Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

Thiết kế kè chống sạt lở sông cái đoạn qua thị trấn diên khánh huyện diên khánh –tỉnh khánh hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 57 trang )

Đồ án tốt nghiệp

Thủy văn và tài nguyên nước

LỜI CÁM ƠN
Sau 14 tuần làm đồ án tốt nghiệp, với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo TS.Trần Kim
Châu, cùng các hầy cô trong bộ môn Kĩ thuật sông và quản lý thiên tai-Trường Đại học Thủy Lợi
và sự cố gắng lỗ lực của bản thân em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp với đề tài “Thiết kế kè
chống sạt lở sông Cái đoạn qua thị trấn Diên Khánh - huyện Diên Khánh –tỉnh Khánh Hòa”.
Quá trình làm đồ án tốt nghiệp đã giúp em hệ thống lại những kiến thức đã học và giúp
em biết cách áp dụng lý thuyết vào thực tế
, làm quen với công việc của một kỹ sư.Mặc dù
đã cố gắng nhưng trong đồ án em chưa giải quyết hết các trường hợp có thể xảy ra, giới hạn nghiên
cứu còn hạn hẹp.Bên cạnh đó trong quá trình tính toán , lựa chọn phương án thiết kế, do còn hạn
chế về kiến thức và hiểu biết thực tế nên trong đồ án này không tránh khỏi những sai sót.
Em kính mong nhận được sự chỉ bảo, hướng dẫn của các thầy cô giáo, giúp cho đồ án
của em được hoàn chỉnh hơn, từ đó kiến thức chuyên môn cũng được hoàn thiện và nâng cao.
Em xin chân thành cảm ơn các hầy cô trong bộ môn kĩ thuật sông và quản lý thiên tai,
đặc biệt là thầy giáo TS.Trần Kim Châu đã giúp đỡ, hướng dẫn em tận tình, tạo điều kiện cho em
hoàn thành đồ án này.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội ngày tháng năm
Sinh viên thực hiện
Tâm
Tống Thị Tâm

Sinh viên: Tống Thị Tâm

Trang 1



Đồ án tốt nghiệp

Thủy văn và tài nguyên nước

MỤC LỤC

Sinh viên: Tống Thị Tâm

Trang 2


Đồ án tốt nghiệp

Thủy văn và tài nguyên nước

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Sinh viên: Tống Thị Tâm

Trang 3


Đồ án tốt nghiệp

Thủy văn và tài nguyên nước

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Sinh viên: Tống Thị Tâm


Trang 4


Đồ án tốt nghiệp

Thủy văn và tài nguyên nước

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc phân bố rộng khắp trên cả nước
Theo thống kê nước ta có tới 2360 con sông dài trên 10 km, trong đó 93% là các sông nhỏ và ngắn
(diện tích lưu vực dưới 500 km2). Hàng năm sông ngòi nước ta vận chuyển tới 839 tỉ m3 nước
cùng với hàng trăm triệu tấn phù sa. Đây thực sự là một nguồn tài nguyên rất quan trọng cho sản
xuất và đời sống.Tuy nhiên do nước ta nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa với đặc điểm khí hậu
nóng ẩm mưa nhiều, lượng mưa trong năm lớn đặc biệt vào các tháng VI,X .Mặt khác do diễm
biến thời tiết phức tạp, thiên tai lũ lụt , hạn hán xảy ra thường xuyên đe dọa tính mạng và tài sản
của người dân.Đồng thời kết hợp với sự tác động mạnh mẽ của con người như chặt phá rừng đầu
nguồn làm tăng diện tích đồi núi trọc, các công trình thủy điện , hồ chứa ngày càng được xậy dựng
nhiều , khai thác bừa bãi gây sự mất cân bằng bùn cát trong sông dẫn đến hiện tượng xói lở, bồi
lắng lòng sông ngày càng tăng.Tùy vào đặc điểm địa hình, hình thái lòng dẫn sông, chế độ thủy
văn, đặc điểm địa chất bờ sông mà quá trình sạt lở bờ xảy ra nhanh hay chậm.Do đó việc thiết kế
các công trình bảo vệ bờ sông, ổn định đời sống , sản xuất của người dân ven sông là hết sức cần
thiết
Huyện Diên Khánh là một huyện thuộc tỉnh Khánh Hòa, nằm ở ven sông Cái thường
xuyên chịu ảnh hưởng trực tiếp của mưa lũ.Các trận lũ đó làm cho chế độ dòng chảy, chế độ bùn
cát ven sông ngày càng mất ổn định ,xói lở nghiêm trọng gây thiệt hại lớn về tài sản của người dân
sống ven sông.Thêm vào đó là tình trạng khai thác cát diến ra kéo dài và liên tục làm cho bờ sông
ngày càng bị sạt lở, xói sâu hơn
Vì vậy để đảm bảo an toàn cho đời sống , sinh hoạt và giao thông của người dân cũng
như sự ổn định của dòng sông thì điều cần thiết nhất là xây dựng công trình bảo vệ sông Cái

.

2. Mục đích của đề tài
Nghiên cứu diến biến lòng dẫn, diến biến bờ sông, đưa ra các giải pháp chỉnh trị nhằm ổn
định lòng dẫn, bảo vệ các công trình , nhà cửa,đảm bảo an toàn tạo điều kiện phát triển kinh tế của
thị trấn Diên Khánh.
Xác định tuyến chỉnh trị cho sông Cái đoạn qua thị trấn diên Khánh-huyện Diên Khánhtỉnh Khánh Hòa.
Thiết kế kè cho đoạn sông nghiên cứu.

3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đồ án là sông Cái đoạn qua thị trấn Diên Khánhhuyện Diên Khánh-tỉnh Khánh Hòa.

Sinh viên: Tống Thị Tâm

Trang 5


Đồ án tốt nghiệp

Thủy văn và tài nguyên nước

4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra thực tế: Điều tra tình hình dân sinh kinh tế, đặc điểm tự nhiên của
khu vực.
Phương pháp xử lý, thống kê thủy văn: phương pháp này được sử dụng trong việc xử lý
các số liệu địa hình, thủy văn.Từ đó phân tích những thay đổi của chúng trong những năm qua.
Phương pháp công thức kinh nghiệm:Dựa vào các số liệu đo đạc địa hình, địa chất , thủy
văn nhiều năm, phân tích vị trí, tốc độ xói , bồi trên mặt bang, trên mặt cắt dọc mặt cắt ngang, tìm
ra quy luật thống kê và xu thế phát triển của đoạn sông nghiên cứu.


5. Nội dung đồ án
Phần mở đầu
Chương I: Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu.
Chương II: Phân tích tình hình xói lở và đề ra các giải pháp chỉnh trị.
Chương III:Tính toán các đặc trưng thủy văn.
Chương IV :Thiết kế kè chống sạt lở sông Cái.
Kết luận và kiến nghị

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU KHU VỰC NGHIÊN CỨU

1.1 Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
1.1.1 Vị trí địa lý
Khánh Hòa nằm ở khu vực duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam, phía Bắc giáp
ba huyện Sông Hinh, Đông Hòa và Tây Hòa của tỉnh Phú Yên, phía Tây giáp hai
huyện M'Drăk và Krông Bông của tỉnh Đắk Lắk, phía Nam giáp huyện Bác
Ái và Thuận Bắc của tỉnh Ninh Thuận, phía Tây Nam giáp huyện Lạc Dương của
tỉnh Lâm Đồng, phía Đông giáp Biển Đông. Tỉnh lỵ của Khánh Hòa là thành
phố Nha Trang, cách Thành phố Hồ Chí Minh 443 km về phía Nam và cách thủ
đô Hà Nội 1.280 km về phía Bắc theo đường Quốc lộ 1A.

Sinh viên: Tống Thị Tâm

Trang 6


Đồ án tốt nghiệp

Thủy văn và tài nguyên nước


Hình 1-1. Bản đồ hành chính tỉnh Khánh Hòa
Khánh Hòa có diện tích tự nhiên là 5.197 km². Phần đất liền của tỉnh nằm kéo dài từ tọa
độ địa lý 12°52’15" đến 11°42’50" vĩ độ Bắc và từ 108°40’33" đến 109°29’55" kinh độ Đông.
[28]

Điểm cực Đông trên đất liền của Khánh Hòa nằm tại Mũi Đôi trên bán đảo Hòn Gốm, huyện

Vạn Ninh và cũng là điểm cực đông trên đất liền của Việt Nam. Chiều dài vào khoảng 150 km,
chiều ngang chỗ rộng nhất vào khoảng 90 km.
Sông Cái (còn có tên là sông Phú Lộc, sông Cù, ở phần thượng lưu có tên là sông Thác
Ngựa) có độ dài 79 km, bắt nguồn từ hòn Gia Lê cao 1.812 m chảy qua Khánh Vĩnh, Diên
Khánh, Nha Trang rồi đổ ra biển. Ở thượng lưu và trung lưu, sông có nhiều thác ghềnh như thác
Ngựa, thác Vóng, thác Dằng Xay... Khi chảy đến địa phận thôn Xuân Lạc (xã Vĩnh Ngọc) thì chia
làm hai chi lưu. Một chi, chảy men theo núi Đồng Bò đổ ra biển qua Cửa Bé (Tiểu Cù Huân). Chi
thứ hai, chảy xuống Ngọc Hội, lại chia làm hai nhánh. Một nhánh chảy qua cầu Xóm Bóng, qua
Cửa Lớn (Đại Cù Huân) và chảy ra biển. Nhánh thứ hai, chảy qua cầu Hà Ra, qua Xóm Cồn, rẽ lên
phía Bắc rồi hội nước vào dòng chính, chảy ra biển qua Cửa Lớn (Đại Cù Huân). Giữa hai nhánh
sông này, nổi lên các cồn, bãi như Cồn Dê, Hải Đảo, Xóm Cồn.

Sinh viên: Tống Thị Tâm

Trang 7


Đồ án tốt nghiệp

Thủy văn và tài nguyên nước

Hình 1-2. Sông Cái qua thị trấn Diên Khánh,huyện Diên Khánh, tỉnh khánh

Hòa
Huyện Diên Khánh nằm về phía Tây tỉnh Khánh Hòa, cách thành phố Nha Trang khoảng
10 km. Phía Đông Diên Khánh giáp với tp Nha Trang. Phía Tây Diên Khánh giáp với huyện Khánh
Vĩnh. Phía Nam Diên Khánh giáp với huyện Cam Lâm. Phía Bắc Diên Khánh giáp với huyện
Khánh Vĩnh và huyện Ninh Hòa. Huyện có 1 thị trấn (huyện lỵ) Diên Khánh và 18 xã: Diên An,
Diên Bình, Diên Điền, Diên Đồng, Diên Hòa, Diên Lạc, Diên Lâm, Diên Lộc, Diên Phú, Diên
Phước, Diên Sơn, Diên Tân, Diên Thạnh, Diên Thọ, Diên Toàn, Diên Xuân, Suối Hiệp, Suối Tiên.

Hình 1-3 Bản đồ địa chính huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa

1.1.2 Đặc điểm địa hình
Huyện Diên Khánh có địa hình khá phức tạp, thấp dần từ Tây sang Đông và từ Bắc vào
Nam về trung tâm. Độ cao địa hình từ 3 m đến 1.342 m so với mặt biển. Địa hình huyện Diên
Khánh chia thành 3 dạng chính: địa hình gò đồi; Địa hình núi cao; địa hình vùng đồng bằng.

Sinh viên: Tống Thị Tâm

Trang 8


Đồ án tốt nghiệp

Thủy văn và tài nguyên nước

Vùng gò đồi (vùng gò đồi): Tập trung ở các xã phía Tây của huyện. Dạng địa hình này có
diện tích 6.617 ha chiếm 19,6% tổng diện tích toàn huyện. Chủ yếu là nhóm đất đỏ vàng, độ cao từ
30 m đến dưới 200 m, tạo thành một dãy dài và hẹp chạy dọc ven núi cao và sông Cái.
Vùng đồng bằng: Phần lớn đất đai có độ cao từ 3 m đến 30 m, địa hình tương đối bằng
phẳng, gồm các xã dọc theo sông Cái. Dạng địa hình này có diện tích 19.975 ha chiếm tỷ lệ 59,2%
tổng diện tích toàn huyện. Các nhóm đất chủ yếu là nhóm đất phù sa, nhóm đất xám và bạc màu,

nhóm đất đỏ vàng; tầng đất dày 50 - 100 cm. Đây là vùng sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy
sản của huyện.
Địa hình núi cao: Bao gồm các núi granite, đaxit, sa phiến thạch nhô cao, thường rất dốc
và có độ dày tầng đất mỏng, ít có khả năng sử dụng vào sản xuất nông nghiệp. Dạng địa hình này
có diện tích 7.164 ha chiếm tỷ lệ 21,2% tổng diện tích toàn huyện, độ cao từ 200 đến 1.342 m, phân
bố tập trung ở các xã phía Bắc và phía Nam của huyện

1.1.3 Đặc điểm địa chất thổ nhưỡng, thảm phủ thực vật
* Nhóm đất phù sa (P): Diện tích 9.543,14 ha, chiếm 28,27% tổng diện tích tự nhiên toàn
huyện. Phân bố ở hầu hết các xã dọc theo các triền sông, suối, tập trung nhiều ở xã Diên Lâm, Diên
Sơn,…Thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình, đất khá tơi xốp; đất có phản ứng trung tính hoặc
chua ít. Nhóm đất thích hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau như các loại đậu đỗ, mía, bắp, lúa
nước, khoai lang, và các loại cây ăn trái...
* Nhóm đất xám và bạc màu (X): Diện tích 1.648,08 ha, chiếm 4,88% diện tích tự nhiên
của huyện. Phân bố ở các bậc thềm trước núi hoặc đồi thấp, có ở các xã: Diên An, Diên Toàn, Diên
Bình, Diên Tân, Diên Điền, Suối Tiên, Suối Hiệp. Phần lớn đất xám cơ giới nhẹ, thoát nước tốt,
tầng đất dầy, phân bố ở địa hình bằng, độ dốc nhỏ thích hợp với nhiều loại cây trồng do vậy các
loại hình sử dụng trên nhóm đất này khá phong phú bao gồm cây công nghiệp lâu năm, cây hoa
màu và cây lương thực
* Nhóm đất đỏ vàng (F): Diện tích21.343,71 ha, chiếm 63,23% tổng diện tích tự nhiên toàn
huyện. Phân bố ở vùng đồi núi và các bậc thềm phù sa cổ, có ở hầu hết các xã. Đất thường ở địa
hình cao độ dốc lớn nên khả năng sử dụng vào mục đích nông nghiệp rất hạn chế. Đất phân bố ở
những địa hình thấp và ít dốc hơn có thể sử dụng vào sản xuất nông nghiệp như trồng điều hay cây
ăn quả các loại. Sử dụng đất này vấn đề đặt lên hàng đầu là chống xói mòn.
* Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D): Diện tích 764,48 ha, chiếm 2,26 % tổng
diện tích tự nhiên toàn huyện. Phân bố rải rác, dưới dạng những dải hẹp ven hợp thủy và thung
lũng vùng đồi núi, có ở các xã Diên Sơn, Diên Lâm, Diên Thọ, Diên Tân và Diên Điền. Nhìn
chung. Đất dốc tụ có độ phì khá, ít chua, lại phân bố ở vị trí địa hình thấp bằng, vì vậy, chúng khá
thích hợp cho bố trí trồng lúa nước và cây trồng cạn hàng năm.


* Nhóm đất mùn vàng đỏ (H): Diện tích 449,38 ha, chiếm 1,33 % tổng diện tích tự nhiên
toàn huyện. Phân bố trên những khối núi cao dốc, tập trung ở các xã Diên Lâm, Diên Tân. Ít có khả
năng sử dụng vào mục đích nông nghiệp
* Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá (E): Diện tích 6,53 ha, chiếm 0,02 % tổng diện tích tự nhiên
toàn huyện. Phân bố trên những khối núi cao ở xã Diên Sơn. Đất xói mòn trơ sỏi đá có tầng mỏng
và hầu hết ở địa hình núi cao dốc, vì vậy, ít có ý nghĩa cho sử dụng nông nghiệp.

Sinh viên: Tống Thị Tâm

Trang 9


Đồ án tốt nghiệp

Thủy văn và tài nguyên nước

Qua tài liệu thu thập ở hiện trường, hình trụ các hố khoan, hố đào và kết qur thí nghiệm
các mẩu đất đã đánh giá các tính chất cơ lý của các lớp đất ở dọc bờ sông.Đại chất công trình sông
Cái đoạn qua xã Diên Khánh, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa được chia thành từng lớp như
sau:
Lớp 1: Đất á sét nhẹ màu vàng nhạt, xám nâu.Trạng thái dẻo cứng đến nửa cứng, lớp này
có bề dày trung bình là 1,4m.
Lớp 2:Đất cát pha mùa xám vàng, xám nâu, xám nhạt, trạng thái dẻo mềm, lớ này có bề
dày trung bình khoảng 1,5m
Lớp 3: Cát hạt mịn màu xám , màu xám tro nhạt, trạng thái bão hòa nước, chặt nìn kém,
lớp này có bề dày trung bình khoảng 3m.
Lớp 4:Đất sét pha màu nâu đỏ, vân trắng vàng, trạng thái dẻo cứng. Lớp đất này có bề
dày trung bình khoảng 1m.

Sinh viên: Tống Thị Tâm


Trang 10


Đồ án tốt nghiệp

Thủy văn và tài nguyên nước
Bảng 1-1.Các chỉ tiêu cơ lý của đất

Tên lớp
Chỉ tiêu cơ lý
Đơn vị

Kí hiệu

Lớp 1

Lớp 2

Lớp 3

Lớp 4

%

W

23,15

22.18


50.47

-

Khối lượng thê
tích TN

g/cm^3

γ

1,65

1,72

1, 57

1,85

Khối lượng thể
tích khô

g/cm^3

γc

1,43

1,45


1.01

1.65

Khối lượng
riêng

g/cm^3



2,64

2,57

2,54

2.63

Hạt sạn sỏi

%

0

0

0


2.1

Hạt cát

%

72,1

81,52

11.20

85.67

Hạt bui

%

38.67

40.05

6.80

15.95

Hạt sét

%


23.4

4.1

44

1.1

B

-

1.05

1.12

-

Độ ẩm tự nhiên

Độ sệt
Gó ma sát trong

˚



-

1.12


1.121

-

Lực dính kết

Kg/cm^2

C

0.15

0.06

0.07

0.03

Hệ số nén lún

cm^2/kg

α

0.036

0.015

0.021


0.013

Hệ số thấm

cm/s

K

Kg/cm^2

Eo

1.22.10^5
44

7.5.10^-2

Mô đun tổng
biến dạng

5.7.10^-4 1.94.10^4
101,3

-

* Thảm thực vật :Vùng thượng lưu sông Cái Nha Trang chủ yếu là rừng nguyên sinh lá
rộng,xen kẽ là rừng hỗn giao tre nứa và trảng cỏ cây bụi. Tùy theo độ cao của địa hình cósự phân
hóa về thảm phủ thực vật như sau:
-Khu vực đỉnh núi ở độ cao trên dưới 2000 m: Thảm thực vật thân gỗ chỉ cao khoảng 7


Sinh viên: Tống Thị Tâm

Trang 11


Đồ án tốt nghiệp

Thủy văn và tài nguyên nước

- 10 m, tán xen kẽ, thân có thế nằm xiên hay cong queo. Sự phân tầng của thảm thực vật không thật
sự rõ rệt. Ở đây chủ yếu là sự góp mặt của các loài thực vật có nhiều thân trên một gốc. Trên thân
cây phủ lớp rêu mỏng. Một số loài thực vật bì sinh phát triển trên cành, nhánh cây. Điểm đáng lưu
ý là các sườn của đỉnh núi rất dốc, độ dốc lên tới 35-50O nhưng vẫn được bao phủ bởi thảm thực
vật rừng khá dày với sức sống tốt. Dưới tán rừng, lớp lá rụng 3 - 4 cm với quá trình phân giải
chậm. Cây có độ cao đạt tới 10m, đường kính 50 - 100 cm, tán đan xen. Cây có sự phân cành sớm,
ở độ cao khoảng 2 - 3 m.
- Khu vực đỉnh - sườn núi ở độ cao 1400 - 1700 m: Rừng á nhiệt đới thường
xanh cây lá rộng và cây lá rộng + lá kim núi trung bình. Rừng có diện tích lớn với cây đa trội và
cấu trúc thảm phức tạp. Rừng phân ra nhiều tầng nhưng có 2 tầng chủ đạo, các tầng trung gian
không liên tục, xen kẽ nhau. Ngoài ra ở độ cao này còn có rừng lá kim núi trung bình (rừng thông 3
lá tự nhiên).
- Khu vực có độ cao dưới 1.400m: Rừng chủ yếu là rừng trồng, loại cây lá rộng thường
là cây keo, cao su, cà phê, hồ tiêu, ca cao và cây lá kim là cây thông. Khu vực trung du có độ cao
dưới 100m thường là các trảng cây cỏ bụi, các cây lá rộng với tán cây có đường kính từ 2 đến 4m,
thân cây có đường kính từ 10 đến 30cm, độ cao từ 2 đến 5m. Các cây được trồng chủ yếu là mía và
cây keo từ 2 đến 5 năm tuổi .
-Theo niên giám thống kê tỉnh Khánh Hòa, khu vực trung du và đồng bằng
lưu vực sông Cái Nha Trang là đất nông nghiệp với diện tích 1262,2 km2, đất phi nông nghiệp với
diện tích 131,1 km2, đất chưa sử dụng 363,9 km2 lưu vực sông Cái Nha Trang là đất nông nghiệp

với diện tích 1262,2 km2, đất phi nông nghiệp với diện tích 131,1 km2, đất chưa sử dụng 363,9
km2.

1.2 Đặc điểm khí tượng
Nhìn chung lưu vực sông Cái Nha Trang tỉnh Khánh Hòa chịu sự chi phối chung của khí
hậu nội chí tuyến nhiệt đới gió mùa, có ảnh hưởng khí hậu đại dương.So với các vùng phía Bắc thì
mùa đông ít lạnh hơn, mùa khô nóng kéo dài hơn; sovới các vùng phía Nam thì mùa mưa muộn
hơn. Mùa khô bắt đầu từ tháng 01 và kếtthúc vào tháng 8, trong mùa khô xuất hiện thời kỳ mưa
tiểu mãn vào khoảng trung tuần tháng 5 đến hạ tuần tháng 6; mùa mưa, bắt đầu từ tháng 9 và kết
thúc vào trung tuần tháng 12.

1.2.1 .Nhiệt độ
Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm của lưu vực dao động trong khoảng từ 26˚C
-29˚C. Thời tiết nóng, ấm khá ổn định thƣờng kéo dài thƣờng kéo dài suốt 8 -9 tháng từ tháng II
đến tháng X ở vùng đồng bằng ven biển, còn vùng núi thấp hơn và kéo dài ngắn hơn khoảng 5- 6
tháng. Biên độ nhiệt hàng tháng dao động 5 -7 ˚C.
Biến trình năm của nhiệt độ thuộc dạng biến trình đơn của vùng nhiệt đới gió mùa, gồm
một cực đại vào mùa hè và một cực tiểu vào mùa đông. Cực đại xuất hiện vào tháng V, VI hoặc
tháng VII với nhiệt độ trung bình tháng 28˚C – 28˚C ở vùng đồng bằng ven biển, 26˚C – 28˚C ở
vùng núi thấp, không quá 24˚C ở vùng núi cao. Cực tiểu hầu hết đều xuất hiện vào tháng XII hoặc
tháng I với nhiệt độ trung bình tháng từ 23˚C – 24˚C ở vùng đồng bằng ven biển, 19 - 21˚C ở vùng
núi cao.

Sinh viên: Tống Thị Tâm

Trang 12


Đồ án tốt nghiệp


Thủy văn và tài nguyên nước

Nhiệt độ tối cao trung bình năm đạt từ 30 - 31˚C, cao nhất xảy ra vào tháng VI, tháng VII
và tháng VIII đạt 32 - 33˚C, thấp nhất vào tháng XII đạt 27 - 28˚C.
Nhiệt độ tối thấp trung bình giảm theo độ cao là . Ở độ cao dƣới 100m nhiệt độ thấp nhất
trung bình năm đạt trên dƣới 24˚C, các tháng XII, I và II dao động từ 21 - 22˚C. tháng IV – VIII từ
24 – 25˚C

1.2.2 Độ ẩm
Độ ẩm: Độ ẩm khá thấp, trung bình năm vào khoảng 80% tại Nha Trang.Hàng năm chỉ có
2 - 3 tháng đầu mùa đông (tháng 10, 11, 12) là khá ẩm với độ ẩmtrung bình 85%. Còn trong nửa
cuối mùa đông độ ẩm giảm xuống 80 - 83%. Tháng ẩm nhất là tháng 11 có độ ẩm khoảng 85 87%.

1.2.3 Bốc hơi
Bốc hơi: Tổng lượng bốc hơi trung bình nhiều năm dao động từ 1000 - 1100mm/năm tức
là bằng 2/3 lượng mưa. Trong 3 tháng (từ tháng 6 - 8), mỗi tháng lượng bốc hơi đạt tới 120 - 150
mm, vượt quá lượng mưa các tháng này. Thời kỳ bốc hơi ít nhất là các tháng mùa mưa, từ tháng 10
- 12, lượng bốc hơi chỉ khoảng 60 - 80 mm.

1.2.4 Gió
Gió: Hướng gió thịnh hành mùa đông là hướng Đông Bắc hoặc Bắc; mùa hè, hướng gió
thịnh hành là hướng Tây và Tây Nam.
Đặc trưng cơ bản của chế độ gió là tốc độ trung bình và tần suất các cấp tốc độ khác
nhau. Ở lƣu vực tốc độ gió trung bình năm dao động trong khoảng từ 2.4 – 2.8 m/s. Chênh lệch tốc
độ gió trung bình của các tháng không vƣợt quá 0.7 m/s. Nhìn chung tốc độ gió trung bình của
các tháng mùa đông lớn hơn nhiều so với các tháng mùa hạ.
Từ tháng XI đến tháng II năm sau tốc độ gió đạt từ 3.3 – 4.5m/s. Các tháng còn lại trong
năm tốc độ gió trung bình chỉ đạt 1.6 – 2.7m

1.2.5 Mưa

Mưa: Do địa hình phức tạp nên lượng mưa giữa các khu vực có sự chênh lệch nhau khá
lớn. Lượng mưa trung bình năm trên lưu vực sông Cái Nha Trang thì lớn hơn khoảng từ 1300 1500 mm. Tổng lượng mưa mùa mưa khoảng 900 - 1059mm, chiếm khoảng 67 - 75% lượng mưa
năm; tổng lượng mưa mùa khô khoảng 300- 450 mm. Những trận mưa, lũ lớn chủ y ếu tập trung
vào tháng 10 và 11.

1.2.6 Bão và áp thấp nhiệt đới
Bão và áp thấp nhiệt đới: Khánh Hòa là vùng ít gió bão, tần số bão đổ bộ vào Khánh Hòa
thấp chỉ có khoảng 0,82 cơn bão/năm so với 3,74 cơn bão/năm đổ bộ vào bờ biển Việt Nam.Các
trận bão được dự đoán sẽ đổ bộ vào Khánh Hòa trong những năm gần đây thường lệch hướng vào
Nam hoặc tan ngay khi gần vào bờ. Tuy vậy, do địa hình sông suối có độ dốc cao nên khi có bão
kèm theo mưa lớn, làm nước dâng cao nhanh chóng, trong khi đó sóng bão và triều dâng lại cản
đường nước rút ra biển, nên thường gây ra lũ lụt

Sinh viên: Tống Thị Tâm

Trang 13


Đồ án tốt nghiệp

Thủy văn và tài nguyên nước

1.3 Đặc điểm thủy văn
1.3.1 Đặc điểm thủy văn chung
Hệ thống sông suối trên địa bàn huyện Diên Khánh khá lớn với 4 sông lớn và nhiều sông,
suối nhỏ. Tổng lượng nước đến khá dồi dào song phân bố không đều (4 tháng mùa mưa chiếm
63,8%) gây bất lợi cho sản xuất và sinh hoạt. Các sông suối này có độ dốc lớn, lưu lượng kiệt bé,
nhiều suối mùa khô không có nước. Tuy nhiên có nhiều vị trí có thể xây hồ chứa để mở rộng diện
tích tưới và điều tiết hạ lưu.
- Sông Cái: là sông lớn nhất tỉnh Khánh Hòa, bắt nguồn từ phía Tây của tỉnh, thuộc địa

giới huyện Khánh Vĩnh giáp tỉnh Lâm Đồng với độ cao 1.500- 2.000 m. Sông chảy theo hướng
Tây- Đông, từ Khánh Vĩnh qua Diên Khánh và đổ ra biển tại thành phố Nha Trang. Diện tích lưu
vực sông 1.900 km2, chiều dài sông 83 km, đoạn chảy qua địa bàn huyện Diên Khánh là 27 km.
Lưu lượng bình quân Qo= 55,7m3/s, lưu lượng tần suất 75%, Q75%=37,9m3/s và lưu lượng kiệt
QK= 7,32m3/s. Mùa lũ bắt đầu từ tháng 10 và kết thúc vào tháng 12 (muộn hơn so với mùa mưa 1
tháng). Đây là sông lớn có nước quanh năm và là nguồn nước chủ yếu cung cấp cho các trạm bơm
vùng Diên Khánh và TP. Nha Trang. Tuy nhiên mùa kiệt thì lượng nước hạn chế và ngày càng
giảm.
- Sông Chò: là nhánh của sông Cái, diện tích lưu vực 589 km2; chiều dài sông 63 km,
đoạn chảy qua địa bàn huyện Diên Khánh là 15 km.
- Sông Suối Dầu: là nhánh của sông Cái, diện tích lưu vực 272 km2; chiều dài sông 59
km, đoạn chảy qua địa bàn huyện Diên Khánh là 10 km

* Mạng lưới trạm đo khí tượng thủy văn trên lưu vực sông

Bảng 1-2 Các trạm đo KTTV trên lưu vực sông
STT

Tên trạm

Vị trí

Yếu tố đo

Ghi chú

X

Thời gian
đo

1976-nay

1

Nha Trang

T.p
NhaTrang

2

Diên An

Tt. Diên
Khánh

H

1976-1985

Trạm cơ
bản

3

Đồng Trăng

Diên Lâm

X, H, Q


1976-nay

X

1976-nay

Trạm cơ
bản
Trạm cơ
bản

4

Khánh Vĩnh Tt.Khánh
Vĩnh

1.3.2 Đặc điểm thủy triều
Thuỷ triều ở Nha Trang là chế độ nhật triều không đều, trong một tháng có

Sinh viên: Tống Thị Tâm

Trang 14

Trạm cơ
bản


Đồ án tốt nghiệp


Thủy văn và tài nguyên nước

khoảng 20 ngày là chế độ nhật triều. Trong thời kỳ triều cường, nước triểu lớn nhất từ 1,8 - 2,3m
(tính theo 0 Hải đồ), mực nước triều nhỏ nhất từ 0,4 - 0,8m. Trong năm, các tháng 11, 12, 1, 2 luôn
luôn xuất hiện thời kỳ triều cường có mực nước
đỉnh triều cao nhất năm và các tháng 6, 7, 8 luôn xuất hiện thời kỳ triều cường có mực
nước đỉnh triều thấp nhất năm. Nguyên nhân là do về các tháng mùa đông xuất hiện trường gió
đông bắc tạo nước dềnh phía tây Biển Đông. Một nguyên nhân nữa là do ảnh hưởng của ATNĐ và
bão đã tạo nên nước dâng ở vùng bờ biển.
Khi xét ảnh hưởng của lũ và triều ta thấy khi gặp triều lên mực nước có thể
dâng cao hơn trường hợp không có triều từ 20 - 30 cm, khi triều xuống mực nước có thể chênh lệch
so với mực nước không ảnh hưởng triều từ 9 - 10 cm.

1.3.3 Chế độ dòng chảy
Dòng chảy trên các sông chủ yếu do mưa cung cấp, nên sự phân bố của dòng chảy tương tự
sự phân bố của mưa. Độ sâu dòng chảy trên lưu vực sông Cái Nha Trang là 1159 mm .
Lượng dòng chảy 4 tháng mùa lũ chiếm từ 65% - 66 % lượng dòng chảy cảnăm, lượng
dòng chảy 8 tháng mùa cạn chỉ chiếm từ 34% - 35% lượng dòng chảy cả năm. Tổng lượng dòng
chảy (W) phụ thuộc vào độ sâu dòng chảy (Y) và diện tích lưu vực (F), có giá trị lớn nhất đối với
sông Cái Nha Trang 2319 m3.

1.4 Điều kiện dân sinh kinh tế
1.4.1 Dân số, văn hóa
*Dân cư:
Theo số liệu điều tra ngày 1 tháng 4 năm 2011 dân số tỉnh Khánh Hòa là 1.174.100 người
với mật độ dân số toàn tỉnh là 225 người/km², trong đó nam giới có khoảng 581.299 người
(49.47%) và nữ giới khoảng 593.549 người (50.53%); tỷ lệ tăng dân số của tỉnh bình quân từ năm
1999-2009 là 1,1%; tỷ số giới tính là 97,9%. Theo điều tra biến động dân số năm 2011, Khánh Hòa
có 584.200 người sinh sống ở khu vực đô thị (48.8% dân số toàn tỉnh) và 589.900 người sống ở
khu vực nông thôn (51,2%).

Dân số Khánh Hòa hiện nay phân bố không đều. Dân cư tập trung đông nhất ở thành
phố Nha Trang (chiếm 1/3 dân số toàn tỉnh), trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh. Huyện
Diên Khánh và thành phố Cam Ranh cũng có mật độ dân số khá cao (xấp xỉ 400 người/km²) thị xã
Ninh Hòa và các huyện còn lại ở đồng bằng có mật độ dân cư không chênh lệch lớn và gần bằng
mức trung bình toàn tỉnh (khoảng 200 người/km²), các huyện miền núi có mật độ dân số tương đối
thấp là Khánh Sơn (62 người/km²) và Khánh Vĩnh (29 người/km²). Nơi có mật độ dân số thấp nhất
tỉnh là huyện đảo Trường Sa (0,39 người/km²).Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam năm
2010 thì toàn tỉnh có khoảng 519.600 người sinh sống tại khu vực thành thị và 648.100 sinh sống ở
khu vực nông thôn.
Về độ tuổi năm 2009 toàn tỉnh có 526.061 người dưới 25 tuổi (45% dân số), 450.393
người từ 25 đến 50 tuổi (39% dân số) và 183.150 trên 50 tuổi (16%)

Sinh viên: Tống Thị Tâm

Trang 15


Đồ án tốt nghiệp

Thủy văn và tài nguyên nước

*Tôn giáo:
Hiện nay có 32 dân tộc đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, trong đó dân tộc
Kinh có 1.095.981 người sống phân bố đều khắp huyện, thị, thành phố, nhưng tập trung nhiều nhất
vẫn là các vùng đồng bằng, thành phố, thị xã, thị trấn. Dân tộc thiểu số lớn nhất là
người Raglai với 45.915 người sống tập trung chủ yếu ở hai huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh và
một vài xã miền núi các huyện Diên Khánh, Cam Lâm và thành phố Cam Ranh trong các bản làng
(palây). Tại các khu vực giáp ranh với Lâm Đồng và Đăk Lăk có khoảng 4.778 người Cơ-ho và
3.396 người Ê-đê sinh sống. Dân tộc Hoa có khoảng 3.034 người tập trung chủ yếu ở thành phố
Nha Trang (khoảng 2.000 người), thị xã Ninh Hòa và các xã phía Đông huyện Diên Khánh. Một

nhóm thiểu số chính khác là người Tày (1.704) và người Nùng (1.058) di cư từ các tỉnh phía Bắc
vào trong cuộc di cư năm 1954 và trong các năm gần đây sinh sống chủ yếu ở huyện Khánh Vĩnh.
Ngoài các nhóm chính trên còn có các nhóm dân tộc chiếm 1 thiểu số rất nhỏ trong dân số
như Mường, Thái, Chăm,Khmer, Thổ... Người Chăm là cư dân bản địa ở Khánh Hòa. Tuy nhiên
do những điều kiện lịch sử, từ giữa thế kỷ XVII về sau này, người Chăm ở Khánh Hòa lần lượt di
chuyển vào các tỉnh phía Nam. Vì vậy mà ngày nay, người Chăm ở Khánh Hòa chỉ còn khoảng 290
người.
*Khoa học-giáo dục:
Nền khoa học ở Khánh Hòa được đặt nền móng từ thời Pháp thuộc với việc hình thành
hai cơ sở khoa học thực nghiệm là Viện Pasteur Nha Trang vào năm 1891, nghiên cứu về vệ
sinh dịch tễ và Sở Ngư nghiệp Đông Dương năm 1922 (tiền thân của Viện Hải dương học Nha
Trang) chuyên nghiên cứu về biển và động vật biển. Lĩnh vực khoa học từ đó dần dần được mở
rộng sang các ngành khoa học ứng dụng để đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế của tỉnh. Các
công trình nghiên cứu tiêu biểu tại Khánh Hòa gồm có việc bảo tồn và phát triển trầm hương, kỳ
nam, duy trì và nuôi dưỡng chim yến, nghiên cứu các hình thức nuôi trồng thủy sản trên biển,..
Trước thời nhà Nguyễn, vì là đất mới được mở mang, lại xa kinh đô, nên nền giáo dục
Khánh Hòa gần như không phát triển. Người Khánh Hòa thời đó không có đóng góp gì trong địa
hạt văn chương thi phú. Mãi đến đời vua Gia Long, triều đình mới cho lập trường dạy chữ ở phủ
Diên Khánh và Bình Hòa. Học sinh sau khi có bằng Tiểu học phải ra Quy Nhơn hoặc các tỉnh khác
để tiếp tục học lên Trung học, cho đến năm 1936, khi trường trung học đầu tiên được mở tại Nha
Trang là Trường trung học tư thục Kim Yến (Institution Kim Yến), làm nơi học tập cho học sinh từ
Phan Thiết đến Quy Nhơn. Đầu năm 1947, Trường Trung học Nha Trang (tiền thân của Trường Phổ
thông trung học Lý Tự Trọng) được thành lập. Sang đến năm 1952, trường đổi tên thành Trường
Trung học Võ Tánh và chuyển đến địa điểm hiện nay. Năm 1957, trường Võ Tánh được Bộ Giáo
dục Quốc gia nâng cấp lên bậc Đệ nhị cấp (tương đương bậc Phổ thông trung học ngày nay). Kể từ
đó, học sinh tại Khánh Hòa có thể đi học đến khi tốt nghiệp Tú tài ngay tại tỉnh nhà mà không phải
khăn gói đi ra ngoài. Năm 1971, Khánh Hòa có cơ sở đào tạo bậc đại học đầu tiên là Đại Học Cộng
đồng Duyên Hải tại Nha Trang. Sau ngày thống nhất đất nước, Trường Đại học Thủy sản Nha
Trang, được chuyển từ Hải Phòng vào. Hiện nay, Khánh Hòa có đầy đủ các bậc học, ngành học,
phục vụ cho tất cả các đối tượng học sinh sinh viên tại tỉnh .


Sinh viên: Tống Thị Tâm

Trang 16


Đồ án tốt nghiệp

Thủy văn và tài nguyên nước

*Văn hóa:
Khánh Hòa là địa danh thu hút nhiều du khách với những khu di tích chiến khu, căn cứ
cách mạng. Ngoài ra, tỉnh cũng đầu tư chú trọng đến văn nghệ và nghệ thuật để phục vụ người dân
và thu hút du khách; các đội chiếu bóng phục vụ ở những nơi hẻo lánh, miền núi hiểm trở. Hệ
thống thư viện, các câu lạc bộ cũng phát triển mạnh nhằm đáp ứng nhu cầu của quần chúng.
Khánh hòa có 11 di tích văn hóa-lịch sử cấp quốc gia. Công tác bảo tồn, trùng tu bảo tàng
và quản lý các khi di tích cũng được chú trọng, có nhiều đợt trưng bày quy mô lớn thu hút hàng
chục ngàn du khách tham quan. Công tác sưu tầm, nghiên cứu giới thiệu văn hóa phi vật thể đã và
đang tiếp tục được phát triển. Những công trình nghiên cứu tiêu biểu như: sự nghiên cứu về chữ
viết của người Ra Glai, truyện cổ, trường ca và một số loại hình văn hóa dân gian có ảnh hưởng
khác, bao gồm một số công trình được Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam

.

1.4.2 Kinh tế
Khánh Hòa là một trong những tỉnh có nền kinh tế phát triển nhanh và vững của Việt
Nam. Theo số liệu thống kê của Uỷ ban nhân dân tỉnh, tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh là 11,55%,
giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng tăng 15,5%, giá trị nông lâm thủy sản tăng 2,81%, ngành
dịch vụ du lịch tăng 14,5%. GDP bình quân đầu người năm 2011 là 1.710 USD cao hơn mức bình
quân chung của Việt Nam. Dịch vụ - du lịch chiếm 45% cơ cấu kinh tế, công nghiệp - xây dựng là

42%, còn nông - lâm - thủy sản chiếm 13%.
Ngành nông-lâm-thủy sản
* Nông nghiêp:
Đầu tư phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa các loại cây trồng, vật nuôi; Gắn
với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng nâng cao tỉ trọng giá trị sản phẩm ngành chăn
nuôi, tăng các loại nông sản hàng hóa có lợi thế của tỉnh. Bảo đảm nhu cầu lương thực, thực phẩm
cho tiêu dùng nội bộ và khách du lịch.
*Lâm nghiệp:
Chăm sóc bảo vệ diện tích rừng hiện có, trồng mới, khoanh nuôi tái sinh, nuôi dưỡng và
khai thác rừng hợp lý.
*Thủy sản:
Quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản, thủy lợi hóa các vùng nuôi tập trung, đẩy mạnh
ứng dụng khoa học công nghệ về giống, đa dạng hóa và quản lý tốt chất lượng sản phẩm nuôi
trồng. Tiếp tục đẩy mạnh khai thác hải sản xa bờ, ổn định khai thác ven bờ, bảo vệ và tái tạo nguồn
lợi thủy sản. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế và hội nhập, phát triển thị trường, xúc tiến thương mại,
nâng cao năng lực cạnh tranh hàng thủy sản. Đẩy mạnh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng nghề cá của tỉnh như: dự án chợ thủy sản Nam Trung bộ, dự án nuôi tôm công
nghiệp tại Vạn Ninh và Cam Ranh, dự án trại thực nghiệm nuôi trồng thủy sản tại xã Ninh Lộc
(Ninh Hòa), dự án cơ sở hạ tầng vùng sản xuất và kiểm soát tôm sú giống Cam Lập (Cam Ranh),
dự án cơ sở hạ tầng khu dịch vụ hậu cần nghề cá Bắc Hòn Ông (Nha Trang)…

Sinh viên: Tống Thị Tâm

Trang 17


Đồ án tốt nghiệp

Thủy văn và tài nguyên nước


Ngoài ra, quy hoạch tổng thể tỉnh cũng chú trọng phát triển nông nghiệp theo hướng sản
xuất hàng hóa gắn với thị trường đô thị, các khu du lịch (KDL), KCN, KKT, xây dựng nền nông
nghiệp theo hướng thâm canh, tạo bước chuyển biến về chất trong sản xuất nông - lâm - ngư
nghiệp và kinh tế nông thôn. Hình thành các KCN công nghệ cao, mô hình sản xuất nông nghiệp
sạch; gắn kết hài hòa giữa phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới. Trong đó, phát triển
thủy sản thành ngành kinh tế mạnh của tỉnh theo hướng sản xuất hàng hóa, trở thành ngành mũi
nhọn trong khu vực nông nghiệp, tạo kim ngạch xuất khẩu lớn. Đầu tư các đội tàu hiện đại để tăng
cường đánh bắt xa bờ, đầu tư hệ thống hậu cần dịch vụ trên biển, lập đề án khai thác ngư trường
Trường Sa - DK1.
Ngành công nghiệp
Xây dựng quy hoạch sản xuất từng ngành hàng, coi trọng các ngành và sản phẩm công
nghiệp sử dụng công nghệ cao, công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp chế biến nông
sản thành phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng từ nguồn nguyên liệu địa phương, công nghiệp cảng
phục vụ kinh tế biển, đóng mới và sửa chữa tàu thuyền…; phát triển mạnh các sản phẩm chủ lực,
sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Ngành dịch vụ
Phát triển các loại hình dịch vụ (dịch vụ vận tải biển, hàng không, tài chính, ngân hàng,
viễn thông…) đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống phù hợp với xu hướng phát triển của kinh tế
thị trường hiện đại góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động. Trong đó, tập
trung phát triển các ngành dịch vụ chủ yếu sau:
*Dịch vụ vận tải:
Đầu tư xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong có thể tiếp nhận tàu container
trọng tải từ 4.000 - 6.000 TEU. Năng lực hàng hóa thông qua đạt 500 nghìn TEU trong giai đoạn
trước năm 2010, đạt 1 triệu TEU trong giai đoạn từ 2010 trở đi và đạt khoảng 4,5 triệu TEU vào
năm 2020. Mở rộng, nâng cấp sân bay Cam Ranh thành sân bay quốc tế; có thể đón khoảng 2 triệu
lượt khách vào năm 2020.
*Thương mại và kinh doanh xuất nhập khẩu
Phát triển thương mại, xây dựng các trung tâm thương mại - dịch vụ hiện đại tại Nha
Trang, Cam Ranh đảm bảo lưu thông hàng hóa nhanh, thuận tiện, kích thích mạnh sản xuất. Trong

đó, đặc biệt chú trọng việc tiêu thụ ổn định các sản phẩm hàng hoá sản xuất tại địa phương, đồng
thời cung ứng đầy đủ và kịp thời các vật tư thiết yếu phục vụ sản xuất và hàng hoá tiêu dùng. Xuất
khẩu được chuyển dịch theo hướng tăng các sản phẩm công nghiệp chế biến có giá trị cao, giảm tỉ
trọng hàng thô, hàng sơ chế có hàm lượng công nghệ và tri thức thấp và dự kiến đến năm 2020 đạt
khoảng 2,6 - 2,8 tỉ USD
Ngành du lịch
Đây là lĩnh vực mà Khánh Hòa có nhiều lợi thế phát triển và thuộc nhóm ngành có khả
năng cạnh tranh trong tương lai và đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu
tỉnh. Phát triển mạnh du lịch quốc tế, lấy du lịch quốc tế làm động lực thúc đẩy du lịch nội địa và
các ngành dịch vụ phát triển. Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, trong đó tập trung vào du lịch văn
hóa Champa và văn hóa Sa Huỳnh; du lịch nghỉ ngơi giải trí và thể thao, du lịch cuối tuần; du lịch
cảnh quan ven biển, trú đông nghỉ dưỡng; du lịch sinh thái; du lịch kết hợp với hội nghị, hội thảo.

Sinh viên: Tống Thị Tâm

Trang 18


Đồ án tốt nghiệp

Thủy văn và tài nguyên nước

Đẩy mạnh xúc tiến và tiếp thị du lịch, xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch Khánh Hòa ra thị
trường thế giới, tìm kiếm mở rộng thị trường mới. Chú trọng đầu tư tại Nha Trang, Vân Phong,
Cam Ranh,... một số khu, điểm du lịch tầm cỡ quốc tế, có khả năng cạnh tranh với một số trung
tâm du lịch biển lớn của các nước lân cận. Đầu tư phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng, dịch vụ
phục vụ du lịch. Tổ chức các tuyến du lịch và nối các tuyến du lịch trong tỉnh với các tuyến du lịch
của cả nước. Từng bước nâng cao tiêu chuẩn của ngành du lịch ngang tầm quốc tế.

1.5 Kết luận chương 1

Trong chương 1 đã đưa ra những tổng quát về đặc điểm địa lý tự nhiên,đặc điểm khí
tượng, đặc điểm thủy văn, điều kiện dân sinh, kinh tế của tỉnh Khánh Hòa.Đây là những yếu tố cơ
bản nhưng rất cần thiết cho việc lựa chọn kết cấu và hình thức để thiết kế công trình trên
sông.Huyện Diên khánh là một trong những huyện thuộc tỉnh Khánh Hòa nằm ở ven sông Cái nên
thường chịu ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên như dòng chảy, mực nước sông thay đổi theo
mùa và thời gian kết hợp với đặc điểm địa chất chủ yếu là đất cát cùng với điều kiện dân sinh kinh
tế ngày càng phát triển , giao thông thủy đi lại nhiều nên sạt lở bờ sông của vùng thường xảy
ra.Đặc biệt là nạn khai thác cát trái phép trên sông làm cho đất hai bên bờ sông bị sạt lở nghiêm
trọng, người dân mất đất vườn, nhà cửa, nền nông nghiệp bị thiệt hại nặng nề.do đó việc thiết kế
các công trình bảo vệ bờ sông rất cần thiết không chỉ cả nước nói chung mà huyện Diên Khánh,
tỉnh Khánh Hòa nói riêng.

Sinh viên: Tống Thị Tâm

Trang 19


Đồ án tốt nghiệp

Thủy văn và tài nguyên nước

CHƯƠNG 2
HÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM XÓI LỞ VÀ ĐỀ RA GIẢI
PHÁP CHỈNH TRỊ
2.1 Phân tích đặc điểm xói lở bờ sông
2.1.1 Hiện trạng xói lở bờ sông tỉnh Khánh Hòa
Địa hình của tỉnh Khánh Hòa tương đối phức tạp, thấp dần từ Tây sang Đông với những
dạng địa hình núi, đồi. đồng bằng, ven biển và biển khơi.Phần phía Tây là sườn đông dãy Trường
Sơn , chủ yếu là núi thấp và đồi , độ dốc lớn và địa hình bị chia cắt mạnh.Khánh Hòa là một trong
những địa phương của cả nước thường xuyên phải gánh chịu hậu quả nặng nề do thiên tai như các

huyện Diên Khánh, Vạn Ninh và thị xã Ninh Hòa.Vài năm gần đây được sự giúp đỡ của Chính
phủ, các bộ, ngành,…, tỉnh đã có nhiều nỗ lực trong việc ngăn chặn tình trạng sạt lở bờ sông góp
phần hạn chế những thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây nên.
Sông ngòi ở Khánh Hòa nhìn chung ngắn và dốc, cả tỉnh có khoảng 40 con sông dài từ
10 km trở lên, tạo thành một mạng lưới sông phân bố khá dày. Hầu hết, các con sông đều bắt nguồn
tại vùng núi phía Tây trong tỉnh và chảy xuống biển phía Đông. .Khí hậu Khánh Hòa cũng được
chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.Mùa mưa ngắn từ khoảng giữa tháng 9 đến giữa
tháng 12 dương lịch, tập trung vào 2 tháng 10 và tháng 11, lượng mưa thường chiếm trên 50%
lượng mưa trong năm. Vào mùa mưa bão, do địa hình sông suối có độ dốc cao nên khi có bão kèm
theo mưa lớn, làm nước dâng cao nhanh chóng , vận tốc dòng chảy lớn gây xói lở hai bên bờ sông
ảnh hưởng tương đối nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của nhân dân.
Dọc theo bờ sông tỉnh Khánh Hòa , có khá nhiều khu định canh, định cư của nhân
dân.Hầu như năm nào các khu vực này cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão lũ.Mặt khác tình
trạng khai thác cát một cách ồ ạt của các doanh nghiệp càng làm tăng khả năng sạt lở bờ sông gây
ảnh hưởng cho các hộ dân sinh sống dọc bờ sông .Tại đoạn sông Cái thuộc xã Diên Khánh, huyện
Diên Khánh tình trạng xói lở khiến nhiều diện tích đất canh tác nông nghiệp bị cuốn trôi xuống
sông, hàng trăm hộ gia đình phải di dời nhà cửa, cuộc sống bị đảo lộn.Do đó cần phải sớm có
những biện pháp bảo vệ bờ chống sạt lở bờ sông một cách có hiệu quả.

2.1.2 Quá trình xói lở theo thời gian đoạn sông Cái
Xói lở bờ sông là một quá trình địa chất được biểu thị bằng sự thay đổi hình thái, thay đổi
mặt cắt, hình dạng bờ và tính ổn định của nó.Qua từng năm do các yếu tố tự nhiên như lũ quét, bão,
sóng, gió cùng với các hoạt động của con người làm cho bờ sông Cái bị xói lở ngày càng nghiêm
trọng được thể hiện ở hình 2.1 và 2.2 dưới đây.

Sinh viên: Tống Thị Tâm

Trang 20



Đồ án tốt nghiệp

Thủy văn và tài nguyên nước

Hình 2-4 Bờ sông Cái ngày 6/2/2013

Hình 2-5 Bờ sông Cái bị xói lở ngày 12/2/2016
Qua hai hình ảnh từ ngày 6/2/2013 đến ngày 12/2/2016 cho thấy sông Cái bị sạt lở tiến
sát vào bờ một cách rõ rệt và ngày càng nghiêm trọng hơn.Là một con sông có độ dốc lớn vào mùa
mưa nước tập trung nhanh , rút nhanh, chảy xiết, vận tốc dòng chảy lớn , thường xảy ra lũ quét gây
sạt lở hai bên bờ sông nhất là bờ tả đoạn sông cong.
Tốc độ sạt lở lấn sâu vào bờ, tại một số điểm sâu nhất là 35,71m, ngắn nhất là 1,42m .
Sạt lở bờ hằng năm mất đi diện tích đất canh tác, nhiều hộ dân phải di dời ảnh hưởng đến đời sống
nhân dân.Do tác động ngoại sinh như sóng, gió, bão, các yếu tố độc lực dòng chảy, kết hợp với
tác động của con người với đặc điểm địa chất của vùng mà sạt lở diễn ra nhanh chóng và ngày càng

Sinh viên: Tống Thị Tâm

Trang 21


Đồ án tốt nghiệp

Thủy văn và tài nguyên nước

phức tạp hơn. Đường bờ sông bị vỡ lở ngày càng khoét vào sâu chiếm hành lang giao thông gây
nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Hình 2-6 Đoạn sông Cái bị sạt lở nhiều nhất


Hình 2-7 Đoạn sông Cái bị sạt lở ngắn nhất
Như vậy quá trình sông Cái bị sạt lở từ năm 2013-2016 cho thấy bờ sông bị sạt lở ngày
càng nhanh và diễn biến phức tạp.Vì vậy thiết kế công trình bảo vệ bờ để ổn định lòng dẫn là rất
cần thiết và phải phải được thực hiện ngay , một cách có hiệu quả để đảm bảo cuộc sống của người
dân.

Sinh viên: Tống Thị Tâm

Trang 22


Đồ án tốt nghiệp

Thủy văn và tài nguyên nước

2.1.3 Phân tích nguyên nhân xói lở
Hiện tượng xói lở bờ sông là một quá trình diễn ra phức tạp trong động lực học sông ngòi,
gây thiệt hại lớn về người, tài sản, kinh tế-xã hội và môi trường sinh thái. Vì vây vấn đề xói lở bờ
sông luôn được nhân dân địa phương thuộc vùng ảnh hưởng và các cơ quan quản lý quan tâm để
phân tích nguyên nhân gây ra xói lở.Nguyên nhân gây xói lở ở đoạn sông Cái đoạn qua xã Diên
Khánh, huyện Diên khánh, tỉnh Khánh Hòa bao gồm các nội dung sau:
Nguyên nhân tự nhiên: do sông Cái đoạn qua xã Diên Khánh, huyện Diên Khánh, tỉnh
Khánh Hòa là một đoạn sông cong nên bờ sông bị sạt lở thường xuyên vì:
-Dòng chảy vòng trong đoạn sông cong là dòng chảy hướng ngang thẳng góc với đường
trục của dòng hải lưu, hướng của dòng chảy tầng trên mặt và dưới đáy ngược chiều nhau.Dòng
chảy theo hướng ngang và dòng chảy theo hướng dọc tạo thành dòng chảy xoắn , khi chiếu lên mặt
cắt ngang thì thành vòng khép kín.Dòng chảy vòng ở đoạn sông cong sinh ra do lực li tâm.Trên mặt
dòng chảy vòng hướng từ bờ lồi sang bờ lõm, dưới đáy hướng từ bờ lõm sang bờ lồi. Cường độ
dòng chảy vòng hướng ngang tăng dần kể từ nơi bắt đầu vào đoạn cong và lớn nhất tại gần đỉnh
(dịch về phía hạ lưu), sau đó giảm dần khi ra khỏi đoạn cong .Kết quả làm cho bờ lõm không

ngừng bị sạt lở, bờ lồi không ngừng được bồi.Mặt khác sông cong là do quan hệ tương hỗ giữa tốc
độ vận động cảu thể trầm tích đáy sông và tốc độ xói lở bờ sông.Bờ sông càng không ổn định thì
càng có điều kiện để hình thành sông cong nên sạt lở bờ sông càng không ngừng.
Nguyên nhân nhân tạo: ở thượng nguồn sông Cái có các hồ chứa lớn như hồ Đá Bàn
(thuộc xã Ninh Hòa), hồ Am Chúa, hồ Cam Ranh.Các hồ chứa này làm lắng đọng bùn cát trong hồ
dẫn đến giảm bùn cát vận chuyển xuống sông và bùn cát ven bờ thiếu hụt , mất cân bằng bùn cát và
mất ổn định trong sông gây ra xói lở bờ sông .Đồng thời do cầu Thành thu hẹp dòng chảy làm tăng
lưu lượng đơn vị , mố và trụ cầu ngăn dòng chảy làm cho két cấu dòng chảy biến đổi gây ra xói lở
đầu và chân cầu.Di chuyển của tàu trên sông sẽ tạo thành sóng làm nước xô mạnh vào bờ gây nên
sạt lở.
Hoạt động của con người:Tình trạng khai thác cát diễn ra trong thời gian dài với khốí
lượng lớn trên diện rộng đã làm lòng sông ngày càng sâu hơn, gây ra sự biến đổi về dòng chảy,
mỗi lúc mùa lũ về việc sạt lở bờ diễn ra hàng loạt, gây hậu quả nghiệm trọng cho người dân ở hai
bên bờ sông. Trong đợt lũ năm 2010, tại thôn 1, xã Diên Khánh, khu vực gần sông đã bị sạt lở gần
300 mét, sâu vào bờ 10-30 mét, điều này khiến 10 hộ dân mất đất, ảnh hưởng đến đời sống.
Từ các nguyên nhân tự nhiên và nguyên nhân nhân tạo cho thấy việc bảo vệ bờ sông để
chống lại điều kiện tự nhiên và hoạt động của con người làm ảnh hưởng đến bờ là rất cần thiết.bảo
vệ bờ sông không chỉ giúp người dân phòng chống được bảo lũ, bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản
mà còn tạo cảnh quan môi trường sạch đẹp .Do đó, đầu tiên là phải đưa ra giải pháp chỉnh trị cho
bờ sông Cái.

2.2 Lựa chọn phương chỉnh trị
2.2.1 Mục tiêu và giải pháp chỉnh trị sông
a.Mục tiêu chỉnh trị sông
Mục tiêu của chỉnh trị đoạn sông Cái đoạn qua xã Diên Khánh,Huyện Diên Khánh, tỉnh
Khánh Hòa là chống sạt lở bờ sông , bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản cho người dân sinh sống

Sinh viên: Tống Thị Tâm

Trang 23



Đồ án tốt nghiệp

Thủy văn và tài nguyên nước

hai bên bờ, ổn định dân sinh kinh tế trong vùng để người dân yên tâm sản xuất, phát triển kinh
tế,nâng cao thu nhập , cải thiện đời sống vật chất và tinh thần.Bên cạnh đó tạo tuyến đường hành
lang giao thông quan trọng phục vụ công tác cứu hộ , cứu nạn trong mùa mưa lũ đồng thời góp
phần cải thiện môi trường sống cho vùng bị ảnh hưởng , tạo cảnh quan môi truwongfsachj đẹp cho
khu vực xây dựng.
b.Nhiệm vụ chỉnh trị sông
Nhiệm vụ chỉnh trị đoạn sông Cái là chống sạt lở bờ sông nhằm bảo vệ các công trình
ven và trên sông, bảo vệ an toàn cho người và tài sản, sản xuất cho khu vực bị ảnh hưởng…từ đó
đưa ra các biện pháp chống sạt lở bao gồm các giải pháp công trình và phi công trình sau đó sẽ lựa
chọn giả phấp thích hợp đảm bảo ổn định long dẫn đoạn sông.Từ việc lựa chọn giải pháp công trình
là xác định , tính toán các thông số kĩ thuật như lưu lượng và mực nước tạo lòng, mực nước thiết để
thiết kế và thi công công trình được an toàn và hiệu quả
c.Nguyên tắc chỉnh trị sông
Các công trình chỉnh trị sông phải có quy hoạch:Quy hoạch chỉnh trị sông được lập ra
dựa trên cơ sở quy hoạch lưu vực.Quy hoạch chỉnh trị song lập cho một đoạn sông và xuất phát từ
quan điểm là chỉnh trị phải đạt yêu cầu lợi dụng tổng hợp, phối hợp được thượng và hạ lưu, điều
hòa bờ trái và bờ phải, kết hợp được mục tiêu trước mắt và lâu dài.
Công trình chỉnh trị sông phải dựa theo thế sông tự nhiên: tận dụng tối đa năng lượng của
dòng chảy để đạt đến mục tiêu tạo bồi hoặc gây xói tránh những công trình làm biến đổi quá lớn
đến chế độ dòng chảy và hình thái dòng sông hiện có.Từ nguyên tắc này ta thấy :việc bố trí công
trình chỉnh trị sông phải dựa trên cơ sở phân tích đầy đủ , dự báo chính xác các quy luật diễn biến
của đoạn sông.
Chỉnh trị phải có trọng điểm: công trình chỉnh trị sông thường phải tiến hành trên một
tuyến dài, do đó không thể tiến hành đồng thời toàn bộ các công trình. Vì vậy chỉnh trị sông thường

phân kì và phân đoạn để tiến hành.Đầu tiên phải xây dựng các công trình chỉnh trị tại các đoạn
trọng điểm.Đoạn trọng điểm là đoạn có ảnh hưởng lớn nhất đến ngành kinh tế hữu quan và có tính
chất khống chế những đoạn sông cần chỉnh trị.
Xác định đúng đối tượng chỉnh trị , lựa chọn chính xác đối tượng tác động :trên đoạn
sông gây cản trở giao thông tàu bè, chỉnh trị cần xác định các yếu tố là nguyên nhân gây ra cản trở
như độ sâu không đảm bảo, bờ bị xói lở, sau khi đã xác định đối tượng chỉnh trị, cần nghiên cứu
tình hình cụ thể để lựa chọn đối tượng tác động là dòng chảy và lòng dẫn , thông thường dòng chảy
đóng vai trò chủ động, tích cực, vì vậy công trình chỉnh trị sông lấy dòng chảy làm đối tượng tác
động.
Kết hợp nhiều biện pháp: do đối tượng chỉnh trị thường thay đổi tùy theo đoạn sông , cho
nên trên cùng một đoạn sông , trên cùng một phái bờ phải kết hợp những biện pháp chỉnh trị khác
nhau để đạt hiệu quả kinh tế tốt nhất : gia cố bờ, xây kè, nạo vét.
Sử dụng vật liệu địa phương: các công trình chỉnh trị sông cần sử dụng một khối lượng
lớn các vật liệu và được xây dựng trên các địa hình khó khăn về giao thông vận tải nên phải chọn
vật liệu ret tiền và có sẵn tại địa phương.

Sinh viên: Tống Thị Tâm

Trang 24


Đồ án tốt nghiệp

Thủy văn và tài nguyên nước

2.2.2 Lựa chọn giải pháp chỉnh trị
Giải pháp khoa học và công nghệ chống xói lở bờ sông của thế giới nói chung và nước ta
nói riêng bao gồm giải pháp phi công trình và giải pahps công trình.
a.Giải pháp phi công trình
Xói lở, bồi tụ bờ biển, bồi lấp cửa sông có nguồn gốc tự nhiên, do đó chỉ nên can thiệp

bằng giải pháp công trình trong các trường hợp thật sự cần thiết. Điều quan trọng là phải dự báo
được chính xác và kịp thời các khu vực, các đoạn bờ có nguy cơ xói lở, các cửa sông bị bồi lấp để
có biện pháp di dân, né tránh thích hợp. Trong trường hợp phải dùng biện pháp công trình chỉnh trị,
nhất thiết phải dựa trên cơ sở khoa học chắc chắn để không gây xói lở và phá vỡ hệ sinh thái của
các vùng bờ lân cận. Các giải pháp phi công trình có thể được áp dụng bao gồm:
- Cấm, hạn chế phá rừng phòng hộ, khôi phục thảm thực vật ven bờ biển.
- Tổ chức theo dõi diễn biến xói lở bờ biển, bồi lấp cửa sông về qui mô, cường độ, hướng
dịch chuyển theo định kỳ: hàng năm, hàng tháng, ngày giờ và không theo định kỳ với các tình
huống bão, lũ xảy ra. Xây dựng cơ sở dữ liệu kiểm soát xói lở, theo địa bàn huyện, tỉnh bao gồm cả
bản đồ hiện trạng, bản đồ dự báo, cảnh báo khả năng xói lở, bồi lấp cửa sông. Tất cả các thông tin
về xói lở, bồi tụ phải được cập nhật thường xuyên, phải được phân tích, đánh giá tổng hợp trên
quan điểm hệ thống để cảnh báo kịp thời và được lưu trữ bằng hệ thông tin địa lý (GIS).
- Thông tin cảnh báo, dự báo phải được thông báo kịp thời đến người dân và phát lệnh cấp
báo trường hợp khẩn cấp thông qua hệ thống thông tin quản lý kiểm soát xói lở kết mạng giữa các
cơ quan quản lý, cơ quan nghiên cứu khoa học và cộng đồng dân cư.
- Điều chỉnh quy hoạch phát triển. Trước hết là điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội theo huyện, theo vùng lãnh thổ. Cần khoanh vùng các khu vực có nguy cơ xói lở
với các cấp khác nhau: mạnh, trung bình, yếu... nhằm bố trí hợp lý các tụ điểm dân cư, các công
trình dân sinh, kinh tế.
- Tổ chức di dời dân cư ra khỏi khu vực nguy hiểm dưới các hình thức di dời vĩnh viễn
theo kế hoạch quy hoạch; di dời tạm thời khi có cảnh báo và di dời khẩn cấp khi có cấp báo.
- Giáo dục và nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư về tác hại và các giải pháp phòng
chống xói lở, bồi tụ.
-Tuyên truyền giáo dục cộng đồng xây dựng quy chế bảo vệ, khai thác hệ thống kênh rạch
+ Tăng cường tuyên truyền giáo dục cộng đồng trong công tác phòng chống sạt lở bờ,
trong đó cần quan tâm tới việc động viên nhân dân bảo vệ cây cối ven sông, rừng phòng hộ ven
biển, không chất thải, không xây cất nhà cửa lấn chiếm lòng sông, không khai thác cát ven sông,
ven biển, không xây dựng công trình bảo vệ bờ khi chưa được sự cho phép của cơ quan chức năng.
+ Khuyến khích phát động cộng đồng tham gia công tác thủy lợi như: nạo vét, khơi
thông kênh rạch nhằm vừa đảm bảo yêu cầu tưới, tiêu thoát lũ vừa tác dụng giảm tốc độ dòng chảy

và giảm nguy cơ xảy ra xói lở lòng dẫn.
+ Xây dựng cơ chế thưởng phạt đối với người dân tích cực phòng chống và cố tình gây
ra sạt lở bờ

Sinh viên: Tống Thị Tâm

Trang 25


×