Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề cương ôn tập kiểm tra 1 tiết - Sinh 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.01 KB, 3 trang )

KIỂM TRA 1 TIẾT SINH 9
Câu 1 : Sự tự nhân đôi của NST diễn ra ở kì nào của chu kì tế bào:
A. Kì trung gian B. kì giữa C. kì sau D. kì cuối

Câu 2 : Nguyên phân có ý nghĩa gì:
A. Sao chép nguyên vẹn bộ NST của TB mẹ cho 2
TB con.
B. Phân chia đồng đều chất TB cho 2 TB con
C. Phân li đồng đều của các cromatit về 2 TB con
D. Cả B và C
Câu 3 : Ruồi giấm, bộ NST 2n = 8. Một TB đang ở kì sau của giảm phân 2 sẽ có bao nhiêu NST đơn.
A. 16 B. 8 C. 4 D. 2
Câu 4 : Loại TB nào có bộ NST đơn bội
A. Hợp tử B. giao tử C. TB sinh dưỡng D. Cả A; B và C
Câu 5 : Chức năng của ADN là :
A. Tự nhân đôi để duy trì sự ổn định qua các thế hệ
B. Lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền.
C. Điều khiển sự hình thành các tính trạng cơ thể.
D. Cả C và D
Câu 6 : Tính đặc thù của ADN được qui định bởi những yếu tố nào:
A. Số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp các Nu trong phân tử ADN.
B. Tỉ lệ A + T / G + X trong phân tử ADN.
C. Số lượng và thành phần các Nucleotit trong phân tử ADN.
D. Cả A và B
Câu 7 : Trên phân tử ADN chiều dài của 1 chu kì vòng xoắn là bao nhiêu:
A. 3,4 Ă B. 34 Ă C. 340 Ă D. 20 Ă
Câu 8 : Trên phân tử ADN đường kính của vòng xoắn là bao nhiêu:
A. 3,4 Ă B. 34 Ă C. 50 Ă D. 20 Ă
Câu 9 : Trong nguyên phân, NST bắt đầu co ngắn, đóng xoắn diễn ra ở:
A. Kì cuối. B. Kì giữa C. Kì đầu D. Kì sau
Câu 10 : Trong nguyên phân, NST tập trung tại mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào diễn ra ở:


A. Kì cuối. B. Kì giữa C. Kì đầu D. Kì sau
Câu 11 : Đơn phân cấu tạo nên ADN là :
A. Glucozơ. B. Axit Amin C. Nucleotit D. Enzim
Câu 12 : Đơn phân cấu tạo nên ARN là :
A. Glucozơ. B. Axit Amin C. Nucleotit D. Enzim
Câu 13 : Đơn phân cấu tạo nên Protein là :
A. Glucozơ. B. Axit Amin C. Nucleotit D. Enzim
Câu 14 : Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế nhân đôi là:
A. A liên kết với T , G liên kết với X.
B. A liên kết với U , T liên kết với A ; G liên kết với X ; X liên kết với G
C. A liên kết với U , G liên kết với X.
D. A liên kết với X , G liên kết với T.
Câu 15 : Chức năng không có ở Protein là:
A. Cấu trúc.
B. Tổng hợp ARN.
C. Hình thành chuỗi Axit amin.
D. Cả A và B.
Câu 16 : Nguyên tắc bán bảo toàn được thể hiện trong cơ chế:
A. Tự nhân đôi. B. Tổng hợp ARN.
C. Hình thành chuỗi Axit amin. D. Cả A và B.
Câu 17 : Trên 1 đoạn mạch khuôn của ADN có số Nu các loại : A = 60 ; G = 120 ; X = 80 ; T = 30 . Sau 1 lần nhân
đôi thì môi trường số Nu mỗi loại là bao nhiêu ?
A. A = T = 180 ; G = X = 110 B. A = T = 150 ; G = X = 140
C. A = T = 90 ; G = X = 200 D. A = T = 200 ; G = X = 90
Câu 18 : Một đoạn mạch đơn của ADN có thành phần các Nu là : 100 A ; 200 T ; 300 G ; 400 X. Mạch bổ sung là:
A. 100 A , 200 T, 300 G, 400 X. B. 400 A , 300 T, 100 G, 200 X.
C. 300 A ,4200 T,200 G, 100 X. D. 200 A , 100 T, 400 G, 300 X.
Câu 19 : Một gen có 1500 cặp Nu, khi tự nhân đôi 2 lần liên tiếp thì tổng số Nu tự do mà môi trường TB cung cấp:
A. 3000 Nu B. 3000 cặp Nu. C. 4500 cặp Nu. D. 6000 Nu
Câu 20 : Tính trạng là gì:

A. Là những đặc điểm cụ thể về hình thái, cấu tạo,
sinh lí của 1 cơ thể.
B. Là những đặc điểm sinh lí, sinh hóa của 1 cơ thể.
C. Là những biểu hiện về hình thái của cơ thể.
D. Là Cả B và C.
Câu 21 : Kiểu gen là gì :
A. Là tập hợp các gen trội trong TB cơ thể.
B. Là tập hợp các gen lặn trong TB cơ thể.
C. Là tổ hợp các gen trong TB cơ thể.
D. Là nguồn gen vốn có của cơ thể.
Câu 22 : Kiểu hình là gì :
A. Là tổ hợp các tính trạng của cơ thể.
B. Là những đặc điểm hình thái được biểu hiện.
C. Bao gồm các đặc điểm hình thái, cấu tạo của cơ
thể
D. Là tập hợp các gen của cơ thể.
Câu 23 : Thể đồng hợp là gì:
A. Là cơ thể có các gen trong TB đều giống nhau.
B. Là cơ thể mang 2 gen trong 1 cặp tương ứng ở
TB sinh dưỡng giống nhau.
C. Là hầu hết các cặp gen trong TB sinh dưỡng đều
giống nhau.
D. Là cơ thể có gen trong TB là 1 trội và 1 lặn
Câu 24 : Lai phân tích được tiến hành như thế nào:
A. Cho cơ thể có kiểu hình trội, cần phân tích kiểu gen lai với cơ thể có kiểu hình lặn.
B. Theo dõi đời con: Nếu đồng tính thì cơ thể đem lai mang gen đồng hợp trội; nếu phân tính thì gen dị hợp.
C. Đem cơ thể có kiểu hình trội lai với nhau.
D. Cả A và B.
Câu 25 : Ở Thỏ thuần chủng, tính trạng lông đen là trội hoàn toàn so với lông trắng.Cho thỏ lông đen lai
với lông trắng thu được F1. Lai phân tích thỏ F1 thì thu được đời con lai FB như thế nào ?

A. 100 % lông đen
B. 100 % lông trắng.
C. 3 lông đen : 1 lông trắng
D. 1 lông đen : 1 lông trắng
Câu 26: Quá trình tổng hợp ADN diễn ra như thế nào? Theo những nguyên tắc nào?
Chức năng của ADN là gì?
Câu 1. Thế nào là tính trạng?
A. Tính trạng là những đặc điểm cụ thể về hình thái, cấu tạo, sinh lý của một cơ thể.
B. Tính trạng là những biểu hiện về hình thái của cơ thể.
C. Tính trạng là những đặc điểm sinh lý, sinh hóa của một cơ thể.
D. Cả B và C.
Câu 2. Kiểu hình là gì?
A. Kiểu hình là những đặc điểm hình thái được biểu hiện.
B. Kiểu hình là tổ hợp các tính trạng của cơ thể.
C. Kiểu hình bao gồm những đặc điểm cấu tạo và hình thái của cơ thể.
D. Cả A và C.
Câu 3. Thành phần chủ yếu của NST gồm:
A. Prôtêin loại Híton và a xit nucleic
B. Prôtêin và sợi nhiểm sắc.
C. Prôtêin và ADN
D. Cả A và B
Câu 4. Nhiễm sắc thể kép tồn tại trong tế bào ở kì nào sau đây trong quá trình giảm phân :
A. Từ kì trung gian đến kì giữa II B. Từ kì trung gian đến cuối kì cuối I
B. Từ kì trung gian đến kì sau I C. Từ kì trước II đến cuối kì cuối II
Câu 5. Tại sao AND được xem là cơ sở vật chất di truyền :
A. ADN có trình tự các cập nuclotit đặc trưng cho loài .
B. ADN có khả năng tự sao theo đúng khuôn mẫu.
C. Số lượng và khối lượng ADN không thay đổi qua giảm phân và thụ tinh.
D. Cả A và C.
Câu 6. Những lọai giao tử nào có thể tạo ra được từ kiểu gen AaBb ?

A. AB , Ab , aB . B. Ab , AB , ab .
C. AB , Ab , aB , ab . D. AB , Ab , aB .
Câu 7. Phép lai nào dưới đây được xem là phép lai phân tích hai cặp tính trạng :
A. P : AABB x AaBb B. P : AaBb x Aabb
C. P : AaBb x aabb D. P : AaBb x aaBB
Câu 8. Số tâm động có trong một tế bào ở người của kì sau nguyên phân là :
A. 69 tâm động B. 46 tâm động
C. 92 tâm động D. 23 tâm động
Câu 9. Đặc điểm chung về cấu tạo của AND, ARN, Prôtein là :
A. Có kích va khối lượng bằng nhau.
B. Đều được cấu tạo từ các Nuclêôtít.
C. Đều được cấu tạo từ các axít amin.
D. Là đại phân tử có cấu tạo theo nguyên tắc
đa phân.
Câu 10. Tại sao biến dị tổ hợp lại xuất hiện nhiều ở những loài sinh sản hữu tính ?
A. Do tổ hợp lại vốn gen của tổ tiên, bố mẹ làm xuất hiện các tính trạng đã có hoặc chưa có ở các thế
hệ trước.
B. Do sự phân ly độc lập của các nhiễm sắc thể trong giảm phân tạo thành giao tử và sự tổ hợp ngẫu
nhiên giữa các giao tử trong thụ tinh.
C. Do sự kết hợp các NST khác nguồn gốc không bền vững.
A. Tự luận: (7 điểm)
Câu 1.Nêu những diễn biến cơ bản của Nhiểm sắc thể qua các kỳ nguyên phân?
Câu 2. Mô tả sơ lược quá trình tự nhân đôi của AND? Vì sao 2 AND con được tạo ra qua cơ chế tự nhân
đôi lai lại giống AND mẹ?
Câu 3. Bài toán:Ở cà chua quả đỏ là trội hoàn toàn so với quả vàng.Khi cho 2 giống cà chua quả đỏ lai
với cà chua quả vàng thì kết quả phép lai trên sẽ như thế nào?(quy ước và vẽ sơ đồ lai minh họa)

×