Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Ngôn từ nghệ thuật trong nhật ký chiến tranh 1945 1975 (2016)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (980.34 KB, 66 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

======

NGUYỄN THỊ VÂN

NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT TRONG
NHẬT KÝ CHIẾN TRANH 1945 - 1975

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lí luận Văn học
Người hướng dẫn:

ThS. HOÀNG THỊ DUYÊN

HÀ NỘI, 2016


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian cố gắng, tôi đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với
đề tài Ngôn từ nghệ thuật trong nhật ký chiến tranh 1945-1975. Tôi xin
gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới các thầy cô giáo trong khoa
Ngữ Văn, các thầy cô giáo trong tổ Lí luận văn học và đặc biệt là Thạc sĩ Giảng viên Hoàng Thị Duyên đã tạo điều kiện giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt
tình để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Tác giả khóa luận xin được bày tỏ lòng biết ơn và gửi lời cảm ơn trân
trọng nhất tới các thầy cô.
Do năng lực nghiên cứu có hạn, khóa luận chắc chắn không tránh khỏi
những thiếu sót. Rất mong sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô.
Hà Nội, ngày 2 tháng 4 năm 2016
Sinh viên



Nguyễn Thị Vân


LỜI CAM ĐOAN

Khóa luận Ngôn từ nghệ thuật trong nhật ký chiến tranh 1945-1975
được hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Giảng viên - Thạc sĩ
Hoàng Thị Duyên. Tôi xin cam đoan: khóa luận là kết quả nghiên cứu, tìm
tòi của riêng tôi. Những gì được triển khai trong khóa luận không trùng khớp
với bất cứ một công trình nghiên cứu của tác giả nào đã được công bố trước
đó. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 2 tháng 4 năm 2016
Sinh viên

Nguyễn Thị Vân


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..........................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................3
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu...............................................................5
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ...............................................................5
5. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................5
6. Đóng góp của khóa luận...........................................................................6
7. Bố cục khóa luận ......................................................................................6
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT VÀ
THỂ LOẠI NHẬT KÝ.....................................................................................7
1.1. Vài nét về ngôn từ nghệ thuật ...............................................................7

1.1.1. Quan niệm về ngôn từ nghệ thuật ..................................................7
1.1.2. Đặc trưng của ngôn từ nghệ thuật .................................................8
1.1.3. Các thành phần cơ bản của ngôn từ nghệ thuật .........................11
1.2. Vài nét về loại hình ký văn học nói chung và thể loại nhật ký nói riêng 11
1.2.1. Vài nét về loại hình ký văn học ....................................................11
1.2.2. Khái quát về thể loại nhật ký .......................................................12
Chương 2. ĐẶC TRƯNG NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT TRONG NHẬT KÝ
CHIẾN TRANH 1945-1975 ..........................................................................17
2.1. Ngôn từ hướng nội ..............................................................................17
2.2. Ngôn từ giàu tính trữ tình................... Error! Bookmark not defined.
2.3. Ngôn từ mang tính tự nhiên, đời thường .......... Error! Bookmark not
defined.
2.4. Ngôn từ mang tính chân thực ..............................................................24
2.5. Ngôn từ mang tính quy ước, ẩn dụ .....................................................35


Chương 3. MỘT SỐ THỦ PHÁP XÂY DỰNG NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT
TRONG NHẬT KÝ CHIẾN TRANH 1945-1975.........................................40
3.1. Cấp độ từ vựng: sử dụng linh hoạt và độc đáo nhiều lớp từ vựng......40
3.2. Cấp độ câu ...........................................................................................43
3.2.1. Cấu trúc câu đa dạng, gợi cảm ....................................................43
3.2.2. Những câu văn trần thuật chứa đựng nhiều thông tin .................46
3.2.3. Sử dụng linh hoạt các loại câu kể, câu tả và câu cảm thán.........49
KẾT LUẬN ....................................................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tàis
Mỗi một loại hình nghệ thuật đều tồn tại những chất liệu riêng để cấu

thành nên nó. Nếu như giai điệu và ca từ là chất liệu của âm nhạc, đường nét
và màu sắc làm nên hội họa thì đối với văn học, ngôn từ chính là chất liệu
chủ đạo, là phương tiện chủ yếu mang tính đặc trưng. Văn học chính là nghệ
thuật ngôn từ. Ta có thể thấy, không có ngôn từ thì không có tác phẩm văn
học bởi ngôn từ vật chất hóa, cụ thể hóa sự biểu hiện của chủ đề, tư tưởng,
cốt truyện…
Với nhật ký, một thể loại mang tính chất riêng tư, đời thường, ghi chép
lại những sự việc, suy nghĩ, cảm xúc cá nhân bằng những câu chữ thì ngôn từ
lại càng đóng một vai trò quan trọng, góp phần phân biệt nhật ký với các thể
loại văn học khác và tạo nên diện mạo của thể loại. Chính vì vậy, khi khám
phá một tác phẩm văn học nghệ thuật nói chung, một tác phẩm ở thể loại
nhật ký nói riêng thì tìm hiểu ngôn từ nghệ thuật có ý nghĩa quan trọng hàng
đầu.
Văn học là bức tranh chân thực phản ánh đời sống. Theo dòng chảy của
thời gian và dấu ấn lịch sử của dân tộc, văn học đã có những phản ánh kịp
thời, ghi lại những mốc son hào hùng, đáng nhớ của cha ông. Đặc biệt, với
những giai đoạn khác nhau của lịch sử dân tộc, văn học lại có những sự phản
ánh với những khuynh hướng khác nhau. Tiêu biểu phải kể đến giai đoạn
lịch sử 1945-1975, những năm mà nhân dân cả nước dồn hết sức người sức
của cho cuộc kháng chiến cứu nước, những năm mà văn học nói chung và
thể ký nói riêng tập trung toàn lực để phản ánh cuộc kháng chiến của dân tộc
thì khuynh hướng sử thi là đặc điểm bao trùm lên cả nền văn học, nó chi
phối và ảnh hưởng rõ nét đến các sáng tác của các nhà văn, nhà thơ. Các
sáng tác của họ dù có dung lượng hạn chế của một bài tùy bút hay mở rộng

1


tới bức tranh toàn cảnh trong một tiểu thuyết dài, dù câu chuyện chỉ diễn ra
quanh một tình huống của một con người hay có quy mô bao quát cả một

giai đoạn lịch sử, một chiến dịch lớn thì các tác phẩm đều đề cập đến những
vấn đề hệ trọng của dân tộc và thời đại, vận mệnh của đất nước và nhân dân.
Ký và văn xuôi giai đoạn này đặc biệt phát triển, tiêu biểu phải kể đến những
tác phẩm: Tập truyện và ký Bức thư Cà Mau (1965) của Anh Đức, tập ký
Cửu Long cuộn sóng (1965) của Nguyễn Thi… Khuynh hướng sử thi không
chỉ ảnh hưởng nhiều đến nội dung của các sáng tác thời kỳ này mà nó còn
tác động mạnh mẽ đến khía cạnh khai thác ngôn từ, đặc điểm từ ngữ, câu
văn, các thủ pháp sáng tạo về ngôn từ…
Năm 2005 với sự xuất hiện của cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm và tiếp
theo đó là sự công bố hàng loạt những cuốn nhật ký chiến tranh khác như:
Vũ Tú Nam: Những năm tháng ấy, cuốn nhật ký mang tên Đường Về của liệt
sĩ sỹ quan đặc công Phạm Thiết Kế, Nhật ký Trình Văn Vũ…Ngay khi được
công bố, những cuốn nhật ký này đã làm rung động hàng triệu con tim của
bạn đọc; rất nhiều cuộc hội thảo đã được tổ chức, nhiều bài phê bình, đánh
giá về nhật ký chiến tranh xuất hiện. Tuy vậy, các cuộc hội thảo, các bài viết,
nghiên cứu mới dừng lại ở việc giới thiệu về cuốn sách, khai thác thông tin
bên lề tác phẩm, tìm hiểu cuộc đời, thân thế tác giả cũng như nghiên cứu về
chiến tranh… chứ chưa có một công trình nghiên cứu cụ thể nào đi sâu tìm
hiểu nghệ thuật của thể loại văn học đặc biệt này. Những đặc trưng về ngôn
từ trong thể loại nhật ký nói chung và nhật ký chiến tranh nói riêng vẫn chưa
được nghiên cứu, đề cập và tìm hiểu một cách tỉ mỉ.
Vì những lí do trên chúng tôi đã quyết định chọn đề tài: Ngôn từ nghệ
thuật trong nhật ký chiến tranh 1945-1975 với mong muốn khóa luận sẽ
góp phần tìm ra một hướng đi mới trong việc nghiên cứu về đặc trưng nghệ
thuật cơ bản nhất của thể loại nhật ký chiến tranh đó là ngôn từ nghệ thuật.

2


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Với đặc trưng thể loại “nhật ký” là những ghi chép mang tính chất riêng
tư vì thế có thể nói trước những năm 1986, sự xuất hiện của chúng không
nhiều, chưa thu hút được sự chú ý, quan tâm của độc giả và giới nghiên cứu.
Vì thế sự góp mặt của nhật ký chiến tranh trên diễn đàn văn học trong giai
đoạn gần đây được cho là của “hiếm” vì chưa có một công trình nào đi sâu
vào tìm hiểu về thể loại nhật ký chiến tranh này, đặc biệt ở khía cạnh ngôn
từ.
Từ sau 1986, đặc biệt là từ năm 2005 với sự xuất hiện đầu tiên của cuốn
Nhật ký Đặng Thùy Trâm của một nữ bác sĩ - liệt sĩ đã được công bố trong
xã hội và tạo ra một “cơn sốt” về nhật ký chiến tranh, tiếp theo đó là Mãi mãi
tuổi hai mươi của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc; Nhậtký chiến tranh của Chu Cẩm
Phong; Những năm tháng ấy của Vũ Tú Nam; Đường Về của Phạm Thiết
Kế; Nhật ký Trình Văn Vũ… đã thực sự gây được ấn tượng mạnh mẽ và thu
hút được sự quan tâm của toàn xã hội, khiến các nhà nghiên cứu phải có cái
nhìn sâu rộng và nghiêm túc với thể loại văn học đặc biệt này. Bên cạnh sự
xuất hiện của những cuốn nhật ký gây xôn xao dư luận thì hàng loạt các bài
viết, bài giới thiệu, phê bình… cũng được ra mắt với tần suất lớn trên các
phương tiện thông tin đại chúng, điển hình phải kể đến hàng chục bài báo
viết về đề tài này với những nội dung phong phú khác nhau:
- Những bài báo mang tính chất giới thiệu về hành trình của cuốn nhật
ký đã được phát hiện và lưu giữ bởi người lính bên kia giới tuyến trong suốt
35 năm trải qua bao khó khăn mới tìm được gia đình tác giả và cho in thành
sách (Nhật ký Đặng Thùy Trâm): Đọc nhật ký chiến tranh: Một tác phẩmvăn
học kỳ lạ [27], Thêm một cuốn nhật ký chiến tranh xúc động [25], Có thêm
một nhật ký chiến tranh chân thật [22].

3


- Những bài nói về hiệu ứng xã hội của các cuốn nhật ký: Đọc nhật ký

chiến tranh để lấy tinh thần cho một cuộc chiến mới [2],Qua Mãi mãi tuổi
hai mươi và Nhật ký Đặng Thùy Trâm nghĩ về văn hóa đọc [13], Nhật ký
Trình Văn Vũ - thấp thoáng một tâm hồn thi sĩ (Lê Hồng Qùy), Những trang
nhật ký thấm đẫm chất anh hùng ca và lãng mạn người lính (Dương Phương
Toại)…Những bài viết này đã có tác động tích cực tới dư luận xã hội, khiến
cho độc giả có một cái nhìn chân thực hơn về cuộc chiến vĩ đại mà thế hệ
cha anh đã đi qua; những khó khăn gian khổ và sự hi sinh vô tư vì lý tưởng
tuổi trẻ. Hơn thế nữa, nhờ đó mà văn hóa đọc được hưởng ứng sâu rộng, thu
hút hàng triệu độc giả đón đọc và theo dõi cuộc hành trình cùng số phận để
cuốn nhật ký đến được với bạn đọc ngày hôm nay.
- Những bài nghiên cứu về nhật ký chiến tranh có tính chất chuyên sâu
xuất hiện rất ít: Nguồn tư liệu đáng quý qua nhật ký chiến tranh của tác giả
Tôn Phương Lan đã mang đến cho độc giả cái nhìn chân thực nhất về hiện
thực chiến tranh và sự tàn khốc của nó; bài nghiên cứu Ngôn ngữ nghệ thuật
trong nhật ký chiến tranh của Chu Cẩm Phong [13] đã chỉ ra những nét đặc
trưng về ngôn ngữ trong cuốn nhật ký cùng các thủ pháp xây dựng ngôn ngữ
của nhà văn khoác áo lính Chu Cẩm Phong.
Có thể nói, nghiên cứu về nhật ký chiến tranh bước đầu chỉ dừng lại ở
việc giới thiệu sách và khai thác thông tin bên lề tác phẩm. Cũng đã có
những bài nghiên cứu đi vào tìm hiểu khía cạnh ngôn ngữ trong nhật ký
chiến tranh, tuy nhiên đây chỉ là những bài nghiên cứu về một tác phẩm nhật
ký nhất định của một tác giả nào đó chứ chưa có công trình nghiên cứu
chuyên sâu nào khái quát về đặc trưng ngôn từ trong nhật ký của cả một giai
đoạn cụ thể. Chính vì vậy, đề tài khóa luận của chúng tôi đã tìm một hướng
đi mới trong việc nghiên cứu về nhật ký chiến tranh, đó là khai thác khía
cạnh đặc trưng ngôn từ nghệ thuật trong nhật ký chiến tranh giai đoạn 1945-

4



1975. Khóa luận sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong quý thầy cô
cùng toàn thể hội đồng nhận xét và cho ý kiến đóng góp để khóa luận hoàn
thiện hơn.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của khóa luận là tìm tòi, phát hiện những nét độc đáo về ngôn
từ nghệ thuật trong nhật ký chiến tranh 1945-1975; chỉ ra những thủ pháp
tiêu biểu trong sáng tạo ngôn từ nghệ thuật của tác giả, tất nhiên không tách
rời nó với việc thể hiện, làm sáng tỏ giá trị nội dung của cuốn nhật ký.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Xuất phát từ việc nắm vững những kiến thức về ngôn từ trong văn học
nói chung và ngôn từ trong thể ký, nhật ký nói riêng, khóa luận có nhiệm
vụ chỉ ra những đặc điểm cơ bản về ngôn từ nghệ thuật của nhật ký chiến
tranh giai đoạn 1945-1975
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đặc trưng ngôn từ nghệ thuật trong nhật ký chiến tranh 1945-1975
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nhật ký chiến tranh 1945-1975 cụ thể: Đường Về: Phạm Thiết Kế;
Những năm tháng ấy: Vũ Tú Nam; Nhật ký Trình Văn Vũ; Nhật ký Đặng
Thùy Trâm
5. Phương pháp nghiên cứu
Để triển khai đề tài này, chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên
cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu đối tượng theo quan điểm hệ thống
- Phương pháp so sánh hệ thống
- Phương pháp lịch sử phát sinh

5



- Phương pháp phân tích, tổng hợp
6. Đóng góp của khóa luận
Nhật ký chiến tranh là thể loại khá mới mẻ. Cũng vì mới mẻ mà những
đóng góp của nhật ký chiến tranh cho dòng văn học viết về đề tài chiến tranh
nói riêng và văn chương Việt Nam nói chung dường như vẫn chưa được
đánh giá đúng mức. Trên nền tảng những kiến thức lí luận cơ sở, khóa luận
Ngôn từ nghệ thuật trong nhật ký chiến tranh 1945-1975 chỉ ra những nét
đặc trưng độc đáo về ngôn từ nghệ thuật cùng những thủ pháp tiêu biểu trong
sáng tạo ngôn từ nghệ thuật của các tác giả nhật ký giai đoạn này.
7. Bố cục khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và thư mục tham khảo, nội dung chính
của khóa luận sẽ được triển khai theo bố cục sau:
Chương 1. Những vấn đề chung về ngôn từ nghệ thuật và khái quát thể
loại nhật ký.
Chương 2. Đặc trưng ngôn từ nghệ thuật trong nhật ký chiến tranh 1945
- 1975
Chương 3.Thủ pháp xây dựng ngôn từ nghệ thuật trong nhật ký chiến
tranh.

6


Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT
VÀ KHÁI QUÁT THỂ LOẠI NHẬT KÝ
1.1. Vài nét về ngôn từ nghệ thuật
1.1.1. Quan niệm về ngôn từ nghệ thuật
Từ trước đến nay, ngôn ngữ được coi là một phương tiện giao tiếp trọng
yếu và quan trọng nhất của loài người. Nhờ có ngôn ngữ mà con người
truyền đạt được những suy nghĩ, tư tưởng, mục đích, ý định với nhau để có

thể tồn tại và phát triển đến ngày nay. Trong cuốn Từ điển Tiếng Việt đã định
nghĩa: “Ngôn ngữ là hệ thống những âm, những từ và những quy tắc kết hợp
chúng, làm phương tiện để giao tiếp chung trong một cộng đồng” [20, 688].
Cuốn Bàn về ngôn ngữ thì nhận định: “Ngôn ngữ là ý thức thực tại, thực
tiễn, ngôn ngữ cũng tồn tại cho cả người khác nữa, và cũng như ý thức, ngôn
ngữ chỉ sinh ra là do nhu cầu, do cần thiết phải giao dịch với người khác
nữa” [17;14]
Văn học là nghệ thuật ngôn từ. Nghệ thuật ngôn từ xa xưa đã bao gồm
không chỉ thơ trữ tình, kịch, sử thi mà bao gồm cả nghệ thuật hùng biện dùng
trong giảng đạo, trong xét xử, trong diễn thuyết chính trị trước công chúng.
Ngày nay với sự phát triển của báo chí và phương tiện truyền thông đại
chúng thì phạm vi của nghệ thuật ngôn từ còn rộng hơn và đổi khác. Do vậy,
khi nói văn học là nghệ thuật, ta chỉ nói tới một loại hình của nghệ thuật đó tức là loại hình sử dụng ngôn từ để sáng tạo ra thế giới nghệ thuật, vì mục
đích nghệ thuật. Xét ở lĩnh vực văn chương, ngôn ngữ nghệ thuật chính là
ngôn ngữ trong tác phẩm văn học. Từ điển thuật ngữ văn học viết: “Ngôn
ngữ là công cụ, là chất liệu cơ bản của văn học, vì vậy văn học được gọi là
loại hình nghệ thuật ngôn từ. Trong tác phẩm, ngôn ngữ văn học là một
trong những yếu tố quan trọng thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách, tài
năng của nhà văn…”[7;215]. Ở đây, ta cần phân biệt rõ ngôn ngữ tự nhiên

7


và ngôn ngữ nghệ thuật. Nếu như ngôn ngữ tự nhiên là hệ thống tín hiệu đầu
tiên con người dùng để diễn đạt ý nghĩa, diễn đạt tình cảm nảy sinh trong
hoàn cảnh nhất định một cách cảm tính thì ngôn ngữ nghệ thuật là hệ thống
tín hiệu thứ hai, được phát triển từ hệ thống tín hiệu thứ nhất, có nhiệm vụ
thể hiện tư tưởng của tác phẩm. Ngôn ngữ tự nhiên có chức năng giao tiếp là
chủ yếu, còn có chức năng thứ yếu là chức năng thẩm mĩ. Nhưng đối với
ngôn ngữ nghệ thuật, chức năng thẩm mĩ là chức năng cơ bản nhất, quan

trọng nhất. Đó là ngôn ngữ giàu tính hình tượng nhất, được tổ chức một cách
đặc biệt để phản ánh đời sống, thể hiện tư tưởng tình cảm và tác động thẩm
mĩ tới người đọc.
Ngôn ngữ nghệ thuật là biểu hiện đầy đủ nhất và nổi bật nhất của ngôn
ngữ văn hoá toàn dân. Nó được hoàn thiện nhờ tài năng và khả năng sáng tạo
của nhà văn. Qua ngôn từ nghệ thuật, người đọc không chỉ khám phá được tư
tưởng, quan niệm của người viết gửi gắm trong tác phẩm mà còn thấy được
phong cách cá nhân của nhà văn đó.
1.1.2. Đặc trưng của ngôn từ nghệ thuật
Bắt nguồn từ nhu cầu trao đổi thông tin mà ngôn ngữ ra đời, bắt nguồn
từ nhu cầu thưởng thức cái hay, cái đẹp mà văn học ra đời. Văn học sử dụng
ngôn ngữ nhưng văn học và ngôn ngữ là hai loại hình ký hiệu khác nhau, do
đó không thể suy trực tiếp đặc điểm của ngôn từ nghệ thuật từ đặc điểm của
ngôn ngữ thông thường. Mà đây là điều nhầm lẫn rất phổ biến. Ngôn từ văn
học là một hiện tượng nghệ thuật do nghệ sĩ sáng tạo theo quy luật chung của
nghệ thuật. Văn bản nghệ thuật phải truyền đạt một ý nghĩa mà không một
phát ngôn đồng nghĩa nào có thể thay thế được.
Có rất nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra quan niệm của mình về đặc
trưng của ngôn ngữ nghệ thuật. Chẳng hạn như tác giả Đinh Trọng Lạc trong
cuốn Phong cách học tiếng Việt đã chỉ ra tính chất cơ bản của ngôn ngữ nghệ

8


thuật là: tính cấu trúc, tính hình tượng, tính cá thể hoá và tính cụ thể hoá. Tác
giả Đỗ Hữu Châu trong Cơ sở ngữ học từ vựng đã bổ sung thêm tính hệ
thống bên cạnh bốn tính chất của tác giả Đinh Trọng Lạc đã đưa ra.
Nguyễn Phan Cảnh trong chuyên luận Ngôn ngữ thơ (2000) đã nhấn
mạnh tính tạo hình, tính biểu hiện của ngôn từ nghệ thuật.
Nguyễn Thế Lịch trong bài viết Về các tính chất của ngôn ngữ nghệ

thuật (TCNN số 4- 1998) cho rằng: ngôn ngữ nghệ thuật có tính chính xác,
tính hàm súc, tính phóng đại, tính cách điệu và tính tổ chức.
Trong cuốn Lý luận văn học (NXB GD-2006), Hà Minh Đức (chủ biên)
thì cho rằng tính chính xác, tính hàm súc và tính hình tượng là những đặc
điểm chung của ngôn ngữ văn học…
Tóm lại, từ những quan niệm khác nhau của các nhà nghiên cứu về đặc
trưng của ngôn ngữ nghệ thuật, ta có thể nhìn nhận khái quát những tính chất
cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật, đó là: tính chính xác, tính hình tượng, tính
cấu trúc, tính hệ thống, tính cá thể hoá.
Tính chính xác của ngôn ngữ nghệ thuật xuất phát từ một yêu cầu rất
quan trọng của văn học là nó phải phản ánh hiện thực một cách chân thực,
đầy đủ như nó vốn có. Giống như nhà bác học Lê Quý Đôn từng nói: “văn
muốn hay trước hết phải đúng”. Nói rõ hơn, đây chính là khả năng của ngôn
ngữ văn học có thể biểu hiện đúng điều mà nhà văn muốn nói, miêu tả đúng
cái mà nhà văn muốn biểu hiện. Tính chính xác là đặc trưng cơ bản đầu tiên
của ngôn ngữ nghệ thuật
Tính hình tượng là khả năng gợi lên những hình tượng nghệ thuật đưa
ta thâm nhập vào thế giới của những cảm xúc, ấn tượng, suy tưởng. Tính
hình tượng của ngôn ngữ thể hiện ở nhiều mặt như các loại từ, các phương
thức chuyển nghĩa để soi sáng một vật này qua vật khác. Ngôn ngữ nghệ
thuật không chấp nhận những mô hình có sẵn mà tính hình tượng của nó thể

9


hiện ở sự thống nhất giữa mặt tạo hình và mặt biểu đạt của văn bản ngôn từ.
Hai bình diện này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong việc tạo thành một
tác phẩm hoàn hảo.
Ngôn ngữ nghệ thuật cũng là một cấu trúc có tính hệ thống. Trong một
tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh phải có mối quan hệ chặt chẽ giữa cấu trúc

bề mặt và cấu trúc bề sâu. Là sự kết hợp hữu cơ giữa văn bản ngôn từ (về
mặt hình thức biểu đạt, chất liệu), hệ thống hình tượng (thành tố trung gian
gắn bó thành tố và nội dung) và các lớp nội dung ý nghĩa của tác phẩm nghệ
thuật (cấu trúc chiều sâu: chủ đề tư tưởng, cảm xúc), cấu trúc bề mặt và cấu
trúc chiều sâu có sự thống nhất căn bản: nội dung nào thì hình thức ấy. Tính
cấu trúc và tính hệ thống của ngôn ngữ tự nhiên biểu hiện ở mối quan hệ bên
trong ngôn ngữ (chủ thể lời nói luôn luôn thống nhất) thì với ngôn ngữ nghệ
thuật biểu hiện chủ yếu trong quan hệ với các nhân tố ngoài ngôn ngữ (hình
tượng nghệ thuật, phong cách tác giả, tác phẩm, khuynh hướng trào lưu văn
học, hệ tư tưởng, quan hệ thẩm mĩ thời đại). Từ mối quan hệ đó, văn bản tác
phẩm trở thành một bản hoà tấu có một tổng hợp lực mạnh mẽ, tác động tới
người tiếp nhận văn bản.
Ngôn ngữ nghệ thuật có tính cá thể hoá và đó chính là đặc điểm phong
cách tác giả thể hiện trên văn bản nghệ thuật. Nó thể hiện qua các thao tác
sử dụng ngôn từ, các thủ pháp sáng tạo mà tác giả sử dụng để xây dựng
hình tượng. Ngôn ngữ nghệ thuật được cá thể hoá khi nó mang dấu ấn
phong cách tác giả, tức là mang quan niệm của tác giả về đời sống con
người. Những nhân tố ảnh hưởng đến bút pháp tác giả, hệ thống hình tượng
nghệ thuật trong tác phẩm đó là các biện pháp thể hiện hình tượng và nội
dung tư tưởng sự vận dụng ngôn ngữ qua các thao tác. Ngôn từ nghệ thuật
đạt tới tính cá thể (có phong cách) phải thể hiện được nhân cách, tâm hồn,
tư tưởng của nhà văn thông qua những thao tác lựa chọn từ vựng, phương

10


thức thể hiện giọng điệu của họ. Tác giả có phong cách ngôn ngữ riêng biệt,
độc đáo phải là người có quan niệm nghệ thuật riêng, cái nhìn riêng đối với
đời sống con người và phải được biểu đạt bằng một giọng điệu riêng, tiếng
nói riêng của mình.

1.1.3. Các thành phần cơ bản của ngôn từ nghệ thuật
Nếu như trong thơ trữ tình, kiểu nói duy nhất thống lĩnh toàn bộ thế giới
nghệ thuật là lời trực tiếp của nhân vật trung tâm thì trong văn xuôi tự sự các
kiểu lời lại phong phú hơn nhiều: ngôn ngữ nhân vật có lời đối thoại, lời độc
thoại, độc thoại nội tâm; ngôn ngữ trần thuật có lời kể, lời tả, lời bình luận
trữ tình, các kiểu lời trung gian như lời nửa trực tiếp, sự đan xen các kiểu lời.
Tuỳ thuộc vào các chức năng của mỗi kiểu lời và khả năng vận dụng của
mình, mỗi nhà văn lại sử dụng và phát huy các kiểu lời ấy trong quá trình
sáng tạo nghệ thuật
1.2. Vài nét về loại hình ký văn học nói chung và thể loại nhật ký nói riêng
1.2.1. Vài nét về loại hình ký văn học
Ký là loại hình văn học có nhiều biến thể. Nghĩa gốc của chữ “ký” là
ghi chép một sự việc nào đó để không quên. Phải có chữ viết rồi mới có ghi
chép, cho nên so với các thể loại văn thơ cách luật, ký văn học xuất hiện
muộn; lịch sử của nó gắn liền với lịch sử của văn học bác học. Ở Việt Nam,
sau năm 1945, chúng ta có cả một nền văn học ký. Công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội và hiện thực hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ để
lại dấu ấn đậm nét trong ký của Nguyễn Huy Tưởng, Tô Hoài, Nguyễn Tuân,
Nguyễn Khải Anh Đức, Hoàng Phủ Ngọc Tường..
Tuy xuất hiện muộn nhưng trên thế giới cũng như ở Việt Nam, lịch sử
của ký cũng đã trải qua nhiều giai đoạn, vận động, phát triển với rất nhiều sự
đổi thay và hàng loạt những biến thể. Từ văn học trung đại đã thấy có lục,
thực, ngữ lục, tạp văn, mạn lục, tiểu lục, tiệp bút, toái sự, mị ngữ, khảo, văn

11


chú, truyện ký, sử ký, ký sự, tùy bút. Bước sang thời hiện đại lại thấy có nhật
ký, hồi ký, phóng sự tản văn, ký chính luận, tiểu luận…
1.2.2. Khái quát về thể loại nhật ký

Dưới nhiều góc độ khác nhau của đời sống xã hội - đời sống tinh thần,
văn chương bằng thế mạnh của mình đã khai thác, khám phá làm nổi bật tất
cả những âm điệu, cung bậc cảm xúc của con người trong sự đa dạng muôn
màu làm nên sự phong phú trong tâm hồn trước hiện thực đời sống xã hội.
Với các thể loại nổi bật: thơ, tiểu thuyết truyện ngắn, kịch… văn chương
Việt Nam hiện đại đã hấp dẫn bao thế hệ độc giả. Tuy nhiên, với những ưu
thế, đặc thù, mỗi thể loại văn học lại có sức hấp dẫn riêng. Nếu như, tiểu
thuyết là thể loại “tự sự dài hơi” với dung lượng lớn về nhân vật, cốt truyện,
phạm vi phản ánh thì truyện ngắn lại là những lát cắt của cuộc sống; với thơ
lại nồng nàn say đắm tâm hồn người với nhiều cung bậc cảm xúc đi kèm
hình ảnh, nhạc điệu… Đặc biệt hơn, nhật ký xuất hiện đã khẳng định vị trí
trong lòng độc giả với những hấp dẫn riêng của nó về giọng điệu tâm tình,
tiếng nói bên trong, tiếng nói của tư tưởng tình cảm, sự bộc lộ chân thành và
sâu lắng nhất cảm xúc suy nghĩ trong tâm hồn người viết.
Nằm trong loại thể ký, nhật ký nói chung và nhật ký viết về chiến tranh
nói riêng đều mang những nét đặc điểm chung của thể loại đồng thời lại có nét
riêng độc đáo góp phần làm nên sự phong phú của văn chương nghệ thuật.
1.2.2.1. Các quan niệm về nhật ký
Theo Từ điển thuật ngữ văn học [7;38] thì nhật ký là một thể loại thuộc
loại hình ký, là một dạng biến thể của ký hiện đại. So với các thể loại khác
như tiểu thuyết, thơ… thì ký xuất hiện muộn hơn, tận thế kỷ XVIII khi có sự
gia tăng chú ý đến thế giới nội tâm của con người, khi xuất hiện nhu cầu tự
bộc bạch, tự quan sát thì thể loại này mới xuất hiện ở Châu Âu và phát triển
cực thịnh vào thế kỷ XIX. Ở Việt Nam thể ký ra đời muộn, có thể lấy điểm

12


mốc cho sự xuất hiện của thể loại này ở thời Lý-Trần với Vũ trung tuỳ bút
và Thượng kinh ký sự . Cũng như ở phương Tây, thể ký ở Việt Nam cũng

được coi là thể loại mở đường dẫn tới sự phát triển rực rỡ của chủ nghĩa
hiện thực trong văn học nghệ thuật. Qua nhiều giai đoạn lịch sử, ký cũng có
những biến thể cho phù hợp với xu thế phát triển của văn học. Nhật ký
chính là một dạng biến thể của ký hiện đại bên cạnh hồi ký, tuỳ bút, tản
văn, phóng sự…
Từ điển văn học (bộ mới) [11;39] định nghĩa nhật ký “là loại văn ghi
chép sinh hoạt thường ngày. Trong văn học, nhật ký là hình thức trần thuật
từ ngôi thứ nhất số ít, dưới dạng những ghi chép hàng ngày có đánh số ngày
tháng (…) bao giờ cũng chỉ ghi lại những gì đã xảy ra, những gì đã nếm trải,
thể nghiệm; nó ít hồi cố; được viết ra chỉ cho bản thân người ghi chứ không
tính đến việc được công chúng tiếp nhận”. Từ điển thuật ngữ văn học cũng
coi nhật ký là “một thể loại thuộc hình ký” hay “là hình thức tự sự ở ngôi thứ
nhất được thực hiện dưới dạng những ghi chép hàng ngày theo thứ tự ngày
tháng về những sự kiện của đời sống mà tác giả hay nhân vật chính là người
trực tiếp tham gia hay chứng kiến” [7; 204]. Giáo trình lý luận văn học, tập
2: Tác phẩm và thể loại văn học do GS.Trần Đình Sử chủ biên định nghĩa
như sau: “Nhật ký là thể loại ghi chép sự việc, suy nghĩ, cảm xúc hàng ngày
của chính người viết, là những tư liệu có giá trị về tiểu sử và thời đại của
người viết” [24, 261]. Như vậy, có thể nói rằng, nhật ký chính là những ghi
chép của cá nhân về những sự kiện, cảm xúc, suy nghĩ trước những sự kiện
xảy ra trong ngày hay trong thời điểm gần.
Về phân loại, tuỳ vào tính chất, mục đích mà người ta phân loại theo
những thể khác nhau của nhật ký. Rõ ràng nhất là sự phân chia nhật ký văn
học và nhật ký ngoài văn học. Các loại nhật ký ngoài văn học như: nhật ký
riêng tư, nhật ký khoa học, nhật ký công tác… không nhằm công bố rộng rãi,

13


chỉ viết dành cho mục đích cá nhân; đơn thuần chỉ ghi chép lại những sự việc

xảy ra với cá nhân chứ không quan tâm đến những vấn đề; những sự kiện
xảy ra với ý nghĩa xã hội rộng lớn, ý nghĩa nhân bản… Vì thế, nhật ký ngoài
văn học thường không thu hút được sự quan tâm của đông đảo người tiếp
nhận cũng như giới nghiên cứu văn học, không có tầm ảnh hưởng lớn. Còn
nhật ký văn học thường hướng tới các chủ đề nhất định và có sự ưu tiên chú
ý đến thế giới nội tâm của tác giả hoặc của các nhân vật trước những sự kiện
lớn có ý nghĩa không chỉ với cá nhân mà còn là mối quan tâm của toàn xã
hội; nhật ký văn học thường được viết ra nhằm hướng tới sự đông đảo công
chúng và không chủ định xây dựng hình tượng văn học, song một khi nó
“thể hiện được một thế giới tâm hồn, khi qua những sự việc và tâm tình của
cá nhân, tác giả giúp người đọc nhìn thấy những vấn đề xã hội trọng đại” thì
nó đã mang trong mình phẩm chất văn học.
1.2.2.2. Một số đặc điểm của thể loại nhật ký
Là một biến thể của ký, nhật ký mang những đặc điểm chung nhất của
ký, đồng thời lại có điểm riêng biệt, làm nên sức thu hút riêng của thể loại.
Với thể ký- thể loại được coi là “sự can dự trực tiếp của nghệ thuật vào đời
sống xã hội” với đặc điểm nổi bật là sự ghi chép sự việc, thì tính xác thực
của việc ghi chép được xem là đặc trưng quan trọng nhất của thể loại. Nhật
ký cũng vậy, cho dù là nhật ký văn học hay các loại nhật ký ngoài văn học
thì đều coi trọng tính chân thực, đáng tin cậy của sự kiện được ghi chép lại,
vì một cuốn nhật ký trước hết chính là sự giao lưu của người viết với chính
bản thân họ, bao giờ cũng chỉ ghi lại những gì đã xảy ra, những gì đã nếm
trải là yếu tố quan trọng hàng đầu, ví dụ như một cuốn nhật ký công tác hay
nhật ký khoa học đòi hỏi một sự chính xác cao, hay với nhật ký riêng tư yếu
tố bí mật là yếu tố quan trọng vì đó là những lời bộc bạch tâm sự của chủ thể
không hướng tới mục đích quảng bá nên những gì viết ra luôn chân thực.

14



Còn với nhật ký văn học, để mang tính hiện đại cho những vấn đề có ý nghĩa
lớn thì bản thân việc ghi chép phải có sự chân thực mới thu hút được sự quan
tâm của độc giả cũng như xã hội: Ví dụ như nhật ký Ở rừng của Nam Cao là
những ghi chép chân thực những ngày tháng gian khổ mà đầy ý nghĩa trong
ngày đầu hoạt động cách mạng của nhà văn, đó cũng là những gian khổ, khó
khăn, thách thức các văn nghệ sĩ trong việc “nhận đường”… Tác phẩm thành
công bởi trong nó chứa đựng những cảm xúc chân thành của người viết thể
hiện tư tưởng, tình cảm và cái nhìn bao quát mọi sự vật, sự việc. Hay tập
Nhật ký trong tù của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cho chúng ta thấy được bộ
mặt tàn ác của nhà tù với những gian khổ, thiếu thốn đủ điều nhưng lại toát
lên vẻ đẹp tinh thần lạc quan yêu đời của người chiến sĩ - thi sĩ cách mạng.
Tính xác thực của nhật ký cũng có nét tương đồng với hồi ký, tuy nhiên nếu
như hồi ký có thể có yếu tố hư cấu những khi thể hiện thái độ, những sự việc
mà nhân vật trải nghiệm nhằm làm nổi bật hơn chủ đề của tác phẩm thì với
nhật ký, yêu cầu về tính xác thực rất khắt khe. , Người viết nhật ký không
được phép hư cấu thêm tình tiết, hư cấu trong nhật ký là điều tối kị.
1.2.2.3. Đôi nét về nhật ký chiến tranh
Xuất hiện trong dòng văn học viết về đề tài chiến tranh, thể loại nhật ký
được biết đến như một điển hình về sự mới mẻ và chân thực của nó kể từ khi
có sự phát hiện và công bố hai cuốn nhật ký gây ấn tượng mạnh mẽ với đông
đảo nhân dân như Nhật ký Đặng Thùy Trâm, Mãi mãi tuổi hai mươi và tiếp đó
là nhật ký Đường về của liệt sĩ sỹ quan đặc công Phạm Thiết Kế; Những năm
tháng ấy của Vũ Tú Nam; Nhật ký Trình Văn Vũ.
Đến lúc này thể loại nhật ký mới thực sự thu hút được sự quan tâm của
độc giả cũng như giới nghiên cứu. Những cuốn nhật ký kể trên đã tạo được
những “chấn động” trong lòng bạn đọc, gây xúc động mạnh mẽ và tạo ra một
hiệu ứng xã hội rộng lớn. Chính vì thế, với thể loại văn học vô cùng đặc biệt

15



này đòi hỏi cần phải có một sự quan tâm, nghiên cứu một cách nghiêm túc
và toàn diện.
Văn chương Việt Nam đã mang một diện mạo mới kể từ khi có sự ra
đời và góp mặt của thể nhật ký chiến tranh. Căn cứ từ thực tế xuất bản mấy
thập niên qua, chúng ta có thể xem nhật ký chiến tranh như một tiểu thể loại,
với những nét đặc trưng khu biệt về đề tài, hoàn cảnh viết và theo đó là đặc
trưng bút pháp nghệ thuật. Qua những ghi chép tỉ mỉ, chi tiết các tác giả nhật
ký đã cho thế hệ mai sau biết về chiến tranh một cách chân thực nhất, sống
động nhất về những khó khăn gian khổ những mất mát hi sinh của thế hệ cha
anh đã sống và chiến đấu giành độc lập tự chủ cho Tổ quốc. Hơn thế, đó lại
chính là những trang viết của những người trong cuộc, chính họ đã có mặt
trong cuộc chiến, trực tiếp sống và chiến đấu cho nên những di bút của họ rất
chân thực và chính xác, phản ánh được đời sống tinh thần của thế hệ thanh
niên Việt Nam thời đó và tác động nhất định đến xã hội hiện tại. Vì lẽ đó,
việc nghiên cứu về thể loại nhật ký chiến tranh vừa mang ý nghĩa lý luận vừa
mang ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.
Nói tóm lại, nhật ký chiến tranh không những có đóng góp lớn về mặt
thể loại mà còn mang đến sự mới lạ cho đời sống văn học tác động mạnh mẽ
và ảnh hưởng sâu sắc đến tâm hồn con người với hiệu ứng xã hội tích cực.
Đặc biệt là trong nhận thức của giới trẻ hiện nay. Sự có mặt của những cuốn
nhật ký chiến tranh giai đoạn 1945 - 1975: Đường về; Những năm tháng ấy;
Nhật ký Trình Văn Vũ; Nhật ký Đặng Thùy Trâm đã trở thành những minh
chứng lịch sử nhắc nhở các thế hệ người Việt Nam về một thời kỳ đau
thương mà hào hùng của dân tộc và công lao to lớn của thế hệ cha anh đi
trước đã cống hiến, hi sinh vì lý tưởng tuổi trẻ, vì nền độc lập của Tổ quốc.

16



Chương 2. ĐẶC TRƯNG NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT TRONG NHẬT
KÝ CHIẾN TRANH 1945 - 1975
2.1. Ngôn từ mang tính hướng nội
Do sự quy định của đặc trưng thể loại, trong nhật ký, ngôn ngữ độc
thoại nội tâm được xem như là yếu tố thứ nhất có vai trò chủ chốt trong việc
hình thành thế giới mà người viết đã tạo nên. Nếu ngôn ngữ ở nhật ký thông
thường chỉ dừng lại ở việc thuật lại sự việc hàng ngày một cách tuần tự, máy
móc thì ngôn ngữ trong nhật ký chiến tranh lại hoàn toàn khác. Đó là một
dạng ngôn ngữ hướng nội.
Ngôn ngữ hướng nội cần được hiểu là khuynh hướng ngôn ngữ chủ yếu
hoặc hoàn toàn quan tâm đến đời sống tinh thần, nội tâm của bản thân người
viết và đích trần thuật trước hết là hướng đến chính chủ thể trần thuật. Nhiệm
vụ hàng đầu của ngôn ngữ này là hướng tới thế giới nội tâm con người và
làm nổi bật cái “tiểu vũ trụ” của bản thân người viết. Nhật ký là những lời
bộc bạch, tâm sự thầm kín của chủ thể sáng tạo viết ra nhằm mục đích tự
giao lưu với chính mình, ở đó người viết có thể giãi bày tâm sự, bày tỏ quan
điểm thái độ, suy nghĩ nhận xét đánh giá về những sự kiện đã từng được
chứng kiến, vừa trải qua hay nghe kể lại một cách chân thực và giàu cảm xúc
nhất. Nhật ký tôn trọng tính riêng tư và tính chân thực. Điều này tạo nên nét
đặc trưng tiêu biểu của nhật ký nói riêng và thể loại nhật ký nói chung. Ta có
thể bắt gặp những phút giây độc thoại với chính mình của nữ bác sĩ Thùy
Trâm: “Vẫn buồn ư Th? Mấy ca thương nặng tưởng không sống nổi, những
nụ cười trên khuôn mặt còn xanh mướt vì mất máu chẳng làm Th vui đó
sao?” [28; Tr 30]; “Ơi cô gái sống với bao suy nghĩ kia ơi, nghĩ làm gì cho
nhiều để rồi phải nặng trĩu những đau buồn. Hãy cứ tìm lấy những niềm vui
đi, hãy cứ sống giàu lòng tha thứ, giàu sự hi sinh một cách tự giác đi. Đừng
đòi hỏi ở cuộc đời quá nhiều nữa…” [29; Tr 42].

17



Có cùng xu hướng sử dụng tính chất đối thoại trong những đoạn độc
thoại, nhật ký chiến tranh lại thể hiện dưới dạng đối thoại trần thuật nhằm
diễn tả một giọng điệu hay một suy nghĩ khác, nói theo cách khác, đó là một
dạng đối thoại ngầm, tự mình trả lời mình bằng một giọng khác. Dạng này,
chủ thể luôn sử dụng đại từ “mình” cho tất cả các hội thoại. Trong nhật ký
của mình, Thùy Trâm luôn nghĩ về người yêu trong sự dằn vặt, day dứt về
một mối tình ngang trái, mong muốn tình yêu ấy rời khỏi trái tim và khối óc
của mình để được thanh thản tìm niềm vui mới trong cuộc sống bộn bề khói
lửa:“Hãy quên đi Th ơi! Hãy quên đi mà tìm lại niềm hi vọng mới mẻ xanh
tốt trong lành hơn. Hãy lấy niềm tự hào mà quên đi thất vọng. Con người ấy
đâu có xứng đáng với tình yêu trong trắng, thủy chung của Th” [29; Tr 22],
cố gắng gạt bỏ những suy nghĩ về mối tình ngang trái “Giữa những ngày
tháng gian khó ác liệt này, mình đã tìm lấy niềm vui, sự an ủi nơi họ. Còn
riêng tư, không Thùy ơi, đừng nghĩ đến nữa, hãy gạt đi những áng mây đang
nhen lên ở cuối góc trời, đừng để nó nổi cơn phong ba bão táp Th nhé”.
Khác với Thùy Trâm, từng trang viết trong Nhật ký Trình Văn Vũ lại là
những dòng tâm sự, nỗi nhớ nhung người yêu nhẹ nhàng mà thấm đẫm, là
hình bóng người yêu luôn quấn quýt trên chặng đường hành quân:“…Lại
một phen chạy mửa mật, dọc đường đi mình lại bị sốt rét nặng. Về đến A Lia
dừng và nghỉ tại đây, một đêm yên tĩnh qua đi. Nhớ Hà nhiều, không hiểu
sao mình cứ nhớ em luôn như vậy?” [30; Tr 92],“… Phải chăng trong gian
khổ và xa cách, tình thương luôn choán hết trong trí nhớ và những dòng nghĩ
ngợi miên man. Và Hà nữa, Hà khỏe hay ốm, có nhớ mình không? Đêm đêm
vẫn thả tâm hồn về bên Hà.”[30; Tr 60]
Trong nhật ký chiến tranh các tác giả còn sử dụng ngôn ngữ hướng nội
để ghi lại những dòng tâm tư tình cảm, sự lắng đọng cảm xúc của tâm hồn
những lúc chất chứa tâm trạng nhất, nhiều cảm xúc nhất, muốn tự mình

18



chiêm nghiệm lại những sự kiện vừa mới xảy ra, đang xảy ra hoặc đang được
chứng kiến. Đó là sự chiêm nghiệm của Trình Văn Vũ về sự khao khát tình
cảm của người con gái ở tuổi hai mươi hay bắt gặp: “Trên đời sao cứ tạo
cho con người những tình cảm lạ lùng khao khát ấy! Phải chăng Chính, cô
gái ta gặp hôm nay là một trong những cô gái trên đường đời mình thường
gặp. Người con gái thường e thẹn và che giấu tình cảm của họ, nhưng khi đã
mãnh liệt dâng lên họ có thể gửi gắm tất cả vào đức tính trong sạch và lành
mạnh của người bạn trai họ gặp trên đời…” [30; Tr 22], là niềm cảm thông
trước những tình cảm tự nhiên ấy của người con gái: “Ừ! Thế là mình lại
thắng…Tình cảm khêu gợi của Chính càng làm cho mình thêm hiểu về nỗi
lòng của những người con gái. Và với Hà! Hà sẽ cũng có những phút xao
động như vậy . Mình thương Hà lắm, thông cảm với Hà nhiều” Trước những
tình cảm khêu gợi của Chính - cô gái người Mường, Trình Vũ đã thể hiện
nhân cách anh bộ đội cụ Hồ cao đẹp, vượt qua dục vọng cá nhân hèn kém và
vươn tới nhân cách cao thượng khi hết lòng cảm thông, thấu hiểu cho những
khát khao cháy bỏng bồng bột “chín đầy hạnh phúc” của người con gái ở
tuổi hai mươi. Là một cô gái sống với trái tim tràn đầy tình cảm nhưng đã có
những lúc Thùy Trâm tự nhắc nhở bản thân về mối quan hệ giữa lý trí và
tình cảm, về sự cần thiết của lí trí, về lòng tự tin và ý thức tự chủ bằng những
dòng đầy triết lý: “Sống ở đời phải biết khiêm tốn nhưng đồng thời phải có
một lòng tự tin, một ý thức tự chủ. Nếu mình làm đúng hãy cứ tự hào với
mình đi. Lương tâm trong sạch là liều thuốc quý nhất. Phải hiểu điều đó để
lấy điều đó làm cơ sở tự tin cho mình. Tại sao Th cứ suy nghĩ hoài khi mà Th
biết rằngchuyện đó Th làm đúng? Cuộc sống đâu phải chỉ có tình cảm mà
phải có lý trí, có hiểu thế hay không hở cô gái bướng bỉnh?” [29; Tr 34]
Ngôn từ hướng nội được sử dụng một cách phổ biến trong nhật ký chiến
tranh. Việc lựa chọn ngôn từ này xuất phát từ tư duy hướng vào đời tư, bám
sát hiện thực đời sống nơi chiến trường, thể hiện những dòng độc thoại nội


19


tâm suy tư, chiêm nghiệm về cuộc đời và con người, thể hiện cách nghĩ của
bản thân người viết nhật ký về thời cuộc, về chính mình, góp phần tái hiện
lại hiện thực tâm trạng của chủ thể trần thuật trong tác phẩm. Thông qua lời
độc thoại, công chúng tiếp nhận sẽ hiểu rõ những góc khuất tâm trạng, những
mâu thuẫn tâm lý được hình thành góp phần hoàn thiện cái tôi đa diện trong
tác phẩm.
2.2. Ngôn từ giàu tính trữ tình
Yếu tố trữ tình của ngôn ngữ trong nhật ký là một hệ quả tất yếu của
ngôn ngữ hướng nội trong nhật ký. Bởi tính chất hướng nội của ngôn ngữ
trong nhật ký chỉ quan tâm đến đời sống tinh thần, nội tâm của bản thân
người viết nên nhiều khi tác giả của những trang nhật ký chiến tranh thả tâm
hồn mình trong những dòng ý nghĩ miên man dạt dào xúc cảm. Trữ tình
được hiểu là người viết sử dụng ngôn ngữ để bộc lộ ý nghĩ, tình cảm, cảm
xúc, tâm trạng của bản thân trước hiện thực cuộc sống. Nhật ký chiến tranh
mang yếu tố trữ tình nhưng mức độ đậm nhạt của nó trong mỗi cuốn nhật ký
là không giống nhau. Trong bốn cuốn nhật ký chiến tranh khảo sát thì hai
cuốn nhật ký: Nhật ký Đặng Thùy Trâm và Nhật ký Trình Văn Vũ là mang
đậm yếu tố trữ tình hơn cả.
Trời phú cho phái nữ trái tim nhạy cảm, suy nghĩ của họ thường mang
màu sắc cảm tính, họ quan sát, nắm bắt hiện thực bằng trực cảm…Đọc
những trang Nhật ký Đặng Thùy Trâm ta bắt gặp giọng điệu trữ tình đằm
thắm một mặt khơi sâu vào cảm xúc chủ quan của nhân vật, một mặt lại khơi
gợi ở người đọc những khoảnh khắc rung động tâm hồn: “Rừng chiều sau
một cơn mưa, những lá cây xanh trong trước ánh nắng, mỏng mảnh xanh
gầy như bàn tay một cô gái cấm cung. Không khí trầm lặng và buồn lạ lùng.
Cả khu nhà bệnh nhân im lặng, bên khu nhân viên cũng chỉ nghe tiếng

Hường rì rầm trò chuyện với ai. Một nỗi nhớ mênh mang bao trùm quanh

20


×