Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

5565699 Chuan dau ra nganh Ke toan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.14 KB, 3 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG TRUNG CẤP ĐẮK LẮK

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

CHUẨN ĐẦU RA
NGÀNH KẾ TỐN DOANH NGHIỆP
I. Giới thiệu ngành đào tạo
1. Trình độ đào tạo: Trung cấp chun nghiệp
2. Ngành đào tạo: Kế tốn - Kiểm tốn
Chun ngành đào tạo: Kế tốn doanh nghiệp.
3. Mã ngành đào tạo: 423403.
Mã chun ngành đào tạo: 42340303.
4. Đối tượng học và thời gian đào tạo:
+ Hệ tuyển đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương: học 2 năm.
+ Hệ tuyển đã hồn thành chương trình THPT hoặc tương đương, nhưng chưa tốt
nghiệp: học 2.
+ Hệ tuyển đã tốt nghiệp THCS hoặc tương đương: học 3 năm.
5. Giới thiệu tóm tắt về chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo được thiết kế để đào tạo người học đạt trình độ trung cấp
chun nghiệp ngành kế tốn doanh nghiệp có kiến thức và kỹ năng: thu thập, xử lý, kiểm
tra, ghi chép và tổng hợp chứng từ kế tốn theo quy định; ghi sổ kế tốn; lập báo cáo thuế
hàng tháng và quyết tốn thuế năm; xử lý các cơng việc kế tốn phát sinh… Bên cạnh đó,
chương trình chú trọng đào tạo người học có ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong làm việc
cơng nghiệp trong cơng việc; kỹ năng mềm trong cơng việc và cuộc sống nhằm trang bị
cho người học có khả năng tự tìm việc làm, tự lập nghiệp, tự vươn lên và có đủ điều kiện
học liên thơng lên Cao đẳng và Đại học.
II. Chuẩn năng lực của người học đạt được sau khi tốt nghiệp
1. Về kiến thức


1.1 Có kiến thức nền tảng về các lĩnh vực kinh tế – xã hội và kiến thức cơ sở ngành
Kế tốn như tài chính – tiền tệ, tín dụng – ngân hàng, thống kê kinh tế trong nền kinh tế
thị trường, làm nền tảng để nghiên cứu các nghiệp vụ chun sâu của ngành kế tốn.
1.2 Có kiến thức chun sâu về kế tốn để làm các cơng việc kế tốn cụ thể như: Kế
tốn vốn bằng tiền; ngun vật liệu; tài sản cố định; tiền lương và các khoản trích theo
lương; thuế; các khoản thanh tốn; giá thành; tiêu thụ sản phẩm, hàng hố; xác định kết
quả kinh doanh, phân phối lợi nhuận và lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế…
1.3 Có kiến thức cơ bản về phân tích và quản trị tài chính như có khả năng nhận
diện chi phí, phân tích thơng tin, lập kế hoạch, thiết kế thơng tin thành các báo cáo quản
trị… từ đó đánh giá được tình hình tài chính của doanh nghiệp, kiểm sốt chi phí, tăng lợi
nhuận, phục vụ cho việc ra quyết định của người quản lý.
2. Về kỹ năng


2.1 Kỹ năng cứng
2.1.1 Thu thập, lập, kiểm tra, xử lý hóa đơn, chứng từ theo quy định hiện hành.
2.1.2 Ghi sổ kế toán (chi tiết, tổng hợp) và lập báo cáo tài chính.
2.1.3 Lập báo cáo thuế tháng, quý và quyết toán thuế năm tại các đơn vị kế toán
(thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân...)
2.1.4 Tổ chức công việc một cách khoa học các nghiệp vụ liên quan đến các phần
hành kế toán (kế toán vốn bằng tiền, kế toán tiền lương, kế toán tài sản cố định, kế toán
vật tư…)
2.1.5 Lập và phân tích một số báo cáo kế toán quản trị cơ bản: Lập dự toán; dự toán
về doanh thu, chi phí; báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo bộ phận...
2.1.6 Sử dụng thành thạo ít nhất một phần mềm kế toán.
2.2 Kỹ năng mềm
2.2.1 Kỹ năng giao tiếp
Có kỹ năng giao tiếp với đối tác, đồng nghiệp, cấp trên... Có khả năng trình bày,
giải thích các vấn đề về kinh tế - xã hội, giải pháp mới, giải pháp thay thế... trước đối tác
và đồng nghiệp.

2.2.2 Kỹ năng giải quyết vấn đề
Người học giải quyết được vấn đề đặt ra trên cơ sở nhìn nhận, hiểu, đánh giá và
đưa ra giải pháp phù hợp, thực hiện có hiệu quả trong quá trình thực hiện các công việc cụ
thể.
2.2.3 Kỹ năng làm việc nhóm
Học sinh có khả năng tổ chức, điều hành, đánh giá kết quả hoạt động trong nhóm
một cách hiệu quả.
Sau khi tốt nghiệp, người học có kỹ năng phối hợp có hiệu quả với các đồng nghiệp
trong bộ phận mình và các bộ phận khác trong đơn vị kế toán.
2.2.4 Kỹ năng sử dụng Công nghệ thông tin và truyền thông
Người học có khả năng sử dụng máy tính để soạn thảo văn bản, trình bày báo cáo,
sử dụng bảng máy vi tính để thống kê, biết sử dụng và khai thác một số dịch vụ của
Internet để tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn tài nguyên khác nhau một cách hiệu quả.
Đồng thời rèn luyện suy nghĩ và phong cách làm việc phù hợp với thời đại tin học hóa,
phục vụ cho học tập và công việc liên quan đến ngành kế toán doanh nghiệp một cách có
hiệu quả.
2.2.5 Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ (tiếng Anh)
Người học có khả năng giao tiếp được bằng tiếng Anh với trình độ căn bản về nghe,
nói, đọc, viết (tương đương trình độ A) và có thể đọc hiểu tài liệu để phục vụ trong công
tác, học tập và nghiên cứu các vấn đề chuyên môn.
2.2.6 Kỹ năng sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Người học hiểu được sự cần thiết của việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả;
biết vận động người xung quanh và bản thân thực hiện tiết kiệm, hiệu quả năng lượng
trong sinh hoạt, tiêu dùng và trong hoạt động chuyên môn.
3. Về thái độ


- Có lập trường và quan điểm vững vàng về chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tư tưởng Hồ
Chí Minh. Nắm vững và vận dụng sáng tạo các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà
nước vào lĩnh vực kế toán. Hiểu và thực hiện đúng đắn giữa nghĩa vụ và quyền lợi của

người công dân đối với đất nước.
- Có ý thức thực hiện tốt các nội quy, quy chế tổ chức kỷ luật trong công tác, thực
hiện sự phân công của bộ phận, đơn vị được giao.
- Có động cơ nghề nghiệp đúng đắn, có đức tính cần cù, chịu khó và sáng tạo trong
nghề nghiệp. Có tác phong làm việc nhanh nhẹn, khiêm tốn, trung thực trong hoạt động
nghề nghiệp. Có ý thức vươn lên trong học tập, không ngừng đưa tiến bộ khoa học kỹ
thuật mới vào lĩnh vực sản xuất – kinh doanh của ngành nhằm tạo ra các sản phẩm có
chất lượng, giá trị kinh tế cao cho xã hội.
III. Những công việc chính của người học làm được sau khi tốt nghiệp
1. Đảm nhận chức danh Kế toán viên phụ trách các phần hành kế toán tại các tổ
chức kinh tế – xã hội (doanh nghiệp, tổ chức tài chính, đơn vị sự nghiệp).
2. Làm công việc của viên kế toán, kiểm toán tại các công ty dịch vụ kế toán, kiểm
toán.
3. Trợ lý tài chính trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, các tổ chức tài
chính, ngân hàng, tín dụng.
4. Làm các công việc liên quan đến kinh tế - tài chính: thu ngân, thủ quỹ, bán hàng.
IV Nơi làm việc sau khi tốt nghiệp
1. Các doanh nghiệp với các loại hình khác nhau (công ty tư nhân, công ty cổ phần,
công ty TNHH...).
2. Các cơ quan hành chính – sự nghiệp.
3. Các công ty dịch vụ kế toán, kiểm toán
4. Các ngân hàng, công ty tài chính.
5. Học liên thông lên cao đẳng, đại học



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×