Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá biển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (642.27 KB, 66 trang )

Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá biển
PHẦN I. LÝ THUYẾT
CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÔN HỌC VÀ NGHỀ NUÔI CÁ BIỂN
1.1. Vị trí và nhiệm vụ môn học
1.1.1. Vị trí môn học
Là một trong những môn học chuyên môn chính của sinh viên ngành nuôi
trồng thuỷ sản, chuyên nghiên cứu về các đặc điểm sinh học chủ yếu và quy trình
sản xuất giống, nuôi thương phẩm một số đối tượng cá biển có giá trị kinh tế.
1.1.2. Nhiệm vụ môn học
Cung cấp cho sinh viên các kiến thức về các đặc điểm sinh học, các quá trình
sản xuất giống và nuôi thương phẩm của các đối tượng cá biển kinh tế giúp cho sinh
viên có thể ứng dụng vào nghiên cứu và sản xuất. Đồng thời, rèn luyện cho sinh
viên một số kỹ năng trong thực hành về tuyển chọn cá bố mẹ; cho cá sinh sản nhân
tạo; chọn giống, thả giống và nuôi thương phẩm một số đối tượng cá biển nuôi
chính ở nước ta. Ngoài ra, môn học còn có nhiệm vụ góp phần hình thành thái độ
học tập nghiêm túc, yêu nghề và tinh thần học tập, nghiên cứu để vì sự phát triển
chung của cộng đồng.
1.2. Hiện trạng và triển vọng nghề nuôi cá biển
1.2.1. Tình hình nghề nuôi cá biển trên thế giới
Nghề nuôi cá biển trên thế giới bắt đầu phát triển từ những năm 70, đối tượng
nuôi chủ yếu là cá hồi, cá cam, cá tráp, cá vược, cá mú, cá hồng, cá đối, cá măng
biển, cá đù mỹ, cá bơn, cá giò, ... Hầu hết các loài đã chủ động sản xuất được con
giống nhân tạo, còn một số loài nguồn giống chủ yếu vẫn dựa vào khai thác tự
nhiên.
Khu vực Tây Bắc Âu gồm các nước Na-uy, Anh, Đan Mạch, Hà Lan, Phần
Lan là khu vực có nghề nuôi cá biển phát triển mạnh nhất hiện nay về sản lượng,
công nghệ, trình độ khoa học kỹ thuật và hiệu quả kinh tế. Đối tượng nuôi chủ yếu
là cá hồi đại dương (Salma salax).
Khu vực Địa Trung Hải gồm các nước như Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào
Nha là khu vực có nghề nuôi cá biển phát triển đứng thứ hai với đối tượng nuôi chủ
yếu là cá vược châu âu (Dicentrachus labrax), cá trác vàng (Sparus aurata).



Lưu hành nội bộ Trường Đại học Quảng Bình

1


Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá biển
Khu vực Nam Mỹ có một số nước có nghề nuôi cá biển phát triển như Chi Lê,
Argentina, Equado, Peru, ... với đối tượng nuôi chính là cá hồi đại dương.
Khu vực Đông và Đông Nam Á là khu vực có nhiều tiềm năng nuôi cá biển
với nhiều đối tượng cá biển có giá trị kinh tế được đưa vào nuôi như các loài cá mú,
cá hồng, cá giò, cá tráp, cá vược, cá đù đỏ, cá măng biển. Các nước nuôi phổ biến là
Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Phi-líp-pin, Indonesia, Việt Nam.
Trong 3 thập kỷ qua nghề nuôi cá biển khu vực này cũng đã phát triển rất mạnh tuy
nhiên trình độ khoa học kỷ thuật, trình độ nuôi không đồng đều. Trung Quốc và Đài
Loan ngay từ cuối những năm 50 đã tiến hành nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá biển.
Từ những năm 80 đến giữa những năm 90 họ đã sinh sản nhân tạo thành công trên
40 loài cá biển, trong đó có 20 loài đã đạt trình độ sản xuất hàng loạt cung cấp con
giống cho nghề nuôi thương phẩm cá biển.
Hiện nay một số nước trên thế giới đã nền công nghiệp hoá nghề nuôi cá biển
như: Nhật Bản, Mỹ, Ca-na-đa, Na-uy, Chi-lê, I-xra-en, ... với đối tượng nuôi vô
cùng phong phú.
1.2.2. Hiện trạng nghề nuôi cá biển Việt Nam
Qui mô, hình thức, năng suất và sản lượng nuôi:
Hiện nay, nghề nuôi cá biển Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn sơ khai và đang
trên đà phát triển. Quy mô nuôi còn nhỏ, công nghệ nuôi còn đơn giãn, thô sơ. Các
loài cá kinh tế nuôi lồng trên biển như cá mú, chẽm, hồng, giò, cam, vược cát chủ
yếu dựa vào phương pháp nuôi truyền thống bằng cách sử dụng các hệ thống lồng
nhỏ 20 đến 50 m3/lồng làm bằng tre, gổ. Gần đây một số công ty tư nhân và liên
doanh đã sử dụng các lồng nuôi dạng hình tròn có dung tích lớn 500 đến 700 m3

theo thiết kế của Na-uy để nuôi cá mú, cá giò, cá chim biển. Tuy nhiên chưa có
thông tin về hiệu quả kinh tế của các hệ thống nuôi theo mô hình này. Theo thống
kê sản lượng nuôi lồng trên biển năm 1998 đạt 540 tấn, năm 2003 cả nước có 6801
bè và sản lượng đạt 2327 tấn trong đó cá mú chiếm khoảng trên 90% tổng sản lượng
cá biển nuôi.
Sự xuất hiện dịch bệnh đốm trắng trên tôm sú là một trong những nguyên nhân
làm gia tăng số lượng các ao nuôi cá biển từ các ao nuôi tôm chuyển sang. Các đối
tượng cá biển nuôi ao phổ biến là cá chẽm, cá măng, cá hồng, cá mú, cá cam, cá
Lưu hành nội bộ Trường Đại học Quảng Bình

2


Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá biển
giò, vược cát. Tuy nhiên chưa có số liệu thống kê một cách chính thống về năng
suất và sản lượng các loài cá biển nuôi.
Vùng nuôi:
Ở nước ta hiện nay hầu hết các tỉnh có biển đều có nghề nuôi cá biển tuy nhiên
khu vực phát triển nghề nuôi cá biển tập trung ở Quảng Ninh, Cát Bà - Hải Phòng,
Nghệ An, các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, khu vực
Tây Nam Bộ.
Cơ sở hạ tầng:
Mặc dù ngày càng xuất hiện nhiều cơ sở sản xuất giống và nuôi thương phẩm
cá biển nhưng đến thời điểm này thì cơ sở hạ tầng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu
phát triển của nghề nuôi cá biển. Hiện vẫn chưa có thức ăn công nghiệp dành riêng
cho các đối tượng cá biển nuôi trên thị trường mà chủ yếu sử dụng cá tạp để nuôi
thương phẩm cá biển. Cũng chưa có nhà máy chế biến dành cho cá nuôi biển, do đó
việc buôn bán cá biển chủ yếu là sản phẩm cá sống do các công ty tư nhân thực
hiện.
Nguồn giống:

Đến thời điểm này thì nguồn giống sinh sản nhân tạo phần lớn các loài cá biển
phục vụ nuôi thương phẩm vẫn chưa đảm bảo. Tuy đã có một số công trình nghiên
cứu về sinh sản nhân tạo và sản xuất giống cá biển ở nước ta nhưng tỷ lệ sống trong
các mô hình ương nuôi ấu trùng còn rất thấp. Vì vậy giống cá biển nuôi chủ yếu là
từ khai thác tự nhiên hoặc nhập từ Trung Quốc. Gần đây nhờ sự thành công và ổn
định được quy trình kỹ thuật sản xuất nhân tạo giống cá chẽm nên giống cá chẽm
phục vụ nuôi thương phẩm đã tương đối ổn định. Đồng thời nó cũng tạo cơ sở cho
việc nghiên cứu và ổn định qui trình kỹ thuật sản xuất nhân tạo giống các đối tượng
cá biển kinh tế khác.
Thị trường:
Thị trường chính cho các sản phẩm cá biển nuôi ở nước ta chủ yếu là các nhà
hàng, khách sạn và những vùng có khách du lịch. Do năng lực sản xuất còn thấp
trong khi nhu cầu thị trường nội địa cao, nhu cầu cho xuất khẩu lớn nhưng sản xuất
với số lượng nhỏ lẽ thì việc xuất khẩu sẽ gặp phải những khó khăn. Thị trường
chính cho xuất khẩu cá biển nước ta là Trung Quốc, Đài Loan, Xinh-ga-po. Sản
Lưu hành nội bộ Trường Đại học Quảng Bình

3


Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá biển
lượng xuất khẩu còn thấp và chủ yếu là cá tươi sống được thực hiện bởi các doanh
nghiệp tư nhân.
1.2.3. Triển vọng nghề nuôi cá biển Việt Nam
Nghề nuôi cá biển ở nước ta tuy là ngành mới nhưng nó có nhiều triển vọng,
cơ hội để phát triển. Có đường bờ biển kéo dài 3260 km từ Bắc vào Nam với điều
kiện tự nhiên phù hợp cho sự phát triển nghề nuôi biển là điều kiện thuận lợi cho
nghề nuôi cá biển Việt Nam. Chúng ta sở hữu một đội ngũ lao động trẻ với sức lao
động dồi dào, chi phí lao động thấp tạo nên lợi thế cạnh tranh cho nghề nuôi thuỷ
sản. Các chính sách ưu tiên, hỗ trợ của nhà nước và chính phủ với hướng ưu tiên

vào ngành thuỷ sản để xây dựng nó thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước là
cơ hội và động lực lớn để thuỷ sản Việt Nam phát triển. Hơn nữa, trong hội nghị
xây dựng khung ưu tiên nghiên cứu và phát triển thuỷ sản Việt Nam tháng 12 năm
2006 thì cá biển được xếp vào hạng ưu tiên đầu tiên. Ngoài ra chúng ta còn nhận
được sự đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài như Na-uy, Nga, Trung Quốc, Đài
Loan, ... sự hỗ trợ của các tổ chức, chương trình hợp tác quốc tế như DANIDA,
NORAD, CARD, ACIAR, AUF, DFID. Các yếu tố tạo nên triển vọng cho nghề
nuôi cá biển Việt Nam xuất phát từ nhu cầu của thị trường. Trong khi đó, cùng với
sự phát triển kinh tế đất nước thu nhập của người dân tăng dẫn đến nhu cầu của thị
trường về thực phẩm có nguồn gốc từ cá biển tăng. Thị trường châu Á có nhu cầu
rất lớn các sản phẩm cá biển mà đặc biệt là Trung Quốc, chung biên giới với nước
ta là điều kiện cho chúng ta lợi thế cạnh tranh do giảm được chi phí vận chuyển.
Việc gia nhập WTO cũng là cơ hội cho chúng ta mở rộng thị trường xuất khẩu.
1.3. Một số đối tƣợng cá biển nuôi phổ biến ở nƣớc ta
Thống kê của SUMA (2003) đưa ra 24 loài cá biển và nước lợ thuộc 17 giống
đang được nuôi và có khả năng nuôi tại Việt Nam. Các đối tượng cá biển đang được
nuôi tại thời điểm này có thể kể đến như cá mú, cá chẽm, cá hồng, cá vược cát, cá
giò, cá cam, cá chình, cá tráp vàng, cá măng, cá đối, cá dìa và cá ngựa. Trong khuôn
khổ tài liệu này, nhóm tác giả chọn lọc và giới thiệu một số đối tượng chính có giá
trị kinh tế về mặt thực phẩm đang được nuôi phổ biến ở nước ta hiện nay.
1.3.1. Cá mú (cá song)

Lưu hành nội bộ Trường Đại học Quảng Bình

4


Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá biển
Cá mú thuộc loài cá dữ có giá trị kinh tế cao, chúng được nuôi nhiều ở các
nước Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Hawaii, Phi-líp-pin, Xinh-ga-po, Mã Lai,

Thái Lan, Kuwait. Các hình thức nuôi là bè nổi, nuôi ao, nuôi lồng. Nước ta đã sản
xuất giống nhân tạo của một số loài cá mú tuy nhiên tỷ lệ sống còn rất thấp và chưa
có khả năng đáp ứng được cho nghề nuôi thương phẩm. Nguồn giống chủ yếu từ
khai thác tự nhiên và nhập từ Đài Loan. Giá bán cá thương phẩm dao động từ
100.000 đến 450.000 đồng/kg tuỳ loài, tuỳ thời điểm.
1.3.2. Cá chẽm (cá vƣợc)
Là loài cá dữ có giá trị thương phẩm cao, tuy không bằng cá mú nhưng cá
chẽm là loài có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn, dễ phát triển mở rộng khu vực nuôi
do chúng là loài rộng muối. Chúng có thể nuôi ở các ao nước lợ, nước ngọt, nước
mặn, nuôi đăng chắn và nuôi lồng trên biển. Cá được sản xuất giống và nuôi thương
phẩm ở các nước Thái Lan, Indonesia, Mã Lai, Hồng Kông, Xinh-ga-po, Đài Loan
và Úc. Ở nước ta từ năm 2000 đến 2004 Khoa Nuôi trồng Thuỷ sản Trường Đại học
Thuỷ sản đã nghiên cứu sinh sản nhân tạo thành công giống cá chẽm, tính đến thời
điểm này đã có quy trình sản xuất giống cá chẽm ổn định và đã chuyển giao công
nghệ cho nhiều cơ sở sản xuất giống cá biển. Giá bán cá chẽm thương phẩm ở thị
trường nội địa từ 30.000 đến 50.000 đồng/kg.
1.3.3. Cá hồng
Hai loài cá hồng có giá trị kinh tế cao và phổ biến ở nước ta là cá hồng bạc
(Lutjanus argentimaculatus) và cá hồng đỏ (Lutjanus erythropterus). Chúng đã
được nuôi ở các nước Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Hawaii, Phi-líp-pin, Mã
Lai, Thái Lan. Ở Việt Nam chúng được nuôi lồng trên biển và nuôi trong ao đất.
Nước ta đang nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo hai loài cá này. Giá thị trường cá
thương phẩm từ 70.000 đến 80.000 đồng/kg.
1.3.4. Cá chẽm mõm nhọn (cá vƣợc cát)
So với cá chẽm thì chúng có kích thước thương phẩm nhỏ hơn nhiều tuy nhiên
giá trị kinh tế lại cao hơn. Chúng cũng là loài cá dữ, rộng muối được nuôi nhiều ở
Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan. Các kiểu nuôi chính là nuôi trong ao đất và lồng
lưới. Nước ta đã nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo thành công loài cá này từ năm
2000 đến 2004 tại Trường Đại học Thuỷ sản. Đến nay qui trình sản xuất giống loài
Lưu hành nội bộ Trường Đại học Quảng Bình


5


Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá biển
cá này đã tương đối ổn định và cũng đã chuyển giao công nghệ cho nhiều cơ sở sản
xuất giống cá biển. Giá thị trường cá thương phẩm trong khoảng từ 80.000 đến
120.000 đồng/kg.
1.3.5. Cá giò (cá bớp)
Là loài cá dữ có kích thước lớn, giá trị kinh tế cao. Cá đang được nuôi ở nhiều
nước trên thế giới như Đài Loan, Nhật bản, Trung Quốc, Mã Lai. Ở nước ta cá được
nuôi trong lồng bè, ao đầm quanh các đảo. Nguồn giống từ tự nhiên và sản xuất
nhân tạo. Từ năm 2001 Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I đã thành công trong
nghiên cứu sinh sản nhân tạo loài cá này. Giá thị trường cá thương phẩm từ 30.000
đến 50.000 đồng/kg.
1.3.6. Cá cam
Cũng là loài cá dữ có giá trị tương đương với cá hồng. Chúng được sản xuất
giống và nuôi nhiều ở Nhật Bản, Hồng Kông, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc.
Ngoài ra chúng còn được nuôi ở Mỹ, Mexico, Mã Lai, Úc và một số nước Châu Âu.
Ở Việt Nam cá cam được nuôi chủ yếu trong các lồng bè nổi và ao đầm gần đảo,
nguồn giống thu gom từ tự nhiên.
1.3.7. Cá măng biển
Là loài cá hiền có giá trị kinh tế, chúng sống được cả vùng nước ngọt, lợ và
mặn. Các nước Đài Loan, Phi-líp-pin, Indonesia đã sản xuất giống nhân tạo loài cá
này thành công để cung cấp cho nuôi thương phẩm. Ở nước ta cá được nuôi nhiều ở
trong các ao đầm miền Trung với hình thức nuôi đơn hoặc nuôi ghép với các ao
nuôi tôm thâm canh hay ao nuôi cá biển khác. Ngoài ra cá còn được nuôi trong đăng
hoặc lồng. Nguồn giống nuôi khai thác từ tự nhiên, đặc biệt sản lượng giống tự
nhiên rất lớn ở khu vực Nam Trung Bộ. Giá thương phẩm cá măng biển trên thị
trường từ 30.000 đến 50.000 đồng/kg.

1.3.8. Cá đối mục
Là đối tượng thường sống ở các vùng ven bờ và cửa sông, có giá trị cao trong
thị trường nội địa và có khả năng xuất khẩu. Giá thị trường nội địa từ 60.000 đến
70.000 đồng/kg. Cá đối mục đã được nuôi ở Trung Quốc, Đài Loan, Hawaii, Philíp-pin. Ở nước ta, cá được nuôi ở nhiều nơi trong toàn quốc. Các hình thức chính
trong nuôi cá đối mục bao gồm nuôi ao đất, nuôi đầm và nuôi lồng quảng canh.
Lưu hành nội bộ Trường Đại học Quảng Bình

6


Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá biển
Nội dung ôn tập, thảo luận
1. Giá trị kinh tế của một số loài cá biển nuôi phổ biến ở nước ta.
2. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với nghề nuôi cá
biển Việt Nam.

Lưu hành nội bộ Trường Đại học Quảng Bình

7


Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá biển
CHƢƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA MỘT SỐ LOÀI CÁ BIỂN NUÔI
2.1. Đặc điểm phân loại, hình thái một số đối tƣợng nuôi chính
Các đối tượng cá nuôi chính được đề cập trong tài liệu này là các loài cá mú,
cá chẽm, cá hồng, cá giò, cá cam, cá vược cát, cá măng và cá đối mục. Chúng đều
thuộc ngành động vật dây sống (Chordata), phân ngành động vật có xương sống
(Vertebrata), lớp cá xương (Osteichthyes), bộ cá vược (Perciformes). Riêng cá
măng thuộc bộ cá trích (Clupeiformes).
2.1.1. Cá mú (cá song)

Cá mú có tên tiếng Anh là Grouper, thuộc họ cá mú (Serranidae) có 75 giống
và trên 400 loài (Lê Trọng Phấn, 1993), ở Việt Nam họ cá mú có 13 giống, trên 40
loài (Đào Minh Sơn & Đỗ Văn Nguyên, 1998). Tuy nhiên cá kinh tế chỉ khoảng 23
loài thuộc 6 giống: Anyperodon, Cromileptes, Plectropomus, Cephalopholis,
Variola, Epinephelus (Hội nghề cá Việt Nam, 1998).
Bảng 2.1. Một số loài cá mú được nuôi ở nước ta
Tên khoa học
Cromileptes altivelis
Cephalopholis miniata
Epinephelus akaara
Temminck & Schelgel,
1842
E. bleekeri Vailant, 1878
E. coioides Forskal, 1775
E. fuscoguttatus Forskal,
1775
E. lanceolatus
E. malabaricus
E. merra
E. sexfasciatus
E. tauvina Forskal, 1775

Tên tiếng Anh
Coral hind
Hongkong grouper,
Redspotted gouper
Duskytail grouper,
Bleeker's grouper
Brownmarbled grouper,
Tiger grouper

Malabar grouper,
Estuarine grouper
Honeycomb grouper
Sixbar grouper
Greasy grouper, green
grouper

Tên tiếng Việt
Cá mú chuột
Cá mú đỏ
Cá song chấm đỏ, cá mú
chấm đỏ
Cá mú Bơlêkơri
Cá mú đen
Cá mú hoa nâu, cá mú
cọp
Cá mú nghệ
Cá mú Malabar, cá mú
điểm gai
Cá mú merra, mú chấm tổ
ong
Cá mú sọc, cá mú sáu giải
Cá mú mỡ

Cá mú có thân thuôn dài, mình hơi hẹp, miệng rộng, chếch, hàm dưới nhô ra
phía trước, có nhiều răng nhỏ sắc nhọn. Vây lưng có 7 đến 11 gai cứng, 10 đến 21
tia vây mềm; vây hậu môn có 3 gai cứng và 7 đến 13 tia mềm; vây đuôi có 13 đến
15 tia phân nhánh; vây bụng có 1 gai cứng và 5 tia mềm phân nhánh, thường nằm
Lưu hành nội bộ Trường Đại học Quảng Bình


8


Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá biển
ngang hoặc hơi lùi về sau so với gốc vây ngực. Nắp mang có 3 gai thẳng và thường
bị phủ dưới da.
Cá mú có màu sắc sặc sỡ với nhiều chấm và vệt, màu sắc thay đổi theo môi
trường sống, giai đoạn phát triển và trạng thái sinh lý. Màu sắc hay vệt chấm là
những đặc điểm quan trọng dùng để phân loại cá mú.
2.1.2. Cá chẽm (cá vƣợc)
Cá chẽm tên tiếng Anh là Giant Perch, White Seabass hoặc Barramundi được
xếp vào họ cá sơn biển (Centropomidae). Greenwood (1976) cho rằng giống cá
chẽm gồm 8 loài, Nguyễn Nhật Thi (1991) xác định ở Việt Nam có một loài cá
chẽm duy nhất là Lates calcarifer Bloch, 1790.
Cá chẽm có thân dài, dẹp, cuống đuôi khuyết sâu. Đầu nhọn, nhìn mặt bên lõm
phía lưng và lồi ở phía trước vây lưng. Miệng rộng, hơi so le, hàm trên chồm tới
phía sau mắt, răng dạng hình lông nhung, không có sự hiện diện của răng nanh.
Mép dưới của xương trước nắp mang có gai cứng, nắp mang có một gai nhỏ và một
vảy bên có răng cưa trước đầu đường bên. Vây lưng có 7 đến 9 gai cứng và 9 đến 10
tia mềm; vây ngực ngắn và tròn có các dãy răng cưa cứng và ngắn phía trên gốc;
vây hậu môn tròn, có 3 gai cứng, 7 đến 8 tia mềm; vây lưng và vây hậu môn có vẩy
bao phủ; vây đuôi tròn. Vẩy dạng lược rộng.
Màu sắc cá chẽm thay đổi theo giai đoạn phát triển. Thường ở giai đoạn cá
giống cá có màu nâu ôliu ở phía trên, ở mặt bên và bụng có màu bạc (cá sống trong
môi trường nước biển) hay màu vàng (môi trường nước ngọt), giai đoạn trưởng
thành cá có màu xanh lục hay vàng nhạt ở phần trên và màu bạc phần dưới.
2.1.3. Cá hồng
Cá hồng có tên tiếng Anh là Red snapper. Họ cá hồng Lutjanidae có 10 giống
và đã xác định được 25 loài (Lê Trọng Phấn & ctv, 1999). Trong đó có hai loài nuôi
có giá trị đang được chú ý hiện nay là cá hồng bạc (Lutjanus argentimaculatus) và

cá hồng đỏ (Lutjanus erythropterus).
Cá hồng có thân hình bầu dục dài, dẹp bên, viền lưng cong đều. Đầu lớn vừa,
mặt lưng hơi lõm phía trên mắt. Viền sau xương nắp mang trước hình răng cưa, hơi
lõm ở phía trên. Mõm dài, nhọn. Miệng rộng, chếch, hàm dưới dài hơn hàm trên.
Môi rộng, dày. Hàm trên mỗi bên có hai răng nanh. Thân phủ vảy lược, đường bên
Lưu hành nội bộ Trường Đại học Quảng Bình

9


Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá biển
rõ ràng. Vây lưng dài liên tục, chổ tiếp giáp giữa tia vây cứng và tia vây mềm lõm
xuống. Vây hậu môn lớn, vây ngực rộng hình lưỡi liềm. Vây đuôi rộng, viền sau hơi
lõm.
Cá hồng bạc, tên tiếng Anh là Silver red snapper hoặc Mangrove red snapper
có chiều dài thân bằng 2,5 đến 2,9 lần chiều cao, chiều dài toàn thân lớn nhất là 150
cm. Thân có màu đỏ hồng tía, bụng có màu trắng xám bạc. Cá chưa trưởng thành có
một dãy gồm 8 vạch màu hơi trắng bạc vắt qua hai bên. Có một đến hai vân xanh
dưới mắt ngang qua nắp mang. Vây ngực có màu đỏ tươi, các vây còn lại có màng
vây màu xám đen.
Cá hồng đỏ, tên tiếng Anh là Crimson snapper hay Redfin snapper có chiều
dài thân bằng 2,4 đến 2,6 lần chiều cao, chiều dài lớn nhất là 81,6 cm, thường gặp
cỡ 40 đến 50 cm. Thân cá màu đỏ tươi, bụng màu hồng nhạt, các vây màu đỏ, rìa
sau vây đuôi màu xám đen.
2.1.4. Cá chẽm mõm nhọn (cá vƣợc cát)
Tên tiếng Anh là Sand Bass, Glass eye Perch. Đang được nuôi ở nước ta có
loài Psammoperca waigiensis Cuvier & Valencienes, 1828 thuộc họ cá sơn biển
(Centropomidae).
Cá chẽm mõm nhọn có thân hình thoi, dẹp bên. Chiều dài thân bằng 2,7 đến
3,6 lần chiều cao thân. Đầu to, mõm nhọn, chiều dài hàm trên kéo dài đến ngang

giữa mắt. Hai vây lưng liền nhau, giữa lõm, vây thứ nhất có 7 gai cứng với gai thứ 3
dài nhất, vây thứ 2 có 1 gai cứng và 12 đến 13 tia mềm. Vây hậu môn có 3 gai cứng
và 8 tia mềm, gốc vây xuất phát từ gốc tia mềm thứ 3 của vây lưng. Vây đuôi tròn
lồi. Thân màu nâu xám, bụng trắng bạc. Chiều dài lớn nhất 47 cm, thông thường 19
đến 25 cm.
2.1.5. Cá giò (cá bớp)
Tên tiếng Anh là Black Kingfish, Cobia. Tên khoa học: Rachycentron
canadum Linaeus, 1766 thuộc họ cá bớp biển (Rachycentridae).
Cá giò có thân hình thoi rất dài, dài thân bằng 5,5 đến 7,5 lần chiều cao. Mõm
nhọn hơi chếch, hàm dưới dài hơn hàm trên. Vây lưng thứ nhất có 6 đến 9 tia cứng
ngắn, giữa các tia không có màng liên kết, vây lưng thứ hai là các tia vây mềm có
màng liên kết giữa các tia vây. Vây ngực nhọn, dài. Vây hậu môn tương tự vây lưng
Lưu hành nội bộ Trường Đại học Quảng Bình

10


Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá biển
thứ hai nhưng ngắn hơn. Vây đuôi cá trưởng thành khuyết vào trong chia thành hai
thuỳ trong đó thuỳ trên dài hơn thuỳ dưới. Vẩy có dạng vẩy tấm nhỏ nằm câu trong
lớp da. Lưng và các bên có màu nâu sẫm, có hai dãi hẹp màu trắng bạc. Chiều dài
lớn nhất 200 cm, trung bình 110 cm, cân nặng tối đa 68 kg.
2.1.6. Cá cam
Cá cam thuộc họ cá khế (Carangidae). Loài Seriola dumerili Risso, 1810 (tên
tiếng Anh là Greater Amberjack hoặc Yellowtail) là đối tượng có giá trị kinh tế
đang được nuôi ở nước ta hiện nay.
Cá cam (Seriola dumerili) có thân dạng hình thoi dài, dẹp bên. Chiều dài bằng
2,9 đến 3,2 lần chiều cao. Hai vây lưng ở gần sát nhau. Vây lưng thứ nhất có một
gai hướng phía trước. Có màu xanh xám hoặc màu ôliu ở bên trên, màu trắng bạc ở
phía dưới, vây màu xám sẫm. Chiều dài lớn nhất 190 cm, thông thường 100 cm, cân

nặng tối đa 81 kg.
2.1.7. Cá măng
Cá măng loài Chanos chanos Forskal, 1775 (tên tiếng Anh là Milkfish) thuộc
họ cá măng (Chanidae) có thân hình thoi, dẹp bên. Mắt tương đối lớn, có màng mỡ
rất dày che kín. Miệng nhỏ và không có răng. Nắp mang tách rời nhau, tách rời ức,
lược mang nhiều và nhỏ. Cá có một vây lưng, vây ngực thấp, vây bụng nhỏ, vây
đuôi rộng chia làm hai thuỳ khuyết sâu. Lưng cá có màu xanh lục, hai bên và bụng
có máu sáng bạc. Mép vây lưng, vây đuôi và vây hậu môn có viền đen. Vây ngực và
vây bụng đen ở gốc. Chiều dài lớn nhất 190 cm, cân nặng tối đa là 14 kg.
2.1.8. Cá đối
Cá đối loài Mugil cephalus (Linnaeus, 1758) hay còn gọi là cá đối mục (tên
tiếng Anh là Gray Mullet, Flathead Mullet, Sea Mullet) thuộc họ cá đối. Là loại cá
thân dài, tiết diện gần tròn, chiều dài bằng 3,9 đến 4,7 lần chiều cao, chiều dài thông
thường là 50 cm, dài tối đa 120 cm, cân nặng tối đa 8000 gram. Đầu ngắn, bằng,
dẹt. Mắt to và có màng mỡ rất dày. Mõm rộng và ngắn. Lưng rộng và hơi lồi, có
màu xanh ô liu, mặt bên có màu trắng bạc ở phần bụng.
2.2. Đặc điểm phân bố
2.2.1. Phân bố theo địa lý
Lưu hành nội bộ Trường Đại học Quảng Bình

11


Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá biển
Hầu hết các loài cá biển chúng ta đưa vào nuôi hiện nay phân bố tập trung ở
khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới trong phạm vi từ Tây Thái Bình Dương đến Ấn
Độ Dương. Trong giới hạn kinh tuyến từ 50o kinh Đông đến 160o kinh Tây, giới hạn
vĩ tuyến từ 26o vĩ Bắc đến 25o vĩ Nam. Khu vực phân bố phía bắc kéo dài đến Bắc
Châu Á, phía tây kéo dài đến Đông Châu Phi, phía nam đến Bắc Úc.
Ở Việt Nam hầu hết các loài cá phân bố từ bắc chí nam. Tuy nhiên có những

khu vực tập trung nhiều tuỳ theo giống, loài: Cá mú tập trung chủ yếu ở Đông Vịnh
Bắc Bộ, Trung và Nam Trung Bộ; cá hồng bạc xuất hiện chủ yếu ở vùng biển Nam
Trung Bộ; cá cam tập trung từ Quảng Bình đến Quảng Nam Đà Nẵng, đặc biệt là
vùng biển Đà Nẵng; cá măng biển tập trung ở khu vực Trung và Nam Trung Bộ; cá
đối mục tập trung ở vùng biển Nam Định.
2.2.2. Phân bố theo sinh thái
Phần lớn các đối tượng cá biển có đặc điểm di cư để thích nghi sinh thái theo
từng giai đoạn trong vòng đời sinh sống. Nhiều đối tượng cá biển ta đưa vào nuôi ở
ngoài tự nhiên giai đoạn con giống chúng sống ở vùng nước lợ gần bờ. Lúc sắp
trưởng thành chúng bắt đầu di cư đến lúc trưởng thành thì chúng đến ở vùng biển xa
bờ nơi có độ mặn cao và ổn định (S‰ ≥ 30‰) để tiến hành sinh sản, cá bột sau đó
được sóng gió và thuỷ triều đưa vào bờ. Đó cũng là quy luật di cư trong vòng đời
của hầu hết các đối tượng cá biển nuôi được đề cập trong tài liệu này. Riêng cá cam
sống xa bờ không di cư và không theo quy luật của các loài cá kia. Cá cam là loài
hẹp muối, sống ngoài vùng biển xa bờ có độ mặn cao và ổn định, thường tập trung
thành đàn sống chủ yếu ở tầng giữa và tầng mặt, khi còn nhỏ chúng thường sống
theo các đám rong cỏ trôi nổi ở ngoài khơi khác với một số loài cá khác. Cá chẽm,
giò sống ở những vùng biển đáy cát, cát bùn, có thể là cả là rạn san hô rạn đá xa bờ
và cả vùng đầm lầy rừng ngập mặn. Cá mú, hồng, vược cát sống tập trung ở những
vùng biển đáy rạn đá, rạn san hô. Cá đối mục thường sống trong các vùng ven bờ và
cửa sông, nơi có độ sâu từ 1 đến 120m, có nền đáy cát và cát pha bùn, tuy nhiên cá
chủ yếu sống ở tầng giữa và tầng mặt.
2.3. Đặc điểm thích ứng với điều kiện môi trƣờng
2.3.1. Nhiệt độ nƣớc

Lưu hành nội bộ Trường Đại học Quảng Bình

12



Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá biển
Khoảng nhiệt độ thích hợp cho phần lớn các đối tượng cá biển nuôi ở nước ta
là từ 260C đến 320C, thích hợp nhất là từ 280C đến 300C. Ở các loài cá dữ khi nhiệt
độ nước giảm thấp xuống dưới 200C thì cá ngừng bắt mồi, nếu giảm xuống dưới
150C thì sẽ gây ra hiện tượng chết cá.
Tuy nhiên một số loài cá biển nuôi lại có khoảng nhiệt độ nước thích nghi thấp
hơn hoặc cao hơn khoảng thích nghi nói chung. Cá cam thích nghi trong điều kiện
nhiệt độ nước thấp hơn, khoảng nhiệt độ thích hợp cho loài cá này là từ 22 0C đến
280C, tối ưu là 240C đến 260C. Cá măng biển lại là loài có khả năng thích nghi với
nhiệt độ nước cao tốt hơn, với khoảng nhiệt độ nước từ 380C đến 410C thì chúng
vẫn có khả năng sống và phát triển bình thường nhưng khoảng tốt nhất cho cá tăng
trưởng và phát triển là 280C đến 310C. Khoảng nhiệt độ thích hợp cho cá đối mục là
24 đến 300C.
2.3.2. Độ mặn
Độ mặn là yếu tố ảnh hưởng lớn đến khả năng điều hoà áp suất thẩm thấu của
các loài cá và thuỷ sinh vật nói chung.
Cá cam là loài hẹp muối cao, chúng sống thích nghi với điều kiện độ mặn cao
và ổn định từ 30‰ đến 35‰.
Các loài cá mú, cá hồng, cá giò, vược cát thì sống, sinh trưởng và phát triển
trong điều kiện S‰ > 20‰.
Cá chẽm, cá măng biển, cá đối là các loài rộng muối, chúng có thể sống, sinh
trưởng và phát triển trong điều kiện độ mặn từ 0‰ đến 35‰, trong điều kiện thí
nghiệm cá măng biển có thể sống trong điều kiện độ mặn từ 0‰ đến 84,6‰, cá đối
mục là từ 0‰ đến 70‰. Mức độ thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của cá
chẽm là từ 10‰ đến 30‰, cá măng và cá đối là từ 15% đến 30‰ tùy vào giai đoạn
phát triển.
Các loài cá biển mà chúng ta đưa vào nuôi đã trình bày ở mục 2.1 thì chúng
đều di cư đẻ trứng ở vùng biển xa bờ nơi có độ mặn cao và ổn định S‰ ≥ 30‰,
riêng cá cam thì chúng sống và sinh sản ở vùng biển xa bờ không theo quy luật di
cư theo vòng đời của các loài cá kia.

2.3.3. Các yếu tố khác

Lưu hành nội bộ Trường Đại học Quảng Bình

13


Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá biển
Các yếu tố môi trường khác của môi trường nước như độ pH, hàm lượng oxy
hoà tan, hàm lượng NH3, H2S, ... đều có ảnh hưởng đến đời sống của thuỷ sinh vật
và cá.
Khí O2 liên quan đến quá trình trao đổi chất của cá, các loài cá biển nuôi hàm
lượng O2 hoà tan yêu cầu lớn hơn 3 mg/L, tốt nhất là trên 4 mg/L.
Độ pH liên quan đến khả năng điều hoà áp suất thẩm thấu của cá và hàm
lượng các khí độc trong nước như H2S, NH3, ... Khoảng pH thích hợp cho các loài
các loài cá biển nuôi là từ 7 đến 9, tốt nhất là từ 7,5 đến 8,5.
Để tránh những tác động xấu đến các đối tượng cá biển nuôi thì hàm lượng các
khí độc trong nước cần duy trì ở mức thấp: NH3 < 0,1 ppm; H2S < 0,01 ppm.
2.4. Đặc điểm dinh dƣỡng
Nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng các loài cá biển giúp ta xác định tính ăn và
thức ăn của từng loài cá, trong từng giai đoạn phát triển để ứng dụng vào nuôi
thương phẩm và sản xuất giống nhân tạo các loài cá biển nuôi.
Các loài cá dữ (mú, chẽm, hồng, vược cát, giò, cam) có tính ăn giống nhau:
Giai đoạn mới nở đến 3 ngày tuổi chúng dinh dưỡng bằng noãn hoàng. Giai đoạn cá
bột (từ 3 đến 30 ngày tuổi) chúng ăn động vật phù du cở nhỏ như luân trùng,
nauplius của động vật chân chèo Copepoda, sau đó ăn Copepoda, ấu trùng giáp xác,
ấu trùng động vật thân mềm. Giai đoạn cá con (sau 30 ngày tuổi) chúng ăn các loại
tôm, cá nhỏ, ấu trùng côn trùng. Giai đoạn trưởng thành chúng ăn thịch động vật
như tôm, cá, mực. Trong sản xuất giống nhân tạo ta có thể sử dụng luân trùng,
Copepoda, Artermia để làm thức ăn. Trong nuôi thương phẩm thức ăn được sử

dụng là các loài cá tạp tươi, thức ăn chế biến, thức ăn tổng hợp. Hầu hết các loài cá
dữ ưa thích mồi sống và thường bắt mồi ở tầng mặt. Cá mú có tập tính rình bắt mồi
ở các rạn đá, san hô; cá giò thường tập trung thành từng đàn bắt mồi khi di cư dọc
vùng nước nông ven bờ; cá hồng bắt mồi mạnh vào lúc chiều tối. Ở giai đoạn cá
bột, cá giống chúng có tính ăn thịch lẫn nhau. Do đó để tránh hao hụt trong sản xuất
thì ta tiến hành phân cỡ để tạo đàn cá giống đồng đều về kích cỡ.
Cá măng biển, cá đối mục là loài cá hiền, thức ăn ngoài của chúng là sinh vật
phù du và mùn bã hữu cơ. Giai đoạn mới nở đến 3 ngày tuổi chúng dinh dưỡng
bằng noãn hoàng. Giai đoạn cá con do hệ thống lược mang chưa phát triển nên thức
Lưu hành nội bộ Trường Đại học Quảng Bình

14


Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá biển
ăn của chúng chủ yếu là động vật phù du, chỉ một phần nhỏ là thực vật phù du. Đến
giai đoạn sắp trưởng thành và trưởng thành thì thức ăn chủ yếu của chúng là thực
vật phù du và mùn bã hữu cơ. Cá măng có tập tính ăn vào ban ngày và giờ ăn cao
điểm là 7 giờ và 13 giờ. Trong điều kiện nuôi ta thường bón phân hửu cơ thúc đẩy
sự phát triển của sinh vật phù du làm thức ăn cho cá để tiết kiệm chi phí. Đồng thời
bổ sung thêm các loại thức ăn bằng các loại bột sắn, cám gạo, ... và thức ăn tổng
hợp.
2.5. Đặc điểm sinh trƣởng
Các loài cá dữ chúng ta đưa vào nuôi (mú, chẽm, hồng, vược cát, giò, cam) tuỳ
loài mà chúng có tốc độ tăng trưởng khác nhau. Hầu hết các loài trong chúng đánh
bắt ngoài tự nhiên ở độ tuổi từ 3 đến 4 tuổi có khối lượng từ 2 đến 4 kg/con, riêng
cá giò đạt cỡ ≥ 10 kg/con (loài có tốc độ tăng trưởng lớn nhất), cá vược cát đạt cỡ
0,3 đến 1 kg/con (loài có tốc độ tăng trưởng chậm nhất). Cá bột mới nở có chiều dài
từ 1,2 đến 1,6 mm; sau thời gian ương từ 25 đến 30 ngày cá đạt cỡ 1,5 đến 2 cm.
Sau thời gian nuôi từ 8 đến 12 tháng thì tuỳ theo loài mà nó có thể đạt được các

kích cỡ khác nhau: Cá mú, hồng, cam từ 0,6 đến 1,5 kg/con; cá chẽm từ 1 đến 2
kg/con; cá giò từ 3 đến 7 kg/con; cá vược cát từ 0,2 đến 0,5 kg/con.
Cá măng biển là loài có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh. Cá đánh bắt
ngoài tự nhiên ở độ tuổi từ 2 đến 3 tuổi có khối lượng từ 2 đến 3 kg/con. Trong điều
kiện nuôi ở hình thức nuôi đơn với thức ăn đầy đủ, môi trường tốt thì sau thời gian
nuôi từ 6 đến 8 tháng nuôi cá đạt cỡ 0,5 đến 0,8 kg/con; ở hình thức nuôi ghép trong
ao nuôi tôm thâm canh sau thời gian nuôi 2,5 đến 3 tháng cá đạt cỡ 0,3 đến 0,5
kg/con.
Cá đối mục là loài có kích cỡ trung bình nhưng tốc độ sinh trưởng tương đối
nhanh. Cá 1 tuổi thường đạt kích cỡ từ 0,3 đến 0,5 kg/con, cá 2 tuổi thường đạt cỡ
gần 1 kg/con, cá lớn nhanh nhất từ 3 tháng đến 7 tháng tuổi. Trong tự nhiên thường
bắt gặp cá 0,2 đến 0,4 kg; cá lớn nhất nặng 8 kg, chiều dài lên tới 120 cm.
2.6. Đặc điểm sinh sản
Hầu hết các loài cá biển nuôi (mú, chẽm, hồng, giò, cam) ngoài tự nhiên thành
thục ở độ tuổi 3 đến 4 tuổi, cá vược cát thành thục ở tuổi từ 1 đến 2 tuổi, cá đối mục

Lưu hành nội bộ Trường Đại học Quảng Bình

15


Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá biển
thành thục ở tuổi từ 2 đến 3 tuổi, cá măng có tuổi thành thục lớn hơn (5 đến 6 tuổi).
Trong điều kiện nuôi nhốt thì chúng thành thục sớm hơn.
Kích thước thành thục của hầu hết các loài cá dữ từ 3 đến 4 kg/con, tuy nhiên
cá giò thì kích thước thành thục từ 7 đến 9 kg/con, cá vược cát từ 0,2 đến 0,3
kg/con. Cá măng biển thành thục có khối lượng từ 6 đến 10 kg/con khi đạt chiều dài
0,94 m đối với con cái và 1 m đối với cá đực. Cá đối mục thành thục khi đạt kích cỡ
33 cm đối với cá đực và 35 cm đối với cá cái.
Các loài cá biển nuôi (mú, chẽm, hồng, vược cát, giò, cam, măng) rất khó

phân biệt giới tính khi dựa vào hình thái bên ngoài. Do đó trong sản xuất giống
nhân tạo muốn phân biệt đực, cái thì khi đến mùa sinh sản ta tiến hành vuốt sẹ và
vuốt trứng để kiểm tra những cá thành thục hoặc tiến hành đo vòng bụng của hai
con có chiều dài bằng nhau do con cái thường có vòng bụng lớn hơn con đực. Các
loài cá măng, cá đối mục khi đến tuổi thành thục có thể dựa vào các lỗ niệu sinh dục
và hậu môn để phân biệt đực (2 lỗ), cái (3 lỗ). Cũng có thể dùng phương pháp đánh
dấu bằng con chíp điện tử để phân biệt.
Đối với cá chẽm là loài có khả năng chuyển đổi giới tính từ con đực thành con
cái. Trong giai đoạn thành thục và tham gia sinh sản lần đầu ở độ tuổi từ 3 đến 4
tuổi, hầu hết cá trong đàn là cá đực, sau một thời gian tham gia sinh sản khi đạt độ
tuổi khoảng từ 4 đến 5 tuổi thì chúng chuyển thành con cái. Nếu là con cái thì chúng
không có hiện tượng chuyển đổi giới tính.
Còn với cá mú thì có khả năng chuyển đổi giới tính ngược lại với cá chẽm,
nghĩa là chúng chuyển từ cá cái thành cá đực. Thời điểm chuyển đổi giới tính khác
nhau tuỳ loài. Loài E. akaara chuyển đổi giới tính từ 4 tuổi trở lên, lúc có chiều dài
27 đến 30 cm, khối lượng 0,7 đến 1 kg, cá dưới 26 cm, nhỏ hơn 0,5 kg thì không có
cá đực. Các loài E. tauvina, E. coioides, E. malabaricus chuyển đổi giới tính lúc có
chiều dài 65 đến 75 cm, trên 75 cm và khối lượng trên 10 kg thì hoàn toàn là cá đực.
Mùa vụ sinh sản của các loài cá biển ở nước ta khác nhau tuỳ loài. Các loài cá
chẽm, cá hồng, cá vược cát, cá giò mùa sinh sản từ tháng 3 đến 6; cá mú từ tháng 2
đến 5; cá cam từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau. Cá măng biển trong năm có 2 vụ
sinh sản trong đó vụ chính từ tháng 3 đến 5, vụ 2 từ tháng 9 đến 11. Mùa đẻ của cá
đối mục là từ tháng 4 đến tháng 10 tùy vào điều kiện môi trường từng khu vực.
Lưu hành nội bộ Trường Đại học Quảng Bình

16


Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá biển
Sức sinh sản của các loài cá tuỳ thuộc vào loài cá và kích thước cá. Cá cái cỡ 5

đến 11 kg có khả năng sinh sản từ 2 đến 7 triệu trứng/1 lần đẻ; cá cái cở 12 đến 22
kg có khả năng sinh sản từ 7,5 đến 17 triệu trứng/1 lần đẻ. Riêng cá vược cát thì sức
sinh sản nhỏ hơn với khả năng cho 10 đến 30 vạn trứng/cá cái/1 lần đẻ. Cá đối mục
khối lượng 1,5 kg có thể đẻ 1 triệu đến 1,5 triệu trứng/ lần đẻ và sức sinh sản có thể
lên đến 2,8 triệu trứng/ lần đẻ. Trứng cá thường có hình cầu, màu vàng rơm với
đường kính trứng giai đoạn IV từ 0,4 đến 0,5 mm; trứng cá giò từ 0,8 đến 0,9 mm;
trứng cá măng từ 0,7 đến 0,8 mm; cá vược cát khoảng 0,37 mm; trứng cá đối
khoảng 0,9 đến 1 mm.
Hoạt động đẻ trứng của các loại cá biển thường diễn ra ở vùng biển xa bờ nơi
có độ mặn cao và ổn định, nơi có đáy cát hay rạn đá, rạn san hô. Hoạt động này
thường xảy ra vào ban đêm ở kỳ nước cường, riêng cá giò thường đẻ trứng vào ban
ngày.
Quá trình phát triển phôi: Tùy thuộc vào điều kiện môi trường và đặc điểm của
loài mà quá trình phát triển phôi diễn ra có sự khác nhau về mặt thời gian. Trứng
của cá măng, cá đối mục và các loài cá dữ (mú, chẽm, hồng, vược cát, giò, cam) là
trứng nổi nhờ có giọt dầu. Sau khi trứng thụ tinh khoảng 30 đến 35 phút thì diễn ra
quá trình phân cắt trứng từ 2 tế bào thành 4 tế bào đến 8 tế bào, quá trình phân cắt
tiếp diễn kéo dài từ 3 đến 5 giờ tạo thành nhiều tế bào. Tiếp đó hình thành phôi
nang đến phôi vị rồi hình thành nên phôi thần kinh, phôi mầm. Sau 15 giờ tim phôi
bắt đầu hoạt động. Ở điều kiện nhiệt độ ổn định trong khoảng 28 0C đến 300C thì
trứng nở ra cá bột trong thời gian từ 17 đến 18 giờ (cá vược cát khoảng 14 giờ), còn
nếu nhiệt độ nước thấp (260C) thì thời gian nở có thể kéo dài từ 19 đến 24 giờ. Cá
bột mới nở có chiều dài từ 1,2 đến 1,6 mm (cá giò khoảng 2,5 mm), cơ thể trong
suốt. Sau 10 đến 12 ngày thì xuất hiện sắc tố xanh đen rồi sắc tố nhạt dần và có màu
xanh trắng sau thời gian ương từ 25 đến 30 ngày.

Lưu hành nội bộ Trường Đại học Quảng Bình

17



Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá biển
Nội dung ôn tập, thảo luận
1. Đặc điểm hình thái, hệ thống phân loại các đối tượng cá biển nuôi phổ biến.
2. Đặc điểm phân bố của các đối tượng cá biển nuôi phổ biến.
3. Đặc điểm thích ứng với các điều kiện môi trường các đối tượng cá biển nuôi
phổ biến.
4. Đặc điểm dinh dưỡng các đối tượng cá biển nuôi phổ biến.
5. Đặc điểm sinh trưởng các đối tượng cá biển nuôi phổ biến.
6. Đặc điểm sinh sản các đối tượng cá biển nuôi phổ biến.
7. Ứng dụng của việc nghiên cứu các đặc điểm sinh học sinh sản của các đối
tượng nuôi trong sản xuất.

Lưu hành nội bộ Trường Đại học Quảng Bình

18


Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá biển
CHƢƠNG 3. KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG CÁ BIỂN
3.1. Yêu cầu thiết kế của một cơ sở sản xuất giống nhân tạo cá biển
3.1.1. Lựa chọn vị trí
Khi lựa chọn vị trí xây dựng cơ sở sản xuất giống nhân tạo cần chú ý một số
yêu cầu sau:
Nguồn nước: Nguồn nước biển cung cấp phải trong sạch, không bị ô nhiễm
bởi các nguồn nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, nuôi trồng thuỷ sản, ...
Nguồn nước cấp có độ mặn cao và ổn định (S‰ ≥ 30‰) và phải có nguồn nước
ngọt để đảm bảo cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt của cán bộ công nhân viên.
Cơ sở sản xuất gần với nguồn cung cấp cá bố mẹ (có thể gần khu vực cá bố
mẹ phân bố tự nhiên hoặc nguồn cá bố mẹ từ nguồn cá nuôi thương phẩm), gần với

thị trường tiêu thụ cá giống, khu vực ương giống hoặc là khu vực nuôi thương
phẩm.
Cần có đường giao thông thuận lợi, mặt bằng thi công rộng thoáng để dễ dàng
cho quá trình thi công xây dựng, mở rộng sản xuất.
Gần với nguồn điện và cần trang bị máy phát để đảm bảo đáp ứng nguồn điện
thường xuyên.
3.1.2. Xác định quy mô
Quy mô của trại sản sản xuất giống cá biển dựa vào năng suất dự kiến, phụ
thuộc vào mặt bằng xây dựng và khả năng đầu tư về vốn.
Xuất phát từ nhu cầu thị trường ta dự kiến năng suất để qui hoạch quy mô trại
giống. Căn cứ vào các chỉ tiêu kỹ thuật ta tính tỷ lệ ước lượng của các bể sản xuất
(bể nuôi cá bố mẹ, bể đẻ, bể ương ấu trùng, bể sản xuất thức ăn tự nhiên) từ đó xác
định công suất trại.
Mặt bằng xây dựng của trại phải đảm bảo được nhu cầu diện tích cần thiết để
xây dựng các hạng mục công trình của một trại sản xuất giống.
Khả năng đầu tư về vốn quyết định khả năng đầu tư xây dựng các hạng mục
công trình và khả năng đảm bảo cho trại giống chạy với công suất thiết kế.
3.1.3. Các hạng mục công trình của một cơ sở sản xuất giống cá biển
Hệ thống bể lắng, lọc, chứa (kể cả bể chứa nước ngọt).
Hệ thống bể nuôi cá bố mẹ, bể đẻ, bể ấp trứng cá.

Lưu hành nội bộ Trường Đại học Quảng Bình

19


Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá biển
Hệ thống bể ương cá bột, cá giống.
Hệ thống bể nuôi thức ăn tươi sống (tảo, luân trùng, ấp nở và nuôi Artemia,
nuôi Copepoda).

Hệ thống xử lý nước thải.
Nhà ở cho cán bộ công nhân viên, nhà làm việc, nhà xe.
Phòng thí nghiệm (máy lạnh) giữ giống tảo, luân trùng, bảo quản thức ăn,
nghiên cứu phòng trị bệnh.
Nhà máy (máy bơm nước, máy phát điện, máy sục khí).
Nhà kho để chứa các trang thiết bị, dụng cụ, hoá chất, ...
3.2. Tuyển chọn, tạo đàn cá bố mẹ
Cá bố mẹ được tuyển chọn từ nguồn cá nôi thương phẩm hoặc từ nguồn cá
khai thác tự nhiên đã trải qua giai đoạn nuôi thuần dưỡng. Cá được chọn phải đảm
bảo tiêu chuẩn khoẻ mạnh, ít xây xát, thương tật, đạt tuổi và kích thước thành thục
của loài như đã trình bày ở chương I.
Mục đích của việc nuôi thuần dưỡng cá bố mẹ là tập cho cá quen sống và bắt
mồi trong điều kiện nuôi nhốt, đối với các loài cá dữ ta còn tập cho chúng ăn mồi
chết.
Cách tập cho cá ăn mồi chết: Đầu tiên ta cho cá ăn tôm cá sống sau đó mới
cho ăn tôm chết, cá chết, mực chết đến khi cá đã quen với điều kiện nuôi nhốt, ăn
mồi chết khoẻ mạnh thì ta đưa vào nuôi vỗ.
3.3. Nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ và cho đẻ
3.3.1. Kỹ thuật nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ
Đối với các loài cá dữ, hiện nay ta thường sử dụng hai cách để nuôi vỗ thành
thục cá bố mẹ là nuôi trong lồng nổi ngoài biển và nuôi trong bể xi măng. Ở một số
nước người ta còn sử dụng các bể composite có thể tích lớn để nuôi thành thục cá
bố mẹ.
Đối với cá đối mục, người ta thường nuôi vỗ trong các ao đáy cát bùn nhằm
tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên cho cá bố mẹ.
Điều kiện lồng, bể và ao nuôi:
Lồng nuôi các loài cá dữ thường có kích thước lồng là: 3x3x4 m hoặc 4x4x4
m. Kích thước mắt lưới: 2a = 3 cm. Thường thiết kế lồng nuôi dạng lồng nổi. Lồng
Lưu hành nội bộ Trường Đại học Quảng Bình


20


Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá biển
nuôi được đặt ở vùng có nguồn nước sạch, độ trong cao (> 2 m), độ mặn cao và ổn
định (S‰ > 30‰), có dòng chảy nhẹ 0,5 đến 1 m/s.
Bể xi măng sử dụng trong nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ (các loài cá dữ) thường
có thể tích bể từ 100 đến 200 m3. Bể có dạng hình tròn và nên bố trí hệ thống lọc
sinh học nếu được. Bể cần được vệ sinh, khử trùng bằng Chlorine hoặc Formol 100
đến 200 ppm hay KMnO4 10 đến 20 ppm, sau đó rửa sạch bằng nước ngọt rồi cấp
nước vào nuôi. Nguồn nước cấp cần được lọc sạch và đảm bảo S‰ > 30‰, cần có
hệ thống sục khí.
Ao nuôi vỗ thành thục cá đối mục thường có hình vuông hoặc chữ nhật, diện
tích 500m2, đáy cát bùn, độ sâu mức nước trung bình 1,5m. Độ mặn từ 15 đến 25‰,
giá trị pH từ 7,5 đến 8,5. Ao nuôi vỗ cần lắp đặt hệ thống đảo nước. Ao có bờ chắc
chắn, cống cấp và thoát nước riêng, nước lấy vào phải qua lưới lọc. Ao nuôi cần
được chuẩn bị kỹ trước khi nuôi. Ao phải được tháo cạn nước, nạo vét đáy ao, loại
bỏ chất bẩn và chất hữu cơ. Tiến hành bón vôi (7 đến10kg/1.000m2) kết hợp phơi
nắng để diệt tạp, diệt mầm bệnh, làm tăng pH và làm cho đất tơi xốp, thoát khí độc,
trả lại muối dinh dưỡng cho môi trường ao nuôi. Với những ao phèn thì ta cần tăng
lượng vôi để hạ phèn. Sau đó tiến hành bón phân hữu cơ gây màu với liều lượng100
đến 200 kg/1000 m2 tạo điều kiện cho thực vật phù du phát triển để ổn định môi
trường và đảm bảo nguồn thức ăn tự nhiên. Tốt nhất nên gây màu bằng phân gà,
hoặc ta cũng có thể gây màu bằng các loại phân vô cơ như: NPK (18-46-0) với
lượng 22 kg/ ha; NPK (16-20-0), 50 kg/ ha; hay NPK (16-20-0), 25 kg cùng với
NPK (0-20-0), 25 kg/ ha. Sau 5-7 ngày, nước sẽ có màu xanh thì tiến hành thả cá.
Chọn cá bố mẹ nuôi vỗ:
Chọn cá bố mẹ đưa vào nuôi vỗ là cá đã được thuần dưỡng, khoẻ mạnh. Cá
nuôi vỗ đã đến độ tuổi thành thục (trên 3 tuổi), riêng cá vược cát là trên 1 tuổi. Cá
đưa vào nuôi vỗ phải đạt kích cỡ thành thục (lớn hơn 3 kg/con), riêng cá vược cát là

≥ 0,3 kg/con, cá giò ≥ 7 kg/con. Cá đối mục cái từ 2 đến 3,5 kg, cá đực từ 1,3 đến
1,8 kg. Mật độ nuôi nuôi vỗ thành thục từ 1 đến 2 kg/m3 lồng; 1 kg/3 m3 bể. Cá đối
mục có mật độ nuôi từ 80 đến 100 con/ 500 m2.
Quản lý và chăm sóc cá bố mẹ:

Lưu hành nội bộ Trường Đại học Quảng Bình

21


Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá biển
Thức ăn: Đối với các loại cá dữ, cho ăn các loại thịt tôm, cá, mực chất lượng
tươi, sạch xen kẽ nhau. Đối với cá đối mục cho ăn thức ăn tổng hợp kết hợp gây
màu tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên trong ao.
Khẩu phần ăn: Đối với các loài cá dữ cho ăn từ 3 đến 5% khối lượng thân,
ngày cho ăn một lần. Cá đối mục cho ăn từ 2 đến 3% khối lượng thân chia làm 2 lần
trong ngày.
Cách cho ăn: Các loài cá dữ có thể cho ăn vào buổi sáng hoặc buổi chiều, cho
ăn từ từ đến khi cá ăn no thì dừng. Nếu thức ăn chìm xuống đáy thì phải vớt ra
ngay. Cá đối mục cho ăn vào buổi sáng và buổi chiều lúc mát trời. Định kỳ 5 đến 7
ngày bổ sung vitamin A, B, C, E với liều lượng 30 đến 80 mg/kg cá bố mẹ. Khi cá
thành thục gần đến giai đoạn đẻ trứng ta giảm khẩu phần ăn xuống còn 1 đến 2%
khối lượng thân, hai ngày cho ăn một lần.
Quản lý các yếu tố môi trường:
- Đối với lồng nuôi các loài cá dữ: Định kỳ 7 đến 10 vệ sinh, chà rửa lồng làm
cho nước dễ dàng lưu thông, bổ sung O2, loại bỏ sản phẩm thải, thức ăn dư thừa.
Theo dõi các yếu tố môi trường để đảm bảo: S‰ > 30‰; pH = 7,5 – 8,5; t0C = 26
đến 300C. Nếu điều kiện môi trường bất lợi thì ta dịch chuyển lồng đến vị trí mới có
điều kiện tốt hơn.
- Đối với bể xi măng nuôi các loài cá dữ: Định kỳ 3 đến 5 ngày thay 30%

lượng nước trong bể, 1 tháng một lần thay 100% lượng nước trong bể và chà rửa
đáy bể. Ở bể có hệ thống lọc sinh học thì 1 đến 2 tháng đầu thay nước bình thường.
Sau đó nếu hàm lượng NH4+, NO2 < 0,05 ppm và không tăng thì ít thay nước.
Thường xuyên theo dõi các yếu tố môi trường bể nuôi và điều chỉnh đảm bảo trong
khoảng tối ưu: S‰ > 30‰; pH = 7,5 – 8,5; t0C = 27 – 300C; O2 > 4 mg/L; NH4+,
NO2, NH3 < 0,5 ppm.
- Đối với ao nuôi cá đối mục, giai đoạn đầu hạn chế thay nước để tận dụng
nguồn thức ăn tự nhiên. Tiến hành thay nước khi môi trường ao nuôi có biểu hiện ô
nhiễm, các yếu tố môi trường vượt quá mức cho phép hay khi cá gần đến giai đoạn
đẻ trứng. Duy trì các các yếu tố môi trường nằm trong khoảng thích hợp, tốt nhất là
đảm bảo pH = 7,5 – 8,5; t0C = 22 – 250C; O2 > 4 mg/L; S‰ > 24‰ và đến gần giai
đoạn đẻ trứng là trên 30‰.
Lưu hành nội bộ Trường Đại học Quảng Bình

22


Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá biển
Kiểm tra độ thành thục cá bố mẹ:
Thời gian nuôi vỗ thành thục tiến hành trong thời gian từ 3 đến 4 tháng
(thường bắt đầu từ tháng 11, 12, riêng cá cam bắt đầu từ tháng 9, 10).
Định kỳ một tháng một lần ta tiến hành kiểm tra độ thành thục cá bố mẹ.
Cách kiểm tra:
- Cá bố mẹ được bắt cho vào dụng cụ chứa (thùng nhựa, bể composite). Sau
đó tiến hành gây mê cá bằng MS222 (thuốc dạng bột trắng) với nồng độ 70 đến 100
ppm hoặc Ethylene glycol monophenylether (dạng nước). Sau khoảng thời gian từ 5
đến 10 phút cá mê ta tiến hành kiểm tra cá.
- Đối với cá đực: Lật ngửa bụng cá rồi vuốt nhẹ dọc theo bụng từ trên xuống
dưới khi thấy sẹ (tinh dịch) chảy ra có màu trắng sữa, đặc thì đó là cá đã thành thục
và được sử dụng để cho đẻ.

- Đối với cá cái: Lật ngửa bụng cá, sau đó dùng que thăm trứng (đó là ống
nhựa polyethylene mềm, đường kính 1 đến 1,2 mm dài 20 đến 30 cm) đưa vào trong
lỗ huyệt sâu khoảng 4 đến 5 cm (cá giò: 6 đến 7 cm) rồi hút nhẹ để lấy trứng ra cho
vào cốc thuỷ tinh và quan sát. Khi thấy trứng rời, màu vàng rơm, kích thước trứng
đồng đều với đường kính trứng từ 0,4 đến 0,5 mm (cá giò: 0,8 đến 0,9 mm) thì đó là
trứng đã phát triển và thành thục ở giai đoạn IV. Nếu trứng giai đoạn IV > 60% thì
cần có kế hoạch cho cá đẻ.
3.3.2. Kỹ thuật cho cá đẻ nhân tạo
Có hai phương pháp cho cá đẻ nhân tạo đó là cho đẻ nhân tạo bằng cách thụ
tinh nhân tạo và cho đẻ nhân tạo bằng cách kích thích cho cá tự đẻ trứng.
Thụ tinh nhân tạo:
Phương pháp này thường được sử dụng đối với cá bố mẹ đánh bắt ngoài tự
nhiên hoặc cá nuôi thành thục sau khi tiêm kích dục tố, cá cái rụng trứng nhưng
không đẻ trứng. Khi đó ta tiến hành vuốt trứng và cho thụ tinh nhân tạo.
Dụng cụ cần thiết bao gồm: Thau nhựa sạch, khăn sạch, lông gà sạch, nước
biển lọc sạch.
Cách tiến hành: Bắt cá lau sạch, vốt trứng vào thau nhựa và vuốt sẹ vào rồi
dùng lông gà khuấy đều, để yên 5 phút sau đó cho nước biển lọc sạch vào và dùng
lông gà khuấy đều rồi lại để yên 5 phút. Sau đó rửa sạch trứng và cho vào bể ấp.
Lưu hành nội bộ Trường Đại học Quảng Bình

23


Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá biển
Nếu chỉ có cá đực thành thục thì ta tiến hành vuốt sẹ cho vào lọ thuỷ tinh và
bảo quản trong điều kiện lạnh 5 đến 150C thì ta có thể giữ được trong vòng 1 tuần.
Trong thời gian đó nếu có cái rụng trứng thì ta vuốt trứng và lấy sẹ dự trữ để thụ
tinh nhân tạo.
Kích thích cho cá tự đẻ trứng: Có hai cách kích thích cho cá tự đẻ trứng là

kích thích bằng cách tiêm kích dục tố và kích thích bằng cách thay đổi môi trường
(kích thích sinh thái).
* Kích thích bằng cách tiêm kích dục tố:
Cơ sở khoa học: Trong cơ thể cá có hai loại hormone có tác dụng trái ngược
nhau đó là GnRH (Gonadotropin Releasing Hormone) kích thích cho cá thành thục
và đẻ trứng và GRIF (Gonadotropin Release Inhibitory Factor) ức chế quá trình
thành thục. Việc tiêm kích dục tố (hormone) nhằm hổ trợ cho nhóm GnRH kích
thích lên tuyến yên sản sinh ra FSH (Follicle Stimulating Hormone) và LH
(Luteinizing Hormone) kích thích cho quá trình thành thục và rụng trứng diễn ra
nhanh hơn, đồng thời ức chế GRIF (kháng Dopamine).
Các loại kích dục tố, liều lượng, vị trí và thời gian tiêm:
Puberogen (chứa 63% FSH và 37%LH)
Liều lượng: 50 đến 200 UI/1kg cá cái.
HCG (Human Chorionic Gonadotropin) và não thuỳ thể cá chép
Liều lượng: 250 đến 500 UI HCG + 2 đến 3 mg não thuỳ/1kg cá cái.
Tiêm liều 1000 UI HCG + 2 đến 3 mg não thuỳ/1kg cá cái đối với cá đẻ trái
vụ.
LRHa

(Luteinizing

Releasing

Hormone

analague)



Domperidone


(Mutilium)
Liều lượng: Cá đẻ lần đầu tiêm 50 đến 100 µg LRHa + 5 đến 10 mg Dom/1 kg
cá cái.
Cá đẻ lần sau tiêm 10 đến 40 µg LRHa + 5 đến 10 mg Dom/1 kg cá cái.
Đối với cá đực thường tiêm kích dục tố với liều lượng bằng 1/3 đến 1/2 so với
cá cái. Cá đẻ trái vụ thường tiêm với liều cao hơn so với đẻ chính vụ.
Kích dục tố được pha với nước cất (0,1 đến 0,2 mL/1 kg cá) rồi tiêm cho cá
vào vị trí gốc vây ngực hoặc phần cơ mềm gốc vây lưng.
Lưu hành nội bộ Trường Đại học Quảng Bình

24


Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá biển
Thời gian hiệu ứng thuốc khoảng 36 giờ tính từ lúc tiêm. Ta tính thời gian
tiêm (khoảng 8 giờ) để sau khi tiêm kích dục tố đến thời điểm cá đẻ trùng với lúc cá
đẻ ngoài tự nhiên (thường 18 đến 22 giờ).
* Kích thích bằng cách thay đổi môi trường (kích thích sinh thái):
Cơ sở khoa học: Hầu hết các loài cá biển khi thành thục thì chúng di cư sinh
sản từ khu vực có độ mặn thấp đến vùng biển xa bờ có độ mặn cao và ổn định (S‰
> 30‰) để tiến hành đẻ trứng. Ở ngoài tự nhiên cá thường đẻ khi có sự kích thích
nhiệt độ nước thông qua hiện tượng giảm nhiệt độ môi trường nước từ khoảng 30
đến 310C xuống còn 27 đến 280C giống như nhiệt độ giảm sau những cơn mưa.
Thời điểm cá đẻ trứng thường vào kỳ nước cường lúc triều lên. Tất cả các yếu tố
sinh thái này tác động lên các cơ quan ngoại cảm truyền đến thần kinh trung ương.
Tại trung khu thần kinh sẽ tiến hành phân tích sơ bộ, tổng hợp và đưa ra phản ứng
tác động lên tuyến yên (thông qua hormone GnRH) làm cho tuyến yên bị kích thích
tiết ra kích dục tố FSH và LH tác động lên tuyến sinh dục làm cho tuyến sinh dục cá
thành thục và tiến hành sinh sản. (Nếu như điều kiện môi trường có tác động bất lợi

thì trung khu thần kinh sẽ điều khiển tiết ra hormone GRIF có tác động ngược lại
với GnRH).
Cách tiến hành: Việc kích thích sinh thái được tiến hành ở bể xi măng. Nước
trong bể nuôi cá bố mẹ được rút giảm và cấp thêm nước ngọt để cho độ mặn giảm
xuống còn 20 đến 25‰. Sau đó cấp từ từ nước biển lọc sạch có độ mặn cao trên
32‰ vào làm cho độ mặn tăng lên để mô phỏng quá trình di cư của cá. Thời gian
tiến hành trong khoảng từ 2 đến 3 tuần. Việc kích thích nhiệt độ nước cũng được
tiến hành bằng cách rút nước bể nuôi cá bố mẹ xuống còn khoảng 30 đến 40 cm rồi
phơi nắng cho nhiệt độ nước tăng lên từ 30 đến 310C. Sau đó cấp nước mới vào làm
cho nhiệt độ nước giảm xuống còn khoảng 27 đến 280C giống như nhiệt độ giảm
sau những cơn mưa. Việc cấp nước cho cá tạo cho có cảm giác như thuỷ triều đang
lên. Cá sẽ đẻ trứng sau khi ta tiến hành kích thích nhiệt độ nước. Nếu cá không đẻ
trứng thì việc kích thích môi trường cũng làm cho cá thành thục nhanh và tốt hơn.
3.4. Kỹ thuật thu và ấp trứng
Cá đẻ vào ban đêm thì việc thu và ấp trứng thường được tiến hành vào sáng
hôm sau. Sử dụng lưới lọc động vật phù du gas 38 hoặc lưới nylon mềm với ô lưới
Lưu hành nội bộ Trường Đại học Quảng Bình

25


×