Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Nghiên cứu xác định một số yếu tố gây bệnh của vi khuẩn p multocida trong bệnh tụ huyết trùng trâu, bò tại hà giang, cao bằng và lựa chọn vắc xin phòng bệnh (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.2 KB, 30 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------------

PHẠM THỊ PHƯƠNG LAN

Tên đề tài:

“NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH MỘT SỐ YẾU TỐ GÂY BỆNH
CỦA VI KHUẨN Pasteurella multocida TRONG BỆNH TỤ HUYẾT
TRÙNG TRÂU, BÒ TẠI HÀ GIANG, CAO BẰNG
VÀ LỰA CHỌN VẮC XIN PHÒNG BỆNH”

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ THÚ Y

Thái Nguyên, năm 2017


Luận án được hoàn thành tại:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Đặng Xuân Bình

2. TS. Nguyễn Ngọc Nhiên

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường
Họp tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Vào hồi ..... giờ, ngày ..... tháng ...... năm 2017

Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia


- Trung tâm học liệu Đại học Thái Nguyên
- Thư viện Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Phạm Thị Phương Lan, Đặng Xuân Bình (2013), “Một số đặc tính sinh học
của vi khuẩn Pasteurella multocida gây bệnh tụ huyết trùng ở trâu, bò phân
lập tại Hà Giang và Cao Bằng”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học
Thái Nguyên, 112 (12/2), tr. 163 - 167
2. Phạm Thị Phương Lan, Đặng Xuân Bình (2014), “Một số đặc đặc điểm
dịch tễ và các nhân tố ảnh hưởng đến bệnh tụ huyết trùng trâu, bò tại tỉnh
Hà Giang ”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên , 119
(5), tr. 73 – 78
3. Phạm Thị Phương Lan, Đặng Xuân Bình (2014), “Diễn biến của bệnh tụ
huyết trùng ở trâu, bò theo mùa và ảnh hưởng của yếu tố khí hậu đến tỷ
lệ mắc bệnh tại tỉnh Cao Bằng”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú , 21 (7),
tr. 28 - 33


1
MỞ ĐẦU
Ở Việt Nam ngành chăn nuôi trâu, bò luôn giữ vai trò quan trọng trong sản
xuất nông nghiệp. Theo thông báo của Cục thống kê (2015) [173] tính tới thời
điểm 01/10/2015, đàn trâu cả nước có 2,5 triệu con, tăng 0,1% so với cùng thời
điểm năm trước; đàn bò có 5,4 triệu con, tăng 2,5%, riêng đàn bò sữa đạt 275,3
nghìn con, tăng 21%. Song song với sự phát triển của ngành chăn nuôi trâu, bò thì
công tác phòng chống dịch bệnh được đặc biệt coi trọng, trước tiên phải nói đến
bệnh tụ huyết trùng. Báo cáo tại Hội nghị phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm,
thủy sản năm 2014 [1] và năm 2015 [2] của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn cho biết, trong năm 2014 có 26 tỉnh thành có bệnh tụ huyết trùng với 7.682
trâu, bò mắc bệnh, năm 2015 cũng có 26 tỉnh thành báo cáo có bệnh với 7.278
trâu, bò mắc. Chính vì vậy bệnh này luôn được xác định là đối tượng nghiên cứu
của ngành Thú y trong những năm qua và những năm tiếp theo.
Một số tỉnh miền núi phía Bắc, trong đó có Hà Giang, Cao Bằng, có diện
tích tự nhiên rộng chủ yếu là rừng núi, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển
chăn nuôi gia súc, đặc biệt là chăn nuôi trâu, bò. Hiện nay, tổng đàn trâu, bò
tỉnh Hà Giang trên 265.000 con và tỉnh Cao Bằng trên 228.000 con. Nhưng do
có những đặc thù riêng về địa lý, kinh tế xã hội và tập quán chăn nuôi, việc áp
dụng kỹ thuật và phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi còn hạn chế, đây
chính là những nhân tố tạo nên sự tồn tại và phát sinh nhiều ổ dịch tụ huyết
trùng, gây thiệt hại trong chăn nuôi. Theo các báo cáo tổng kết công tác thú y
hàng năm của các địa phương và kết quả nghiên cứu của Đặng Xuân Bình và cs
(2010) [3]; năm 2008 tỉnh Hà Giang có 276 trâu, 157 bò chết vì bệnh tụ huyết
trùng, tỉnh Cao Bằng năm 2008 có 455 trâu, bò chết và năm 2009 có gần 400
trâu bò chết do bệnh tụ huyết trùng.
Để khống chế bệnh, cho đến nay đã có một số loại vắc xin tụ huyết trùng
trâu, bò được các cơ quan nghiên cứu, sản xuất, sử dụng để tiêm phòng cho đàn
gia súc, nhưng bệnh vẫn liên tục xảy ra ở nhiều địa phương. Việc tiếp tục phân
lập xác định vi khuẩn Pasteurella để làm rõ đặc điểm dịch tễ của bệnh, tìm ra
quy luật lưu hành, tính gây bệnh của vi khuẩn để sản xuất và ứng dụng vắc xin
phù hợp trong từng vùng, hạn chế tiến tới thanh toán bệnh là cần thiết. Vì vậy
việc lựa chọn vắc xin phòng bệnh tụ huyết trùng trâu, bò phù hợp cho địa phương
có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả công tác kiểm soát, khống chế bệnh.
Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn sản xuất, chúng tôi đã tiến hành đề tài
“Nghiên cứu xác định một số yếu tố gây bệnh của vi khuẩn Pasteurella
multocida trong bệnh tụ huyết trùng trâu, bò tại Hà Giang, Cao Bằng và lựa
chọn vắc xin phòng bệnh”.
* Mục tiêu của đề tài
- Nghiên cứu dịch tễ học bệnh tụ huyết trùng và tình trạng mang trùng

đối với vi khuẩn Pasteurella multocida ở trâu, bò tại hai tỉnh Hà Giang và
Cao Bằng.
- Giám định đặc tính sinh vật, hóa học và yếu tố độc lực của vi khuẩn


2
Pasteurella multocida gây bệnh tụ huyết trùng cho trâu, bò trên thực địa
- Đánh giá khả năng đáp ứng miễn dịch, hiệu lực của vắc xin tụ huyết
trùng đang sử dụng cho trâu, bò tại Hà Giang, Cao Bằng và đề xuất giải pháp,
lựa chọn vắc xin phòng bệnh hiệu quả.
* Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Bổ sung tư liệu khoa học về đặc điểm dịch tễ, serotype kháng nguyên,
yếu tố độc lực, và sự lưu hành của vi khuẩn P. multocida gây bệnh tụ huyết trùng
ở trâu, bò tại hai tỉnh Hà Giang, Cao Bằng.
- Bổ sung tư liệu khoa học về hiệu lực bảo hộ của vắc xin khi thử thách với
chủng vi khuẩn P. multocida cường độc phân lập được; làm tiền đề cho việc lựa
chọn vắc xin thương mại phù hợp, cũng như tuyển chọn chủng vi khuẩn P.
multocida thích hợp, ổn định kháng nguyên cho việc phát triển vắc xin nội địa để
phòng bệnh tụ huyết trùng tại các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam.
* Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Việc đánh giá tình trạng mang khuẩn P. multocida ở trâu, bò khỏe là cơ sở
cho việc điều chỉnh chiến lược phòng bệnh tụ huyết trùng tại hai tỉnh Hà Giang,
Cao Bằng.
- Kết quả nghiên cứu đáp ứng miễn dịch của trâu, bò sau khi tiêm vắc
xin tụ huyết trùng tại thực địa là cơ sở thực tiễn để các nhà khoa học tiếp tục
nghiên cứu thay đổi công nghệ chế tạo vắc xin theo hướng tăng cường sự an
toàn, đồng thời kéo dài thời gian bảo hộ, hạn chế tỷ lệ mắc bệnh, góp phần
nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi trâu, bò.
- Kết quả đề xuất lựa chọn vắc xin phòng bệnh thích hợp tại địa phương
giúp cho cơ quan thú y và người chăn nuôi tại Hà Giang, Cao Bằng nói riêng và

các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung rà soát, điều chỉnh kế hoạch sử dụng vắc
xin thích hợp, đạt tỷ lệ miễn dịch bảo hộ cao ở trâu, bò sau khi tiêm phòng.
* Những đóng góp mới của đề tài
- Việc sử dụng chủng vi khuẩn Pasteurella multocida phân lập được từ trâu
bò mắc bệnh để xác định độ dài đáp ứng miễn dịch và hiệu lực của vắc xin
phòng bệnh đã cho thấy sự tương đồng giữa chủng vi khuẩn sản xuất vắc xin
thương mại với chủng vi khuẩn gây bệnh tụ huyết trùng tại thực địa. Đây là
đóng góp mới có ý nghĩa khoa học và thực tiễn trong việc lựa chọn vắc xin
đồng bộ về tính kháng nguyên với chủng vi khuẩn lưu hành tại địa phương để
tiêm phòng cho trâu, bò.
- Sử dụng chủng vi khuẩn Pasteurella multocida gây bệnh tụ huyết
trùng trâu bò phân lập được để đánh giá hiệu lực của vắc xin phòng bệnh tụ
huyết trùng sản xuất trong nước là cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo trong
việc chọn giống chuẩn đáp ứng yêu cầu sản xuất vắc xin phòng bệnh phù hợp
ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam.
* Bố cục của luận án


3
Luận án gồm 126 trang (không kể phần tài liệu tham khảo), mở đầu 3 trang,
tổng quan tài liệu 39 trang, nguyên vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu
17 trang, kết quả ngiên cứu và thảo luận 65 trang, kết luận và đề nghị 2 trang.
Luận văn có 30 bảng thể hiện kết quả nghiên cứu, 14 hình ảnh, 173 tài liệu tham
khảo. Trong đó có 55 tài liệu tiếng việt và 118 tài liệu tiếng anh.
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Chương 2
NỘI DUNG, NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, nguyên liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

- Bệnh tụ huyết trùng trâu, bò tại 2 tỉnh Hà Giang và Cao Bằng.
- Vi khuẩn P. multocida phân lập được từ dịch ngoáy mũi trâu bò khỏe và
phân lập từ các mẫu bệnh phẩm trâu, bò nghi mắc bệnh tụ huyết trùng.
- Đáp ứng miễn dịch ở trâu, bò nuôi tại Hà Giang, Cao Bằng sau khi được
tiêm vắc tụ huyết trùng xin nhũ dầu, keo phèn chủng P52.
2.1.2. Nguyên vật liệu
- Mẫu bệnh phẩm: dịch ngoáy mũi lấy từ trâu, bò khỏe, bệnh phẩm gan,
lách, phổi, tủy xương lấy từ trâu, bò chết nghi mắc bệnh tụ huyết trùng.
+ Mẫu huyết thanh trâu, bò trước và sau tiêm phòng vắc xin tụ huyết trùng
nhũ dầu hoặc keo phèn chủng P52 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng.
- Động vật thí nghiệm: chuột nhắt trắng (dòng Swiss, do Viện Thú y cung cấp)
khỏe, có khối lượng từ 18-22 gam/con
+Trâu, bò khỏe và chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh.
- Các loại hóa chất, môi trường sử dụng theo quy trình nghiên cứu của Bộ
môn vi trùng Viện Thú y và Trung tâm chẩn đoán Thý y Trung Ương.
- Chủng vi khuẩn: Vi khuẩn P. mutocida chủng HGXB5 và CBPT7 phân lập
được và vi khuẩn P. mutocida chủng P52 chuẩn do Viện Thú y Quốc gia cung cấp.
- Vắc xin sử dụng trong thí nghiệm: vắc xin tụ huyết trùng nhũ dầu và keo
phèn chủng P52 của Công ty thuốc Thú y TW NAVETCO
- Dụng cụ, máy móc thí nghiệm: các dụng cụ thí nghiệm thông dụng,
buồng cấy vô trùng, nồi hấp, máy ly tâm, máy dùng cho phản ứng PCR có tại
Bộ môn Vi trùng - Viện Thú y và Trung tâm chẩn đoán Thú y Trung ương.
2.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu
+ Một số địa phương trên địa bàn tỉnh Hà Giang và Cao Bằng.
+ Bộ môn Vi trùng -Viện Thú y và Trung tâm chẩn đoán Thú y Trung Ương.
- Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2011 đến năm 2015
2.2. Nội dung nghiên cứu



4
2.2.1. Nghiên cứu điều tra về dịch tễ bệnh tụ huyết trùng trâu, bò tại 2 tỉnh
Hà Giang và Cao bằng
- Xác định tỷ lệ trâu, bò mắc bệnh và tử vong do tụ huyết trùng
- Xác định tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do tụ huyết trùng xét riêng ở từng
loài trâu, bò.
- Tỷ lệ trâu, bò mắc bệnh và tử vong do tụ huyết trùng ở các mùa vụ khác nhau.
- Nghiên cứu về mức độ dịch và hệ số năm dịch.
- Nghiên cứu về thời điểm phát dịch, mùa dịch.
2.2.2. Nghiên cứu phân lập và xác định các đặc tính sinh vật, hóa học, yếu
tố độc lực của các chủng vi khuẩn P. multocida phân lập được
- Phân lập vi khuẩn P. multocida từ mẫu dịch ngoáy mũi trâu, bò khỏe và
mẫu bệnh phẩm lấy từ trâu, bò chết nghi mắc bệnh tụ huyết trùng
- Xác định một số đặc tính sinh vật hóa học của các chủng vi khuẩn P.
multocida phân lập được từ dịch ngoáy mũi và các mẫu bệnh phẩm trâu, bò chết
nghi mắc bệnh tụ huyết trùng.
- Xác định serotype của các chủng vi khuẩn P. multocida phân lập được từ
mẫu bệnh phẩm của trâu, bò chết nghi mắc bệnh tụ huyết trùng.
- Xác định độc lực của các chủng vi khuẩn P. multocida phân lập được từ
mẫu bệnh phẩm của trâu, bò chết nghi mắc bệnh tụ huyết trùng.
- Xác định khả năng mẫn cảm với một số kháng sinh của các chủng vi khuẩn
P. multocida phân lập được từ mẫu bệnh phẩm của trâu, bò chết nghi mắc bệnh tụ
huyết trùng.
2.2.3. Xác định miễn dịch chủ động tự nhiên và đánh giá hiệu lực của vắc
xin P52 dạng keo phèn và nhũ dầu trong phòng bệnh tụ huyết trùng cho
trâu, bò tại 2 tỉnh Hà Giang, Cao Bằng.
2.2.3.1. Miễn dịch chủ động tự nhiên ở trâu, bò chưa được tiêm phòng vắc xin
trong vùng dịch tụ huyết trùng địa phương
- Kiểm tra hiệu giá kháng thể kháng tụ huyết trùng trong huyết thanh của
trâu, bò chưa được tiêm phòng trong vùng dịch tụ huyết trùng địa phương.

- Kiểm tra khả năng miễn dịch của trâu, bò chưa tiêm vắc xin phòng bệnh tụ
huyết trùng bằng phương pháp bảo hộ thụ động chuột nhắt trắng.
2.2.3.2. Kiểm tra đáp ứng miễn dịch của trâu, bò sau khi tiêm vắc xin tụ huyết
trùng chủng P52
- Kiểm tra hiệu giá kháng thể trong huyết thanh trâu, bò tại thời điểm 1
tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng sau khi tiêm vắc xin tụ huyết trùng
nhũ dầu và keo phèn chủng P52
2.2.3.3. Kiểm tra hiệu lực vắc xin tụ huyết trùng đối với trâu, bò được tiêm
phòng bằng phương pháp bảo hộ thụ động chuột nhắt trắng.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu dịch tễ học bệnh tụ huyết trùng trâu, bò
Sử dụng phương pháp nghiên cứu dịch tễ của Nguyễn Như Thanh (2011)
2.3.2. Phương pháp lấy mẫu


5
- Mẫu dịch ngoáy mũi và mẫu bệnh phẩm: được bảo quản ở điều kiện nhiệt
độ 4 oC và nhanh chóng đưa về phòng thí nghiệm Bộ môn vi trùng - Viện Thú y
và Trung tâm chẩn đoán Thú y Trung ương để phân lập vi khuẩn.
- Lấy máu trâu, bò: máu được lấy vô trùng từ tĩnh mạch cổ của trâu, bò,
chắt lấy huyết thanh. Ghi ký hiệu mẫu, ngày lấy mẫu rồi đưa về phòng thí
nghiệm (mẫu được cho vào phích lạnh khi vận chuyển). Các mẫu huyết thanh
được bảo quản trong điều kiện -20 oC cho tới khi thực hiện thí nghiệm xác định
hiệu giá kháng thể.
2.3.3. Các phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
- Phân lập, xác định đặc tính sinh vật, hóa học theo phương pháp thường quy
của Bộ môn Vi trùng -Viện Thú y và Trung tâm chẩn đoán Thú y Trung ương.
- Phương pháp xác định hình thái khuẩn lạc theo tiêu chuẩn của Hedleston
và cs (1966).
- Phản ứng PCR, xác định serotype giáp mô của vi khuẩn P. multocida

(Townsend và cs, 2001).
- Công thức tính LD50 theo Reed L. J., Muench H. (1938).
- Phương pháp xác định độc lực của vi khuẩn P. multocida (Carter et
al,1995).
- Phương pháp xác định mức độ mẫn cảm với một số kháng sinh của các
chủng P. multocida phân lập được (Nguyễn Thanh Hà, 1991).
- Phương pháp xác định hiệu giá kháng thể trong huyết thanh của trâu, bò
trước khi tiêm vắc xin và sau khi tiêm vắc xin bằng phản ứng ngưng kết hồng
cầu gián tiếp IHA (Indirect Haemaglunation Tets).
- Phương pháp xác định hiệu lực bảo hộ đối với trâu, bò trước và sau khi tiêm
phòng vắc xin bằng phản ứng bảo hộ thụ động chuột nhắt trắng (Bain và cs, 1982).
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thu được từ kết quả nghiên cứu được xử lý theo phương pháp toán
học thông dụng và thống kê sinh vật học của (Nguyễn Văn Thiện, 2008)
Ứng dụng các phần mềm trong thống kê như Excell, Minitab 14.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Nghiên cứu điều tra về dịch tễ bệnh tụ huyết trùng trâu, bò tại 2 tỉnh
Hà Giang và Cao bằng từ năm 2011 - 2015
3.1.1. Tỷ lệ trâu, bò mắc bệnh và tử vong do tụ huyết trùng tại tỉnh Hà Giang
và Cao Bằng
Số liệu trong bảng 3.1 được thu thập như đã nêu ở mục 2.3.1 cho thấy: từ
năm 2011 – 2015, bệnh tụ huyết trùng xảy ra trên địa bàn 2 tỉnh Hà Giang và Cao
Bằng khá phổ biến và vẫn là mối đe dọa cho ngành chăn nuôi của tỉnh. Tỷ lệ
trâu, bò mắc bệnh tụ huyết trùng tại tỉnh Hà Giang là 0,13%, tỷ lệ tử vong là
36,56%. Tỉnh Cao Bằng tỷ lệ trâu, bò mắc bệnh và tử vong tương ứng là 0,38%
và 32,63%.
Kết quả cho thấy, tỷ lệ trâu, bò mắc bệnh và tử vong do tụ huyết trùng tại 2
tỉnh Hà Giang và Cao Bằng có sự khác nhau, có thể lý giải do yếu tố vùng địa
lý, do tập quán chăn nuôi ở mỗi vùng miền, đặc biệt là tỷ lệ tiêm phòng khác nhau.



6
Bảng 3.1: Tỷ lệ trâu, bò mắc bệnh và tử vong do tụ huyết trùng
Thời gian
(năm)

Tổng đàn
trâu, bò
(con)

2011
2012
2013
2014
2015
Tổng hợp

259.271
262.474
264.427
258.990
265.102
1.310.264

2011
2012
2013
2014
2015

Tổng hợp

224.725
221.903
216.927
227.681
228.228
1.119.464

Số mắc
Tỷ lệ
bệnh
(%)
(con)
Hà Giang
565
0,22
327
0,12
352
0,13
195
0,08
232
0,09
1.671
0,13
Cao Bằng
919
0,41

952
0,43
772
0,36
747
0,33
842
0,37
4.232
0,38

Số chết/số ốm
(con)

Tỷ lệ tử
vong
(%)

194
123
133
71
90
611

34,34
37,61
37,78
36,41
38,79

36,56

203
315
455
209
199
1.381

22,09
33,09
58,94
27,98
23,63
32,63

3.1.2. Tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do tụ huyết trùng xét riêng ở từng loài trâu,
bò tại 2 tỉnh Hà Giang và Cao Bằng.
Bảng 3.2: Tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do tụ huyết trùng xét riêng ở từng loài
trâu, bò
Trâu
Năm

Tổng số Số
trâu
mắc
điều tra bệnh
(con)
(con)


2011
2012
2013
2014
2015
TH

156.311
158.717
158.336
158.889
163.094
795.347

2011
2012
2013
2014
2015
TH

102.110
100.801
97.416
101.360
101.416
503.103




Tỷ lệ Tổng số
Số
tử

mắc
vong điều tra bệnh
(%)
(con)
(con)
Hà Giang
433 0,28 149 34,41 102.960 132
256 0,16
97
37,89 103.757
71
253 0,16 100 39,53 106.091
99
161 0,10
56
34,78 100.101
34
191 0,12
73
38,22 102.008
41
1.294 0,16 475 36,71 514.917 377
P=0,043
Cao Bằng
587 0,57 152 25,89 122.615 332
563 0.56 205 36,41 121.102 389

503 0,52 326 64,81 119.511 269
446 0.44 131 29,37 126.321 301
488 0,.48 143 29,30 126.812 354
2.58
0,51 957 36,99 616.361 1.645
7
P= 0,000
Tỷ
lệ
(%)

chết/
ốm
(con)

Tỷ
lệ
(%)

chết /
ốm
(con)

Tỷ lệ
tử
vong
(%)

0,13
0,07

0,09
0,03
0,04
0,07

45
26
33
15
17
136

34,09
36,62
33,33
44,12
41,46
36,07

0,27
0,32
0,23
0,24
0,28

51
110
129
78
56


15,36
28,28
47,96
25,91
15,82

0,27

424

25,78


7
P: là độ tin cậy về tỷ lệ mắc của trâu, bò
Từ số liệu tại bảng 3.2 cho thấy:
Tại Hà Giang: kết quả điều tra về tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở từng loài
trâu, bò qua 5 năm thấy, có 1.294 trâu mắc bệnh trong tổng đàn 795.347 con,
chiếm tỷ lệ 0,16%, trong đó có 36,71% trâu chết. Đối với bò tỷ lệ mắc bệnh thấp
hơn (0,07%) và tỷ lệ tử vong là 36,07%.
Tại Cao Bằng: kết quả điều tra cho thấy có 0,51% trâu mắc bệnh, tỷ lệ tử vong
là 36,99%. Đối với bò tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong tương ứng là 0,27% và
25,78%.
So sánh tỷ lệ mắc bệnh giữa trâu và bò ở cả 2 tỉnh thấy rằng, trâu có tỷ lệ mắc
bệnh cao hơn so với bò, với độ tin cậy (P < 0,05).
3.1.3. Tỷ lệ trâu, bò mắc tụ huyết trùng và tử vong ở các mùa vụ trong năm
tại 2 tỉnh Hà Giang và Cao Bằng
Bảng 3.3: Tỷ lệ trâu, bò mắc tụ huyết trùng và tử vong ở các mùa vụ
Số trâu, bò mắc bệnh (con)

Số trâu, bò chết (con)
Đông - Xuân
Hè - Thu
Đông - Xuân Hè - Thu
Năm
Tổng số
Số
Số
Tỷ lệ
Tỷ lệ
Theo
trâu bò
mắc
mắc
Số
tử
Số
tử
Dõi
(con)
bệnh Tỷ lệ bệnh Tỷ lệ chết vong chết vong
(con) (%) (con)
(%) (con) (%) (con) (%)
Hà Giang
2011
259.271
180
0,07
385
0,15

68 37,78 126 32,73
2012
262.474
93
0,04
234
0,09
39 41,94 84 35,90
2013
264.427
132
0,05
220
0,08
38 28,79 95 43,18
37,5
2014
258.990
62
0,02
133
0,05
21 33,87 50
9
2015
265.102
55
0,02
177
0,07

18 32,73 72 40,68
Tổng hợp 1.310.264 522
0,04 1.149 0,09 184 35,25 427 37,16
P=0,048
Cao Bằng
2011
224.725
317
0,14
602
0,27
65 20,50 138 22,92
2012
221.903
428
0,19
524
0,24 122 28,50 193 36,83
2013
216.927
266
0,12
506
0,23 143 53,76 312 61,66
2014
227.681
316
0,14
431
0,19

87 27,53 122 28,31
2015
228.228
301
0,13
541
0,24
73
24,5 126 23,29
Tổng hợp 1.119.464 1.628 0,15 2.604 0,23 490 30,10 891 34,22
P=0,001

P: là độ tin cậy tỷ lệ mắc của vụ Hè - Thu so với vụ Đông - Xuân
Kết quả tổng hợp tại bảng 3.3 cho thấy:
Tại Hà Giang: kết quả điều tra qua 5 năm thấy, vụ Đông – Xuân có 522
trâu, bò mắc bệnh, chiếm tỷ lệ 0,04%, trong đó trâu, bò chết là 184 con, tỷ lệ tử


8
vong là 35,25%. Ở vụ Hè - Thu số trâu, bò mắc bệnh là 1.149 con, chiếm tỷ lệ
0,09% và tỷ lệ tử vong tương ứng là 37,16%.
Tại Cao Bằng: tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do tụ huyết trùng trên đàn trâu,
bò ở vụ Đông – Xuân tương ứng là 0,15% và 30,10%. Vụ Hè – Thu tỷ lệ trâu,
bò mắc bệnh là 0,23% và tỷ lệ tử vong là 34,22%.
Căn cứ vào sự phân bố mùa vụ cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do tụ
huyết trùng trên đàn trâu, bò tại 2 tỉnh Hà Giang và Cao Bằng ở vụ Hè – Thu
cao hơn so với vụ Đông – Xuân (P < 0,05).
3.1.4. Mức độ dịch và hệ số năm dịch đối với bệnh tụ huyết trùng trâu, bò tại
2 tỉnh Hà Giang và Cao Bằng
Phân tích kết quả thu được từ năm 2011-2015 ở bảng 3.1. Tính hệ số năm

dịch (HSND) để đánh giá mức độ dịch của bệnh tụ huyết trùng trâu, bò qua các
năm. Năm được coi có dịch, là những năm có HSND >100. Kết quả tính toán
được trình bày ở bảng 3.4.
Từ số liệu tại bảng 3.4 cho thấy: những năm có HSND>100 ở tỉnh Hà
Giang là 2011 và 2013, ở tỉnh Cao Bằng là năm 2011 và 2012. Như vậy theo
quy luật dịch tễ, những năm này là năm có dịch tụ huyết trùng trâu, bò lưu hành
ở tỉnh Hà Giang và Cao Bằng. Điều này thể hiện rõ về số lượng trâu, bò mắc
bệnh (bảng 3.1) ở những năm này cao hơn so với những năm còn lại.
3.1.5. Thời điểm phát dịch, mùa dịch đối với bệnh tụ huyết trùng trâu, bò tại
2 tỉnh Hà Giang và Cao Bằng
Để xác định tính chất mùa dịch, người ta tính hệ số tháng dịch (HSTD),
tháng nào có HSTD>100 thì được coi là tháng dịch, các tháng dịch liền nhau
tạo thành mùa dịch. Kết quả tính HSTD tụ huyết trùng trâu bò ở 2 tỉnh Hà
Giang và Cao Bằng từ năm 2011-2015 được trình bày ở bảng 3.5.
Kết quả tổng hợp trong bảng 3.5 cho thấy: mùa dịch tụ huyết trùng trâu, bò
ở Hà Giang từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm, Cao Bằng từ tháng 5 đến tháng
10 hàng năm. Như vậy ở Hà Giang hàng năm có 7 tháng và Cao Bằng hàng
năm có 6 tháng dịch tụ huyết trùng trâu, bò liền nhau, những tháng này đều nằm
trong mùa mưa, có nhiệt độ, độ ẩm cao trong năm.
3.2. Nghiên cứu phân lập và xác định các đặc tính sinh vật, hóa học, yếu tố
độc lực của các chủng vi khuẩn P. multocida phân lập được
3.2.1. Phân lập vi khuẩn P. multocida từ dịch ngoáy mũi của trâu, bò khoẻ tại
2 tỉnh Hà Giang và Cao Bằng
Bảng 3.6: Phân lập vi khuẩn P. multocida từ dịch ngoáy mũi trâu, bò
Số mẫu
Tính
Gia súc
Số mẫu
Tỷ lệ
Địa phương

dương
chung
khảo sát
thu thập
(%)
tính
(%)
Trâu
98
7
7,14
6,67
Hà Giang

82
5
6,10
Cao Bằng
Trâu
87
10
11,49
9,88


9


75
6

8,00
Tổng
342
28
8,19
Từ số liệu tại bảng 3.6 cho thấy, trong số 342 mẫu dịch ngoáy mũi trâu, bò
khỏe thu thập tại 2 tỉnh Hà Giang và Cao Bằng, có 28 mẫu phân lập được vi
khuẩn P. multocida, chiếm tỷ lệ 8,19%.
Tại tỉnh Hà Giang, tỷ lệ phân lập được vi khuẩn P. multocida từ mẫu dịch ngoáy mũi
trâu là 7,14% và bò là 6,10%, tính chung tỷ lệ phân lập được ở cả trâu và bò là 6,67%.
Tại tỉnh Cao Bằng tỷ lệ phân lập được vi khuẩn P. multocida là 9,88%, trong
đó tỷ lệ phân lập được từ mẫu dịch ngoáy mũi trâu là 11,49% và bò là 8,0%.
Với những kết quả nghiên cứu ở trên đã chứng minh một tỷ lệ nhất định trâu,
bò khỏe thường có P. multocida ký sinh ở niêm mạc phần trên của đường hô hấp.
Tỷ lệ mang vi khuẩn P. multocida liên quan tới tình hình dịch bệnh xảy ra hàng năm
tại các địa phương, do trâu, bò mang trùng thường xuyên bài xuất vi khuẩn ra ngoài
và lây nhiễm cho gia súc khác. Như vậy, không thể bỏ qua yếu tố mang trùng ở gia
súc khoẻ khi xây dựng chiến lược phòng chống bệnh tụ huyết trùng trên địa bàn 2
tỉnh Hà Giang và Cao Bằng.
3.2.2. Phân lập vi khuẩn P. multocida từ bệnh phẩm trâu, bò nghi mắc bệnh
tụ huyết trùng tại Hà Giang và Cao Bằng
Từ kết quả tổng hợp tại bảng 3.7 thấy: trong tổng số 216 mẫu bệnh phẩm
gan, lách, phổi, xương ống chân của trâu, bò nghi mắc bệnh tụ huyết trùng thu
thập tại Hà Giang và Cao Bằng, có 40 mẫu phân lập được vi khuẩn P. multocida,
chiếm tỷ lệ 18,52%. Trong đó tỷ lệ phân lập được từ các mẫu bệnh phẩm lấy tại
Hà Giang là 16,47%, tại Cao Bằng là 19,85%. Kết quả phân lập P. multocida bước
đầu cho thấy, việc phòng chống bệnh tụ huyết trùng trâu, bò cần phải tiến hành
nghiêm túc, chặt chẽ hơn không chỉ ở 2 tỉnh Hà Giang và Cao Bằng mà cần phải
tiến hành đồng bộ với tất cả các địa phương trong cả nước.
3.2.3. Giám định một số đặc tính sinh vật, hoá học của các chủng vi khuẩn P.

mutocida phân lập được
Kết quả xác định một số đặc tính sinh vật, hóa học của các chủng vi khuẩn
P. multocida phân lập từ dịch ngoáy mũi trâu, bò khỏe và từ các mẫu bệnh
phẩm trâu, bò nghi mắc bệnh tụ huyết trùng tại 2 tỉnh Hà Giang và Cao Bằng
thấy: tất cả các chủng đều có những đặc tính sinh vật, hóa học đặc trưng của vi
khuẩn P. multocida như mô tả của các tài liệu trong và ngoài nước.
3.2.4. Xác định serotype các chủng vi khuẩn P. multocida phân lập được
bằng phản ứng PCR
Vi khuẩn P. multocida được chia làm 5 serotype giáp mô là A, B, D, E, F
tùy thuộc vào cấu trúc của polysaccharide bề mặt. Trong đó serotype gây bệnh
bại huyết, xuất huyết ở trâu, bò là serotype B (Carter, 1955) [70]. Căn cứ đặc
điểm dịch tễ và kháng nguyên trong vắc xin sử dụng tiêm phòng cho trâu, bò tại
địa phương, chúng tôi đã sử dụng cặp mồi CAPB-F, CAPB-R đặc hiệu cho vi
khuẩn P. multocida type B gây bại huyết, xuất huyết để xác định serotype giáp
mô của 40 chủng vi khuẩn phân lập được từ các mẫu bệnh phẩm của trâu, bò


10
chết nghi mắc bệnh, có triệu trứng điển hình của bệnh tụ huyết trùng gây bại
huyết, xuất huyết phân lập được tại 2 tỉnh Hà Giang, Cao Bằng. Sản phẩm PCR
khi sử dụng các cặp mồi này là 760bp (Townsend et al, 2001) [Error: Reference
source not found]. Đồng thời đã sử dụng chủng chuẩn P52 thuộc type B là chủng
tham khảo để so sánh. Kết quả được tổng hợp ở hình 3.8 và bảng 3.10.
Bảng 3.10: Xác định serotype các chủng vi khuẩn P. multocida phân lập được
bằng phản ứng PCR
Serotype B
Số chủng vi
Địa phương
khuẩn
Số chủng (+)

Tỷ lệ (%)
Hà Giang
14
14
100
Cao Bằng
26
26
100
Tính chung
40
40
100
Kết quả tổng hợp ở bảng 3.10 cho thấy: Cả 40/40 chủng vi khuẩn phân lập
được đều thuộc serotype B có chiều dài 760 cặp bazơ và trùng với chủng chuẩn P52.
Điều đó chứng tỏ các chủng vi khuẩn gây bệnh tụ huyết trùng phân lập được tại Hà
Giang và Cao Bằng có hình ảnh đặc trưng của type B gây bại huyết, xuất huyết cho
trâu, bò giống như type B chủng P52.
M

1

2

3

4

5


6

7

8

9

10

760 bp

Hình 3.8: Phản ứng PCR xác định serotype của vi khuẩn P. multocida phân
lập được
- M thang chuẩn 100 bp
- Giếng1, 2, 3, 4, 5, 8, 9, 10 là các chủng phân lập từ bệnh phẩm tại các vụ
dịch gây chết trâu, bò tại tỉnh Hà Giang, Cao Bằng
- Giếng 6 là chủng tham khảo chủng chuẩn P52 thuộc type B (sản phẩm 760bp)
- Giếng 7: Đ/c âm.
Như vậy, 40 chủng vi khuẩn P. multocida phân lập được từ các mẫu bệnh phẩm
của trâu, bò nghi mắc bệnh tụ huyết trùng tại tỉnh Hà Giang, Cao Bằng đều thuộc
serotype B gây bại huyết, xuất huyết cho trâu, bò.
3.2.5. Xác định độc lực của các chủng vi khuẩn P. multocida phân lập được
Từ 40 chủng P. multocida phân lập được từ các mẫu bệnh phẩm của trâu,
bò chết nghi mắc tụ huyết trùng, tiến hành chọn 16 chủng P. multocida, có đặc
tính sinh vật hóa học đặc trưng cùng yếu tố khu vực (8 chủng P. multocida phân
lập được tại Hà Giang và 8 chủng P. multocida phân lập tại Cao Bằng) để xác
định độc lực kết quả được trình bày ở bảng 3.11 và bảng 3.12.



11
Kết quả cho thấy: tất cả các chủng vi khuẩn P. multocida đều có độc lực mạnh
gây chết 100% chuột thí nghiệm, hầu hết các chủng đều gây chết chuột trong vòng
48 giờ. Cụ thể 5/15 chủng gây chết 100% chuột sau 0 - 32 giờ, có 1 chủng gây chết
chuột trong vòng 24 - 72 giờ. Chủng CBPT 7 có độc lực mạnh nhất, giết chết chuột
trong vòng 0 – 24 giờ sau tiêm.
Khuẩn lạc của vi khuẩn P. multocida phân lập được có dung quang đặc trưng
của chủng có giáp mô dày, độc lực cao. 15/16 chủng vi khuẩn P. multocida phân lập
tại Hà Giang và Cao Bằng đều có dung quang ánh xanh lơ, diện tích vùng dung
quang chiếm 2/3 bề mặt khuẩn lạc. Điều đó chứng tỏ hầu hết các chủng vi khuẩn P.
multocida phân lập được đều có giáp mô và có độc lực cao.
3.2.6. Xác định LD50 của vi khuẩn P. multocida phân lập được
Từ kết quả kiểm tra độc lực của các chủng vi khuẩn P. multocida phân lập
được, tiến hành chọn chủng HGXB5 (phân lập ở Hà Giang) và CBPT7 (phân
lập ở Cao Bằng), để xác định liều gây chết 50% động vật thí nghiệm (LD50). đồng
thời cũng xác định LD50 của chủng P52. Kết quả xác định để làm căn cứ cho
những nghiên cứu tiếp theo.
Kết quả tổng hợp ở bảng 3.13 cho thấy: đã xác định được liều LD 50 của chủng
P. multocida phân lập ở Hà Giang (HGXB5) 3,47 x 107CFU/0,2ml; Liều LD50 của
chủng P. multocida phân lập ở Cao Bằng (CBPT7) là 3,71 x 107CFU/0,2ml; Liều
LD50 của chủng chuẩn P52 là 4,79 x 107CFU/0,2ml.
3.2.7. Kiểm tra khả năng mẫn cảm của các chủng vi khuẩn P. multocida
phân lập được với một số loại kháng sinh và hóa dược
Bảng 3.14: Kết quả kiểm tra khả năng mẫn cảm với một số loại kháng sinh của
vi khuẩn P. multocida phân lập được
TT

Loại kháng sinh

1

2

Ceftiofur
Enrofloxacin
Amoxicillin/
clavulanic acid
Norfloxacin
Gentamicin
Doxycycline
Oxytetracyclin
Sulfamethoxazole/
Trimethoprim

3
4
5
6
7
8

Đánh giá mức độ mẫn cảm
(40 chủng vi khuẩn P. multocida)
Mạnh
Trung bình
Kháng thuốc
(+)
(%)
(+)
(%)
(+)

(%)
38
95,00
2
5,00
0
0
35
87,50
4
10,00
1
2,50
33

82,50

3

7,50

4

10,00

29
25
7
5


72,50
62,50
17,50
12,50

5
9
6
7

12,50
22,50
15,00
17,50

6
6
27
28

15,00
15,00
67,50
70,00

0

0

2


5,00

38

95,00

Kết quả tổng hợp ở bảng 3.14 cho thấy: các chủng vi khuẩn P. multocida phân
lập được mẫn cảm mạnh với ceftiofur (95,00%), erofloxacin (87,50%), amoxicillin/
clavulanic acid (82,50%) và các kháng sinh norfloxacin, gentamicin lần lượt là


12
72,50%; 62,50%, kháng lại một số kháng sinh như sulfamethoxazole/trimethoprim
(95,00%), oxytetracyclin (70,00%), doxycycline (67,50%).
3.3. Xác định miễn dịch chủ động tự nhiên và đánh giá hiệu lực của vắc xin
P52 dạng keo phèn và nhũ dầu trong phòng bệnh tụ huyết trùng cho trâu,
bò tại 2 tỉnh Hà Giang, Cao Bằng.
3.3.1. Miễn dịch chủ động tự nhiên ở trâu, bò chưa được tiêm phòng vắc xin
trong vùng thường xuyên xảy ra dịch tụ huyết trùng địa phương
3.3.1.1. Kiểm tra hiệu giá kháng thể kháng tụ huyết trùng trong huyết thanh của trâu,
bò chưa được tiêm phòng vắc xin bằng phương pháp ngưng kết gián tiếp hồng cầu.
Bảng 3.15: Kiểm tra hiệu giá kháng thể kháng tụ huyết trùng trong huyết
thanh của trâu, bò chưa được tiêm phòng vắc xin .
Địa
điểm
lấy
mẫu

Gian

g
Cao
Bằng

Số
Hiệu giá kháng thể
Số
mẫu
1/2
1/4
1/8
1/16
1/32
lượng
Tỷ lệ
dươn
(mẫu
(%)
g tính
(+) (%) (+) (%) (+) (%) (+) (%) (+) (%)
)
(mẫu)
46

10

21,73 10

100


5

50

3

30

2

20

2

20

38

6

15,79

100

4

66,7

1


16,7

1

16,7

0

0

6

Kết quả tổng hợp ở bảng 3.15 cho thấy:
Tại Hà Giang kiểm tra hiệu giá kháng thể trong 46 mẫu huyết thanh của
trâu, bò chưa được tiêm phòng, có 21,73% mẫu ngưng kết với kháng nguyên P.
multocida chủng HGXB5. Kết quả kiểm tra hiệu giá kháng thể thấy, 100% số
mẫu có hiệu giá 1/2, ở mức hiệu giá 1/4 có 50%, 1/8 có 30% và 1/16 có 20% mẫu
ngưng kết. Mức hiệu giá kháng thể đạt cao nhất là 1/32 (20%).
Tại Cao Bằng, trong 34 mẫu huyết thanh của trâu, bò kiểm tra có 15,79%
số mẫu ngưng kết với kháng nguyên P. multocida chủng CBPT7 phân lập tại địa
phương. Kết quả kiểm tra hiệu giá kháng thể thấy, 100% số mẫu có hiệu giá 1/2,
66,7% số mẫu có hiệu giá 1/4, ở mức hiệu giá 1/8 và 1/16 đều có 16,7% mẫu
ngưng kết. Không có mẫu nào ngưng kết ở hiệu giá 1/32.
Như vậy, tỷ lệ các mẫu huyết thanh của trâu, bò có khả năng ngưng kết với
kháng nguyên P. multocida phân lập được là khá cao: 21,73% ở Hà Giang và
15,79% ở Cao Bằng.
Để khảng định các mẫu huyết thanh của trâu, bò tại Hà Giang và Cao Bằng
có kháng thể đủ để bảo hộ trâu, bò hay không, đã tiến hành kiểm tra bằng
phương pháp bảo hộ thụ động chuột nhắt trắng.
3.3.1.2. Kiểm tra đáp ứng miễn dịch của trâu, bò chưa tiêm vắc xin phòng bệnh

tụ huyết trùng bằng phương pháp bảo hộ thụ động chuột nhắt trắng.
Đã tiến hành kiểm tra đáp ứng miễn dịch bằng phương pháp bảo hộ thụ
động chuột nhắt trắng đối với:
- 10 mẫu huyết thanh trâu, bò tại Hà Giang có kháng thể dương tính với


13
kháng nguyên chủng HGXB5.
- 6 mẫu huyết thanh trâu, bò tại Cao Bằng có kháng thể dương tính với
kháng nguyên chủng CBPT7.
Bảng 3.16: Kết quả kiểm tra đáp ứng miễn dịch của trâu, bò
chưa tiêm vắc xin phòng bệnh tụ huyết trùng bằng phương
pháp bảo hộ thụ động chuột nhắt trắng
Địa
phương

Mẫu
kháng
huyết
thanh

QBH1
QBH2
QBH7
QBH13

QBH15
Giang
QBH18
BH2

BH10
BH11
BH15
Đối chứng âm
HAH2
HAH8
Cao
HAH9
Bằng
HAH12
NKH1
NKH10
Đối chứng âm

Chủng
thử
thách
cường
độc

HGXB5

CBPT7

Liều
gây
nhiễm

10LD50


10LD50

Mức
hiệu giá
kháng
thể
1/2
1/4
1/8
1/2
1/2
1/32
1/2
1/32
1/2
1/4
1/4
1/4
1/2
1/4
1/16
1/2

Kết quả bảo hộ chuột
Số chuột
Số
thử thách chuột
Tỷ lệ
cường
sống

(%)
độc (con)
(con)
4
0
0
4
0
0
4
0
0
4
0
0
4
0
0
4
1
25
4
0
0
4
2
50
4
0
0

4
0
0
4
0
0
4
4
4
4
4
4
4

0
0
0
0
1
0
0

0
0
0
0
25
0
0


Kết quả tổng hợp ở bảng 3.16 cho thấy: trong số 16 mẫu huyết thanh của
trâu, bò tại 2 tỉnh Hà Giang và Cao Bằng có kháng thể dương tính, chỉ có 3 mẫu
bảo hộ 25 – 50% số chuột nhắt trắng sau khi thử thách cường độc. Trong đó,
các mẫu huyết thanh trâu, bò của Hà Giang có 1 mẫu bảo hộ 25% chuột, 1 mẫu
bảo hộ 50% chuột thí nghiệm. Các mẫu huyết thanh trâu, bò của Cao Bằng chỉ
có 1 mẫu bảo hộ 25% chuột. Theo tiêu chuẩn của FAO khi mẫu huyết thanh bảo
hộ được 50% động vật thí nghiệm trở lên thì đạt hiệu lực bảo hộ (dẫn theo Lê
Văn Tạo, Dương Thế Long, 1996) [43]. Đối chiếu với tiêu chuẩn của FAO chỉ
có 1/46 (2,17%) mẫu huyết thanh trâu, bò chưa tiêm phòng vắc xin tại Hà
Giang có kháng thể đủ để bảo hộ trâu, bò đối với bệnh tụ huyết trùng do vi
khuẩn P. multocida gây ra.
3.3.1.3. Tình hình tiêm phòng vắc xin tụ huyết trùng trâu, bò tại 2 tỉnh Hà
Giang và Cao Bằng


14
Đã phối hợp với cơ quan thú y địa phương tại Hà Giang và Cao Bằng đánh
giá tình hình công tác tiêm phòng vắc xin tụ huyết trùng cho trâu, bò trong 3
năm liên tục 2013, 2014 và 2015.
So sánh về tỷ lệ tiêm phòng giữa vắc xin nhũ dầu và vắc xin keo phèn cho
trâu, bò tại 2 tỉnh Hà Giang và Cao Bằng thấy, trâu, bò được tiêm phòng vắc xin
nhũ dầu đạt tỷ lệ cao hơn. Cụ thể: Năm 2013 tỷ lệ tiêm phòng vắc xin nhũ dầu
cho trâu, bò ở Hà Giang đạt 90,86%, Cao Bằng đạt 88,95%, còn tỷ lệ tiêm
phòng vắc xin keo phèn cho trâu, bò chỉ đạt tỷ lệ 76,70% ở Hà Giang và
65,52% ở Cao Bằng. Nguyên nhân là do vắc xin keo phèn được tiêm 2 lần/năm,
việc tổ chức tiêm phòng gặp nhiều khó khăn, do nhận thức của người dân trong
công tác phòng chống dịch vẫn còn hạn chế, số lượt trâu, bò tiêm đủ 2 mũi
không đạt, nên tỷ lệ tiêm phòng thấp. Qua đó cho thấy, vắc xin nhũ dầu có lợi thế
về việc giảm được số lần tiêm phòng trong năm giúp nâng tỷ lệ tiêm phòng đạt cao
hơn so với vắc xin tụ huyết trùng keo phèn, hiệu quả phòng bệnh cũng đạt cao hơn.

Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi khuyến cáo cơ sở sản xuất vắc xin nhũ dầu cần
tiếp tục nghiên cứu, đổi mới công nghệ để hạn chế tỷ lệ trâu, bò bị phản ứng; đối
với địa phương, do đặc điểm chăn nuôi trâu bò không tập trung, chủ yếu là vùng
sâu, vùng xa đi lại khó khăn, để kết quả tiêm phòng đạt tỷ lệ cao, cơ quan thú y tại
Hà Giang và Cao Bằng cần tuyên truyền người dân nên tiếp tục sử dụng vắc xin tụ
huyết trùng nhũ dầu chủng P52 tiêm phòng cho trâu, bò. Còn nếu dùng vắc xin keo
phèn phải tiêm đủ 2 mũi/năm thì mới đạt tỷ lệ bảo hộ cao.
3.3.2. Kiểm tra đáp ứng miễn dịch của trâu, bò sau khi tiêm vắc xin tụ huyết
trùng chủng P52 bằng phương pháp ngưng kết hồng cầu gián tiếp.
Trước khi tiêm phòng vắc xin, đã tiến hành kiểm tra hiệu giá kháng thể
trong huyết thanh của trâu, bò tại 2 tỉnh Hà Giang và Cao Bằng. Chọn ngẫu
nhiên 16 trâu, bò tại Hà Giang và 16 trâu, bò tại Cao Bằng không có kháng thể
kháng P. multocida để tiêm vắc xin. 8 trâu, bò được tiêm vắc xin nhũ dầu chủng
P52 và 8 trâu, bò được tiêm vắc xin keo phèn chủng P52.
Thí nghiệm được bố trí như sau:
* Tỉnh Cao Bằng:
Lô 1: tiêm vắc xin nhũ dầu chủng P52 được ký hiệu từ 1 đến 8
Lô 2: tiêm vắc xin keo phèn chủng P52 được ký hiệu 9 đến 16
* Tỉnh Hà Giang:
Lô 1: tiêm vắc xin nhũ dầu chủng P52 được ký hiệu 17 đến 24
Lô 2: tiêm vắc xin keo phèn chủng P52 được ký hiệu 25 đến 32
Sau khi tiêm vắc xin, tiến hành lấy máu vào các thời điểm 1 tháng; 3 tháng;
6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, chắt huyết thanh pha thành các tỷ lệ 1/2; 1/4; 1/8;
1/16; 1/64; 1/128 để kiểm tra hiệu giá kháng thể bằng phản ứng ngưng kết với
kháng nguyên của chủng P. multocida (CBPT7) phân lập tại Cao Bằng,
(HGXB5) phân lập tại Hà Giang.
* Kiểm tra hiệu giá kháng thể trong huyết thanh trâu, bò tại thời điểm 1, 3,
6 tháng sau tiêm vắc xin tụ huyết trùng nhũ dầu, keo phèn chủng P52



15
Tổng hợp các kết quả thu được về đáp ứng miễn dịch của trâu, bò được tiêm
vắc xin nhũ dầu và vắc xin keo phèn chủng P52 sau 1, 3, 6 tháng trình bày ở bảng
3.18; 3.19; 3.20 cho thấy : Chỉ số miễn dịch của trâu, bò đạt mức cao nhất sau 1
tháng tiêm vắc xin, sau đó giảm dần vào tháng thứ 3 và tháng thứ 6 sau tiêm.
Kết quả được thể hiện rõ ở hình 3.12 và 3.13

Hình 3.12: Chỉ số miễn dịch của trâu,
bò được tiêm vắc xin nhũ dầu và vắc xin
keo phèn chủng P52 sau 1, 3, 6 tháng
tại tỉnh Cao Bằng

Hình 3.13: Chỉ số miễn dịch
của trâu, bò được tiêm vắc xin
nhũ dầu và vắc xin keo phèn
chủng P52 sau 1, 3, 6 tháng
tại tỉnh Hà Giang

So sánh những kết quả về hiệu giá kháng thể, chỉ số miễn dịch của hai loại
vắc xin tụ huyết trùng nhũ dầu và keo phèn chủng P52 thử nghiệm trên trâu, bò tại
2 tỉnh Hà Giang và Cao Bằng, thấy rằng: Vắc xin tụ huyết trùng nhũ dầu và vắc
xin tụ huyết trùng keo phèn đều kích thích sinh miễn dịch tốt cho trâu, bò của hai
tỉnh. Tuy nhiên, vắc xin tụ huyết trùng nhũ dầu cho đáp ứng miễn dịch cao hơn.
* Tổng hợp kết quả kiểm tra hiệu giá kháng thể đối với từng loại vắc xin
tại các thời điểm 1, 3, và 6 tháng sau tiêm phòng
Bảng 3.21: Tổng hợp kết quả kiểm tra hiệu giá kháng thể đối với từng loại vắc
xin tại các thời điểm 1, 3, và 6 tháng sau tiêm phòng
Loại vắc
xin


Nhũ dầu

Số mẫu
huyết
thanh
khảo sát

Hiệu giá
kháng
thể

(+)

16

1/2
1/4
1/8
1/16
1/32
1/64
1/128

16
16
16
16
16
16
8


Tính chung (%)
Keo phèn
16
1/2
1/4
1/8

Đáp ứng miễn dịch sau tiêm vắc xin
1 tháng
3 tháng
6 tháng
(%)

(+)

(%)

(+)

100
100
100
100
100
100
50,00
92,85
16
100

16
100
16
100

16
16
16
16
16
9
0

100
100
100
100
100
56,25
0
79,46
16
100
16
100
16
100

16
16

16
14
11
3
0

(%)

100
100
100
87,50
68,75
18,75
0
67,86
16
100
16
100
12
75,00


16
1/16
1/32
1/64
1/128
Tính chung (%)


16
16
16
5

100
100
100
31,25
90,18

16
16
5
0

100
100
31,25
0
75,89

7
3
0
0

43,75
18,75

0
0
48,21

Kết quả tổng hợp ở bảng 3.21 cho thấy:
- Sau 1 tháng tiêm vắc xin tụ huyết trùng cho trâu, bò tại tỉnh Hà Giang và
Cao Bằng, thấy hiệu giá kháng thể đều rất cao, từ 1/2 đến 1/128. Với vắc xin
nhũ dầu 50% số mẫu đạt mức hiệu giá kháng thể 1/128, vắc xin keo phèn số
mẫu có hiệu giá kháng thể ở mức này thấp hơn (31,25%). 100% các mẫu đều
ngưng kết ở hiệu giá kháng thể 1/2 đến 1/64. Tính chung tỷ lệ mẫu có kháng thể
bình quân ở các mức hiệu giá khác nhau của vắc xin nhũ dầu là 92,85% và vắc
xin keo phèn là 90,18%.
- Sau tiêm 3 tháng, không còn mẫu huyết thanh nào đạt hiệu giá 1/128. Số
mẫu có hiệu giá kháng thể 1/64 đã giảm, với vắc xin keo phèn (31,25%), với
vắc xin nhũ dầu (56,25%). Mức hiệu giá kháng thể 1/2 đến 1/32 vẫn đạt 100% ở
cả 2 loại vắc xin. Tính chung tỷ lệ mẫu có kháng thể bình quân ở các mức hiệu
giá khác nhau của vắc xin nhũ dầu và vắc xin keo phèn đã giảm so với 1 tháng
sau tiêm phòng: Vắc xin nhũ dầu là 79,46% và vắc xin keo phèn là 75,89%.
- Sau 6 tháng, vẫn còn 68,75% số mẫu huyết thanh của trâu, bò được tiêm
vắc xin nhũ dầu đạt hiệu giá 1/32. Trong khi đó hiệu giá kháng thể trong huyết
thanh của trâu, bò được tiêm vắc xin keo phèn giảm xuống rõ rệt, đa số chỉ còn
hiệu giá 1/2 đến 1/8, hiệu giá 1/32 chỉ còn 18,75% số mẫu, không có mẫu huyết
thanh nào đạt hiệu giá 1/64. Tính chung tỷ lệ mẫu có kháng thể bình quân ở các
mức hiệu giá khác nhau của vắc xin nhũ dầu sau 6 tháng là 67,86%, còn vắc xin
keo phèn là 48,21%.
* Kết quả kiểm tra hiệu giá kháng thể trong huyết thanh trâu, bò sau khi
tiêm vắc xin tụ huyết trùng nhũ dầu tại thời điểm 9 tháng và 12 tháng
Đối với vắc xin tụ huyết trùng nhũ dầu, theo khuyến cáo của nhà sản xuất
thời gian bảo hộ sau tiêm phòng vắc xin là 12 tháng. Sau khi có kết quả kiểm tra
hiệu giá kháng thể sau 6 tháng tiêm vắc xin, chúng tôi tiếp tục lấy mẫu để kiểm tra

hiệu giá kháng thể của 16 trâu, bò thí nghiệm tiêm vắc xin nhũ dầu vào thời điểm
9 tháng và 12 tháng. Kết quả thu được trình bày ở bảng 3.22.
Kết quả tổng hợp ở bảng 3.22 cho thấy: Tại thời điểm 9 tháng sau tiêm, vắc xin
vẫn cho đáp ứng miễn dịch có khả năng bảo hộ cho trâu, bò ở thực địa, nhưng đã
giảm so với kết quả khảo sát tại thời điểm 6 tháng. Mức hiệu giá kháng thể 1/32 có
8/16 (50%) mẫu, thời điểm 6 tháng là (68,75%). Thời điểm 12 tháng sau tiêm vắc
xin không còn mẫu huyết thanh nào có hiệu giá kháng thể 1/32.
* Tổng hợp kết quả kiểm tra hiệu giá kháng thể đối với vắc xin tụ huyết
trùng nhũ dầu tại thời điểm 9 và 12 tháng sau tiêm phòng


17
- Thời điểm sau tiêm vắc xin nhũ dầu 9 tháng, hiệu giá kháng thể giảm rõ
rệt so với sau tiêm 6 tháng. Chỉ còn 50% số mẫu huyết thanh đạt hiệu giá 1/32,
ở hiệu giá kháng thể 1/16 có 68,75% mẫu huyết thanh còn ngưng kết. Hiệu giá
kháng thể bình quân ở các mức hiệu giá khác nhau là 59,82%.
- Thời điểm 12 tháng sau tiêm, đa số các mẫu huyết thanh chỉ còn hiệu giá
1/2 đến 1/8, còn 18,75% số mẫu có hiệu giá 1/16. Không còn mẫu huyết thanh
nào có hiệu giá 1/32. Hiệu giá kháng thể bình quân ở các mức hiệu giá khác
nhau chỉ còn 44,64%.
Như vậy, tại thời điểm 12 tháng sau tiêm vắc xin không còn mẫu huyết
thanh nào có hiệu giá kháng thể đủ để bảo hộ cho trâu, bò ở thực địa
Bảng 3.23: Tổng hợp kết quả kiểm tra hiệu giá kháng thể đối với vắc xin tụ
huyết trùng nhũ dầu tại thời điểm 9 và 12 tháng sau tiêm phòng
Loại vắc
xin

Nhũ dầu

Số mẫu

huyết
thanh
khảo sát

Hiệu giá
kháng thể

16

Tính chung (%)

1/2
1/4
1/8
1/16
1/32
1/64
1/128

Đáp ứng miễn dịch sau tiêm vắc xin
9 tháng
12 tháng
(+)

(%)

(+)

(%)


16
16
16
11
8
0
0

100
100
100
68,75
50,00
0
0

16
16
15
3
0
0
0

100
100
93,75
18,75
0
0

0

59,82

44,64

3.3.3. Kiểm tra hiệu lực vắc xin tụ huyết trùng đối với trâu, bò được tiêm
phòng bằng phương pháp bảo hộ thụ động chuột nhắt trắng.
Tiến hành kiểm tra hiệu lực của vắc xin nhũ dầu và vắc xin keo phèn
chủng P52 bằng phương pháp bảo hộ thụ động chuột nhắt trắng. Trên cơ sở đó
so sánh và lựa chọn loại vắc xin có khả năng bảo hộ cao hơn. Tiến hành chọn
6 mẫu huyết thanh trâu, bò thí nghiệm ở 2 tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, đại diện
cho mỗi loại vắc xin và kiểm tra hiệu lực ở 1, 3, 6 tháng sau tiêm. Riêng với
vắc xin tụ huyết trùng nhũ dầu các thí nghiệm sẽ tiếp tục được khảo sát tại các
thời điểm 9 tháng và 12 tháng sau tiêm. Mẫu huyết thanh chọn là mẫu có hiệu
giá kháng thể và chỉ số miễn dịch ở các mức cao nhất, trung bình và thấp nhất,
cụ thể là:
Tỉnh Cao Bằng: Mẫu huyết thanh tiêm vắc xin nhũ dầu là: 2; 3; 5
Mẫu huyết thanh tiêm vắc xin keo phèn là: 10; 13; 16
Tỉnh Hà Giang: Mẫu huyết thanh tiêm vắc xin nhũ dầu là: 20; 21; 24
Mẫu huyết thanh tiêm vắc xin keo phèn là: 25; 27; 31
Mỗi mẫu huyết thanh được thử thách cường độc bằng 3 chủng P52,
HGXB5, CBPT7 (mỗi chủng thử thách trên 4 chuột) với liều 10LD 50, chuột đối
chứng không tiêm huyết thanh.


18
Kết quả kiểm tra hiệu lực của vắc xin tại thời điểm 1, 3, 6, 9 và 12 tháng
sau tiêm được trình bày ở bảng 3.24; 3.25; 3.26; 3.27.
*Hiệu lực của vắc xin tụ huyết trùng nhũ dầu và keo phèn đối với trâu, bò

sau khi tiêm 1, 3, 6 tháng bằng phương pháp bảo hộ thụ động chuột nhắt trắng
Kết quả tổng hợp ở bảng 3.24; 3.25; 3.26 cho thấy: sau 6 tháng tiêm
phòng, vắc xin tụ huyết trùng nhũ dầu cho khả năng bảo hộ cao hơn so với vắc
xin tụ huyết trùng keo phèn khi tiêm cho trâu, bò tại 2 tỉnh Hà Giang và Cao
bằng. Kết quả này cũng tương ứng với kết quả kiểm tra hiệu giá kháng thể ở bảng
3. 18, 3.19, 3.20, 3.21. Từ kết quả trên, đưa ra khuyến cáo nên dùng vắc xin nhũ
dầu chủng P52 để tiêm phòng cho trâu, bò tại 2 tỉnh Hà Giang, Cao Bằng. So sánh
tỷ lệ chuột được bảo hộ sau khi thử thách cường độc bằng chủng sản xuất vắc
xin P52 hay 2 chủng phân lập được ở địa phương không có sự sai khác về khả
năng bảo hộ (P>0,05).
* Hiệu lực của vắc xin tụ huyết trùng nhũ dầu đối với trâu, bò sau khi
tiêm 9 và 12 tháng bằng phương pháp bảo hộ thụ động chuột nhắt trắng
Kết quả tổng hợp ở bảng 3.27 cho thấy: tại thời điểm 9 tháng vẫn còn 4/6
mẫu huyết thanh trâu, bò được bảo hộ, nhưng đến thời điểm 12 tháng sau khi tiêm
phòng, các mẫu huyết thanh đã không còn hiệu lực bảo hộ chuột nhắt trắng.
Từ kết quả về tỷ lệ bảo hộ chuột ở bảng 3.24; 3.25; 3.26; 3.27, tiến hành
tổng hợp để xác định khả năng bảo hộ của vắc xin nhũ dầu và keo phèn đối với
trâu, bò tại 2 tỉnh nghiên cứu. Đánh giá tỷ lệ bảo hộ trung bình (X) các mẫu
huyết thanh đã được đánh giá bảo hộ chuột, các mẫu huyết thanh này được đánh
giá theo từng tháng nghiên cứu và theo từng loại vắc xin. Phương pháp trình bày
tại mục 2.3.12.
* Tổng hợp kết quả kiểm tra hiệu lực của vắc xin tụ huyết trùng nhũ
dầu chủng P52
Đã tiến hành tổng hợp kết quả kiểm tra hiệu lực của vắc xin tụ huyết trùng
nhũ dầu đối với trâu, bò sau khi tiêm tại các thời điểm 1, 3, 6, 9 và 12 tháng.
Kết quả thu được trình bày ở bảng 3.28 và bảng 3.29
Kết quả tổng hợp ở bảng 3.28 cho thấy:
- Tại thời điểm 1 tháng sau tiêm vắc xin tỷ lệ bảo hộ trung bình đối với
chuột thí nghiệm sau khi được tiêm huyết thanh của trâu, bò đã tiêm vắc xin
nhũ dầu tại 2 tỉnh Hà Giang và Cao Bằng đều đạt ở mức bảo hộ cao. Trong đó:

Nhóm chuột được thử thách cường độc bằng chủng P52, tỷ lệ bảo hộ cao nhất
(91,67%), tiếp đến 2 nhóm được thử thách bằng chủng phân lập tại Cao Bằng
(CBPT7) hoặc Hà Giang (HGXB5) đều 87,50%.
- Tại thời điểm 3 tháng sau tiêm vắc xin, tỷ lệ bảo hộ chuột thí nghiệm vẫn
đạt mức cao sau khi thử thách bằng 3 chủng cường độc. Nhóm chuột được thử
thách bằng chủng P52, tỷ lệ bảo hộ (83,33%), tiếp đến 2 nhóm được thử thách
bằng chủng phân lập tại Cao Bằng (CBPT7) hoặc Hà Giang (HGXB5) đều
79,16%.


19
- Tại thời điểm 6 tháng sau tiêm, nhóm chuột được thử thách bằng chủng
P52, tỷ lệ bảo hộ vẫn duy trì ở mức (62,50%), tiếp đến nhóm chuột được thử
thách bằng chủng phân lập tại Cao Bằng (CBPT7), tỷ lệ bảo hộ 58,33%, nhóm
chuột được thử thách bằng chủng phân lập tại Hà Giang (HGXB5), tỷ lệ bảo hộ
54,17%.


20
Bảng 3.28: Tổng hợp kết quả kiểm tra hiệu lực của vắc xin tụ huyết trùng nhũ dầu chủng P52 đối với trâu, bò sau khi
tiêm tại thời điểm 1, 3 và 6 tháng
Tỷ lệ
Chủng vi khuẩn thử thách cường độc
%
Chủng sản xuất vắc xin
Chủng phân lập tại Hà Giang
Chủng phân lập tại Cao Bằng
chuột
(P52)
(HGXB5)

(CBPT7)
trong
T1
T3
T6
T1
T3
T6
T1
T3
T6
nhó
m
Số
Số
Số
Số
Số
Số
Số
Số
Số
được mẫ
%
mẫ
%
mẫ
%
mẫ
%

mẫ
%
mẫ
%
mẫ
%
mẫ
%
mẫ
%
bảo
u
u
u
u
u
u
u
u
u
hộ
100
4
66,6
3
50,0
0
0
3
50,0

2
33,3
0
0
4
66,6
2
33,3
0
0
7
0
0
3
7
3
75
2
25,0
2
25,0
4
50,0
3
37,5
3
37,5
2
25,0
1

12,5
3
37,5
4
50,0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
50
0
0
1
8,33
1
8,33
0
0
1
8,33
3
25,0
1
8,33
1

8,33
1
8,33
0
25
0
0
0
0
1
4,17
0
0
0
0
1
4,17
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0

0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
1
0
Cộng
6
6
6
6
6
6
6
6
6
X
91,6
83,3
62,5
87,5
79,1
54,1
87,5

79,1
58,3
7
3
0
0
6
7
0
6
3
Đ/c 0/6
0
0/6
0
0/6
0
06
0
0/6
0
0/6
0
0/6
0
0/6
0
0/6
0
âm

Ghi chú: %: Tỷ lệ chuột được bảo hộ
T1: Thời điểm lấy huyết thanh sau tiêm phòng 1 tháng
T3: Thời điểm lấy huyết thanh sau tiêm phòng 3 tháng


21
T6: Thời điểm lấy huyết thanh sau tiêm phòng 6 tháng


22
Bảng 3.29: Tổng hợp kết quả kiểm tra hiệu lực của vắc xin tụ huyết trùng nhũ
dầu chủng P52 đối với trâu, bò sau khi tiêm tại thời điểm 9 và 12 tháng
Tỷ lệ
Chủng vi khuẩn thử thách cường độc
%
Chủng sản xuất
Chủng phân lập
Chủng phân lập
chuột
vắc xin
tại Hà Giang
tại Cao Bằng
trong
(P52)
(HGXB5)
(CBPT7)
nhóm
T9
T12
T9

T12
T9
T12
được
Số
%
Số
%
Số
%
Số
%
Số
%
Số
%
bảo
mẫu
mẫu
mẫu
mẫu
mẫu
hộ mẫu
100
0
0
0
0
0
0

0
0
0
0
0
0
75
3 37,50 0
0
2 25,00 0
0
3 37,50 0
0
50
1
8,33
0
0
2 16,67 0
0
1
8,33
0
0
25
2
8,33
4 16,67 2
8,33
4 16,67 1

4,17
5 20,83
0
0
0
2
0
0
0
2
0
1
0
1
0
Cộng
6
6
6
6
6
6
X
54,16
16,67
50,00
16,67
50,00
20,83
Đ/c

0/6
0
0/6
0
0/6
0
0/6
0
0/6
0
0/6
0
âm

Ghi chú: %: Tỷ lệ chuột được bảo hộ
T9: Thời điểm lấy huyết thanh sau tiêm phòng 9 tháng
T12: Thời điểm lấy huyết thanh sau tiêm phòng 12 tháng
- Tại thời điểm 9 tháng sau tiêm vắc xin: khả năng bảo hộ chuột thí nghiệm
của các mẫu huyết thanh trâu, bò đã giảm nhiều sau khi thử thách cường độc,
nhóm chuột được thử thách bằng chủng P52 có 54,16% số chuột được bảo hộ, 2
nhóm còn lại đều được bảo hộ 50%.
- Tại thời điểm 12 tháng sau tiêm vắc xin: tỷ lệ bảo hộ trung bình của các
mẫu huyết thanh đối với chuột thí nghiệm ở cả 3 nhóm đã giảm thấp. Dao động
từ 20,83% (nhóm chuột được thử thách cường độc bằng chủng CBPT7), xuống
16,67% ở 2 nhóm chuột còn lại. Từ kết quả này cho thấy, ở thời điểm 12 tháng
sau tiêm vắc xin nhũ dầu, trâu, bò không còn khả năng bảo hộ đối với bệnh tụ
huyết trùng tại 2 tỉnh nghiên cứu.
- Chuột đối chứng không được tiêm huyết thanh, 100% bị chết khi thử
thách cường độc.
Như vậy, vắc xin tụ huyết trùng nhũ dầu kích thích đáp ứng miễn dịch tốt

cho trâu, bò của 2 tỉnh Hà Giang và Cao Bằng, sau 9 tháng tiêm vắc xin, tỷ lệ
bảo hộ trung bình trâu, bò vẫn đạt 50%. Điều đó chứng tỏ sau 9 tháng trâu, bò
tiêm vắc xin tụ huyết trùng nhũ dầu vẫn được bảo hộ khi vi khuẩn P. mutocida
cường độc tấn công.
* Tổng hợp kết quả kiểm tra hiệu lực của vắc xin tụ huyết trùng keo
phèn chủng P52


×