Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Lí thuyết ôn tập lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.63 KB, 2 trang )

A. lý thuyết:
Chương I: Rượu - Phenol – Amin:
*Khái niệm về nhóm chức hữu cơ; *Dãy đồng đẳng của rượu etylic: Đồng đẳng, đồng phân (đồng
phân về mạch cacbon và đồng phân về vị trí nhóm hiđroxyl), danh pháp, bậc rượu.
Tính chất vật lí. Liên kết hiđro. Tính chất hóa học: Phản ứng với kim loại kiềm, phản ứng với axit
bromhiđric, với axit axetic, phản ứng tách nước từ một phân tử rượu (quy tắc tách), phản ứng tách
nước từ hai phân tử rượu, phản ứng oxi hóa rượu thành anđehit, phản ứng cháy trong không khí.
Điều chế rượu (phương pháp chung và phương pháp lên men rượu). Ứng dụng của rượu metylic
và rượu etylic.
*Phenol: Công thức cấu tạo. Tính chất vật lí. Tính chất hóa học: Phản ứng với kim loại kiềm, phản
ứng với bazơ, phản ứng với nước brom. Điều chế. Ứng dụng. Khái niệm về amin: Công thức cấu
tạo. Tính chất chung (amin mạch hở trong nước đổi màu quỳ tím thành xanh, phản ứng với axit
cho muối).
*Anilin: Công thức cấu tạo. Tính chất vật lí. Tính chất hóa học: Tác dụng với axit (tính bazơ), phản
ứng với nước brom. Điều chế. ứng dụng.
Chương II: Anđehit - Axit cacboxylic – Este:
*Anđehit fomic: Công thức cấu tạo của anđehit fomic. Tính chất vật lí. Tính chất hóa học: Phản
ứng cộng hiđro (phản ứng khử anđehit) và phản ứng oxi hóa anđehit, phản ứng với phenol. Điều
chế. ứng dụng.
*Dãy đồng đẳng của anđehit fomic: Đồng đẳng và danh pháp. Tính chất vật lí. Tính chất hoá học:
Phản ứng cộng hiđro (phản ứng khử anđehit) và phản ứng oxi hóa anđehit.
Điều chế. Dãy đồng đẳng của axit axetic: Đồng đẳng và danh pháp. Tính chất vật lí. Tính chất hóa
học: Tính axit (sự điện li, phản ứng với kim loại, với bazơ và oxit bazơ, với muối cacbonat), phản
ứng với rượu (phản ứng este hoá).
Điều chế axit axetic (lên men giấm, chưng gỗ). Ứng dụng (axit axetic, axit paxmitic và stearic).
*Khái niệm về axit cacboxylic không no đơn chức (axit acrylic, axit meta crylic, axit oleic): Định
nghĩa. Tính chất hoá học (tính axit, phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp). Ứng dụng. Mối liên quan
giữa hiđrocacbon, rượu, anđehit và axit cacboxylic. Este: Công thức cấu tạo và danh pháp. Tính
chất vật lí. Tính chất hóa học (phản ứng thủy phân). Điều chế. Ứng dụng.
Chương III: Glixerin – Lipit:
*Khái niệm về hợp chất hữu cơ có nhiều nhóm chức, hợp chất đa chức và hợp chất tạp chức.


*Glixerin: công thức cấu tạo. Tính chất vật lí. Tính chất hóa học: Phản ứng với natri, phản ứng với
axit, phản ứng với đồng (II) hiđroxit (phản ứng este hoá). Điều chế. ứng dụng.
*Lipít (chất béo): Công thức cấu tạo. Tính chất vật lí. Tính chất hóa học: phản ứng thủy phân và
phản ứng xà phòng hoá, phản ứng cộng hiđro.
Chương IV: Gluxit: *Khái niệm về gluxit.
*Glucozơ: Công thức phân tử. Tính chất vật lí. Tính chất hóa học: Tính chất rượu đa chức, tính
chất anđehit, phản ứng lên men rượu. ứng dụng và điều chế. Đồng phân của glucozơ: Fructozơ.
*Saccarozơ: Công thức phân tử. Tính chất vật lí. Tính chất hóa học: Phản ứng thủy phân, phản
ứng với đồng (II) hiđroxit. ứng dụng. Đồng phân của Saccarozơ: mantozơ). Tinh bột: Công thức
phân tử. Tính chất vật lí. Tính chất hóa học: Phản ứng thủy phân, phản ứng màu với iot.
*Xenlulozơ: Công thức phân tử. Tính chất vật lí. Tính chất hóa học: Phản ứng thủy phân, phản
ứng với axit nitric (phản ứng este hóa ). ứng dụng .

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×