Tải bản đầy đủ (.docx) (121 trang)

Luân văn phát triển thủy sản nước ngọt ở tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (812.37 KB, 121 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Hạ Thị Hồng Nhung

PHÁT TRIỂN THỦY SẢN NƢỚC NGỌT Ở TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

HÀ NỘI, 2017


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Hạ Thị Hồng Nhung

PHÁT TRIỂN THỦY SẢN NƢỚC NGỌT Ở TỈNH PHÚ THỌ

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ ANH VŨ

HÀ NỘI, 2017



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.Các số liệu
ghi trong luận văn là trung thực.Những kết luận khoa học của luận văn chưa
từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Hạ Thị Hồng Nhung


DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
AECASEAN

Economic Community

CODEX

Codex Alimentarius
Commission

CNH
EU
FAO

European Union
Food and Agriculture
Organization of the
United Nations

FTA

GMP
GAP
HĐH
HTX
HACCP
ISO
NTTS
SSOP
UBND
VAC
Vietgap
WTO

Good Manufacturing
Practices
Golbalgap
Hazard Analysis and
Critical Control Points
International
Organization for
Standardization
Sanitation Standard
Operating Procedures

Vietnamese Good
Agricultural Practices
World Trade
Organization

Công đồng kinh tế

ASEAN
Ủy ban tiêu chuẩn Thực
phẩm CODEX quốc tế
Công nghiệp hóa
Liên minh Châu Âu
Tổ chức Lương thực và
Nông nghiệp Liên Hiệp
Quốc
Hiệp định thương mại tự
do
Thực hành tốt sản xuất
Quy trình sản xuất tốt
Hiện đại hóa
Hợp tác xã
Hệ thống phân tích mối
nguy và kiểm soát điểm
tới hạn
Tổ chức tiêu chuẩn hóa
quốc tế
Nuôi trồng thủy sản
Quy trình làm vệ sinh và
thủ tục kiểm soát vệ
sinh
Ủy ban Nhân dân
Vườn - Ao - Chuồng
Thực hành sản xuất
nông nghiệp tốt ở Việt
Nam
Tổ chức Thương mại
Thế giới



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

STT

BẢNG

TRANG

1

Biến động diện tích, sản lượng nuôi trồng, tổng sản
lượng và năng suất NTTS nước ngọt qua các năm tại
tỉnh.

44

2

Thống kê khu nuôi trồng tập trung

45

3

Thống kê cơ sở sản xuất HTX

49



MỤC LỤC

MỞ

ĐẦU

....................................................................................................................1 Chƣơng
1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM

THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN

THỦY SẢN THEO HƢỚNG HIỆN ĐẠI..................................................9 1.1.
Khái niệm, nội dung phát triển thủy sản ..............................................................9 1.2.
Vai trò quản lý của Nhà nước đối với phát triển thủy sản ........................................14
1.3. Tiêu chí đánh giá phát triển thủy sản theo hướng hiện đại ................................18
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng

đến phát triển

thủy sản theo hướng hiện

đại............................ 22 1.5. Kinh nghiệm phát triển thủy sản tại một số địa phương
trong

nước



bài


học

rút

ra

cho

tỉnh

Phú

Thọ..............................................................................................25
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỦY

SẢN NƢỚC NGỌT

TẠI TỈNH PHÚ
THỌ .........................................................................................................................................................
......................33 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến phát triển thủy
sản

nước

ngọt

theo

hướng


hiện

đại

tại

tỉnh

Phú

Thọ........................................................................33 2.2. Chính sách của Trung ương
và tỉnh Phú Thọ đối với phát triển thủy sản..........39 2.3. Phát triển thủy sản theo
hướng hiện đại............................................................ 44 2.4. Phát triển thủy theo
hướng hiện đại ...................................................................49 2.5. Đánh giá thực
trạng phát triển thủy sản nước ngọt theo hướng hiện đại ...........60
Chƣơng 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỦY SẢN NƢỚC
NGỌT THEO HƢỚNG HIỆN ĐẠI HÓA TẠI TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2018 –

3.1.

2025 . 66

Bối

cảnh

.....................................................................................................66

mới

3.2.

Quan

điểm ..........................................................................................................68 3.3. Các
giải pháp thúc đẩy phát triển thủy sản nước ngọt tại tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn
2018



2025 ......................................................................................................70


KẾT
LUẬN ..............................................................................................................79 TÀI

LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 80


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Những năm gần đây ngành thủy sản ngày càng đóng vai trò quan trọng trong
phát triển kinh tế xã hội của nước ta. Sự phát triển của ngành thủy sản đã đưa ngành
này từmột lĩnh vực sản xuất thứ yếu thành một ngành sản xuất hàng hóa mũi
nhọn, góp phần quan trọng vào xuất khẩu, đưa nước ta từ chỗ chưa có tên trong
danh sách đến trở thành một nước trong danh sách 10 nước xuất khẩu thủy sản
lớn nhất thế giới, với những sản phẩm đứng đầu ở thị trường thế giới như tôm sú,
cá tra,...
Ngành thủy sản phát triển góp phần trong sự nghiệp xóa đói giảm nghèo, đảm
bảo công bằng xã hội, đảm bảo công bằng xã hội, nhất là đối với các vùng nông

thôn nghèo, vùng sâu, vùng xa.Tại nhiều địa phương, thủy sản, đặc biệt là nuôi
trồng thủy sản, đã được xác định là hướng quan trọng để chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp nông thôn, đảm bảo nguồn sinh kế và đảm bảo thực phẩm cho
dân cư.…
Để tiếp tục phát huy vai trò của ngành thủy sản trong phát triển kinh tế xã hội,
Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhằm thúc đẩy phát triển thủy sản nhằm:
chủ động đầu tư xây dựng các hạng mục hạ tầng nuôi trồng thủy sản, vùng sản xuất
con giống tập trung bao gồm: hệ thống cấp thoát nước đầu mối, đê bao, kè, đường
giao thông, hệ thống điện, công trình xử lý nước thải chung; nâng cấp cơ sở hạ
tầng các trung tâm giống thủy sản quốc gia. Nhà nước ban hành chính sách khuyến
khích các nhà khoa học tìm tòi nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
vào trong sản xuất; định hướng phát triển thủy sản theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa; ký kết nhiều hiệp định song phương góp phần thức đẩy ngành thủy
sản; thực hiện các chính sách ưu đãi thuế cho doanh nghiệp đầu tư vào thủy sản;
hỗ trợ các địa phương kinh phí đào tạo nguồn nhân lực,...
Nhờ những chính sách kịp thời của Nhà nước đã tạo nên những điều kiện
thuận lợi cho thủy sản phát triểntheo hướng hiện đại hóa, hội nhập với nền kinh tế
toàn cầu hóa. Ngành thủy sản có cơ hội sử dụng các thành tựu của khoa học kỹ
thuật vào sản xuất: sử dụng robot, áp dụng internet vạn vật, …; sản xuất tập trung


theo một số mô hình như: hợp tác xã, chuỗi, trang trại… để tạo nên sản phẩm có
chất lượng cao, sức cạnh tranh lớn, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ rộng rãi trong nước và
trên thế giới.
Phú Thọ là một tỉnh trung du miền núi phía Bắc, có vị trí là trung tâm và là
cửa ngõ phía Tây Bắc của thủ đô Hà Nội, nằm trên trục hành lang kinh tế Hải
Phòng – Hà Nội – Trung Quốc và là nơi hợp lưu của ba con sông lớn là Sông Hồng,
sông Đà và sông Lô. Với hệ thống sông ngòi chằng chịt (Sông Thao, Sông Đà, Sông
Lô, Sông Bứa, Sông Chảy, Ngòi Lao, Ngòi Giành, Ngòi Me, ...) và hệ thống trên
2000 hồ, đập, công trình thủy lợi và hồ đầm tự nhiên rất thuận lợi cho phát triển
thủy sản. Diện tích tiềm năng có thể nuôi trồng thủy sản là trên 30 ngàn ha; trong đó

có 14.000ha mặt nước ao, hồ, đầm, ruộng trũng và 16.000ha mặt nước sông, suối.
Tận dụng lợi thế địa lý trong những năm qua ngành thủy sản của tỉnh đã có
bước phát triển cả về quy mô, diện tích, sản lượng mang lại hiệu quả rõ nét, đưa
thủy sản trở thành chương trình nông nghiệp trọng điểm của tỉnh, góp phần chuyển
đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi,
thủy sản, giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, góp phần xóa đói, giảm nghèo và nâng cao
đời sống nhân dân. Tuy nhiên, sự phát triển thủy sản của tỉnh còn chưa tương xứng
với tiềm năng, lợi thế và còn nhiều tồn tại và thách thức cần được giải quyết:
Năng suất, sản lượng, hiệu quả đầu tư trên đơn vị diện tích còn thấp, chưa
tương xứng với tiềm năng.
Hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước lĩnh vực thủy sản còn nhiều hạn
chế: công tác chỉ đạo và tổ chức sản xuất theo quy hoạch, kế hoạch chưa được quan
tâm; nguồn lực đầu tư phát triển sản xuất còn rất hạn chế; dịch vụ phục vụ phát triển
sản xuất chưa phát triển; công tác thanh tra, kiểm tra chưa đáp ứng được yêu cầu; cơ
chế chính sách khuyến khích phát triển chưa hấp dẫn; lực lượng cán bộ quản lý lĩnh
vực chuyên ngành mỏng, trang thiết bị thiếu ....

2


Chưa xây dựng được các chính sách thích hợp để thu hút được các nhà đầu tư,
các nhà khoa học về đầu tư, nghiên cứu tại tỉnh Phú Thọ để thúc đẩy ngành thủy sản
của tỉnh có những bước phát triển nhảy vọt.
Với những nội dung nêu trên, để thúc đẩy phát triển sản xuất thủy sản nước
ngọt trên địa bàn nhanh và bền vững, cần phải giải quyết được những tồn tại,
hạn chế. Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về vấn đề này.
Những lý do trên đây đã thôi thúc tôi chọn đề tài“ Phát triển thủy sản nƣớc ngọt
ở tỉnh Phú Thọ” làm luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý kinh tế.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về thủy sản từ nhiều chiều cạnh, mục đích,

phương pháp nghiên cứu khác nhau mà tôi đã tiếp cận. Tuy nhiên, trong khuôn khổ
đề tài luận văn, tôi xin được đề cập đến một số tài liệu sau như:
Trong cuốn sách:Bách khoa thủy sản của Trung ương Hội nghề cá Việt Nam,
2007,các tác giả tập trung nghiên cứu 6 nhóm nội dung cơ bản: Môi trường, nguồn
lợi thủy sản, khai thác, nuôi trồng, bảo quản và chế biến, kinh tế xã hội nghề cá.
Luận văn thạc sĩ: "Tăng cường công tác quản lý nhà nước về kinh tế đối với
ngành thủy sản tỉnh Phú Thọ đến 2020" của Nguyễn Thanh Tùng, đi sâu vào phân
tích thực trạng công tác quản lý nhà nước về kinh tế đối với thủy sản và đưa ra giải
pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với ngành thủy sản tại
tỉnh Phú thọ. Công trình mới chú trọng nghiên cứu về công tác quản lý chưa đề
cập đến hướng phát triển cho ngành thủy sản của tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn mới.
Báo cáo:"Việt Nam, nghiên cứu ngành thủy sản" của tác giả Ronald D. Zweig
et al, 2005. Tác giả tập trung nghiên cứu, phân tích xem xét hiện trạng và các nhu
cầu trong lĩnh vực khai thác và nuôi trồng thủy sản và quản lý nguồn lợi ở Việt
Nam và xác định những lĩnh vực then chốt nhất để có những tác động nhằm xóa
đói, giảm nghèo, tăng sản lượng và cải thiện quản lý môi trường trên cơ sở phát
triển bền vững. Báo cáo là sự tổng hợp chung của toàn ngành thủy sản, là tài liệu
cho các địa phương tham khảo và chắt lọc kiến thức phù hợp với địa phương mình,

3


báo cáo không đi sâu nghiên cứu một địa phương nào nên những giải pháp đưa ra
đôi khi không phù hợp với các địa phương khác nhau trong cả nước.
Bài viết: "Giải pháp quản lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản các huyện
phía nam thành phố Hà Nội" của tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Anh, Phạm Văn Hùng,
Tạp chí khoa học và phát triển 2012, tập 10 số 7. Công trình đã khái quát một số
giải pháp quản lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản nhằm giảm thiểu ô
nhiễm nước NTTS và phát triển NTTS một cách bền vững cho các huyện phía
nam thành phố Hà Nội.

Luận văn thạc sĩ: "Đánh giá hiện trạng sản xuất giống thủy sản tại tỉnh Phú
Thọ", của Trần Văn Sang. Luận văn đi sâu vào đánh giá hiện trạng sản xuất giống,
ương giống thủy sản ở tỉnh Phú Thọ; từ đó nêu bật lên những khó khăn, vướng
mắc tỉnh Phú Thọ gặp phải trong sản xuất con giống. Qua quá trình phân tích thực
trạng ở trên luận văn đưa ra một số giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng con
giống đáp ứng nhu cầu phát triển thủy sản và quy hoạch phát triển ngành thủy sản
của tỉnh Phú Thọ.
Luận án tiến sĩ: "Phát triển bền vững ngành chế biến thủy sản tỉnh Bến Tre".
của tác giả Nguyễn Văn Hiếu. Luận án đi sâu vào phân tích thực trạng phát triển
ngành chế biến thủy sản của tỉnh Bến Tre từ đó đề xuất giải pháp để phát triển bền
vững ngành chế biến thủy sản của địa phương nghiên cứu.
Luận án tiến sĩ: "Giải pháp phát triển thương hiệu cho hàng thủy sản xuất khẩu
của Việt Nam", của tác giả Trương Thị Thúy Bình. Luận án nêu lên sự cần thiết
phải phát triển thương hiệu cho hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam. Từ đó đề
xuất giải pháp phát triển thương hiệu hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam trên thị
trường quốc tế.
Luận án tiến sĩ: "Phân tích chuỗi giá trị thủy sản của tỉnh Nghệ An", của tác
giả Nguyễn Thị Thúy Vinh. Luận án tập trung phân tích chuỗi giá trị thủy sản của
tỉnh Nghệ An, đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển chuỗi thủy sản trên địa
bàn nghiên cứu.

4


Luận án tiến sĩ: "Hoàn thiện chính sách khuyến ngư nhằm phát triển NTTS
vùng ven biển Bắc Bộ", của tác giả Nguyễn Hữu Thọ. Luận án đi sâu đánh giá thực
trạng chính sách khuyến ngư tại vùng ven biển Bắc Bộ từ đó đề xuất giải pháp phát
triển NTTS vùng ven biển Bắc Bộ.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích của đề tài

Thông qua phân tích, đánh giá thực trạng, hiệu quả qúa trình phát triển, nuôi
trồng thủy sản tại tỉnh Phú Thọ từ đó rút ra những kết luận về ưu điểm, tồn tại, hạn
chế và nguyên nhân gây nên hạn chế trong quá trình phát triển. Qua đó xác định
mục tiêu, quan điểm, giải pháp vàđề xuất phương hướng phát triểnthủy sản theo
hướng hiện đại .
3.2. Nhiệm vụ của đề tài
Để đạt được mục đích trên, luận văn phải thực hiện được những nhiệm vụ sau:
Luận văn tiến hành hệ thống lại cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển thủy
sản: khái niệm, vị trí, vai trò của việc phát triển thủy sản theo hướng hiện đại,
những nội dung và chính sách phát triển thủy sản hiện nay.
Phân tích thực trạng phát triển thủy sản nước ngọt hiện nay trên địa bàn tỉnh
Phú Thọ, đánh giá được những ưu điểm, tồn tại, hạn chế, nguyên nhân gây nên
những hạn chế đó. Từ đó nêu lên những vấn đề đặt ra trong phát triển thủy sản nước
ngọt ở tỉnh Phú thọ theo hướng hiện đại.
Từ việc phân tích thực trạng phát triển thủy sản luận văn tìm và đưa ra quan
điểm,giải pháp, định hướng phát triển thủy sản ngước ngọt theo hướng hiện đại
trong giai đoạn 2018 – 2025 tại tỉnh Phú Thọ.
4.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là phát triển thủy
sản nước ngọt tại tỉnh Phú Thọtheo hướng hiện đại.
Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi không gian: Đề tài luận văn nghiên cứu trên phạm vi tỉnh Phú Thọ.
5


Phạm vi nội dung nghiên cứu: Luận văn tập trung phân tíchmột số nội dung
chính, những vấn đề cần giải quyết để thúc đẩy nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở Phú
Thọ phát triển theo hướng hiện đại nhưvấn đề quy hoạch; cơ chế chính sách; chuyển
dịch cơ cấu ngành thủy sản, tổ chức sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong
sản xuất,...

Phạm vi thời gian nghiên cứu:Đánh giá thực trạng phát triển thủy sản nước
ngọt tại tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 – 2016. Từ đó đề xuất giải pháp phát triển thủy
sản nước ngọt giai đoạn 2018 – 2025theo hướng hiện đại.

6


5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu đề ra, đề tài sử dụng các phương pháp định lượng
kết hợp với phương pháp định tính trong tất cả các giai đoạn của quá trình nghiên
cứu đề tài. Cụ thể, phương pháp nghiên cứu đề tài được thể hiện qua các nội dung
sau:
Phương pháp tổng hợp, xử lý thông tin: Thu thập tài liệu thứ cấp, gồm các
công trình nghiên cứu trước đây: Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ
đến năm 2025; Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Phú Thọ; các báo cáo phát triển
thủy sản của tỉnh Phú Thọ. Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Phú Thọ đến năm 2025,
chương trình phát triển thủy sản tỉnh Phú Thọ; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú
Thọ... Tài liệu được thu thập và xử lý sử dụng ở chương 2 của đề tài nhằm tìm ra
các mối quan hệ luận giải về các vấn đề có liên quan đến phát triển thủy sản nước
ngọt theo hướng hiện đại.
Phương pháp phân tích thông tin: dùng để xem xét, phân tích các thông tin có
sẵn trong tài liệu, từ đó rút ra những thông tin cần thiết phục vụ cho mục đích
nghiên cứu của đề tài. Trên cơ sở phân tích, nghiên cứu tài liệu tác giả kế thừa các
kết quả nghiên cứu đã có, sử dụng nó để so sánh, minh họa cho những kết quả khảo
sát của mình, từ đó khẳng định những đóng góp mới của mình.
Phương pháp phân tích thống kê, so sánh đốichiếu: được sử dụng để phân tích
thực trạng ở chương 2 qua đó đưa ra cái nhìn tổng quát, xác thức và đo lường mức
độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động, hiệu quả kinh tế xã hội đạt được trong quá
trình phát triển ngành thủy sản theo hướng hiện đại.
Phương pháp thống kê mô tả: dùng để thống kê tài liệu, con số, sự kiện, dữ

liệu, ... và phân tích chúng để làm rõ thực trạng phát triển thủy sản ở chương 2.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Tuy không phải là công trình đầu tiên nghiên cứu có hệ thống, quy mô, toàn
diện về phát triển thủy sản nước ngọt tại tỉnh Phú Thọ nhưng luận văn đã góp một

7


phần bổ sung những thiếu sót mà các công trình nghiên cứu trước chưa đề cập đến
về phát triển thủy sản tại tỉnh Phú Thọ.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Về mặt thực tiễn, những kết quả nghiên cứu của luận văn là cơ sở để những
người trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực thủy sản , đặc biệt là những cán bộ thủy
sản tại tỉnh Phú Thọ tham khảo để có hướng phát triển thủy sản theo hướng hiện
đại, làm cơ sở khoa học phục vụ cho việc học tập của sinh viên chuyên ngành
thủy sản và những ai quan tâm đề tài, gợi mở hướng nghiên cứu để những
người tâm huyết đi sầu vào tìm hiểu. Đồng thời nó giúp những cán bộ, chuyên
viên trực tiếp làm về lĩnh vực thủy sản có cái nhìn sâu sắc hơn về vai trò, tầm quan
trọng của việc phát triển thủy sản theo hướng hiện đại.
7. Cơ cấu của luận văn
Cấu trúc của luận văn ngoài phần mục lục, danh mục các chữ viết tắt, danh
mục các bảng biểu, mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phục lục, đề tài được kết
cấu gồm 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễnphát triển thủy sảntheo
hƣớng hiện đại
Chƣơng 2: Thực trạng phát triển thủy sản nƣớc ngọt tại tỉnh Phú Thọ
Chƣơng 3: Quan điểm và giải pháp thúc đẩy phát triển thủy sản
nƣớc ngọt tại tỉnh Phú Thọgiai đoạn 2018 - 2025.



8


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN
THỦY SẢNTHEO HƢỚNG HIỆN ĐẠI
1.1. Khái niệm, nội dung phát triển thủy sản
1.1.1.Khái niệm
* Khái niệm thủy sản
Theo tổ chức FAO, thủy sản là một thuật ngữ chỉ chung về các nguồn lợi, sản
vật đem lại cho con người từ môi trường nước và được con người khai thác, nuôi
trồng thu hoạch sử dụng làm thực phẩm, nguyên liệu hoặc bán trên thị trường.
Trong các loại hình thủy sản, thông dụng nhất là hoạt động đánh bắt, nuôi
trồng, khai thác các loại cávà đánh bắt trên cơ sở nuôi trồng thủy sản. Một số loài
là cá trích, cá tuyết, cá cơm, cá ngừ, cá bơn, cá đối, tôm, cá hồi, hàu và sò điệp có
năng suất khai thác cao.
Đánh bắt thủy sản hay khai thác thủy sản là hoạt động của con người thông
qua các ngư cụ, ngư thuyền và ngư pháp nhằm khai thác nguồn lợi thủy sản tự
nhiên. Sản phẩm của khai thác thủy sản bao gồm: cá thực phẩm cho tiêu thụ trực
tiếp của con người, con giống phục vụ cho nuôi trồng thủy sản và cho đánh bắt trên
cơ sở nuôi trồng thủy sản; làm thức ăn cho gia súc và nuôi trồng thủy sản.
NTTS đã trực tiếp hoặc gián tiếp tác động lớn đến đời sống của hơn 500 triệu
người ở các nước đang phát triển phụ thuộc vào nghề cá và nuôi trồng thủy
sản.Nuôi trồng thủy sản là hoạt động đem con giống tự nhiên hay nhân tạo thả vào
thiết bị nuôi và đối tượng nuôi được sở hữu trong suất quá trình nuôi. Sản
phẩm nuôi trồng thủy sản bao gồm: sản xuất con giống nhân tạo cho NTTS và
đánh bắt được tăng cường trên cơ sở nuôi trồng; sản phẩm của hoạt động nuôi
trồng là cá thực phẩm cho nhu cầu tiêu thụ trực tiếp của con người, bao gồm cả sản
xuất cá mồi cho khai thác thủy sản hay vỗ béo cá tự nhiên.

* Khái niệm phát triển thủy sản

9


Phát triển thủy sản là quá trình vận động của ngành thủy sản nhằm chuyển đổi
từ nuôi trồng truyền thống, manh mún, nhỏ lẻ là chủ yếu sang nuôi trồng theo
hướng hiện đại, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng, chế biến và
đánh bắt, hình thành các vùng nuôi trồng tập trung, phát triển các hợp tác xã, các
chuỗisản phẩm; phát triển thủy sản sạch, nuôi trồng theo công nghệ cao... nhằm đáp
ứng mục tiêu của phát triển nông ghiệp bền vững.
Đối với các địa phương không có biển thì phát triển thủy sản chủ yếu là phát
triển nuôi trồng, còn đánh bắt và chế biến thủy sản thường không phát triển tương
xứng với nuôi trồng. Các sản phẩm nước ngọt chủ yếu cung cấp cho thị trường dưới
dạng tươi sống.
* Khái niệm phát triển thủy sản theo hƣớng hiện đại
Phát triển thủy sản theo hướng hiện đại là quá trình phát triển thủy sản thích
ứng với nhu cầu của thị trường ngày càng đa dạng và khó tính, phù hợp với bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Đó là nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghiệp
hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH), tập trung dựa trên nền tảng khoa học công nghệ
cao, kỹ thuật và quy trình nuôi trồng sản xuất tiên tiến hiện đại, thích ứng với biến
đổi khí hậu nhằm tạo ra những sản phẩm nông nghiệp có chất lượng đẳng cấp về
công nghệ, giá trị gia tăng cao, có năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững.
Quá trình phát triển thủy sản thích ứng với nhu cầu của thị trường là quá trình
ứng dụng công nghệ cao vào các khâu của quá trình sản xuất nhưng phải đảm bảo
phù hợp với điều kiện môi trường, biến đổi khí hậu để sử dụng hiệu quả các nguồn
lực sẵn có và đổi mới tổ chức nhằm tạo ra năng suất, chất lượng cao với những
sản phẩm có tính đẳng cấp và giá trị gia tăng cao, mang tính cạnh tranh quốc tế và
tính bền vững.
Phát triển thủy sản theo hướng CNH - HĐH mang lại nhiều lợi ích to lớn, là

đem khoa học công nghệ cao ứng dụng ở tất cả các khâu của quá trình nuôi trồng,
chế biến thủy sản từ nghiên cứu phát triển nuôi trồng giống thủy sản mới thích ứng
với sự biến đổi của khí hậu ngày càng phức tạp, nghiên cứu môi trường nước, đặc
điểm sinh học của mỗi loại thủy sản, kỹ thuật nuôi trồng, chế biến sạch giúp giảm ô

10


nhiễm môi trường, bảo vệ nguồn lợi tự nhiên, … từ đó giúp người dân chủ động
trong giảm sự lệ thuộc vào thời tiết và khí hậu. Phát triển thủy sản theo hướng CNH
- HĐH còn góp phần thúc đẩy mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng tính cạnh tranh
với các sản phẩn ngoại nhập, đưa sản phẩm thâm nhập vào những thị trường khó
tính; giúp ra tăng việc làm, xóa đói giảm nghèo.
1.1.2. Nội dung phát triển thủy sản theo hướng hiện đại
Phát triển nuôi trồng và chế biến thủy sản tập trung có quy mô lớn và
chất lƣợng cao.
Trong giai đoạn hiện nay, khi yêu cầu xúc tiến phát triển thủy sản theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa trở nên mạnh mẽ thì việc phát triển thủy sản công
nghệ cao bao gồm những nội dung chính:
Lựa chọn các tiến bộ khoa học phù hợp ứng dụng vào trong nuôi trồng và chế
biến thủy hải sản như tiến bộ về giống, phương thức nuôi trồng tiên tiến, công nghệ
nuôi trồng thâm canh và từng bước ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, xây
dựng thương hiệu nhằm khẳng định vị trí của ngành trên thị trường. Sự phát triển
của công nghệ thông tin đã mở đường cho ngành thủy sản phát triển theo hướng
thông minh, mang lại tiềm năng rất lớn cho ngành thủy sản. Chẳng hạn công nghệ
thông tin giúp cải thiện hệ thống dữ liệu thống kê ngành thủy sản, hỗ trợ phát triển
hệ thống báo cáo và phân tích các giải pháp phát triển thủy sản; các thiết bị điện tử
giúp phân tích được chất lượng nguồn nước, chất lượng tầng đáy, dự báo năng suất,
phát hiện dịch bệnh, tính toán lượng thức ăn, thuốc phù hợp nhằm giảm chi phí, ô
nhiễm môi trường,...

Sản phẩm thủy sản công nghệ cao mang tính đặc trưng của mỗi vùng sinh thái
nuôi trồng. Nuôi trồng, chế biến thủy sản công nghệ cao là một chu trình khép kín,
khắc phục được tác động bất lợi của điều kiện tự nhiên và hạn chế rủi ro của thị
trường.
Hình thành các khu thủy sản công nghệ tập trung thực hiện ứng dụng thành
tựu nghiên cứu và phát triển công nghệ cao vào ngành thủy sản nhằm: chọn và nhân

11


giống những thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao, chất lượng cao; tạo ra các loai trang
thiết bị hiện đại phục vụ nuôi trồng và chế biến thủy sản.
Thủy sản trong 30 năm trở lại đây luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt coi
trọng. Với sự tham gia của các thành phần xã hội, thành phần kinh tế, đặc biệt là
khu vực doanh nghiệp, những thành tựu đạt được của ngành thủy sản trong thời
kỳ đổi mới có nhiều ý nghĩa quan trọng. Tuy vậy, nuôi trồng thủy sản chủ yếu vẫn
dựa vào nền tảng kinh tế hộ gia đình quy mô nhỏ, phân tán và kỹ thuật lạc hậu,...
Đây là nguồn gốc của đói nghèo và hạn chế phát triển kinh tế - xã hội. Muốn
phát triển ngành theo hướng hiện đại đòi hỏi phải phát triển nuôi trồng, chế biến
thủy sản theo hướng hàng hóa tập trung dựa trên nền tảng khoa học công nghệ
tiên tiến. Muốn vậy cần phải có những chính sách, quy hoạch cụ thể, chi tiết và
hợp lý; dần hoàn thiện các chính sách khuyến khích và trợ giúp kinh tế hộ trang trại, HTX phát triển, như: chính sách tín dụng ưu đãi đầu tư, chính sách
thuế, chinh sách khuyến nông và chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn lực lao
động tạo năng lực áp dụng khoa học công nghệ, phát triển các mô hình điểm
sáng trong tỉnh và phổ biến, chuyển giao tạo sự lan tỏa trong cộng đồng và người
dân.
Trong điều kiện cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, với sự bùng nổ mạnh mẽ về
công nghệ thì đây đang là xu hướng tích cực nhằm chuyển đổi nuôi trồng thủy sản
nhỏ lẻ, giá trị thấp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung từ đó từng bước làm thay
đổi diện mạo của ngành trên con đường phát triển và hội nhập.

Tổ chức sản xuất và nuôi trồng theo hƣớng hiện đại
Tình trạng nuôi trồng thủy sản vẫn chủ yếu là nhỏ lẻ, manh múm, năng suất và
năng lực cạnh tranh sản phẩm thấp, bị động trước những biến động của thị trường,
cho nên dù thủy sản được chú trọng phát triển nhưng chưa đạt được nhiều bước tiến
mang tính đột phá. Do đó, phát triển thủy sản theo hướng hiện đại, chuyển đổi mô
hình tăng trưởng không thể dựa trên nền tảng kinh tế hộ qui mô nhỏ lẻ, phân
tán. Muốn vậy thì phải tiến hành tổ chức lại sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa
lớn, quy mô tập trung. Điều này có nghĩa là nếu không tái cơ cấu tổ chức sản xuất


trên các diện tích nuôi trồng lớn, quy trình sản xuất, thu hoạch, bảo quản và
thương mại
12


phải được thiết lập trên yêu cầu cơ sở của doanh nghiệp và thị trường. Ngành thủy
sản muốn tạo giá trị gia tăng nâng cao hiệu quả nuôi trồng, không có sự lựa chọn
nào khác là gắn kết hộ nông dân và doanh nghiệp, tham gia ngày càng sâu hơn vào
chuỗi giá trị toàn cầu.
Trong ngành thủy sản hoạt động sản xuất kinh doanh có nhiều khâu có quan
hệ với nhau: cung ứng các yếu tố đầu vào, nuôi trồng, thu mua vận chuyển, chế
biến, tiêu thụ. Quá trình đó là một chuỗi các hoạt động kinh tế trong đó mỗi tác
nhân sẽ bổ sung thêm vào giá trị của sản phẩm. Vì thế khó khăn trước mắt là phải tổ
chức lại sản xuất hộ theo quy mô hợp tác xã, quy mô tập trung gắn kết với doanh
nghiệp, làm sao hình thành chuỗi sản phẩm, hình thành các vùng nuôi trồng chuyên
canh có quy mô vừa và lớn.
Liên kết trong sản xuất nông nghiệp hiện nay chủ yếu được tiến hành theo trục
dọc (giữa doanh nghiệp với người nông dân) và trục ngang (giữa các hộ nông dân
với nhau). Xây dựng mối liên kết này, về bản chất là nhằm hình thành một kênh tiêu
thụ mới trong chuỗi giá trị thông qua loại bỏ bớt tác nhân trung gian giữa nuôi trồng

và kinh doanh, rút ngắn độ dài kênh tiêu thụ, góp phần trực tiếp nâng cao đời sống
cho người dân. Tác động lớn nhất của liên kết theo chuỗi giá trị là khắc phục được
ba điểm yếu: nuôi trồng nhỏ lẻ, tự phát, không tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng,
thị trường tiêu thụ chất lượng không ổn định.Như vậy, để liên kết bền vững, cần xây
dựng hoàn thiện thể chế liên kết, xác định nghĩa vụ, trách nhiệm và các tác nhân
tham gia một cách công bằng.Tham gia vào chuỗi sản phẩm bao gồm các tác nhân
như doanh nghiệp, hộ nông dân, các hợp tác xã ... trong đó vai trò của doanh nghiệp
là hạt nhân cốt yếu, làm nền tảng cho mọi liên kết thực hiện được nền sản xuất hàng
hóa tập trung.
Phát triển ngành thủy sản thƣơng mại hiện đại, phát huy lợi thế cạnh
tranh, đáp ứng nhu cầu thị trƣờng trong bối cảnh hội nhập.
Hiện nay chúng ta đang bước vào thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng với nhiều
sự thay đổi: thực hiện lộ trình thuế nhập khẩu tiệm cận đến bằng không; chuyển đổi
thể chế, pháp luật và thương mại toàn cầu. Khi hội nhập càng sâu, càng thấy ngành
13


thủy sản có những bước tiến mạnh nhưng chưa bền vững, nước ta có nhiều lợi thế
phát triển thủy sản nhưng chưa khai thác tận dụng được một cách có hiệu quả. Nông
dân có thể nuôi trồng hầu hết các loại thủy sản nhưng không tiêu thụ hết được các
sản phẩm vì không có thị trường đầu ra. Nguyên nhân chính là họ vẫn còn đơn độc
trong sản xuất, hoạt động tự phát theo kiểu mạnh gì làm đấy, sản xuất theo phong
trào.
Chính vì thế, để thực hiện quá trình tái cấu trúc ngành thủy sản truyền thống
sang nuôi trồng chế biến thương mại hiện đại với các mục tiêu lớn: nâng cao thu
nhập của nông dân lên mức khá; bảo đảm an ninh, an toàn lương thực, thực phẩm,
môi trường; tăng xuất khẩu thay thế nhập khẩu để có xuất siêu lớn. Muốn vậy cần
xác định rõ: ở các địa phương, các tỉnh cần xác định mặt hàng có lợi thế để tập
trung đầu tư nguồn lực sản xuất, xây dựng chuỗi giá trị hoàn chỉnh từ vùng
chuyên canh cho đến các cụm công nghiệp và thương mại hỗ trợ. Đối với cả

nước thì xác định mặt hàng thủy sản chính và trên cơ sở đó có chiến lược quy
hoạch về cung và cầu, về thị trường.
Cần lựa chọn, chuyển đổi mô hình phát triển thủy sản. Nghiên cứu các nền
thủy sản trên thế giới cho thấy mô hình cần xây dựng ở nước ta hiện nay nuôi trồng
chế biến thủy sản thương mại hiện đại trên cơ sở quan hệ sản xuất mới trong đó
nông dân phải chuyên nghiệp; thủy sản là lĩnh vực ưu tiên trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa; nông thôn mới dân chủ, công bằng, văn minh.
1.2. Vai trò quản lý của Nhà nƣớc đối với phát triển thủy sản
Năm 1981, thủy sản là ngành kinh tế đầu tiên được chính phủ cho phép vận
dụng kinh tế thị trường trong sản xuất và kinh doanh. Đặc biệt năm 1986, khi bước
vào thời kỳ đổi mới, thị trường sản xuất thủy sản đã được mở rộng và tăng trưởng
với tốc độ nhanh, mở đường cho quá trình chuyển đổi cơ cấu trong sản xuất công
nghiệp và khai thác đánh bắt chăn nuôi. Có thể nhận thấy được Nhà nước đóng
một vai trò chủ đạo quan trọng trong việc quản lý và phát triển thủy sản hiện nay
thông qua:

14


Công tác quy hoạch
Nhà nước chỉ rõ các quan điểm trong quy hoạch phát triển thủy sản
phảiphù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cả nước, phù hợp với quy
hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và
phát triển bền vững, tiếp tục đưa thủy sản trở thành một ngành sản xuất hàng hóa
lớn với khả năng cạnh tranh cao. Phát triển thủy sản dựa trên cơ sở khai thác, sử
dụng hiệu quả lợi thế, tiềm năng, tiếp tục thực hiện tái cơ cấu ngành thủy sản cùng
với quá trình hiện đại hóa nghề cá. Hình thành các trung tâm nghề cá lớn, gắn kết
với các ngư trường trọng điểm, vùng sản xuất nguyên liệu tập trung, với khu
công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ. Đảm bảo mối quan hệ kết hợp hài hòa
lợi ích với các ngành kinh tế khác và phát triển kinh tế-xã hội các vùng, địa

phương; đồng thời thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái và
bảo vệ nguồn lợi thủy sản, gắn với bảo vệ chủ quyền quốc gia và an ninh quốc
phòng trên các vùng biển, đảo. Phát triển thủy sản gắn với đổi mới và phát triển
quan hệ sản xuất, chú trọng các hình thức liên kết, hợp tác giữa sản xuất nguyên
liệu với chế biến và tiêu thụ; nâng cao vai trò tham gia quản lý của cộng đồng, vai
trò của các Hội, Hiệp hội ngành nghề trong sản xuất thủy sản; đồng thời tăng
cường vai trò quản lý nhà nước và không ngừng cải cách hành chính. Quy hoạch
phát triển thủy sản hướng đến cải thiện điều kiện sống, nâng cao thu nhập của
cộng đồng ngư dân, tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu
sản xuất thủy sản hàng hóa với trình độ kỹ thuật và công nghệ ngày càng cao, gắn
với xây dựng, phát triển nông thôn mới, xây dựng các làng cá giàu đẹp, văn minh.
Từ những quan điểm trên nhà nước nêu rõ định hướng quy hoạch phát triển
thủy sản: cần tổ chức lại sản xuất trong khai thác hải sản phù hợp với từng nhóm
nghề, từng ngư trường và từng vùng biển, gắn khai thác với bảo vệ và phát triển
nguồn lợi thủy sản, đổi mới các hình thức hợp tác nhằm nâng cao hiệu quả và phát
triển bền vững ngành thủy sản; ưu tiên phát triển nuôi công nghiệp đối với các
đối tượng thủy sản xuất khẩu chủ lực, phù hợp tiềm năng và thế mạnh của từng
vùng và yêu cầu của thị trường; đồng thời tổ chức lại sản xuất theo hướng nâng
cao giá trị


15


×