Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (839.74 KB, 21 trang )

Seediscussions,stats,andauthorprofilesforthispublicationat: />
Literaturereviewandpolicyimplicationfor
supportingindustriesinVietnam(in
Vietnamese)
ConferencePaper·January2014

CITATIONS

READS

0

380

1author:
VietHoang
UniversityofEconomicsHoChiMinhCity
5PUBLICATIONS2CITATIONS
SEEPROFILE

Someoftheauthorsofthispublicationarealsoworkingontheserelatedprojects:
DaxanhpomelomarketdevelopmentstrategyandfruitdemandanalysisbydiscretechoicemodelView
project
AssessingthecomparativeadvantageofagriculturalexportsinVietnamViewproject

AllcontentfollowingthispagewasuploadedbyVietHoangon01October2015.
Theuserhasrequestedenhancementofthedownloadedfile.


CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG
NGHIỆP HỖ TRỢ VIỆT NAM



Thực hiện: Hồng Văn Việt
Khoa: Kinh Tế

TĨM TẮT
Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và các
nhà lập chính sách. Có nhiều bài viết về các vấn đề thực trạng và giải pháp phát triển công
nghiệp hỗ trợ. Nghiên cứu này tiếp cận dưới góc độ phân tích khung khái niệm và các lý
thuyết liên quan để thấy được vai trị của cơng nghiệp hỗ trợ và xác định hướng phát triển
cho. Kết quả phân tích cho thấy cơng nghiệp hỗ trợ là một nhân tố đóng vai trò quyết định
hiệu quả hoạt động, khả năng phát triển và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, ngành,
địa phương và quốc gia. Tuy nhiên, để hình thành và phát triển công nghiệp hỗ trợ cần phải
thực hiện được những việc sau: (i) một là nghiên cứu quy hoạch ngành cơng nghiệp tổng
thể, từ đó xác định ngành cơng nghiệp mũi nhọn với lợi thế cạnh tranh cao; (ii) hai là phát
triển các doanh nghiệp trung tâm từ đó xây dựng các mối liên kết, mạng lưới thông tin và cơ
sở dữ liệu; (iii) ba là tạo môi trường pháp lý tốt với chính sách hỗ trợ hiệu quả; (iv) và cuối
cùng cần phải có kế hoạch hành động cụ thể.
Từ khóa: cơng nghiệp hỗ trợ, lợi thế kinh tế nhờ quy mô, cụm ngành, năng lực cạnh tranh
GIỚI THIỆU
Việt Nam đang trong q trình cơng nghiệp hóa với mục tiêu hình thành những ngành cơng
nghiệp hiện đại có năng lực cạnh tranh cao không chỉ tại thị trường trong nước mà trên thị
trường thế giới. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đó địi hỏi rất nhiều nhân tố khác nhau,
trong đó sự hình thành và phát triển cơng nghiệp hỗ trợ chính là chìa khóa quan trọng. Có
thể giải thích vai trị quan trọng của cơng nghiệp hỗ trợ từ những kinh nghiệm thực tế và từ
những lý thuyết có liên quan. Tại Nhật Bản, nhiều thương hiệu nổi tiếng như Panasonic,
1


Honda cũng phát triển thương hiệu của mình nhờ việc phát triển từ ngành cơng nghiệp hỗ
trợ bóng điện xoay, động cơ xe đạp điện. Về mặt lý thuyết, quy luật lợi ích kinh tế nhờ quy

mơ cho rằng khi các doanh nghiệp chun mơn hóa tập trung sản xuất một hoặc một số sản
phẩm với quy mơ lớn thì giá thành sản phẩm sẽ giảm xuống (Chandler, 1990). Vì vậy, trên
thực tế các tập đoàn lớn trên thế giới chỉ tập trung vào những cơng đoạn mà mình tạo ra giá
trị cao nhất với quy mơ lớn, cịn những cơng đoạn khác sẽ mua từ bên ngồi là ngành công
nghiệp hỗ trợ. Hơn nữa, theo Porter (1990) muốn nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia
hay một ngành trên thị trường quốc tế thì cần phải có cơng nghiệp hỗ trợ có khả năng cạnh
tranh quốc tế. Đồng thời, công nghiệp hỗ trợ là một bộ phận trong cụm ngành hay chuỗi giá
trị, nó đóng vai trị quyết định tới sự thành công và phát triển của các doanh nghiệp trung
tâm cũng như cả cụm ngành hay chuỗi giá trị.
Nghiên cứu này thực hiện nhằm làm rõ khung khái niệm và phạm vi của ngành công nghiệp
hỗ trợ. Đồng thời, phân tích những lý thuyết liên quan nhằm làm rõ nguyên nhân tồn tại, vai
trò và tác động của công nghiệp hỗ trợ tới sự phát triển của ngành và quốc gia. Từ đó nhằm
đưa ra các kiến nghị phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ và khung kế hoạch hành động.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Phân tích khái niệm
Cơng nghiệp hỗ trợ là một khái niệm được sử dụng phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới.
Tuy nhiên, vẫn còn cách hiểu khác nhau và thiếu thống nhất. Trên thực tế, cụm từ ngành
công nghiệp hỗ trợ được sử dụng đầu tiên bởi các doanh nghiệp Nhật Bản để nói về các
doanh nghiệp nhỏ cung cấp linh kiện, phụ kiện cho mình trước khi trở thành một khái niệm
chính thức. Vào giữa những năm 1980 khái niệm này được biết đến nhiều hơn khi Chính
phủ Nhật Bản sử dụng trong các văn bản chính thức, đồng thời cũng bắt đầu phổ biến tại
các nước Châu Á (Thuy, 2007). Tại Việt Nam, trong giai đoạn đầu mở cửa những năm
1990, các doanh nghiệp nước ngồi cho rằng ngành cơng nghiệp hỗ trợ khơng tồn tại hoặc
cịn rất ban sơ. Tuy nhiên, khảo sát của tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO)
năm 2004 cho thấy quan điểm này khơng hồn tồn đúng, và ngành cơng nghiệp hỗ trợ Việt
Nam đã hình thành và phát triển (Ichikawa, 2005). Trong một số trường hợp, công nghiệp
2


hỗ trợ còn được sử dụng với tên khác là công nghiệp phụ trợ, đặc biệt là giới nghiên cứu

học thuật (ví dụ: Trần Văn Thọ, 2006). Và hiện nay, ngành công nghiệp hỗ trợ đang nhận
được sự quan tâm của nhà nước, các doanh nghiệp và các nhà nghiên cứu vì vai trị quan
trọng và sự phù hợp của nó cho mơ hình phát triển cơng nghiệp Việt Nam. Tác giả sẽ phân
tích các khái niệm khác nhau từ đó đưa ra một đề xuất về định nghĩa và phạm vi riêng về
công nghiệp hỗ trợ.
Theo quyết định Số 12/2011/QĐ-TTg thì khái niệm về cơng nghiệp hỗ trợ và sản phẩm
công nghiệp hỗ trợ được hiểu như sau:
Công nghiệp hỗ trợ: là các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu, phụ liệu, linh kiện, phụ
kiện, bán thành phẩm để cung cấp cho ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp các sản phẩm
hoàn chỉnh là tư liệu sản xuất hoặc sản phẩm tiêu dùng.
Sản phẩm hỗ trợ: là các sản phẩm vật liệu, phụ tùng, linh kiện, phụ kiện, bán thành phẩm
sản xuất tại Việt Nam để cung cấp cho khâu lắp ráp, sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh thuộc
các ngành cơ khí chế tạo, điện tử - tin học, sản xuất lắp ráp ô tô, dệt - may, da - giầy và công
nghiệp công nghệ cao.
Như vậy, khái niệm của chính phủ Việt Nam đi khá chi tiết vào các loại sản phẩm và ngành
hàng của công nghiệp hỗ trợ là gì. Tuy nhiên, trong đó lại thiếu đi nhiều ngành cơng nghiệp
quan trọng của Việt Nam ví dụ như chế biến nông sản (bao gồm cả thủy hải sản), sản xuất
máy móc và vật tư nơng nghiệp, sản xuất xe máy, đóng tàu. Theo phụ lục đính kèm về danh
mục những sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển bao gồm: ngành dệt - may;
ngành da - giầy; ngành điện tử - tin học; ngành lắp ráp ơ tơ; ngành cơ khí chế tạo; và ngành
cơng nghiệp công nghệ cao.
Một khái niệm khác ở Việt Nam khá phổ biến trong cuốn sách “Biến động kinh tế Đơng Á
và con đường cơng nghiệp hóa Việt nam” của GS. Trần Văn Thọ (2006): “Công nghiệp phụ
trợ là khái niệm chỉ tồn bộ những sản phẩm cơng nghiệp có vai trò hỗ trợ cho việc sản
xuất các thành phẩm chính. Cụ thể là những linh kiện, phụ liệu, phụ tùng, sản phẩm bao bì,
nguyên liệu để sơn, nhuộm, v.v., và cũng có thể bao gồm cả những sản phẩm trung gian,
3


những nguyên liệu sơ chế”. Để phạm vi rõ ràng hơn, thì có thể giới hạn sản phẩm cơng

nghiệp hỗ trợ được sản xuất với quy mô nhỏ bởi các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Sau đây, tác giả sẽ phân tích một số khái niệm khác nhau về cơng nghiệp hỗ trợ trên thế
giới. Theo Bộ công nghiệp và Thương mại quốc tế Nhật Bản (MITI, nay là METI) (1985)
thì công nghiệp hỗ trợ đề cập tới các doanh nghiệp nhỏ và vừa có đóng góp làm gia tăng sức
mạnh cấu trúc ngành công nghiệp tại các nước Châu Á trong trung và dài hạn (Trích bởi
Thuy, 2007). Mục đích của tổ chức này vào thời điểm đó là thúc đẩy phát triển cơng nghiệp
hóa và phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các nước Asean.
Trên góc độ ứng dụng, tùy theo mục đích của nhà lập chính sách mà có sự điều chỉnh về
khái niệm của cơng nghiệp hỗ trợ. Tại Thái Lan định nghĩa công nghiệp hỗ trợ là các doanh
nghiệp sản xuất các bộ phận, các thiết bị để sử dụng cho khâu lắp ráp cuối cùng của ngành
sản xuất ơ tơ, máy móc và ngành điện tử (Ratana, 1999). Ngân hàng phát triển hợp tác quốc
tế Nhật Bản (JBIC, 2005) đã mở rộng khái niệm công nghiệp hỗ trợ là những ngành cung
cấp sản phẩm cần thiết như nguyên vật liệu thô, các bộ phận và hàng hóa vốn cho các ngành
lắp ráp (Trích bởi Thuy, 2007). Trong khi đó, Bộ năng lượng Mỹ định nghĩa công nghiệp hỗ
trợ là những ngành cung cấp nguyên liệu và quy trình đầu vào để hình thành và sản xuất các
sản phẩm trước khi chúng được bán cho ngành sản xuất hàng hóa tiêu dùng cuối cùng
(DOE, 2005). Có thể thấy khái niệm của Thái Lan cũng đi cụ thể vào một số ngành công
nghiệp nhất định, trong khi đó khái niệm của JBIC và DOE là bao chùm chung ngành công
nghiệp, và khái niệm của JBIC cịn bao gồm cả hàng hóa vốn.
Hợp đồng thầu phụ cũng là khái niệm và giao dịch khác giữa các doanh nghiệp với nhau
khá giống với công nghiệp hỗ trợ. Theo định nghĩa của Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên
hợp quốc (UNIDO), hợp đồng thầu phụ là một thỏa thuận giữa hai bên, một bên là thầu
chính và một bên là thầu phụ, thầu chính giao phó lại cho một hoặc nhiều thầu phụ sản xuất
các bộ phận, linh kiện, biết bị, bộ phận phụ hay các dịch vụ cần thiết để sản xuất hàng hóa
cuối cùng. Thầu phụ sẽ thực hiện công việc đúng theo yêu cầu chi tiết của thầu chính
(Rendon, 2000). Như vậy theo phân tích của UNIDO thì hợp đồng thầu phụ khác với cơng
nghiệp hỗ trợ là nó chỉ tập trung vào những cam kết và mối quan hệ lâu dài và không bao
4



gồm các hợp đồng gia công. Tại Nhật Bản, quan niệm về hợp đồng phụ đã thay đổi nhiều
theo thời gian. Trong giai đoạn đầu, hợp đồng thầu phụ được xem là cách mà các công ty
lớn khai thác các doanh nghiệp nhỏ dựa vào vị thế thống trị của mình trong giao dịch để đạt
lợi ích cao hơn, chẳng hạn như ép giá thấp hay thanh toán chậm (Thuy, 2007). Tuy nhiên,
sau những năm 1980 vị thế của các nhà thầu phụ đã thay đổi, họ được xem là một thành
phần quan trọng trong hệ thống kinh tế Nhật Bản nhờ vào việc nâng cao chất lượng, giảm
giá thành sản xuất trong việc hợp tác với các nhà thầu phụ khác và thành công trong việc
chia sẻ rủi ro (Kimura, 2001). Những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, hợp đồng thầu phụ
dần mất đi lợi thế về sự ổn định lâu dài và khả năng thích nghi nhanh với sự thay đổi của
các công ty lớn, gia tăng áp lực cạnh tranh, giới hạn khả năng thương lượng và giảm lợi
nhuận của các nhà thầu phụ so với các nhà cung cấp độc lập (Kimura, 2001; Bala, 2006).
Như vậy, các nhà thầu phụ có xu hướng phát triển dần thành các nhà cung cấp độc lập, với
đặc điểm gần giống như các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ (Ohno, 2007; Bala, 2008).
Hiện nay, để hỗ trợ cho các quốc gia đang phát triển, UNIDO đã triển khai mở các Trung
tâm lập quan hệ đối tác và phát triển thầu phụ công nghiệp. Tại Việt Nam, trung tâm ra đời
vào ngày 11 tháng 5 năm 2011. Đây là nơi kết nối các doanh nghiệp thầu phụ, doanh nghiệp
công nghiệp hỗ trợ trong nước với các cơng ty, tập đồn trên thế giới. Việt Nam có thể kết
hợp hoạt động của công nghiệp hỗ trợ với hoạt động của trung tâm này để mở rộng cơ hội
của các doanh nghiệp.
Một khái niệm quan trọng và phổ biến khác về giao dịch giữa doanh nghiệp trung tâm và
doanh nghiệp hỗ trợ là Hợp đồng gia công. Theo Grossman và Helpman (2005) thì hợp
đồng gia cơng khơng chỉ đơn thuần là việc mua ngun vật liệu thơ và hàng hóa trung gian
đạt tiêu chuẩn mà cịn có nghĩa là việc các doanh nghiệp tìm kiếm và thiết lập một mối quan
hệ song phương với một đối tác, đồng thời có sự đầu tư cho mối quan hệ đó để đối tác có
thể sản xuất ra hàng hàng hóa và dịch vụ phù hợp với những yêu cầu cụ thể của công ty.
Tuy nhiên, khái niệm hợp đồng gia công rất rộng và nhiều khi không thể phân định được rõ
ràng, và nhiều người cịn cho rằng hợp đồng gia cơng cũng có thể được xem là hợp đồng
thầu phụ (FSC Guide Note, 2007). Theo điều 128, Mục 7, trong Luật thương mại Việt Nam
thì “Gia cơng trong thương mại là hành vi thương mại, theo đó bên nhận gia cơng thực
5



hiện việc gia cơng hàng hố theo u cầu, bằng nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công
để hưởng tiền gia cơng; bên đặt gia cơng nhận hàng hố đã gia công để kinh doanh thương
mại và phải trả tiền gia công cho bên nhận gia công”.
Thuyết lợi thế so sánh
Lý thuyết lợi thế so sánh do David Ricardo đưa ra năm 1897 trong cuốn “Những nguyên tắc
kinh tế chính trị và thuế”. Nội dung cơ bản của học thuyết này là dù một quốc gia có thể có
lợi thế tuyệt đối về nhiều sản phẩm (giả định là tất cả các sản phẩm) nhưng họ chỉ nên tập
trung chun mơn hóa sản xuất những sản phẩm mà họ có lợi thế cao nhất, cịn những sản
phẩm có lợi thế thấp hơn thì nên nhập khẩu. Quy luật được áp dụng nhiều trong thực tiễn và
đến nay vẫn còn giá trị dù được điều chỉnh hồn thiện hơn (Trích bởi Hoàng Thị Chỉnh và
cộng sự, 2010). Áp dụng quy luật lợi thế so sánh tại doanh nghiệp, như vậy các doanh
nghiệp nên tập trung vào những công đoạn, bộ phận mà họ có lợi thế cao nhất để tạo ra giá
trị cao nhất cịn những cơng đoạn khác thì mua ngồi từ các doanh nghiệp hỗ trợ. Có thể nói
đây là cơ sở quan trọng để các doanh nghiệp chun mơn hóa sâu vào mộ số bộ phận, cơng
đoạn quan trọng; thậm chí một số thương hiệu lớn thế giới chỉ thực hiện công đoạn lắp ráp
hoặc chỉ nghiên cứu, thiết kế và làm thị trường. Như vậy, các tập đoàn lớn trên thế giới hoặc
khi đầu tư vào Việt Nam cần phải tìm kiếm những doanh nghiệp cung cấp một hoặc nhiều
hàng hóa trung gian khác nhau, thậm chí hiện nay có rất nhiều các doanh nghiệp Việt Nam
thực hiện gia cơng sản xuất tồn bộ sản phẩm cho các thương hiệu nước ngoài.
Lợi thế kinh tế nhờ quy mơ
Theo Chandler (1990) thì khi một doanh nghiệp mở rộng quy mơ sản xuất hàng hóa sẽ giúp
cho chi phí trung bình dài hạn giảm xuống. Điều này có được là nhờ khi quy mơ tăng: (i)
chi phí cố định hay chi phí khấu hao trung bình giảm; (ii) làm chun mơn hóa cao và làm
gia tăng năng suất; (iii) giúp doanh nghiệp có thể đầu tư máy móc hiện đại, nghiên cứu phát
triển và đầu tư phát triển thương hiệu, thị phần. Quy luật này có điểm tương đồng với lợi thế
so sánh, tuy nhiên nó phân tích và lý giải cụ thể hơn lợi ích của việc tăng quy mơ sản xuất
và chun mơn hóa ở nhiều góc độ khác nhau. Như vậy, để gia tăng năng suất và giảm giá


6


thành, các doanh nghiệp cần tập trung chun mơn hóa sản xuất một hoặc một số công đoạn
của sản phẩm và đầu tư nghiên cứu phát triển cơng đoạn đó, khâu cịn lại có thể mua ngồi.
Phi kinh tế do quy mơ và chi phí cơ hội gia tăng
Khi các tập đoàn lớn trên thế giới gia tăng sản xuất với quy mô quá lớn và đã tận dụng tối
đa nguồn lực trong nước thì họ bị hạn chế bởi quy luật Phi kinh tế do quy mô (Canback,
2004) hay quy luật Chi phí cơ hội gia tăng (Marshall, 1937, trích bởi Nguyễn Phú Tụ,
2012). Cụ thể, khi một doanh nghiệp có quy mơ q lớn thì những chi phí quản lý, chi phí
giao dịch tăng cao và khơng hiệu quả, hơn nữa sự tương tác giữa các thành viên trong cơng
ty kém hiệu quả. Với quy luật chi phí cơ hội tăng, một doanh nghiệp khi mở rộng sản xuất
trong nước đến một mức nào đó sẽ phải sử dụng những nguồn lực có chi phí cao hơn. Chính
vì vậy họ sẽ phải dịch chuyển sản xuất của mình ra nước ngồi hay tìm kiếm các nhà cung
cấp hàng hóa trung gian đầu vào khác.
Lợi thế cạnh tranh quốc gia và ngành
Theo Porter (1990) thì khái niệm năng lực cạnh tranh quốc gia, ngành duy nhất hợp lý và có
ý nghĩa là năng suất của lao động và vốn. Đó là giá trị của hàng hóa được sản xuất ra bởi
một đơn vị lao động hay vốn. Như vậy, nâng cao năng lực cạnh tranh của một ngành hay
một quốc gia chính là việc làm cho năng suất lao động của ngành đó, quốc gia đó gia tăng
lên. Và việc các doanh nghiệp thành lập công ty con ở nước ngồi cũng có thể làm gia tăng
năng suất quốc gia miễn là nó liên quan tới việc chuyển các công việc kém cạnh tranh sang
các quốc gia khác hoặc nhằm hỗ trợ việc thâm nhập sâu vào thị trường đó. Ví dụ tiêu biểu
là Nhật Bản chuyển các hoạt động lắp ráp những sản phẩm đơn giản, ban đầu sang Hàn
Quốc, Đài Loan, sau đó là Hồng Kơng và bây giờ là Malaysia và Thái Lan (Porter, tiếng
Việt 2008). Cũng theo Porter, thì nếu một nền kinh tế muốn phát triển và chiếm vị thế quốc
tế, thì chắc chắn phải có sự hy sinh của một số phân đoạn và một vài ngành cơng nghiệp nào
đó. Ngun nhân là vì nguồn lực quốc gia có giới hạn và sự phát triển mạnh của ngành này
sẽ gây áp lực lớn đối với ngành khác ví dụ như vốn, lao động hay tỷ giá. Do đó việc xác
định ngành phát triển mũi nhọn của mỗi quốc gia là rất cần thiết.


7


Trong cuốn sách Lợi thế cạnh tranh quốc gia (1990), sau khi nghiên cứu nhiều mơ hình
cơng nghiệp thành cơng và thất bại trên thế giới, Michael Porter cho rằng có bốn nhân tố cơ
bản ảnh hưởng trực tiếp tới năng lực cạnh tranh của một quốc gia hay một ngành, các nhân
tố đó có mối quan hệ qua lại với nhau và ảnh hưởng trực tiếp tới lợi thế cạnh tranh. Trong
đó bao gồm: (i) một là điều kiện cầu; (ii) hai là điều kiện cung; (ii) ba là chiến lược, cấu trúc
và đối thủ của công ty; (iv) và bốn là các ngành công nghiệp hỗ trợ & liên quan. Ngồi ra có
hai nhân tố tác động gián tiếp tới lợi thế cạnh tranh quốc gia và ngành là yếu tố Chính phủ
và yếu tố Ngẫu nhiên. Như vậy, một trong bốn nhân tố ảnh hưởng tới lợi thế cạnh tranh
quốc gia là các ngành công nghiệp hỗ trợ & liên quan, đó là “sự tồn tại hoặc thiếu vắng các
nhà cung cấp và các ngành công nghiệp liên quan có khả năng cạnh tranh quốc tế”. Porter
đề cao vai trị của cơng nghiệp hỗ trợ & có liên quan, coi đó như là một động lực thúc đẩy
phát triển và là nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh của quốc gia, của ngành. Cơng
nghiệp có liên quan là những ngành mà các cơng ty có thể phối hợp hoặc chia sẻ hoạt động
trong chuỗi giá trị của ngành, có các sản phẩm bổ sung hay chuyển giao kỹ năng độc quyền
từ ngành này sang ngành khác (Porter, tiếng Việt 2008). Như vậy, Việt Nam muốn phát
triển một ngành cơng nghiệp, trước tiên phải xác định đó là ngành cơng nghiệp mũi nhọn có
lợi thế cạnh tranh cao, đồng thời phải phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ cung cấp
hàng hóa đầu vào cho ngành và mở rộng các ngành cơng nghiệp có liên quan khác.
Chuỗi giá trị
Cụm từ chuỗi giá trị đề cập tới đầy đủ tất cả các hoạt động cần thiết để tạo ra một sản phẩm
hay dịch vụ nào đó từ trạng thái khái niệm qua khâu sản xuất, giao cho khách hàng và xử lý
sau khi xử dụng (Kaplinsky 1999; Kaplinsky và Morris 2001); cụ thể trong phạm vi tồn
cầu thì chuỗi giá trị bao gồm các hoạt động: thiết kế, sản xuất, tiếp thị, phân phối và dịch vụ
hậu mãi của các doanh nghiệp trên phạm vi toàn cầu (Gereffi và Fernandez, 2011). Theo đó,
một chuỗi giá trị tồn tại khi tất cả các thành phần trong chuỗi hoạt động và phối hợp tạo ra
giá trị tối đa trong toàn chuỗi (M4P 2008).

Chuỗi giá trị tập trung phân tích mối liên kết dọc giữa các tác nhân trong chuỗi. Đó là mối
quan hệ mua bán tiếp nối nhau, đầu ra của tác nhân này sẽ là đầu vào của tác nhân khác.
8


Trong một chuỗi giá trị, sẽ có những tác nhân trung tâm nắm vai trị quyết định tới sự hình
thành và phát triển của tồn chuỗi. Đó thường là các thương hiệu lớn, các nhà sản xuất, chế
biến hay lắp ráp hàng hóa cuối cùng. Như vậy, những tác nhân trước của tác nhân trung tâm
này là hỗ trợ đầu vào, còn các tác nhân sau là những hỗ trợ đầu ra. Chuỗi giá trị phân tích
các khía cạnh của các tác nhân, các mối quan hệ và phân tích tổng thể toàn chuỗi.
Cụm ngành
Cụm ngành là nơi tập hợp về mặt địa lý những doanh nghiệp, tổ chức và thể chế có mối liên
kết, tương hỗ lẫn nhau trong một số lĩnh vực cụ thể (Porter, 1998). Phạm vi về mặt địa lý có
thể là một tỉnh, một vùng, một quốc gia hay một vùng (nhiều quốc gia gần nhau). Cụm
ngành bao gồm một loạt các ngành công nghiệp có liên kết và các chủ thể quan trọng khác.
Cụm ngành còn được mở rộng đến các đối tượng cung cấp hạ nguồn là các kênh phân phối,
khách hàng và các nhà cung cấp sản phẩm bổ sung như kỹ năng, cơng nghệ và những hàng
hóa thơng thường khác. Cuối cùng, nhiều cụm ngành bao gồm cả các cơ quan chính phủ và
các tổ chức liên quan khác như các trường đại học, viện nghiên cứu, trung tâm kỹ năng,
hiệp hội ngành nghề và các tổ chức hỗ trợ khác. Cụm ngành tác động lớn tới hiệu quả hoạt
động của các doanh nghiệp, ngành và quốc gia.
Cụm ngành và năng suất: là một phần của cụm ngành sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận với
nguồn nhân lực, các nhà cung cấp, hệ thống thơng tin, những hàng hóa bổ sung, các dịch vụ
cơng, khoa học cơng nghệ, có động lực phát triển và tận dụng lợi thế nhờ quy mô mà khơng
mất đi tính linh hoạt giúp cho doanh nghiệp gia tăng năng suất.
Cụm ngành và cải tiến, sáng tạo: nằm trong một cụm ngành công nghiệp với các yêu cầu
khắt khe, phức tạp của các doanh nghiệp khách hàng cùng với những thông tin và quan sát
thị trường nhanh, trực tiếp sẽ giúp cho các doanh nghiệp có động lực, cơ hội và khả năng cải
tiến, sáng tạo hơn so với các doanh nghiệp nằm ở vị trí tách biệt.
Cụm ngành và sự ra đời doanh nghiệp mới: các doanh nghiệp mới ra đời trong các cụm

ngành nhiều hơn so với các khu vực riêng biệt khác. Bởi vì các khách hàng tập trung trong
một cụm ngành giúp các doanh nghiệp mới giảm được rủi ro, giảm chi phí và tăng khả năng
9


tiếp cận cơ hội mới của thị trường. Hơn nữa, các cụm ngành phát triển đòi hỏi rất nhiều các
ngành cơng nghiệp hỗ trợ và liên quan đi kèm, vì vậy các nhà cung cấp mới trong cụm
ngành có thể tìm ra những khoảng trống hay cơ hội thị trường để lấp vào.
Có thể tổng hợp và mơ tả cụm ngành, chuỗi giá trị với tác nhân trung tâm và các ngành
công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp liên quan và tác nhân liên quan khác theo khung như sau:
Hình 1: Khung phân tích cơng nghiệp hỗ trợ và cụm ngành

Nguồn: Tác giả tổng hợp
Định nghĩa công nghiệp hỗ trợ Việt Nam
Quan phân tích và tổng hợp các khái niệm ở trên cho thấy có nhiều các hiểu khác nhau về
cơng nghiệp hỗ trợ tùy theo mục đích, định hướng và chiến lược của các nhà nghiên cứu,
các nhà lập chính sách. Đồng thời có nhiều lý thuyết, quy luật kinh tế giải thích nguyên
nhân ra đời cũng như tầm quan trọng của công nghiệp hỗ trợ đối với năng lực cạnh tranh và
sự phát triển của các doanh nghiệp trung tâm, đối với ngành, địa phương và quốc gia. Để
thấy được một bức tranh tổng thể về ý nghĩa, vị trí cũng như phạm vi của cơng nghiệp hỗ
trợ. Tác giả tổng hợp các khái niệm, các lý thuyết từ đó hình thành định nghĩa và phạm vi
của cơng nghiệp hỗ trợ như sau:

10


Hình 2: Định nghĩa và phạm vi của cơng nghiệp hỗ trợ

Nguồn: Tác giả tổng hợp (2014)
Trong một ngành, một chuỗi hay một cụm ngành, các doanh nghiệp trung tâm thường hình

thành trước và nắm vai trị cơ sở để hình thành các tác nhân khác. Đó là các doanh nghiệp
sản xuất, chế biến hay lắp ráp sản phẩm hàng hóa cuối cùng cung cấp cho người tiêu tiêu
dùng cuối cùng. Các doanh nghiệp hỗ trợ: công nghiệp hỗ trợ ở phạm vi hẹp bao gồm các
ngành sản xuất các bộ phận, thiết bị, vật tư trung gian và công cụ để cung cấp trực tiếp cho
các doanh nghiệp trung tâm. Ở phạm vi rộng mức một, thì cơng nghiệp hỗ trợ bao gồm các
ngành ở phạm vị hẹp cộng với các ngành cung cấp dịch vụ sản xuất trực tiếp như giao nhận,
vận tải, kho bãi, phân phối, bảo hiểm, tiếp thị và tài chính. Phạm vi rộng mức hai, thì cơng
nghiệp hỗ trợ bao gồm các ngành theo nghĩa hẹp cộng với các ngành sản xuất máy móc,
cung cấp nguyên vật liệu đầu vào; định nghĩa này xác định mối quan hệ theo chiều dọc và

11


có thể được hiểu theo khái niệm chuỗi giá trị. Ngồi ra, trong một cụm ngành cịn có các tác
nhân khác là các ngành công nghiệp liên quan, thể chế liên quan, và các tổ chức liên quan.
Các định nghĩa trên chưa đề cập tới quy mô, sở hữu, cấu trúc, năng lực hay hệ thống quản lý
của các công nghiệp hỗ trợ. Tuy nhiên, với điều kiện hạn chế về vốn, khoa học kỹ thuật, khả
năng quản lý và quy mô thị trường của Việt Nam như hiện nay thì cần phải giới hạn ngành
cơng nghiệp hỗ trợ là sản xuất ở quy mô vừa và nhỏ, được thực hiện bởi các doanh nghiệp
vừa và nhỏ. Điều đó khơng có nghĩa là coi tất cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ là công
nghiệp hỗ trợ. Việc giới hạn này sẽ giúp cho việc xây dựng và thực hiện chính sách được
khả thi và khả năng phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tốt hơn. Có thể định nghĩa cơng
nghiệp hỗ trợ Việt Nam là “những doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất hàng hóa trung gian
làm đầu vào cho các ngành sản xuất, chế biến, lắp ráp hàng hóa cuối cùng”.
KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH
Quy hoạch tổng thể các ngành công nghiệp Việt Nam và xác định ngành mũi nhọn
Theo Porter (Tiếng Việt năm 2008) sai lầm tồi tệ nhất là lửng lơ giữa các chiến lược hoặc cố
gắng theo đuổi nhiều chiến lược cùng một lúc, điều này khiến cho chiến lược trở nên tầm
thường và khơng thể hồn thành một chiến lược nào hoàn chỉnh. Như vậy, với nguồn lực có
hạn nên để phát triển được một ngành cơng nghiệp lớn mạnh Việt Nam chỉ có thể tập trung

vào những ngành có tiềm năng nhất và ta có lợi thế cạnh tranh cao nhất. Do đó, trước tiên
cần phải có một nghiên cứu quy hoạch ngành cơng nghiệp tổng thể trên phạm vi toàn quốc
căn cứ vào lợi thế cạnh tranh của từng tỉnh, khu vực và của quốc gia. Dựa vào quy hoạch
tổng thể này, các tỉnh sẽ có quy hoạch riêng cho mình hoặc cho các khu vực.
Với quy hoạch ngành công nghiệp quốc gia và các tỉnh, chúng ta phải xác định những
ngành công nghiệp mũi nhọn cấp quốc gia và cấp tỉnh để tập trung nguồn lực phát triển cho
ngành đó. Ngành mũi nhọn là những ngành mà ta có lợi thế cạnh tranh cao nhất. Có nhiều
phương pháp nghiên cứu lợi thế cạnh tranh ngành, cần có một nghiên cứu khoa học đảm
bảo kết hợp cả cơ sở lý thuyết và tính ứng dụng thực tiễn cao. Có thể tham khảo bản đồ quy
hoạch cụm ngành tại Mỹ do Porter thực hiện năm 1998 như sau.
12


Hình 3: Bản đồ các cụm ngành tại Mỹ

Nguồn: Porter 1998
Dựa vào bản đồ quy hoạch này, các nhà đầu tư, khách hàng trong và ngồi nước có thể tìm
được những sản phẩm, những doanh nghiệp hay lĩnh vực đầu tư mà họ quan tâm. Sau khi đã
có quy hoạch tổng thể các ngành công nghiệp và xác định được những ngành công nghiệp
mũi nhọn của quốc gia, cần phải tiến hành xây dựng Báo cáo hoạt động của từng ngành mũi
nhọn, trong đó cần có những thơng tin cơ bản như: sản lượng, xuất nhập khẩu, việc làm, đầu
tư, sản phẩm, cạnh tranh, khách hàng... có thể tham khảo báo cáo của Hiệp hội ô tô Nhật
Bản năm 2012 (JAMA, 2012). Với báo cáo này, có thể thấy được một bức tranh khá đầy đủ
về tồn bộ ngành cơng nghiệp ô tô.
Những việc cơ bản cần thực hiện trong kiến nghị này là:
-

Nghiên cứu quy hoạch và vẽ bản đồ ngành (cụm ngành) công nghiệp Việt Nam

-


Xác định ngành công nghiệp mũi nhọn cấp địa phương và cấp quốc gia

-

Thành lập trung tâm xúc tiến công nghiệp hỗ trợ

-

Xây dựng Báo cáo hoạt động của các ngành công nghiệp mũi nhọn

13


Phát triển các doanh nghiệp trung tâm và mạng lưới liên kết, thông tin, cơ sở dữ liệu
Dựa vào quy hoạch ngành công nghiệp tổng thể và ngành mũi nhọn, cùng với báo cáo về
các ngành công nghiệp mũi nhọn, cần xác định và thúc đẩy các doanh nghiệp trung tâm. Đó
thường là những doanh nghiệp quy mơ lớn, có thương hiệu mạnh, có thị phần cao; ví dụ
trong ngành xe máy có Honda, Yamaha, Piaggio; ngành ơ tơ có Honda, Toyota; trong ngành
điện thoại có Samsung, Nokia; trong ngành thực phẩm có Vinamilk, Kinh Đơ hay Massan.
Đó là những động cơ để thúc đẩy tồn bộ ngành cơng nghiệp phát triển. Đặc biệt đối với
Việt Nam trong giai đoạn này khi chưa thể tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu thì vai trị của
các doanh nghiệp trung tâm trong nước này là khơng thể thiếu. Khi đã hình thành được các
doanh nghiệp trung tâm, cần phải phân tích nhu cầu hàng hóa đầu vào và khuyến khích họ
mua sản phẩm trong nước, đồng thời tìm kiếm các doanh nghiệp hộ trợ trong nước tham gia
cung cấp, từ đó hình thành mạng lưới các mối liên kết giữa doanh nghiệp trung tâm và
doanh nghiệp hỗ trợ. Tuy nhiên, để các doanh nghiệp hỗ trợ có thể đáp ứng được yêu cầu
của các doanh nghiệp trung tâm về số lượng, chất lượng và tiêu chuẩn hàng hóa thì phải có
sự hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật cơng nghệ, nhân lực, quản lý và cơ sở hạ tầng. Và như vậy
cần có sự tham gia hỗ trợ của nhà nước và các nhà khoa học, và hình thành cơ chế liên kết

bốn nhà trong công nghiệp là: (i) một là doanh nghiệp trung tâm; (ii) hai là doanh nghiệp hỗ
trợ; (iii) ba là nhà nước; (iv) và bốn là nhà khoa học (kỹ thuật và kinh tế).
Sau khi mạng lưới liên kết đã hình thành, thì phải duy trì thường xuyên những hoạt động
xúc tiến thương mại, trao đổi thông tin và xây dựng cơ sở dữ liệu cho ngành. Đó là nền tảng
để đảm bảo hoạt động của ngành công nghiệp được duy trì và phát triển liên tục trong môi
trường cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt và phức tạp. Những hoạt động này có thể được
thực hiện bởi các hiệp hội. Hiệp hội này nên hoạt động độc lập khơng thuộc nhà nước
nhưng có sự phối hợp chặt chẽ với trung tâm xúc tiến công nghiệp hỗ trợ.
Những việc cơ bản cần thực hiện trong kiến nghị này là:
-

Phát triển các doanh nghiệp trung tâm và phân tích nhu cầu sản phẩm đầu vào

-

Thúc đẩy các mối liên kết giữa doanh nghiệp trung tâm và doanh nghiệp hỗ trợ

-

Mở rộng mối liên kết và hình thành liên kết bốn nhà
14


-

Xúc tiến các hoạt động trao đổi, chuyển giao và nghiên cứu khoa học công nghệ

-

Xúc tiến và hỗ trợ thành lập các hiệp hội trong ngành


-

Duy trì các kênh thông tin, cơ sở dữ liệu và hoạt động xúc tiến thương mại

Tạo mơi trường pháp lý tốt với chính sách hỗ trợ hiệu quả
Công nghiệp hỗ trợ thường là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là ở Việt Nam. Các
doanh nghiệp vừa và nhỏ có đặc điểm là quy mô nhỏ, doanh thu và lợi nhuận thấp, các mối
quan hệ (đặc biệt là với chính quyền) ít, sức ảnh hưởng xã hội và tiếng nói nhỏ bé... do đó
họ có khả năng chịu rủi ro và các biến cố rất thấp, đặc biệt là những vấn đề về pháp lý, môi
trường kinh doanh hay môi trường vĩ mơ. Mơi trường pháp lý ở đây có thể hiểu đơn giản là
những vấn đề liên quan đến pháp luật và việc thực thi hay bảo vệ pháp luật; các hoạt động
hành chính và những vấn đề khác liên quan tới cơ quan nhà nước; và môi trường pháp lý
tốt có thể hiểu là cơng khai, minh bạch và cơng bằng. Những rủi ro pháp lý dễ dàng dẫn họ
tới hậu quả thua lỗ, thậm chí là phải phá sản. Hơn nữa, nếu môi trường pháp lý không ổn
định, chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn sẽ làm cho người kinh doanh có tâm lý làm ăn ngắn
hạn, chụp giựt theo cơ hội, đấu đá theo kiểu tiêu cực và chắc chắn họ sẽ không đầu tư xây
dựng cho phát triển lâu dài, khơng muốn tích lũy vốn, kỹ thuật, quản lý và đặc biệt là
thương hiệu cho tương lai. Đây là hậu quả rất tai hại của vấn đề môi trường pháp lý hay môi
trường kinh doanh bất ổn và tiêu cực. Có nhiều ví dụ thực tế về vấn đề này!
Tuy nhiên, trong ngắn hạn thì khơng thể cải tổ ngay được mơi trường pháp lý. Vì vậy, giải
pháp trước mắt để bảo vệ cho các doanh nghiệp hỗ trợ khỏi rủi ro pháp lý là giao cho một
cơ quan chịu trách nhiệm giải quyết ngay các vấn đề tiêu cực liên quan đến pháp lý, có thể
là trung tâm xúc tiến công nghiệp hỗ trợ như đã đề xuất thành lập ở kiến nghị một. Trung
tâm này chịu trách nhiệm tiếp nhận những vấn đề của doanh nghiệp và có quyền can thiệp
ngay để giải quyết đúng theo pháp luật và đảm bảo công bằng cho doanh nghiệp.
Sau khi giải quyết được các vấn đề về môi trường pháp lý, cần đưa ra những chính sách
khuyến khích hiệu quả cho ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển, các chính sách này cần
được nghiên cứu sâu rộng hơn và quan trọng là phải được xem xét và điều chỉnh cho phù
hợp với thực tế. Ở đây, tác giả chỉ đưa ra đề xuất một số hướng chính sách cơ bản:

15


Nhóm chính sách về thị trường: là các chính sách, các hoạt động nhằm tìm kiếm đầu ra cho
các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, không chỉ thị trường trong nước mà cịn thị trường
nước ngồi. Trước tiên cần có những hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến liên kết ở thị
trường trong nước thông qua hội chợ, trung tâm xúc tiến, website, danh bạ và các báo cáo
về ngành và thơng tin thị trường. Đồng thời có những chương trình đào tạo kỹ năng và
chiến lược phát triển thị trường, phát triển thương hiệu cho các doanh nghiệp.
Nhóm chính sách về tài chính: đây là nhóm chính sách quan trọng, đặc biệt là trong điều
kiện các doanh nghiệp Việt Nam bị hạn chế rất lớn về nguồn lực tài chính. Chính sách cho
vay vốn ưu đãi về lãi suất và thủ tục; chính sách ưu đãi về các loại thuế, phí; chính sách ưu
đãi về tiền thuê đất và hạ tầng khác.
Nhóm chính sách về nhân lực và quản trị: cần phối hợp với các trường đại học, cao đẳng và
các trường hay trung tâm dạy nghề để thực hiện các chương trình đào tạo phù hợp với nhu
cầu lao động của những doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ. Ngồi ra, có thể thực hiện các
chương trình đào tạo về kỹ năng quản trị, marketing và kinh doanh cho các doanh nghiệp.
Nhóm chính sách về nhiên cứu và phát triển kỹ thuật công nghệ: để thực hiện được nhóm
chính sách này cần sự phối hợp của các trường đại học, trung tâm nghiên cứu về kỹ thuật.
Tuy nhiên, hiện nay vai trò của những chủ thể này khá mờ nhạt, vì vậy chính phủ cần thúc
đẩy nghiên cứu và phát triển theo nhu cầu của thị trường từ góc độ doanh nghiệp, góc độ tư
nhân. Khi đó, các doanh nghiệp sẽ tự động tìm kiếm những kết quả nghiên cứu nào thực
tiễn, hiệu quả và tốt nhất cho mình. Ngồi ra, các hoạt động nghiên cứu kỹ thuật của tư nhân
cũng nên được khuyến khích, khen thưởng và hỗ trợ.
Nhóm chính sách đầu tư nước ngồi và liên doanh: do hiện nay các doanh nghiệp trong
nước còn yếu, đặc biệt là về kỹ thuật công nghệ và vốn, vì vậy giai đoạn đầu nên khuyến
khích các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư hoặc liên doanh với các doanh nghiệp trong
nước. Đồng thời, thúc đẩy các doanh nghiệp tư nhân trong nước tự tìm kiếm đối tác và hình
thành liên doanh. Hiện nay, các doanh nghiệp từ Nhật Bản và Hàn Quốc đang có xu hướng
đầu tư vào lĩnh vực này của Việt Nam và từ đó các doanh nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp vệ

tinh đi kèm khá nhiều, họ sẵn sàng hỗ trợ hoặc hợp tác với phía Việt Nam.
16


Những việc cơ bản cần thực hiện trong kiến nghị này là:
-

Trong dài hạn phải mạnh tay cải tổ môi trường pháp ký và xử lý các vấn đề tiêu cực

-

Trong ngắn hạn, trung tâm xúc tiến CNHT có thể tạm thời phụ trách giải quyết các
vấn đề về pháp lý cho các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp hỗ trợ

-

Trung tâm xúc tiến CNHT chịu trách nhiệm đề xuất và giám sát các chính sách hỗ trợ

-

Các chính sách khuyến khích và thúc đẩy cơng nghiệp hỗ trợ.

Kế hoạch hành động
Theo GS. Kenichi Ohno “việc xây dựng chính sách của Việt Nam khơng theo chuẩn quốc tế
và Chính phủ cần thay đổi tư duy theo hướng hành động nhiều hơn” (Tư Giang, 2014). Hay
như chia sẻ của ông Phan Đăng Tuất khi xin kinh phí JICA xây dựng cơ sở dữ liệu công
nghiệp hỗ trợ Việt Nam và bị từ chối vì “chưa có kế hoạch hành động” (Huỳnh Phan và
Trần Đông, 2010). Theo tác giả, vấn đề rất yếu của Việt Nam là khả năng thực hiện chính
sách, hay cụ thể là lập kế hoạch hành động và bắt tay vào hành động. Hiện nay các nghiên
cứu, báo cáo, giải pháp và kiến nghị chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ khá nhiều, bản

thân mỗi bài viết đó đều có tính hiệu quả và giá trị riêng. Do đó, tác giả kiến nghị áp dụng
cơng cụ xây dựng kế hoạch hành động, triển khai công việc và đánh giá kết quả là KPI,
công cụ này được các doanh nghiệp và tổ chức quốc tế sử dụng rất hiệu quả.
Những nội dung cơ bản trong kế hoạch hành động bao gồm:
1. Mục tiêu, nhiệm vụ: cần nêu rõ những mục tiêu, nhiệm vụ cần phải hoàn thành (KPOs)
2. Các chỉ số, thước đo: các nhiệm vụ được cụ thể hóa bằng các thước đo (KPIs)
3. Hành động cần làm: những cơng việc cụ thể phải làm để hồn thành mục tiêu, nhiệm vụ
4. Người chịu trách nhiệm: phải là 1 NGƯỜI chịu trách nhiệm trực tiếp và người phối hợp
5. Thời gian: thời điểm bắt đầu và kết thúc của từng công việc và của cả mục tiêu
6. Kết quả: thường xuyên báo cáo kết quả thực hiện và các vấn đề phát sinh
7. Đánh giá: định kỳ đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ theo kế hoạch
Ở đây tác giả chỉ giới thiệu tóm lược, để triển khai được công cụ cần thêm sự tư vấn và
hướng dẫn chi tiết; và hơn nữa cần phải xây dựng cơ chế rõ ràng về quyền hạn, trách nhiệm,
thưởng và phạt rõ ràng đối với CÁ NHÂN NGƯỜI phụ trách.
17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bala Subrahmany M.H., 2008. Industrial subcontracting and structure in Japan: evolution
and recent trends. Emerald, Vol.14, No.1, 2008.
Bala Subrahmanya. M.H., 2006. Manufacturing SMEs in Japan: subcontracting. structure
and performance. Tokyo: National Graduate Institute for Policy Studies (GRIPS).
Chandler, Alfred Dupont, 1990. Scale and Scope: The dynamics of industrial capitalism.
United States of America, Seventh printing, 2004.
Financial Services Guidance Note, 2007. Outsourcing. Financial Services Commission
Fukunari Kimura, 2001. Subcontracting and the performance of small and medium firms in
Japan. Washington: World Bank Institute.
Gene M. Grossma and Elhanan Helpman, 2005. Outsourcing in a Global Economy. The
Review of Economic Studies, No 72, pp 135-159.
GTZ, 2007. Value Links Manual: The Methodology of Value Chain Promotion. First

Edition.
Hoàng Thị Chỉnh và cộng sự, 2010. Kinh tế quốc tế. NXB Thống Kê.
Japan Automobile Manufacturers Association (JAMA), 2012. The motor industry of Japan.
Kenichi Ohno et al, 2007. Building supporting industries in Vietnam. Vietnam Development
Forum & GRIPS, Vol, 1.
Kenichi Ohno, 2009. Industrial Master Plans: International Comparison of Contents and
Structure. Vietnam Development Forum & GRIPS.
Kyoshiro Ichikawa, 2005. Building and strengthening supporting industries in Vietnam: A
survey report. JETRO Hanoi .

18


Lê Thế Giới, 2009. Tiếp cận lý thuyết cụm công nghiệp và hệ sinh thái kinh doanh trong
nghiên cứu chính sách thúc đẩy các ngành công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam. Tạp chí Khoa
học và Cơng nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 1, trang 117-127.
M4P, 2008. Making value chains work better for the poor. A toolbook for practitioners of
value chain analysis. 3rd version, M4P Project, UK DFID
Michael E. Porter, 1990, bản dịch tiếng Việt 2008. Lợi thế cạnh tranh quốc gia. NXB Trẻ
và DT Books.
Michael E. Porter, 1990. The Competive advantage of nations. Hardvard Business Review
Michael E. Porter, 1998. Clusters and the New Economics of Competition. Hardvard
Business Review
Michael E. Porter, 2003. The Economic Performance of Regions. Regional Studies. Vol.
37.6&7. pp. 549–578.
Nguyễn Phú Tụ, 2012. Kinh tế quốc tế. ĐH Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh.
Nguyen Thi Xuan Thuy, 2007. Supporting indusstries: A review of concepts and
development. Vietnam Development Forum.
Raphael Kaplinsky và Mike Morris, 2001. A handbook for value chain research. IDRC
Ratana Eiamkanitchat, 1999. The role of small and medium supporting industries in Japan

and Thailand. Tokyo: IDE APEC Study Center.
Rodrigo Rendon, 2000. A global review of the industrial subcontracting and partnership
exchanges (SPXs) established by UNIDO. Vienna: UNIDO.
Staffan Canbäck, 2004. Diseconomies of scale in large corporations: Theory and Empirical
Analysis. Henley Management College.
Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày 24 tháng 2 năm 2011 về
“Chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ”.

19


Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 1483/QĐ-TTg ngày 26 tháng 8 năm 2011 về “Ban
hành Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển”.
Trần Tiến Khai và cộng sự, 2011. Báo cáo nghiên cứu phân tích chuỗi giá trị Dừa Bến Tre.
IFAD và UBND tỉnh Bến Tre.
Trần Văn Thọ, 2006. Biến động kinh tế Đông Á và Con đường cơng nghiệp hóa Việt Nam.
NXB Trẻ.
US Department of Energy (DOE), 2005. Supporting industries: Industries of the future.
fiscal year 2004 annual report. Washington DC: DOE.
Tài liệu tham khảo khác:
Văn Cường, 2013. Công nghiệp phụ trợ các nước: Nhật Bản và Malaysia. cafebiz.vn. Trích
ngày 25/04/2014.
Tư Giang, 2014. Giáo sư Nhật bảo vệ quan điểm "VN rơi vào bẫy thu nhập trung bình".
Thesaigontimes.vn. Trích ngày 25/04/2014.
Huỳnh Phan và Trần Đơng, 2010. Cơng nghiệp phụ trợ: Nỗi trăn trở nằm lịng của ơng viện
trưởng. Tuanvietnam.net. Trích ngày 25/04/2014.

20
View publication stats




×