Tình huống: Đi học về được tin mẹ bị ốm nặng, em biểu lộ cảm xúc như thế nào?....
Sau khi học sinh biểu diễn, lớp bình chọn người diễn đạt nhất. Nhiều lần như vậy, học
sinh sẽ biết dùng ngôn ngữ không lời trong giao tiếp.
* Trò chơi: Nhìn điệu bộ đoán cảm xúc:
- Phạm vi áp dụng : Có thể sử dụng trò chơi này để khởi động, giải lao
- Cách chơi: Người thực hiện điệu bộ, cử chỉ (có thể là giáo viên hoặc một số
học sinh có năng khiếu) sẽ thực hiện một số cử chỉ, điệu bộ( không lời) ở mức độ đơn
giản. Học sinh cả lớp sẽ quan sát và giành quyền trả lời bằng cách giơ thẻ. Người có
11


quyền trả lời phải cho biết người diễn đang muồn diễn tả cảm xúc gì? Nếu đoán đúng
sẽ được thưởng bằng một tràng pháo tay, đoán chưa đúng sẽ mất quyền tham gia ở các
lượt sau.
Trên đây là một số trò chơi mà bản thân tôi dã áp dụng và được học sinh hưởng ứng
nhiệt tình, hiệu quả cao. Các trò chơi này đơn giản, dễ tổ chức và có thể chơi ở mọi
thời điểm vì nó cần một khoảng thời gian rất ngắn . Nếu có điều kiện cũng có thể tổ
chức thành một sân chơi bài bản, lý thú. Sau khi được chơi nhiều lần, khả năng giao
tiếp bằng ngôn ngữ không lời của học sinh sẽ được cải thiện đáng kể.
2.2.6. Nêu gương :
Giáo dục học sinh Giao tiếp- Hợp tác thì chính những người liên quan phải là
tấm gương sáng về năng lực Giao tiếp- Hợp tác :
* Đầu tiên là giáo viên:
Trong từng môn học, từng tiết học ,trong cuộc sống hàng ngày, giáo viên phải là
người làm mẫu từ cách nói năng đi lại, nét mặt, cử chỉ trong giao tiếp phải luôn thể
hiện rõ tinh thần hợp tác với mọi người trong đó có học sinh. Lệnh của giáo viên đưa
ra phải rõ ràng,cụ thể và thực sự nghiêm. Xây dựng cho được mối quan hệ thân thiện
hợp tác giữa thầy và trò để học sinh có thể mạnh dạn bày tỏ suy nghĩ, ý kiến của mình

trước giáo viên, trước bạn bè. Giáo viên phải thể hiện sự tôn trọng học sinh, giúp học
sinh tự tin hơn bằng việc khẳng định việc làm của học sinh “là đúng” hay “không
đúng” chứ không phải là “ sai” giáo viên cần lắng nghe, định hướng để học sinh có cơ
hội trải nghiệm mình bằng cách hướng dẫn các em biết đặt mình vào vị trí người khác,
biết nói những lời nhận xét......Việc làm này giúp các em đúng mực và tự tin hơn khi
Giao tiếp- Hợp tác .
* Phụ huynh học sinh và người lớn trong gia đình cũng là tấm gương về Giao
tiếp- Hợp tác thông qua việc cư xử nhã nhặn,xưng hô mẫu mực,có thái độ hợp tác và
tạo cơ hội cho con em trình bày ý kiến trong mọi tình huống(kể cả lúc tức giận nhất).
* Học sinh với nhau: Nêu gương tốt của học sinh có năng lực Giao tiếp- Hợp tác
tốt cũng là một cách song cần tránh tạo tâm lý tự cao cho học sinh được nêu gương và
tâm lý tự ti hay đố kỵ ở một số học sinh còn lại.
12


2.2.7. Động viên khen thưởng:
Giáo viên cần biết tạo không khí lớp học thân thiện, cởi mở. Trong mọi tiết dạy
luôn gần gũi, động viên các em, quan tâm nhiều đến các em ít nói, thụ động, tạo cơ hội
cho các em bằng những câu hỏi dễ. Những học sinh có năng lực giao tiếp hợp tác tốt
hơn, giáo viên nên khuyến khích bằng những câu hỏi khó hơn một chút để kích thích
sự phát triển ngôn từ ở các em.
Một lời khen hay một tràng pháo tay tán thưởng đúng lúc là động lực lớn nhất
cho sự cố gắng và tiến bộ của mỗi học sinh trong mọi lĩnh vực học tập trong đó có việc
học và rèn luyện năng lực Giao tiếp- Hợp tác
2.2.8. Giữ mối quan hệ chặt chẽ với phụ huynh học sinh.
- Trước tiên , giáo viên phải là cầu nối, là người tuyên truyền ở mọi nơi mọi lúc
để phụ huynh học sinh nhận thức rõ điểm đổi mới của việc đánh giá học sinh theo
Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT, từ đó biết quan tâm đến việc học làm người của con
em mình.
- Kêu gọi phụ huynh học sinh vào cuộc bằng cách làm gương và nhắc nhở con

em Giao tiếp- Hợp tác đúng mực với mọi người trong gia đình và ở địa phương nơi
sinh sống.
- Yêu cầu phụ huynh học sinh tham gia bình bầu, nhận xét các năng lực, phẩm
chất của học sinh trong lớp sau mỗi học kỳ, mỗi năm học.

2.3. Kết quả đạt được:
Sau một thời gian áp dụng các biện pháp trên tôi thấy năng lực Giao tiếp- Hợp tác của
học sinh lớp tôi có chuyển biến rõ nét, cụ thể:
- Đa số các em có ý thức hơn với việc học và rèn luyện kỹ năng Giao tiếp- Hợp
tác như biết để ý đến lời ăn tiếng nói của mình, biết chào hỏi đúng lúc, đúng nơi; xưng
hô lễ phép, đúng mực; không còn lúng túng trước thầy cô giáo và khi có cán bộ phòng,
sở đến hỏi chuyện, các em đã tham gia trò chuyện một cách tự tin.
13


- Các em đã biết hợp tác, phân công nhiệm vụ trong nhóm và tự giác hoàn thành
nhiệm vụ học tập, vệ sinh, lao động, tham gia hoạt động chung...
- Không còn hiện tượng học sinh ăn nói cộc lốc, học sinh nam trêu ghẹo bạn gái;
không còn hiện tượng gây gỗ, cãi lộn như khoảng thời gian đầu năm.
Sự tiến bộ rõ rệt đó được thể hiện qua những kết quả cụ thể khá thuyết phục như
sau:
- Qua phân tích tổng hợp năng lực Giao tiếp-Hợp tác của học sinh, tôi thống kê
chất lượng năng lực Giao tiếp-Hợp tác học sinh cuối năm như sau:
Nhóm
Năng lực Giao tiếp-Hợp tác Số học sinh
1
Đạt tốt
13/23
2
Đạt khá

7/23
3
Chưa đạt
3/23
- Cuối năm học , lớp 5A do tôi phụ trách đã đạt được :

Tỉ lệ (%)
56,5
30,4
13,1

+Kiến thức, kỹ năng :100% học sinh hoàn thành
+Năng lực:

100% học sinh xếp loại đạt.

+Phẩm chất:

100% học sinh xếp loại đạt.

+ Xếp thứ nhất thi đua của liên đội trường Tiểu học Số 2 Phong Thủy
+ Lớp được xếp loại tiên tiến xuất sắc của trường.
+ Đạt giải nhất tập thể hội thi lớn ở trường nhân dịp 22-12 với các giải cá nhân
tiêu biểu:
 Một giải nhất cuộc thi kể chuyện.
 Một giải nhất, một giải ba cuộc thi viết cảm nghĩ về sách.
 Một giải nhất, một giải khuyến khích cuộc thi vẽ tranh.
Qua hội thi cho thấy học sinh đã sử dụng ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết,ngôn ngữ
cơ thể, ngôn ngữ tạo hình và hợp tác với nhau tốt hơn để đạt được những thành tích
đáng biểu dương như vậy.

- Trước sự thay đổi của tập thể 5A, nhiều giáo viên cũng đã thử áp dụng các biện
pháp trên và công nhận là có hiệu quả.

14


3. PHẦN KẾT LUẬN
3.1. Ý nghĩa, phạm vi áp dụng của đề tài.
Sau một thời gian áp dụng có hiệu quả, bản thân tôi nhận ra rằng:
-Ngoài việc học kiến thức, hầu hết học sinh chúng ta rất hứng thú với việc rèn
luyện năng lực, phẩm chất theo TT30. Có điều, các em chưa định hình được do việc
học kiến thức chiếm mất quá nhiều thời gian.
-Với mỗi giáo viên: Hãy tâm huyết với nghề, thương yêu và quan tâm trẻ thực
sự; không ngừng học tập nâng cao tay nghề, trau dồi kinh nghiệm; nhận thức vấn đề
đúng mực hơn sẽ tự mình tìm ra được những biện pháp đơn giản, hiệu quả để nâng cao
chất lượng giáo dục của mình
- Giáo dục 3 năng lực, 4 phẩm chất theo TT 30( trong đó có năng lực Giao tiếpHợp tác) không phải là điều gì đó cao siêu, xa lạ mà rất gần, rất quen thuộc với mỗi
con người chúng ta. Nếu giáo viên thực sự quan tâm thì sẽ làm được. Và nếu chúng ta
làm tốt việc giáo dục và rèn luyện năng lực giao tiếp- hợp tác cho học sinh tự khắc các
em sẽ hứng thú hơn với việc học tập. Đó là điều mà tất cả chúng ta mong muốn.
Giáo dục và giúp học sinh phát triển năng lực Giao tiếp- Hợp tác là tiền đề để
các em học tập tốt và có một tương lai tốt . Vì vậy, quan tâm đúng mức và giáo dục
năng lực Giao tiếp- Hợp tác cho học sinh có hiệu quả là một việc làm cần thiết và
thường xuyên đối với mỗi một giáo viên, mỗi một phụ hunh và các lực lượng giáo dục
khác. Riêng bản thân tôi, sau khi nghiên cứu đề tài tôi nhận ra nhiều điều lý thú và mới
mẻ về việc giáo dục năng lực, phẩm chất cho học sinh. Tôi đã nhận thức về vấn đề này
đúng mực hơn; kiên trì, nhẫn nại, say sưa với nghề hơn và đặc biệt tôi thấy yêu những
em học sinh của mình hơn. Đó là động lực lớn nhất để tôi làm tốt công tác giáo dục
của mình.Thiết nghĩ , đế tài của tôi có thể áp dụng một cách dễ dàng và hiệu quả đối
với những ai quan tâm đến công tác giáo dục, đặc biệt là giáo viên đứng lớp.

Tuy nhiên, đang ở trong giai đoạn đầu nghiên cứu, với vốn hiểu biết và năng lực
còn hạn hẹp của bản thân, đề tài chắc chắn sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất
mong các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp và những ai quan tâm đến việc giáo dục
15


học sinh cách làm người, cách chung sống,... đóng góp, bổ sung ý kiến để đề tài của tôi
hoàn thiện và hiệu quả hơn.
3.2. Kiến nghị, đề xuất:
Trong phạm vi đề tài, những vấn đề tôi trình bày chắc còn nhiều hạn chế, bất
cập. Bản thân tôi hy vọng rằng: Nhiều vấn đề khác có liên quan đến đề tài này sẽ tiếp
tục được quan tâm, nghiên cứu và đề tài của tôi sẽ được góp ý, chỉ dẫn để nó hoàn
thiện hơn và có thể áp dụng một cách có hiệu quả vào việc giáo dục năng lực, phẩm
chất cho học sinh ở Tiểu học trong giai đoạn hiện nay.
Tuy vậy, để có thể tập trung nhiều hơn cho việc giáo dục năng lực, phẩm chất
cho học sinh, chúng tôi kiến nghị với cấp trên hãy giảm bớt dung lượng kiến thức để
giáo viên và học sinh có thêm thời gian cho việc dạy-học cách làm người.

16


PHẦN PHỤ LỤC
NỘI DUNG

Trang

1. Phần mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài

1


1.2. Điểm mới của đề tài

1

1.3. Phạm vi nghiên cứu

1

2. Phần nội dung

2

2.1. Thực trạng của việc giáo dục và rèn luyện năng lực Giao tiếp-Hợp tác
cho HS lớp 5 theo tinh thần của TT 30/2014/TT-BGDĐT
2.2. Một số biện pháp giúp học sinh lớp tiểu học nâng cao năng lực
Giao tiếp-Hợp tác theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT
2.2.1: Nắm tình hình học sinh qua bàn giao công tác chủ nhiệm
2.2.2: Phân loại khả năng giao tiếp của học sinh
2.2.3: Tăng cường và phát huy hiệu quả của nhóm học tập theo mô hình

3
4
4
4
5

trường học mới Việt Nam.
2.2.4. Tạo cơ hội để học sinh thực hành Giao tiếp- Hợp tác


10

2.2.5. Sử dụng các trò chơi đơn giản giúp học sinh rèn ngôn ngữ

11

giao tiếp không lời
2.2.6. Nêu gương

12

2.2.7. Động viên khen thưởng

13

2.2.8. Giữ mối quan hệ chặt chẽ với phụ huynh học sinh13
2.3. Kết quả đạt được

14

3. Phần kết luận

15

3.1. Ý nghĩa, phạm vi áp dụng của đề tài

16

3.2. Kiến nghị, đề xuất


Phần phụ lục

17

17


18



×