Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Tác động của nền kinh tế đối với GDP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (677.22 KB, 31 trang )

DANH SÁCH NHÓM 3
STT

Mã sinh viên

Họ và tên

Đánh giá

Ghi chú

MỤC LỤC
- PHẦN MỞ ĐẦU…………….………………………………………………… 3
- NỘI DUNG
1


A - TỔNG QUÁT VỀ GDP………...……………………………………………….. 4
I. GDP và ý nghĩa kinh tế vĩ mô…………………………………………………….4
1. GDP là gì? ............................................................................................................4
2. Phân loại GDP……………………………………………………………..…… 5
3. GDP bình quân đầu người…………………..……………………………………7
4. Chỉ số điều chỉnh GDP………………………..………………………..………..8
5. Ý nghĩa của GDP trong phân tích kinh tế vĩ mô ……...………………………...9
II. Các phương pháp tính GDP………………………………………..……………10
1. Phương pháp chi tiêu…………………………………………… ……………10
2. Phương pháp thu nhập và chi phí ……………………………………………11
3. Phương pháp giá trị gia tăng…………………………………………………12
III – Một số hạn chế của chỉ tiêu GDP ……………………………………………12
IV. Sự so sánh xuyên quốc gia về chỉ số GDP …………………………………….12
B. Tổng quan về kinh tế vĩ mô tác động đến GDP…………………………………..13


I. Mục tiêu phát triển……………………………………………………………….13
II. Tổng quan về tình hình kinh tế vĩ mô …………………………………………..13
1. Những thành tựu mới ………………………………………………………….13
2. Hạn chế và bất chập……………………………………………………………18
III. Đánh giá………………………………………………………………………...20
C. Thực trạng ………………………………………………………………………..20
I. Cơ cấu GDP theo theo ngành kinh tế các năm gần đây …………………………20
II. GDP/người của Việt Nam những năm gần đây ………………………………...21
III. GDP/người của Việt Nam và vài nước Châu Á từ 1980 – 2011……………….22
IV. Tác động của nền kinh tế đối với GDP ………………………………………..25
D. Nguyên nhân và giải pháp ……………………………………………………….27
1. Nguyên nhân ………………………………………………………………….27
2. Giải pháp………………………………………………………………………27
– KẾT LUẬN………………………………………………………………………30

LỜI MỞ ĐẦU

2


Điều kiện của nền kinh tế có ảnh hưởng đến toàn bộ chúng ta và cuộc sống
của mỗi người. vì thế bắt buộc chúng ta phải có những cách để theo dõi toàn bộ hoạt
động trong thị trường sản phẩm và thị trường các yếu tố sản xuất nếu chúng ta muốn
biết tất cả những gì xảy ra trong nền kinh tế như : sản lượng sản xuất một năm là bao
nhiêu, thu nhập từ lượng sản lượng đó nhiều hay ít,….Để giải thích vấn đề trên , các
nhà kinh tế học và các nhà nghiên cứu thị trường đã dùng những chỉ số để theo dõi sự
vận hành của toàn bộ nên kinh tế, trong đó có một chỉ số đó là chỉ số GDP- tổng sản
phẩm quốc nội – được tính bằng toàn bộ số tiền từ tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ
cuối cùng được sản xuất ra trên lãnh thổ một nước trong một khoảng thời gian nhất
định. Mặc dù là một chỉ số được sử dụng rộng rãi trong nền kinh tế, thế nhưng GDP

vẫn còn gây khá nhiều tranh cãi vì các vấn đề sau:
- GDP được tính theo nhiều cách khác nhau nên kết quả cuối cùng khiến nhiều
người bối rối.
- GDP không tính toán chính xác được toàn bộ hàng hóa tạo ra trên lãnh thổ.
- GDP không đo lường được chất lượng , phúc lợi xã hội trong cuộc sống con
người.
- GDP không phản ánh trung thực sự phân chia lợi ích trong phạm vi lãnh thổ.
Và còn nhiều vấn đề khác nữa. từ đó xuất hiện nhiều ý kiến trái chiều cho rằng
GDP là một chỉ số không hoàn hảo bên cạnh lợi ích mà nó đem lại . Nhất là đối với
Việt Nam chúng ta là một nước đang phát triển , đang đi lên từ một nước nông nghiệp
lạc hậu thì đây quả là một bài toán khó . Chính vì thế nhóm em lựa chọn đề tài nghiên
cứu chỉ số GDP của Việt Nam trong giai đoạn
.
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Qua đây ta có tầm hiểu biết sâu hơn về GDP,có cái nhìn khái quát về nền kinh tế của
Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu.
PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Dựa trên các nguồn thông tin lấy từ giáo trình , sách báo kinh tế, các cổng thông
tin ,….
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp logis học , phương pháp thống kê, …..

NỘI DUNG

3


A. TỔNG QUÁT VỀ GDP
I.GDP và ý nghĩa trong phân tích kinh tế vĩ mô.
1. Khái niệm GDP.

- Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đo lường tổng giá trị ( tính theo giá thị
trường) của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được tạo ra trong phạm vi lãnh
thổ của một quốc gia trong một thời kì nhất định (thường là 1 năm ).
- GDP bao gồm giá trị của hàng hóa và dịch vụ do công dân nước sở tại làm ra
và giá trị của hàng hóa do người dân nước ngoài làm ra ở nước sở tại.
-

Kí hiệu : GDP=∑ P.Q

( Trong đó : P- Giá của sản phẩm hàng hóa
Q- Lượng hàng hóa mang ra trao đổi trên thị trường)

Biểu đồ: Tốc độ tăng trưởng GDP ở Việt Nam qua các năm từ 19972009
- GDP có thể tính là tổng của các khoản tiêu dùng, hoặc tổng của các khoản chi
tiêu, hoặc tổng giá trị gia tăng của nền kinh tế. Về lý thuyết, dù theo cách tính nào
cũng cho kết quả tính GDP như nhau. Nhưng trong nhiều báo cáo thống kê, lại có sự
chênh lệch nhỏ giữa kết quả theo ba cách tính. Đó là vì có sai số trong thống kê.
- Theo cách tính GDP là tổng tiêu dùng, các nhà kinh tế học đưa ra một công
thức như sau:
GDP = C + I + G + NX
Trong đó các kí hiệu:

4


•C là tiêu dùng của tất cả các cá nhân (hộ gia đình) trong nền kinh tế.
•I là đầu tư của các nhà kinh doanh vào cơ sở kinh doanh. Đây được
coi là tiêu dùng của các nhà đầu tư.
•G là tổng chi tiêu của chính quyền (tiêu dùng của chính quyền). Quan
hệ của phần này đối với các phần còn lại của GDP được mô tả trong lý thuyết khả

dụng (có thể đem đi tiêu).
•NX là "xuất khẩu ròng" của nền kinh tế. Nó bằng xuất khẩu (tiêu
dùng của nền kinh tế khác đối với các sản phẩm và dịch vụ do nền kinh tế trong tính
toán sản xuất) - nhập khẩu (tiêu dùng của nền kinh tế trong tính toán đối với các sản
phẩm và dịch vụ do nền kinh tế khác sản xuất).

- Ba thành phần đầu đôi khi được gọi chung là "nội nhu", còn thành phần cuối
cùng là "ngoại nhu".
- GDP theo cách tính tổng chi phí (lúc này không gọi là GDP nữa, mà gọi là
tổng chi tiêu nội địa hay GDE (viết tắt của Gross Domestic Expenditure) được
tính toán tương tự, mặc dù trong công thức tính tổng chi phí không kê khai những
khoản đầu tư ngoài kế hoạch (bỏ hàng tồn kho vào cuối chu kỳ báo cáo) và nó
phần lớn được sử dụng bởi các nhà kinh tế lý thuyết.

2.Phân loại GDP :
* Có hai loại GDP .

a,GDP danh nghĩa :


GDP danh nghĩa là tổng sản phẩm nội địa theo giá trị sản lượng hàng hoá và
dịch vụ cuối cùng tính theo giá hiện hành. Sản phẩm sản xuất ra trong thời kỳ
nào thì lấy giá của thời kỳ đó. Do vậy còn gọi là GDP theo giá hiện hành

5


- Ký hiệu : GDPN (GDPtN ) =∑Pti.Qti.
Trong đó : Pti –Giá của thời kì tính GDP.
Qit –Sản lượng năm tính GDP.

- Sự gia tăng của GDP danh nghĩa hàng năm có thể do lạm phát.
b, GDP thực.
- GDP thực là chỉ tiêu đo lường giá trị hàng hóa và dịch vụ theo giá cố định
(giá so sánh )
-Vì GDP phản ánh tổng chi tiêu cho các hàng hóa và dịch vụ trên tất cả các thị
trường của nền kinh tế. Nếu tổng chi tiêu tăng từ năm này qua năm khác, thì (1) nền
kinh tế đang sản xuất ra sản lượng hàng hóa và dịch vụ lớn hơn, hoặc (2) hàng hóa và
dịch vụ được bán với giá cao hơn. Khi nghiên cứu sự biến động của nền kinh tế theo
thời gian, các nhà kinh tế muốn bóc tách hai ảnh hưởng này. Cụ thể, họ muốn có một
chỉ tiêu về tổng lượng hàng hóa và dịch vụ mà nền kinh tế sản xuất ra, mà không bị
ảnh hưởng bởi những biến động trong giá cả của những hàng hóa và dịch vụ đó. Để
làm được như vậy, các nhà kinh tế sử dụng một chỉ tiêu là GDP thực tế.
- Ký hiệu :GDPR ( GDPtR ) =∑ P0i .Q0i .
Trong đó : P0i –Giá cả thời kì chọn làm gốc để tính GDP.
Qit – Sản lượng năm tính GDP.

- GDP thực tế được đưa ra nhằm điều chỉnh lại của những sai lệch như sự mất
giá của đồng tiền trong việc tính toán GDP danh nghĩa để có thể ước lượng chuẩn
hơn số lượng thực sự của hàng hóa và dịch vụ tạo thành GDP. GDP thứ nhất đôi khi
được gọi là "GDP tiền tệ" trong khi GDP thứ hai được gọi là GDP "giá cố định" hay

6


GDP "điều chỉnh lạm phát" hoặc "GDP theo giá năm gốc" (Năm gốc được chọn theo
luật định).
- GDP thực tế phản ánh sự thay đổi của lượng. Khi nói đến tăng trưởng kinh tế
là nói về GDP thực tế. Do GDP thực tế phản ánh lượng hàng hóa và dịch vụ, nên nó
cũng phản ánh năng lực của nền kinh tế trong việc thoả mãn nhu cầu và nguyện vọng
của người dân. Vì vậy, GDP thực tế là một chỉ tiêu đánh giá phúc lợi kinh tế tốt hơn

GDP danh nghĩa

3.GDP bình quân đầu người.
- GDP bình quân đầu người của một quốc gia hay lãnh thổ tại một thời điểm
nhất định là giá trị nhận được khi lấy GDP của quốc gia hay lãnh thổ này tại thời
điểm đó chia cho dân số của nó cũng tại thời điểm đó.
GDP bình quân đầu người = GDP tổng số ⁄ dân số
- GDP bình quân đầu người dùng để đánh giá và phân tích sự thay đổi mức sống
của dân cư thông qua GDP bình quân đầu người. Sự thay đổi về GDP bình quân đầu
người phụ thuộc nhiều vào tốc độ tăng dân số và năng suất lao động. Nói cách khác,
mức sống dân cư của một nước phụ thuộc vào việc đất nước đó giải quyết vấn đề dân
số trong mối quan hệ với năng suất lao động như thế nào.
- Ý nghĩa:
+ GDP bình quân đầu người cho biết mức sống của một nước phụ thuộc vào số
lượng hàng hoá và dịch vụ mà họ sản xuất ra và quy mô dân số của nước đó.
+ GDP bình quân đầu người là một thước đo tốt hơn về số lượng hàng hoá và
dịch vụ sản xuất ra tính bình quân cho một người dân.

7


Biểu đồ: GDP bình quân đầu người của Việt Nam qua một số năm

4.Chỉ số điều chỉnh GDP
DGDP=GDPn ×100% /GDPr
- Khác với Chỉ số giá tiêu dùng CPI, DGDP được tính trên giỏ hàng hoá thay đổi do
vậy nó phản ánh được sự thay thế giữa các hàng hoá, dịch vụ với nhau. Mặc dù vậy
nó lại không phản ánh được sự giảm sút phúc lợi của người tiêu dùng trong trường
hợp phải tiêu dùng ít hơn một loại hàng nào đó.
Ví dụ: do sau dịch cúm gà, giá gà trở nên quá đắt so với giá thịt lợn nên người tiêu

dùng sẽ mua ít thịt gà hơn và mua nhiều thịt lợn hơn. Phúc lợi của người tiêu dùng đã
giảm xuống do họ phải tiêu dùng thịt gà ít hơn nhưng DGDP không phản ánh được điều
này cho dù nó phản ánh được sự thay thế giữa thịt gà và thịt lợn.
- CPI chỉ phản ánh mức giá của hàng tiêu dùng còn DGDP phản ánh giá của cả
hàng hoá do doanh nghiệp, chính phủ mua. Vì thế DGDP được coi là phản ánh đúng
hơn mức giá chung.
- DGDP chỉ phản ánh mức giá của những hàng hoá sản xuất trong nước (vì GDP chỉ
tính sản phẩm trong nước) còn CPI phản ánh mức giá của cả hàng hoá nhập khẩu.
Ví dụ: khi giá một chiếc xe ô tô Toyota nhập khẩu tăng thì nó được phản ánh ở CPI
nhưng không được phản ánh ở DGDP

5.Ý nghĩa của GDP trong phân tích kinh tế vĩ mô.
- Tổng sản lượng nội địa là thước đo chính cho tình trạng kinh tế của một quốc
gia. Chỉ số GDP gồm những trị giá của hàng hoá và dịch vụ được làm ra trong một
khoảng thời gia nào đó. Thường thường GDP được diễn tả cụ thể bằng cách so sánh
với quarter hay năm trước. Thí dụ, khi người ta đề cập year-to-year GDP tăng 3%, có
nghĩa là nền kinh tế đã phát triển 3% khi so sánh với năm vừa qua..Do đó GDP là
thước đo đánh giá thành quả hoạt động của nền kinh tế, đo lường quy mô của
nền kinh tế, làm căn cứ xây dựng các chiến lược phát triển kinh tế.
- Được sử dụng để tính tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia.

8


Biểu đồ 1: Tăng trưởng kinh tế 2011, 2012 và ước thực hiện năm 2013, 2014 theo
GDP

Biểu đồ 2: Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam theo GDP
-Xác định sự thay đổi của mức giá chung.
-Sự sản xuất (hàng hoá và dịch vụ) và phát triển của nền kinh tế, là những tiêu

biểu cho GDP, có ảnh hưởng rất lớn trên mọi người dân của một nước. Trong một

9


quốc gia mà nền kinh tế phát triển đều đặn, số người thất nghiệp thấp, lương nhân
viên gia tăng vì các thương vụ cần sức lao động. Vì vậy GDP bình quân đầu người
đánh giá mức sống của dân cư.

II. Các phương pháp tính GDP.
1.Phương pháp chi tiêu.
- Theo phương pháp chi tiêu, tổng sản phẩm quốc nội của một quốc gia là tổng số
tiền mà các hộ gia đình trong quốc gia đó chi mua các hàng hóa cuối cùng. Như vậy
trong một nền kinh tế giản đơn ta có thể dễ dàng tính tổng sản phẩm quốc nội như là
tổng chi tiêu hàng hóa và dịch vụ cuối cùng hàng năm.
GDP=C+G+I+NX
Trong đó:


C là tiêu dùng của hộ gia đình



G là tiêu dùng của chính phủ



I là chi tiêu cho đầu tư
( Với I=De+In .


Trong đó :
De - depreciation là khấu hao
In - net investment là đầu tư ròng (khoản chi tiêu mở rộng quy mô của tư
bản hiện vật)


NX là xuất khẩu ròng
(Với NX=X-M . Trong đó:
X (export) là xuất khẩu
M (import) là nhập khẩu )

- Tiêu dùng (C) : Là giá trị của tất cả các hàng hóa và dịch vụ mà hộ gia đình
mua bao gồm hàng lâu bền ( như ô tô, đồ nội thất ), hàng mau hỏng( như quần áo,
thực phẩm,…), dịch vụ.
- Đầu tư (I) là tổng đầu tư ở trong nước của tư nhân. Nó bao gồm các khoản chi
tiêu của doanh nghiệp về trang thiết bị và nhà xưởng hay sự xây dựng, mua nhà mới
của hộ gia đình. (lưu ý hàng hóa tồn kho khi được đưa vào kho mà chưa đem đi bán
thì vẫn được tính vào GDP)
- Chi tiêu của chính phủ (G) bao gồm các khoản chi tiêu của chính phủ cho các
cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương như chi cho quốc phòng, luật pháp,

10


đường xá, cầu cống, giáo dục, y tế,... Chi tiêu chính phủ không bao gồm các khoản
chuyển giao thu nhập như các khoản trợ cấp cho người tàn tât, người nghèo,...
- Xuất khẩu ròng (NX)= Giá trị xuất khẩu (X)- Giá trị nhập khẩu(M)

2.Phương pháp thu nhập hay chi phí.
- Theo phương pháp thu nhập hay phương pháp chi phí, tổng sản phẩm quốc nội

bằng tổng thu nhập từ các yếu tố tiền lương (wage), tiền lãi (interest), lợi nhuận
(profit) và tiền thuê (rent); đó cũng chính là tổng chi phí sản xuất các sản phẩm cuối
cùng của xã hội.
GDP=W+R+i+∏+Te+De
Trong đó
•W là tiền công trả cho lao động.
•R là thu nhập từ tài sản cho thuê.
•i là lãi ròng trả cho các khoản vốn vay.
•∏ là lợi nhuận công ty.
•Te là thuế gián thu .
•De là phần khấu hao.

3.Phương pháp giá trị gia tăng.
- Giá trị gia tăng của nền kinh Giá trị gia tăng của doanh nghiệp ký hiệu là (VA),
giá trị tăng thêm của một ngành (GO), giá trị tăng thêm của nền kinh tế là GDP
VA = Giá trị sản lượng của doanh nghiệp - Giá trị của hàng hóa trung gianmua vào
của doanh nghiệp để sản xuất ra mức sản lượng đã cho.
Giá trị gia tăng của một ngành (GO)
GO =∑ VAi (i=1,2,3,..,n)
Trong đó:VAi là giá trị tăng thêm của doanh nghiệp i trong ngành

III.Một số hạn chế của chỉ tiêu GDP.
- Phương pháp tính GDP tính trùng nhiều sản phẩm hàng hóa và dịch vụ.
- Phương pháp tính GDP bỏ sót nhiều hàng hóa và dịch vụ.
- Mức độ thỏa mãn ngoài phụ thuộc vào hàng hóa và dich vụ tiêu dùng còn phụ
thuộc vào các yếu tố khác .

IV.Sự so sánh xuyên quốc gia về chỉ tiêu GDP

11



- GDP của các quốc gia khác nhau có thể so sánh bằng cách chuyển đổi giá trị
của chúng (tính theo nội tệ) sang bằng một trong hai phương thức sau:
+ Tỷ giá hối đoái hiện tại: GDP được tính theo tỷ giá hối đoái thịnh hành trên
các thị trường tiền tệ quốc tế.
+ Ngang giá sức mua hối đoái: GDP được tính theo sự ngang giá của sức mua
(viết tắt: PPP) của mỗi loại tiền tệ tương đối theo một chuẩn chọn lựa (đồng đôla
Mỹ).
- Thứ bậc tương đối của các quốc gia có thể lệch nhau nhiều giữa hai xu hướng
tiếp cận kể trên.
- Phương pháp tính theo sự ngang giá của sức mua tính toán hiệu quả tương đối
của sức mua nội địa đối với những nhà sản xuất hay tiêu thụ trung bình trong nền
kinh tế. Nó có thể sử dụng để làm chỉ số của mức sống đối với những nước chậm
phát triển là tốt nhất vì nó bù lại những điểm yếu của đồng nội tệ trên thị trường thế
giới.
- Phương pháp tính theo tỷ giá hối đoái hiện tại chuyển đổi giá trị của hàng hóa và
dịch vụ theo các tỷ giá hối đoái quốc tế. Nó là chỉ thị tốt hơn của sức mua quốc tế của
đất nước và sức mạnh kinh tế tương đối.

B. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ VĨ MÔ TÁC
ĐỘNG ĐẾN GDP HIỆN NAY
I. Mục tiêu phát triển
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng họp tại Hà Nội từ ngày 19
đến ngày 24 tháng 4 năm 2001 đã thảo luận và thông qua các văn kiện quan trọng;
trong đó có đề cập đến các mục tiêu sau:
- Đưa GDP năm 2010 lên ít nhất gấp đôi năm 2000.Nâng cao rõ rệt hiệu quả,sức
cạnh tranh của sản phẩm,doanh nghiệp và nền kinh tế;đáp ứng tốt nhu cầu sản
xuất,tiêu dùng và đẩy mạnh xuất khẩu.Ổn định kinh tế vĩ mô.Tích lũy nội bộ nền kinh
tế đạt trên 30%GDP. Nhịp độ tăng xuất khẩu gấp trên 2 lần nhịp độ tăng GDP.Tỷ

trọng trong GDP của nông,lâm nghiệp và thủy sản 16-17% ,công nghiệp và xây dựng
40-41%, dịch vụ 42-43%. Tỷ lệ lao động nông nghiệp còn khoảng 50%
- Đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước; xây dựng cơ sở hạ tầng hợp
lý; tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ,phát triển mạnh công nghiệp và dịch
vụ. Phát triển mạnh thương mại,nâng cao năng lực và chất lượng hoạt động để mở
rộng thị trường trong nước và hội nhập quốc tế có hiệu quả. Mở rộng dịch vụ tài
chính- tiền tệ…

12


- Vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước được tăng cường, chi phối các lĩnh vực
then chốt của nền kinh tế;doanh nghiệp Nhà nước được đổi mới,phát triển.Kinh tế tập
thể, kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản Nhà nước, kinh tế
có vốn đầu tư nước ngoài đều phát triển mạnh và lâu dài

II. Tổng quan về tình hình kinh tế vĩ mô
1. Những thành tựu mới
a. Kinh tế liên tục tăng trưởng với tốc độ tăng tương đối khá, đưa nước ta ra
khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có mức thu nhập
trung bình
Nhìn lại thời kỳ khủng hoảng tài chính châu Á trong thập niên trước, Việt Nam
chưa mở cửa và hội nhập sâu rộng như hiện nay, tăng trưởng GDP bị sụt giảm với
mức độ cao hơn từ 8,2% năm 1997 xuống 5,8% năm 1998 và 4,8% năm 1999.Nhưng
từ khi nền kinh tế nước ta được mở cửa thì dù chịu sự tác động của các cuộc khủng
hoảng và suy thoái nền kinh tế diễn ra từ năm 2008 đến nay nhưng hàng năm nền
kinh tế nước ta đều đạt tốc độ tăng trưởng tương đối khá (Năm 2001 tăng 6,89%;
2002 tăng 7,08%; 2003 tăng 7,34%;2004 tăng 7,79%; 2005 tăng 8,44%; 2006 tăng
8,23%; 2007 tăng 8,46%; 2008 tăng 6,31%; 2009 tăng 5,32% và ước tính năm 2010
tăng 6,78


13


Nhờ đạt được tốc độ tăng trưởng như trên nên tổng sản phẩm trong nước (tính
theo giá so sánh năm 1994) năm 2010 đã gấp gần 2,02 lần năm 2000. Nếu tính bằng
đô la Mỹ theo tỷ giá hối đoái thực tế bình quân hàng năm thì tổng sản phẩm trong
nước (GDP) đã tăng từ gần 31,2 tỷ USD năm 2000 lên trên 100,8 tỷ USD năm 2010.

14


BIỂU ĐỒ VỀ SỰ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỪ 2002-2011

15


Với tốc độ tăng trưởng như vậy, trong nhiều năm qua Việt Nam so với một số
quốc gia trong khu vực chỉ đứng sau Trung Quốc và Ấn Độ, cao hơn các nước
Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore, Indonesia, Malaysia và Philippines.Và theo phân
loại hiện nay của Ngân hàng Thế giới về thu nhập tính theo tổng thu nhập quốc
gia(GNI) , từ năm 2008 nước ta đã ra khỏi nhóm nước và vùng lãnh thổ thu nhập
thấp, bước vào nhóm nước và vùng lãnh thổ thu nhập trung bình thấp.

b. Hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển toàn diện và sâu rộng, đưa nước ta hội
nhập ngày càng đầy đủ với kinh tế khu vực và thế giới
Xuất khẩu vẫn tiếp tục tăng so với GDP, và tỷ lệ này đạt tới 79,0% vào năm 2011
(so với mức 65,2% vào năm 2006). Tăng trưởng xuất khẩu đã có tác động mạnh hơn
đối với tăng trưởng kinh tế. Như vậy, ngay cả trong bối cảnh kinh tế có nhiều biến
động, Việt Nam cũng đã tận dụng được nhiều tiềm năng xuất khẩu, và chuyển hóa


16


những tiềm năng ấy thành thu nhập cho dân cư và nền kinh tế. Thị trường xuất khẩu
sang các nước ngày càng được mở rộng : ASEAN,Hàn Quốc,EU,Hoa Kỳ…

Tương tự, nhập khẩu từ năm 2007 đã có những biến động mạnh hơn. Tăng trưởng
nhập khẩu đạt tới 40% năm 2007, và 28,6% năm 2008. Do tác động của suy thoái
kinh tế thế giới và suy giảm kinh tế trong nước, nhập khẩu đã giảm 13,3% năm 2009.
Tuy nhiên, nhập khẩu đã nhanh chóng phục hồi, đạt mức tăng trưởng 20% vào năm
2010 và 25,9% vào năm 2011. Tăng trưởng GDP cao cũng góp phần làm tăng nhu
cầu đối với hàng nhập khẩu

17


Ta có thể thấy tình hình xuất khẩu qua các năm ngày càng tăng song nhập khẩu cũng
tăng.Cán cân thương mại thì k ổn định

2. Hạn chế và bất cập
a. Cơ cấu kinh tế chậm đổi mới
Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành chậm dần, cơ cấu GDP chuyển dịch không rõ
nét và không theo xu hướng từ nông,lâm nghiệp,thủy sản và công nghiệp,xây dựng
sang dịch vụ

Có thể nói, cho tới nay cơ cấu kinh tế ngành của nền kinh tế nước ta vẫn lạc hậu,
chưa ra khỏi cơ cấu ngành truyền thống với đặc trưng tỷ trọng cao của khu vực sản
xuấtvật chất nói chung và của khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản nói riêng. Cơ
cấu ngành của nền kinh tế nước ta hiện chỉ tương ứng với cơ cấu ngành của một số

nước trong khu vực những năm 80 của thế kỷ trước

18


b. Duy trì mô hình tăng trưởng chủ yếu dựa vào yếu tố vốn trong thời gian dài,
chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp và sức ép lạm phát ngày
càng lớn
- Trong những năm vừa qua, nền kinh tế nước ta vận hành theo mô hình tăng
trưởng chủ yếu dựa vào yếu tố vốn.

+Trong mười năm 1991-2000 tổng số vốn đầu tư là 802,4 nghìn tỷ đồng,
chiếm 36,5% GDP, nhưng mười năm 2001-2010, tổng số vốn đầu tư đã lên tới
4336,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 41,6% GDP. Đây là một tỷ lệ đầu tư cao
+ Vốn đầu tư của khu vực Nhà nước chiếm tỷ trọng cao nhưng bố trí dàn trải,
đầu tư không đồng bộ, nhiều công trình đầu tư kéo dài;
+ Đầu tư của khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư trực tiếp của
nước ngoài gặp khó khăn do thủ tục đầu tư phiền hà, giải phóng và bàn giao mặt bằng
chậm
- Mặc dù thu ngân sách Nhà nước hàng năm tăng với tốc độ cao, nhưng nhu
cầu chi tiêu lớn.Chi nhiều hơn cho các chương trình phát triển KT-XH, như đào tạo
nguồn nhân lực, phát triển khoa học - công nghệ v.v…cơ hội từ hội nhập để thúc đẩy
quá trình phát triển KT-XH trong nước.
- Cân đối cán cân thương mại luôn trong tình trạng nhập siêu và ít có dấu hiệu
cải thiện.Việc quá chú trọng đến thúc đẩy xuất khẩu (nhằm tạo động lực cho tăng
trưởng kinh tế) dẫn đến tỷ giá VNĐ/USD được điều chỉnh tăng, trong bối cảnh giá
thế giới tăng mạnh (năm 2008 và năm 2011), điều này dẫn đến tình trạng “nhập khẩu
lạm phát”, khiến lạm phát tăng mạnh ở Việt Nam.
- Sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn còn nhiều bất cập. Theo kết
quả Điều tra doanh nghiệp do Tổng cục Thống kê tiến hành hàng năm thì tỷ trọng số


19


doanh nghiệp lãi tăng lên nhưng vẫn còn 26-30% số doanh nghiệp lỗ và trên dưới 3%
số doanh nghiệp chỉ hoà vốn.
- Sự phối hợp chính sách kinh tế vĩ mô, đặc biệt là chính sách tiền tệ và
chính sách tài khóa, còn chưa đạt được hiệu quả cần thiết. Việc nghiên cứu thể chế
điều phối chính sách kinh tế vĩ mô còn chưa được hoàn thiện kịp thời. Việc cắt giảm
đầu tư công có những kết quả nhất định, song chưa đủ mức cần thiết và chưa nhận
được sự đồng thuận từ các Bộ và địa phương.

III. Đánh giá
- Tình hình kinh tế-xã hội nước ta có nhiều chuyển biến tích cực. Kinh tế liên tục
tăng trưởng với tốc độ tăng bình quân mỗi năm 7,26%, góp phần đưa nước ta ra khỏi
tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm những nước đang phát triển có mức thu
nhập trung bình thấp. Hầu hết các ngành, các lĩnh vực then chốt đều thu được kết quả
vượt trội
- Quan hệ kinh tế đối ngoại có bước phát triển mới, trong đó có sự kiện quan trọng
trở thành thành viên thứ 150 của WTO, đưa nước ta hội nhập đầy đủ với các nền kinh
tế trong khu vực và thế giới
- Tuy nhiên phát triển kinh tế còn hạn chế. Kinh tế vĩ mô còn nhiều mặt mất cân
đối, lạm phát có dấu hiệu bùng phát cao trở lại, đang tác động tiêu cực đến ổn định
kinh tế vĩ mô và tăng trưởng kinh tế bền vững.

C. THỰC TRẠNG CƠ CẤU GDP Ở VIỆT NAM
I..Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế theo các năm
Năm
GDP
NôngLâmThủy

sản
Công
nghiệ
p và
xây
dựng
Dịch
vụ

1990 1995 1997 2000 2001 2002 2003 2004
100 100 100 100 100 100 100 100
38.74 27.18 25.77 24.53 23.24 23.03 22.54 20.9

2005 2007
100 100
20. 9 20.9

2008
100
20.07

22.67 28.76 32.08 36.38 38.13 38.49 39.47 40.2

41

41.58

40.7

38.59 44.06 42.15 38.73 38.63 38.48 37.99 38


38.1

37.52

39.23

- Xét trong từng ngành kinh tế,chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp có nhiều
bước tiến bộ, đi đúng hướng khai thác được lợi thế cây con và vùng lãnh thổ, góp
20


phần thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu phát triển. Trong khi giá trị tuyệt đối cuả sản xuất
nông nghiệp tiếp tục tăng thì tỉ trọng nông nghiệp trong GDP ngày càng giảm.Tỷ
trọng của ngành nông nghiệp trong GDP ngày càng giảm từ 38.74%năm 1990 đến
năm 1995 là 27.18% và năm 2002 là 23 03 đến năm 2008 là 20.07%.Trong các ngành
công nghiệp thì ngành nông nghiệp tỷ trọng giá trị sản xuất trong lĩnh vực chăn nuôi
tăng từ 19.3%(năm 2000) lên đến 21.6(năm 2004) còn tỷ trọng trồng trọt giảm từ
78.2% (năm 2000) xuống 75.3%(năm2003) nhưng tăng nhẹ tới 76.3%(năm 2004) và
70.5%(năm 2008).
- Cơ cấu trong công nghiệp có sự dich chuyển khá, nhất là giai đoạn từ năm 1998
đến nay.Tỷ trọng ngành công nghiệp trong GDP tăng lên từ 22.67 năm 1990 đến năm
1995 là 28.76% còn năm 2002 là 38.49% lên đến 40.7% năm 2008. Trong đó tỷ trọng
ngành công nghiệp-xây dựng tăng từ 32.08% GDP (năm 1997) lên đến 36.73%(năm
2000) và 30%(năm 2008).Trong ngành công nghiệp sự tăng nhanh về tỷ trọng ngành
công nghiệp chế biến từ 78.7% năm 2000 tới 81.23 % năm 2004 và giảm tỷ trọng
công nghiệp khai thác mỏ từ 15.7% xuống 12.8% tăng tỷ trọng công nghiệp sản xuất
và phân phối điện ga nước từ 5.6% lên 5.9%.
- Trong lĩnh vực dịch vụ đã có bước phát triển nhảy vọt về chất và lượng nhất là
thập niên 90 của thế kỷ XX trở lại đây.Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng trong các thời kì

là khác nhau thể hiện nổi bật qua việc tăng nhanh của ngành dịch vụ trong thời kì
1990-1995,sau đó liên tục bị giảm sút và chỉ có dấu hiệu phục hồi trong những năm
gần đây.Điều đó khiến tỷ trọng ngành dịch vụ tring GDP sau khi tăng liên tục tương
đối mạnh trong thời kì 1990-1995(năm 1995 đạt 44.06%) đã liên tục giảm năm 1996
còn 42.51% năm 1997 còn 42.15% năm 1998 còn 41.73% và năm 2005 còn 38.1%.
- Điều đáng lo ngại là tỷ trọng của một số ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu
của lĩnh vực dịch vụ và trong cơ cấu GDP còn thấp như ngành tài chính-ngân
hàng,khoa học-công nghệ,vận tải viễn thông dịch vụ kinh doanh.Và mặc dù đã xuất
hiện một số nghành dịch vụ mới trong lĩnh vực dịch vụ,nhưng nhìn chung tỷ trọng
dịch vụ trong nền cơ cấu kinh tế của nước ta vẫn còn thấp so voiwss các nước trong
khu vực.
Số lao đọng trong ngành công nghiệp,dịch vụ ngày càng tăng lên trong khi lao động
ngành nông nghiệp ngày càng giảm.

II.GDP/người của việt nam trong những năm gần đây
- Cho đến năm 2007, GDP bình quân đầu người vẫn còn ở mức dưới 1.000 USD.
Đến năm 2009, mặc dù đã đạt 1.160 USD/người, nhưng nếu loại trừ yếu tố trượt giá
của USD, thì Việt Nam vẫn chưa ra khỏi nhóm có thu nhập thấp. Tuy nhiên, từ năm
2010, Việt Nam đã chuyển sang nhóm nước có thu nhập trung bình - một trong những
kết quả nổi bật nhất, vì nó liên quan đến việc chuyển vị thế của đất nước. Chỉ tiêu này
năm 2013 (ước đạt 1.899 USD/người), cao gấp gần 21,6 lần năm 1988, tăng 49,2% so
với năm 2010 và tăng 8,6% so với năm 2012. Đó là tốc độ tăng khá cao.

21


- Với quy mô dân số 90 triệu người, GDP của Việt Nam đạt trên 170 tỷ USD,
trong đó hơn 70% dành cho tiêu dùng cuối cùng và tỷ lệ tiêu dùng thông qua mua bán
trên thị trường ngày một lớn, tính tự cấp tự túc ngày một giảm..., thì dung lượng thị
trường của Việt Nam đã có sức hút lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Thực tế,

dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2013 đã có dấu hiệu khởi sắc trở lại (vốn
đăng ký đạt 21,6 tỷ USD, cao nhất từ 2009 đến nay; vốn thực hiện đạt trên 11,5 tỷ
USD, là một trong hai năm cao nhất từ trước đến nay).
- GDP bình quân đầu người tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái thực tế tăng như
trên do 3 yếu tố: GDP theo giá thực tế, tốc độ tăng dân số và tốc độ tăng tỷ giá. Trong
3 yếu tố đó, có hai yếu tố tích cực. Yếu tố thứ nhất là tốc độ tăng dân số. Tốc độ tăng
dân số đã chậm lại tương đối nhanh (nếu năm 1976 tăng tới 3,19%, thì đến năm 2013
chỉ tăng 1,05%). Yếu tố thứ hai là tỷ giá VND/USD bình quân tăng thấp, nhất là thời
gian gần đây (năm 2012 tăng 0,18%, năm 2013 tăng 0,66%), trong khi giá tiêu dùng
tăng bình quân 6,6%/năm.
- Bên cạnh các kết quả tích cực như trên, về GDP bình quân đầu người của Việt
Nam cũng có những mặt hạn chế, bất cập. Rõ nhất là quy mô GDP bình quân đầu
người tính bằng USD còn rất thấp: đứng thứ 7/11 nước trong khu vực, đứng thứ
34/47 nước và vùng lãnh thổ ở châu Á và đứng thứ 136/191 nước và vùng lãnh thổ
trên thế giới có số liệu so sánh.
- Do GDP bình quân đầu người tính bằng USD còn thấp, nên Việt Nam vẫn đứng
trước nguy cơ tụt hậu xa hơn về quy mô tuyệt đối, trong khi tốc độ tăng GDP tính
theo giá so sánh mấy năm nay đã tăng chậm lại. Đây cũng là một trong 3 yếu tố (chỉ
số GDP bình quân đầu người, chỉ số tuổi thọ bình quân, chỉ số tỷ lệ đi học) làm cho
thứ bậc về chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam ở mức thấp (đứng thứ
7/11 trong khu vực, thứ 35/45 ở châu Á và thứ 117/173 trên thế giới).
- Yếu tố chưa tích cực tác động đến GDP bình quân đầu người tính bằng USD là lạm phát của
Việt Nam cao hơn so với Mỹ và nhiều nước khác (chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm tính từ năm
2006 đến năm 2013 của Việt Nam là 11,5%/năm, cao gấp 4 lần so với Mỹ và gấp đôi nhiều nước
khác). Do lạm phát cao hơn, nên GDP bình quân đầu người tính bằng VND theo giá thực tế tăng
cao và GDP bình quân đầu người tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái thực tế bình quân cũng cao
(bình quân thời kỳ 2006 - 2011 tăng 14%/năm) và sự cao lên này là chưa tích cực, không thực chất.
Hai năm qua, lạm phát chậm lại, nên tăng trưởng GDP bình quân đầu người tính bằng USD cũng
chậm lại (tăng 11,9%/năm, trong đó năm 2013 tăng 8,6%


III.GDP/người của Việt Nam và vài nước Á Châu từ 1980 đến 2011
Việt nam thống nhất lãnh thổ từ sau biến cố 30/4/1975. WB không có công bố
số liệu GDP của Việt Nam trong 4 năm từ 1976 đến 1979. Vì vậy, ở đây chỉ trình bày
từ năm 1980 cho tới nay (2011).

Biểu đồ 1. Trình bày GDP đầu người của 7 quốc gia Á Châu trong
thời gian 31 năm kể từ 1980 đến 2011.

22


- Trong thời gian 1980 – 2011, có 3 thời kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới gồm
1984-1986, 1997-2003 và 2008. Mỗi kỳ khủng hoảng phải mất vài ba năm mới phục
hồi lại. Chẳng hạn cuộc khủng hoảng 1997, phải mất 6 -7 năm Singapore mới phục
hồi, nhưng chỉ 1 năm với khủng hoảng 2008, trong lúc Nam Hàn với khủng hoảng
năm 2008 tới nay mới phục hồi. Thái Lan, Indonesia, Philippines và Việt Nam coi
như không bị ảnh hưởng gì (biểu đồ 1).
- Theo biểu đồ 1, mọi quốc gia đều có tăng trưởng, nhưng với vận tốc tăng
trưởng khác nhau. Nếu tính theo vận tốc tăng trưởng thì Singapore và Nam Hàn mạnh
nhất, kế là Malaysia. Mặc dầu Nam Hàn có vận tốc tăng trưởng cao hơn chút ít,
nhưng mức khởi đầu quá thấp, nên Nam Hàn vẫn chưa thể nào bắt kịp và Singapore
vẫn còn tiếp tục dẫn đầu. Còn Việt Nam phát triển chậm nhất, vẫn ở vị trí chót trong
số 7 quốc gia Á Châu nói trên (biểu đồ 1).

Biểu đồ 2. Biến đổi chỉ số GDP đầu người (US$) của Singapore (1),
Nam Hàn (2), Malaysia (3), Thái Lan (4), Indonesia (5), Philippines (6)
và Việt Nam (7) qua thời gian 31 năm kể từ 1980 đến 2011.

23



- Thay đổi vị thứ: Trong vòng 31 năm qua, Singapore vẫn giữ hàng đầu. Tuy
nhiên, Nam Hàn nhảy hạng từ thứ 3 của năm 1980 lên hạng 2 vào năm 1985, và
Malaysia tuột hạng từ 2 xuống 3. Philippines từ hạng 4 xuống hạng 6 trong lúc Thái
Lan nhảy từ hạng 5 lên hạng 4 từ 1987, và Indonesia nhảy lên hạng 5 từ 2005. Việt
Nam vẫn tiếp tục giữ hạng chót trong số 7 quốc gia nói trên. Cách biệt GDP của vài
quốc gia lân cận với Việt Nam.

Bảng 1. Số lần cách biệt GDP đầu người giữa một quốc gia đối chiếu
với Việt Nam (tỉ số của GDP quốc gia đối chiếu/GDP của Việt Nam) ở
hai thời điểm 1980 và 2011. Cột 4 là số lần gia tăng GDP của năm
2011/GDP của năm 1980 của một quốc gia. Cột 5 là số năm cần thiết
để GDP tăng lên gấp đôi.
(1)
Quốc gia

(2)
1980

(3)
2011

Singapore
Malaysia
South Korea
Philippines
Thailand
Indonesia
Vietnam


9,25
3,44
3,29
1,45
1,35
1,14
-

35,86
7,34
16,32
1,71
3,93
2,56
-

(4)
Số lần tăng
trưởng GDP
1980-2011
10,36
5,70
13,28
3,15
7,75
6,00
2,67

(5)
Thời gian (năm)

cần để GDP tăng
trưởng gấp đôi
6,0
10,9
4,7
19,7
8,0
10,3
23,2

24


- Theo Bảng 1, GDP đầu người của Singapore nhiều 9,25 lần GDP của Việt Nam
vào năm 1980, và chênh lệch tới 35,86 lần vào năm 2011. Thái Lan và Indonesia chỉ
hơn Việt Nam chút ít vào năm 1980 (1,35 và 1,14 lần), nhưng nay Indonesia gấp 2,5
lần và Thái Lan gấp gần 4 lần Việt Nam.
- Trong vòng 31 năm qua, GDP của Nam Hàn gia tăng 13 lần, tức chỉ cần 4,7
năm GDP tăng gấp đôi, Singapore 10 lần tức mỗi 6 năm GDP gấp đôi, Thái Lan 7,8
lần trong khi Việt Nam chỉ 2,7 lần, tức Việt Nam phải mất hơn 23 năm GDP mới tăng
gấp đôi (Bảng 1). Như vậy, càng về sau Việt Nam càng tụt hậu.

IV.Tác động của nền kinh tế đối với GDP
Kinh tế nước ta đang có sự dịch chuyển theo xu hướng ‘mở’
- Tỷ lệ xuất khẩu/GDP ngày càng tăng nghĩa là hệ thống mở cửa ngày càng lớn
từ 34,7% nawm1992 lên 47% năm 2001 đến năm 2005 là trên 50%. Tổng kim ngạch
xuất khẩu 5 năm 2001-2005 đã đạt 111 tỉ USD tăng bình quân 17.5%/năm khiến cho
năm 2005 bình quân kim ngạch xuất khẩu/người đã đạt 390 USD/năm gắp đôi năm
2000.Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu tiếp tục đạt mức cao 40 tỉ USD, tăng 24% so
với năm 2005,năm 2007 đạt gần 50 tiir USD tăng 21.5% so với năm 2006,năm 2008

tăng 29.5% so vơi năm 2007 đưa tỷ lệ xuất khẩu/GDP đạt khoảng 70%
- Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng nhanh cùng với quá trình chuyển
dịch cơ cấu ngành kinh tế năm 2000 đạt 14.5 tỉ USD, năm 2001 là 15 tỉ USD, năm
2002 là 16.7 rỉ USD, năm 2003:20.1 tỉ USD, năm 2004:26.5 tỉ USD, năm 2008 là
42.2 tỉ USD.
Xuất, nhập khẩu/GDP
- Xuất khẩu/GDP được tính theo 2 chỉ tiêu: Xuất khẩu hàng hóa/GDP, xuất khẩu
hàng hóa và dịch vụ/GDP.
- Về xuất khẩu hàng hóa/GDP, nếu năm 1985 mới đạt 5% thì năm 1995, sau khi
đẩy mạnh mở cửa hội nhập (Mỹ bỏ cấm vận, Việt Nam gia nhập ASEAN…) đã đạt
26,2%; năm 2000, sau khi ký Hiệp định Thương mại song phương Việt-Mỹ đã đạt
46,4%; năm 2008, sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đạt 64,3%;
năm 2013 đã đạt 77% - cao hơn nhiều trước đổi mới, trước mở cửa hội nhập. Đây
cũng là tỷ lệ thuộc loại cao trong khu vực và trên thế giới. Từ chỉ số này, có thể kỳ
vọng sau khi tham gia Hiệp định TPP, tỷ lệ này sẽ còn cao hơn nữa, nếu Việt Nam
tranh thủ được các cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu vào các nền kinh tế thành viên TPP.
- Bên cạnh đó, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ/GDP cũng đã tăng lên, nếu năm
2005 mới đạt 63,7%, thì năm 2010 đã đạt 72% và năm 2013 đã đạt 83,1%.
- Nhập khẩu/GDP được tính theo 2 chỉ tiêu: Nhập khẩu hàng hóa/GDP và nhập
khẩu hàng hóa và dịch vụ/GDP.

25


×