Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA VIỆC XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ VƯỜN CÂY CAO SU KHI CỔ PHẦN HÓA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.93 KB, 15 trang )

CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA VIỆC XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ VƯỜN
CÂY CAO SU KHI CỔ PHẦN HÓA
1.1. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và giá trị vườn cây cao su :
1.1.1. Doanh nghiệp nông nghiệp :
Doanh nghiệp nông nghiệp là những tổ chức kinh doanh có sử dụng đất đai để
kinh doanh chủ yếu các loại cây trồng, vật nuôi và các hoạt động mang tính sinh học,
như các tổ chức kinh doanh cao su, cà phê, mía, lúa, chăn nuôi bò, gà, heo,… chúng
được gọi là doanh nghiệp nông nghiệp.
1.1.2. Doanh nghiệp nông nghiệp nhà nước :
Doanh nghiệp nông nghiệp nhà nước là doanh nghiệp nông nghiệp do nhà nước
đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công
ích theo Luật doanh nghiệp nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế – xã hội do Nhà nước giao.
1.1.3. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước :
Cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước là một biện pháp chuyển đổi hình thức
sở hữu trong doanh nghiệp nhà nước, từ sở hữu duy nhất là Nhà nước sang sở hữu của
các cổ đông (Nhà nước có thể vẫn tham gia với tư cách là một cổ đông hoặc không
tham gia), đồng thời chuyển doanh nghiệp nhà nước sang Công ty cổ phần, tổ chức hoạt
động theo quy định trong Luật doanh nghiệp.
Vì vậy, muốn cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước điều trước hết phải xác định
được giá trị doanh nghiệp một cách khách quan.
1.1.4. Giá trị vườn cây cao su khi cổ phần hóa :
Giá trị vườn cây cao su là một phần không thể tách rời trong tổng tài sản của
doanh nghiệp kinh doanh cao su thiên nhiên. Việc xác định giá trị vườn cây cao su khi
cổ phần hóa các doanh nghiệp nông nghiệp kinh doanh cao su thiên nhiên là xác định
đúng giá trị vườn cây làm cơ sở để đưa ra một mức giá thích hợp đối với phần vốn mà
Nhà nước đã đầu tư hình thành tài sản là vườn cây cao su. Trong tổng giá trị tài sản
doanh nghiệp thì giá trị tài sản là vườn cây cao su chiếm trên 70%, do đó việc xác định
giá trị vườn cây cao su khi cổ phần hóa là một công việc yêu cầu có tính chính xác cao
nhằm xác định đúng giá trị và giá cả của doanh nghiệp nông nghiệp kinh doanh cao su
thiên nhiên để có thể tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp và trao đổi, giao dịch trên thị
trường.


1.2. Vai trò lợi ích của cây cao su trong nền kinh tế quốc dân :
1.2.1. Về kinh tế :
Cây cao su là một loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế rất cao. Đây là loại cây
mà sản phẩm của nó chủ yếu được dùng làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp và
tiểu thủ công nghiệp.
Kinh doanh cao su thiên nhiên xét về mặt kinh tế có thể nói cho lợi nhuận
“KÉP“ từ sản phẩm chính đó là mủ và gỗ, trong khi thu hoạch sản phẩm từ mủ thì giá
trị cây ngày càng tăng trưởng cho nguồn thu từ gỗ khi thanh lý.
+ Mủ cao su : Sản phẩm chủ yếu của cây cao su là mủ (Natural Rubber - NR)
với nhiều loại sản phẩm đa dạng như CV, SVRL, SVR 3L, SVR 5L, SVR 10, SVR 20,
Latex… Có các đặc tính đặc biệt hơn hẳn cao su nhân tạo về độ giãn, độ đàn hồi cao,
chống nứt, chống lạnh tốt, ít phát nhiệt khi cọ sát, dễ sơ luyện,… Sản phẩm từ mủ cao
su thiên nhiên là một trong những nguyên liệu cần thiết của nhiều ngành công nghiệp
hiện đại trên thế giới, xếp thứ tư sau dầu mỏ, than đá, sắt thép và đặc biệt là không thể
chế biến được cao su nhân tạo có đặc tính như cao su thiên nhiên. Sản phẩm từ mủ cao
su thiên nhiên có trên 50 ngàn công dụng khác nhau và rất cần thiết đối với ngành công
nghiệp ô tô, máy bay, sản xuất dụng cụ y tế và nhiều ngành công nghiệp phục vụ tiêu
dùng khác.
+ Gỗ cao su : Cây cao su hết niên hạn khai thác phải thanh lý, trên một ha trung
bình có thể thu được khoảng 160 m
3
gỗ nguyên liệu với giá trị thanh lý khoảng 80 triệu
đồng (theo thời giá hiện nay), đủ để tái canh được khoảng 2 ha cao su kiến thiết cơ bản.
Gỗ cao su đã được chế biến để sản xuất bàn, ghế, tủ, giường,… có giá dao động từ 600
- 900 USD/m
3
.
Với diện tích cao su trồng từ năm 1975 đến 2015, Việt Nam có khả năng tái canh
khoảng 10.000 đến 15.000ha/năm và cung cấp khoảng 300.000 đến 400.000 m
3

gỗ
xẻ/năm
, có thể đó là thời điểm mà gỗ cao su trong nước là nguồn nguyên liệu chủ lực cho
các nhà máy chế biến đồ gỗ cao su xuất khẩu của nước ta.
Bảng 1.1 : Dự đoán nhu cầu cao su thiên nhiên (NR) và cao su nhân tạo
(SR) đến năm 2020.
Nhu cầu
Năm
2007 2010 2015 2020
Vỏ xe 11,164 12,688 14,267 15,838
Sản phẩm khác 9,913 10,973 11,909 12,835
Tổng 21,077 23,661 26,176 28,673
NR 8,493 9,528 10,601 11,681
SR 12,584 14,133 15,575 16,992
Tỷ lệ NR/SR 40/60 40/60 40/60 41/59
( Nguồn : LMC International and ProForesst 5- 2007)
Bảng 1.2 : Trữ lượng gỗ của một số giống cao su.
Giống
Vanh gốc ( chu
vi –m)
Vanh ngọn ( chu
vi –m)
Thân
cao
10 năm tuổi 14 năm tuổi
m
3
/ cây m
3
/ ha m

3
/cây
m
3
/ha
RRIV 2 87,8 65,1 6,44 0,30 150 0,38 190
RRIV 3 75,4 56,3 4,46 0,15 75 0,24 120
RRIV 4 71,8 53,6 5,43 0,17 85 0,21 105
PB 235 74 56,3 5,13 0,17 85 0,24 100
GT 1 66,9 52,4 3,49 0,10 50
(Nguồn: Hiệp hội cao su Việt Nam – Cao su Việt Nam trên đường hội nhập Quốc tế
– NXB Lao động).
Kinh doanh sản xuất cao su thiên nhiên là ngành hàng chiến lược ở nước ta.
Hàng năm ngành cao su đem lại trên 1 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu cho nền kinh tế,
góp phần quan trọng thúc đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn ở nước ta trong giai đoạn hiện nay
.
1.2.2. Về mặt xã hội :
Doanh nghiệp nhà nước kinh doanh cao su thiên nhiên đã thu hút hàng chục vạn
lao động từ các vùng đồng bằng đông dân cư lên khai phá vùng rừng, đồi núi trọc,
hoang hóa xa xôi hẻo lánh có điều kiện kinh tế xã hội và cơ sở hạ tầng nghèo nàn, yếu
kém, tạo lập nên những vùng dân cư, nông thôn mới, nhờ thuận lợi về giá cả, thị
trường, thu nhập của người lao động được nâng cao trong những năm gần đây, làm thay
đổi bộ mặt kinh tế - văn hóa - xã hội. Nhiều địa phương đã sử dụng cây cao su như một
giải pháp xóa, giảm hộ đói nghèo.
Mặt khác, do nhu cầu đi lại vận chuyển mủ, đường sá của vùng trồng cao su
được đầu tư mở mang, góp phần nâng cấp hệ thống giao thông vùng nông thôn.
1.2.3. Về môi trường :
Cây cao su là loại cây trồng có thể thích nghi với nhiều loại địa hình, nhiều vùng
sinh thái khác nhau. Có thể gọi cây cao su là “cây môi trường” vì nó có khả năng chịu

hạn tốt, góp phần phủ xanh đất trống, đồi trọc, tạo sự cân bằng sinh thái; nâng cao độ
phì cho đất do việc rụng lá hàng năm; ngoài ra rừng cao su còn có tác dụng giữ nước,
hạn chế dòng chảy nước lũ, chống xói mòn ở các vùng núi. Nhiều nghiên cứu cho thấy
cây cao su là loại cây có bộ lá hấp thụ khí cacbonic rất lớn. Do vậy cây cao su đang
được xem là một giải pháp để giảm hiệu ứng nhà kính do khí cacbonic từ các ngành
công nghiệp thải ra môi trường.
1.2.4. Về an ninh quốc phòng :
Phát triển cao su dọc theo các tuyến biên giới và các tỉnh Tây Nguyên có ý nghĩa hết
sức quan trọng đối với an ninh quốc phòng của cả nước. Góp phần vào việc định canh,
định cư, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc ít người.
1.3. Đặc điểm kinh tế – kỹ thuật kinh doanh cao su thiên nhiên ảnh hưởng đến
việc xác định giá trị vườn cây :
1.3.1. Chu kỳ kinh doanh dài, năng suất, chất lượng vườn cây phụ thuộc vào
nhiều yếu tố :
Cây cao su là loại cây công nghiệp có chu kỳ kinh doanh dài ngày, trước đây là
32 năm, trong những năm gần đây do ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công
nghệ mới vào thâm canh, cải tạo giống, các giống mới có năng suất mủ cao, trữ lượng
gỗ lớn đã được thay thế dần các giống cũ. Do đó chu kỳ của cây đã được rút ngắn còn
27 năm, trong đó thời gian kiến thiết cơ bản là 7 năm và thời gian khai thác là 20 năm.
Vườn cây cao su của các đơn vị trong Tổng Công ty hầu hết đều nằm ở vùng sâu, vùng
xa, diện tích lớn trải dài trên nhiều xã, huyện vì vậy việc kiểm kê, đánh giá phân loại
vườn cây gặp rất nhiều khó khăn phức tạp.
Giá trị vườn cây cao su phụ thuộc rất lớn vào năng suất, chất lượng vườn cây.
Do đó việc xác định các yếu tố làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng vườn cây rất
có ý nghĩa trong việc xác định giá trị vườn cây cao su. Qua quá trình nghiên cứu nhận
thấy năng suất, chất lượng vườn cây cao su phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như :
giống cây, mật độ cây, phương pháp trồng, loại đất, kỹ thuật thâm canh, quy trình khai
thác và tay nghề của công nhân.
1.3.2. Giá trị thanh lý vườn cây do nhiều yếu tố quyết định :
Cây cao su hết niên hạn khai thác phải thanh lý, giá trị thu hồi khi thanh lý rất

lớn không giống những cây trồng khác, trên một hecta trung bình có thể thu được giá trị
thanh lý khoảng 80 triệu đồng, đủ để tái canh được khoảng 2 ha cao su kiến thiết cơ
bản.
Xác định giá trị thanh lý vườn cây, chính là giá trị ước thu hồi củi, gỗ cao su để
đưa vào giá trị vườn cây, tuy nhiên giá trị này rất khó xác định bởi các yếu tố sau : số
lượng, chất lượng và giá của củi, gỗ cao su ở các thời điểm thanh lý sau cổ phần hóa ở
trạng thái động không xác định được, nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố chủ quan và
khách quan sau :
+ Xác định giá cả thanh lý vườn cây trong tương lai như giá củi, gỗ cao su từ các
vườn cây thanh lý rất khó chính xác. Thời điểm thanh lý vườn cây cao su hiện tại cho
đến khi thanh lý khoảng từ 10 đến 20 năm nữa. Khi chuyển sang công ty cổ phần vườn
cây cao su sẽ tiếp tục được đầu tư khai thác cho đến khi thanh lý do đó khối lượng gỗ
và củi cũng có sự biến động so với dự kiến.
+ Do đặc điểm tự nhiên của vườn cây cao su cũng như những cây trồng khác,
phải gánh chịu nhiều yếu tố rủi ro do thiên tai, hàng năm gió bão làm gãy đổ vườn cây
cao su thường xuyên không thể ước đoán chính xác được con số cụ thể.
+ Theo chế độ khấu hao tài sản cố định và chế độ phân phối lợi nhuận hiện hành;
giá trị củi, gỗ cao su thu hồi sau thanh lý (đã khấu hao hết giá trị) là khoản thu nhập bất
thường. Lợi tức thanh lý vườn cây cao su sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, được
phân phối theo tỷ lệ vốn tham gia của các cổ đông.
Đây là một khoản lợi thế không cố định và bị phụ thuộc chi phối rất nhiều vào
thị trường củi gỗ cao su, đặc biệt khi các nước
trong khu vực thanh lý cao su hàng
lọat, giá gỗ cao su nhập khẩu có thể sẽ rẻ hơn trong nước. Bản thân thị trường gỗ,
củi cao su trong nước cũng đột biến lên xuống thất thường, đó là chưa tính đến
các yếu tố khách quan do trong quá trình đấu giá gây ra. Tóm lại khoản lợi thế khi
thanh lý của cây cao su bị chi phối rất lớn bởi các yếu tố như đã nói ở trên.
1.3.3. Giá trị vườn cây cao su gắn liền với giá trị đất :
Tài sản là vườn cây cao su được hình thành từ khi vườn cây kết thúc giai
đoạn đầu tư cho đến khi chuyển sang thời kỳ kinh doanh. Tất cả giá trị đầu tư

được chuyển thành giá trị của tài sản. Đây là giá trị của tài sản trên đất. Thực tế
khi giao dịch trên thị trường thì giá trị vườn cây cao su được tính bao gồm cả giá
trị đất, vì giá trị đất đã tạo nên giá trị giao dịch mua bán của vườn cây cao su.
Như vậy giá trị của vườn cây cao su được xác định bởi giá trị quyền sử
dụng đất và những giá trị đầu tư tài sản trên đất, để hình thành nên giá trị bất biến
của tài sản là vườn cây cao su của doanh nghiệp.
Giá trị vườn cây cao su được hiểu bao gồm 2 bộ phận cấu thành đó là giá trị tài
sản trên đất (thường gọi là suất đầu tư trên 1 ha) và “giá trị đất” có thể là quyền sử dụng
đất hoặc giá trị thuê đất trồng cao su theo qui định hiện hành.
1.3.4. Thời gian hoàn vốn dài, quy trình sản xuất khép kín, quy mô sản xuất lớn,
kỹ thuật khai thác nghiêm ngặt :
Cây cao su cho 2 loại sản phẩm chính đó là mủ cao su và gỗ cao su, để
nâng cao hiệu quả kinh doanh sản xuất cao su, phải gắn sản xuất khai thác với
chế biến và tiêu thụ sản phẩm mủ và gỗ cao su, nên mỗi doanh nghiệp phải có
cơ cấu diện tích vườn cây cao su theo năm tuổi bảo đảm sản lượng mủ và gỗ
cao su hàng năm phù hợp với quy mô và công suất của nhà máy chế biến mủ
và gỗ cao su. Xác định cơ cấu diện tích vườn cây theo giống, năm tuổi để có
sản lượng mủ và gỗ nguyên liệu bảo đảm tương đối ổn định cho các nhà máy
chế biến mủ và gỗ cao su hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của
từng công ty. Từ những lý do nêu trên, việc xác định giá trị doanh nghiệp của
mỗi doanh nghiệp sẽ khác nhau được quyết định bởi tính hợp lý của cơ cấu
sản xuất, cơ cấu kinh doanh mặc dù vốn đầu tư giá trị còn lại trên một đơn vị
vườn cây cao su có thể tương đương nhau.
Hình 1.3: Biểu đồ phân bổ sản lượng khai thác trong năm

×