Tìm kiếm các kỳ quan thế giới mới
Trong số 21 ứng cử viên cho danh sách những kỳ quan mới
của nhân loại có đền Taj Mahal, Vạn Lý Trường Thành,
tượng Nữ thần Tự do… Kết quả sẽ được công bố vào ngày
1/1/2007, sau một năm nhận phiếu bầu.
Vòng 1 của cuộc bình chọn đã kết thúc hôm 24/12/2005. Từ danh sách đầu tiên gồm
77 công trình, các nhà tổ chức đã chọn 21 công trình có nhiều phiếu bầu nhất để tiếp
tục cuộc bầu chọn toàn cầu vòng 2. Kim tự tháp Giza tại Ai Cập là đại diện duy nhất
của 7 kỳ quan thế giới cổ đại tiếp tục cuộc đua.
Ý tưởng tìm kiếm những kỳ quan thế giới mới do nhà làm phim mê phiêu lưu của Thụy
Sĩ, Bernard Weber, đưa ra. Ông nói: “Tôi nghĩ rằng hiện nay chúng ta đã có thêm
nhiều kỳ quan mới. Nhờ có điện thoại và mạng Internet, đây là lần đầu tiên toàn thế
giới được tham gia bầu chọn”. Bảy kỳ quan cổ đại do nhà triết học Philon đưa ra hơn
2.000 năm trước.
Weber lập ra tổ chức Bảy kỳ quan thế giới mới và kêu gọi cư dân Internet bầu chọn
qua website. Hơn 19 triệu người đã tham gia từ năm 2001 đến cuối 2005. Tiêu chí để
một công trình được tham gia cuộc đua là phải do con người xây dựng lên, hoàn
thành trước năm 2000 và đang được bảo tồn tốt. Mỗi châu lục phải có ít nhất một đại
diện và mỗi quốc gia chỉ được có một công trình tham gia.
Ông Weber nói: “Những công trình này phải là biểu tượng cho tinh thần đoàn kết của
thế giới hiện đại, cũng giống như 7 kỳ quan cũ là biểu tượng của thế giới cổ đại”.
Thành cổ Athens
Ngọn đồi Arcopolis - Đỉnh núi thiêng của Athens - là một trong những địa danh quan trọng nhất của
thành phố này. Nơi đây là một trung tâm của nền văn minh cổ Hy Lạp trong thời đại của Perikless, lưu
giữ nhiều kiệt tác kiến trúc.
Đền Taj Mahal ở Agra (Ấn Độ). Ảnh: Mayin
Ngọn đồi này có người ở từ thời kỳ Đồ đá mới. Nhiều thế
kỷ sau đó, nơi đây vừa là nơi thực hiện các nghi lễ cúng
tế, vừa là nơi cư trú của người dân. Những công trình quý
như tượng và bình bằng đá, đồng và đất sét cho thấy,
thành phố do nữ thần Athena bảo trợ này được xây dựng
từ thời kỳ Archaic (650-480 BC).
Trong giai đoạn Cổ điển (450-330 BC), 3 ngôi đền Parthenon (thờ tượng thần Athena
của Fidias - Athena Parthenos), Erechtheion (thờ nữ thần Athene bảo hộ thành phố)
và đền Nike (thờ nữ thần chiến thắng Nike, người tùy tùng của Athena) được xây
dựng lại từ đống đổ nát của thời kỳ trước đó
Các công trình ở Acropolis là đại diện tiêu biểu cho từng giai đoạn huy hoàng của
thành phố Athens trong lịch sử. Nơi đây cũng từng có thời kỳ chịu ảnh hưởng của đạo
Cơ đốc, sự thống trị của triều đình Franks và đế chế Thổ Nhĩ Kỳ. Sau khi Athens được
giải thoát khỏi ách thống trị Thổ, phục hưng và bảo tồn những di tích cổ này là một
trong những nhiệm vụ hàng đầu của nhà nước Hy Lạp.
Đền Parthenon, công trình quan trọng và nổi tiếng
nhất của nền văn minh Hy Lạp cổ đại này, là nơi
thờ Athena, nữ thần bảo hộ của thành phố. Đền
được xây dựng từ năm 447 đến 438 BC. Các tác
phẩm điêu khắc được hoàn thành vào năm 432
BC. Perikles, chính trị gia nổi tiếng của Athens là
người khởi xướng xây dựng. Tổng công trình sư là
nhà điêu khắc nổi tiếng Pheidias, và các kiến trúc
sư chính là Iktinos, Kallikrates. Ngôi đền này chỉ
dùng đá hoa cương trắng lấy từ đỉnh Pentelicus
gần Athens và có nhiều cột trụ. Trong nội điện có
một bức tượng nữ thần Athena bằng ngà và vàng, do Fidias chế tác.
Tượng nữ thần Athena. (mlahanas)
Đền Parthenon. (Aku-aku)
Hai bên tường của ngôi đền được minh họa
bằng các chi tiết thần thoại. Phía đông, bên trên
cửa lớn là cảnh Athena chào đời. Còn ở phía tây
là cảnh cuộc chiến giữa Athena và thần
Poseidon tranh giành đặt tên cho Athens.
Người Thổ Nhĩ Kỳ dùng đền Parthenon làm kho chứa thuốc súng, còn quân Venice,
dưới sự chỉ huy của đô đốc Morosini đã vây hãm thành phố này vào năm 1687. Một
quả đạn đã rơi trúng đền Parthenon, gây nổ lớn và phá hủy gần hết công trình này.
Thảm họa đối với ngôi đền thiêng tiếp tục xảy ra vào đầu thế kỷ 19, khi Đại sứ Anh tại
Constantinople, Huân tước Elgin, ra lệnh chuyển một số lượng lớn các tác phẩm điêu
khắc như trụ gạch, trán tường về Anh và bán cho Bảo tàng quốc gia nước này. Hiện
nay, những tác phẩm này vẫn được trưng bày tại bảo tàng.
Một công trình tiêu biểu nhất là đền Erechtheion được xây dựng vào năm 420 BC,
theo phong cách kiến trúc Ionic. Công trình này có cổng lớn ở phía Bắc và mái vòm
Caryatids nổi tiếng ở phía nam. Đền chính được chia làm hai phần, thờ hai vị thần của
Attica là Athena và Poseidon. Trong đền có một cột trụ bằng gạch, minh họa bằng
hình ảnh thần bảo hộ Poseidon chào đời.
Quần thể thành cổ Athens đang được đề cử vào danh sách 7 kỳ quan thế giới mới.
Angkor - kỳ quan của những huyền thoại
Đích đến của du khách tới Campuchia bao giờ cũng là Angkor huyền bí.
Đường từ Siem Riep đến khu đền này rất gần và tuyệt đẹp với hàng cây cổ
thụ hai bên, phần lớn là những cây to 6-7 người ôm mới xuể.
Mái vòm Carytids của đền Erechtheion. (Wikipedia)
Toàn cảnh quần thể Angkor.
Không một ngôn ngữ và cảm xúc nào có thể diễn tả hết cảnh đẹp và sự tuyệt vời của
Angkor, trừ khi bạn đến tận nơi và tận mắt nhìn thấy tất cả. Những kiến trúc sư từ thế
kỷ thứ 9, cùng các tay thợ tài hoa nơi này đã tạo dựng nên một quần thể kiến trúc vĩ
đại với 600 công trình nằm rải rác trong một vùng rừng núi rậm rạp rộng 45 km2. Hấp
dẫn và quan trọng nhất vẫn là Angkor Thom, Angkor Wat, đền Bayon và Taprom.
Đền Bayon tạo cho du khách cảm giác bay bổng và chinh phục
họ hoàn toàn bởi vẻ đẹp mẫu mực và đầy sống động. Ngôi đền
được tạo thành bởi 50 ngọn tháp bằng đá. Cốt lõi của nó là một quần
thể kiến trúc được xây dựng kiểu bậc thang với 16 bảo tháp hạng
trung với nhiều tháp nhỏ liên kết với nhau; chính giữa là một tháp vàng
hình tròn, cao 45 m. Đỉnh của mỗi ngọn tháp, cả 4 mặt đều có tượng phật mỉm cười.
Những phù điêu bằng đá ở Bayon là kể lại sự tích Phật Thích Ca và chúng là cuốn
biên niên sử về cuộc sống của người Campuchia trong thời đại Angkor.
Đền Taprom còn được gọi là Lăng mộ Hoàng hậu, nơi những cây
cổ thụ vĩ đại bao phủ nhiều công trình, tạo nên những hình thù cổ quái
và hấp dẫn. Tại đây còn có một hành lang kỳ bí, đi bên trong nó, nếu
bạn đập nhẹ tay lên ngực sẽ nghe được tiếng đập vọng về rất mạnh
qua những bức tường thành.
Angkor Wat là đỉnh cao của cảm xúc. Ngôi đền quay mặt về hướng Tây, vì thế du
khách thường chỉ đến viếng thăm nó vào buổi chiều, khi mà ánh nắng rực rỡ soi rọi cả
khu đền. Khu đền có chiều nam - bắc dài 1.400 m, và đông - tây 800 m. Tuy nhiên, nó
không tạo cho người ta cảm giác xa lạ hay lọt thỏm vì không gian ở đây rất khoáng
đạt. Một hào nước sâu và rộng chạy vòng bên ngoài, những khoảng trống mênh mông
có hoa sen lấp đầy làm cho không khí ở Angkor thật dễ chịu.
Toàn bộ Angkor với những tháp, đền đài, phù điêu và hành lang mênh mông
đều làm từ các tảng đá xếp chồng lên nhau với dáng vẻ rất tự nhiên, ngay
cả ở trên nóc vòm. Tất cả các họa tiết trang trí bằng đá như tượng Phật, vũ
nữ, chiến binh và những hình hoa sen minh họa sử thi Ramayana và
Mahabharata đều rất sống động, mềm mại. 1.700 nàng Apsara ở Angkor là
1.700 vũ nữ hoàn toàn khác nhau với thân hình tuyệt mỹ, những vẻ mặt, tư thế, động
thái hình thể không hề trùng lắp.
Thật thú vị nếu có hẳn một ngày ở lại một góc nào đó trong hành lang của Angkor Wat
hay đền Bayon để chìm trong suy tưởng, ngắm nhìn những chú chuồn chuồn tía bay
lượn rợp trời, hay đàn voi đủng đỉnh dạo quanh vòng thành cổ. Bạn có thể đàm đạo
với các vị sư ở đây hay chiếm một góc chiếu trước cửa Angkor Wat để thưởng thức
những món ăn Khmer nổi tiếng là ngon, nhất là thịt gà quay và thuỷ sản Biển Hồ.
Colosseum - đấu trường La Mã
Công trình này bắt nguồn từ ý tưởng của Hoàng đế Vespasian, khởi công thời Titus vào năm 80 sau
công nguyên và hoàn thành dưới đế chế Domitian. Được đặt trên vùng đất lầy nằm giữa đồi Esquiline
và Caelian, Colosseum là đấu trường cố định đầu tiên được xây dựng ở Rome.
Quy mô đồ sộ, vẻ hùng vĩ cũng như cách cấu
tạo thiết thực, hiệu quả trong việc tạo nên quang
cảnh ấn tượng và kiểm soát đám đông khổng lồ
đã biến Colosseum thành một trong những công
trình kiến trúc vĩ đại nhất của La Mã cổ đại.
Đấu trường là một cấu trúc hình ê-líp khổng lồ với các dãy bậc thang dùng làm chỗ
ngồi cho 50.000 khán giả, vòng quanh một sân đấu trung tâm cũng hình ê-líp. Phía
dưới sàn gỗ của đấu trường là một hệ thống phòng ốc và lối đi phức tạp dành cho các
loài dã thú và những trang thiết bị phục vụ cho các màn trình diễn đẫm máu. 80 bức
tường tỏa ra từ khu vực trung tâm, tạo ra các lối đi, bậc thang và các dãy ghế ngồi.
Colosseum được thiết kế để chứa 50.000 người, và có tới trên dưới 80 lối ra vào để
khán giả có thể đến và đi một cách dễ dàng, nhanh chóng. Tổng chiều cao công trình
là khoảng 48,5 m, tương đương với một tòa nhà 12-15 tầng.
Người La Mã được thưởng thức miễn phí những trận đấu ở Colosseum. Đó được coi
là phần thưởng dành cho những công dân đã tham dự các bữa tiệc lớn của lớp người
giàu có và nổi tiếng. Hoàng đế và giới quý tộc yêu cầu tổ chức trận đấu khi cần thu hút
sự chú ý của thần dân. Dán mắt vào những màn trình diễn đẫm máu, người La Mã sẽ
lãng quên đi những vấn đề quan trọng hơn.
Nhìn từ bên ngoài.
Nhìn từ bên trong.