Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Giáo trình cây xanh đô thị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.41 MB, 65 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA NÔNG LÂM NGƯ

GIÁO TRÌNH
(Lưu hành nội bộ)
CÂY XANH ĐÔ THỊ
URBAN TREES

(Dành cho sinh viên ngành Nông Lâm Ngư,
Môi trường)

TS. TRẦN THẾ HÙNG


QUẢNG BÌNH, 2017


Mục lục

MỞ ĐẦU

4

CHƯƠNG 1: ĐÔ THỊ VÀ CÂY TRỒNG ĐÔ THỊ

5


1. Đô thị

5

2. Cây đô thị

6

3 Tiêu chí chọn loài cây trồng cho từng khu vực

13


4. Sức khỏe cây đường phố

19

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN VÀ CÁC YẾU
TỐ ẢNH HƯỞNG

25

1. Đặc điểm sinh trưởng


25

2. Các yếu tố ảnh hưởng

28

3. Phương pháp điề u tra, đo đế m và mô tả ghi chép cây xanh bóng mát

30

CHƯƠNG 3: KỸ THUẬT VƯỜN ƯƠM


32

1. Hạt giống

32

2. Gieo ươm cây con

34

CHƯƠNG 4: KỸ THUẬT TRỒNG CÂY ĐÔ THỊ


41

1. Đất xanh đô thị

41

2. Công tác chuẩn bị trước khi trồng

42

3. Kỹ thuật trồng cây


45

CHƯƠNG 5: CHĂM SÓC, QUẢN LÝ CÂY XANH ĐÔ THỊ

52

1. Quản lý đất

52

2. Bón phân


52

3. Tưới nước và tiêu nước

54
2


4. Cây cổ, cây di tích

55


5. Bảo vệ và tu bổ

55

6. Kỹ thuật cắt tỉa cây xanh đô thị

56

Tài liệu tham khảo

65


3


MỞ ĐẦU
1. Vị trí, mục đích, yêu cầu của môn học
- Vị trí: môn học được học sau môn học Thực vật đô thị
- Mục tiêu: Cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về cây xanh đô thị, kỹ
thuật trồng, chăm sóc, duy trì và bảo dưỡng cây xanh đô thị.
- Yêu cầu:
+ Có khả năng phân loại cây xanh đô thị, chọn loài cây trồng phù hợp với chức năng
công trình.
+ Nắm được kỹ thuật trồng, chăm sóc các nhóm cây chính trong đô thị.

2. Các nội dung chủ yếu cần nắm bắt của môn học
- Nắm được khái niệm cây xanh đô thị, vai trò và tác dụng của cây xanh trong đô
thị, đặc điểm sinh trưởng và phát triển của chúng.
- Nắm được nguyên lý chọn loài cây trồng trong đô thị
- Nắm được đặc điểm môi trường sống của cây xanh trong đô thị và các yêu cầu kỹ
thuật chính đối vói cây xanh đô thị
- Nắm được các yêu cầu cơ bản trong kỹ thuật trồng, chăm sóc và bảo dưỡng cây
- Làm các bài tập rèn luyện kỹ năng theo yêu cầu
3. Phương pháp học tập môn học
- Cây xanh đô thị là môn học có sự gắn kết chặt chẽ giữa lí luận và thực tiễn. Do đó
để môn học đạt kết quả tốt, người học phải biết vận dụng kiến thức đã học (phần lí
luận) vào thực tiễn, đặc biệt chú ý đến kỹ thuật trồng, chăm sóc và bảo dưỡng cây,

cũng như nguyên lý chọn loài cây trồng phù hợp với từng vùng, từng miền khí hậu.
- Sưu tầm tài liệu liên quan đến môn học đồng thời không ngừng học hỏi kinh
nghiệm trồng, chăm sóc và bảo dưỡng cây của các nhà làm vườn cũng như những
người có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực có liên quan.

4


CHƯƠNG 1: ĐÔ THỊ VÀ CÂY TRỒNG ĐÔ THỊ
1. Đô thị
1.1.Khái niệm
Theo “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng” của BXD, 2008:

Đô thị: Là điểm dân cư tập trung, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã
hội của một vùng lãnh thổ, có cơ sở hạ tầng đô thị thích hợp và có quy mô dân số
thành thị tối thiểu là 4.000 người (đối với miền núi tối thiểu là 2.800 người) với tỷ lệ
lao động phi nông nghiệp tối thiểu là 65%. Đô thị gồm các loại: thành phố, thị xã và
thị trấn. Đô thị bao gồm các khu chức năng đô thị.
Khu đô thị: Là khu vực xây dựng một hay nhiều khu chức năng của đô thị,
được giới hạn bởi các ranh giới tự nhiên, ranh giới nhân tạo hoặc các đường chính đô
thị. Khu đô thị bao gồm: các đơn vị ở; các công trình dịch vụ cho bản thân khu đô thị
đó; có thể có các công trình dịch vụ chung của toàn đô thị hoặc cấp vùng.
1.2. Đặc điểm của đô thị
- Là nơi tập trung đông dân cư
- Là nơi tập trung các hoạt động về chính trị, thương mại, giao thông

- Là bộ mặt đại diện về kinh tế - chính trị - xã hội, do vậy sẽ có các công trình kiến
trúc đặc thù.
- Dân cư đông đúc.
- Bê tông hóa
- Môi trường ô nhiễm:
+ Môi trường không khí: do khói bụi, khí thải từ các phương tiện giao thông, các
nhà máy, xí nghiệp... dẫn đến môi trường không khí bị ô nhiễm.
+ Môi trường nước: Nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp gây ô nhiễm
nguồn nước
+ Môi trường đất: Đất xấu bị rắn chặt và ô nhiễm
- Mực nước ngầm cao (một số khu vực, đặc biệt là khu vực Hà Nội)
- Các công trình giao thông, kiến trúc xây dựng, kiến trúc ngầm nhiều

-

Độ ẩm không thích hợp

Qua những đặc điểm trên ta thấy rằng: Cây trồng đô thị có không gian sống hạn
hẹp, điều kiện không thuận lợi, cây trồng vừa chịu tác động của thiên nhiên vừa chịu
5


tác động của con người qua các tác động cơ lý đến sinh trưởng và phát triển, chính vì
thế cần có các biện pháp về quản lý và chăm sóc cây xanh đô thị.
2. Cây đô thị

2.1. Một số khái niệm liên quan
Cây xanh đô thị là thành phần chính của mảng xanh đô thị, cũng là một trong
những tiêu chí hợp thành cơ cấu qui hoạch xây dựng đô thị. Cây xanh đô thị là một
đối tượng rất phong phú, đa dạng, phức tạp và cũng có vai trò, tác dụng, ý nghĩa thực
tế cũng như mục đích sử dụng khác nhau. Vì thế, có thể hiểu cây xanh đô thị bao gồm
tất cả những cây cao, cây bụi sống lưu niêm và thảm cỏ chuyên dùng hoặc kết hợp tạo
nên không gian xanh có tác dụng trực tiếp hoặc gián tiếp có lợi tới môi trường sinh
thái và kiến trúc cảnh quan đô thị.
Nói một cách khác: Cây đô thị là cây trồng trong các công viên, vườn hoa, dọc các
đường phố trong các dải rừng phòng hộ quanh thành phố, trong nhà dân hay trong các
dàn cây, chậu cảnh trong đô thị với mục đích chính là cải tạo môi trường, cảnh quan,
nâng cao sức khỏe cho con người.

Theo thuyết tầng bậc và phi tầng bậc hệ thống cây xanh đô thị được mô tả bằng sơ
đồ dưới đây:
Hệ thống cây
xanh đô thị

Cây xanh cách
ly

Cây xanh khu

Cây xanh
đường phố


Công viên

công nghiệp

Cây xanh xí
nghiệp

Vườn khu ở

Cây xanh từng
bộ phận xí

nghiệp

(Theo thuyết tầng bậc)

Cây xanh
Boulevard

Vườn nhóm
nhà

Cây xanh
quảng trường


Cây xanh từng
khu vực

Vườn nhà rộng

Cây xanh
đường nội bộ

6



Hệ thống cây
xanh đô thị

Cây xanh cách ly

Cây xanh đường
phố, quảng
trường

Vườn hoa

Cây xanh kỹ

thuật

(Theo thuyết phi tầng bậc)

2.2. Các hình thức phân loại cây đô thị
Dựa vào tập quán sinh sống, hình thái ngoại mạo và điều kiện sinh trưởng,
chức năng và tác dụng, cây xanh đô thị được phân thành 3 nhóm:
- Nhóm cây cao từ 6-7m trở lên, có tuổi thọ dài; ở tầng trên, tạo tán che bóng mát
có tác dụng phòng hộ môi sinh và tôn tao cảnh quan thẩm mỹ lâu bền
- Nhóm cây bụi thấp từ 1-2m đến 4-5m, sống lưu niên hoặc được gây trồng thay
thế ổn định hàng năm; ở tầng dưới, có tác dụng che phủ mặt đất hoặc phụ trợ
góp phần cải thiện tiểu khí hậu và điều kiện môi trường cảnh quan.

- Nhóm cây cỏ thấp dưới 0,5 – 1 m cả cây hoa, cây cảnh dài ngày hoặc cũng
được gây trồng thay thế ổn định hàng năm; ở tầng sát mặt đất có tác dụng che
phủ, trang trí nâng cao độ thẩm mỹ cho cảnh quan môi trường.
Dựa vào công dụng, cây đô thị có thể chia ra thành các nhóm sau:
- Cây bóng mát: cây trồng với mục đích chính là lấy bóng mát được gọi là cây
bóng mát. Cây bóng mát thường được trồng dọc các phố đông người, trong
công viên, vườn hoa, trường học, bệnh viện, công sở…nhằm cản nắng tạo bóng
râm mát cho con người và động vật. Dựa vào công dụng và mục đích sử dụng
cây bóng mát được chia ra thành các nhóm sau đây:
+ Nhó m cây truyề n thố ng: là những loài đang đươ ̣c trồ ng phổ biế n và đã khẳ ng
đinh
̣ đươ ̣c vai trò chin

́ h là làm cây bóng mát cho đô thị
+ Nhó m cây tiề m năng: là những loài cây đã đươ ̣c trồ ng trong đô thị với nhiề u ưu
điể m đă ̣c trưng nhưng chưa đươ ̣c phổ biế n
+ Nhóm cây trồ ng trên đường phố lớn: cây trồ ng thić h hơ ̣p trồ ng trên các đường
phố lớn mới mở ở các đô thi ̣mới xây dựng

7


+ Nhóm cây trồ ng trên giải phân cách các con đường lớn: với đă ̣c điể m cây nhỏ
hay nhỡ, cây có dáng đe ̣p, hoa đe ̣p, rấ t thích hơ ̣p trồ ng trên các giải phân cách các
con đường lớn là m cây bóng mát kế t hơ ̣p cây cảnh, cây hoa

+ Nhóm cây có hoa đe ̣p
+ Nhóm cây có dáng đe ̣p
Danh mục cây bóng mát đường phố Hà Nội theo công dụng và mục đích sử dụng
TT

Công dụng và mục đích sử dụng

Tên cây
Cây
truyền
thống


Cây
tiềm
năng

Cây
trồng
đường
lớn

Cây
trồng
dải

phân
cách

Cây có
hoa đẹp

Cây

dáng
đẹp

1


Bách xanh

+

+

+

2

Bách tán


+

+

+

3

Bàng

+


4

Bằ ng lăng nước

+

5

Bu ̣t mo ̣c

6


Dái ngựa

7

Đa búp đỏ

+

8

Kim giao


+

9

Lát hoa

10

Liễu

11


Long não

12

Lô ̣c vừng

13

Móng bò hoa
tím


+

14

Muồ ng đen

+

15

Muồ ng hoa đào


+

16

Muồ ng hoàng

+

+
+

+


+
+

+

+
+

+

+


+

+
+

+

+
+

+

+
+

+
+
+

+

+
8



yế n
17

Muồ ng ngủ

18

Ngân hoa

19


Ngo ̣c lan

+

20

Nhô ̣i

+

+


21

Phươṇ g vi ̃

+

+

22

Sưa


+

23

Sữa

+

24

Thàn mát


+

25

Tế ch

+

26

Trắ c bách diê ̣p


27

Vàng anh

+

28

Xà cừ

+


+

+
+

+
+

+
+

+

+

+

+
+

+
+

+
+

+

Nguồn: Công ty Công viên cây xanh Hà Nội (2010)

- Cây phong cảnh: cây phong cảnh là những cây có hình dáng, kích thước, màu
sắc lá và tán đặc biệt, được trồng để cải tạo cảnh quan môi trường cho đô thị. Cây
phong cảnh đựợc trồng trong các công viên, ven hồ, trường học, công sở, vườn hoa để
làm tăng vẻ đẹp, cảnh quan đồng thời lấy bóng mát cho nơi trồng.
- Cây trang trí: cây trang trí thường được trồng trang trí các công viên, vườn
hoa, trường học, các tiền sảnh, các khoảng trống trên tầng, trong phòng…
Khác với cây bóng mát và cây phong cảnh, cây trang trí thường nhỏ, dễ thay
đổi và ít bền vững. Cây trang trí có thể chia ra thành các nhóm cây chính: cây hoa,

cây cảnh, cây thế, bonsai, thảm cỏ.
Dựa vào chức năng sử dụng cây xanh đô thị được chia làm 3 loại:
- Cây xanh công cộng: là loại hình cây xanh sử dụng có tính chất chung cho mọi
người dân đô thị, phục vụ cho các hoạt động nghỉ ngơi, giải trí, văn hóa, thể thao,
công cộng, cụ thể là cây xanh trong các công viên, vườn hoa, vườn dạo, quảng
trường, đường phố và các công trình hành chính công cộng.

9


- Cây xanh hạn chế: là loại hình cây xanh sử dụng không rộng rãi, phục vụ lượng
người nhất định, nghỉ ngơi giải trí chốc lát, đó là các loại hình cây xanh trong

trường học, bệnh viện, xí nghiệp, kho tàng, cơ quan nghiên cứu.
- Cây xanh chuyên dụng: là loại cây xanh sử dụng theo yêu cầu chuyên môn riêng
do những yêu cầu đặc biệt về điều kiện thiên nhiên, đất đai hoặc dùng vào mục
đích kỹ thuật kinh tế như: khu cây xanh cách ly độc hại, cây xanh chắn gió, cát,
cây xanh chắn đất, vườn ươm, cây xanh nghĩa địa...
2.3. Nguồn gốc cây đô thị
- Cây đô thị có thể có nguồ n gố c từ rừng tự nhiên, đươ ̣c trồ ng thử nghiê ̣m,
thuầ n dưỡng và thić h nghi trong môi trường số ng trong các đô thị.
- Nhập từ các châu lục trên thế giới:
+ Từ châu Mỹ: Phươṇ g vi ̃
+ Từ châu Phi: Xà cừ, Cau bu ̣ng
+ Từ châu Úc: Ba ̣ch đàn, Phi lao, Keo...

2.4. Vai trò và tác dụng của cây xanh trong đô thị
Hệ thống cây xanh đô thị có một số tác dụng dưới đây:
1. Cây có tác dụng với tâm lý:
Màu sắc của cây làm giảm bớt hành vi trong cuộc sống, ví dụ như cây xanh ở
bệnh viện giúp bệnh nhân hồi phục sức khỏe nhanh hơn, cây xanh trong khu ở, khu
làm việc luôn mang lại cho con người cảm giác thư thái, giúp chúng ta làm việc hiệu
quả hơn...
2. Cây có tác dụng đưa thiên nhiên trở lại với con người
Sự xuất hiện của hàng loạt các đô thị từ nhỏ đến lớn làm cho cảnh vật thiên
nhiên ngày càng bị mất đi, đô thị được bao phủ bởi những mảng bê tông, gạch đá.
Việc đưa cây xanh vào đô thị đã góp phần đưa thiên nhiên trở lại với con người, làm
cho đô thị sống động hơn bởi màu xanh của cỏ, cây, hoa, lá.

3. Cân bằng lại hệ sinh thái
3.1 Cải thiện vi khí hậu
a. Nhiệt độ
Nhiệt độ không khí trong vùng có cây xanh thấp hơn nhiệt độ không khí nơi
không có cây khoảng 40C. Nhiệt khuếch tán trong vùng có cây xanh cũng sẽ mất đi rất
nhanh do hấp thụ nhanh, khác với vùng có bê tông, gạch đá sẽ mất đi chậm.
10


Như vậy cây xanh là yếu tố cần thiết để hạ thấp nhiệt độ trong từng khu vực
làm cho môi trường sống của con người đỡ bị oi bức, nhất là trong các khu vực chịu
ảnh hưởng lớn bởi bức xạ khuếch tán của các kết cấu gạch đá, bê tông trong đô thị.

b. Ẩm độ
Thực nghiệm thực tế chứng minh rằng: sự chênh lệch ẩm độ giữa nơi có cây và
nơi không có cây có thể chênh lệch nhau từ 7-20%, tùy theo bề dày của tán cây hay
mảng cây, điều này sẽ gây ra hiệu quả cảm giác nhiệt độ hạ từ 2-40C.
c. Gió
Cấu trúc và vị trí của từng tán cây và từng mảng cây sẽ làm giảm tốc độ gió
hoặc ngăn gió. Hiện tượng này rất có ý nghĩa trong việc sử dụng cây xanh ngăn cản
các luồng gió độc, gió lạnh, gió bão... Cây xanh, vì thế sẽ là “bức tường xanh”, có thể
tạo thành dãy cách ly vệ sinh tốt nhất, ngăn chặn các tác động xấu do gió mang đến
như khói, bụi độc hại ở các khu công nghiệp, không khí giá rét, bão xoáy... tuy nhiên
không nên trồng cây quá dày như thế sẽ không ngăn được gió và gây rối luồng khí.
3.2 Chống ô nhiễm tiếng ồn

Khi đô thị phát triển, dân cư đông đúc, cường độ tiếng ồn trở nên mạnh, thường
xuyên và tác động nguy hại đến sức khỏe: gây thương tổn thính giác và hệ thần kinh
con người, streess thường xảy ra đối với cư dân sống trong đô thị.
Tán cây lá to có thể hấp thụ trên 25% âm lượng và tán xạ khoảng 75% tiếng ồn
đi qua nó. Tác dụng hút âm của cây rất có ý nghĩa trong việc bố trí cây xanh đường
phố. Cây xanh cách ly giữa nhà máy và khu dân cư. Giảm thiểu tiếng ồn cho người
dân đô thị.
Âm thanh phản xạ qua lại nhiều lần qua các tán cây sẽ giảm lượng âm thanh
đáng kể. Vì vậy, thiết kế các lớp cây trồng xen kẽ cây bụi, cây thấp tầng và cây cao để
giảm bớt âm thanh thành phố đến các công trình.
3.3 Làm trong lành môi trường đô thị
Trong môi trường có cây xanh, khói bụi đã giảm đi rất nhiều so với nơi không

có cây xanh (40%). Chính độ ẩm không khí do sự bốc hơi nước của lá cây đã làm cho
bụi bị ngậm nước, tăng trọng và không bay xa. Ngoài ra cây xanh lại có tác dụng cản
gió (như đã trình bày ở trên), bụi bị dừng lại phần lớn trong tán cây, phần còn lại bị
giảm tốc và rơi rụng dần.
Theo nghiên cứu của Đại học Michigan State University (Urban Forestry), sự
hiện diện của một cây ở gần nhà giảm 30% lượng không khí ô nhiễm. Một cây trưởng
11


thành hút mất 450 lít nước trong đất rồi lại trả về không khí dưới dạng hơi nước để
làm mới không khí. Một số loại cây thân gỗ có khả năng hấp thụ được các chất kim
loại nặng trong đất ô nhiễm như chất Pb, Cd, Co, Zn, Cu nên cây có thể làm giảm

được các chất độc hại sâm nhập tới nguồn nước ngầm khu vực dân cư.
Theo nghiên cứu của viện nghiên cứu cây xanh Canada (FCA), một cây khỏe
mạnh có thể hấp thụ khoảng 2,5 kg CO2/ năm, một cây trưởng thành có thể hấp thụ từ
3000 đến 7000 hạt bụi/ m3 không khí. Một cây trưởng thành có thể cung cấp lượng O2
cần thiết cho 4 người.
Đối với các đô thị có mật độ dân cư đông đúc, các nhà máy, phương tiện sinh
hoạt sử dụng nhiên liệu đốt cháy, lượng khí CO2 sẽ tăng lên tương ứng với lượng O2
ngày càng giảm thiểu, vì vậy cây xanh đặc biệt cần thiết tại những nơi này.
Ngoài ra trong quá trình quang hợp cây xanh còn thải ra Phitonxit có tác dụng
diệt khuẩn trong môi trường không khí.
3.4 Góp phần cải thiện kỹ thuật đô thị
Cây xanh trong lòng đô thị đã góp phần không nhỏ trong việc hoàn thiện kỹ

thuật đô thị: định hướng giao thông, phân luồng, tạo cảnh quan đẹp….
3.5 Đáp ứng nhu cầu văn hóa, nghỉ ngơi của người dân đô thị
Khi xã hội càng văn minh tiến bộ, cùng với sự đi lên của công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, con người ngày càng thoát khỏi các công việc cực nhọc, ngày nghỉ càng
nhiều, thời gian rảnh càng tăng, các họat động thể thao, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí
đang là đòi hỏi cấp thiết của người dân đô thị. Các khu vực có cây xanh luôn là nơi
sinh hoạt có sức chứa lớn nhất, đảm bảo hoạt động giao tiếp rộng, mang tính cộng
đồng, có tác dụng phục hồi sức khỏe, sảng khoái tâm hồn, phát triển tư duy và năng
khiếu thẩm mỹ.
4. Hoàn thiện giá trị thẩm mỹ của cảnh quan đô thị
Địa hình, mặt nước, cây xanh, công trình kiến trúc… là các yếu tố tạo thành
cảnh quan đô thị. Cây xanh đã đáp ứng được nhu cầu đó thông qua quá trình sinh

trưởng, phát triển theo từng thời điểm của thời gian trong một không gian luôn biến
đổi. Cây xanh đa dạng về hình khối, màu sắc phong phú. Sự tương hợp về hình khối,
hài hòa về màu sắc, hình dáng và ngay cả hương thơm của cây xanh đã góp phần tạo
nên bố cục hợp lý của các yếu tố khác nhau, hình thành giá trị thẩm mỹ của cảnh quan
đô thị.
2.5. Yêu cầu đối với cây đô thị
12


Khi sống trong môi trường đô thị cây xanh gặp nhiều điều kiện bất lợi cho sự sinh
trưởng và phát triển, vì thế để sống được trong môi trường đó cây xanh phải đạt được
những yêu cầu sau đây:

- Có sức sống cao, chịu được những tác động bất lợi của các điều kiện sống đô thị
- Có tán đẹp, gọn, hình khối rõ ràng, chịu cắt tỉa
- Dẻo dai, ít bị gió bão làm đổ
- Sống lâu năm, không phải trồng lại vì trồng lại sẽ làm thay đổi cảnh quan
- Hoa, quả, lá không tiết chất độc hại và không gây ô nhiễm
- Cây trồng ở đường phố có chiều cao dưới cành > 3m
Ngoài ra trong đô thị thường xuyên có gió lùa, sức gió lớn nhất là mùa mưa
bão, vì vậy cây trồng trong đô thị, đặc biệt là cây trên đường phố phải có rễ bám sâu,
thân cây khi trưởng thành phải lớn và cây phải khỏe mạnh.
3 Tiêu chí chọn loài cây trồng cho từng khu vực
3.1. Tiêu chí chung
Theo TS. Hoxneidger (Đức) việc chọn loài cây đô thị không cần nhiều nhưng phải

đảm bảo về hiệu quả sinh trưởng và tác dụng với môi trường. Theo ông, điều quan
trọng trong việc chọn loài cây đô thị tất nhiên là những tiêu chí. Tuy nhiên, những tiêu
chí bên ngoài như hoa, quả, gai nhựa, dạng lá, dạng gốc, kích thước... là những điều
dễ nhận ra, nhưng việc thích nghi của một cây với điều kiện lập địa và môi trường đô
thị thì cần rất nhiều thời gian mới có được kết luận. Những tiêu chí cũng phải được
lượng hóa cụ thể mới có thể chọn được loài, đặc biệt là những loài cần trồng để giảm
ô nhiễm, chống lại một tác động cụ thể nào đó thì càng cần lượng hóa được những
khả năng này của cây. Ngoài những tiêu chí chung của cây đô thị thì cần có những
tiêu chí cho từng loại đường, từng loại đất, khí hậu, môi trường...
3.2 Một số tiêu chí trong chọn loài cây trồng đô thị tp. HCM (Theo các chuyên
gia đến từ TP. HCM, tài liệu Hội thảo về cây xanh đô thị, 2005)
- Cây có dáng, tán lá đẹp, hoa lá có màu sắc xinh tươi.

- Cây trưởng thành có chiều cao vừa phải (không nên cao quá 15m), có đời sống dài.
- Cây có thể thích nghi, có khả năng chống chịu và phát triển được trong môi trường
đô thị, không thường bị sâu bệnh.
- Cây tăng trưởng vừa phải, dẻo dai, không thuộc loại giòn, dễ gãy.
- Cây không có rễ hệ ăn lồi trên mặt đất.
13


- Cây không gây ô nhiễm môi trường, không có bộ phận độc, không thuộc cây ăn quả.
- Cây thường xanh quanh năm hoặc không rụng lá toàn phần, kích thước lá trung
bình.
- Ưu tiên chọn các cây địa phương.

3.3 Một số tiêu chí chọn loài cây trồng đô thị TP. Hà Nội (Nguyễn Hòa Hợp Giám đốc Công ty công viên cây xanh, tài liệu Hội thảo về cây xanh đô thị, 2005)
- Cây trồng đô thị phải đảm bảo yêu cầu kiến trúc đô thị có thiết kế và phải phù hợp
với cảnh quan chung
- Cây đưa ra trồng phải thỏa mãn điều kiện tiêu chuẩn và quy định của cây trồng đô
thị
+ Cây thân gỗ, sống lâu năm, có độ tăng trưởng trung bình
+ Thân nhẵn, thẳng, không có gai và nhựa mủ độc
+ Tán lá rậm, cành tỏa đều, cho nhiều bóng mát
+ Cây có thớ gỗ dai, khó gãy cành, chịu cắt tỉa
+ Hệ rễ khỏe, rễ cọc ăn sâu, rễ trải đều
+ Loài cây thích nghi với những đặc điểm tự nhiên và môi trường của nơi trồng: khí
hậu, đất đai, mực nước ngầm

+ Khả năng chống chịu gió bão tốt
+ Cây có hoa đẹp, hoa quả không có mùi khó chiu, không hấp dẫn côn trùng gây ô
nhiễm môi trường.
+ Cây có khả năng chống sâu bệnh cao, không là cây ký chủ trung gian cho các loài
sâu bệnh hại người hay gia súc.
3.4 Tiêu chí chọn loài cây trồng đường phố
Cây đường phố bao gồm: cây hai bên đường, cây ở dãy phân cách giữa đường,
cây trước công trình kiến trúc dọc theo đường.
Công dụng của cây xanh đường phố: Che nắng, dẫn gió hoặc chắn gió (tuỳ góc
độ), bảo vệ đường (chống mưa nắng, xói mòn…), giảm tiếng động từ đường phố vào
khu dân dụng, chống bụi, phòng hoả, làm dãy phân cách các luồng giao thông, hoặc
kết hợp với các yếu tố tạo cảnh khác thành nơi dạo chơi, làm tăng vẻ đẹp thành phố.

Đặc biệt cây xanh đường phố là nhân tố chính nối liền cây xanh trong và ngoài đô thị,
giữa các cụm cây xanh với nhau tạo thành hệ thống cây xanh thống nhất liên hoàn.
Phân loại: cây xanh đường phố có 4 loại chủ yếu sau đây:
14


- Cây xanh lề đường: Chủ yếu là cây bóng mát
- Cây xanh phân cách: Để phân luồng giao thông, không trồng cây bóng mát,
thường trồng cây bụi thấp hoặc thảm hoa hay cỏ.
- Boulevard: Kết hợp giữa đi lại và dạo chơi, bố trí ở giữa hoặc bên đường xe
chạy, rộng khoảng 10 – 60m, có ghế đá nghỉ chân, cây xanh thường kết hợp với
các yếu tố tạo cảnh khác, kể cả điêu khắc.

- Vườn hoa dọc phố: Thường kết hợp cây bụi lá đẹp, hoa đẹp với cây che bóng
mát, gần giống với loại hình vườn dạo.
Chọn cây trồng
- Cây có thân thẳng, gỗ dai đề phòng bị giòn gãy bất thường, tán lá gọn, thân cây
không có gai, có độ phân cành cao, có rễ ăn sâu không nổi lên mặt đất
- Lá cây có bản rộng để tăng cường quá trình quang hợp, tăng hiệu quả làm sạch
môi trường lá xanh quanh năm, chịu cắt tỉa.
- Hoa quả không hấp dẫn côn trùng làm ô nhiễm vệ sinh môi trường
- Tuổi thọ cây phải dài (50 năm trở lên), có tốc độ tăng trưởng tốt, có sức chịu
đựng sự khắc nghiệt của thời tiết, ít bị sâu bệnh, mối mọt phá hoại
- Cây có hoa đẹp đặc trưng cho các mùa
Để phù hợp tương đối với các điều kiện trên, có thể sử dụng các loại cây sau:

+ Cây bóng mát: Sao đen, sấu, me, long não, dừa, phượng,…
+ Cây bụi thấp: Tùng, bách, cau bụi. tai tượng, cô tòng, móng bò.
+ Cây hoa đẹp: Cẩm chướng, cúc, bươm bướm, mâm xôi…
Cây xanh đường phố phải căn cứ phân cấp tầng bậc và tính chất các loại đường
mà bố trí cây trồng: (1) hàng trên vỉa hè, (2) hàng trên dải phân cách, (3) hàng rào và
cây bụi, (4) kiểu vườn hoa.
Kích thước trồng cây: tối thiểu 1,2m x 1,2m x 1,2m hoặc hình tròn có đường
kính tối thiểu 1,2m
3.5 Tiêu chí chọn loài cây xanh quảng trường
Quảng trường là nơi tập trung đông người, thường quảng trường gắn với công
trình kiến trúc mang tính cộng đồng như nhà hành chính, di tích tưởng niệm… Đặc
điểm chung nhất của các quảng trường là có không gian thoáng rộng.

Vì thế, khi chọn cây xanh trồng trên quảng trường cần chú ý:
15


- Cây xanh phải phối hợp chặt chẽ với các công trình kiến trúc trọng điểm.
- Cây xanh thể hiện sự trang nghiêm, giải quyết bóng mát cho quảng trường nhưng
phải tạo được khoảng trống lớn tuỳ yêu cầu lượng nguồn chứa.
- Cây trồng phải bố trí thuận lợi cho việc diễu hành và cây xanh quanh năm và có
tán gọn để thuận lợi cho việc diễu hành.
- Mảng cây xanh chủ yếu của quảng trường là thảm cỏ hoặc bãi hoa trang trí; thỉnh
thoảng có thể điểm những cây bóng mát đứng độc lập hoặc thành nhóm nhỏ.
- Đối với quảng trường giao thông cần chú ý tính chất và lưu lượng giao thông.

Chủ yếu trồng cây cần đảm bảo hướng dẫn giao thông, đồng thời tạo điểm cảnh
cho thành phố những cây trồng không được che chắn tầm nhìn của người lái xe.
3.6 Tiêu chí chọn loài cây trồng tại các khu công nghiệp, nhà máy
Trong khu công nghiệp, cây xanh chiếm diện tích khá lớn, khoảng 10 – 15% diện
tích toàn khu công nghiệp (Quy chuẩn VN). Ngoài các chức năng cảnh quan, trong khu
công nghiệp, cây xanh phát huy mạnh chức năng cách ly chống độc hại giữa các nhà
máy sản xuất, ngăn ồn, chống bụi…. Phòng hộ, cách ly, cải tạo về khí hậu khu vực là
chỉ tiêu hàng đầu đối với cây xanh khu công nghiệp.
Chọn loài:
- Cây xanh cản khói, ngăn bụi: chọn cây có chiều cao, không trơ cành, tán lá rậm
rạp, lá nhỏ, mặt lá ráp.
- Khu vực có chất độc hại NO, CO2, CO, NO2, trồng cây theo phương pháp nanh

sấu và xen kẽ cây bụi để hiệu quả hấp thụ cao (tốt nhất tạo 3 tầng tán).
- Dải cây cách ly cùng loại khi diện tích hẹp và hỗn hợp khi cần dải cách ly lớn.
- Chọn cây chịu được khói bụi độc hại
Một số loài có thể sử dụng: Trúc đào đỏ, Cô tòng, Dâm bụt, Bóng nước, Rệu đỏ,
Cỏ lá tre, Mào gà, Nhội, Xà cừ, Chẹo, Lát hoa, Dẻ, Phi lao, Sấu, Vải, Thị, Trám,
Muồng đen.
Nguyên tắc bố trí cây xanh:
- Bố trí phối hợp với các bộ phận cây xanh khác của đô thị để tạo thành một thể
thống nhất liên hoàn.
- Cây xanh khu công nghiệp phải được nghiên cứu phù hợp với quy mô, tính chất
và các yêu cầu cụ thể của từng loại hình công nghiệp của từng nhà máy, xí
nghiệp khu trú trong ấy.

16


3.7 Tiêu chí chọn loài cây trồng trong bệnh viện
Chọn loài:
- Chọn cây có khả năng tiết ra các chất fitolcid diệt trùng và màu sắc hoa lá tác dụng
tới hệ thần kinh, góp phần trực tiếp điều trị bệnh
- Chọn cây có tác dụng trang trí: màu sắc sáng, vui tươi, tạo sức sống
- Chọn cây có hương thơm
Một số loài có thể sử dụng: Long não, Lan tua, Ngọc lan, Bạch đàn, Móng bò
trắng, Địa lan, Mai vàng, Đào phai, Dừa, Cau, Bằng lăng, Phượng, Vàng anh…
3.8 Tiêu chí chọn loài cây trồng cho khu dân cư

Cây xanh trong khu nhà ở có tác dụng chủ yếu về mặt vệ sinh và bảo vệ sức khoẻ
cho cư dân: Giữ ẩm độ, tăng lượng dưỡng khí, chống ồn, giảm nhiệt độ và trang trí
thêm cho bộ mặt khu phố.
Phân loại: Cây xanh trong khu ở có các loại chủ yếu sau:
- Cây xanh chung cho nhóm nhà
- Cây xanh cho các công trình công cộng trong khu ở
- Cây xanh cách ly giữa đường phố với khu ở
Hệ thống cây xanh khu ở có thể thay đổi tuỳ theo những điều kiện đặc biệt của
thiên nhiên: Địa hình và tập quán từng địa phương. Do đó, khi bố trí cây xanh trong
khu ở cần chú ý đến: Tính chất vùng, điều kiện tự nhiên, điều kiện sinh thái, hình thái
kiến trúc địa phương, nhất là điều kiện thích nghi của giống cây trồng.
Cách bố trí

Khi bố trí cây xanh trong khu ở cần tuân theo các phương cách sau:
- Cây xanh phải làm được nhiệm vụ trung gian chuyển tiếp từ công trình kiến trúc
trong khu ở với các nhân tố xung quanh như: Đường xá, con người, địa hình, mặt
nước, không gian…
- Nên trồng nhiều cây tạo bóng râm rộng lớn để che mát đường xá, công trình,
giảm thiểu bức xạ nhiệt cho khu ở, nhưng tránh che lấp ánh sáng chiếu vào nhà.
- Trồng theo dãy cây xanh dọc theo đường khu phố.
- Cây trồng phải đảm bảo đúng kỹ thuật và mỹ quan, nhất là các nơi tiếp giáp với
luồng người ra vào khu ở. Có thể sử dụng cây xanh che chắn các công trình phụ
như: nhà xe, kho, hố rác, nhà xí công cộng…
17



- Tổ chức cây xanh khu ở cần tiến hành đồng thời với quy hoạch chung của khu
vực và thiết bị kỹ thuật hạ tầng.
Chọn loài:
- Tận dụng chọn giống cây địa phương để dễ dàng thích nghi với điều kiện sống
- Chọn cây chú ý phối kết màu sắc bốn mùa. Cây có hoa tạo cảnh quan, mỹ quan
cho khu ở
- Chọn cây có tuổi thọ cao
- Cành không dòn, dễ gãy
- Cho bóng mát rộng
- Tránh trồng cây ăn quả hấp dẫn trẻ em
-


Tránh những cây cho hoa quả hấp dẫn côn trùng

- Tránh những cây có mùi khó chịu
Một số loài có thể sử dụng: Xà cừ, Muồng, Ngọc lan, Long não, Phượng, Mí, Bằng
lăng, Vàng anh…
Đối với khu biệt thự và nhà rộng
Về tác dụng của cây xanh đối với biệt thự không có gì thay đổi so với khu ở,
nhưng cây xanh cho biệt thự nặng tính trang trí hơn. Tuỳ theo thị hiếu thẩm mỹ của
từng gia chủ mà loại hình có thể khác. Có người theo phong cách châu âu, thích phô
trương vẻ đẹp phóng khoáng bề thế của công trình kiến trúc, cây xanh chỉ có tác dụng
tô điểm thêm cho công trình. Cũng có người theo phong cách á đông, dùng cây xanh để

“che chắn” công trình kiến trúc, nhằm tạo nên không gian ấm cúng bên trong nhà. Mặt
khác, cảnh trí cũng xuất phát từ tập quán sống, hoàn cảnh khí hậu và thiên nhiên đã tạo
ra hai xu hướng ấy. Do đó, tổ chức cây xanh không thể tách rời các hoàn cảnh trên
được.
Nguyên tắc bố trí cây xanh trong khu biệt thự và nhà rộng
- Cây xanh bố trí phải thể hiện được tính dân tộc, tính địa phương.
- Cây xanh nên được bố trí nhẹ nhàng, trang nhã, linh hoạt. Nên kết hợp cây xanh
với các yếu tố tạo cảnh khác, tạo thành các tiểu cảnh trang trí với những chủ đề
riêng, thể hiện tính cách của người gia chủ.
3.9 Cây trồng trên các vành đai xanh, giải xanh phòng hộ

18



Tác dụng của rừng phòng hộ là ngăn ngừa gió xoáy, chống gió bão và cải thiện
khí hậu của đô thị. Vì thế, khi bố trí rừng phòng hộ phải căn cứ vào tốc độ gió, hướng
gió chính và địa hình cũng như chu kỳ khí áp hàng năm.
Nếu 1 đô thị thường có gió lớn theo một hướng gió nhất định, chỉ cần tổ chức một
dải rừng phòng hộ thẳng góc với hướng gió đó. Nếu có nhiều hướng gió lớn sẽ lập vành
đai rừng phòng hộ.
Rừng phòng hộ nên nằm ở những vành đai ngoại vi đô thị và là một bộ phận quan
trọng trong hệ thống cây xanh toàn đô thị.
Chọn loài:
- Chọn cây giống tốt, to, khỏe, cao, có bộ rễ khỏe, khó bị bão làm gãy, đổ, nhằm

tăng cường lượng ôxy, ngăn bớt tốc độ gió.
- Trồng xen kẽ nhiều loài cây có ưu điểm của loài này hỗ trợ khuyết điểm cho loài
khác, hạn chế sâu bệnh phá hoại từng mảng
Ngoài ra còn có một loại rừng phòng hộ đặc biệt đó là rừng phòng hoả dùng để
bảo vệ những khu rừng ngoại ô hay rừng cây công nghiệp quý. Về bố trí, giống như
rừng phòng hộ, nhưng phải chú ý chọn những loại cây có lá dày, chứa nhiều nước, cành
lá thân đều chứa nước, thường khoảng cách rừng phòng hoả đến khu bảo vệ từ 10 – 20
m.
4. Sức khỏe của cây đường phố
- Cây sinh trưởng không tốt
- Ví dụ: khảo sát cây đường phố HN của TS. Phó Đức Tùng và sinh viên trường
Đại học Lâm nghiệp thì trong 11000 cây được khảo sát 5600 cây có vấn đề về

sinh trưởng - chiếm trên 50%, trong đó: 65% có vấn đề ở tán, lá, 55% có vấn đề
ở thân, 40% có vấn đề ở gốc
- Những cây tương đối khỏe mạnh đa số là từ thời Pháp thuộc hoặc mới trồng 5
năm trở lại đây, còn những cây từ 5-30 năm tuổi có tỷ lệ sinh trưởng kém rất
cao, trên 80%.
- Vấn đề ở gốc, rễ cụ thể như:
- Gốc bị mối, mục, nấm và các loại ký sinh
- Gốc bị biến dạng, u bướu, bong vỏ
- Gốc bị đục đẽo, đóng đinh, đốt lửa
- Gốc, thân bị ảnh hưởng do trồng quá sát tường, sát cột điện, sát nhau.
19



- Rễ nổi, rễ ăn nông nên tranh chấp với hạ tầng đường phố,
- Rễ bị ảnh hưởng do các loại nước, lửa, dầu mỡ, hóa chất đô thị,
- Rễ khí sinh, bạnh vè làm vướng đừơng nên bị cắt, chặt
- Rễ bị hạn chế không gian dinh dưỡng do bê tông hóa sát gốc

Vấn đề về gốc rễ thường gặp nhất ở các cây rễ nổi, nông, bạnh vè, khí sinh như:
20


Xà cừ (Khaya senegalensis), Sấu (Dracontomelum duperreanum), Sanh, si, Đa (ficus)
Nhưng những loài khác như: Dâu da xoan (Spondias lakonensis), Bằng lăng

(Lagerstroemia speciosa), Phượng (Delonix regia), Keo (Acacia auriculiformis) lại
thường bị bê tông hóa sát gốc, do gốc những loài này tương đối gọn. Những vấn đề
liên quan đến gốc và rễ cây đường phố chính là vấn đề cơ bản của kỹ thuật cây đường
phố nói chung. Đây chính là điểm mấu chốt mà cây đường phố khác với những cây
trồng ở các chỗ rộng. Để cho cây có bộ rễ, bộ gốc vững chắc liên quan đến toàn bộ
việc quy hoạch và kỹ thuật hạ tầng đô thị như đường xá cống rãnh, ống nước, đường
điện v.v. cũng như kỹ thuật trồng và chăm sóc cây. Có giải quyết được những vấn đề
cơ bản này thì cây đường phố mới có thể phát triển tốt, mang lại một cảnh quan đẹp
đẽ, lành mạnh được.
- Vấn đề ở thân cây biểu hiện như:
- Thân cây biến dạng, cong vặn, nghiêng, cụt ngọn
- Thân cây bị tác động cơ học đục đẽo, chặt phá

- Thân cây bị tác động hóa học như sơn, dầu, các loại chất ô nhiễm
- Thân cây bị mục, nấm, bong vỏ, nứt vỏ, sần sùi, u bướu

21


Những loài nhiều nhựa như Xà cừ (Khaya senegalensis), Sữa (Alstonia
scholaris), Dâu da xoan (Spondias lakonensis) thường bị sần sùi, u bướu. Những loài
thân vỏ khô hơn như: Bằng lăng (Lagerstroemia speciosa), Nhội (Bischofia javanica),
Sao đen (Hopea odorata), Liễu (Salix babylonia), thường bị bong vỏ, nứt nẻ, mục,
nấm.
Tiêu chuẩn thân chính

Từ trước tới nay, khi xét những tiêu chuẩn để chọn loài cây xanh cho đường
phố, người ta chủ yếu tính đến kích thước, cành lá, hoa quả, dạng rễ, còn phần thân
cây ít được chú ý. Thế nhưng qua quan sát những đường phố cây xanh, nhận thấy thân
cây là một yếu tố tạo cảnh quan cơ bản của cây đường phố, bởi vì nó nằm đúng vào
tầm quan sát của người. Những cây sao đen, dầu rái, dái ngựa, cau vua với những thân
cây tròn thẳng tắp, cao vút khi đứng thành hàng như những dãy cột khổng lồ tạo ra
những cảnh quan đô thị hoành tráng. Những màu vỏ cây, dạng vỏ có thể tạo ra những
ấn tượng thật là đặc biệt. Còn những sự nghiêng, cong, vặn xoắn, u bướu, bạnh vè,
hang hốc, rễ khí, thực vật ký sinh ở thân cây có thể dẫn đến những nhận xét rất khác
nhau tùy trường hợp. Có những cây thì sự nghiêng cong, bộng rỗng là mối đe dọa lớn
cho an toàn công cộng, vì những cây này sẽ rất dễ đổ gãy khi mưa bão. Cây càng to
cao thì mối nguy hiểm này càng lớn. Đối với một số cây khác thì gây cảm giác quặt

quẹo, bệnh hoạn, làm mất mỹ quan đường phố. Nhưng lại cũng có những cây thì
chúng tạo ra nét đẹp, tính tự nhiên, sự ăn nhập, thích nghi với cảnh quan, môi trường
sống, hay dáng vẻ cổ kính, dãi dầu, đặc biệt ở các loài trong chi đa đề.
- Vấn đề thường gặp ở tán, lá cụ thể như:
- Tán bị cớm do trồng quá dày, cây nhỏ trồng dươí bóng cây to
- Tán lệch do vị trí trồng quá sát nhà
- Tán bị chặt phá, cắt tỉa quá nhiều do vướng dây điện, vướng nhà, chống bão
- Lá bị sâu bọ, nấm bệnh, muội rệp
- Lá vàng úa, còi cọc do thiếu dinh dưỡng

22



Những loài tán rộng như: Phượng (Delonix), Nhội (Bischofia) đặc biệt bị ảnh
hưởng do trồng ở những vị trí không hợp lý. Những loài này cần phải được xem xét
lại tính thích hợp làm cây xanh đường phố, hoặc giả chỉ cho một số loại đường đủ
rộng, ở giải phân cách giữa hai luồng, hay điểm xuyết một vài chỗ thôi.
Một số loài như: Bàng (terminalia), Bằng lăng (Lagerstroemia), Sữa (Alstonia),
Viết bị sâu ăn lá rất nhiều. Với điều kiện đô thị là nơi việc sử dụng thuốc bảo vệ thực
vật rất hạn chế thì tính thích hợp của những loài này làm cây đường phố cũng nên
được suy nghĩ tính toán cẩn thận.
Những loài lớn quá nhanh như: Dâu da xoan (Spondias lakonensis), Bông gòn
(Ceiba pentandra) đặc biệt bị ảnh hưởng do chặt tỉa. Những cây này vì lớn quá nhanh
nên dễ gây ảnh hưởng đến nhà cửa, đường điện, mặt khác tính tái sinh cao, nên càng

dễ bị chặt cắt một cách tuỳ tiện. Đối với những loài này, việc chặt cành khó gây tổn
thất nghiêm trọng cho cây, nhưng nếu làm không đúng thì sẽ gây mất thẩm mỹ và tạo
nguy cơ đổ gãy khi gặp dông bão. Nói chung mấy loài lớn quá nhanh này không thích
hợp là cây đường phố.
23


Một số loài như: Chò Nâu (Dipterocarpus), Móng bò (Bauhinia), Liễu (Salix),
Lim xanh (Erythrophloeum) sinh trưởng kém nếu trồng trên đường phố, còn nếu trồng
trong công viên, vườn hoa thì phát triển bình thường.
Những loài như Nhội, Sao đen, Cơm nguội trồng từ thời kỳ đầu có biểu hiện già
cỗi. Vấn đề cây già cỗi là một vấn đề rất nghiêm trọng đối với cây đường phố. Thứ

nhất là hậu quả của nó nghiêm trọng, vì khi đó nó sẽ có nguy cơ đổ gãy, gây mất an
toàn đô thị. Thứ hai là vì mỗi một cây lâu năm trong thành phố là một tài sản rất lớn,
nếu phải bỏ hết thì sẽ là thiệt hại kinh tế và thay đổi hoàn toàn cảnh quan khu phố.
Còn nếu chỉ thay thế những cây già chết thì không phải đơn giản, vì những cây trồng
thế vào là cây nhỏ, thường bị cớm không lớn được, mà có lớn thì cũng không thể to
như các cây cũ, làm cho dãy cây trở nên không đồng đều.

24


CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN
VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG

1. Đặc điểm sinh trưởng
1.1. Rễ cây
- Cố định cây, giữ cho cây khỏi đổ→ tác dụng cơ lý
- Hút nước và dinh dưỡng
- Nhiệt độ đất chia làm 2 loại (ôn đới và nhiệt đới) khi lớp đất sâu 80-90cm nhiệt
độ đất tương đối ổn định nhưng trên bề mặt đất nhiệt độ đất dễ bị thay đổi
- Độ ẩm đất: nếu đất có độ ẩm thích hợp cây sinh trưởng phát triển tốt. Độ ẩm
đất từ 60-80% sức chứa nước tối đa thì cây sinh trưởng tốt.
- Thiếu oxi rễ cây sinh trưởng chậm, phân nhánh ít.
- Dinh dưỡng trong đất: pH=5-6 thích hợp cho nhiều loài cây. Độ dày tầng đất,
độ phong hóa đá mẹ… đều ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây
trồng

- Rễ cây sinh trưởng sớm hơn sinh trưởng cành lá và đỉnh điểm cao hơn sinh
trưởng của cành lá, trừ rễ cọc, giống lá cây thì rễ nhánh và rễ cám đều chết đi
và sinh ra rễ mới.
Ví dụ: Sao đen cao 20-30 cm nhưng rễ tập trung hút nước và thức ăn tập trung độ sâu
đất 20-30cm (-50cm), rễ cọc ăn sâu đất làm tác dụng vật lý chống đỡ cây. Rễ là bộ
phận trong đất việc quản lý đất ảnh hưởng đến sức sinh trưởng phát triển của cây.
1.2. Thân, cành
- Chồi, lá sinh trưởng chậm hơn sinh trưởng của rễ, mầm chồi là bộ phận quan
trọng duy trì sự sống của thực vật, chồi là cơ sở ra hoa kết quả, cơ sở nhân
giống sinh dưỡng thực vật.
- Mùa sinh mầm chồi thường là mùa xuân, đồng thời tùy loài sinh ra các mùa ra
mầm chồi khác.

- Căn cứ vào tính chất và sự sắp xếp mầm chồi trên cành chia ra mầm sớm và
mầm muộn.
+ Chồi muộn (ôn đới) được hình thành từ trước nhưng cần qua đông và đến mùa xuân
năm sau mới đâm chồi nảy lộc.
+ Chồi sớm thường gặp ở các cây nhiệt đới, mầm chồi ra ngay năm đó, thậm chí một
25


×