Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

SKKN KINH NGHIỆM xây DỰNG môi TRƯỜNG GIÁO dục PHÁT TRIỂN vận ĐỘNG TRONG TRƯỜNG mầm NON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 16 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. ĐỀ TÀI:
KINH NGHIỆM XÂY DỰNG MÔI TRƢỜNG GIÁO DỤC
PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG TRONG TRƢỜNG MẦM NON

Ngƣời viết: Trà Thị Cơ
Đơn vị: Trƣờng mẫu giáo Đại Hƣng
II. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, có
vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển
của nhân cách con người. Chính vì thế, hầu hết các quốc gia và các tổ chức quốc tế
đều xác định giáo dục mầm non là một mục tiêu quan trọng của giáo dục cho mọi
người.
Như Bác Hồ kính yêu đã nói: “ Giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho một
nền giáo dục tốt”.
Nhiệm vụ của giáo dục mầm non là giáo dục toàn diện cho trẻ về thể chất,
tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ, trí tuệ là cơ sở để hình thành nên nhân cách con người
Việt Nam. Trong nghị quyết 46-NQ/TW ngày 23/2/2005 đã ghi rõ “Sức khoẻ là
vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Như vậy giáo dục thể chất là một trong
những nội dung giáo dục quan trọng của nhà trường.
Ở lứa tuổi mầm non, cơ thể đang hình thành và phát triển. Trẻ còn non nớt,
sự tăng trưởng và phát triển luôn chịu sự tác động mạnh mẽ, có tính quyết định của
môi trường xung quanh. Để giúp trẻ phát triển thể lực được tốt, có cơ thể khỏe
mạnh hài hòa, cân đối là một trong những nhiệm vụ quan trọng của trường mầm
non. Trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, phát triển thể lực cho trẻ thông qua
các hoạt động một ngày của trẻ như: chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, phát triển
vận động thể chất. Đó là những nội dung cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng
cao chất lượng của quá trình giáo dục thể chất cho trẻ nhằm đào tạo thế hệ trẻ phát
triển trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo
đức.


Với tầm quan trọng của việc giáo dục thể chất, trong năm học vừa qua
trường chúng tôi được Phòng GD&ĐT cử đi tập huấn ở Sở GD&ĐT. Tháng 3 năm
2015 được sự chỉ đạo của phòng GD&ĐT Đại Lộc tổ chức điểm chuyên đề phát
triển vận động tại trường. Xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, để thực hiện được
mục tiêu chuyên đề đặt ra, cùng với sự chỉ đạo sát sao, thường xuyên của Phòng
GD&ĐT Đại Lộc. Tôi nhận thấy để thực hiện chuyên đề có hiệu quả cần phải có
môi trường giáo dục phát tiển vận động cho trẻ.
Với trách nhiệm của một người cán bộ quản lý, tôi luôn suy nghĩ làm thế
nào để xây dựng môi trường giáo dục phát triển vận động thật hấp dẫn, lối cuốn trẻ
1


tham gia một cách tích cực; Môi trường cần cung cấp cho trẻ có nhiều cơ hội hoạt
động, trãi nhiệm, khám phá, thử thách trong hoạt động phát triển vận động. Môi
trường tạo cho trẻ thể hiện sự khéo léo, nhanh nhẹn, dẻo dai, bền bỉ; Biết phối hợp
các động tác; giữ thăng bằng và kỹ năng định hướng trong không gian…nhằm bảo
vệ và tăng cường sức khỏe, đồng thời giáo dục cho trẻ những phẩm chất đạo đức –
ý chí lành mạnh. Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài: "Kinh nghiệm xây dựng môi
trường giáo dục phất triển vận động trong trường mầm non” làm đề tài nghiên cứu
để áp dụng trong trường Mẫu giáo Đại Hưng và các cho trường mầm non.
III. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Môi trường giáo dục trong trường mầm non là tổ hợp những điều kiện tự
nhiên và xã hội cần thiết, trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, giáo dục
trẻ. Hiệu quả của hoạt động này góp phần quan trọng để thực hiện thắng lợi mục
tiêu chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non; Vì vậy việc xây dựng môi trường giáo dục
trong trường mầm non vô cùng cần thiết và đặc biệt quan trọng. Nó được ví như
người giáo viên thứ hai trong công tác tổ chức, hướng dẫn trẻ nhằm thỏa mãn nhu
cầu vui chơi và hoạt động của trẻ, thông qua đó nhân cách của trẻ được hình thành
và phát triển toàn diện.
Từ nhận thức sâu sắc về môi trường phát triển vận động cho trẻ là môi

trường sạch sẽ, an toàn, có sự bố trí khu vực chơi và học trong lớp và ngoài trời
phù hợp, thuận tiện có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với sự phát triển thể chất của
trẻ, mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ
hoạt động tích cực, sáng tạo. Môi trường giao tiếp cởi mở, thân thiện giữa cô với
trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với môi trường xung quanh sẽ tạo cơ hội cho trẻ
được chia sẻ, giãi bày tâm sự, nguyện vọng, mong ước của trẻ với vô, với bạn bè,
nhờ vậy mà cô hiểu trẻ hơn, trẻ hiểu nhau hơn, hoạt động phối hợp nhịp nhàng hơn
nên hiệu quả hoạt động cũng cao hơn, trẻ yêu trường, yêu lớp yêu cô giáo và bạn
bè hơn. Chính vì vậy mà tôi luôn quan tâm đến việc xây dựng môi trường giáo dục
phù hợp với từng trẻ và từng lứa tuổi; môi trường có đủ điều kiện để trẻ phát triển
toàn diện.
3.1. Cơ sở pháp lý:
Điều lệ trường mầm non;
Chỉ thị số 3131/CT-BGDĐT ngày 25/8/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về
nhiệm vụ trọng tâm năm học 2015 - 2016 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ
thông và giáo dục thường xuyên;
Quyết định số 2825/QĐ- UBND ngày 11/8/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Quảng Nam về việc ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2015- 2016 của
giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên tỉnh Quảng Nam
Công văn số 117/PGDĐT ngày 31 tháng 8 năm 2015 của Phòng Giáo dục và
Đào tạo Đại Lộc hướng dẫn một số nhiệm vụ trọng tâm năm học 2015-2016;
Hướng dẫn tổ chức các hoạt động Giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong
trường mầm non của Bộ GD&ĐT.
2


3.2. Cơ sở khoa học về môi trƣờng giáo dục phát triển vận động:
Môi trường giáo dục trong trường mầm non là tổ hợp những điều kiện tự
nhiên và xã cần thiết và trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ ở
trường mầm non và hiệu quả của những hạt động này nhằm góp phần thực hiện tốt

mục tiêu, nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ.
Vận động là sự chuyển động của cơ thể con người trong đó có sự tham gia
của hệ cơ, hệ xường và sự điều khiển của hệ thần kinh. Vận động dù đơn giản hay
phức tạp cũng là điều kiện cho sự phát triển cơ thể con người, đặc biệt là với cơ thể
đang phát triển như trẻ mầm non
IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Có thể nói việc xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non là
thực sự cần thiết và quan trọng. Trong những năm gần đây trường Mẫu giáo Đại
Hưng luôn đón nhận được sự quan tâm sâu sắc của Phòng GD&ĐT Đại Lộc, Lãnh
đạo địa phương; đón nhận sự giúp đỡ nhiệt tình của các ban ngành đoàn thể, các
bậc phụ huynh quan tâm, ủng hộ về trang thiết bị đồ chơi trong lớp, đồ chơi ngoài
trời. Bên cạnh nhà trường có một khuôn viên rộng gần 4.000m2 , sân có nhiều cây
che mát đây là điều kiện thuận lợi trong việc tạo môi trường phát triển vận động
của nhà trường, qua đó chúng ta đã xây dựng cho trẻ kỹ năng khéo léo, nhanh
nhẹn, dẻo dai, bền bỉ và biết phối hợp các động tác nhịp nhàng, nhằm giúp cho trẻ
có sức khỏe tốt. Thực tế vào đầu năm học 2015-2016 số trẻ nặng hơn so với tuổi
và trẻ ở thể thể thấp còi còn rất cao. Qua khảo sát đầu năm có 14% trẻ thấp còi độ
1, 2% trẻ thấp còi độ 2 và 2% trẻ ở tình trạng béo phì. Nhiều phụ huynh lo làm
kinh tế, hoặc chưa có nhiều kiến thức nuôi dạy trẻ theo khoa học. Một số trẻ nhà
khá giả thì bố mẹ quá được nuông chiều, chăm trẻ “quá kỹ” không cho trẻ tiếp xúc
cát đất, nắng, không cho trẻ chơi các trò chơi vận động như đi thăng bằng, leo trèo
thang...; Bên cạnh đó cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ chơi chưa đáp ứng với yêu
cầu phát triển vận động. Vì vậy việc tạo môi trường phát triển vận động là điều cần
thiết trong công tác chăm sóc, giáo dục và rèn luyện sức khoẻ của trẻ.
Là người làm công tác quản lý tôi trăn trở về vấn đề đặt ra hiện nay đối
với ngành học mầm non là cách tổ chức các hình thức giáo dục phát triển vận động
cho trẻ mẫu giáo như thế nào là hợp lý? Xuất phát từ những vấn đề trên và nhìn
nhận trên góc độ của người làm công tác quản lý, tôi đã tìm ra các giải pháp giáo
dục phát triển vận động cho trẻ trong nhà trường đạt hiệu quả.
V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Những năm qua, nhà trường đã tích cực trong công tác xây dựng trường
lớp xanh, sạch, đẹp, đặc biệt chú trọng xây dựng cảnh quan ở các điểm trường ; tận
dụng vật liệu sẵn có của địa phương, phế liệu để xây dựng khu vận động ngoài trời
cho trẻ như: Bò dích dắt và chui qua cổng (lốp xe), sân giao thông, xích đu, các cầu
tuột, bập bênh…vừa tạo cảnh quan trường, lớp đẹp, đồng thời giúp trẻ tìm hiểu,
khám phá thế giới xung quanh. Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ
toàn diện và xây dựng môi trường giáo dục phát triển vận động. Nhà trường đã tập
trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp như sau:
3


5.1. Xây dựng môi trƣờng cho trẻ hoạt động trong lớp

Hiện nay các trường mầm non đều duy trì và tuân thủ đầy đủ chương trình
giảng dạy hoạt động giáo dục thế chất cho trẻ theo quy định chung của Bộ
GD&ĐT. Trẻ được giáo dục phát triển vận động thông qua các hoạt động như: Thể
dục sáng, hoạt động học, hoạt động ngoài trời, dạo chơi và chơi các trò chơi vận
động nhẹ. Bên đó việc tạo môi trường trong phòng theo nhóm lớp chưa được quan
tâm. Để giúp cho trẻ khéo léo, nhanh nhẹn và cũng là biện pháp giảm tỉ lệ béo phì,
hay tăng về chiều cao thì theo tôi việc tổ chức môi trường giáo dục trong lớp học
mầm non có vai trò quan trọng đối với sự phát triển về thể chất, ngôn ngữ, trí tuệ,
tình cảm- kỹ năng xã hội, khả năng thẩm mỹ, sáng tạo của trẻ.
Chúng ta trang trí môi trường lớp học cần phù hợp với tính chất của các hoạt
động, phù hợp với từng lứa tuổi. Trong lớp cần bố trí không gian phù hợp dành cho
hoạt động chung của lớp và hoạt động theo sở thích, khả năng của nhóm nhỏ hoặc
cá nhân. Có khu vực dành riêng để chăm sóc đối với trẻ có nhu cầu đặc biệt và đối
với trẻ khuyết tật. Với mỗi độ tuổi, môi trường giáo dục sẽ có những nét riêng. Với
trẻ mẫu giáo bé, đồ chơi có thể không cần quá nhiều về chủng loại và chủ yếu là đồ
chơi có sẵn cho trẻ sử dụng, nhưng với trẻ lớn hơn thì cần chú ý đến sự phong phú
của các loại đồ chơi đặc biệt là những nguyên vật liệu mở và phương tiện cho trẻ

được sáng tạo, tự làm đồ chơi phục vụ cho ý tưởng chơi của trẻ . Cần thu hút sự
tham gia của trẻ vào việc xây dựng môi trường giáo dục càng nhiều càng tốt.
Ví dụ: Để hoạt động thể dục thêm phần hấp dẫn và phát huy hết tính tích
cực của trẻ thì việc trang trí môi trường trong lớp chúng ta cần sáng tạo và cần thay
đổi như: Đề tài “ Đi trên đường ngoằn ngoèo” thì cô có thể trang trí ở góc một cây
tre ( lắp ghép bằng thỏi nhựa) trẻ tự khám phá lấy ghép thành đường dài rồi cùng
thực hiên bài tập. Trẻ có thể tung bóng bóng lên cao qua trò chơi trong hoạt động
học.
Môi trường hoạt động trong lớp tốt sẽ giúp trẻ tích cực, hứng thú với các hoạt
động PTVĐ. Vì vậy chúng tôi chỉ đaọ cho tất cả giáo viên trong toàn trường có kế
hoạch xây dựng môi trường phát triển vận động không những thông qua việc trang
trí lớp mà từng lớp phải xây dựng cho được góc vận động. Chúng tôi bám vào
phần thiết bị dạy học, đồ chơi, học liệu của thông tư số 02/TT-BGDĐT, rà soát
thiết bị dạy, đồ dùng, đồ chơi từ mã số 21 đến 90 dành cho độ tuổi 3-4; mã số 21
đến 112 dành cho 4-5 tuổi và mã số 21 đến 108 dành cho 5-6 tuổi; từ cơ sở này
chúng tôi kiểm tra trên bảng thống kê về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho
trẻ cả 3 độ tuổi trong toàn trường mình, từ đó tôi tổ chức huy động sự hỗ trợ từ các
lực lượng để mua sắm những thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi cần thiết. Bên
cạnh đó chúng tôi chỉ đạo cho các lớp có kế hoạch làm đồ dùng đồ chơi theo từng
chủ điểm, qua việc tận dụng nguyên vật liệu dễ kiếm như: đế, ống C sủi, tất cả các
loại nắp chai, bình sữa su su, trúc cũ, vải vụn...chúng ta thêm vào đó ý tưởng thì
tạo ra một số bộ đồ chơi hấp dẫn mà qua đó giúp trẻ rèn luyện các cơ tay, phát
triển trí tuệ qua các đồ dùng ở góc vận động.

4


Ví dụ: Đế, ống C sủi và các nắp của bình sữa ăn sua trẻ lắp ghép bộ học toán,
lắp ghép xây dựng tường rào. Từ các nắp chai có các màu khác nhau sẽ là những
con cờ trong trò chơi cò gánh...( Phụ lục 1)

Đây là những cơ hội quý báu để trẻ ứng dụng kiến thức và kỹ năng trẻ đã
được học theo cách của mình mà không bị gò bó, đặc biệt vào các thời điểm hoạt
động chung, chơi và hoạt động ở các góc vào buổi sáng và vào giờ hoạt động
chiều, nên việc trang trí môi trường trong lớp cần đa dạng, phong phú, kích thích
sự phát triển của trẻ.
5.2. Vận dụng môi trƣờng để xây dựng cho trẻ các khu vực chơi phát triển vận động

Với thuận lợi về diện tích sân vườn, trước đây nhà trường cũng đã quan tâm
đến việc sắp xếp các đồ chơi phát triển vận động cho trẻ nhưng chưa được đồng
bộ, còn hạn chế trong phạm vi một số bộ đồ chơi liên hoàn mua sẵn. Đến nay các
khu vui chơi đều đảm bảo sạch sẽ, có bóng mát, có nhiều chủng loại đồ chơi phong
phú, đa dạng đáp ứng được yêu cầu cho trẻ vận động ngoài trời theo các độ tuổi.
Sân trường rộng mở rất nhiều khu vườn như: vườn hoa, vườn cổ tích, vườn rau,
vườn cây ăn quả, sân chơi giao thông. Đặc biệt trường đã cải tạo khu vực chơi, khu
khám phá khoa học với các trò chơi phát triển vận động tinh, cơ ngón tay, sự khéo
léo, tính sáng tạo của trẻ như : chơi với thát nước, in khuôn, chơi sỏi, câu cá, làm
tranh từ lá, đong đo nước…
Các khu vực chơi hoạt động ngoài trời được bố trí phù hợp, thuận tiện cho
việc sử dụng của cô và trẻ, các khu vực chơi cân đối không, an toàn và có tính
thẩm mỹ cao. Các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi ngoài trời luôn được bảo dưỡng
thường xuyên, giữ gìn vệ sinh và tạo sự hấp dẫn đối với trẻ; có tác dụng kích thích
các vận động khác nhau của trẻ. Từng khu vực đều có bảng chỉ dẫn, các lớp tiến
hành cho trẻ hoạt động theo lịch phân công của nhà trường như sau:
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Các loại đồ Các loại đồ
Các đồ dùng

Thổi, vươn,
Các loại đồ dùng phục
dùng phục
dành cho trẻ
làm tranh,
Lớp
chơi sân vụ đi, chạy, vụ cho trẻ
tung, mén, lăn câu cá, đong
giao
nhảy
bò,trườn,
(Khu vực
đo, in…
(Khu vực (Khu vực 2) trèo (Khu
4a&4b)
(Khu vực
1)
vực 3)
5a&5b)
lớn 1 Khu vực 1
Khu vực 2
Khu vực 3
Khu vực 4b
Khu vực 5a
lớn 2 Khu vực 2
Khu vực 1 Khu vực 4b
Khu vực 5a
Khu vực 3
lớn 3


Khu vực 3

Khu vực 4b

Khu vực 5b

Khu vực 2

Khu vực 1

nhỡ 1

Khu vực 4a

Khu vực 5a

Khu vực 2

Khu vực 1

Khu vực 5b

nhỡ 2 Khu vực 4b

Khu vực 4a

Khu vực 1

Khu vực 5b


Khu vực 2

bé 1

Khu vực 5a

Khu vực 5b

Khu vực 4a

Khu vực 3

Khu vực 4b

bé 2

Khu vực 5b

Khu vực 3

Khu vực 5a

Khu vực 4b

Khu vực 4 a

5


Cứ hết 1 tuần chúng ta lại đổi lịch chơi cho nhau như sau:

bé 2

Khu vực 1

Khu vực 2

Khu vực 3

Khu vực 4b

Khu vực 5a

bé 1

Khu vực 2

Khu vực 1

Khu vực 4b

Khu vực 5a

Khu vực 3

nhỡ 2

Khu vực 3

Khu vực 4b


Khu vực 5b

Khu vực 2

Khu vực 1

nhỡ 1

Khu vực 4a

Khu vực 5a

Khu vực 2

Khu vực 1

Khu vực 5b

lớn 3

Khu vực 4b

Khu vực 4a

Khu vực 1

Khu vực 5b

Khu vực 2


lớn 2

Khu vực 5a

Khu vực 5b

Khu vực 4a

Khu vực 3

Khu vực 4b

lớn 1

Khu vực 5b

Khu vực 3

Khu vực 5a

Khu vực 4b

Khu vực 4 a

Như vậy trong 1 tuần trẻ được tham gia hết tất cả các khu vực chơi trong
trường mà không có sự tranh giành, chăn lấn, trẻ rất thỏa thích vui đùa, khám khá
với thế giới ngoài trời. Đây cũng giúp cho nhà trường giám sát, đánh giá việc tổ
chức hoạt ngoài trời của giáo viên, là cơ hội để chúng ta kiểm tra sức khỏe trẻ,
kiểm tra sự khéo léo, nhanh nhẹn…Sân trường rộng mở nếu chúng ta biết bố trí
từng khu vực chơi phù hợp thì hiệu quả đem lại rất cao; cho nên ngoài những khu

vui chơi mua sẵn chúng tôi còn tận dụng các nguồn nguyên vật liệu sẵn có ở địa
phương để trẻ khám phá như: Lốp xe, mảnh gỗ, dây thừng, tàu dừa, mo cau, các
loại chai, lọ, gỗ, tre lô ô…Bên cạnh đó chúng tôi cung cấp cho trẻ những hiểu biết
về nền văn hóa địa phương và dân tộc Yều nơi các cháu đang sinh sống (Phụ lục 2)
Ví dụ: Trong các lễ hội chúng tôi tổ chức cho trẻ chơi như: Nhảy sạp, ném
còn, đánh trống, múa lân, cữa nghựa tàu cau, lăn bánh xe…
Ngoài việc tạo môi trường vui chơi cho trẻ, chúng tôi còn chú ý đến việc bố
trí sân cho tất các cháu tham gia thể dục buổi sáng. Chúng tôi căn cứ vào sức khỏe,
trình độ, khả năng tiếp thu của trẻ theo từng độ tuổi để chỉ đạo giáo viên cần phải
xây dựng bài tập sao cho phù hợp, cân đối vận động giữa chân và tay, giữa cơ quan
vận động và cơ quan nội tạng, giữa các tố chất nhanh, mạnh, bền, khéo của cơ thể.
Từ cơ sở đó chúng tôi phân sân tập thể dục buổi sáng cho toàn trường như sau: từ
cổng vào dành cho các cháu khối nhỡ(4 tuổi), có 3 lớp, trên 80 trẻ; Sân trước khu
hành chính dành cho các cháu khối lớn (5 tuổi), có 2 lớp với 60 trẻ và sân trước
khối phòng học dành cho các cháu ở độ tuổi bé (3 tuổi), có 3 lớp với 75 trẻ. Mỗi
sân đều có từ 2 đến 3 cô giáo hướng dẫn và trẻ đều nhìn thấy. Ngoài ra chúng tôi
còn trang bị cho trẻ những đạo cụ, nhằm giúp trẻ khéo léo khi sử dụng. Mỗi sân tập
thể dục sáng, trẻ đều có những đạo cụ có thể giống nhau, nhưng đòi hỏi phải khác
nhau về màu sắc. Mục đích để chúng tôi dễ quan sát và kiểm tra kỹ năng của từng
độ tuổi và hơn thế nữa tạo được màu sắc trông đẹp mắt.
Nhìn chung việc tạo môi trường hoạt động trong lớp và ngoài trời của
trường tôi đảm bảo, phù hợp, phát huy được các hoạt động tập thể, nhóm và các
nhân, đáp ứng được nhu cầu, sở thích hoạt động và tính khả năng của mỗi trẻ
5.3. Phát huy và bảo quản môi trƣờng phát triển vận động ở trƣờng, lớp
6


Để đáp ứng được yêu cầu của xã hội, đáp ứng mục tiêu cấp học, đòi hỏi nhà
trường phải đáp ứng được yêu cầu về đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị tối thiểu phục
vụ cho trẻ mâm non. Trong thời gian thực hiện tạo môi trường phát triển vận động

chúng ta không ngoài nghĩ đến làm sao trường lớp có môi trường phát triển phát
triển vận động tốt đáp ứng được yêu cầu về giáo dục toàn diện của trẻ.
Tuy đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị phục vụ cho hơn 250 trẻ của nhà trường
tham gia các hoạt động vận động; nhưng thực tế trường, lớp chưa thực hiện thường
xuyên và nếu có thực hiện chỉ cho trẻ tự chơi mà không có sự gợi mở hay là một
tác động nào để mà phát huy hết các kỹ năng vận động tinh và vận động thô. Theo
tôi, người quản lý phải nắm được cụ thể về đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị từng
lớp; cần đầu tư chỗ này là những cái gì và cần chỉnh chu cái gì phù hợp. Sự thâm
nhập quản lý đó được thực hiện bằng nhiều hình thức như thông qua việc tự báo
cáo tài sản, việc đánh giá trẻ hằng ngày của lớp, việc kiểm kê tài sản đầu năm,
,giữa năm và cuối năm học.
Người quản lý cần chú ý việc tổ chức cho trẻ tham gia vào môi trường phát
triển vận động trong toàn trường có hiệu quả, có thường xuyên hay không thì
trước tiên chúng ta nên trang bị cho các thành viên trong toàn trường đều có ý
thức, trách nhiệm trong việc tổ chức các hoạt động nhóm, lớp, cá nhân. Luôn tận
tâm, tận lực “Vì đàn trẻ thân yêu”. Bên cạnh đó giao nhiệm vụ cho người quản lí
đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị của nhà trường, hướng họ xây dựng kế hoạch cụ
thể về nhập, giao, kiểm kê, hướng dẫn và quản lý sổ tài sản của từng lớp, tổ chức
làm đồ dùng để tăng thêm đồ dùng phục vụ góc vận động. Giao cho Phó hiệu
trưởng quản lý công tác chuyên môn của trường tổ chức kiểm tra, đánh giá việc
thực hiện môi trường phát triển vận động.
Ví dụ: Kiểm tra qua lịch phân công khu vực chơi, qua hoạt động chơi ở góc
vận động; sổ tài sản phần tự làm đồ dùng phát triển vận động và qua kế hoạch
chăm sóc giáo dục trẻ của từng lớp.
Chúng ta cần phát huy tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác trong việc tổ chức
cho trẻ tham gia môi trường phát triển vận động. Tôi nghĩ phát huy trách nhiệm
của từng thành viên trong nhà trường được, thì sẽ trở thành động lực và sức mạnh
tinh thần trong tạo môi trường phát triển vận động của trường rất tốt; nên chú
trọng đến việc phát huy và bảo quản môi trường phát triển vận động ở từng lớp,
trường cũng là vấn đề mà quản lý nhà trường không thể bỏ qua (Phụ lục 3)

Ví dụ: Những đồ dùng nào có độ bền ít, hay đồ dùng, đồ chơi dề lấy dễ cất
chúng tôi bố trí trong khu phát triển thể chất và trong kho như: thang leo, cầu giao
động, ống chui, ghế thể dục, cà kheo, đường gồ ghề, các chướng ngại vật, các loại
xe…( chất liệu bằng tre, gỗ, nhựa). Tất cả đồ dùng, đồ chơi này đều được giao cho
bảo vệ quản lý. Khi có hoạt động phát triển thể chất các cô giáo sẽ liên hệ bảo vệ
cấp phát và giao nhận lại. Qua đó chúng tôi kiểm tra được thường xuyên về đồ
dùng, đồ chơi và nhằm phát hiện kịp thời những thất soát hay hư hỏng nặng.
5.4. Thực hiện XHHGD trong việc xây dựng môi trƣờng phát triển vận
động.
7


Trong thực tế cuộc sống, trẻ em vẫn là vấn đề trọng tâm nhất được con
người quan tâm. Nhiều tổ chức tài trợ tất cả đều hướng đến trẻ. Tạo cho trẻ có một
môi trường học tập tốt, không chỉ các ban ngành đoàn thể mà việc chăm sóc-giáo
dục được Đảng và nhà nước quan tâm hàng đầu, từ thông điệp đó mà Ban giám
hiệu nhà trường đã có cách làm để thu hút được các bậc cha mẹ học sinh và các tổ
chức xã hội cùng với nhà trường đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục trong việc
xây dựng môi trường phát triển vận động. Nếu như không có công tác xã hội hoá
giáo dục thì việc tạo môi trường cho trẻ hoạt động khó mà thực hiện được. Bởi vì
trường thuộc niềm núi khó khăn, kinh phí đầu tư của nhà nước có hạn… Nếu
không có công tác xã hội hoá giáo dục thì trường lớp Mẫu giáo Đại Hưng sẽ ra sao
đây ? Khi bắt tay vào việc thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục chúng tôi thường
xin “chủ trương” và xin “hiện vật”; khi xã hội thấy điều đó cần làm, thiết thực, giải
quyết được bức xúc nào đó trong hoạt động dạy học, hoạt động vui chơi thì mọi
việc sẽ nhận được sự hỗ trợ đến nơi đến chốn. Các tổ chức, các cá nhân nhận rõ
trách nhiệm vì sự phát triển chung, đã hỗ trợ, tạo điều kiện cho nhà trường có môi
trường phát triển vận động đạt hiệu quả.
Ví dụ: Khi chúng tôi đặt vấn đề về khu vui chơi liên hoàn 3 khối ngoài trời ở
làng Yều, khu vui chơi đa năng tại cụm chính, để các cháu có được các hoạt động

vui chơi bổ ích góp phần giáo dục toàn diện thì Phòng LĐ&TB xã hội đồng tình và
hỗ trợ 2 khu vui chơi trên trị giá trên 100 triệu đồng; khu vui chơi Đại Mỹ cũng
được tổ chức KeHi Hàn Quốc hỗ trợ 15 triệu. Ngoài ra chúng tôi đặt vấn đề về
những loại đồ dùng, đồ chơi ở trong lớp để giúp trẻ vận động tinh thì tổ chức The
Nam Hải hỗ trợ 258 các loại đồ chơi trị giá 150 triệu. Với những mong ước “ Tất
cả vì đàn trẻ thân yêu” Chúng tôi không ngại khó, ngại khổ tham mưu từ cái lớn
đến cái nhỏ nhất như lồng đèn trung thu thì anh Thiết đã hỗ trợ 300 chiếc lồng đèn
muôn hình muôn vẻ. Đây cũng là cơ hội giúp trẻ khéo léo, lắp ghép thành chiếc
lồng đèn mà mình thích (Phụ lục 4)
Muốn làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục trong việc xây dựng môi trường
phát triển vân động thì từ những đồ chơi tưởng chừng đơn giản hay đồ chơi hiện
đại thì chúng ta không thể bỏ qua.
Trong quá trình tham mưu xây dựng môi trường phát triển vận động chúng
tôi luôn lưu ý vào tính cấp bách, yêu cầu cụ thể và khả năng thực hiện để đề ra
nhiệm vụ trước mắt và nhiệm vụ lâu dài theo từng giai đoạn. Vấn đề đặt ra là tham
mưu phải có hiêu quả, phải đảm bảo tính khả thi và huy động cao nhất nội lực sẵn
có. Việc xây dựng, mua sắm đồ dùng, đồ chơi thiết bị dạy học phải đảm bảo tính
khoa học: nhiều chủng loại, đảm bảo độ toàn, phù hợp với độ tuổi mầm non.
Nhìn chung hàng năm nhà trường đều huy động tốt các nguồn lực để bổ
sung các thiết bị dạy hoc, đồ dùng, đồ chơi làm cho môi trường phát triển vận động
ngày còn phong phú, đem lại hiệu quả cao.
VI.KẾT QUẢ
Qua các biện pháp đã vận dụng trong quá trình lãnh chỉ đạo đến nay tôi
nhận thấy những điều chúng tôi đã làm gặt hái được một số thành công tuy nhỏ bé
8


nhưng thiết thực: trường, lớp có môi trường phát triển vận động đạt yêu cầu về
chất lượng và số lượng, 10/10 lớp đều trang trí môi trường lớp và góc phát triển
vận động đẹp mắt và phong phú. Đồ dùng, đồ chơi ngoài trời đầy đủ chuẩn loại:

thang leo, cầu tuột, bập bênh, xích đu, ghể băng, đường gồ ghề và đặt biệt đồ dùng,
đồ chơi ở sân chơi số 5a và 5b rất phong phú giúp trẻ khám phá. Môi trường phát
triển vận động được bố trí hợp lý ở trong lớp, ngoài trời phù hợp theo từng từng độ
tuổi. Môi trường đảm bảo an toàn để trẻ tham gia hoạt động. 100% trẻ có kỹ năng
vận động: các kiểu đi, đứng, chạy , nhảy; bò, trườn, trèo; tung ném, lăn; thổi
vươn…
Môi trường phát triển vận động được nhà trường chú trọng trong việc đầu
tư, xây dựng trong nhiều năm. Việc thực hiện môi trường phát triển vận động của
trường, lớp mẫu giáo Đại Hưng ngày càng đạt hiệu cao. Qua kết quả cân đo quí 3
ngày 15/3/2016 trường chúng tôi chỉ còn 8% trẻ thấp còi độ 1 ; 0% trẻ thấp còi độ
2 và không có trẻ ở tình trạng béo phì.
VII. KẾT LUẬN
Những năm qua, Trường Mẫu giáo Đại Hưng đã tích cực trong công tác xây
dựng môi trường phát triển vận động bằng nhiều biện pháp như: tận dụng vật liệu
sẵn có của địa phương, phế liệu để xây dựng khu vận động ngoài trời, trong lớp tạo
cho trẻ cơ hội phát triển vận động tốt sẽ góp phần giáo dục phát triển toàn diện
cho trẻ. Do đó, nhà trường phải quan tâm đến việc tổ chức hoạt động phát triển vận
động cho trẻ, sự đa dạng của các bài tập cũng như thực hiện các nhiệm vụ cơ bản
và yêu cầu nội dung các hoạt động đó. Để làm được điều này, người cán bộ quản lý
phải nghiên cứu, chỉ đạo sát sao trong việc tổ chức thực hiện môi trường phát triển
vận động của nhà trường, phải xây dựng và thực hiện môi trường phát triển vận
động của trường, lớp, như thế nào để đạt hiệu quả cao.
Muốn vậy người cán bộ quản lý phải nắm chắc chuyên môn, lựa chọn nội
dung giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non; các thiết bị, đồ chơi trong lớp,
ngoài trời phải đảm bảo theo yêu cầu Danh mục đồ dùng-đồ chơi- thiết bị dạy học
tối thiểu của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tôi tự rút ra được một bài học kinh nghiệm:
Thiết kế môi trường giáo dục phải hướng vào việc phát triển toàn diện của
trẻ nhằm đạt được mục tiêu giáo dục mầm non và mục tiêu cuối độ tuổi,.
Bố trí, sắp xếp các khu vực chơi, hoạt động trong lớp và ngoài trời phù hợp
với chủ đề, thuận tiện cho việc sử dụng của giáo viên và trẻ.

Đảm bảo đủ và đa dạng các loại vật liệu, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phù hợp
với từng chủ đề; để tạo cơ hội tham gia, vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học của trẻ
vào việc xây dựng môi trường và kích thích sự phát triển toàn diện cho trẻ.
Làm tốt công tác XHHGD trong việc xây dựng môi trường giáo dục trong
trường mầm non; tạo nhiều cơ hội cho các bậc cha mẹ trẻ, các tổ chức được tham
gia vào các hoạt động của nhà trường; nhằm thu hút các bậc cha mẹ trẻ và cộng
9


đồng tham gia hiệu quả vào công tác xây dựng môi trường giáo dục phát triển vận
động của nhà trường ngày càng hiệu quả hơn.
Cuối cùng, mục đích của người viết là muốn trao đổi kinh nghiệm về việc
xây dựng môi trường phát triển vận động trong trường mầm non để cùng trao đổi
và thực hiện. Trong quá trình công tác và áp dụng kinh nghiệm vào thưc tiễn, cũng
như viết sáng kiến kinh nghiệm này, chắc chắn có nhiều thiết sót. Rất mong đồng
nghiệp góp ý để bản thân hoàn thiện hơn.
VIII. ĐỀ NGHỊ
Để giúp cho đơn vị thực hiện môi trường phát triển vận động hiệu quả cao
hơn nữa, thì cần có sự quan tâm của các cấp lãnh đạo về việc hỗ trợ đồ dùng, đồ
chơi, trang thiết bị cho nhà trường.
Đại Hưng, ngày 20 tháng 3 năm 2016
Ngƣời viết
Trà Thị Cơ

10


Phụ lục số 1

IX.PHỤ LUC


Minh họa cho biện pháp 5.1. Tạo môi trường cho trẻ hoạt động trong lớp
11


Minh họa cho biện pháp 5.2.

Phụ lục số 2

Ảnh: Sân chơi số 3

Ảnh: Sân chơi số 1
12


Phụ lục số 3

Minh họa cho biện pháp 5.3. Tiếp tục làm tốt công tác tham mưu, tuyê

13


Phụ lục số 4

Minh họa cho biện pháp 5.4.Thực hiện XHHGD trong việc xây dựng môi
trường phát triển vận động.

Ảnh: 258 đồ chơi vận động từ The Nam Hai

Ảnh: Khu vui chơi vận động từ nguồn “ Quỹ vì trẻ em”


14


X. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình Giáo dục Mầm non mẫu giáo Bé(
3-4 tuổi).
Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình Giáo dục Mầm non mẫu giáo
Nhỡ( 4-5 tuổi).
Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình Giáo dục Mầm non mẫu giáo Lớn(
5-6 tuổi).
Tài liệu hướng dẫn tổ chức các hoạt động Giáo dục phát triển vận động cho
trẻ trong trường mầm non

15


XI. MỤC LỤC

Trang

1. Tên đề tài:

1

2. Đặt vấn đề:

1

3. Cơ sở lý luận


2

3.1. Cơ sở pháp lý..........................................................................

2

3.2. Cơ sở khoa học về môi trường phát triển thể chất

3

4. Cơ sở thực tiễn

3

5. Nội dung nhiên cứu

3

5.1. Xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động trong lớp

4

5.2. Vận dụng môi trường để xây dựng cho trẻ các khu vực chơi
phát triển vận động
5
5.3. Phát huy và bảo quản môi trường vận động ở trường, lớp
5.4.

7


Thực hiện XHHGD trong việc xây dựng môi trường phát triển
vận động
8

6. Kết quả

9

7. Kết luận

9

8. Đề nghị

10

9. Phụ lục
10. Tài liệu tham khảo

16



×