Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Kết luận vai trò của gia đình trong xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (24.05 KB, 2 trang )

Kết luận
Trong bối cảnh xã hội hiện nay không ngừng phát triển và hội nhập, về cơ bản, gia đình Việt
Nam hiện nay vẫn là mô hình gia đình truyền thống đa chức năng. Các chức năng cơ bản của gia
đình được phục hồi, có điều kiện thực hiện tốt hơn và có vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ
đối với từng thành viên gia đình mà còn tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của đời sống kinh tế
- xã hội đất nước. Những giá trị truyền thống quý báu của gia đình Việt Nam vẫn được bảo tồn
và phát huy. Đồng thời, gia đình Việt Nam cũng tiếp thu nhiều tinh hoa, giá trị tiên tiến của gia
đình hiện đại, đang được củng cố và xây dựng theo xu hướng hiện đại hóa: dân chủ, bình đẳng,
tự do và tiến bộ. Gia đình là tế bào nòng cốt trong xã hội, nên mỗi thành viên trong gia đình
cũng là một nhân tố quan trọng trong xã hội. Để thực hiện việc này Đảng, Nhà nước không
những phải quan tâm đến gia đình, mà còn phải quan tâm đến từng cá thể thành viên trong gia
đình như một nhân tố nòng cốt của xã hội.
Song song với sư tiến bộ và phát triển của các thành viên trong gia đình, gia đình nói riêng và xã
hội nói chung, Đảng và nhà nước cũng có nhưng thay đổi phù hợp và tiến bộ nhằm đáp ứng được
nhu cầu xã hội. Điển hình qua Hiến pháp năm 2013, đạo luật gốc đã có những thay đổi không
ngừng, các cập nhật như thay đổi trong tâm, đường lối của Đảng điển hình cụ thể trong chương
II điều 14 quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Trong chương này quyền
con người được chú trọng hơn trong các Hiến Pháp trước, nội dung ngắn gọn và thực tiễn hơn so
với nội dung của các Hiến pháp trước đó, một phần thể hiện được Đảng và Nhà nước đã nắm
được xu thế phát triển và nhu cầu tất yếu trong giai đoạn hội nhập quốc tế của Việt Nam trong
các năm qua và trong tương lai ; Đặc biệt Hiếp pháp năm 2013 đặc biệt chú trọng đến quyền và
nghĩa vụ Công dân. Điều này cho thấy Đảng và nhà nước nhấn mạnh tầm quan trọng của công
dân trong xã hội định hướng XHCN trong xã hội hội nhập năng động hiện nay hơn so với các
Hiến Pháp trước đó. Điều này càng cho thấy tầm quan trọng của gia đình theo định hướng
XHCN. Bên cạnh Hiến Pháp 2013, Đảng và nhà nước không ngừng đưa ra các văn bản, qui đinh,
nghị quyết hường dẫn ...v....v nhằm đáp ứng được thay đổi xã hội VN hiện nay, và đáp ứng được
nhu cầu hiện đại hóa và hội nhập hiện nay. qui phạm pháp luật này. Quá trình thực hiện đổi mới
qui trình thủ tục hành chính, qui phạm pháp luật cần chi tiết, có tính ứng dụng vào thực tiễn hơn
để không chỉ là lý thuyết bàn giấy; Ngoài ra còn học tập được tinh hoa của qui phạm pháp luật
quốc tế, nhằm thúc đẩy quá trình phát triển hội nhập nhưng vẫn giữ vững định hướng XHCN.
Đảng và nhà nước xây Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên nền kinh tế độc lập, tự


chủ, phát huy nội lực, hội nhập, hợp tác quốc tế, gắn kết chặt chẽ với phát triển văn hóa, thực
hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tạo việc làm cho người lao
động.
Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động và tạo
điều kiện xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định. Nhà nước, xã hội và gia đình có
trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người mẹ, trẻ em, thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
Nhà nước tạo bình đẳng về cơ hội để công dân thụ hưởng phúc lợi xã hội, phát triển hệ thống an
sinh xã hội, có chính sách trợ giúp người cao tuổi, người khuyết tật, người nghèo và người có
hoàn cảnh khó khăn khác.


Nhà nước, xã hội tạo môi trường xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; xây
dựng con người Việt Nam có sức khỏe, văn hóa, giàu lòng yêu nước, có tinh thần đoàn kết, ý
thức làm chủ, trách nhiệm công dân.
Đảng nên tích cực tuyền truyền, vận động, xây dựng và đào tạo huấn luyện lực lượng Đảng viên,
và đối tượng Đảng trong gia đình nhẳm góp phần cung cấp cho các thành viên gia đình trình độ
kiến thức, năng lực công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh,
tham gia đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, quan liêu, tham nhũng, lãng phí và
các biểu hiện tiêu cực.
Mỗi một thành viên trong gia đình phải hiểu và nắm rõ quyền và nghĩa vụ công dân, nhằm bảo
vệ quyền lợi đúng đắn cho bản bản thân, gia đình và tự giác thực hiện nghĩa vụ với xã hội góp
phần xây dựng một môi trường sống theo định hướng XHCN một cách bền vững và tốt đẹp.
Việc củng cố và xây dựng gia đình tại Việt Nam theo định hướng XHCN phải được vun đắp và
xây dựng theo định hướng của Đảng và sự chỉ đạo của Nhà nước là một vấn đề vô cùng quan
trọng và cấp thiết đồng thời luôn được quan tâm và cập nhật theo những thay đổi liên tục của nền
kinh tế và xã hội, nhằm giữ xững định hước XHCN trước kẻ thù, sự chống phá của giai cấp tư
bản, đồng thời phụ hợp với xu hướng phát triển hội nhập quốc tế.




×