Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (27.08 KB, 1 trang )
HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI 19 : CÁC CHẤT ĐƯC CẤU TẠO NHƯ THẾ NÀO?
19.1. Giữa các phân tử cao su có các khoảng cách nên các phân tử không khí trong săm cao su
( nhất là khi áp suất trong săm cao su lớn) len lỏi qua các khoảng cách đó thoát ra ngoài khí trời
làm cho áp suất trong săm xe giảm dần nên thỉnh thoảng lại phải bơm xe. Nếu săm xe mỏng và
làm bằng cao su tồi (có nhiều khoảng cách giữa các phân tử) thì bánh xe mau bò xẹp. Hiện tượng
trên chứng tỏ giữa các phân tử chất rắn (như cao su) cũng có khoảng cách.
19.2. Một số chất rắn tan được trong chất lỏng do các phân tử chất lỏng va đập vào chất rắn bứt ra
các phân tử và các phân tử chất rắn len lỏi vào nằm ở một số khoảng trống giữa các phân tử chất
lỏng và càng lúc càng phân bố đều trong chất lỏng. Nếu đun nóng chất lỏng, các phân tử chất
lỏng va đập vào chất rắn mạnh hơn, sự hoà tan sẽ nhanh hơn.
Với hai chất lỏng hoà tan với nhau thì các phân tử của hai chất phân bố đan xen vào nhau; các
phân tử của chất lỏng này chiếm một số khoảng trống giữa các phân tử của chất lỏng kia.
19.3. Vì các phân tử của chất này chiếm một số khoảng trống giữa các phân tử của chất kia nên
thể tích hỗn hợp nhỏ hơn tổng thể tích của hai chất.
19.4. Vì các khoảng trống giữa các phân tử rất nhỏ, mắt thường không nhìn thấy được nên ta thấy
các chất như liền một khối tựa như đứng từ xa nhìn một cái cây tưởng như các lá cây liền một
khối
19.5. Vì các phân tử của các chất khác nhau có các liên kết khác nhau: ở các chất này (kim
cương, sắt thép v.v…) các phân tử liên kết rất chặt chẽ với nhau, còn ở các chất khác (than củi,
phấn v.v…) các phân tử liên kết kém chặt chẽ hơn nên các chất đó dễ bò chia cắt hơn.
19.6. Thể tích V của giọt dầu (lớp dầu) là:
2
2
;
4
4V
suy ra : d =
D d
V Sd
D
π