Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

khảo sát, đánh giá việc chấp hành quy định pháp luật về thời giờ làm việc , thời giờ nghỉ ngơi trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.35 KB, 35 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi th ực hi ện, các s ố
liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung th ực, đề tài
không trùng với bất cứ đề tài nào.
Hà Nội, ngày 13 tháng 10 năm 2015
Người thực hiện

Đào Thu Hương


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Để bảo đảm được ý thức, nhiệm vụ chấp hành quy định pháp luật về
thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong các doanh nghiệp là vấn đề vô
cùng quan trọng màtổ chức, cá nhân, người lao động cần nắm rõ và chấp hành
nghiêm túc. Bởi lẽ việc quy định thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi của
người lao động không chỉ đặc biệt có ý nghĩa liên quan thiết thực đến đời
sống của họ mà còn có ý nghĩa với người sử dụng lao động và nhà nước. Tuy
nhiên hiện nay, việc chấp hành quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời
giờ nghỉ ngơi đang ở mức đáng quan tâm. Ở một số doanh nghiệp đang diễn
ra tình trạng cắt giảm thời giờ nghỉ ngơi, tăng thời giờ làm việc để mang lại
hiệu quả năng xuất cho họ. Những việc này đã làm ảnh hưởng rất lớn tới
người lao động như tổn hại tới sức khỏe, tính mạng của họ mà còn tác động
tới gia đình và xã hội. Những hành vi vi phạm này chủ yếu tạp trung ở những
doanh nghiệp như sản xuất giày da, dệt may, điện tử... vì thế mà những cuộc
đình công như tăng lương giảm giờ làm xảy ra khắp nơi và ngày càng nhiều.
Với thực tế trên tôi đã lựa chọn và đưa ra những giải pháp để hạn chế


và đẩy lùi được những vi phạm pháp luật về thời giờ làm việc, thời gian nghỉ
ngơi cho người lao động được phần nào. Vì thế tôi đã bắt tay vào : “ Khảo sát,
đánh giá việc chấp hành quy định pháp luật về thời giờ làm việc , thời giờ
nghỉ ngơi trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ”
2. Lịch sử nghiên cứu
Có rất nhiều sách báo, giáo trình luật nói về tình trạng thời giờ làm
việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động. Lên án những việc mà người lao
động bị doanh nghiêp, tổ chức bóc lột sức lao động. Trong thời gian vừa qua
đã có những công trình nghiên cứu, đề tài về các quy định của pháp luật về
thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi. Các công trình, đề tài nghiên cứu đó
chỉ mới đi sâu vào nghiên cứu về lao động vị thành niên, lao động nữ, lao
động người cao tuổi mà chưa đi sâu vào nghiên cứu về quy định pháp luật,
những luật lệ, quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của doanh
3


nghiệp cụ thể. Có một số giáo trình, bộ luật đã nêu rõ về quy định pháp luật
-

về điều này mà bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện nó:
Giáo trình luật Lao động Việt Nam “ nhà xuất bản công an nhân dân”
Bộ Luật Lao Động “ nhà xuất bản lao động”
3. Mục đích nghiên cứu:

-

Tìm hiểu cở sở lý luận của việc chấp hành quy định pháp luật về thời giờ làm

-


việc, thời giờ nghỉ ngơi trong các doanh nghiệp ở Tỉnh Vĩnh Phúc.
Tìm hiểu thực trạng về việc chấp hành quy định pháp luật về thời giờ làm

-

việc, thời giờ nghỉ ngơi trong các doanh nghiệp ở Tỉnh Vĩnh Phúc.
Đề xuất các giải pháp, kiến nghị về việc nâng cao ý thức chấp hành quy định
pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong các doanh nghiệp ở
tỉnh Vĩnh Phúc.
4. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu về thời giờ làm việc, thời giở nghỉ ngơi của
các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc để làm rõ vấn đề cần quan tâm.
5. Phạm vi nghiên cứu:

-

Thời gian: năm 2015
Không gian nghiên cứu: các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
6. Phương pháp nghiên cứu:

-

Phương pháp thu thập thông tin
Phương pháp nghiên cứu tài liệu về luật, điều luật liên quan tới thời gian làm

-

việc, thời gian nghỉ ngơi của doanh nghiệp
Phương pháp khảo sát thực địa cụ thể là doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh


-

Phúc
Ngoài ra, còn sử dụng các phương pháp khác như: phương pháp phân tích,
tổng hợp, so sánh, phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp diễn giải và

-

quy nạp.
Phương pháp nhận định, đánh giá
Phương pháp duy vật biện chứng của tư tưởng Hồ Chí Minh.
7. Ý nghĩa lý luận của đề tài:
Đề tài được nghiên cứu sẽ được bổ sung về mặt lý thuyết, góp phần làm
sáng tỏ tầm quan trọng của luật đối với doanh nghiệp và người lao động đặc
biệt đối với doanh nghiệp, người lao động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
4


8. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài :
Đề tài sẽ góp phần lý giải nguyên nhân, hậu quả, thực trạng , ý thức
chấp hành quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong
các doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp, người lao động nhìn nhận, đánh giá
từ đó sẽ vận dụng tốt các quy định pháp luật để nâng cao ý thức chấp hành nó.
Đề tài còn bổ sung một khối lượng kiến thức về thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi cho những người lao động, nhà quản lý và người sử dụng lao động.
Là tư liệu tham khảo bổ ích cho quá trình điều hành của những nhà quản lý,
sử dụng lao động và người lao động muốn quan tâm đến lợi ích của mình.

5



PHẦN NỘI DUNG
Chương 1:
CỞ SỞ LÝ LUẬN CỦA THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIÒ NGHỈ
NGƠI DƯỚI GÓC ĐỘ ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT.
1.1: Những vấn đề chung về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi:
1.1.1: Khái niệm về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi:
Trong quan hệ lao động, làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là hai khái niệm
khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau tạo thành một trong
những quyền và nghĩa vụ cơ bản của chủ thể. Do vậy, các quy định về thời
giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi thường kết hợp với nhau thành chế định độc
lập trong luật lao động.
* Thời giờ làm việc
Thời giờ làm việc là khoảng thời gian mà người lao động phải tiến hành
lao động theo quy định của pháp luật, theo thỏa ước lao động tập thể và theo
hợp đồng lao động.
* Thời giờ nghỉ ngơi
Thời giờ nghỉ ngơi là khoảng thời gian cần thiết để người lao động tái
sản xuất lại sức lao động đã hao phí nhằm đảm bảo quá trình lao động được
diễn ra liên tục.
Việc quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động
không chỉ đặc biệt có ý nghĩa với người lao động mà còn có ý nghĩa đối với
người sử dụng lao động và Nhà nước.
* Đối với người lao động:
- Thứ nhất: Việc quy định quỹ thời gian làm việc , pháp luật lao động
đảm bảo cho người lao động có điều kiện thực hiện đầy đủ nghĩa vụ lao động
trong quan hệ đồng thời làm căn cứ cho việc hưởng thụ như tiền lương,
thưởng...
- Thứ hai: Việc quy định thời giờ làm việc , thời giờ nghỉ ngơi còn có ý
nghĩa quan trọng trong lĩnh vực bảo hộ lao động , bảo đảm quyền nghỉ ngơi

của người lao động tránh lạm dụng sức lao động. Pháp luật quy định thời giờ
làm việc ở mức tối đa, thời giờ nghỉ ngơi tối thiểu hoặc rút ngắn thời giờ làm
việc ở một số đối tượng có ý nghĩa nhằm tránh lạm dụng sức lao động, đảm
6


bảo tái sản xuất sức lao động, hạn chế tai nạn lao động.
* Đối với người sử dụng lao động
- Việc quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi giúp cho người sử
dụng lao động xây dựng kế hoạch tổ chức sản xuất, sử dụng lao động hợp lí,
khoa học từ đó hoàn thành được mục sản xuất kinh doanh đã đề ra. Mặt khác,
những quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi còn tạo cơ sở pháp lí
cho người sử dụng lao động thực hiện quyền quản lý, điều hành, giám sát lao
động và đặc biệt trong xử lý kỉ luật lao động.
* Đối với Nhà nước:
- Việc quy định thời giờ làm việc , thời giờ nghỉ ngơi không chỉ thể
hiện chức năng, nhiệm vụ quan trọng trong việc tổ chức, điều hành hoạt động
lao động xã hội mà còn thể hiện rõ thái độ của Nhà nước đối với lực lượng lao
động - nguồn tài nguyên quý giá nhất của quốc gia. Bằng các quy định về thời
giờ làm việc nghỉ ngơi, Nhà nước thực hiện các chức năng kiểm tra, giám sát
quan hệ lao động, tạo cơ sở pháp lý để giải quyết các bất đồng, tranh chấp liên
quan đến thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Ngoài ra việc quy định thời
giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi với các mức tối đa, tối thiểu còn phần nào
cho thấy trình độ phát triển , điều kiện kinh tế của quốc gia và tính ưu việt của
chế độ xã hội. Điều này lý giải thực tiễn rằng ở mỗi quốc gia có nền kinh tế
phát triển, trình độ khoa học và năng suất lao động cao thì thời gian làm việc
thường rút ngắn hơn so với các nước chưa phát triển.
Hiện nay thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được áp dụng đối với
người lao động trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức sau:
Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp Nhà nước.

Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp năm 2005
sửa đổi, bổ sung.
Doanh nghiệp hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm
1996
Doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội.
Hợp tác xã hoạt động theo Luật hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình
Như vậy ta có thể thấy khái niệm thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
được xem như các quyền và nghĩa vụ cơ bản của con người nó được áp dụng
cho nhiều đối tượng khác nhau mà pháp luật lao động phải thể hiện được nội
dung tinh thần đó.
7


1.1.2. Các nguyên tắc điều chỉnh thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi:
* Nhà nước quy định thời giờ làm việc
- Bảo vệ người lao động là nguyên tắc quan trọng nhất của luật lao
động, trong đó việc quy định thời giờ làm việc thời giờ nghỉ ngơi được gắn
liền với yêu cầu đảm bảo mục đích của bảo hộ lao động, hạn chế sự lạm dụng
sức lao động, đáp ứng nhu cầu của các bên trong quan hệ lao động.
- Cơ sở của nguyên tắc này xuất pháp từ yêu cầu bảo vệ người lao động
- chủ thể thường có quan hệ yếu hơn trong quan hệ lao động. Nếu để người sử
dụng lao động quy định, vì mục đích lợi nhuận đương nhiên họ sẽ khác thác
tối đa nghĩa vụ từ phía người lao động và thường thì thời giờ làm việc sẽ là
nội dung đầu tiên bị lạm dụng. Nếu để cho hai bên chủ thể quan hệ tự do thỏa
thuận mà không có sự can thiệp của Nhà nước bằng khung pháp luật sẽ dẫn
đến người sử dụng lao động lợi dụng vị thế có lợi của mình để đặt người lao
động vào việc chấp nhận do họ đưa ra. Hơn nữa, xuất phát từ chức năng điều
tiết và phân công lao động của Nhà nước, Nhà nước buộc phải can thiệp điều
chỉnh bằng việc quy định thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi hợp lý.

- Nhà nước có quyền quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của
người lao động đã được ghi nhận trong Hiến pháp: “ Nhà nước quy định thời
gian lao động...” ( Điều 56 Hiến pháp 1992). Trên cơ sở đó, thời giờ làm việc,
thời giờ nghỉ ngơi của người lao động đã đượuc cụ thể hóa trong các văn bản
pháp luật. Nội dung của nguyên tắc này biểu hiện ở việc Nhà nước quy định
khung thời giờ làm việc ở mức tối đa và thời giờ nghỉ ngơi ở mức tối thiểu. Ví
dụ, thời giờ làm việc của người lao động bình thường không quá 8 giờ/ngày
hoặc 48 giờ/tuần, trường hợp làm theo tuần thì ngày làm việc không quá 10
giờ, nếu huy động làm thêm cũng không huy động quá 50% số giờ làm việc
trong ngày, 30 giờ trong 1 tháng, không quá 200 giờ trong một năm ( Điều
104, 105, 106, 107...BLLĐ). Bằng cách đưa ra các cụm từ “ không quá”, “ ít
nhất” đã đảm bảo sự mềm dẻo, linh hoạt cho các bên tự do thỏa thuận và áp
dụng thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi phù hợp với điều kiện cụ thể. Riêng
đối với cơ quan nhà nước, do đặc thù quan hệ lao động nên việc quy định áp
8


dụng thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong đơn vị có tính chất bắt buộc,
không một đơn vị nào có quyền thỏa thuận tự ý thay đổi thời giờ làm việc đã
ấn định.
* Tôn trọng sự thỏa thuận của các bên trong quan hệ lao động về thời
giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi
- Để đảm bảo quyền tự do kinh doanh của công dân, quyền chủ động
trong hoạt động sản xuất và quyền tự định đoạt của người lao động, việc quy
định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi phảm đảm bảo nguyên tắc tự do
thỏa thuận, phù hợp với pháp luật. Vì là nghĩa vụ của người lao động, những
người ở vị thế yếu hơn so với người sử dụng alo động nên những thỏa thuận
này được khuyến khích theo hướng có lợi cho người lao động.
- Nội dung của quy tắc này được thể hiện rõ ở việc Nhà nước chỉ can
thiệp ở tầm vĩ mô bằng việc giới hạn pháp luật về thời giờ làm việc, làm

thêm, nghỉ ngơi... Việc cụ thể hóa như thé này tùy thuộc vào ý chí của chủ thể
tham gia trên cơ sở thỏa thuận, thương lượng phù hợp điều kiện, đặc điểm
riêng. Thông thường các thỏa thuận này được ghi nhận trong thỏa ước lao
động tập thể, hợp đồng lao động và người sử dụng lao động có quyền đưa vào
thành nội dung của nội quy lao động. Khi đã được thống nhất ý chí trên cơ sở
phù hợp pháp luật, những thỏa thuận này là cơ sở cho việc thực hiện và giải
quyết tranh chấp pháp sinh giữa các chủ thể
- Không chỉ dừng ở đó, nguyên tắc này còn được thể hiện Nhà nước
luôn khuyến khích những thỏa thuận về thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ
ngơi có lợi cho người lao động. Trong khả năng của mình, người sử dụng alo
động có thể áp dụng giảm giờ lagm việc mà vẫn đảm bảo quyền lợi cho người
lao động. Điều này được thể hiện rõ trong các quy định khuyến khích giảm
giờ làm: “ Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm
việc 40 giờ “ ( Điều 104 BLLĐ). Thực hiện nguyên tắc này, một mặt đảm bảo
quyền tự do kinh doanh của người sử dụng lao động, quyền tự định đoạt của
người lao động, mặt khác bảo vệ được quyền lợi của người lao động.
* Rút ngắn thời giờ làm việc
- Giống như hầu hết pháp luật các nước, nguyên tắc rút ngắn thời giờ
làm việc ở Việt Nam được áp dụng trước hết đối với đói tượng là người lao
9


động làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, lao động nữ, lao động
tàn tật... Đối với nhóm đối tượng này các nghiên cứu tâm sinh học cho thấy
với lượng công việc như nhau thì mức hao phí sức lao động bỏ ra của họ cao
hơn so với lao động bình thường và do vậy khả năng phục hồi sức khỏe, tái
tạo sức lao động lâu hơn. Vì vậy, đòi hỏi phải có quy định phù hợp với đặc
thù riêng của đối tượng nhằm đảm bảo sức khỏe và sự công bằng trong khai
thác lao động.
- Nguyên tắc này là sự cụ thể hóa việc bảo hộ lao động đối với lao động

đặc thù. Nội dung của nguyên tắc này thể hiện ở việc quy định giảm số thời
giờ làm việc tối đa, tăng số thời giờ nghỉ ngơi tối thiểu so với thời giờ làm
việc, thời giờ nghỉ ngơi bình thường mà người lao động vẫn được đảm bảo
quyền lợi. Ví dụ, đối với lao động làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại,
thời giờ làm việc không quá 6 giờ/ngày ( Điều 104 BLLĐ), lao động dưới 15
tuổi không quá 4 giờ/ngày và 20 giờ/tuần ( Điều 163 BLLĐ)... Ngoài ra, các
đói tượng này cũng được bảo vệ bởi những quy định chặt chẽ trong các
trường hợp làm thêm giờ, làm đêm.
1.2. Quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi:
1.2.1. Quy định pháp luật về thời giờ làm việc:
* Thời giờ làm việc theo tiêu chuẩn
- Theo định nghĩa ILO trong Khuyến nghị số 126 năm 1962, thời giờ
tiêu chuẩn là " số giờ mà mỗi nước ấn định bằng việc theo đạo luật, pháp quy,
thỏa ước tập thể hay phán quyết trọng tài, hoặc là ở những nước không ấn
định như vậy thì là số giờ mà nếu bất kì thời gian làm việc nào vượt quá số
giời đó sẽ được trả công theo mức trả cho làm thêm giờ, hoặc sẽ là một ngoại
lệ so với những quy tắc hay tập quán đã được thừa nhận trong cơ sở hoặc
trong một quá trình hữu quan"
- Theo Điều 104 BLLĐ, thời giờ làm việc của người lao động được quy
định " không quá 8 giờ trong một ngày hoặc 48 giờ trong một tuần" . Để đảm
bảo hơn nữa quyền nghỉ ngơi của người lao động cũng như pù hợp với nhu
cầu của người sử dụng lao động, Nhà nước ta khuyến khích người sử dụng lao
động thực hiện tuần làm việc 40 giờ. Thời giờ làm việc này áp dụng cho công
10


việc bình thường, không có tính chất nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, hay đối
tượng đặc biệt nào. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm
việc theo ngày, theo tuần và ngày nghỉ hàng tuần trên cơ sở quy định chung
phù hợp với điều kiện đơn vị. Trong một số trường hợp do tính chất sản xuất

theo ca, kíp mà cần phải phân bố thời gian làm việc trong ngày, số ngày làm
việc trong tuần, trong tháng cho thích hợp thì người sử dụng lao động phải
thống nhất với tập thể người lao động thông qua việc kí kết thỏa ước lao động
tập thể với nguyên tắc chung là thời gian làm việc bình quân không quá 8
giờ/ngày hoặc 10giờ/ngày và không quá 48giờ/tuần tùy theo điều kiện và khả
năng doanh nghiệp.
- Đối với những người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
hoặc một số đối tượng lao động có đặc điểm riêng như phụ nữ có thai, lao
động chưa thàh niên, người khuyết tật... thì thời giờ làm việc được rút ngắn
hơn thời giờ làm việc bình thường mà người lao động vẫn hưởng nguyên
lương. Chẳng hạn, đối với người lao động làm công việc đặc biệt nặng nhọc,
độc hại, nguy hiểm theo danh mục Bộ lao động thương binh và xã hội phối
hợp với Bộ y tế ban hành có những trường hợp đặc biệt sau:
+ Thời giờ không quá 6 giờ/ngày đối với những người làm công việc
đặc biệt nặng nhọc và độc hại.
+ Lao động nữ làm công việc nặng nhọc độc hại mang thai từ tháng thứ
7 trở lên được giảm bớt 1giờ làm việc mà vẫn đủ lương.
+ Đối với lao động dưới 15 tuổi thời giờ làm việc không quá 4 giờ/ngày
và 20 giờ/tuần.
- Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc
ngày trong tuần:
+ Theo ngày thời giờ không quá 8h hoặc 10 giờ/ngày.
+ Không quá 48 giờ/ tuần.
* Thời giờ làm việc không theo tiêu chuẩn
- Khái niệm:
Ngày làm việc không có tiêu chuẩn là loại ngày làm việc được quy định
cho một số đối tượng nhất định do tính chất của công việc mà họ phải thực
hiện những nhiệm vụ lao động ngoài giờ làm việc bình thường nhưng không
được trả thêm tiền lương.
- Quy định của pháp luật những đối tượng sau đây áp dụng ngày làm

11


việc không theo tiêu chuẩn:
+ Những người lao động có tính chất phục vụ phải thường xuyên ăn, ở,
làm việc trong phạm vi cơ quan, xí nghiệp.
+ Công nhân hoặc cán bộ do tính chất công việc phụ trach phải thường
xuyên đi sớm về muộn hơn người lao động khác. Ví dụ: công nhân phụ trách
phát điện, công nhân phụ trách kiểm tra bảo dưỡng lau chùi.
+ Những người lao động do điều kiện khách quan mà họ không thể xác
định được thời gian làm việc cụ thể. Ví dụ: Cán bộ lãnh đạo Đảng và Nhà
nước, nhân viên ngoại giao hoặc những người lao động do tính chất công việc
được giao mà họ tự ý bố trí thời gian làm việc của mình như cán bộ khoa
học ...
* Thời giờ làm thêm
- Khái niệm:
Thời giờ làm thêm là thời giờ làm việc của người lao động ngoài phạm
vi làm việc tiêu chuẩn, được hưởng thêm tiền lương, theo yêu cầu của người
sử dụng lao động trong trường hợp cần thiết được pháp luật quy định.
- Đối tượng áp dụng:
+ Chỉ áp dụng với những đôiú tượng làm việc theo chế độ thời giờ làm
việc theo tiêu chuẩn những đối tượng áp dụng chề độ làm việc không tiêu
chuẩn không thuộc phạm vi áp dụng chế độ làm thêm giờ để hưởng tiền
lương.
- Ý nghĩa:
+ Nếu xét về hình thức ,điều dễ nhận ra là việc quy định thời giờ làm
thêm mâu thuẫn với ý nghĩa và nguyên tắc của việc quy định thời giờ làm
việc trong việc đảm bảo thời giờ nghỉ ngơi ,quyền bảo hộ lao đọng của người
lao động.Tuy nhiên xét trong quan hệ lao động với nhu cầu và mục đích tham
gia các bên chủ thể cho thấy trong một số trường hợp nhất định vấn đề làm

thêm giò là nhu cầu tất yếu khách quan vì lợi ích 2 bên chủ thể .Do vậy pháp
luật nước ta quy định chạt chẽ trong vấn đề quy định thời gian làm thêm cho
người lao động
- Theo pháp luật hiện hành, thời giờ làm thêm đối với người lao động
được quy định với nội dung chính như sau:
+ Số giờ làm thêm: người lao động và người sử dụng lao động có thể
thỏa thuận làm thêm giờ nhưng không vượt quá 50% số giờ làm việc được
12


quy định trong một ngày đối với từng loại công việc. Trường hợp làm việc
theo tuần thì tổng cổng thời giờ làm việc bình thường và thời giờ làm thêm
trong một ngày không vượt quá 12 giờ. Thời gian làm thêm không quá 30 giờ
trong một tháng và tổng số không quá 200 giờ/năm, trường hợp đặc biệt
không quá 300 trong một năm. Sau mỗi đợt làm thêm tối đa 7 ngày liên tục
trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ
bù, nếu không bố trí nghỉ bù đủ số thời gian thì phải trả lương làm thêm giờ
cho người lao động.
+ Điều kiện và nguyên tắc thực hiện làm thêm: về điều kiện, các đơn vị
có thể tổ chức cho người lao động làm thêm khi đảm bảo quy định tại khoản 2
Điều 106 BLLĐ. Cụ thể:
* Được sự đồng ý của người lao động.
* Đảm bảo số thời giờ ;làm thêm theo quy định.
* Đảm bảo Bố trí thời gian nghỉ bù.
+ Trong một số trường hợp đặc biệt:
Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm bất
kỳ ngày nào và người lao động không được từ chối trong các trường hợp sau:
* 1.Thực hiện lệnh động viên ,huy động đảm bảo nhiệm vụ quốc phòng
,an ninh theo quy định của pháp luật.
* 2.Thực hiện công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người tài sản của

cơ quan tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa và khắc phục hậu quả thiên tai...
+ Người sử dụng lao động không được phép huy động làm thêm giờ
đối với phụ nữ có thai từ 7 tháng hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi,
người lao động tàn tật bị suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên. Đối với
người lao động chưa thành niên, người sử dụng lao động chỉ được phép huy
động làm thêm giờ trong một số ngành nghề, công việc do Bộ lao động
thương binh và xã hội quy định.
* Thời giờ làm việc ban đêm
* Khái niệm:
Thời gian làm việc ban đêm là khoảng thời gian làm việc được ấn định
theo khí hậu vùng miền. Theo quy định của pháp luật hiện hành giờ làm ban
đêm thông thường được tính từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.
- Quy định của pháp luật tại Bộ luật lao động 2012
+ Điều 105 " Giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 6 giờ sáng
hôm sau ". Tuy nhiên phụ thuộc vào vùng khí hậu có ảnh hưởng đến độ dài
13


của đêm. Vì vậy các nước quy định thời giờ làm thêm cũng rất linh hoạt căn
cứ vào khu vực địa lý mùa trong năm. Ví dụ: Luật tiêu chuẩn lao động Nhật
Bản quy định tời giờ làm thêm tính từ 22 giờ đến 5 giờ nhưng tùy theo mùa,
khu vực và độ tuổi của người lao động có nơi tính từ 23 giờ đến 6 giờ.
+ Điều 97 khoản 2 chỉ rõ: Người lao động làm việc vào ban đêm thì
được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc
tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường. Người lao động làm
thêm giờ vào ban đêm phài việc trả lương làm thêm, làm đêm người lao động
còn được hưởng thêm 20% tiền lương tính theo giá tiền lương hoặc tiền lương
làm vào ban ngày.
+ Sở dĩ BLLĐ có những quy định như vậy vì làm việc vào ban đêm có
những ảnh hưởng biến đổi nhât định đến tâm sinh lý của người lao động làm

giảm khả năng đề kháng của cơ thể tạo điều kiện cho sự phát triển của các
tình trạng bệnh lý: ngất xỉu do làm việc quá sức, hoặc tụt huyết áp... Điều này
dẫn đến nhu cầu được bảo vệ và bù đắp hao phí sức lao động cao hơn so với
làm việc ban ngày .
- Trong một số trường hợp đặc biệt một số đối tượng bị cấm hoặc hạn
chế làm đêm tại:
+ Điều 155, khoản 1 BLLĐ quy định " Người sử dụng lao động không
được sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa
trong các trường hợp sau: mang thai tháng thứ 7 hoặc từ tháng thứ 6 nếu làm
việc ở vùng sâu vùng xa và đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi".
+ Điều 163 khoản 2 quy định " Thời giờ làm việc của người dưới 15
tuổi không có được quá 4 giờ/ngày và 20 giờ/tuần và không được sử dụng làm
thêm giờ hoặc làm việc vào ban đêm".
+ Điều 178 khoản 1 quy định " Sử dụng lao động là người khuyết tật
suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên làm thêm giờ làm việc vào ban
đêm ".
- Những ảnh hưởng nhất định của việc làm đêm đối với sức khỏe con
người nên pháp luật nước ta cũng như hầu hết các nước đều quy định hạn chế
làm đêm với một số đối tượng nhất là lao động nữ và người chưa vị thành
niên. Ví dụ: Luật tiêu chuẩn lao động Nhật Bản cấm sử dụng lao động chưa vị
14


thành niên, lao động nữ làm việc từ 10 giờ đêm đến 5 giờ sáng.
* Thời giờ làm việc linh hoạt
- Xu hướng chung của các tổ chức là lịch làm việc 8 tiếng một ngày,
tuy nhiên có những doanh nghiệp, công ty chuyển sang định thời gian làm
việc theo cách riêng của họ nhằm thu lợi cao nhất có thể. Các lịch trình này
cung cấp cho nhân viên sự tự do để quản lý giờ làm việc theo cách họ muốn
với điều kiện là hoàn thành hết tổng số giờ làm việc đã được quy định. Có

nhiều cách để thực hiện chương trình lịch làm việc linh hoạt thông qua tuần
làm việc nén, giờ làm việc nén hoặc tự do làm việc tại nhà… Nói chung làm
việc theo cách nào không quan trọng, quan trọng là phải hoàn thành định mức
công việc đã được giao và bảo đảm hoàn toàn độ chính xác.
* Khái niệm:
Thời giờ làm việc linh hoạt là việc quy định các hình thức tổ chức lao
động mà trong đó có sự khác nhau về độ dài và thời điểm làm việc của người
lao động so với thời gian làm việc thông thường đã được quy định theo ngày,
tháng, năm làm việc.
- Đặc trưng của thời gian làm việc linh hoạt:
+ Sự co dãn mềm dẻo về độ dài thời gian và thời điểm làm việc của
người lao động.
+ Người lao động có thể thỏa thuận để điều chỉnh độ dài cũng như thời
điểm làm việc và tự phân phối thời gian làm việc sao cho phù hợp với nguyện
vọng cá nhân và yêu cầu chung của đơn vị.
- Mô hình cơ bản của thời gian làm việc linh hoạt:
+ Xê dịch thời gian làm việc (biến đổi thời điểm làm việc)và thời gian
làm việc không đầy đủ (biến đổi độ dài thời gian làm việc). Trong mỗi mô
hình tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của đơn vị, nguyện vọng của người lao
động mà lại có cách tổ chức linh hoạt.
+ Mô hình xê dịch thời gian làm việc áp dụng cho những người lao
động làm việc đủ thời gian quy định. Thời gian làm việc theo mô hình này
bao gồm hai phần: phần bắt buộc phải có mặt tại nơi làm việc và phần được
phép xê dịch. Theo đó người lao động được phép xê dich thời gia bắt đầu và
kết thúc làm việc theo ngày, tuần, tháng, năm làm việc. Ví dụ: theo ngày làm
việc, người lao động có quyền lựa chọn từ 6 giờ đến 9 giờ là thời gian bắt đầu
15


làm việc, từ 15 giờ -18 giờ là thời gian kết thúc làm việc, nếu có thời gian

thừa hoặc thiếu theo quy định người lao động có thể thanh toán " trừ ", " bù"
ở chu kì làm việc tiếp theo.
+ Mô hình thời gian làm việc không đầy đủ thường áp dụng cho những
người làm việc không trọn thời gian theo ngày, tuần, tháng, năm làm việc.
Theo hình thức này độ dài thời gian làm việc của người lao động ngắn hơn độ
dài thời gian làm việc của người làm việc tương tự mà làm đầy đủ theo thời
gian quy định. Hình thứ này được áp dụng tương đối phổ biến đối với những
người làm việc theo thời giờ làm việc linh hoạt và đặc biệt có ý nghĩa tạo đối
tượng như lao động nữ có gia đình, người cao tuổi ....
- Quy định pháp luật về thời gian làm việc linh hoạt:
+ BLLĐ hiện hành đã quy định đối với một số trường hợp tạo điều kiện
vận dụng thời giờ làm việc linh hoạt như đối với những người lao động làm
theo hợp đồng không trọn thời gian.
+ Theo Điều 166 BLLĐ quy định đối với một số trường hợp tạo điều
kiện vận dụng thời giờ làm việc linh hoạt như đối với những người lao động
làm việc theo hợp đồng không trọn thời gian.
- Ưu điểm của lịch làm việc linh hoạt
+ Hầu hết nhân viên đều thích lịch làm việc linh hoạt vì nó giúp họ cân
bằng cuộc sống cá nhân một cách hiệu quả. Ví dụ: trước đây bạn sẽ phải làm
8 tiếng một ngày và trong 8 tiếng đó bạn chỉ được “đóng đô” ở văn phòng thì
giờ đã khác. Lịch làm việc linh hoạt cho phép bạn bớt chút thời gian dành cho
gia đình và các hoạt động cá nhân miễn là bạn đảm bảo bù đủ số giờ đã thiếu.
Một tính toán nhỏ để minh chứng cho lịch làm việc lịnh hoạt đó là: Nếu bạn
dành một ngày để nghỉ ngơi hay giải quyết các vấn đề cá nhân, thì sau đó bạn
sẽ phải làm liền 12 tiếng mỗi ngày (trong 2 ngày) để bù vào tám tiếng đã
“vay” trước. Ngoài việc tạo điều kiện cho nhân viên được ở bên gia đình,
người thân và phục vụ những nhu cầu cá nhân thì lịch làm việc linh hoạt còn
tiết kiệm thời gian và chi phí di chuyển. Điều này cũng có lợi trong những
trường hợp thời tiết xấu, giúp nhân viên tránh được những khó khăn nhất
định.

+ Tính linh hoạt trong công việc là yếu tố quyết định năng xuất của một
16


nhân viên và tác động trực tiếp tới thành công của doanh nghiệp. Vì vậy, các
doanh nghiệp ngày nay luôn cố gắng tạo điều kiện để các nhân viên có thể
phát huy tính cách tuyệt vời này. Có nhiều người thích làm việc vào ban đêm
vì họ cho rằng lúc đó là lúc làm việc năng xuất nhất, nhưng cũng có những
người thích làm việc vào buổi sáng sớm. Trước đây, rất khó để có thể đáp ứng
được tất cả những yêu cầu trên nhưng giờ mọi thứ đã trở nên dễ dàng hơn với
lịch làm việc linh hoạt. Nó cho phép các nhân viên tự định thời gian công việc
theo nguyên tắc của riêng mình và thực hiện theo lịch trình bản thân tự đề ra.
+ Nhân viên được làm việc trong môi trường thân thiện, thoải mái đó là
động lực để họ cống hiến và lao động hết mình nhằm phục vụ cho lợi ích của
doanh nghiệp. Nhân viên hạnh phúc khiến ông chủ cũng hạnh phúc. Lợi
nhuận doanh nghiệp thu được tăng cao và điều này có lợi cho cả người lao
động và người sửdụng lao động.
- Nhược điểm của lịch làm việc linh hoạt
+ Tuy nhiên, cái gì cũng có hai mặt và lịch làm việc linh hoạt cũng
không phải ngoại lệ. Ưu luôn đi liền với nhược và nhược điểm lớn nhất của
lịch làm việc linh hoạt cũng bắt nguồn từ ưu điểm.
+ Nghỉ một ngày và sau đó phải bù giờ vào ngày hôm sau với lượng
thời gian tăng lên ½ khiến cho nhiều nhân viên cảm thấy mệt mỏi và căng
thẳng. Điều này cản trở tiến độ cũng như chất lượng công việc. Thêm vào đó,
nhiều nhân viên còn gặp khó khăn trong việc giải quyết công việc khi ở nhà
và giải quyết từ xa. Bởi, những yếu tố môi trường, không gian, thời gian ảnh
hưởng lớn đến tâm lý làm việc và thật khó để có thể hoàn thành tốt công việc
trong tiếng trẻ con khó và tiếng xe cộ đi lại inh ỏi.
+ Cá nhân thường không thể tự kiểm soát được thời gian làm việc:
Bình thường khi đến cơ quan nhân viên thường mất 30 phút -1 tiếng đồng hồ

để khởi động trước khi làm việc. Chính sách làm việc linh hoạt sẽ tạo điều
kiện cho nhân viên ỷ hơn khi cố ngủ thêm một chút, cố làm việc này việc kia
thêm một tí.
1.2.2. Quy định pháp luật về thời giờ nghỉ ngơi
1.2.2.1Thời giờ nghỉ giữa ca, chuyển ca
- Theo quy định của pháp luật, người lao động làm việc liên tục 8
17


giờ/ngày hoặc 6 giờ/ngày (đối với công việc nặng nhọc độc hại được rút
ngắn) thì được nghỉ ngơi giữa giờ ít nhất là 30 phút, tính vào thời giờ làm
việc. Ngoài thời giờ nghỉ ngơi này, người lao động làm việc trong ngày từ 10
giờ trở lên kể cả số giờ làm thêm thì được nghỉ thêm ít nhất 30 phút tính vào
giờ làm việc. Nếu người lao động làm việc vào ban đêm họ được nghỉ ít nhất
45 phút giữa giờ và đực tính vào thời giờ làm việc. Ngoài thời gian nghỉ giữa
giờ này, người sử dụng lao động quy định thời điểm các đợt nghỉ ngắn và ghi
vào nội quy lao động.
- Pháp luật Việt Nam cho phép người sử dụng lao động được quyền bố
trí thời giờ nghỉ ngơi cho người lao động một cách linh hoạt, không nhất thiết
mọi người lao động phải nghỉ cùng một lúc mà có thể bố trí luân phiên nhau
nghỉ.
- Trong trường hợp làm theo ca, pháp luật hiện hành cũng quy định
người lao động được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca làm việc
khác.
1.2.2.2. Nghỉ hàng tuần
- Theo pháp luật quốc tế, ngày nghỉ hàng tuần được ILO quy định trong
các Công ước số 14 năm 1921 về nghỉ hàng tuần trong công nghiệp, Công
ước số 106 năm 1957 về nghỉ hàng tuần trong thương mại và văn phòng.
Theo đó mỗi tuần làm việc người lao động được nghỉ ít nhất 1 ngày tương
ứng với 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt, do chu kỳ lao động không

thể nghỉ hàng tuần thì người sử dụng lao động có trách nghiệm bảo đảm cho
người lao động được nghỉ tính bình quân một tháng ít nhất là 4 ngày.
- Thông thường, người sử dụng lao động sắp xếp ngày nghỉ hành tuần
cho người lao động vào ngày cuối tuần ( thứ 7, chủ nhật ) phù hợp với nếp
sinh hoạt chung và chu kỳ nghỉ ngơi của người lao động. Tuy nhiên, đối với
những đơn vị do tính chất công việc không thực hiện nghỉ hàng tuần vào thứ
7, chủ nhật thì pháp luật cũng cho phép người sử dụng lao động được linh
hoạt sắp xếp nghỉ vào ngày cố định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội
quy lao động. Trong những ngày nghỉ hàng tuần người lao động không được
hưởng lương và nếu có huy động làm thêm thì được hưởng chế độ lương làm
18


thêm giờ.
1.2.2.3.Nghỉ hàng năm
- Điều kiện nghỉ hàng năm: Người lao động có đủ 12 tháng làm việc
cho một người sử dụng lao động thì được hưởng chế độ nghỉ hàng năm,
hưởng nguyên lương với mức theo quy định. Thời gian học nghe, tập nghề,
thời gian thử việc, bệnh nghề nghiệp, ốm đau cộng dồn không quá 6 tháng....
( quy định tại Điều 6 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013)
- Mức nghỉ hàng năm:
+ Trên bình diện quốc tế, ILO đã có Công ước số 132 năm 1970 về
nnghir hàng năm được hưởng lương. Theo Công ước này, số ngày nghỉ hàng
năm sẽ do các nước quy định nhưng " trong bất kì trường hợp nào, thời gian
nghỉ cũng không dưới 3 tuần làm việc cho một năm làm việc". thực tế quy
đinh mức nghỉ hàng năm ở các quốc gia là rất khác nhau, phụ thuộc nhiều vào
điều kiện kinh tế - xã hội.
+ Ở Việt Nam, mức nghỉ hàng năm theo quy định hiện hành gồm 3
mức: 12, 14 và 16 ngày tùy thuộc vào điều kiện môi trường, ngành nghề và
đối tượng cụ thể.

* 12 ngày làm việc đối với người làm việc trong điều kiện bình thường.
* 14 ngày làm việc đối với những người làm việc nặng nhọc độc hại,
nguy hiểm hoặc làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt và
cả đối với những người lao động chưa thành niên, lao động khuyết tật.
* 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc độc
hại nguy hiểm; người làm công việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc
biệt khó khăn.
+ Ngoài ra, số ngày nghỉ hàng năm của người lao động còn được tính
theo thâm niên làm việc. Cứ có 5 năm làm việc cho một người sử dụng lao
động thì được tính nghỉ thêm một ngày làm việc, số ngày nghỉ thêm nhiều hay
ít phụ thuộc vào tổng số năm thực tế làm việc. Trường hợp có gián đoạn thì
thâm niên làm việc bằng tổng số năm thực tế làm việc theo từng giai đoạn thì
thâm niên làm việc bằng tổng số năm thực tế làm việc theo giai đoạn với một
người sử dụng lao động hoặc một doanh nghiệp. Đối với trường hợp không
làm đủ năm, luật cũng quy định cụ thể cách tính số ngày nghỉ hàng năm theo
19


Điều 7 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013.
+ Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hàng năm sau
khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người
lao động. Người lao động cũng có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động
để nghỉ hàng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp, tối đa 3 năm 1 lần.
+ Khi nghỉ hàng năm, nếu người lao động đi bằng phương tiện đường
bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi cả về trên 2 ngày thì từ
ngày thứ 3 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hàng
năm và chỉ được tính cho 1 lần nghỉ trong năm.
+ Theo Điều 112 BLLĐ năm 2012 thìn ngày nghỉ hàng năm tăng thêm
theo thâm niên làm việc: cứ 5 năm làm việc cho 1 người sử dụng lao động thì
số ngày nghỉ hàng năm của người lao động theo quy định tai Khoản 1 Điều 11

của BLLĐ năm 2012 được tăng thêm tương ứng 1 ngày.
- Trong những ngày nghỉ hàng năm kể cả ngỉ thêm theo thâm niên
người lao động đều được hưởng nguyên lương. Nếu người lao động vì các lí
do như thôi việc, mất việc làm hoặc vì các lí do khác mà chưa nghỉ hàng năm
thì được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ. Người lao động có dưới
12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hàng năm được tinh theo tỷ lệ tương ứng
ới số thời gian làm việc. Trường hợp không nghỉ thì được thanh toán bằng
tiền. ( Điều 114 BLLĐ năm 2012).
- Khi nghỉ hàng năm người lao động được ứng trước khoản tiền ít nhất
bằng tiền lương của những ngày nghỉ. Tiền tàu xe và tiền lương trong những
ngày đi đường do hai bên thỏa thuận, đối với người lao động làm việc ở nơi
xa xôi hẻo lánh (vùng núi cao, vùng sâu, hải đảo) thì được người sử dụng
thanh toán. (Điều 114 BLLĐ năm 2012).
1.2.2.4. Nghỉ lễ, tết
- Pháp luật các nước đều có quy định về thời gian nghỉ lễ tết cho người
lao động như đối với philippines là 13 ngày, Malaysia 10 ngày..đối với các
nước trong khu vực Đông Nam Á , trong đó pháp luật quy định nghỉ 4 ngày
và 6 ngày còn lại do người sử dụng lao động quy định. Ở một số nước phát
triển thì quy định về pháp luật ngày nghỉ thường dài hơn các nước khác.
- Theo quy định pháp luật hiện hành ở Việt Nam, được quy định tại
20


Mục 3, Điều 115 BLLĐ 2012, người sử dụng lao động được nghỉ những ngày
lễ tết sau:
+ Tết dương lịch: 1 ngày (ngày 1 tháng 1 dương lịch);
+ Tết âm lịch: 5 ngày (2 ngày cuối năm và 3 ngày đầu năm âm lịch);
+ Ngày chiến thắng: 1 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
+ Ngày quốc tế lao động: 1 ngày (ngày 1 tháng 5 dương lịch);
+ Ngày quốc khánh: 1 ngày (ngày 2 tháng 9 dương lịch);

+ Ngày giỗ tổ Hùng Vương: 1 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch);
- Ngoài những ngày lễ, tết được nghỉ theo quy định của pháp luật, thì
người lao động là gười nước ngoài làm việc trong các doanh nghiệp, tổ chức
của người Việt Nam được nghỉ thêm ngày tết cổ truyền dân tộc, ngày quốc
khánh của nước họ và được hưởng nguyên lương.
1.2.2.5. Nghỉ việc riêng
- Nghỉ việc riêng là quy định của Nhà nước cho phép người lao
dộngđược nghỉ việc nhằm giải quyết tình cảm cá nhân hoặc gia đình họ (Điều
116 BLLĐ năm 2012).
- Theo pháp luật hiện hành, nghỉ vì việc riêng bao giờ cũng dự trên cơ
sở đề nghị của người lao động và chỉ trong hai trường hợp giải quyết việc
hiếu và giải quyết việc hỉ cụ thể:
+ Bản thân kết hôn: được nghỉ 3 ngày.
+ Con kết hôn: được nghỉ 1 ngày.
+ Bố, mẹ ( cả bên vợ bên chồng) chết, vợ hoặc chồng chết, con chết
được nghỉ 3 ngày.
- Trong thời gian nghỉ vì việc riêng theo quy định người lao động được
hưởng nguyên lương.
- Người lao động được nghỉ không hưởng lương 1 ngày và phải thông
báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh,
chị, em ruột chết, bố hoặc mẹ kết hôn, anh, chị, em ruột kết hôn.
1.2.2.6. Nghỉ theo thỏa thuận
- Bên cạnh việc quy định một số thời gian nghỉ theo chế độ, pháp luật
cũng tôn trọng nguyên tắc tự do thỏa thuận các bên, đảm bảo quan hệ diễn ra
hài hòa bằng việc cho phép các bên được tự do thỏa thuận thời giờ nghỉ theo
nhu cầu và phù hợp với điều kiện của các bên. Thời giờ nghỉ theo thỏa thuận
có thể được hưởng lương hoặc không phụ thuộc vào sự thỏa thuận của chủ
21



thể.
1.2.3. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với một số lao động
làm những công việc có tính chất đặc biệt
- Do tính chất và yêu cầu riêng của một số công việc, nghề nghiệp nhất
định dẫn đến nhu cầu không thể áp dụng chế độ thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi như quy định chung. Vì vậy, pháp luật cũng có những quy định
riêng về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi nhằm đáp ứng tính chất, yêu cầu
của công việc, nghề nghiệp và đảm bảo được mục đính bảo vệ người lao
động. Điều này đã được cụ thể hóa tại Điều 117 BLLĐ. Theo đó, thời giờ làm
việc thời giờ nghỉ ngơi của người làm công việc có tính chất đặc biệt như:
Vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không, thăm dò khai
thác dầu khí trên biển, làm việc trên biển; trong lĩnh vực nghệ thuật; sử dụng
kỹ thuật bức xạ và hạt nhân; ứng dụng kỹ thuật sóng tần cao; công việc của
thợ lặn; công việc trong hầm lò; công việc sản xuất có tính thời vụ và công
việc gia công theo đơn đặt hàng; công việc phải thường trực 24/24 giờ thì các
bộ,ngành quản lý quy định cụ thể theo giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi sau khi
thống nhất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và phải tuân thủ theo
quy định tại Điều 118 BLLĐ năm2012

CHƯƠNG 2.
THỰC TIỄN ÁP DỤNG THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ
NGHỈ NGƠI TẠI MỘT SỐ DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH VĨNH PHÚC.
2.1. Khái quát về vấn đề thực hiện pháp luật về thời giờ làm việc,
thời giờ nghỉ ngơi tại các doanh nghiệp Tỉnh Vĩnh Phúc.
Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc Vùng Kinh tế Trọng điểm Bắc Bộ có vị trí địa
lý thuận lợi; phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Tuyên Quang, Phía Tây
giáp tỉnh Phú Thọ, phía Đông và phía Nam giáp Thủ đô Hà Nội. Tỉnh lỵ của
tỉnh Vĩnh Phúc là Thành phố Vĩnh Yên, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 50km,
cách sân bay quốc tế Nội Bài 25km, cảng Hải Phòng khoảng 150km và cảng

22


nước sâu Cái Lân khoảng 170km.
Tỉnh Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành chính bao gồm: Thành phố Vĩnh Yên,
thị xã Phúc Yên, các huyện: Bình Xuyên, Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương,
Tam Đảo, Vĩnh Tường, Yên Lạc.
Tỉnh có diện tích tự nhiên 1.236,5 km2, dân số năm 2010 là 1.008,3
nghìn người, mật độ dân số 816 người/km2. Trên bàn tỉnh có hàng nghìn các
doanh nghiệp vừa và nhỏ, của tư nhân, nhà nước và của nước ngoài. Những
năm qua nhờ có sự phát triển nhanh chóng về số lượng doanh nghiệp ở tỉnh
Vĩnh Phúc mà vấn đề việc làm được giải quyết đáng kể. Hiện nay, Vĩnh Phúc
đã có trên 20 khu công nghiệp với quy mô rất lớn ví dụ như: khu công nghiệp
Bình Xuyên, khu công nghiệp Khai Quang... thực hiện Bộ Luật lao động các
khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã từng bước hoàn thiện hệ thống nội quy
lao động, thỏa ước tập thể, ký kết hợp đồng lao động với người lao động làm
việc.. Tuy nhiên, tại một số doanh nghiệp việc chấp hành luật lao động vẫn
chưa nghiêm túc, các quy định về quyền và lợi ích của người lao động trong
các đơn vị, doanh nghiệp chưa được thực hiện đầy đủ, đúng quy định. Những
năm gần đây trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc tình trạng đình công của công nhân
diễn ra rất phổ biến ví dụ như vụ đình công của công nhân công ty cổ phần
dệt may shiwon, Công ty TNHH công nghệ HSIEH YUAN Việt Nam...
nguyên nhân chủ yếu của các cuộc đình công là đó chính là việc quyền lợi của
công nhân bị vi phạm nghiêm trọng các quy định của hệ thống pháp luật, nhất
là các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi không được thực hiện
đúng pháp luật. Xuất phát từ vấn đề này tôi đã lựa chọn Công ty cổ phần dệt
may Hải Phong và côngty cổ phần xi măng dầu khi 12/9 để đi sâu nghiên cứu
thực trạng thực hiện các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi tại
các doanh nghiệp đó.
2.2. Tình hình thực hiện thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi tại

một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
2.2.1. Công ty cổ phần dệt may Hải Phong
2.2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần dệt
may Hải Phong:
23


Công ty cổ phần dệt mayHải Phong Địa chỉ tại thị trấn Hương Canh –
huyện Bình Xuyên – tỉnh Vĩnh Phúc. Tổng diện tích đất của công ty là 70,143
m2 trong đó diện tích nhà xưởng là 35,765m2. Công ty được thành lập vào
ngày 09/01/2013. Hiện nay công ty là thành viên của Tập Đoàn dệt may Việt
Nam ( VINATEX).
Cơ cấu tổ chức hiện nay của công ty được tổ chức và hoạt động theo
Luật doanh nghiệp và Điều lệ công ty. Quá trình hình thành và phát triển của
công ty luôn chú trọng đến nâng cấp máy móc, thiết bị, nhà xưởng, đổi mới
công nghệ, cải tiến sản phẩm,giới thiệu và cập nhật những mẫu mã mới mang
tính cách tân, những ý tưởng độc đáo được ưa chuộng.
Lĩnh vực sản xuất hiện nay của công ty là chuyên sản xuất sảm phẩm
sợi, dệt, may công nghiệp, mua bán thiết bị, phụ tùng, nguyên nhiên liệu
ngành dệt may. Thành tựu đật được của công ty rất lớn và có thể kể đến
những giải thưởng như huy chương bạc ở các Hội chợ triển lãm trong và
ngoài nước, “ giấy chứng nhận hệt thống chất lượng ISO 9001 – 2000”, cờ thi
đua của Bộ công thương. Bộ tài chính... Sản phẩm của công ty 70% xuất khẩu
ra thi trường nước ngoài, 30% tiêu thụ tại thị trường nội địa.
2.2.1.2. Thực trạng thực hiện thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi tại
công ty cổ phần dệt may Hải Phong:
Công ty cổ phần dệt may Hải Phong là một doanh nghiệp điển hình
không chỉ về số lượng công nhân làm việc mà còn trong thực thi thực hiện
pháp luật lao động. Lao động của doanh nghiệp chủ yếu là xuất phát từ nông
nghiệp, có trình độ thấp. Qua tìm hiểu về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

của doanh nghiệp này thông qua nội quy lao động và Thỏa ước lao động tập
thể mà công ty đã thông qua và đăng ký tác giả thu được kết quả sau: Trong
bản nội quy lao động mà công ty cổ phần dệt may Hải Phong đã đăng ký tại
Sở lao động – Thương binh và xã hội tỉnh Vĩnh Phúc ( ban hành lần 1 kèm
theo quyết đinh 134 QĐ/TCHC ngày 14/3/2006 gồm 19 trang), vấn đề thời
giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi quy định tại chương II gồm các điều sau:
“ Điều 8: Thời giờ làm việc
Thời giơ làm việc trong điều kiện lao động bình thường ở công ty là 8
24


giờ trong một ngày và 6 ngày trong một tuần ( riêng lao động quản lý, kỹ
thuật, nghiệp vụ, phục vụ của khối văn phòng công ty và các nhà máy thành
-

-

viên một tuần được chia ra làm 3 nhóm:
Nhóm 1. Khối quản lý, kỹ thuật, nghiệp vụ, phục vụ gồm:
+ Khối phòng ban công ty;
+ Khối văn phòng, kỹ thuật , nghiệp vụ các nhà máy;
+ Khối công nhân bảo toàn, phục vụ nhà máy
Thời gian làm việc : 7 giờ 30 phút – 16 giờ 30 phút nghỉ trưa 60 phút
Ngày thứ 7: 7 giờ 30 phút – 11 giờ 30 phút ( nghỉ chiều thứ 7 và chủ
nhật)
Nhóm 2: Khối công nhân đi 3 ca thuộc nhà máy sợi
+ Ca sáng : làm từ 6 giờ - 14 giờ ( nghỉ giữa ca 30 phút từ 10 giờ tới 10
giờ 30 phút)
+ Ca chiều : làm từ 14 giờ - 22 giờ ( nghỉ giữa ca 30 phút : 18 giờ đến
18 giờ 30 phút)

+ Ca đêm : Làm từ 22 giờ - 6 giờ ( nghỉ giữa ca 45 phút: 0 giờ 15 đến 1

-

giờ)
Nhóm 3: Khối công nhân cắt, thêu, may,là,bao gói,kiểm hóa, đóng hòm của
cả nhà máy may
+ Nhà máy may: Thời gian làm việc từ 7 giờ 30 phút – 16 giờ 30 phút (
nghỉ trưa 60 phút từ 11 giờ - 12 giờ)
+ Nhà máy thời trang: Thời gian làm việc từ 7 giờ 30 phút – 16 giờ 30
phút ( nghỉ trưa 60 phút từ 12 giờ - 13 giờ)
Trường hợp làm thêm giờ của nhóm 3 sẽ được tính từ 16 giờ 30 phút:
+ 16 giờ 30 phút – 18 giờ 30 phút : Không nghỉ giữa giờ
+ 16 giờ 30 phút – 21 giờ : Nghỉ giữa giờ 30 phút ( từ 17 giờ - 17 giờ

a.

30 phút)
+ Trường hợp bố trí đi ca sẽ thực hiện theo nhóm 2.
Điều 9: Thời giờ làm thêm trong công ty được quy định cụ thẻ như sau:
Thời giờ làm thêm không được vượt quá 50% số giờ làm việc quy định trong
mỗi ngày không được vượt quá 4 giờ trong một ngày và không được quá 300

b.

giờ trong một năm.
Giám đốc công ty cổ phần dệt may Hải Phong và người lao động có thể thỏa
thuận làm thêm giờ , thêm ca trong các trường hợp sau đây:
+ Xử lý sự cố sản xuất;
+ Giải quyết công việc như do yêu cầu cấp bách của hợp đồng đã ký

với khách hàng hoặc yêu cầu của thị trường không thể trị hoãn được;
+ Xử lý kịp thời các sản phẩm do yêu cầu nghiêm ngặt của công nghệ
25


×