Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu tới nguy cơ trượt lở đất đoạn quốc lộ 6, yên châu, sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 89 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

PHẠM NGỌC MINH

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỚI NGUY CƠ
TRƢỢT LỞ ĐẤT ĐOẠN QUỐC LỘ 6, YÊN CHÂU, SƠN LA

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

HÀ NỘI - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

PHẠM NGỌC MINH

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỚI NGUY CƠ
TRƢỢT LỞ ĐẤT ĐOẠN QUỐC LỘ 6, YÊN CHÂU, SƠN LA

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: Chƣơng trình đào tạo thí điểm

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Văn Tích

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN


Trƣớc hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS.TS. Vũ
Văn Tích - Trƣởng ban Khoa học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội- ngƣời đã tận
tình định hƣớng, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt thời gian thực hiện
luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Trung tâm Khí tƣợng Thủy văn Quốc gia và các cơ
quan, đơn vị thuộc Bộ Giao thông Vận tải, Tổng cục Đƣờng bộ Việt Nam, Tổng Công
ty Tƣ vấn Thiết kế Giao thông Vận tải đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong việc thu thập
số liệu để viết luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý thày cô và các cán bộ thuộc Khoa Các Khoa học
liên ngành - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện để tôi tham khảo tài liệu, thực
hiện và bảo vệ luận văn.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp
những ngƣời đã luôn giúp đỡ và tạo động lực để tôi có thể hoàn thành bản luận văn
này.
Mặc dù đã cố gắng hết sức để hoàn thành luận văn tốt nhất có thể, song tôi cũng
nhận thấy rằng luận văn còn có nhiều thiếu sót và hạn chế. Tôi mong tiếp tục nhận
đƣợc sự đóng góp ý kiến và hƣớng dẫn của quý thày cô để hoàn thiện luận văn tốt hơn.
Tôi xin chân thành cám ơn!
Hà Nội, tháng 6 năm 2017

Phạm Ngọc Minh

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả thực hiện
dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của PGS.TS Vũ Văn Tích, không sao chép các công trình
nghiên cứu khác. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chƣa từng
đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản luận văn của
mình.
Tác giả
Phạm Ngọc Minh

ii


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................................v
DANH MỤC HÌNH VẼ .................................................................................................vi
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ TRƢỢT LỞ ĐẤT, MỐI LIÊN HỆ GIỮA TRƢỢT LỞ
ĐẤT VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, KHU VỰC NGHIÊN CỨU .......................................5
1.1. Tổng quan về trƣợt lở đất .....................................................................................5
1.1.1. Khái niệm .......................................................................................................5
1.1.2. Nguyên nhân...................................................................................................6
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng ....................................................................................7
1.1.4. Phân loại ......................................................................................................12
1.2. Các nghiên cứu về trƣợt lở đất ............................................................................18
1.2.1. Nghiên cứu trượt lở đất trên thế giới ...........................................................18
1.2.2. Nghiên cứu trượt lở đất ở Việt Nam.............................................................19
1.2.3. Mối liên hệ giữa trượt lở đất và biến đổi khí hậu ........................................23
1.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu ..........................................................................25
1.3.1. Vị trí địa lý ...................................................................................................25
1.3.2. Quốc lộ 6 - đoạn qua huyện Yên Châu và các hoạt động giao thông quan
trọng .......................................................................................................................26
1.3.3. Địa hình ........................................................................................................28
1.3.4. Khí hậu .........................................................................................................29
1.3.5. Thảm thực vật ...............................................................................................30

Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ SỐ LIỆU .........................................32
2.1. Phƣơng pháp luận ...............................................................................................32
2.1.1. Loại đất đá ...................................................................................................32
2.1.2. Cấu trúc địa chất ..........................................................................................33
2.1.3. Nước ngầm và nước mặt ..............................................................................33
2.1.4. Ứng suất tại chỗ ...........................................................................................34
2.1.5. Hoạt động địa chấn ......................................................................................34
2.1.6. Lịch sử tiến hóa sườn dốc ............................................................................34
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................35
2.2.1. Nghiên cứu thông tin, số liệu về điều kiện địa chất khu vực........................36
iii


2.2.2. Nghiên cứu thông tin, số liệu về điều kiện địa chất công trình dọc tuyến ...38
2.2.3. Khảo sát thực địa .........................................................................................38
2.2.4. Kiểm toán ổn định một số mái dốc điền hình trong các điều kiện ...............38
2.2.5 Phương pháp dự nguy cơ trượt báo bằng thạch cấu trúc .............................45
2.2.6. Nghiên cứu về sự biến đổi lượng mưa và nhiệt độ và mối liên quan của nó
đến trượt lở đất.......................................................................................................47
2.3. Các nguồn số liệu ................................................................................................ 48
Chƣơng 3 XU THẾ TRƢỢT LỞ ĐẤT ĐOẠN QUỐC LỘ 6, YÊN CHÂU, SƠN LA
VÀ MỐI LIÊN HỆ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ............................................................49
3.1. Xu thế biến đổi lƣợng mƣa, nhiệt độ huyện Yên Châu giai đoạn 1961-2015 ....49
3.2. Xu thế trƣợt lở đất trên quốc lộ 6 đoạn qua huyện Yên Châu, mối liên hệ với
biến đổi khí hậu ..........................................................................................................51
3.2.1. Kiểm toán một số mái dốc điển hình đoạn quốc lộ 6, Yên Châu .................51
3.2.2. Xu thế trượt lở đất ........................................................................................53
3.2.3. Trượt lở khối liên quan giữa đặc điểm thạch cấu trúc và nguy cơ trượt .....55
3.2.4.Mối liên hệ với biến đổi khí hậu....................................................................66
3.3. Nhận xét chung ...................................................................................................69

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................70
1. Kết luận ..................................................................................................................70
2. Kiến nghị................................................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................74

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Các chỉ tiêu cơ lý của lớp 1 và lớp 2 và các so sánh ....................................51
Bảng 3.2. Các kết quả ổn định mái dốc tính cho các mái dốc ......................................52
Bảng 3.3. Thống kê tai biến trượt lở đất trên quốc lộ 6 đoạn qua huyện Yên Châu.....54
Bảng 3.4. Số liệu cấu trúc đo được tại điểm Yên Châu 1..............................................60
Bảng 3.5. Số liệu điểm Yên Châu 2 ...............................................................................64

v


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Mô tả cấu trúc khối thân trượt (theo D.J Varnes, 1978) .................................6
Hình 1.2. Các kiểu hình dạng sườn ...............................................................................10
Hình 1.3. Kiểu dịch chuyển dạng đổ .............................................................................13
Hình 1.4. Kiểu dịch chuyển dạng lật .............................................................................14
Hình 1.5. Trượt xoay .....................................................................................................14
Hình 1.6. Trượt tịnh tiến ................................................................................................ 16
Hình 1.7. Trượt hỗn hợp ................................................................................................ 16
Hình 1.8. Dạng dịch chuyển dòng .................................................................................17
Hình 1.9. Vị trí huyện Yên Châu – tỉnh Sơn La [31] .....................................................26
Hình 1.10. Vị trí khu vực nghiên cứu dọc theo tuyến quốc lộ 6 đoạn Yên Châu, Sơn La
.......................................................................................................................................27

Hình 1.11. Quốc lộ 6 qua Yên Châu và nguy cơ trượt lở ..............................................28
Hình 2.1. Sơ đồ địa chất khu vực nghiên cứu và các chú giải các thành tạo chính [58]
.......................................................................................................................................37
Hình 2.2. Mặt cắt ngang mái dốc ..................................................................................39
Hình 2.3. Lực tác dụng lên phân tố đất trong trường hợp mặt trượt tròn ....................41
Hình 2.4. Lực tác dụng lên phân tố đất trong trường hợp mặt trượt tổ hợp .................42
Hình 2.5. Các kiểu trượt thường gặp và hình thái trên lưới chiếu cực đặc trưng (vẽ lại
theo [19, 20]) A- Trượt phẳng B- Trượt dạng nêm

C - Đổ lở D - Trượt trong vỏ

phong hóa ......................................................................................................................46
Hình 3.1. Biến trình lượng mưa năm huyện Yên Châu giai đoạn 1961-2015...............49
Hình 3.2. Tổng lượng mưa các tháng 6,7,8 (1961-2015)..............................................50
Hình 3.3. Biến trình nhiệt độ trung bình năm huyện Yên Châu giai đoạn 1961-2015 .50
Hình 3.4. Kết quả kiểm toán ổn định mái dốc tại km 221+380, điều kiện tự nhiên .....52
Hình 3.5. Đặc điểm hình thái mặt trượt ........................................................................53
vi


Hình 3.6. Xu thế trượt lở đất dọc quốc lộ 6, đoạn qua huyện Yên Châu ......................54
Hình 3.7. Suối Nậm Sập chảy trên địa bàn Yên Châu ép sát vào quốc lộ 6 gây sạt lở bờ
sông, đe dọa tới sự ổn định của tuyến đường. ...............................................................56
Hình 3.8. Các thành tạo phân lớp màu đỏ thuộc hệ tầng Yên Châu có hướng nghiêng
thuận lợi cho sự ổn định của sườn dốc..........................................................................56
Hình 3.9. Sơ đồ khối thể hiện mối quan hệ của yếu tố cấu trúc chính của sườn dốc với
tuyến đường đặc trưng cho đoạn thị trấn Yên Châu. ....................................................57
Hình 3.10. Thế nằm nguyên thủy của các thành tạo phân lớp của hệ tầng Yên Châu bị
thay đổi do các hoạt động kiến tạo sau Kreta giữa. ......................................................57
Hình 3.11. Sơ đồ thể hiện vị trí không gian của tuyến đường và các thành tạo phân lớp

màu đỏ thuộc hệ tầng Yên Châu ở hai khúc cua liên tiếp. Cả hai khúc cua đều có nguy
cơ trượt cao. Phân đường giữa của hai khúc cua tương ứng với vị trí của điểm Yên
Châu 2 trên hình 3.14 và 3.15. ......................................................................................59
Hình 3.12. A: Vị trí không gian của các mặt gián đoạn đo được tại điểm Yên Châu 1
trên lưới chiếu bảo toàn diện tích, xử dụng bán cầu chiếu dưới. B: Biểu đồ hoa hồng
thể hiện phương vị hướng dốc của các cấu trúc chính tại điểm Yên Châu 1. ...............59
Hình 3.13. Phép thử Markland cho điểm Yên Châu 1. Góc ma sát 25o. Phương vị
hướng dốc của sườn 210o, góc dốc 85o. Hình vuông nhạt: mặt lớp, hình tam giác
đậm: khe nứt lớn. ...........................................................................................................61
Hình 3.14. Các đá phân lớp của sườn dốc có đường phương song song với tuyến
đường. Sườn dốc đã bị trượt một phần. Mũi tên nhỏ chỉ khối có nguy cơ trượt phẳng,
chân khối nhỏ đã trượt. Hai mũi tên lớn chỉ ra vị trí giao của các loại mặt gián đoạn
lớn có mặt tại sườn dốc. Phá hủy của sườn dốc trong quá khứ có thể trượt theo cơ chế
phẳng hoặc dạng nêm. ...................................................................................................63
Hình 3.15. Sơ đồ mặt sườn dốc vẽ lại theo hình 3.14. Đây là vị trí nằm giữa hai khúc
cua trên hình 3.11 thể hiện sự thay đổi mối tương quan của thế nằm của các thành tạo
màu đỏ của hệ tầng Yên Châu và quốc lộ 6. .................................................................63
Hình 3.16. A: Vị trí không gian của các mặt gián đoạn đo được tại điểm Yên Châu 2
trên lưới chiếu bảo toàn diện tích, xử dụng bán cầu chiếu dưới. B: Biểu đồ hoa hồng
thể hiện phương vị hướng dốc của các cấu trúc chính tại điểm Yên Châu 2. ...............64
vii


Hình 3.17. Phép thử Markland cho điểm Yên Châu 2 cho nguy cơ phá hủy phẳng. Góc
ma sát 25o. Phương vị hướng dốc của sườn 220o, góc dốc 85o. Hình vuông nhạt: mặt
lớp, hình tam giác đậm: khe nứt lớn..............................................................................65
Hình 3.18. Phép thử Markland cho điểm Yên Châu 2 cho nguy cơ phá hủy nêm. Góc
ma sát 25o. Phương vị hướng dốc của sườn 220o, góc dốc 85o. Hình vuông nhạt: mặt
lớp, hình tam giác đậm: khe nứt lớn..............................................................................66
Hình 3.19. Xu thế tổng lượng mưa lớn nhất trong các đợt mưa kéo dài, cường độ mưa

lớn nhất của các đợt mưa (1961-2015) .........................................................................67
Hình 3.20. Tần suất mưa lớn và lượng mưa ngày lớn nhất (1961-2015) .....................68
Hình 3.21. Hơn 1.000m3 đất đá sạt lở tại Chiềng Đông (Yên Châu, Sơn La) [30] ......69
Hình 4.1. Bảo vệ sườn taluy bằng ốp đá và khung bê tông (a); và phun vữa xi măng
(b)- Minh họa .................................................................................................................72
Hình 4.2. Thi công tường chắn rọ đá Terramesh đầu cầu cạn Cúc Phương 4 (đường
Hồ Chí Minh, đoạn qua Vườn Quốc gia Cúc Phương)-Minh họa ................................ 73

viii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng kể
trong phát triển kinh tế - xã hội, cùng với đó kết cấu hạ tầng giao thông vận tải của đất
nƣớc đã có những chuyển biến hết sức rõ nét. Cụ thể, đã đƣa vào khai thác toàn tuyến
đƣờng Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên và tỉnh Bình Phƣớc sớm hơn 1,5 năm so với kế
hoạch; hoàn thành nâng cấp, mở rộng quốc lộ 1 từ Thanh Hóa đến Cần Thơ sớm hơn 1
năm so với kế hoạch; đây là 02 trục giao thông quan trọng nhất chạy dọc theo chiều
dài đất nƣớc, có ảnh hƣởng lớn đến phát triển kinh tế đất nƣớc, kết nối các khu vực
tăng trƣởng trên phạm vi quốc gia, phục vụ hợp tác phát triển quốc tế. Một điểm nhấn
nữa đó là 704km đƣờng bộ cao tốc đƣợc đƣa vào khai thác (vƣợt 104km so với mục
tiêu Nghị quyết số 13-NQ/TW đề ra); đây là các tuyến cao tốc trọng điểm nằm trên
trục Bắc - Nam, cao tốc kết nối hai vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam với
các cảng biển cửa ngõ và các cửa khẩu quốc tế [29].
Tuy nhiên ngành giao thông vận tải cũng đang phải đối mặt với một trong
những thách thức lớn nhất của nhân loại trong thế kỷ XXI đó là biến đổi khí hậu.
Biến đổi khí hậu tác động xấu đến sự phát triển kinh tế - xã hội của nƣớc ta trên
nhiều mặt; trong đó, kết cấu hạ tầng giao thông vận tải và hoạt động giao thông vận tải
sẽ bị ảnh hƣởng rất lớn.

Mƣa lớn sẽ làm gia tăng lũ, lũ quét, lở đất... gây ngập lụt, sạt lở, sụt trƣợt, phá
hủy kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng bộ, đƣờng sắt. Sóng to, gió lớn sẽ làm hƣ hỏng,
phá huỷ kết cấu hạ tầng đƣờng ven biển, cảng biển, tàu biển và thiết bị bảo đảm an
toàn hàng hải. Giông tố, lốc xoáy, bão sẽ làm đình trệ hoạt động giao thông vận tải,
đặc biệt là giao thông hàng không và hàng hải. Hạn hán, lũ lụt sẽ tác động đến khả
năng khai thác cảng (bến), luồng lạch, phƣơng tiện thủy nội địa và gây đình trệ hoạt
động giao thông vận tải đƣờng thủy nội địa. Nhiệt độ gia tăng sẽ làm giảm khả năng
chịu tải của kết cấu hạ tầng giao thông, cũng nhƣ gây ảnh hƣởng đến sự vận hành của
phƣơng tiện giao thông cơ giới [3].
Biến đổi khí hậu làm gia tăng các hiện tƣợng khí hậu cực đoan và thiên tai cả về
tần suất và cƣờng độ là mối đe dọa thƣờng xuyên, trƣớc mắt và lâu dài đối với tất cả
các lĩnh vực, các vùng. Bão, lũ lụt, mƣa lớn, tố lốc... là các thiên tai hàng năm xảy ra ở
1


nhiều vùng trong cả nƣớc gây thiệt hại cho sản xuất và đời sống. Biến đổi khí hậu sẽ
làm cho các thiên tai trở nên khốc liệt hơn, có thể xóa đi thành quả nhiều năm của sự
phát triển [8]. Tây Bắc Bộ là một trong những vùng dự tính chịu tác động lớn nhất của
các hiện tƣợng khí hậu cực đoan; hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông vùng Tây bắc sẽ là
đối tƣợng trực tiếp chịu tác động của biến đổi khí hậu. Trong khi đó hệ thống giao
thông miền núi phía Bắc nói chung và hệ thống giao thông vùng Tây Bắc nói riêng
trong những năm qua vẫn đang trong tình trạng xấu và xuống cấp, nó trở thành yếu tổ
cản trở sự phát triển kinh tế xã hội của khu vực. Khu vực Tây Bắc phần lớn là núi cao
hiểm trở, địa hình phân cắt mạnh, sự phát triển hệ thống đứt gãy và các hoạt động tân
kiến tạo đã và đang diễn ra, vì vậy các sự cố môi trƣờng nội tại bản thân nó đã, đang
và sẽ xảy ra. Dƣới tác động của biến đổi khí hậu mà trong đó có sự thay đổi về lƣợng
mƣa (mƣa lớn, số ngày mƣa lớn kéo dài trong mùa mƣa) sẽ là tác nhân rất quan trọng
góp thêm phần gây ra các tai biến trƣợt lở dọc theo các tuyến đƣờng giao thông trong
khu vực. Nhiều đoạn đƣờng bị sụt lún, phá vỡ, sụt nứt taluy gây ách tắc giao thông
nhiều ngày, gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng mỗi năm.

Để duy trì và khai thác an toàn, có hiệu quả hệ thống kết cấu hạ tầng giao
thông, đặc biệt là hệ thống giao thông đƣờng bộ qua các địa bàn miền núi trong mùa
mƣa lũ (thƣờng xuyên đối mặt với các tai biến trƣợt lở đất, sụt lún taluy gây hƣ hỏng,
thâm chí phá hủy kết cấu hệ thống giao thông đƣờng bộ) trong bối cảnh thiên tai có xu
hƣớng ngày càng gia tăng về tần suất và cƣờng độ do tác động của biến đổi khí hậu
đang là vấn đề nhức nhối với nghành giao thông vận tải. Thực tế này đang đặt ra cho
nghành giao thông vận tải các nhiệm vụ hết sức cấp bách trong việc đánh giá, dự báo
về sự tác động của thiên nhiên trong bối cảnh biến đổi khí hậu, từ đó có các giải pháp
trong công tác thiết kế, thi công, khai thác, duy tu, bảo dƣỡng... để thích ứng với biến
đổi khí hậu, đảm bảo an toàn cho các công trình giao thông và giảm thiểu thiệt hại do
thiên tai gây ra.
Với mong muốn và mục tiêu đặt ra về mặt khoa học là xác định mối liên quan
giữa biến đổi khí hậu và tai biến trƣợt lở dọc theo các tuyến giao thông miền núi, đề
xuất giải pháp giảm thiểu, tác giả đã quyết định chọn quốc lộ 6 đoạn qua địa bàn
huyện Yên Châu, Sơn La làm địa điểm nghiên cứu với đề tài: "Đánh giá tác động của
biến đổi khí hậu tới nguy cơ trượt lở đất đoạn quốc lộ 6, Yên Châu, Sơn La".

2


2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định đƣợc mối liên quan giữa biến đổi khí hậu và tai biến trƣợt lở đất đá
dọc đƣờng giao thông quốc lộ 6 đoạn Yên Châu, Sơn La.
- Đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu nguy cơ trƣợt lở đất, giảm nhẹ thiệt hại
khi xảy ra tai biến trƣợt lở và thích ứng trong bối cảnh biến đổi khí hậu.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
+) Đối tƣợng nghiên cứu:
- Diễn biến biến đổi khí hậu tại khu vực Sơn La nói chung và huyện Yên Châu
nói riêng.
- Xác lập đƣợc xu thế mƣa, lƣợng mƣa khu vực trong khoảng thời gian 50 năm

trở lại đây.
- Xác lập mối liên hệ giữa lƣợng mƣa và xu thế trƣợt lở trong khu vực.
- Các giải pháp giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu để giảm thiểu quá
trình trƣợt lở quốc lộ 6 đoạn Yên Châu, Sơn La (về mặt kỹ thuật, quản lý…)
+) Phạm vi nghiên cứu: khu vực quốc lộ 6 đoạn qua huyện Yên Châu, tỉnh Sơn
La.
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
Luận văn có những ý nghĩa khoa học nhƣ sau:
- Xác định đƣợc mối liên quan giữa biến đổi khí hậu và tai biến trƣợt lở đất đá
dọc đƣờng giao thông quốc lộ 6 đoạn Yên Châu, Sơn La; tạo cơ sở khoa học để chính
quyền địa phƣơng có các giải pháp phòng tránh phù hợp.
- Là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu về trƣợt lở đất đá tại khu vực.
Về ý nghĩa thực tiễn, luận văn có đóng góp:
- Đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu nguy cơ trƣợt lở đất, giảm nhẹ thiệt
hại khi xảy ra tai biến trƣợt lở và thích ứng trong bối cảnh biến đổi khí hậu.
5. Cấu trúc luận văn
- Mở đầu
- Chƣơng 1: Tổng quan về trƣợt lở đất, mối liên hệ giữa trƣợt lở đất và biến đổi khí
hậu, khu vực nghiên cứu
- Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu và số liệu
- Chƣơng 3: Xu thế trƣợt lở đất đoạn quốc lộ 6, Yên Châu, Sơn La và mối liên hệ với
biến đổi khí hậu
3


- Kết luận và Kiến nghị
- Tài liệu tham khảo

4



Chƣơng 1
TỔNG QUAN VỀ TRƢỢT LỞ ĐẤT, MỐI LIÊN HỆ GIỮA TRƢỢT LỞ ĐẤT
VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về trƣợt lở đất
1.1.1. Khái niệm
Trƣợt lở là một hiện tƣợng tai biến thiên nhiên, dƣới tác dụng của các quá trình
địa chất động lực công trình, gây mất ổn định mái dốc, sƣờn dốc hay vách dốc (gọi
chung là mái dốc) tạo ra sự dịch chuyển mái dốc (vật chất), phá hủy mọi thứ liên quan
trên đƣờng đi của chúng. Trƣợt lở xảy ra khi khối đất đá bị mất cân bằng, các lực gây
trƣợt vƣợt quá các lực giữ trƣợt. Rõ ràng, các quá trình trƣợt lở là sản phẩm của các
thay đổi của các điều kiện hình thái địa mạo, thủy văn và địa chất. Sự thay đổi những
điều kiện đƣợc thực hiện bởi các quá trình địa động lực, phát triển của thực vật, quá
trình sử dụng đất, các hoạt động nhân sinh, cũng nhƣ tần suất, cƣờng độ lắng đọng
trầm tích và chấn động. Theo Varnes (1984), thuật ngữ “trƣợt lở“ bao gồm tất cả các
hiện tƣợng khối trƣợt trên bề mặt dốc. Các hiện tƣợng này bao gồm cả các hiện tƣợng
không thực sự trƣợt nhƣ đá đổ, đá rơi, và dòng bùn đá [57].
Trƣợt lở đất xảy ra nhiều ở các sƣờn đồi núi dốc, đƣờng giao thông, hệ thống đê
đập, các bờ mỏ khai thác khoáng sản, các hố đào xây dựng công trình... đây là loại
hình tai biến thƣờng có qui mô từ trung bình tới lớn, phạm vi phát triển rộng, diễn biến
từ rất chậm (2-5 cm/năm) gây chủ quan cho con ngƣời tới cực nhanh (lớn hơn 3m/s)
làm cho con ngƣời không đối phó kịp. Đất đá trƣợt lở từ vài chục vạn tới 1-2 triệu m3,
trƣờn đi xa tới 0.5-1 km, đủ lớn để chặn dòng sông suối, dòng nƣớc, tạo nên lũ quét vỡ
dòng, đặc biệt nguy hiểm cho các cụm dân cƣ ở hạ lƣu [57].

5


Hình 1.1. Mô tả cấu trúc khối thân trượt (theo D.J Varnes, 1978)
1.1.2. Nguyên nhân

Xác định những nguyên nhân gây trƣợt lở, tiềm ẩn cũng nhƣ trực tiếp có ý
nghĩa hết sức quan trọng trong nghiên cứu trƣợt lở. Những nguyên nhân tiềm năng có
ý nghĩa rất lớn trong việc xây dựng bản đồ phân vùng nguy cơ tai biến với mục đích
dự báo khả năng phát sinh, phát triển sự cố. Trong khi đó những nguyên nhân trực tiếp
lại hết sức quan trọng trong việc nghiên cứu giải quyết các hậu quả của tai biến cũng
nhƣ việc đề ra những giải pháp kỹ thuật thích hợp để hạn chế và phòng tránh.
Trƣợt lở nói chung là phức tạp cả về nguyên nhân gây trƣợt, cơ chế tác động,
kiểu di chuyển, loại vật liệu… nhƣng chúng có các nguyên nhân chung đƣợc chia
thành bốn nhóm chính sau:
- Các nguyên nhân địa kỹ thuật: sự có mặt của vật liệu yếu, vật liệu nhạy cảm,
vật liệu bị phong hóa, vật liệu chịu ứng suất cắt, vật liệu b ịnứt nẻ, tách giãn, tồn tại
các khối không liên tục với các yếu tố bất lợi (khối phân lớp, phân phiến…), các cấu
trúc không liên tục với các yếu tố bất lợi (đứt gãy, bất chỉnh hợp, đới cà nát…), vật
liệu có khả năng thấm lớn, hỗn hợp vật liệu bất lợi (các vật liệu cứng, chặt phân bố
trên nền các vật liệu mềm dẻo hơn).
- Các nguyên nhân hình thái địa mạo: sự có mặt của hoạt động kiến tạo hay các
sự nâng lên của núi lửa, xói lở lòng sông tới chân mái dốc, hoạt động của sóng tới
chân mái dốc, xói lở các mép bên mái dốc, xói ngầm (do hòa tan, vận chuyển dòng

6


ngầm…), tăng tải trọng lên mái dốc do các tích đọng vật liệu, hủy hoại thảm thực vật
(cháy rừng, hạn hán).
- Các nguyên nhân vật lý: Mƣa lớn, các quá trình kết tủa hóa học, khả năng kéo
vật chất đi xuống dƣới, tác động của lũ lụt và thủy triều, động đất, hoạt động núi lửa,
sự co ngót và giãn nở của vật liệu dƣới tác động của thời tiêt.
- Các nguyên nhân nhân sinh:khai đào hố móng hay làm mất chân mái dốc (làm
đƣờng), chất tải lên mái dốc, hoạt động làm tăng khả năng kéo vật chất đi xuống nhƣ
xây dựng hồ chứa, hoạt động tạo chấn động nhân tạo (nổ mìn), sự thoát nƣớc từ các

hoạt động kinh tế.
Trong các nguyên nhân này, một số có thể đƣợc nhận biết với các công cụ khảo
sát thông thƣờng ngoài hiện trƣờng và đặc thù đòi hỏi sự vào cuộc của các chuyên
ngành khác nhau nhƣ địa chất,vật lí địa cầu, khí tƣợng thủy văn… Sự thay đổi về mặt
hình thái học địa mạo theo thời gian có thể nhận biết kết hợp qua phân tích thực địa,
bản đồ và ảnh hàng không qua các thời kỳ. Những thay đổi bên trong vật liệu và đặc
tính khối theo thời gian đƣợc suy luận từ quá trình đo đạc, quan trắc sự biến đổi dần
dần các tính chất của khối theo theo thời gian và khoảng cách di chuyển.
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng
Hiện tƣợng trƣợt lở đất đƣợc cho là có liên quan đến mối quan hệ giữa kháng
lực của đất đá hình thành trên sƣờn dốc đối với trọng lực của chúng. Một sự cố trƣợt
xảy ra khi mà thế cân bằng của mối quan hệ đó nghiêng về phía trọng lực. Mối quan
hệ này có thể bị thay đối bởi những tác động do tự nhiên và do con ngƣời. Các yếu tố
có ảnh hƣởng tới sự ổn định của sƣờn dốc và các sự cố trƣợt là rất đa dạng và rất khác
nhau, chúng tƣơng tác với nhau theo cách rất phức tạp [57]. Theo Sidle và Ochiai
(2006), các yếu tố tự nhiên có thể đƣợc chia thành năm nhóm: độ bền của đất, hóa học
đất, khoáng vật học; địa chất; địa mạo; thủy văn; và địa chấn.
Các yếu tố địa chất
Độ ổn định của sƣờn dốc có mối liên quan đến các kiểu thạch học khác nhau
[53], và mối quan hệ này mạnh hay yếu phụ thuộc rất lớn vào mỗi kiểu thạch học đó.
Sự phong hóa thƣờng làm biến đổi các thuộc tính cơ lý, khoáng vật và thủy văn của
thạch học, do đó sự phong hóa cũng là một yếu tố quan trọng đối với độ ổn định sƣờn
trong mọi hoàn cảnh môi trƣờng. Một yếu tố địa chất quan trọng khác trong nghiên
cứu tai biến trƣợt lở là trật tự phân lớp không ổn định. Điều này xảy ra khi sự dịch
7


chuyển của khối đất đá trên mặt phân lớp đƣợc kích hoạt khi mà áp suất lỗ hổng phát
triển tại giao diện giữa hai lớp thạch học khác nhau (ví dụ nhƣ giữa cát kết và sét kết),
hoặc khi mà độ bền của lớp trầm tích sét bị yếu đi do nƣớc thấm qua lớp thạch học ở

phía trên. Do vậy các sự cố trƣợt lở đất thƣờng xảy ra mỗi khi có những cơn mƣa lớn
kéo dài. Nhìn chung ngƣời ta xác định đƣợc bốn kiểu trật tự phân lớp không ổn định
nhƣ sau: (1) phân lớp xen kẽ giữa các đá cứng và mềm; (2) Đất đá có thành phần bị
biến đổi cao và khả năng thấm cao nằm trên một lớp đất đá có khả năng thấm thấp; (3)
Các lớp đất mỏng nằm trên đá gốc; (4) Mũ đá (có nứt nẻ) nằm trên các đá phong hóa
dày. Độ bền tƣơng đối của đất đá chịu ảnh hƣởng lớn bởi các hoạt động kiến tạo trong
quá khứ và quá trình phong hóa hiện thời (ví dụ trong nghiên cứu của El Khattabi và
Carlier, 2004). Đặc biệt, các hoạt động tân kiến tạo cũng đóng một vai trò đối với sự
ổn định của sƣờn dốc thông qua các quá trình dập vỡ, đứt gãy, tách giãn và biến dạng
cấu trúc. Các đứt gãy và các cấu trúc dạng tuyến (lineament) thƣờng đƣợc rất đƣợc
quan tâm nghiên cứu trong các đánh giá tai biến trƣợt lở đất [45].
Các yếu tố cơ học, hóa học và khoáng học của đất
Các yếu tố cơ học, hóa học và khoáng học của đất có liên quan rất chặt chẽ đến
các tính chất tự nhiên và trạng thái cân bằng của đất. Cƣờng độ cắt là một trong những
đặc tính cơ học rất quan trọng có ảnh hƣởng lớn đến độ ổn định tự nhiên và nhân tạo
của các sƣờn dốc. Nó không có một giá trịnhất định nhƣng lại bị ảnh hƣởng rất lớn bởi
các hoạt động tải trọng xảy ra trên sƣờn mà nhất là do ảnh hƣởng của lƣợng nƣớc
trong đất. Cƣờng độ cắt đất cơ bản đƣợc biểu diễn nhƣ là một hàm số của áp lực thẳng
đứng lên mặt trƣợt (σ), lực cố kết (c), và góc ma sát trong (φ). Mối quan hệ giữa các
thành phần này đối với các đặc tính tự nhiên khác của đất cũng đã đƣợc nghiên cứu chi
tiết. Một đặc tính tự nhiên quan trong khác nữa là hàm lƣợng sét trong đất. Các khoáng
chất sét là sản phẩm phong hóa hóa học của đất đá rất quan trọng. Có rất nhiều các
nghiên cứu đã thử nghiệm liên hệ giữa một số các khoáng chất sét cụ thể với các kiểu
trƣợt và sự nhạy cảm đối với trƣợt lở của các sƣờn dốc. Sự tích tụ sét trong các khe nứt
tàn dƣ cũng đƣợc liên hệ với các sự cố trƣợt. Khoáng học sét và hóa học sét cũng có
thể cung cấp những dấu hiệu liên quan đến các trạng thái của các mặt trƣợt tiềm năng
[60].

8



Các yếu tố địa mạo
- Độ dốc sƣờn:
Độ dốc sƣờn có liên quan rất chặt chẽ đến sự khởi đầu của các sự cố trƣợt.
Trong phần lớn các nghiên cứu về trƣợt lở, độ dốc sƣờn đƣợc xem nhƣ là một yếu tố
gây trƣợt hoặc kích hoạt trƣợt chính [37]. Đôi khi ngƣời ta coi góc dốc của sƣờn nhƣ
là một chỉ số của sự ổn định sƣờn, và trong GIS nó có thể đƣợc tính toán dƣới dạng số
và có thể mô tả theo không gian [51].
Ngoài ra, các yếu tố động lực môi trƣờng cũng có ảnh hƣởng rất lớn đối với
trƣợt lở. Ví dụ nhƣ các khối trƣợt nhanh và các dòng trƣợt vụn thậm chí có thể xuất
hiện trong những khu vực có góc dốc thấp. Điều này chứng tỏ rằng các yếu tố địa mạo,
địa chất, thủy văn, thổ nhƣỡng đều là những yếu tố quyết định đến sự ổn định của
sƣờn.
- Hình dạng sƣờn:
Hình dạng sƣờn có một ảnh hƣởng rất lớn đến độ ổn định sƣờn trong những
vùng địa hình dốc do sự tập trung nƣớc hay phân chia nƣớc trên bề mặt sƣờn và lớp
dƣới bề mặt sƣờn. Theo đơn vị địa mạo - thủy văn, có ba dạng sƣờn cơ bản: sƣờn lồi
(divergent/convex), sƣờn phẳng (plannar/straight) và sƣờn lõm (convergent/concave).
Nhìn chung, dạng sƣờn lồi là dạng sƣờn ổn định nhất trong vùng địa hình dốc, ít ổn
định hơn là dạng sƣờn phẳng và kém ổn định nhất là dạng sƣờn lõm. Nguyên nhân là
do cấu trúc địa hình có ảnh hƣởng rất rộng lớn đến sự tập trung hay phân chia nƣớc
trên bềmặt sƣờn và lớp dƣới bề mặt sƣờn. Dạng sƣờn lõm có xu hƣớng tập trung nƣớc
ở lớp dƣới bề mặt sƣờn vào những khu vực nhỏ của sƣờn, và do đó làm cho áp suất
của nƣớc trong các lỗ hổng tăng lên một cách nhanh chóng khi có mƣa bão hoặc trong
những thời gian mƣa kéo dài. Khi áp suất lỗ hổng hình thành trong các lỗ rỗng, lực cắt
đất sẽ giảm xuống một giá trị tới hạn và một sự cố trƣợt có thể xảy ra. Nhƣ vậy, các lỗ
rỗng là những điểm nhạy cảm đối với sự khởi đầu của các khối trƣợt vụn hoặc các
dòng trƣợt vụn [43].

9



Hình 1.2. Các kiểu hình dạng sườn
- Hƣớng dốc:
Hƣớng dốc có ảnh hƣởng rất mạnh mẽ đến các quá trình thủy văn thông qua sự
thoát-bốc hơi nƣớc, và do đó có ảnh hƣởng đến các quá trình phong hóa và sự phát
triển của thực vật trên sƣờn, đặc biệt là đối với môi trƣờng khô hạn [53]. Những đặc
điểm nhƣ vậy có khả năng làm tăng sự mất ổn định sƣờn.
Các mối quan hệ thống kê giữa độ cao và các hiện tƣợng trƣợt lở đã đƣợc
nghiên cứu rất chi tiết [41].
Nói chung, độ cao thƣờng có liên quan với các sự cố trƣợt thông qua các yếu tố
khác nhƣ độ dốc, thạch học, sự phong hóa, lƣợng nƣớc mƣa, sự chuyển động trên bề
mặt, độ dày thổ nhƣỡng và việc sử dụng đất. Ví dụ, các vùng miền núi thƣờng phải đối
mặt với những lƣợng nƣớc mƣa rất lớn từ những cơn mƣa.
Các yếu tố thủy văn
Yếu tố thủy văn cũng đóng vai trò quan trọng đối với sự khởi đầu các sự cố
trƣợt. Một số quá trình thủy văn đáng chú ý nhất là mƣa (sự phân bố về không gian và
thời gian của lƣợng mƣa), sự thấm nƣớc vào trong đất (và tiềm năng của các dòng
chảy mặt), dịch chuyển ngang và thẳng đứng trong thạch học, thoát-bốc hơi nƣớc….
- Mƣa:
Sự phân bố theo không gian của lƣợng mƣa có quan hệ mật thiết với sự khởi
đầu của các hiện tƣợng trƣợt thông qua ảnh hƣởng của việc hình thành áp suất nƣớc lỗ
hổng trên các sƣờn không ổn định [56]. Một số nhà khoa học thƣờng coi một trong
bốn thuộc tính liên quan đến lƣợng mƣa sau nhƣ là những yếu tố gây nên trƣợt: tổng
lƣợng mƣa, cƣờng độ mƣa trong một thời gian ngắn, lƣợng mƣa rơi trong đợt mƣa bão
và khoảng thời gian xảy ra mƣa bão. Tuy nhiên, ngƣời ta vẫn chƣa xác định đƣợc kiểu
thuộc tính về lƣợng mƣa nào có mối liên quan nhất với các hiện tƣợng trƣợt lở. Một số
10



ngƣời đã cho rằng cƣờng độ mƣa trong một thời ngắn đóng vai trò quyết định nhất,
một số khác lại cho rằng có mối liên hệ giữa các sự cố trƣợt với lƣợng mƣa xảy ra
trong một thời gian dài.
Các đặc tính thủy văn của đất và đá gốc bị phong hóa
Các đặc tính thủy văn của đất gây ảnh hƣởng đến sự ổn định của sƣờn dốc có
thể chi phối tốc độ di chuyển của nƣớc vào sƣờn dốc cũng nhƣ khả năng giữ nƣớc của
nó. Ngoài ra, cấu trúc, mật độ và hƣớng của các khe nứt trong đá gốc và trong các vật
liệu bên dƣới khác cũng có vai trò quyết định tới việc nƣớc từ lớp đất bên trên thấm
xuống dƣới hay nƣớc từ bên dƣới thấm lên lớp đất bên trên.
Khả năng di chuyển của nƣớc trong đất của một lớp bị giam hãm bên dƣới
những dạng địa hình không ổn định sẽ chi phối sự dẫn nƣớc dài hạn và do đó cũng chi
phối cả độ ẩm của lớp vỏ ở phía trên. Khi một lớp có khả năng thấm nƣớc bị giữ lại
trong một chất nền có tính sét, áp suất lỗ hổng có thể đƣợc tích lại và dẫn đến sự mất
ổn định của sƣờn. Ngoài ra, tính rỗng cao của những lớp đất nằm tƣơng đối sâu trên
những sƣờn rất dốc có thể trở nên không ổn định sau những thời kỳ mƣa kéo dài cho
dù áp suất lỗ hổng tăng [53].
Sự thấm nước
Khái niệm tốc độ thấm có liên quan đến lƣợng nƣớc thực sự đi vào trong đất và
phụ thuộc vào các yếu tố vật lý, sinh học, địa hình và canh tác cũng nhƣ tốc độ phân
phối nƣớc (nghĩa là cƣờng độ mƣa hoặc tốc độ tan của tuyết). Khả năng thấm nƣớc có
quan hệ với lƣợng nƣớc lớn nhất hay lƣợng nƣớc tiềm năng chảy vào trong đất tại một
thời điểm nhất định (khả năng thấm nƣớc luôn luôn lớn hơn hoặc bằng với tốc độ
thấm). Tốc độ thấm của nƣớc vào trong đất bị ảnh hƣởng rất nhiều bởi các đặc tính tự
nhiên của đất (tức là độ lỗ hổng, khả năng di chuyển của nƣớc trong đất, sự phân bố
của kích thƣớc lỗ hổng, mạng lƣới dòng chảy thƣờng xuyên), thảm thực vật, tập quán
canh tác, các hiện tƣợng băng giá, và điều kiện của địa hình. Ngƣời ta đã chứng minh
đƣợc rằng tốc độ thấm của nƣớc có một mối quan hệ gián tiếp tới độ ổn định của sƣờn
[50].
Dòng chảy dưới lớp mặt
Do các quá trình dòng chảy dƣới lớp mặt chi phối sự di chuyển trên sƣờn của

nƣớc đã đƣợc thấm xuống nên các quá trình này có ảnh hƣởng tới các đặc điểm của sự
phân bố áp suất nƣớc lỗ hổng theo cả không gian và thời gian. Dòng chảy thƣờng
11


xuyên trong đất và dƣới đá gốc có thể tạo nên một sự chi phối rất lớn lên sự phát triển
của áp suất lỗ hổng trên các sƣờn dốc, và do đó có ảnh hƣởng tới sự khởi đầu của các
hiện tƣợng trƣợt lở [53,56].
Áp suất nước lỗ hổng
Nói chung, áp suất lỗ hổng thƣờng hình thành tạm thời trong các gƣơng nƣớc
ngầm trong thạch học và có liên quan đến sự khởi đầu hoặc sự thúc đẩy các sự cố
trƣợt. Các trũng địa mạo có xảy ra các sự cố trƣợt thƣờng đặc biệt nhạy cảm với sự
phát triển của gƣơng nƣớc ngầm do có sự hội tụ của các dòng chảy dƣới lớp bề mặt
[56].
Sự ảnh hưởng của thực vật
Thực vật thƣờng làm tăng độ ổn định của sƣờn theo hai con đƣờng: (1) bằng
cách loại bỏ sự ẩm ƣớt trong đất thông qua sự thoát-bốc hơi nƣớc, và (2) bằng cách tạo
nên sự cố kết của rễ cây vào đất [52]. Do vậy, thực vật cũng đƣợc xem nhƣ một nhân
tố chính có ảnh hƣởng tới các hiện tƣợng trƣợt lở. Một số ảnh hƣởng của thực vật tới
các quá trình thủy văn và cơ học tác động đến sự ổn định của sƣờn bao gồm:
- Sự hạn chế lƣợng mƣa do tán thực vật, do vậy thúc đẩy sự bốc hơi nƣớc và
giảm đi lƣợng nƣớc thấm xuống đất.
- Hệ thống rễ hút nƣớc từ đất do sinh lý (thông qua sự thoát hơi) dẫn đến việc
làm giảm đi độ ẩm trong đất.
- Hệ thống rễ của những cây gỗ lớn làm cho lớp vỏ bám chặt vào lớp nền ổn
định hơn.
- Hệ thống rễ lớn liên kết các bề mặt yếu dọc theo sƣờn của các khối trƣợt tiềm
năng.
- Hệ thống rễ tạo nên một lớp màng gia cố vào lớp vỏ, làm tăng cƣờng độ cắt
đất.

- Hệ thống rễ của các cây gỗ bám vào lớp đá cứng tăng độ độ ổn định của sƣờn.
-Trọng lƣợng của cây cối làm tăng các lực thành phần xuống phía dƣới sƣờn.
1.1.4. Phân loại
Kiểu dịch chuyển dạng đổ
Kiểu dịch chuyển đổ bắt đầu với sự tách, vỡ của đất, đá từ mái dốc đứng theo
mặt tách mà ở đó cƣờng độ kháng cắt rất yếu hoặc không có. Vật chất sau đó rơi theo
trọng lực, có thể kèm theo chuyển động quay với tốc độ nhanh. Quá trình đổ sẽ lần
12


lƣợt từ những mặt tách nhỏ hoặc lật đổ từng phần vật chất hoặc khi phần mũi của vách
đá nhô ra biển dƣới tác dụng của sóng hay lòng sông bị xói mòn dẫn đến bị đứt chân
gây mất lực dính.

Hình 1.3. Kiểu dịch chuyển dạng đổ
Các mái dốc có độ dốc lớn thì đất, đá có khả năng rơi tự do. Ngƣợc lại, vật liệu
sẽ rơi đập vào bề mặt mái dốc rất mạnh nếu độ dốc nhỏ hơn giá trị này. Sự phá hủy
dạng này phụ thuộc vào tính chất của vật liệu, hệ số đàn hồi và rơi của phần vật liệu đổ
xuống, phần đổ cũng có thể bị vỡ tan khi va chạm. Trên những mái dốc dài, độ dốc
vừa phải, phần đổ sẽ di chuyển xuống theo dạng lăn kèm theo nảy ngắn và dần giảm
phạm vi tác động xuống mái dốc phía dƣới. Tại những vị trí dốc cục bộ, một phần vật
chất có thể nảy mạnh ra ngoài tạo chuyển động rơi tự do kèm nảy và quay [44].
Kiểu dịch chuyển dạng rơi (còn gọi là lật)
Kiểu dịch chuyển dạng rơi/lật là hiện tƣợng khi một phần mái dốc (đất, đá) bị
lật quay, rơi ra khỏi mái dốc với trọng tâm quay quanh một điểm hay một trục giả
định. Quá trình rơi/lật có thể bị tác động bởi trọng lực vào phần khối lở ở những vật
liệu hình thành các khe nứt tạo góc dốc ngƣợc hoặc dƣới tác động của nƣớc, băng tồn
tại trong khối đất đá.

13



Hình 1.4. Kiểu dịch chuyển dạng lật
Lật phần chóp là những khối bị tách vỡ ở trên đỉnh lở xuống dƣới khối trƣợt.
Lật sâu thƣờng xảy ra trong các khối đá trầm tích, có độ dốc lớn có nguyên nhân từ sự
trƣợt xoay của khối đất, mảnh vụn tạo ra lực cắt bắt đầu từ đỉnh khối đá. Lật dƣới mũi
của bề mặt là hiện tƣợng gây ra sự đứt một phần mái dốc do trọng lƣợng của chính
phần mái dốc tác động. Sự phá hủy này còn đƣợc gọi là lở mũi mái. Sự hình thành các
vết rạn nứt trên đỉnh của khối trƣợt là tác nhân gây lở cao và phát sinh các ứng suất
gây lở [42]. Đây là dạng lở phức tạp, sự phá hủy theo dạng này không những xảy ra
trong các khối đá mà còn có thể xảy ra trong các khối đất dính bị khoét chân dƣới tác
dụng của dòng sông.
Trượt xoay
Trƣợt xoay là hiện tƣợng các khối đất, đá đƣợc dịch chuyển theo bề mặt phá
hủy dạng mặt cong lõm giả định. Nếu bề mặt phá hủy (theo mặt cắt ngang) có dạng
cung trƣợt hình trụ hay cycloit thì trong quá trình trƣợt, biến dạng bên trong khối trƣợt
ít, thành phần đất đá cơ bản không bị xáo động. Khi trƣợt xảy ra, phần đầu khối trƣợt
dịch chuyển chủyếu theo chiều thẳng đứng, phần bề mặt mái dốc phía trên khối trƣợt
có khuynh hƣớng tạo ra động hiêng dốc ngƣợc với mái dốc.

Hình 1.5. Trượt xoay
14


Trƣợt xoay xảy ra trong các vật liệu đồng nhất, thƣờng sự tác động của chúng
mãnh liệt hơn so với các kiểu dịch chuyển khác. Tuy nhiên, trong tự nhiên ít khi vật
liệu đồng nhất hoàn toàn, mái dốc dịch chuyển trong các vật liệu này thƣờng xảy ra
không đồng đều và gián đoạn theo các lớp vật liệu. Khi đào bỏ một phần mái dốc cũng
có thể là nguyên nhân gây trƣợt.
Vách dốc chính ở đỉnh mặt trƣợt xoay gần nhƣ thẳng đứng, không có gì chống

đỡ nên sự dịch chuyển khối trƣợt có thể làm đổ lở phần này.
Đôi khi, các mép bên của bề mặt phá hủy có độ dốc lớn dẫn đến sự dịch chuyển
của hai bên sƣờn xuống phía dƣới, tăng thêm tải trọng cho khối trƣợt. Sự thâm nhập
của nƣớc vào phần đầu cung trƣợt giúp tăng thêm độ ẩm của vật liệu, tạo điều kiện cho
bề mặt phá hủy phát triển cũng nhƣ tăng trọng lƣợng khối trƣợt tạo điều kiện cho trƣợt
dễ dàng xảy ra.
Trượt tịnh tiến
Trƣợt tịnh tiến là hiện tƣợng khối trƣợt dịch chuyển xuống qua bề mặt dạng mặt
phẳng hoặc hơi gồ ghề. Trƣợt tịnh tiến nhìn chung là nông hơn trƣợt xoay. Tỷ số D/L
của loại trƣợt này xảy ra trong đất thƣờng nhỏ hơn 0,1 [54]. Các bề mặt phá hủy
thƣờng dạng hình lòng máng rộng theo mặt cắt ngang. Ngƣợc lại, mặt trƣợt xoay có
khuynh hƣớng khôi phục lại khối trƣợt về trạng thái cân bằng.
Trong kiểu trƣợt này, khối trƣợt dịch chuyển liên tục có thể bị đứt gãy ra từng
phần nếu vận tốc di chuyển hoặc độ ẩm tăng, khối bị phá vỡ sau đó có thể biến thành
dạng chảy, tạo ra các dòng mảnh vụn đúng hơn là trƣợt thuần túy.
Trƣợt tịnh tiến thƣờng kèm theo các dấu hiệu không liên tục nhƣ đứt gãy, khe
nứt, sự phân lớp hay lớp tiếp xúc giữa đá gốc là lớp phong hóa bên trên. Trƣợt tịnh
tiến không liên tục xảy ra dƣới dạng đơn giản trên các khối đá đƣợc gọi là trƣợt đá hay
trƣợt phẳng.

15


×