Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

Bộ câu hỏi câu trắc nghiệm & đề thi có đáp án đầy đủ nhất môn Giao tiếp trong kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.13 MB, 39 trang )

B câu h i câu tr c nghi m & đ thi có đáp án đ y đ
nh t môn Giao ti p trong kinh doanh
Chương 1: Khái quát chung về giao tiếp
1. Hãy cho biết đặc tính nào sau đây là của giao tiếp trong kinh doanh:
a. Hoạt động kinh doanh là một hoạt động giao tiếp hết sức phức tạp
b. Giao tiếp kinh doanh vừa là một khoa học vừa là một nghệ thuật
c. Giao tiếp trong kinh doanh luôn gấp rút về mặt thời gian
d. Tất cả đều đúng
Đán án: d
2. Giao tiếp trong kinh doanh tuân theo mấy nguyên tắc?
a. 5
b. 6
c. 7
d. 8
Đán án: c
3. Trong tâm lý học người ta chia các chức năng của giao tiếp ra thành 2
nhóm, đó là:
a. Chức năng thuần tuý xã hội và chức năng điều khiển
b. Chức năng thuần tuý xã hội và chức năng tâm lý xã hội
c. Chức năng cân bằng cảm xúc và chức năng phối hợp hành động
d. Chức năng tâm lý xã hội và chức năng tạo mối quan hệ
Đán án: b
4. Người ta phân loại giao tiếp dựa vào:
a. 6 tiêu chuẩn
b. 5 tiêu chuẩn
c. 8 tiêu chuẩn
d. 4 tiêu chuẩn
Đán án: a
5. Dựa vào nội dung tâm lý giao tiếp người ta phân ra:
a. Giao tiếp nhằm thông báo những thông tin mới
b. Giao tiếp trực tiếp


c. Giao tiếp nhằm kích thích, động viên hành động
d. cả a và c đều đúng
Đán án: d
6. Dựa vào đối tượng hoạt động giao tiếp, người ta phân ra:
a. Giao tiếp nhân cách
b. Giao tiếp xã hội
c. Giao tiếp nhóm
d. Tất cả đều đúng


Đán án: a
7. ….. là hoạt động xác lập và vận hành các mối quan hệ xã hội giữa
người với người, hoặc giữa người với các yếu tố xã hội nhằm thoả mãn
những nhu cầu nhất định:
a. Truyền thông
b. Thuyết phục
c. Giao tiếp
d. Thương lượng
Đán án: c
8. Các chức năng thuần tuý xã hội của giao tiếp bao gồm:
a. Chức năng thông tin, tổ chức; Chức năng điều khiển; Chức năng
cân bằng cảm xúc; Chức năng phát triển nhân cách
b. Chức năng tạo mối quan hệ; Chức năng điều khiển; Chức năng
thông tin, tổ chức; Chức năng phối hợp hành động
c. Chức năng phối hợp hành động; Chức năng động viên, kích thích;
Chức năng điều khiển; Chức năng thông tin, tổ chức
d. Chức năng thông tin, tổ chức; Chức năng điều khiển; Chức năng
phối hợp hành động; Chức năng tạo mối quan hệ
Đán án: c
9. Giao tiếp trực tiếp và giao tiếp gián tiếp được phân chia dựa vào:

a. Nội dung tâm lý của giao tiếp
b. Tính chất tiếp xúc
c. Hình thức giao tiếp
d. Thái độ và sách lược giao tiếp
Đán án: b
10. Dựa vào hình thức giao tiếp người ta chia thành:
a. Giao tiếp chính thức và giao tiếp không chính thức
b. Giao tiếp ở thế mạnh và giao tiếp ở thế yếu
c. Giao tiếp nhóm và giao tiếp xã hội
d. Tất cả đều sai
Đán án: a


Chương 2: Cấu trúc của hoạt động giao tiếp
1. Trong hoạt động giao tiếp, chúng ta đồng thời tiến hành 3 quá trình,
đó là:
a. Trao đổi thông tin
b. Nhận thức thông tin
c. Tác động qua lại lẫn nhau
d. Tất cả đều đúng
Đán án: d
2. Trong giao tiếp kinh doanh truyền thông được phân tích trên 2 cấp độ
là:
a. Truyền thông qua lại giữa các cá nhân và truyền thông trong tổ chức
b. Truyền thông qua lại giữa các cá nhân và trong một nhóm người
c. a và b đều đúng
d. a và b đều sai
Đán án: a
3. ……… là quá trình chuyển từ ý nghĩ sang lời nói, chữ viết hay các dấu
hiệu, ký hiệu và các phương tiện phi ngôn ngữ khác nhau.

a. Thông điệp
b. Truyền thông
c. Giao tiếp
d. Mã hoá
Đán án: d
4. Quá trình ruyền thông trong tổ chức thường bị tác động bởi các yếu tố
nào sau đây?
a. Các định kiến, thành kiến của người nghe
b. Sự quá tải thông tin
c. Sự nhận định vội vã của người nghe
d. Tất cả đều sai
Đán án: b
5. Trong giao tiếp, nét mặt, cử chỉ, nụ cười, ánh mắt là phương tiện giao
tiếp:
a. Ngôn ngữ
b. Phi ngôn ngữ
c. a và b đều đúng
d. a và b đều sai
Đán án: b
6. Thông thường người ta chia không gian giao tiếp thành … vùng xung
quanh mỗi cá nhân


a. 3 vùng
b. 4 vùng
c. 5 vùng
d. 2 vùng
Đán án: b
7. …. Là các yếu tố nằm ở người phát, ở việc truyền đạt hay ở người nhận
mà chúng cản trở tới việc thông tin:

a. Thông điệp
b. Phản hồi
c. Mã hoá
d. Nhiễu
Đán án: d
8. Để hoàn thiện quá trình truyền thông giữa các cá nhân, yêu cầu đối với
người phát là:
a. Phải nhằm vào các vấn đề trong mô hình 5W-H
b. Phải tìm hiểu nhu cầu, quyền lợi và trình độ người nhận
c. Phải biết lắng nghe
d. Tất cả đều đúng
Đán án: d
9. Cửa sổ Johari có …..
a. 3 ô
b. 4 ô
c. 5 ô
d. 6 ô
Đán án: b
10. ………là một phương pháp tác động ảnh hưởng có mục đích nhằm
thay đổi các quan điểm, thái độ của người khác, hoặc xây dựng quan điểm
mới.
a. Thuyết phục
b. Thương lượng
c. Bắt chước
d. Ám thị trong giao tiếp
Đán án: a


Chương 3: Cơ sở tâm lý – xã hội của hành vi giao tiếp
1. Nhu cầu cao nhất của thuyết nhu cầu 5 bậc của Maslow

a. Nhu cầu được thể hiện
b. Nhu cầu được tôn trọng
c. Nhu cầu xã hội
d. Nhu cầu an toàn
Đán án: a
2. …….. là sự biểu hiện về mặt cường độ, tốc độ và nhịp của các hoạt
động tâm lý trong những hành vi, cử chỉ, lời nói của con người
a. Vô thức
b. Cơ cế tự vệ
c. Cảm xúc
d. Khí chất (tính khí)
Đán án: d
3. Chuẩn mực là gì?
a. Là những quy tắc sống và ứng xử, quy định cách cư xử của con người
là tốt hay xấu, là thích hợp hay không thích hợp
b. Là nơi mà con người học hỏi được những cách thức, hành vi đầu tiên
c. Là sự kết hợp độc đáo các đặc điểm tâm lý ổn định của con người,
những đặc điểm này quy định phương thức, hành vi điển hình của con
người đó
d. Là hệ thống quan điểm của con người về tự nhiên, xã hội và bản thân,
xác định phương châm hành động của người đó
Đán án: a
4. Nhu cầu nào sau đây thuộc Thuyết nhu cầu 5 bậc của Moslow
a. Nhu cầu sinh lý
b. Nhu cầu xã hội
c. Nhu cầu được tôn trọng
d. Tất cả đều đúng
Đán án: d
5. Theo Herzberg con người có mấy nhóm nhu cầu:
a. 2

b. 3
c. 4
d. 5
Đán án: a


Chương 4: Các kỹ năng giao tiếp
1. Lắng nghe thấu cảm cần những kỹ năng nào?
a. Kỹ năng biểu lộ sự quan tâm và kỹ năng gợi mở
b. Kỹ năng gợi mở và Kỹ năng phản ánh
c. Kỹ năng biểu lộ sự quan tâm và Kỹ năng phản ánh
d. Kỹ năng biểu lộ sự quan tâm, kỹ năng gợi mở và Kỹ năng phản ánh
Đáp án: d
2. Có mấy cách để mở đầu một cuộc nói chuyện trong giao tiếp?
a. 4
b. 5
c. 6
d. 7
Đáp án: c
3. Câu hỏi nào sau đây là câu hỏi có cấu trúc cao?
a. Câu hỏi hẹp
b. Câu hỏi chuyển tiếp
c. Câu hỏi gợi mở
d. Câu hỏi tóm lược ý
Đáp án: a

Chương 5: Giao tiếp trong môi trường công ty
1. Trong một buổi họp chủ toạ không nên:
e. Khuyến khích mọi người tham dự cuộc họp phát biểu ý kiến
f. Ngăn chặn những ý kiến có tính chất công kích, phê phán lẫn nhau

g. Hỏi lại để làm sáng rõ các phát biếu, đóng góp ý kiến khi đa số các đại
biểu chưa hiểu ý người đó muốn nói gì
h. Tập trung ghi lại những gì diễn ra, không nên quan sát thái độ, cử chỉ
của mọi người
Đáp án : d
2. Khi tuyển nhiều ứng viên vào cùng một chức vụ, người ta thường sử
dụng hình thức phỏng vấn nào?
a. Phỏng vấn theo mô thức
b. Phỏng vấn không chỉ dẫn
c. Phỏng vấn căng thẳng
d. Phỏng vấn nhóm
Đáp án: a


3. Khi giao tiếp với cấp dưới, bạn nên tuân thủ những nguyên tắc nào?
a. Lắng nghe ý kiên của họ
b. Không cần thiết phải thực hiện lời hứa của mình với họ
c. Khen, chê kịp thời
d. A và c đúng
Đáp án: d

Chương 6: Khái quát chung về thương lượng
1. Đâu không phải là tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá sự thành công của
một cuộc thương lượng?
a. Tiêu chuẩn thực hiện mục tiêu
b. Tiêu chuẩn ưu hoá giá thành
c. Tiêu chuẩn quan hệ giữa 2 bên
d. Tiêu chuẩn một bên có lợi
Đáp án: d
2. Thương lượng trong kinh doanh có mấy đặc điểm?

a. 4
b. 5
c. 6
d. 7
Đáp án: d
3. Kiểu thương lượng nào coi đối tác như địch thủ?
a. Thương lượng kiểu mềm
b. Thương lượng kiểu cứng
c. Thương lượng kiểu nguyên tắc
d. Tất cả đều đúng
Đáp án: b

Chương 7: Tiến trình thương lượng
1. Thông thường tổ thương lượng được tổ chức theo mấy chức năng?
a. 2
b. 3
c. 4
d. 5
Đáp án: b


2. Mục tiêu cao nhất trong tiến trình thương lượng là?
a. Là mục tiêu ở cảnh giơí lý tưởng, khi cần thiết có thể bỏ qua
b. Là mục tiêu kỳ vọng, cố sức tranh thủ để thực hiện được, chỉ trong
tình huống bất đắc dĩ mới có thể bỏ qua
c. Là mục tiêu kỳ vọng thấp nhất để đạt thành giao dịch
d. Không có đáp án nào đúng
Đáp án: a
3. Khi bạn cần nhượng bộ, bạn nên tuân theo những nguyên tắc nào sau
đây?

a. Lấy nhượng bộ để đổi lấy nhượng bộ, không nhượng bộ đơn phương
b. Để đối tác cảm thây bạn chịu nhượng bộ một bước quan trọng
c. Lấy phương án thay thế mà phương án ngang nhau đổi lấy sự thay đổi
lập trường của đối tác
d. Tất cả đều đúng
Đáp án: d

Chương 8: Phân tích giá cả trong thương lượng
1.

Yếu tố nào sau đây là yếu tố ảnh hưởng đến giá cả?
a. Yêu cầu kỹ thuật
b. Thời gian giao hàng
c. Kênh phân phối
d. Tất cả đều đúng
Đán án: d
2. Yếu tố nào sau đây không phải là yếu tố ảnh hưởng đến giá cả?
a. Phương thức vận chyển và bảo hiểm
b. Mức độ mới cũ của sản phẩm
c. Quan hệ giữa sản phẩm chủ yếu và sản phẩm phụ trợ
d. Tất cả đều sai
Đán án: d
3. Đặc điểm nào sau đây không phải là ưu điểm của kênh phân phối trực
tiếp?
a. Nhà sản xuất có sự hiểu biết sâu sắc về tính năng, kỹ thuật và công
năng của sản phẩm
b. Nguồn thông tin thông suốt giúp cho sự lựa chọn hàng hoá tốt hơn
c. Người mua sẽ được ưu tiên nhượng giá
d. Tất cả đều sai
Đán án: b



4. Có mấy yếu tố ảnh hưởng đến giá cả?
a. 4
b. 5
c. 6
d. 7
Đán án: d
5. Có mấy phương pháp đặt giá?
a. 4
b. 5
c. 6
d. 7
Đán án: c
6. ……. là phương pháp đặt giá bằng cách phân tích điểm hoà vốn?
a. Định giá dựa vào cạnh tranh
b. Đặt giá theo tập quán người tiêu dùng
c. Định giá cộng chi phí
d. Định giá theo lợi nhuận mục tiêu
Đán án: d
7. Đâu không phải là một trong những phương pháp đặt giá?
a. Đặt giá theo sản phẩm mới
b. Đặt giá theo số lượng
c. Đặt giá phân biệt
d. Đặt giá tâm lý
Đán án: b
8. Phương pháp đặt giá nào thuộc phương pháp đặt giá tấm lý?
a. Đặt giá lẻ
b. Đặt giá chẵn
c. Đặt giá theo nhận thức của người mua

d. Tất cả đều đúng
Đán án: d
9. Một chiếc Tivi có giá 4.499.999 VND, bạn hãy cho biết nhà sản xuất đã
áp dụng phương pháp đặt giá nào?
a. Giá “hớt kem”
b. Đặt giá chẵn
c. Đặt giá lẻ
d. Giá xâm nhập thị trường
Đán án: c


10. Đặt giá sản phẩm mới bao gồm:
a. Giá “hớt kem”
b. Giá xâm nhập thị trường
c. A và b đều đúng
d. A và b đều sai
Đán án: c
11. Đặt giá phân biệt bao gồm:
a. Đặt giá theo phân khúc khác nhau
b. Đặt giá theo dạng sản phẩm
c. Đặt giá theo khu vực
d. Tất cả đều đúng
Đán án: d
12. Khi điều chỉnh giá phải tuân theo mấy nguyên tắc?
a. 3
b. 4
c. 5
d. 6
Đán án: b
13. Có những phương pháp điều chỉnh giá nào?

a. Tăng giá
b. Cải tiến công nghệ
c. Giảm giá
d. Cả a và c đều đúng
Đán án: d
14. Đâu không phải là nguyên tắc trong việc điều chỉnh giá?
a. Phải dựa vào lượng cầu thị trường
b. Chính sách giả cả của Nhà nước
c. Dựa vào giá thành của sản phẩm
d. Tất cả đều sai
Đán án: d
15. Có bao nhiêu mối quan hệ giá cả trong khi thương lượng?
a. 4
b. 5
c. 6
d. 7
Đán án: a


ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM
MÔN HỌC: GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH
Soạn: TS. Phạm Đức Minh
Thời gian: 60 phút
Được sử dụng tài liệu
Đề 1-A
(40 câu trắc nghiệm x 0,25= 10 điểm)
Bạn hãy chọn câu trả lời đúng nhất sau đây:
1. Những ý tưởng quan trọng cần nhấn mạnh nhất được đặt….
a. Ở giữa câu
b. hoặc ở giữa câu hoặc ở cuối câu

c. Ở đầu câu
d. Ở giữa đoạn văn
2. Hãy chọn định nghĩa về “ Truyền thông giao tiếp” thích hợp nhất
a. Truyền thông giao tiếp là truyền thông tin từ một cá nhân hoặc nhóm
đến một người khác
b. Truyền thông giao tiếp là truyền ý nghĩa từ 1 cá nhân hay một nhóm
đến 1 người khác
c. Truyền thông giao tiếp là truyền thông tin và ý nghĩa từ một cá
nhân hoặc nhóm đến 1 người khác
d. Truyền thông giao tiếp làtruyền ý tưởng từ 1 cá nhân hoặc nhóm đến 1
người khác
3. Sara đang quyết định hoặc chuẩn bị 1 thông báo để thông báo 1 qui
định mới( nội quy, thủ tục) hoặc tổ chức 1 cuộc họp nhân viên để thảo


luận cách mà thủ tục mới nên được thưc hiện. Sara liên quan đến phần
nào của tiến trình giao tiếp.
a. Mã hoá thông điệp.(chuyển ý tưởng thành thông điệp)
b. Chọn kênh truyền thông.( truyền thông điệp)
c. Hình thành ý tưởng.( có ý tưởng)
d. Giải mã thông điệp( chuyển thông điệp)
4.Dịch 1 thông điệp từ hình thức biểu tượng thành có ý nghĩa gồm:
a. Giải mã
b. Chuyển kênh
c. Mã hoá
d.Phản hồi
5. Truyền thông giao tiếp không lời là hình thức:
a. Cơ bản nhất
b. Ít phổ biến
c. Dễ học

d. Có muộn nhất
6. Những hình thức căn bản của truyền thông giao tiếp bao gồm:
a. truyền thông giao tiếp không lời
b. truyền thông giao tiếp băng lời
c. truyền thông giao tiếp không lời vả bẳng lời
d. Tất cả đều sai
7. Trong kinh doanh, người Mỹ luôn hướng tới:
a. Mục tiêu
b. Kết quả
c. Tiền bạc


d. Hiệu quả
8. Truyền thông giao tiếp không lời khác với giao tiếp băng lời là:
a. Không tự phát
b. Ý thức được
c. Cấu trúc không chặt, tự phát và vô ý thức
d. Dễ học
9. Truyền thông giao tiếp bằng lời gồm:
a. Nói, viết, nghe
b. Nói , viết, nghe, và đọc
c. Nói và viết
d. Nói và kèm theo các cử chỉ điệu bộ
10. Nói khác với viết vì nó:
a. Nhanh hơn
b. Phổ biến hơn
c. Nhiều người sử dụng hơn
d. Suy nghĩ lâu
11. Bạn hãy chọn lời phát biểu chính xác nhất sau đây:
a. Đội/ nhóm đòi hỏi nhiều nguồn lực để hoàn thành nhiệm vụ hơn từng

cá nhân
b. Nhửng nhân viên làm việc trong đội/ nhóm báo cáo sự thoả mản công
việc giảm sút đi
c. Sự thoả mãn cá nhân & tinh thần làm việc gia tăng khi đội/ nhóm
thành công
d.đội/ nhóm có khuynh hướng làm ít có hiệu quả trong việc giải quyết
vấn đề hơn là cá nhân


12. Bạn hãy chọn lời phát bịểu chính xác nhất sau đây:
a. Các giám đốc nên thẩm định, phán xét khi lắng nghe các nhân viên,
b. Tất cả các tổ chức bị buộc phải lắng nghe nhân viên của họ
c. Những tổ chức biết lắng nghe nhân viên thường thu được nhiều lợi
điểm, chẳng hạn như tinh thần và năng suất cao hơn
d. Để tiết kiệm thời gian , các giám đốc không nên quá chăm chú lắng
nghe khi nhân viên nói
13. Những người biết điều hành doanh nghiệp thì thường dành nhiều thời
gian giao tiếp của mình vào việc
a. Đọc
b. Lắng nghe
c. Nói
d. Viết

14. Người nghe phân tích tinh thần của 1 thông điệp & rút ra kết luận ở
a. Giai đoạn đánh giá của tiến trình lắng nghe
b. Giai đoạn nhận thức của tiến trình lắng nghe
c. Giải đoan giải thích của tiến trình lắng nghe
d.Giai đoạn đáp lại của tiến trình lắng nghe
15. Lisa đang tham sự 1 cuộc họp quan trọng thay cho xếp của cô ta.
Những bước nào sau đây cô nên dùng để giúp cô ghi nhớ những điểm

quan trọng ở cuộc họp
a. Lisa nên xem xét các thông tin mà cô đã được nghe


b. Lisa nên cố gắng liên quan thông tín đó tới 1 điều gì khác
c. Lisa nên quyết định trước hết điều gì mà cô ta muốn nhớ
d. tất cả các bước trên
16. Để tăng khả năng nhớ thông tin người nghe nên……
a. Giữ thái độ tin cậy về thông tin & người nói
b. Diễn giải ý tưởng then chốt trong thông tin đó
c. Khoan dung với những ý tưởng của người nói
d. kiên nhẩn với người nói
17. Có lẽ rào cản lớn nhất mà nhiều cty đa quốc qia phải vượt qua là…
a. Sự khó về đi lại giữa các quốc gia với nhau trãi rộng khắp nơi trên thế
giới
b. Giao tiếp với những công nhân ở những phần đất nước khác nhau
trên thế giới
c. Chi phí về xây dựng những nhà máy sản xuất ở nước ngoài
d. Nhiều sự hiểu lầm do di biệt đa văn hoá
18. Truyền thống giao tiếp là tiến trình có:
a. Một chiều
b. hai chiều
c. Ba chiều
d. bốn chiều
19. Truyền thông giao tiếp là tiến trình có:
a. Một bước
b. hai bước
c. Năm bước
d.Sáu bước



20. Truyền thông giao tiếp nội bộ gồm có:
a. truyền thông giao tiếp nghi thức( trang trọng)
b. Kênh truyền thông giao tiếp không nghi thức( không trang trọng)
c. Kênh truyền thông giao tiếp vừa nghi thức vừa không nghi thức
d. Kênh truyền thông giao tiếp theo kiểu tin đồn
21. Kênh truyền thông giao tiếp nội bộ theo nghi thức( trang trọng) gồm
có:
a. Luồng thông tin từ trến xuống
b. Luồng thông tin từ dưới lên
c. Luông thông tin hàng ngang
d. Luồng thông tin từ trên xuống, hàng ngang, và dưới lên
22. Kênh truyền thông giao tiếp nội bộ không nghi thức( không trang
trọng) là thông tin:
a. Chân thật
b. Phức tạp
c. hành lang( tin đồn)
d. Tất cả đều đúng
23. Tiến trình truyền thông giao tiếp theo trình tự sau đây:
a. Người gửi có ý tưởng: người gởi chuyển ý tưởng thành thông điệp:
người gởi truyền thông điệp: và người nhận phản ứng và gởi thông tin
phản hồi tới người gởi
b. Người gửi có ý tưởng: người gởi chuyển ý tưởng thành thông điệp:
người gởi truyền thông điệp: người nhận nhận thông diệp: người nhận và
gởi thông tin phản hồi tới người gởi và người nhận giải mã thông điệp.


c. Người gửi có ý tưởng: người gởi chuyển ý tưởng thành thông điệp:
người nhận nhận thông điệp: người gửi truyền thông điệp: người
nhận giải mã thông điệp: người nhận phản ứng và gửi thông tin phản

hồi tới người gửi
d. Người gửi truyền thông điệp: người nhận nhận thông điệp: người gửi
có ý tưởng : ngừời gửi chuyến ý tưởng thành thông điệp: người nhận giải
mã thông điệp: và người nhận phản ừng và gửi thông tin phản hồi tới
người gừi.
24. Những rào cản truyền thông giao tiếp giữa các cá nhân bao gồm:
a. Thái độ “ tôi biết rồi”quan niệm rằng truyền thông giao tiếp là 1
chuyện đơn giản : truyền đạt quá ít thông tin: truyền đạt quá nhiều thông
tin
b. Khác biết về nhận thức và ngôn ngữ: lắng nghe kém: ảnh hưởng của
cảm xúc
c. Dị biệt văn hoá và tác nhân vật lý gây lo ra
d. tất cả đều đúng
25. Truyền thông giao tiếp không phải là vấn đề dơn giản vì:
a. rất khó
b. Chúng ta nói quá nhiều
c. Độc giả mới quyết định sự thành công
d. chúng ta không chú ý nghe
26. Những rào cản truyền thông giao tiếp trong tổ chức gồm có :
a. Thông tin quá tải và lọc lại thông tin thiếu chính xác.
b. Lọc lại thông tin thiếu chính xác và thiếu kế hoạch


c. Thông tin quá tải, lọc lại thông tin thiếu chính xác, và bầu không
khí truyền thông khép kín
d. tất cả đều sai
27.Dị biệt văn hoá về giá trị xã hội là :
a. Thể hiện văn hoá của 1 xã hội
b. cách cư xử của 1 xã hội
c. cách ứng xử trong giao tiếp

d. Phản ánh lối sống của 1 xã hội
28. Bạn hãy chọn câu chính xác nhất sau đây:
a. Văn hoá là môn học được dạy ở trường tiểu học
b. cách suy nghĩ có văn hoá không được học cho đến khi đến tuổi trưởng
thành
c. văn hoá không thường xuyên thay đổi
d. văn hoá được hình thành từ cách cư xử, cách suy nghĩ được học
hỏi ở thời niên thiếu và sau đó tiếp nhận ở tuổi trưởng thành
29. Người Canada và người Mỹ luôn luôn đứng 1 khoảng cách… trong
suốt cuộc nói chuyện hay thảo luận
a. 2 mét
b. 1 mét
c. 1,5 mét
d. 2,5 mét
30. Bạn hãy chọn câu chính xác nhất sau đây:
a. Chỉ duy nhất những hành động hướng ngoại và những biểu tượng xác
định một nền văn hoá
b. Các nền văn hoá hầu như không bao giờ thay đổi


c. Sự tiến bộ của công nghệ và của phương tiện truyền thông giao
tiếp có thể là nguyên nhân gây ra nền văn hoá thay đổi
d. Thái độ, cách ứng xử, và niềm tin trong những xã hội khép kín thay
đổi nhanh hơn trong những xã hội mở
31. Nhận 1 tấm danh thiếp từ 1 vị khách , người thương gia đó đút nó
ngay vào túi áo & hầu như không nhìn qua 1 chút nào. Vị khách đó có
thể rất khó chịu. Vậy ông ta tử đất nước nào?
a. Mỹ
b. Nhật
c. Canada

d. Đức
32.Mô hình chiến lược truyền thông giao tiếp theo tiến trình sau đây:
a.Xác định bối cảnh: xem xét lựa chọn phương tiện & thời gian truyền
đạt thông tin: chọn lọc và sắp xếp( bố cục) thông tin, truyền đạt thông tin,
đánh giá thông tin phản hồi để tiếp tục thành công
b. Xác định bối cảnh, chọn lọc và sắp xếp( bố cục) thông tin, xem xét
lựa chọn phương tiện & thời gian truyền đạt thông tin,truyền đạt
thông tin, đánh giá thông tin, phản hồi để tiếp tục thành công
c. Xác định bối cảnh, xem xét lựa chọn phương tiện & thời gian truyền
đạt thông tin,truyền đạt thông tin, chọn lọc sắp xếp( bố cục) thông tin,
đánh giá thông tin phản hồi để tiếp tục thành công
d. Chọn lọc sắp xếp( bố cục) thông tin, xác định bối cảnh. Xem xét lưa
chọn phương tiện & thời gian truyền đạt thông tin, truyền đạt thông tin,
đánh giá thông tin phản hồi để tiếp tục thành công


33. Xác định bối cảnh truyền thông giao tiếp có ý nghĩa là xác định:
a. Tình huống( tại sao bạn phải truyền thông), khán thính giả( bạn muốn
truyền đạt thông tin đến đối tượng nào) và xác định chỉ tiêu
b. Tình huống( tại sao bạn phải truyền thông), khán thính giả( bạn
muốn truyền đạt thông tin đến đối tượng nào) và xác định mục tiêu
c. Tình huống( tại sao bạn phải truyền thông), khán thính giả( bạn muốn
truyền đạt thông tin đến đối tượng nào) và xác định bầu không khí văn
hoá doanh nghiệp
d. Tình huống( tại sao bạn phải truyền thông), thời gian truyền thông và
xác định mục tiêu
34. Muốn truyền đạt thông tin, bạn cần phải:
a. phát triển các loại kỷ năng, chuẩn bị toàn diện, thể hiện sự tự tin vào đề
tài của bạn và tự tin vào chính bạn
b. phát triển các loại kỷ năng, chuẩn bị toàn diện, và thể hiện sự tự tin

vào mình
c. Phát triển các loại kỉ năng. chuẩn bị toàn diện, và hãy là chính mình
d. Phát triển các loại kỉ năng. chuẩn bị toàn diện, thể hiện sự tự tin
vào đề tài của bạn & tự tin vào chính bạn, và hãy là chính mình
35. Lựa chon thời gian truyền thông giao tiếp để :
a. Thuận tiện cho mình
b. Thuận tiện cho khán thính giả
c. thuận tiện cho cấp trên
d. tuỳ theo mục tịêu giao tiếp
36.Các nhà truyền thông giao tiếp trong nền văn hoá dựa nhiều vào bối
cảnh….


a. Dựa vào bối cảnh của tình huống để giúp truyền đạt ý nghĩa
b. Cho rằng người nghe biết rất ít và phải được hướng dẫn mọi thứ một
cách thực tiển
c. Ý thức rằng phải cư xử với người khác theo cách mà họ muốn được cư
xử
d. Mong bên đối tác nói rõ bằng lời những điều họ muốn.
37. Truyền thông không lời bao gồm:
a. Diễn tả trên nét mặt, cử điệu, dáng điệu, diễn đạt bằng lời nói, và tính
chát của giọng nói
b. Diễn tả trên nét mặt, cử điệu, dáng điệu, diễn đạt bằng lời nói, tính
chất của giọng nói và dáng vẻ bề ngoài
c. Diễn tả trên nét mặt, cử điệu, dáng điệu, tính chất của giọng nói và
dáng vẻ bề ngoài, ngôn ngữ thân thể và khoảng trống không gian
d. Diễn tả trên nét mặt, cử điệu, dáng điệu, diễn đạt bằng lời nói,
tính chất của giọng nói ,dáng vẻ bề ngoài, ngôn ngữ thân thể và
khoảng trống không gian
38. Nét mặt trong truyền thông không lời diển tả:

a. cảm xúc
b. Sự suy nghĩ
c. Điều chỉnh sự giao tiếp
d. Sự trấn áp
39. Ánh mắt trong truyền thông không lời là nguồn diễn tả:
a. thái độ
b. cá tính con người
c. Sự đáng tin cậy và cảm xúc


d. Cường độ cảm nghĩ
40. Cử điệu và dáng điệu trong truyền thông không lời thể hiện bằng:
a. cái vẩy tay
b. cách đi đứng
c. Cử chỉ bằng tay hoặc cách đi đứng
d. Nụ cười , cái nheo mắt





×