Tải bản đầy đủ (.pptx) (16 trang)

Bài 9. Nhật Bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (950.9 KB, 16 trang )

Chính sách đối ngoại
của Nhật Bản

Tổ 4


Tình hình của nhật bản sau chiến tranh thế giới thứ hai:

Sau chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, Nhật Bản là nước bại trận và lần đầu tiên trong
lịch sử của mình bị quân đội nước ngoài chiếm đóng. Sau chiến tranh, đất nước Nhật Bản
mất hết thuộc đa, kịinh tế bị tàn phá nặng nề; đồng thời xuấn hiện nhiều khó khăn bao trùm
đất nước : thất nghiệp trầm trọng, thiếu thốn lương thực, thực phẩm và hàng hoá, lạm phát
nặng nề...


Hình ảnh Nhật Bản sau
chiến tranh thế giới thứ hai





 Nhật phải dựa vào "viện trợ" kinh tế của Mỹ dưới hình thức vay nợ để phục hồi kinh tế.
 Dưới chế độ của quân Mĩ, một loạt các cải cách dân chủ được tiến hành như ban hành hiến Pháp mới (1946) có
nhiều nội dung tiến bộ; thực hiện cải cách ruộng đất (1946-1949), xoá bỏ chủ nghĩa quân phiệt và trừng trị các tội
phạm chiến tranh; giải giáp các lực lượng vũ trang; giải thể các công ty độc quyền lớn; thanh lọc các phần tử phát
xít ra khỏi các cơ quan nhà nước; ban hành các quyền tự do dân chủ (luật công đoàn, đề cao địa vị của phụ nữ,
trường học tác khỏi ảnh hưởng tôn giáo...). Những cải cách này đã mang lại luông không khí mới đối với các tầng
lớp nhân dân và là một nhân tố quan trọng giúp Nhật Bản phát triển mạnh mẽ.



Nhật Bản đã tiến hành những chính sách ngoại giao tương đối năng động, khôn khéo và thận trọng.
Cùng với sự phát triển thành công về kinh tế, chính sách đối ngoại đã góp phần đáng kể nâng cao vị trí
của Nhật Bản trong khu vực cũng như trên trường quốc tế.


Chính sách đối ngoại của Nhật Bản giai đoạn thập kỷ 60 được đặc trưng bởi chính sách
ngoại giao kinh tế nhằm phục vụ cho nhu cầu đuổi kịp và vượt các nước phát triển khác.
Mục tiêu này đã đạt được vào cuối những năm 60 khi Nhật Bản trở thành cường quốc thứ
hai về kinh tế trong hệ thống tư bản chủ nghĩa


Đầu thập kỷ 70, tình hình quốc tế có những thay đổi nhanh chóng và mạnh mẽ vừa tạo
điều kiện vừa thúc đẩy Nhật bản đóng một vai trò quốc tế quan trọng hơn. Trong bối cảnh
đó, học thuyết Fukuda ra đời năm 1977 đã đánh dấu một bước chuyển quan trọng trong
chính sách đối ngoại của Nhật, trước hết là đối với khu vực Đông Nam Á.


Chính sách đối ngoại của Nhật trong thập kỷ 80 tiếp tục mang tính chủ động hơn, nhất
là dưới thời kỳ Thủ tướng Nakasone nắm quyền. Từ năm 1985, với việc nâng giá đồng yên,
Nhật bản tăng cường ảnh hưởng kinh tế trong khu vực châu A’ với mô hình đàn sếu bay với ý
đồ trở thành đầu tầu cho sự phát triển kinh tế ở đây.


Chính sách đối ngoại của Nhật trong thập kỷ 90 được đặc trưng bởi việc củng cố quan
hệ với Mỹ qua việc ký Tuyên bố chung về “An ninh Nhật-Mỹ trong thế kỷ 21” năm 1996 và
đưa ra Phương châm phòng thủ mới Nhật-Mỹ vào năm 1997.


Bước vào thế kỷ 21, với những diễn biến phức tạp của cuộc chiến tranh chống khủng
bố và tình hình vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên, Nhật Bản tiếp tục chính sách ủng hộ

mạnh mẽ Mỹ và tăng cường khả năng tự vệ của mình.




Cảm ơn thầy cô và các bạn
đã chú ý lắng nghe



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×