Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Bài thi kể chuyện bác hồ cho học sinh tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (25.76 KB, 2 trang )

Kính thưa quý vị đại biểu!
Kính thưa ban giám khảo!
Kính thưa các thầy giáo, cô giáo. Thưa quý khán giả.
Em tên là

, học lớp 5 trường tiểu học Kỳ Phú.

Thật vinh dự khi em được thay mặt cho 850 học sinh trường tiểu học Kỳ Phú về tham
gia hội thi “Chúng em kể chuyện Bác Hồ.
Kỳ Phú quê hương của em là một miền quê nên thơ, với những cánh đồng xanh mát
và biển cả ngàn năm sóng vỗ. Em rất tự hào về quê hương thân yêu của em. Trong 2 cuộc
kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ xã Kỳ Phú là đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang
nhân dân. Em còn được nghe cha, ông kể lại, trong cuộc kháng chiến chống Pháp, giặc
Pháp đã đổ bộ vào làng Phú Long của chúng em, chúng đã giết chết hàng trăm người dân
lành vô tội, hàng ngàn anh hùng liệt sĩ là con em của quê hương Kỳ Phú đã ngã xuống
trên khắp các chiến trường qua 2 cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại của dân tộc. Từ trong
đau thương mất mát đó, quê hương em không ngừng phấn đấu để xây dựng một xã Kỳ
Phú hôm nay. Đúng như tên gọi Kỳ Phú nghĩa là vừa giàu vừa đẹp.
Mái trường tiểu học thân yêu của em là khu trường khang trang – Trường tiểu học đạt
chuẩn quốc gia. Thấp thoáng trong làng quê bình yên và sau lưng trường biển triền miên
sóng vỗ rì rào sau những rừng tràm, rừng dương xanh mát. Em yêu trường em như yêu
ngôi nhà của mình.
Về với hội thi “Chúng em kể chuyện Bác Hồ” do huyện đoàn và phòng giáo dục Kỳ
Anh phối hợp tổ chức em xin kể lại một mẩu chuyện nhỏ. Câu chuyện có nhan đề “Chiếc
rễ đa tròn” được rút từ tập truyện kể chuyện Bác Hồ của nhà xuất bản giáo dục.
Sinh thời, những người làm việc bên cạnh Bác nhận xét về bác: Dù là ở cương vị chủ
tịch nước, Bác bận trăm công ngàn việc nhưng Bca vẫn dành một tình yêu thương đến rất
kì lạ đối với các cháu nhỏ và đối với thiên nhiên, cỏ cây, hoa lá. Có một buuooir sớm mùa
thu, những chiếc lá vàng rơi xao xác trên lối đi thường ngày ven hồ cạnh nhà sàn của
Bác. Bác tập thể dục xong rồi đi dạo trong vườn. Mỗi gốc cây, từng lối nhỏ ở đây đã trở
nên thân thuộc với Bác như là tri ân, tri kỉ vậy. Thế rồi Bác đến bên một gốc cây đa trong


vườn. Bác chợt thấy một chiếc rễ đa buông xuống ngoằn ngoèo trên mặt đất. Thôi đúng
rồi! Đêm qua trời mưa bão, chắc cái rễ này bị gió đánh rớt xuống. Hết nhìn cây cối xung
quanh trong vườn Bác lại nhìn cái rễ đa yếu mềm, mỏng manh bị gió đưa làm cho xơ xác.
Bác tần ngần nhìn rễ cây đa như nhìn vào một điều gì đó bằng đôi mắt cảm thông và thấu
hiểu.
Thế rồi Bác quay lại bảo đồng chí phục vu.:
-

Chú xem cuộn nó lại và dâm cho nó mọc tiếp. Dừng vứt nó đi.
Đồng chí phục vụ Bác vâng lời Bác đến bên cạnh rễ cây đa bị mưa gió mùa thu hắt
xuống và trong bụng ngẫm nghĩ: Một chiếc rễ đao chẳng có gì đáng phải lưu tâm sao Bác
lại trăn trở đến thế. Trông nó vừa xoàng xĩnh lại vừa xyếu đuối, trông rườm rà lại vừa vô
nghĩa vậy Bác bảo đừng vứt nó đi là sao thế nhỉ.
Vâng lời Bác, đồng chí phục vụ xắn giải đất nhỏ chôn rễ đa xuống rồi lấp qua loa.


Thấy đồng chí phục vụ làm như vậy, hình như đuôi lông mày Bác một thoáng nhíu lại
rồi Bác bảo:
Không! Chú nên làm thế này này.
Bác vừa vén tay áo lên, Bác nâng cuộn rễ đa và uốn cái rễ thành vòng tròn. Bác làm
thật khéo tay như bàn tay của một người làm vườn thực thụ và trước mắt đồng chí phục
vụ, cái rễ đa tửng như tầm thường vô nghĩa ấy đã trở thành một vòng rễ cây rất đẹp qua
bàn tay chi chút uốn nắn của người.
Đồng chí phục vụ thấy vậy cũng say sưa làm theo sự hướng dẫn của Bác. Hai Bác
cháu cứ lúi húi mãi, lúi húi mãi và chiếc rễ đa bị gió mưa đánh cho tơi tả kia đã trở thành
một vòng tròn. Để chiếc rễ đa được tròn trịa và vững chắc hai Bác cháu đã buộc rễ lại cho
nó tựa vào hai cái cọc. Công việc đã gần như xong xuôi rồi đồng chí phục vụ vẫn chưa
hết băn khoăn. Đồng chí phục vụ thắc mắc hỏi Bác:
Thưa Bác làm thế này để làm gì ạ?
Bác khẽ cười, chòm râu rung rung, đôi mắt sáng lấp lánh như hai vì sao, Bác nhìn

chiếc rễ đa rồi khẽ gật đầu:
Rồi chú khắc biết.
Mùa thu qua đi rồi lại thêm mùa đông nữa cũng đi qua, mùa xuân đã về trong vườn
Bác, cây xanh mướt mát, chim hót véo von… cũng theo thời gian chiếc rễ đa đã bám chặt
vào đất và phát triển rất tốt.Vòng rễ đa hai Bác cháu tết lại ngày nào giờ đã trở thành một
chiếc vòng rễ cây rất to, rất đẹp.
Và có một sự kì thú lạ đoàn thiếu nhi nào vào thăm vườn Bác không ai bảo ai, bạn nào
cũng thích chơi chui qua chui lại với chiếc rễ đa. Chiếc rễ đa, ai đó có thể chặt rồi vứt đi
nhưng với Bác, chiếc rễ đa này lại trở thành một thứ đồ chơi rất sinh động cho các cháu
thiếu nhi. Thì ra khi làm vòng cho chiếc rễ đa tròn thì chắc Bác đã hình dung được rồi sẽ
có ngày nào đó, chiếc rễ đa tròn sẽ là nơi quây quần vui chơi cho các cháu thiếu niên nhi
đồng.
Lúc bấy giờ ai nấy mới chợt nhớ đến lời Bác: Rồi chú khắc biết. Thì ra Bác Hồ của
chúng ta chẳng những rất yêu quý các cháu thiếu nhi mà cũng rất hiểu thiếu nhi.
Kính thưa quý vị đại biểu, thưa ban giám khảo, thưa quý khán giả. Chắc ai cũng thấy
câu chuyện mà em vườ kể là một mẩu chuyện hết sức đời thường, giản dị nhưng theo em
nghĩ câu chuyện lại mang nhiều ý nghĩa sâu sắc đến vô cùng.
Trước hết cúng ta thấy được tình yêu thiên nhiên hoa lá, cỏ cây của Bác. Với trái tim
nhân hậu của người, người đã chuyển hóa được những cái tưởng như vô dụng lại trở
thành cái có ý nghĩa đố với cuộc sống. em cứ hình dung thấy bàn tay chăm sóc của Bác
bên chiếc rễ đa tròn rồi lại chạnh nghĩ có biết bao người đang vì những lợi ích cá nhân
mà hủy hoại môi sinh, phá hoại môi trường sôngs của chính mình. Cũng qua câu chuyện
này em lại cáng thấm thía về tình yêu thương của Bác đối với các cháu nhỏ. Được kể lại
câu chuyện này em cũng có cảm xúc như mình đang được chui qua chui lại chiếc rễ đa
tròn mà Bác đã tết nên chiếc vòng tròn trịa đó.
Cuối cùng em xin kính chúc quý vị đại biểu, ban giám khảo cùng quý khán giả lời
chào trân trọng nhất, chúc hội thi thành công tốt đẹp.




×