Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

GA tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ lớp 11 5 hoạt động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.51 KB, 25 trang )

Ngày soạn: 08/04/2017
TÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ
(Trích Chinh phụ ngâm)
Đặng Trần Côn – Đoàn Thị Điểm (?)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Hiểu được tâm trạng cô đơn, lẻ loi của người chinh phụ, sự đồng cảm sâu sắc của tác giả đối với khát vọng hạnh phúc lứa đôi.
- Thấy được nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật và âm điệu thiết tha của đoạn trích.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu Ngâm khúc theo đặc trưng thể loại; rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm Ngâm khúc, đọc diễn cảm đoạn trích
để thể hiện được tâm trạng bi thiết của nhân vật trữ tình.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong trích đoạn của Ngâm khúc.
- Kết hợp rèn kĩ năng viết văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
3. Thái độ
- Có thái độ lên án, căm ghét chiến tranh phi nghĩa, đồng cảm với khát vọng hạnh phúc con người.
- Trân trọng tài năng, cảm phục trái tim nhân đạo của tác giả.
 Năng lực: năng lực tiếp nhận văn học (tri giác ngôn ngữ nghệ thuật, phân tích cắt nghĩa, khái quát hóa chi tiết nghệ thuật, cảm thụ
thẩm mĩ…); năng lực giao tiếp tiếng Việt; năng lực sáng tạo; năng lực hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề.
1


B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Phương pháp đặc thù: phương pháp đọc sáng tạo, phương pháp gợi mở, phương pháp giảng bình, phương pháp so sánh, phương
pháp nghiên cứu,…
- Phương pháp chung: phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp vấn đáp đàm thoại, phương pháp thuyết trình, kĩ thuật dạy
học theo nhóm, kĩ thuật sơ đồ tư duy, kĩ thuật trình bày một phút.
2. Phương tiện dạy học
- Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 10, tập II, tài liệu tham khảo, thiết kế bài giảng.
- Giấy A0, bút dạ, máy chiếu.
C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC


1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục đích: Thu hút sự tập trung chú ý, tư duy, nhận thức, gợi hứng thú, chuẩn bị tâm thế cho học sinh; huy động kiến thức cũ, kiến
thức liên quan làm hành trang để tiếp nhận kiến thức mới.
- Phương pháp: trực quan, vấn đáp.
- Thời gian: 5 phút.

2


Hoạt động của GV và HS

Kiến thức cần đạt

- GV: Tổ chức trò chơi Mảnh ghép.

- Giữa thế kỉ XVII, đất nước diễn ra nội chiến liên miên
giữa hai tập đoàn phong kiến: Lê – Trịnh đàng ngoài và
chúa Nguyễn đàng trong. Triều đình bắt nhân dân đi lính
phục vụ chiến tranh phi nghĩa.

- HS: Tham gia.

- Mâu thuẫn giữa triều đình với nhân dân khiến đời sống
nhân dân cực khổ (bắt dân làm phu dịch xây dựng các
công trình ăn chơi xa hoa, tăng thuế khóa liên tục, bắt dân
đi lính chống lại khởi nghĩa nông dân).
- Mâu thuẫn giữa địa chủ và dân nghèo khiến nhân dân
không còn ruộng đất đẻ cày cấy.
 Đời sống, quyền sống của nhân dân bị xâm phạm nên
người dân đã đứng dậy khởi nghĩa. Thế kỉ XVIII được

các nhà Sử học gọi tên là thế kỉ nông dân khởi nghĩa.
GV DẪN DẮT: Đó chỉ là một trong số rất nhiều những người phụ nữ
dùng cả tuổi thanh xuân để chờ đợi người chồng. Thật bất hạnh khi
con người ta yêu nhau mà không đến được với nhau, càng bất hạnh
hơn khi đôi lứa đã tìm được một nửa hạnh phúc rồi lại phải chia xa
không biết đến ngày nào gặp lại. Chủ đề này đã được các tác giả chú ý
ngay từ thế kỉ XVIII. Chinh phụ ngâm là tác phẩm mở đầu cho chủ đề
3


nhân văn này. Với Chinh phụ ngâm, lần đầu tiên, số phận con người
mà ở đây là người phụ nữ và thân phận bi kịch của họ trở thành đối
tượng chính của văn học.
Ở chương trình Ngữ văn lớp 7, các em đã tìm hiểu trích đoạn Sau
phút chia ly. Trong tiết học ngày hôm nay, thầy trò chúng ta sẽ tiếp tục
tìm hiểu cái hay, cái đẹp, cái độc đáo của khúc ngâm qua một trích
đoạn dài 24 câu Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ.
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
- Mục đích: Hình thành cho học sinh kĩ năng đọc hiểu trích đoạn Ngâm khúc qua việc tìm hiểu những kiến thức về tác giả, dịch giả,
tác phẩm và đoạn trích. Đồng thời, giúp học sinh khám phá cái hay, cái đẹp, bước đầu cảm nhận giá trị của đoạn trích qua tám câu thơ
đầu.
- Phương pháp: Phương pháp đọc sáng tạo, phương pháp gợi mở, phương pháp giảng bình, phương pháp so sánh, phương pháp
nghiên cứu, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp vấn đáp đàm thoại, phương pháp thuyết trình, kĩ thuật dạy học theo
nhóm, kĩ thuật sơ đồ tư duy, kĩ thuật trình bày một phút.
- Thời gian: 25 phút.

4


Hoạt động của GV và HS


Kiến thức cần đạt

- GV kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị bài của 4 I. TÌM HIỂU CHUNG
nhóm.
1. Tác giả, dịch giả
HOẠT ĐỘNG NHÓM:
a. Tác giả
- GV: Yêu cầu 2 nhóm học sinh báo cáo kết quả nghiên cứu - Đặng Trần Côn (? - ?).
bài học ở nhà bằng cách điền khuyết vào sơ đồ tư duy:
- Quê quán: Làng Nhân Mục, huyện Thanh Trì, nay thuộc Thanh Xuân,
+ Nhóm 1: Điền thông tin về tác giả Đặng Trần Côn.
Hà Nội.
+ Nhóm 2: Điền thông tin về dịch giả Đoàn Thị Điểm, Phan - Thời đại: Nửa đầu thế kỉ XVIII.
Huy Ích.
- Sáng tác: Thơ, phú chữ Hán và Chinh phụ ngâm.
+ Nhóm 3: Điền thông tin về bản nguyên tác và bản diễn - Con người: hiếu học, phóng khoáng.
Nôm.
 Đặng Trần Côn được đánh giá là người mở đường cho chủ nghĩa
- HS hoàn thành sơ đồ tư duy và bảng biểu.
nhân văn hướng tới quyền sống của con người, đặc biệt là người phụ
- GV thu bài tập của các nhóm, yêu cầu nhóm 1 và nhóm 2 nữ.
nhận xét, mở rộng.
- GV nhận xét, chốt ý và mở rộng kiến thức.
MỞ RỘNG:
- Trong Tang thương ngẫu lục, Phạm Đình Hổ và Nguyễn
Án viết về Đặng Trần Côn: “Trong khoảng trường ốc, văn
chương ông tiếng lừng thiên hạ”. Là người học rộng, tài ba,
5



tính tình phóng túng, không lệ thuộc vào việc thi cử.
- Còn trong dân gian, lại lưu truyền câu chuyện về đức hiếu
học, chăm chỉ của ông như sau: Ấy là khi đó chúa Trịnh
Giang mắc căn bệnh lạ sợ ánh sáng, nên kinh thành tối đến
cấm lửa rất ngặt. Ông đã đào hầm trong nhà, đốt đèn để đọc
sách , không bỏ bễ lúc nào.
- Nhưng ông cũng là người phóng khoáng, ưa tự do nên
không gắn bó với con đường khoa cử, không thiết tha lắm
với chốn quan trường, ông chỉ làm quan một thời gian ngắn
rồi lui về chốn quê nhà  Chính bởi nét tính cách này mà
Đặng Trần Côn dường như đã thoát khỏi tư tưởng văn dĩ tải
đạo, thi dĩ ngôn chí của văn học trung đại mà hướng tới
phản ánh vấn đề mới mẻ: số phận con người, đặc biệt là
người phụ nữ. Tác phẩm chúng ta tìm hiểu hôm nay là một
b. Dịch giả
minh chứng cho điều này.
* Đoàn Thị Điểm (1705 – 1748).
MỞ RỘNG:
- Quê quán: Làng Giai Phạm, huyện Văn Giang, trấn Kinh Bắc, tỉnh
- Sinh thời Đoàn Thị Điểm nổi tiếng là người, thông minh,
Hưng Yên.
tài sắc vẹn toàn. Bà đã được mời vào cung làm đến chức
- Thời đại: nửa đầu thế kỉ XVIII.
giáo thụ, để dạy học cho các công chúa trong cung. Bà
được chồng ca ngợi: “Tài năng nương tử, xưa hiếm nay - Sáng tác: Truyền kì tân phả, diễn Nôm Chinh phụ ngâm.
- Con người: là người xinh đẹp, tư chất tài hoa, thông minh nhưng tình
không”.
Tương truyền, bà sống cùng thời với Đặng Trần Côn, hai duyên có nhiều biến cố (lấy chồng muộn, ngay sau khi lấy chồng thì
6



người thường hay đàm đạo thơ văn. Đặng Trần Côn sáng chồng đi sứ Trung Quốc).
tác Chinh phụ ngâm trong khoảng thời gian chồng bà đi sứ  Đoàn Thị Điểm đã dịch Chinh phụ ngâm bằng tất cả tài năng và
và gửi bà đọc để góp ý. Đoàn Thị Điểm say sưa đọc vì lòng đồng cảm của mình.
dường như tác phẩm nói lên chính nỗi lòng bà.
* Phan Huy Ích (1750 – 1822)
- Quê quán: Làng Thu Hoạch, huyện Thiên Lộc, trấn Nghệ An (thuộc
Mở rộng: Tại sao văn bản dịch hiện hành lại ghi tên hai Hà Tĩnh).
tác giả?
- Con người: hiếu học, đỗ đạt cao.
Khoảng đầu thế kỉ XX, con cháu Phan Huy Ích tìm được
- Thời đại: nửa cuối thế kỉ XVIII.
một số những bản thảo ghi chép lạ qiuá trình diễn Nôm tác
- Sáng tác: Dụ Am văn tập, Dụ Am văn lục.
phẩm Chinh phụ ngâm của ông và có một số câu thơ trùng
khớp với bản dịch hiện hành tương truyền là của Đoàn Thị  Phan Huy Ích là người có niềm đam mê văn chương. Ông cũng là
Điểm. Khi các nhà khoa học chưa có sự lý giải chính xác, một trong những dịch giả của Chinh phụ ngâm.
chúng ta vẫn thừa nhận bản diễn Nôm hiện hành là của
Đoàn Thị Điểm với ba lí do: hoàn cảnh tương đồng, lời văn
mượt mà đằm thắm, trong bài tựa cuốn Chinh phụ ngâm
sớm nhất in năm 1902 Vũ Hoạt viết: "Nhớ xưa Đặng tiên
sinh làm ra sách ấy Đoàn phu nhân diễn ra quốc âm"

7


- GV: Hoàn cảnh sáng tác của Chinh phụ ngâm có điều
gì đáng lưu ý? (thời gian nào, sự kiện gì)
2. Tác phẩm

- GV MỞ RỘNG: Đây là giai đoạn lịch sử có nhiều cuộc a. Hoàn cảnh sáng tác
khởi nghĩa nông dân nổ ra chống lại triều đình nên triều - Sáng tác vào đầu đời vua Lê Hiển Tông, khoảng những năm 40 của
đình phải điều quân đi dẹp loạn. Điều này khiến cho vợ thế kỉ XVIII, thế kỉ nông dân khởi nghĩa.
phải xa chồng, mẹ phải xa con. Chứng kiến và đồng cảm
với những cảnh ngộ ấy, tác giả viết Chinh phụ ngâm.
- GV yêu cầu HS nhóm 3 lên trình bày kết quả nghiên
cứu (đã giao về nhà).
- HS điền thông tin vào bảng phụ.
- GV yêu cầu HS nhận xét về kết quả nghiên cứu của
b. So sánh nguyên tác và bản diễn Nôm
nhóm 3.
- HS: kiểm tra thông tin và nêu ý kiến phát biểu.

Tiêu chí

Nguyên tác

Bản diễn Nôm

Văn tự

Chữ Hán

Chữ Nôm

Số câu

476 câu

412 câu


Thể thơ

Thể trường đoản Thể song thất lục

bát

Thể loại

Ngâm khúc

8

Ngâm khúc


Nhận xét:
So với nguyên tác, bản diễn Nôm:
+ Số câu thơ ít hơn.
+ Sử dụng chữ Nôm: Ngôn ngữ dân tộc => Đưa tác phẩm đến với
đông đảo bạn đọc.
GV MỞ RỘNG:
Phần 1: 4 câu thơ đầu.
Phần 2: “Đèn có biết…mà thôi”
Phần 3: “Sầu chất nặng hãy chồng làm gối
Muộn chứa đầy hãy thổi làm cơm”.

+ Thể song thất lục bát – thể thơ thuần dân tộc: Câu song thất xen câu
lục bát, vần trắc kết hợp vần bằng, vần chân xen vần lưng khiến âm
điệu câu thơ xoắn xít, kéo dài, thích hợp với việc diễn tả tâm trạng

triền miên.
c. Kết cấu
Kết cấu 3 phần:
Phần 1: Tâm trạng sầu muộn, xót xa với những hoài niệm về quá khứ
hạnh phúc.

GV nhận xét:

Phần 2: Tâm trạng đau buồn bi thiết với thực tại lẻ loi, cô đơn.

Có thể nói, kết cấu tác phẩm dựa trên mạch vận động tâm
Phần 3: Tâm trạng tột cùng đau khổ, tuyệt vọng với hy vọng mong
trạng của người chinh phụ:
manh về ngày đoàn tụ.

9


Hy
vọng

Đau
buồn

Tuyệt
vọng

d. Giá trị nội dung và nghệ thuật
- Nội dung:
+ Oán ghét chiến tranh phi nghĩa


GV: Em hãy chỉ ra giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của
khúc ngâm?
GV GỢI DẪN:
Chiến tranh nổ ra khiến người chinh phu phải ra trận:
“Trống Trường Thành lung lay bóng nguyệt
Khói Cam Tuyền mở mịt thức mây
Chín tầng gươm báu trao tay
Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinh”
Đó là những câu thơ đầu tiên của khúc ngâm. Người chinh
phu phải ra trận tòng quân, người vợ trẻ tiễn chồng đi mà

+ Khát khao tình yêu và hạnh phúc lứa đôi

“Sầu lên ngọn ải oán ra cửa phòng”

10


Toàn bộ khúc ngâm là nỗi lòng của người vợ trẻ. Không ít
lần, hình ảnh đôi lứa hiện lên rõ ràng:
“Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm
Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông
Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng
Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đau”
Hay
“Kìa
loài
sâu
đôi

đầu
cùng
Nọ
loài
chim
chắp
cánh
cùng
Liễu,
sen

thức
cỏ
Ðôi
hoa
cũng
dính,
đôi
dây
cũng
Ấy
loài
vật
tình
duyên
còn
Sao kiếp người nỡ để đấy đây?”

sánh
bay

cây
liền
thế

Đó cũng là một giá trị nội dung của khúc ngâm.

- Nghệ thuật :
+ Bút pháp trữ tình độc đáo, biến hóa, ước lệ tượng trưng.
+Ngôn ngữ: gợi hình, gợi cảm, sử dụng điển tích, điển cố.

- GV: Em hãy trình bày giá trị nghệ thuật của khúc
ngâm?
Giá trị nghệ thuật đã góp phần diễn tả đủ đầy nhất cảm xúc
của nhân vật trữ tình. Như GS Đặng Thai Mai nhận định:
“Cả khúc ngâm như ngưng đọng trên một khối sầu”

11


Những giá trị nội dung, nghệ thuật ấy đã giúp cho Chinh
phụ ngâm trở thành một trong những tác phẩm xuất sắc 3. Đoạn trích
nhất của thể loại ngâm khúc, xứng đáng với những lời ngợi - Vị trí đoạn trích: từ câu 193 đến câu 216, nằm ở phần 2 của khúc
ca: Tình cao điệu lạ rải khắp rừng văn.
ngâm.
- GV MỞ RỘNG: Trích đoạn Sau phút chia ly ở chương - Nội dung: tâm trạng đau buồn, bi thiết với thực tại lẻ loi, cô đơn của
trình lớp 7 có thể coi là khúc dạo đầu tiên trong bản đàn người chinh phụ.
buồn sầu bất tận của người chinh phụ (Lòng chàng ý thiếp
ai sầu hơn ai). Đoạn trích thầy trò chúng ta học ngày hôm
nay nằm ở phần hai của tác phẩm, khi người chinh phụ một
mình trở về phòng khuê, thì nỗi buồn ấy có lẽ càng khắc

sâu hơn bao giờ hết.
- GV: Nội dung chính của đoạn trích là gì?

II. Đọc hiểu văn bản

- HS: trả lời.

1. Đọc hiểu khái quát
a. Đọc và chú giải
- Đọc diễn cảm: giọng đọc trầm , đều, chậm, buồn, nhấn mạnh vào các
điệp từ, điệp ngữ .

GV: Trích đoạn này chúng ta nên đọc với một giọng đọc
trầm, đều, buồn, nhấn mạnh vào các điệp từ, điệp ngữ.
Sau đây, thầy sẽ thử đọc.
12


- Chú giải
GV: Trong trích đoạn, tác giả sử dụng rất nhiều từ ngữ khó
mang tính biểu tượng. Thầy sẽ giúp các em cắt nghĩa trong
quá trình đọc hiểu văn bản. Với nội dung tiết học này, các
bạn chú ý cho thầy hai từ: chim thước và hoa đèn.
GV: Một bạn hãy giải nghĩa từ “hoa đèn” và” chim
thước”.

b. Bố cục: 3 phần

+ Phần 1 (8 câu đầu): Nỗi cô đơn, lẻ bóng.
GV: Trích đoạn có thể phân chia bố cục như thế nào?

+ Phần 2 (8 câu tiếp theo): Nỗi sầu muộn triền miên.
Nội dung của từng phần là gì?
+ Phần 3 (8 câu cuối): Nỗi nhớ nhung và khát vọng hạnh phúc.
2. Đọc hiểu chi tiết
a. Tám câu thơ đầu
GV MỞ RỘNG: Trích đoạn Sau phút chia ly:
Cảnh ngộ:
13


“Chàng thì đi cõi xa mưa gió
Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn
Đoái trông theo đã cách ngăn
Tuôn màu mây biếc trải ngần núi xanh”
Nỗi sầu li biệt:
“Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngãn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng, ý thiếp ai sầu hơn ai”
*Hình ảnh:
GV: Hai câu thơ đầu, hình ảnh người chinh phụ hiện lên - Người chinh phụ:
với những hoạt động nào?
“Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước
HS: phát hiện.

GV: Em có cảm nhận gì về hoạt động ấy?
HS: trả lời.
GV: Chúng gợi tả dáng vẻ gì?

Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen”

=> Những hành động vô nghĩa, lặp đi lặp lại không mục đích gợi lên
dáng vẻ bồn chồn, thẫn thờ, ngẩn ngơ, vô hồn vô cảm của người chinh
phụ. Đó là dáng vẻ của một con người đang mang tâm trạng mà tâm
trạng ấy hẳn chất chứa rất nhiều tâm sự.

HS: trả lời.
14


GV MỞ RỘNG: Cung oán ngâm
Buồn mọi nỗi lòng đà khắc khoải
Ngán trăm chiều bước lại ngẩn ngơ.
- Không gian: ngoài hiên, trong phòng
+ hiên vắng
- Trong những câu thơ đầu trích đoạn, người chinh phụ + rèm thưa
hiện lên trong không gian nào? Em hãy tìm những từ => Trong những câu thơ đầu, người chinh phụ hiện lên trong một
ngữ nào miêu tả không gian ấy?
không gian trống trải, lạnh vắng, cô tịch. Không gian ấy càng khắc sâu
GV:Em có cảm nhận gì về không gian ấy?
hơn sự lẻ loi, cô đơn của nhân vật trữ tình.
- GV bình: Mở ra trước mắt người đọc là khoảng hiên vắng
của ngôi nhà, nhỏ hẹp, hun hút. Một căn phòng trống trải.
Tất cả gợi cảm giác về sự vắng lặng, hắt hiu, trầm mặc đến
cô tịch.
- GV: Xưa nay, cảnh và tình thường có mối liên hệ giăng
mắc, xuất hiện trong hoàn cảnh ấy, trong không gian ấy,
theo các em người chinh phụ sẽ mang tâm trạng như thế
nào?
- Thời gian:
Chuyển ý : Không chỉ vậy, thời điểm , thời gian mà người

15


thiếu phụ xuất hiện trong đoạn thơ cũng khiến cho người + Hình ảnh đèn và hoa đèn xuất hiện cho thấy thời gian được nhắc tới
đọc có nhiều suy nghĩ.
là từ đêm đến đêm khuya.
- GV: Các em hãy tìm trong văn bản những chi tiết nào,
những từ ngữ nào nói đến thời gian xuất hiện của người
chinh phụ ?
Và theo các em đó là những khoảng thời gian nào?
• Hình ảnh đèn gợi lên nỗi cô đơn tột cùng của người chinh phụ.
- GV: Theo các em vì sao người thiếu phụ lại xuất hiện
liên tục trong những khoảng thời gian đó, thời gian ấy đã
• Hình ảnh hoa đèn đặt trong thế đối xứng với bóng người thể
hé lộ cho người đọc cảm nhận như thế nào về tâm trạng
hiện sự lay lắt trong hy vọng của người chinh phụ.
của người chinh phụ ?
- GV bình: Hình ảnh tượng trưng Đèn – Hoa đèn đã vẽ lên => Người chinh phụ mòn mỏi, thao thức trong nỗi nhớ nhung, mong
trục thời gian trôi chảy từ đêm đến đêm khuya.
chờ, sầu tủi hết đêm này qua đêm khác. Người chinh phụ tìm đến ngọn
đèn như một người bạn tri âm duy nhất để mong đèn thấu hiểu, đèn sẻ
chia nhưng “Đèn có biết dường bằng chẳng biết” khiến tâm trạng con
- GV tổ chức hoạt động nhóm so sánh: GV chia lớp thành người rơi vào cô đơn tuyệt vọng, bế tắc.
hai nhóm, nhóm 1 so sánh hình ảnh ngọn đèn trong bài ca
dao Khăn thương nhớ ai với ngọn đèn trong trích đoạn;
nhóm 2 so sánh hình ảnh ngọn đèn trong Chuyện người
con gái Nam Xương với ngọn đèn trong trích đoạn. Trả lời
câu hỏi: với nhân vật trữ tình, ngọn đèn có sẻ chia được tâm
trạng, nỗi niềm không? Nếu có thì biểu hiện như nào?
- GV bình: Nếu trong bài ca dao Khăn thương nhớ ai hay

Chuyện người con gái Nam Xương, ngọn đèn xuất hiện như
một nỗi niềm sẻ chia, đồng cảm với nhân vật trữ tình thì
16


trong Chinh phụ ngâm, ngọn đèn hiện lên hoàn toàn là vô
tri vô giác theo đúng nghĩa của nó. Người chinh phụ hi
vọng đèn thấu hiểu, đèn sẻ chia nhưng đèn chẳng thể thấu,
nên lòng người lại rơi vào cô đơn, tuyệt vọng, bế tắc.

GV bình: Dù là ngoài hiên hay trong phòng, dù ở nơi đâu
thì cảnh vật xung quanh cũng đều khiến cho tâm trạng
người chinh phụ chất chứa một nỗi buồn trống vắng đến cô
tịch. Cảnh vật ấy lại càng khắc sâu hơn nỗi cô đơn, lẻ loi,
khắc sâu hơn nỗi niềm bế tắc không biết sẻ chia cùng ai:
Nỗi lòng biết ngỏ cùng ai
Thiếp trong cánh cửa chàng ngoài chân mây
Để những tâm sự ấy chuyển hóa thành những hoạt động lặp
đi lặp lại, gợi lên dáng vẻ thẫn thờ, ngẩn ngơ, vô hồn vô
cảm của người thiếu phụ chốn khuê phòng.
* Từ ngữ:
GV: Nỗi niềm xót xa, sầu tủi của người chinh phụ được - buồn rầu: nỗi buồn thể hiện ra nét mặt.
khắc họa trực tiếp qua những từ ngữ nào?
- bi thiết: nỗi đau đến cắt ruột cắt gan.
17


- mà thôi: đành phải chấp nhận, không có sự lựa chọn nào khác.
=> Nàng tủi, nàng thương cho thân phận mình, tình cảnh mình. Nỗi
buồn không thể chia sẻ càng không thể thốt nên lời, càng đè nặng và

GV: Những từ ngữ đó cho em hiểu thêm gì về tâm trạng thiêu đốt tâm can.
người chinh phụ?
* Nghệ thuật:
GV: Những nghệ thuật gì được sử dụng trong tám câu - Đối lập: trong rèm – ngoài rèm
thơ đầu?
- Câu hỏi tu từ: Trong rèm dường đã có đèn biết chăng?
- Điệp ngữ: đèn …biết chăng/ đèn có biết
- Đối xứng: hoa đèn – bóng người
GV: Những biện pháp nghệ thuật ấy có tác dụng như thế => Nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật trữ tình: khắc họa rõ nét hơn
nào trong việc thể hiện tâm trạng người chinh phụ?
nỗi trống vắng ,sầu tủi, cô lẻ và bế tắc của người chinh phụ.
GV lý giải: nghệ thuật miêu tả hai loại không gian đối lập
nhưng đồng nhất với nhau. Dù là ngoài hiên hay trong
phòng, người chinh phụ đều lẻ loi, trống vắng. Câu hỏi tu từ
cất lên đầy oán trách rồi lại rơi vào lặng yên của bóng đêm
tịch mịch khiến những tâm sự của con người vốn đã chất
chứa bao nỗi niềm, nay lại dồn nén hơn bao giờ hết. Điệp
ngữ đèn có biết/ đèn chẳng biết trở đi trở lại, quẩn quanh
18


như chính cuộc sống tù đọng, ngột ngạt của người chinh
phụ.
GV: Tám câu thơ đầu đã gợi lên tâm trạng gì của người
chinh phụ?

 Với nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật, vừa gián tiếp vừa trực
GV chuyển ý, tổng kết: Như vậy , thầy trò chúng ta đã vừa tiếp, đoạn thơ đã khắc họa nỗi cô đơn, lẻ loi, buồn nhớ đến cô độc, sầu
cùng nhau tìm hiểu 8 dòng thơ đầu của đoạn trích.
tủi của người thiếu phụ có chồng đi chinh chiến. Đó cũng chính là giá

- GV: Thầy mời một bạn dựa vào sơ đồ của thầy khái trị nhân văn, giá trị hiện thực của tác phẩm.
quát lại những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của
những dòng thơ này.
MỞ RỘNG
Lịch sử bốn ngàn năm đất nước đã chứng kiến rất nhiều
những cuộc chia ly. Nhưng nếu ở văn học giai đoạn 45 –
75, giai đoạn chứng kiến hai cuộc chiến tranh vệ quốc, ta
cũng thấy những hình ảnh người mẹ, người vợ trong nỗi
mong chờ:
“Có những người con gái, con trai
19


Đẹp
như
hoa
hồng,
cứng
như
sắt
Xa
nhau
không
hề
rơi
nước
Nước mắt để dành cho ngày gặp mặt”

thép
mắt


Có những người con gái chôn tuổi xuân trong má lúm đồng
tiền chờ đợi người yêu, người chồng ngoài chiến trận nhưng
họ luôn mang trong mình niềm tin vào ngày trở về, có động
lực để hăng say lao động, làm hậu phương vững chắc cho
tiền tuyến.
Nhưng người vợ trẻ trong Chinh phụ ngâm lại mang trong
mình một nỗi sầu tủi dằng dặc, tuyệt vọng. Nàng cũng phải
thay chồng quán xuyến công việc Nay một thân nuôi già
dạy trẻ, cũng bận rộn với bao nỗi niềm nhưng lại không có
lấy một động lực để hy vọng. Vậy đâu là động lực để những
người vợ, người mẹ kia có niềm tin, niềm lạc quan đến vậy?
Sự khác biệt chính có lẽ bởi tính chất hai cuộc chiến tranh.
- Chính nỗi nhớ, nỗi sầu tủi của những người chinh phụ đã
góp phần vẽ nên hình sông thế núi trên đất nước này:
“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những
núi vọng phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái”
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
20


- Mục đích: củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng.
- Phương pháp: vấn đáp, trực quan.
- Thời gian: 5 phút
Hoạt động của GV và HS

Kiến thức cần đạt

GV tổ chức hoạt động trả lời nhanh 5 câu trắc nghiệm.


Câu 1: Bản nguyên tác Chinh phụ ngâm gồm bao nhiêu câu
thơ?

HS: trả lời tiếp sức.

A. 467
B. 476
C. 466
D. 475
Câu 2: Bản diễn Nôm Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm sử
dụng thể thơ nào?
A. Thất ngôn bát cú
B. Thất ngôn tứ tuyệt
C. Song thất lục bát
D. Lục bát
Câu 3: Nội dung của tám câu thơ đầu trích đoạn Tình cảnh lẻ
loi của người chinh phụ là gì?
A. Nỗi cô đơn, lẻ bóng
21


B. Nỗi sầu muộn triền miên
C. Nỗi nhớ khắc khoải
D. Niềm đồng cảm sâu sắc
Câu 4: hình ảnh hoa đèn và bóng người hiện lên qua nghệ
thuật gì?
A. Điệp từ
B. Ẩn dụ
C. Đối xứng

D. Nhân hóa
Câu 5: Đâu không phải là giá trị nội dung của tác phẩm
Chinh phụ ngâm?
A. Oán ghét, lên án chiến tranh phi nghĩa
B. Đồng cảm với số phận người phụ nữ
C. Khát khao tình yêu và hạnh phúc lứa đôi
D. Ca ngợi triều đình phong kiến hưng thịnh
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục đích: hình thành kĩ năng vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề được giao.
- Phương pháp: thực hành.
22


- Thời gian: giao về nhà.
Hoạt động của GV và HS

Kiến thức cần đạt

GV khuyến khích HS trình bày bài tập phát triển năng lực đã
giao về nhà: Bằng sự chuẩn bị bài ở nhà, em hãy cảm nhận
nội dung của đoạn trích và thể hiện bằng năng lực của bản
thân như vẽ tranh minh họa, ngâm thơ, viết lời bình…

- GV giao bài về nhà, định hướng chữa vào giờ sau: Một nhà
thơ Pháp đã viết : “ Nghệ thuật chỉ làm nên câu thơ, trái tim mới
làm nên người nghệ sĩ.” Anh/ chị hiểu câu trên như thế nào? Dựa
vào đoạn trích ” Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (trích
Chinh phụ ngâm- Nguyên tác chữ Hán Đặng Trần Côn, bản dịch
Đoàn Thị Điểm) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.


1. Giải thích ý kiến
“Nghệ thuật chỉ làm nên câu thơ ”: Nghệ thuật ờ đây có thể hiểu
là cái đẹp của lời thơ, ý thơ, tứ thơ và các yếu tố tổ chức câu thơ
như thể thơ, ngôn ngữ, hình ảnh, gieo vần, ngắt nhịp, giọng điệu;
các biện pháp tu từ và các phương thức biểu đạt…
“Trái tim mới làm nên thi sĩ”: Trái tim là thế giới của đời sống
tâm hồn, tình cảm, tâm nguyện của người nghệ sĩ gửi gắm vào
sáng tác nghệ thuật nói chung, thơ ca nói riêng. Chính trái tim
người nghệ sĩ mới làm nên cái hồn cho thơ.
“Nghệ thuật ” và “trái tim ” là những chất liệu để là nên những
câu thơ hay và sản sinh ra những nhà thơ vĩ đại.
– Ý kiến của Anđré Chénien khẳng định và đề cao thiên chức của

23


nhà thơ và quá trình sáng tạo nghệ thuật: Mỗi một nhà thơ phải có
một trái tim biết yêu thương cái đẹp cái thiện, phải biết đấu tranh
với cái xấu, cái ác để bênh vực và bảo vệ cho quyền sống và nhân
phẩm của con người nhất là những con người đau khổ, bất hạnh.
Và nhà thơ cũng phải biết “khơi những nguồn chưa ai khơi và
sáng tạo những cái gì chưa có”.
2. Phân tích đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (trích
Chinh phụ ngâm – Nguyên tác chữ Hán Đặng Trần Côn, bản diễn
Nôm của Đoàn Thị Điểm) để làm sáng tỏ cách hiểu của mình.
a. Nghệ thuật của khúc ngâm được thể hiện ở những sáng tạo ấn
tượng:
+ Thể thơ song thất lục bát với sự kết hợp hai câu thơ bảy chữ
kiểu Đường thi hàm súc, trang nhã, đăng đối gợi cảnh, gợi tình
tạo nên nhịp thơ buồn thương man mác.

+ Ngôn ngữ thơ tài hoa, đài các, tinh xác nhuần nhị; tính uyên
bác, trang trọng được thể hiện ở hệ thống điển tích, điển cố.
+ Lời thơ mượt mà, luyến láy đằm thắm chất trữ tình được
chuyển tải bằng hệ thống từ láy tượng thanh, tượng hình: phất
phơ, đằng đẵng, dằng dặc, thăm thẳm, đau đáu,trùng trùng…
+ Hình ảnh thơ ước lệ, giàu tính tạo hình, biến hoá linh hoạt phù
24


hợp với bức chân dung u sầu, ai oán của người chinh phụ.
– Nghệ thuật miêu tả thế giới nội tâm sắc sảo, tài hoa bằng ngôn
ngữ độc thoại nội tâm, tả cảnh ngụ tình để xây dựng được chân
dung tâm trạng và số phận của người chinh phụ.
+ Các biện pháp tu từ, nhạc điệu đã làm nên giá trị nghệ thuật của
khúc ngâm.
b. Trái tim của nhà thơ trong trích ngâm:
+ Một trái tim biết yêu thương, đồng cảm với nỗi bất hạnh của
người phụ nữ có chồng đi chinh chiến.
+ Một trái tim biết trân trọng tình yêu thuỷ chung và khát vọng
cuộc sống bình yên, hạnh phúc của người chinh phụ.
+ Trái tim biết lên tiếng bênh vực cho quyền sống con người, gián
tiếp tố cáo chiến tranh phong kiến phi nghĩa đã gây nên nỗi đau
khổ, bất hạnh cho người chinh phụ, người phụ nữ nói chung.
+ Trái tim ấy ánh lên hào quang của giá trị nhân văn, luôn tri âm
với đồng loại và sẽ đồng vọng mãi với nhiều thế hệ.
5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
GV giao bài về nhà: Em hãy tìm những tác phẩm/ trích đoạn cùng chủ đề với trích đoạn Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ.

25



×