Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

SƠ BỘ ĐÁNH GIÁ KÊT QUẢ GHÉP TẠNG TẠI VIỆT NAM TÍNH TỚI NGÀY 15 THÁNG 6 NĂM 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (883.11 KB, 17 trang )

SƠ BỘ ĐÁNH GIÁ KÊT QUẢ GHÉP TẠNG TẠI VIỆT NAM TÍNH TỚI
NGÀY 15 THÁNG 6 NĂM 2016
Trịnh Hồng Sơn, Nguyễn Tiến Thành,
Đồng Văn Hệ, Trịnh Yên Bình, Nguyễn Hoàng Phúc, Cao Tiến Sỹ, Nguyễn Thị Phương Hạnh,
Bế Nam Trung, Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Ngọc Tùng, Nguyễn Hải Yến, Nguyễn Thị Vui,
Lê Ngọc Luân, Nguyễn Minh Hải.
ĐẶT VẤN ĐỀ

Ghép mô, tạng là một trong những thành tựu quan trọng của ngành y tế trong
việc chữa bệnh, đặc biệt đối với các bệnh nhân mắc bệnh mạn tính, hiểm nghèo do
các mô, tạng bị suy giảm chức năng và không hồi phục được như suy thận mãn, suy
gan, suy tim, suy tuỷ, hỏng giác mạc.... Ghép tạng là phương pháp điều trị cuối
cùng và hiệu quả cho người bệnh suy tạng giai đoạn cuối bằng cách lấy tạng của
người hiến để ghép cho người bệnh.
Nhu cầu ghép tạng tại Việt Nam hiện nay vẫn còn rất lớn khi hiện nay còn
6.000 người bị suy thận mạn cần được ghép thận, trên 1.500 người có chỉ định ghép
gan (chỉ tính riêng tại một số bệnh viện lớn ở Hà Nội), khoảng 300.000 người mù
do các bệnh lý giác mạc và trên 6.000 người đang chờ được ghép giác mạc và hàng
trăm người chờ được ghép tim, phổi
Theo thống kê hiện nay cả nước có 17 cơ sở y tế đã thực hiện ghép tạng và đã
trải qua hơn 20 năm kinh nghiệm từ khi thực hiện ca ghép tạng đầu tiên đến nay,
Việt Nam chúng ta mới thực hiện tính đến ngày 15/06/2016 mới thực hiện được
1.281 ca ghép thận, 54 ca ghép gan, 16 ca ghép tim, 08 ca ghép tủy, 01 ca ghép
khối Thận – Tụy và 01 ca ghép khối Tim – Phổi.
Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người gọi tắt là Trung
tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia (viết tắt: TTĐPGTQG / Trung tâm) là đơn vị sự
nghiệp y tế trực thuộc Bộ Y tế, được thành lập theo Quyết định số 2002/QĐ-TTg
ngày 10/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ [1]. TTĐPGTQG được Bộ Y Tế tổ
chức lễ ra mắt hoạt động chính thức vào ngày 29.06.2013 tại Hà Nội. Hiện nay
TTĐPGTQG đặt trụ sở giao dịch tại địa chỉ Số 40 phố Tràng Thi, phường Hàng
Bông, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.


Theo Quyết định số 3049/QĐ-BYT ngày 21/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế về
việc ban hành Điều lệ Tổ chức và hoạt động của TTĐPGTQG [2] có quy định
Trung tâm có 05 chức năng chính là: Quản lý và điều phối việc hiến, ghép mô, bộ
phận cơ thể người; Đào tạo và nghiên cứu khoa học; Truyền thông về hiến, lấy,
ghép mô, bộ phận cơ thể người; Quản lý đơn vị ; Hợp tác quốc tế.
Thực hiện các nhiệm vụ trên từ khi thành lập đến nay TTĐPGTQG đã tích cực
tổng hợp số liệu, thông tin về hoạt động lấy, ghép mô, tạng với các cơ sở Y tế có
chức năng ghép tạng và đã thực hiện ghép tạng trong cả nước. Bên cạnh đó Trung
tâm cũng thực hiện tư vấn, hướng dẫn trực tiếp cho người dân muốn tìm hiểu, quan
1


tâm đến hoạt động hiến tặng mô tạng, ngành ghép mô tạng tại Việt Nam. Và Trung
tâm cũng tiếp nhận người dân có nguyện vọng đăng ký hiến tạng sau đó cho vào
“Danh sách đăng ký hiến tạng Quốc gia” theo quy định của pháp luật.
Để thực hiện nhiệm vụ quản lý việc hiến, ghép mô, bộ phận cơ thể người
trong những năm qua Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người
đã gửi các công văn như Công văn số 23/ ĐPGTQG ngày 25/10/2013 [3]; Công
văn số 63/ĐPGTQG ngày 30/07/2015 [4] và Số 55/ĐPGTQG ngày 07/07/2016 [5]
về các việc như: tập hợp và yêu cầu các đơn vị gửi báo cáo về Giấy phép thực hiện
ghép tạng, danh sách bệnh nhân chờ ghép, danh sách người đăng ký hiến tạng và
danh sách ca ghép tạng của các cơ sở y tế.
Mặc dù đã nhiều lần gửi các văn bản cũng như kiến nghị Bộ Y tế gửi các văn
bản đề nghị các cơ sở y tế Báo cáo thực trạng tổ chức và hoạt động hiến, lấy, ghép
mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác như Công văn số 119/BYT-KCB gửi
ngày 10/01/2014 [6]. Tuy nhiên đa phần các cơ sở y tế đều chậm trễ trong việc báo
cáo thông tin, Trung tâm phải gửi công văn đề nghị lại hoặc cử cản bộ trực tiếp liên
hệ đề nghị hỗ trợ cung cấp thông thì các cơ sở y tế mới cung cấp đủ thông tin theo
yêu cầu cho Trung tâm
Mục đích của nghiên cứu này ghi nhận kết quả ghép tạng tại Việt Nam, từ ca

ghép tạng đầu tiên ngày 04-06-1992 đến ngày 15-06-2016.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng nghiên cứu
Những đơn vị có đủ điều kiện nhân lực, cơ sở vật chất, trình độ kĩ thuật, kinh
nghiệp sẽ làm đề án trình Bộ Y tế xem xét cho phép thực hiện ghép tạng. Sauk hi
các cơ sở y tế trình đề án, Bộ Y tế sẽ tiến hành thẩm định tính khả thi của đề án
ghép tạng tại cơ sở y tế. Nếu cơ sở y tế đủ điều kiện sẽ được Bộ Y tế cấp giấy phép
thực hiện ghép tạng, khi đó các cơ sở y tế mới có đủ điều kiện pháp lý tiến hành
thực hiện ghép tạng khi có bệnh nhân suy tạng cần ghép và có nguồn tạng ghép.
Ảnh 1: Mẫu giấy phép công nhận bệnh viện Đa khoa Thái Nguyên đủ điều kiện
ghép Thận từ người cho sống (giấy phép đơn vị mới nhất được cấp)

2


3


Khi cơ sở y tế đủ điều kiện được Bộ Y tế cấp giấy phép ghép tạng thì Trung
tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người sẽ nhận được văn bản từ Bộ
Y tế hoặc cơ sở y tế được cấp phép để làm cơ sở lưu trữ, theo dõi và hỗ trợ hoạt
động ghép tạng tại cơ sở y tế mới được cấp phép.
Những người được chuẩn đoán là bị suy tạng giai đoạn cuối cần ghép tạng
thay thế đã thực hiện ghép tạng thành công tại các cơ sở Y tế có chức năng ghép
tạng trong cả nước được ghi nhận qua báo cáo của các cơ sở Y tế bằng văn bản gửi
vê Trung tâm và tự ghi nhận số liệu ca ghép tạng của cán bộ, nhân viên Trung tâm.
Sau khi nắm thông tin số liệu ca ghép tạng được thực hiện tại cơ sở y tế có
chức năng ghép tạng, cán bộ, nhân viên đầu mối phụ trách từng cơ sở y tế sẽ liên hệ
với cơ sở y tế để nắm bắt và xác nhận các thông tin liên quan đến cơ ghép như:

Thông tin người hiến, thông tin người ghép, tình trạng người hiến sau hiến, tình
trạng người ghép sau ghép, chăm sóc sau ghép, quyền lợi và tôn vinh người hiến
tạng…
Thời gian ghi nhận từ ngày 04-06-1992 đến ngày 15-06-2016.
Loại ra khỏi nghiên cứu thông tin ca ghép tạng không có cơ sở y tế nào xác nhận
đã thực hiện ca ghép tạng đó.
2. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu hồi cứu, mô tả
- Phương pháp thu thập số liệu:
o Tài liệu chuyên ngành Y khoa và lĩnh vực ghép tạng: Sau khi Trung
tâm được thành lập đi vào hoạt động ngày 29/6/2013, các thành viên thuộc các
phòng ban chức năng của Trung tâm đã tìm hiểu những tài liệu chuyên ngành Y
khoa và lĩnh vực ghép tạng tại Việt nam để nắm chính xác thông tin lịch sử, hoạt
động của ngành ghép tạng Việt Nam trước khi Trung tâm được thành lập.
o Tài liệu báo cáo của cơ quan quản lý ngành Y tế: Từ khi Trung tâm
được thành lập đi vào hoạt động, các cơ sở quản lý nhà nước ngành Y tế khi có
những văn bản ban hành liên quan đến lĩnh vực ghép tạng đều chuyển thêm văn
bản cho Trung tâm, căn cứ thông tin văn bản Trung tâm tổng hợp dữ liệu để tổng
hợp, nghiên cứu và báo cáo sau này.
o Báo cáo của các cơ sở Y tế có chức năng ghép tạng: Trong thời gian
qua Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người đã gửi và kiến
nghị Bộ Y tê gửi các văn bản số: 23/ĐPGTQG ngày 25/10/2013; 119/BYT-KCB
ngày 10/01/2014; 63/ĐPGTQG ngày 30/7/2015; 55/ĐPGTQG ngày 07/7/2016. Gửi
tới các cơ sở có chức năng ghép tạng trong cả nước để tổng hợp số liệu, danh sách
bệnh nhân đã thực hiện ghép tạng tại cơ sở để báo cáo bằng văn bản về Bộ Y tế,
Trung tâm về số lượng, thông tin các ca ghép tạng tại mỗi cơ sở y tế.
o Cơ quan thông tấn báo chí, thông tin truyền thông: Trong nhiều
trường hợp các thông tin về các ca ghép tạng tại các cơ sở y tế không được gửi
4



bằng văn bản về Bộ Y tế, Trung tâm mà được tổng hợp thông qua tin bài đưa lên
các phương tiện truyền thông của các cơ quan thông tán báo chí trong và ngoài
nước.
o Cán bộ Y tế các cấp: Các lãnh đạo của Trung tâm Điều phối Quốc gia
về ghép bộ phận cơ thể người đã phần đều là những cán bộ bác sĩ công tác lâu năm,
chuyên gia y tế đầu ngành đều có nhiều năm tham gia công tác chuyên môn, quản
lý, đào tạo trong ngành nên có nhiều học trò, nhân viên cũ hiện đang làm việc tại
các cơ sở y tế trong cả nước. Thông qua các mối quan hệ cá nhân các lãnh đạo
Trung tâm có thể tiếp nhận các thông tin liên quan đến hoạt động ghép tạng tại cơ
sở y tế dễ dàng.
o Tài liệu của các chuyên gia trong ngành Y tế và lĩnh vực ghép tạng:
Hàng năm Bộ Y tế, Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người,
các cơ sở y tế, các hội vận động, ghép tạng thường tổ chức nhiều chương trình hội
nghị, hội thảo, chương trình tập huấn với các nội dung liên quan đến lĩnh vực hiến,
ghép tạng. Tại các chương trình những chuyên gia đầu ngành trong ngành Y tế đượ
mời đến giảng dạy, chia sẻ cung cấp rất nhiều thông tin quý giá liên quan trong lĩnh
vực ghép tạng tại nước ta.
- Phương pháp xử lý số liệu trên phần mềm SPSS 22.
3. Các chỉ tiêu nghiên cứu
- Các hình thức thu thập số liệu: Tài liệu chuyên ngành Y khoa và lĩnh vực ghép
tạng; Tài liệu báo cáo của cơ quan quản lý ngành Y tế; Báo cáo của các cơ sở Y tế
có chức năng ghép tạng; Cơ quan thông tấn báo chí, thông tin truyền thông; Cán bộ
Y tế các cấp; Tài liệu của các chuyên gia trong ngành Y tế và lĩnh vực ghép tạng.
- Cơ sở Y tế có chức năng ghép tạng trong cả nước 17 đơn vị (có hoặc không có
giấy phép, số lượng ghép mỗi đơn vị mỗi năm) bao gồm: Bệnh viện Hữu nghị Việt
Đức; Bệnh viện Chợ Rẫy; Bệnh viện Bạch Mai; Bệnh viện Nhi Trung Ương; Bệnh
viện Quân Y 103; Bệnh viện Trung ương Huế; Bệnh viện 198; Bệnh viện Xanh
Pôn; Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên; Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ;
Bệnh viện Đa khoa Nghệ An; Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng; Bệnh viện Nhân dân

115; Bệnh viện Nhi Đồng 2; Bệnh viện Nhân dân Gia Định; Bệnh viện Đa khoa
Kiên Giang; Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vimec.
- Số liệu ghép tạng mỗi loại tạm chia là 06 loại: Ghép Thận; Ghép Gan; Ghép
Tim; Ghép Tủy; Ghép Thận + Tụy; Ghép Tim + Phổi.
- Nguồn tạng ghép: ca ghép thực hiện từ tạng người hiến sống hoặc ca ghép thực
hiện từ tạng người hiến chết não.
Ghi nhận thông tin đăng ký hiến mô, tạng khi còn sống hoặc sau khi chết từ các
đơn vị thực hiện tư vấn, tiếp nhận đăng ký hiến mô, tạng trong những năm đã qua.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
5


1. Các hình thức thu thập số liệu
Bảng 1: Các hình thức thu thập số liệu (n=1362)
Hình thức
n
%
Tài liệu chuyên ngành Y khoa và lĩnh vực ghép tạng
393
28.9
Tài liệu báo cáo của cơ quan quản lý ngành Y tế
514
37.7
Báo cáo của các cơ sở Y tế có chức năng ghép tạng
449
33.0
Cơ quan thông tấn báo chí, thông tin truyền thông
2
0.1
Cán bộ Y tế các cấp

1
0.1
Tài liệu của các chuyên gia trong ngành Y tế và lĩnh vực
3
0.2
ghép tạng
Tổng:
1362
100
Qua bảng trên có thể thấy số liệu về các ca ghép tạng tại Việt Nam được
Trung tâm chủ yếu thu thập bằng 03 phương pháp chính là: Tài liệu chuyên ngành
Y khoa và lĩnh vực ghép tạng; Tài liệu báo cáo của cơ quan quản lý ngành Y tế và
Báo cáo của các cơ sở Y tế có chức năng ghép tạng. Khi 03 phương pháp thu thập
số liệu này đã chiếm đến 99.6% số liệu thu thập được.
Hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều phương pháp số liệu như trên vì trong hoàn
cảnh hiện nay sợi giây quan hệ giữa Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia và
các Cơ sở y tế ghép tạng trong cả nước còn chưa được chặt chẽ, thông tin chia sẻ
cung cấp cho nhau còn hạn chế chưa có nhiều giá trị tương hỗ nhau phát triển mà
chủ yếu mang tính chất cung cấp thông tin để tổng hợp.
Trong tương lai khi “Danh sách chờ ghép Quốc gia”, “Danh sách đăng ký
hiến tạng Quốc gia” và “Hệ thống Phần mềm Quản lý và Điều phối ghép tạng Quốc
gia” chính thức đi vào hoạt động, mọi thông tin về ca hiến, ca ghép, điều phối vận
chuyển tạng sẽ tự động, công khai, minh bạch theo quy định của Luật Hiến, lấy,
ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác [7]. Khi đó quyền lợi, trách nhiệm
và nghĩa vụ của Trung tâm với các cơ sở ghép tạng và ngược lại trở lên chặt chẽ
hơn khi đó phương pháp thu thập số liệu thứ 3 “Báo cáo của các cơ sở Y tế có chức
năng ghép tạng” sẽ là chủ yếu.
2. Danh sách cơ sở y tế đã thực hiện ghép tạng
Theo thống kê về số lượng giấy phép ghép tạng của các cơ sở y tế có chức
năng ghép tạng trong cả nước báo về Trung tâm thì tính đến nay cả nước có 16 cơ

sở y tế được Bộ Y tế cấp phép công nhận cơ sở y tế đủ điều kiện thực hiện ghép
tạng. Tuy nhiên tháng 12/2013 Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An đã tiến hành
ghép thành công ca ghép thận đầu tiên tại bệnh viện với sự hỗ trợ của những
chuyên gia ghép tạng của bệnh viện Chợ Rẫy, hiện nay đây là cơ sở y tế đầu tiên và
duy nhất tại nước ta đã tiến hành ghép tạng thành công khi chưa làm các thủ tục xin
cấp giấy công nhận đủ điều kiện thực hiện ghép tạng.
6


Đa phần các bệnh viện có chức năng ghép tạng tại nước ta hiện nay chỉ có
giấy phép công nhận đủ điều kiện ghép cho đơn tạng là Thận, chỉ có 04 cơ sở y tế
có Quyết định công nhận ghép đa tạng khác như Gan, Tim như : Bệnh viện Hữu
nghị Việt Đức, Bệnh viện Quân Y 103; Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện
Nhi Trung Ương.
Bảng 2: Danh sách Bệnh viện và Quyết định công nhận đủ điều kiện thực hiện
ghép tạng của các bệnh viện (n=17) [8]
Cơ sở ghép tạng
Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
Bệnh viện Chợ Rẫy
Bệnh viện Bạch Mai
Bệnh viện Nhi Trung Ương
Bệnh viện Quân Y 103
Bệnh viện Trung ương Huế
Bệnh viện 198
Bệnh viện Xanh Pôn
Bệnh viện Đa khoa Trung
ương Thái Nguyên
Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ
Bệnh viện Đa khoa Nghệ An
Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng

Bệnh viện Nhân dân 115
Bệnh viện Nhi Đồng 2
Bệnh viện Nhân dân Gia Định
Bệnh viện Đa khoa Kiên
Giang
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế
Vimec

Quyết định công nhận đủ điều kiện thực hiện
ghép tạng
Ghép Thận số 5674/QĐ-BYT ngày 30/10/2003
Ghép Thận số 5888/QĐ-BYT ngày 12/11/2003
Ghép Thận số 3942/QĐ-BYT ngày 25/10/2005
Ghép Thận số 1822/QĐ-BYT ngày 24/05/2004
Ghép Gan số 2302/QĐ-BYT ngày 01/07/2005
Ghép Thận số 5599/QĐ-BYT ngày 24/10/2003
Ghép Gan số 12/QĐ-BYT ngày 15/01/2004
Ghép Tim số 2344/QĐ-BYT ngày 01/7/2010
Ghép Thận số 5600/QĐ-BYT ngày 24/10/2003
Ghép Tim số 2613/QĐ-BYT ngày 20/7/2010
Ghép Thận số 4039/QĐ-BYT ngày 16/10/2008
Ghép Thận số 5197/QĐ-BYT ngày 25/12/2013
Ghép Thận số 3882/QĐ-BYT ngày 17/9/2015
Ghép Thận số 1671/QĐ-BYT ngày 05/05/2015
Chưa có
Ghép Thận số 1056/QĐ-BYT ngày 27/03/2006
Ghép Thận số 250/QĐ-BYT ngày 04/02/2004
Ghép Thận số 1658/QĐ-BYT ngày 29/04/2004
Ghép Gan số 4610/QĐ-BYT ngày 01/12/2005
Ghép Thận số 5759/QĐ-BYT ngày 03/11/2003

Ghép Thận số 1225/QĐ-BYT ngày 30/03/2007
Ghép Thận số 5172/QĐ-BYT ngày 25/12/2013

3. Số liệu ghép cụ thể các đơn vị từng các năm gần đây
Bảng 3: Thống kê số ca ghép tạng năm 2013 theo từng cơ sở y tế (n=232)
7


Cơ sở ghép tạng

Số ca Ghép
thận

Số ca Ghép gan

Ghép
tim

Hiến
sống

Chết
não

Hiến
sống

Chết
não


Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

48

16

0

09

02

Bệnh viện Nhi Trung Ương

01

0

0

0

0

Bệnh viện Bạch Mai

10

0


0

0

0

Bệnh viện 198

05

0

0

0

0

Bệnh viện Xanh Pôn

0

0

0

0

0


Bệnh viện Quân Y 103

33

02

0

01

0

Bệnh viện Trung ương Huế

50

0

0

0

0

Bệnh viện Chợ Rẫy

41

0


01

0

0

Bệnh viện Nhân dân 115

13

0

0

0

0

201

18

01

10

02

Tổng:
Tổng số ca ghép các tạng:


232

Theo các thông tin, số liệu, tài liệu Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép
bộ phận cơ thể người thu thập được năm 2013 cả nước thực hiện 232 ca ghép trong
đó 94.4% là số ca ghép Thận, chỉ có 11 ca ghép Gan và 02 ca ghép Tim. Số ca ghép
các chủ yếu vẫn tập Trung tại 04 bệnh viện trung tâm ngoại khoa lớn cả nước là:
Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (75 ca), Bệnh viện Trung ương Huế (50 ca), Bệnh
viện Chợ Rẫy (42 ca) và Bệnh viện Quân Y 103 (36 ca).
Bảng 4: Thống kê số ca ghép tạng năm 2014 theo từng cơ sở y tế (n=282)
Số ca Ghép thận
Cơ sở ghép tạng

Số ca Ghép
gan

Ghép
Ghép Thận

tim
Tụy

Hiến
sống

Chết
não

Hiến
sống


Chết
não

Bệnh viện Hữu nghị Việt
Đức

18

8

0

4

2

0

Bệnh viện Nhi Trung Ương

3

0

0

0

0


0
8


Bệnh viện Bạch Mai

21

0

0

0

0

0

Bệnh viện 198

22

0

0

0

0


0

Bệnh viện Xanh Pôn

4

0

0

0

0

0

Bệnh viện Quân Y 103

25

1

0

1

0

1


Bệnh viện Trung ương Huế

86

0

0

0

0

0

Bệnh viện Chợ Rẫy

53

0

3

0

0

0

Bệnh viện Nhân dân 115


14

0

0

0

0

0

Bệnh viện Nhi Đồng 2

14

0

0

0

0

0

Bệnh viện Đa khoa Đà
Nẵng


2

0

0

0

0

0

Bệnh viện Nhân dân Gia
Định

0

0

0

0

0

0

Bệnh viện Đa khoa Kiên
Giang


0

0

0

0

0

0

262

9

3

5

2

1

Tổng cộng:

Tổng số ca ghép các tạng:

282


Sang năm 2014 số ca ghép cả nước có tăng trưởng đáng kể khi số ca ghép
năm 2014 tăng hơn năm 2013 là 21.6% (282 so với 232 số ca ghép năm 2013),
đáng chú ý trong năm này số ca ghép các loại và từ các nguồn hiến sống hoặc chết
não của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đều giảm hơn một nửa so với năm trước 32
ca (năm 2013 ghép 75 ca). Trong khi các bệnh viện khác có số ca ghép tăng trưởng
cao hoặc giữ số ca ghép ổn định như: Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Chợ
Rẫy, Bệnh viện Quân Y 103…
Đáng chú ý hơn năm 2014 đánh dấu bước đột phá trong công tác ghép tạng
tại các bệnh viện: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện 198, Bệnh viện Nhi Đồng 2…
Khi có số ca ghép tạng tăng gấp nhiều lần so với năm 2013.
Mặc dù vậy chủ yếu số ca ghép có nguồn tạng chủ yếu vẫn là từ nguồn cho
sống chiếm 94% (265/282 ca ghép), nguyên nhân của thực trạng này còn có nhiều
ngoài yếu tố tâm lý, xã hội thì còn một nguyên nhận từ điều kiện cơ sở vật chất
trang thiết bị y tế và khả năng chuyên môn của đội ngũ y bác sỹ khi cả nước chỉ có
02 cơ sở y tế có khả năng ghép tạng từ người cho chết não là: Bệnh viện Hữu nghị
Việt Đức và Bệnh viện Quân Y 103.
9


Bảng 5: Thống kê số ca ghép tạng năm 2015 theo từng cơ sở y tế (n=298)
Cơ sở ghép tạng

Số ca Ghép
thận

Số ca Ghép
gan

Ghép
tim


Ghép Ghép
tủy
Tim
phổi

Hiến
sống

Chết
não

Hiến
sống

Chết
não

Bệnh viện Hữu nghị Việt
Đức

39

2

0

3

3


Bệnh viện Chợ Rẫy

71

14

6

2

0

0

0

Bệnh viện Bạch Mai

32

0

0

0

0

0


0

Bệnh viện Nhi Trung
Ương

2

0

1

0

0

3

0

Bệnh viện Quân Y 103

28

0

0

0


0

0

0

Bệnh viện Trung ương
Huế

50

0

0

0

0

0

1

Bệnh viện 198

1

0

0


0

0

0

0

Bệnh viện Xanh Pôn

5

0

0

0

0

0

0

Bệnh viện Đa khoa TW
Thái Nguyên

1


0

0

0

0

0

0

Bệnh viện Đa khoa Phú
Thọ

1

0

0

0

0

0

0

Bệnh viện Đa khoa Nghệ

An

0

0

0

0

0

0

0

Bệnh viện Đa khoa Đà
Nẵng

3

0

0

0

0

0


0

Bệnh viện Nhân dân 115

28

0

0

0

0

0

0

Bệnh viện Nhi Đồng 2

2

0

1

0

0


0

0

Bệnh viện Nhân dân Gia
Định

0

0

0

0

0

0

0

Bệnh viện Đa khoa Kiên
Giang

0

0

0


0

0

0

0

Bệnh viện Đa khoa Quốc
tế Vimec

0

0

0

0

0

0

0

10


Tổng cộng:


263

16

8

5

3

3

1

Tổng ca ghép các tạng:
298
Do xác định nguồn cho từ người cho chết não là nguồn cho chính và tập
trung phát triển các kĩ thuật ghép tạng khác có yêu cầu kĩ thuật cao và không nhiều
cơ sở y tế trong nước thực hiện như ghép: Gan, Tim, Phổi. Từ năm 2014 Bệnh viện
Hữu nghị Việt Đức đã giảm dần số lượng ca ghép đặc biệt là ghép Thận từ người
cho sống mà chuyển sang tăng số ca ghép từ người cho chết não 8 ca trong đó cả
nước vẫn duy nhất Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức thực hiện ghép Tim thường quy.
Năm 2015 cũng đánh dấu bước chuyển mình thay đổi nguồn tạng ghép khi
ngoài Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã có thêm Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện
Trung ương Huế đẩy mạnh vận động và tiếp nhận nguồn tạng hiến từ người cho
chết não, đặc biệt là Bệnh viện Chợ Rẫy từ chỗ không thực hiện ca ghép tạng từ
nguồn tạng hiến chết não năm 2014 thì sang năm 2015 đã đột phá khi thực hiện tới
16 ca thực hiện ghép tạng từ nguồn tạng cho chết não.
Ngày 04.09.2015 đã đi vào lịch sử ngành ghép tạng Việt Nam khi lần đầu

tiên một ca điều phối ghép tạng giữa các cơ sở y tế đã được thực hiện thành công
khi 01 quả Tim và 01 lá Gan đã được vận chuyển hơn 2000 km từ Bệnh viện Chợ
Rẫy – Thành phố Hồ Chí Minh ra Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức – Thành phố Hà
Nội để ghép cho 02 bệnh nhân suy Tim và suy Gan giai đoạn cuối.
Tổng hợp cả nước năm 2015 số ca ghép so với năm 2014 có tăng trưởng nhẹ
16 ca (298/282 ca ghép) tuy nhiên về chất lượng thì có rất nhiều thành tựu đột phá
khi số lượng tạng ghép từ nguồn cho chết não đã chiếm tỷ lệ cao hơn, mối quan hệ
của các bệnh viện có chức năng ghép tạng trong việc chia sẻ kĩ thuật, nguồn tạng và
vai trò điều phối của Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người
đã được thể hiện rõ ràng hơn trong các hoạt động ghép tạng tại nước ta năm 2015.
Bảng 6: Thống kê số ca ghép tạng năm 2016 (Từ 01/01 đến 15/06) theo từng cơ
sở y tế (n=151)
Cơ sở ghép tạng

Số ca Ghép
Thận

Số ca Ghép
Gan

Ghép
Tim

Hiến
sống

Chết
não

Hiến

sống

Chết
não

Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

30

2

0

3

3

Bệnh viện Chợ Rẫy

34

2

1

0

0

Bệnh viện Bạch Mai


14

0

0

0

0

Bệnh viện Nhi Trung Ương

0

0

0

0

0
11


Bệnh viện Quân Y 103

15

0


0

0

0

Bệnh viện Trung ương Huế

29

0

0

0

0

Bệnh viện 198

1

0

0

0

0


Bệnh viện Xanh Pôn

4

0

0

0

0

Bệnh viện Đa khoa TW Thái Nguyên

2

0

0

0

0

Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ

1

0


0

0

0

Bệnh viện Đa khoa Nghệ An

0

0

0

0

0

Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng

0

0

0

0

0


Bệnh viện Nhân dân 115

9

0

0

0

0

Bệnh viện Nhi Đồng 2

0

0

0

0

0

Bệnh viện Nhân dân Gia Định

0

0


0

0

0

Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang

0

0

0

0

0

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vimec

1

0

0

0

0


140

4

1

3

3

Tổng cộng:

Tổng số ca ghép các tạng:
151
Tiếp sau thành công của ca ghép tạng xuyên Việt lần 1, ngày 26.04.2016 vừa
qua ca ghép tạng xuyên Việt lần 2 đã được thực hiện thành công khi 01 quả Tim và
01 lá Gan từ người cho chết não tại Bệnh viện Chợ Rẫy – Thành phố Hồ Chí Minh
tiếp tục được điều phối thành công ra Thành phố Hà Nội để ghép cho 02 bệnh nhân
suy Tim và suy Gan giai đoạn cuối tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Đặc biệt đêm ngày 27, rạng sáng ngày 28.7.2016 vừa qua tại Bệnh viện Quân
Y 103 đã tiếp tục thực hiện điều phối 01 lá Gan từ người hiến tạng chết não sang
ghép tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, đồng thời cùng thời điểm đó tại Bệnh viện
Quân Y 103 cũng song song thực hiện ghép Tim và Thận từ cùng người hiến chết
não đó [9].
Sau 06 tháng đầu năm cả nước ta đã ghép được 151 ca ghép tạng các loại
bằng 50.7% số ca ghép năm 2015, tuy nhiên không chỉ thống kê trên các con số
thông thường mà nổi bật trong đó là nguồn tạng hiến đã được chia sẻ, điều phối cho
các cơ sở ghép tạng khác nhau tùy theo nhu cầu người bệnh cần ghép và điều kiện
trang thiết bị kĩ thuật của các cơ sở y tế có thể đáp ứng.

Ngày 08.06.2016 vừa qua ngành ghép tạng Việt Nam đã đón nhận thêm một
cơ sở y tế nữa thực hiện ca ghép tạng thành công đó là Bệnh viện Đa khoa Quốc tế
Vimec khi thực hiện ghép Thận thành công cho một bệnh nhân suy Thận mãn giai
đoạn cuối, tăng thêm một cơ sở y tế có thể thực hiện ghép tạng là tăng thêm cơ hội
12


chữa trị cho người bệnh đồng thời cũng đánh dấu thêm một bước phát triển của
ngành ghép tạng Việt Nam nói riêng và ngành Y tế Việt Nam nói chung.
4. Số liệu ghép mỗi loại tạng
Bảng 7: Tổng hợp thống kê số ca ghép theo từng loại (n =1362)
Tạng ghép
n
%
Ghép Thận
1281
94.1
Ghép Gan
54
4.0
Ghép Tim
16
1.2
Ghép Tủy
08
0.5
Ghép Khối Thận + Tụy
01
0.1
Ghép Khối Tim + Phổi

01
0.1
1362
Tổng:
100
Qua bảng 7 ở trên có thể thấy Việt Nam đã thực hiện ghép thành công được
6 loại tạng và đa tạng, trong đó chủ yếu vẫn là thực hiện ghép Thận khi chiếm tới
94.1%, tiếp là ghép Gan chiếm 4% và ghép Tim chiếm 1.2% tổng số ca ghép tạng
đã thực hiện thành công tại nước ta.
Con số nêu trên cũng phản ánh thực tế hiện nay nước ta 17/17 cơ sở y tế đã
thực hiện ghép hoặc có Quyết định của Bộ Y tế công nhận có đủ điều kiện thực
hiện ghép tạng đều thực hiện từ ghép Thận trước, sau đó mới chuyển sang nghiên
cứu ghép Gan, Tim. Hiện nay cả nước chỉ có duy nhất Bệnh viện Hữu nghị Việt
Đức là có thể thực hiện ghép thường quy Gan, Tim cho bệnh nhân suy Gan, Tim
giai đoạn cuối. Ngoại ra Bệnh viện Nhi Trung Ương và Bệnh viện Nhi Đồng 2
trong các năm qua đều thực hiện ghép Gan nhưng vẫn chỉ cho bệnh nhân nhi và số
lượng các năm đều rất khiêm tốn.
Hiên nay nước ta đang có đề án ghép phổi, cùng với kết quả tích cực từ ca
ghép tim ngày 28.7.2016 vừa qua tại Bệnh viện Quân Y 103 hy vọng trong những
năm tới đây sẽ có nhiều cơ sở y tế thực hiện được nhiều kĩ thuật ghép đa tạng để
các bệnh nhân có nhiều lựa chọn cơ sở y tế điều trị hơn cũng như những mô, tạng
hiến quý giá từ các bệnh nhân chết não sẽ được điều chuyển tới nhiều cơ sở y tế có
khả năng ghép phù hợp hơn khi cơ sở y tế có bệnh nhân chết não chưa thể thực
hiện ghép đa tạng.
5. Nguồn tạng ghép
Bảng 8: Tổng hợp nguồn tạng ghép theo khoảng thời gian từ 01-01-2013 đến
ngày 15-06-2016 (n=964)
Nguồn tạng ghép
n
%

Tạng ghép từ người hiến sống
879
91.2
Tạng ghép từ người hiến chết não
85
8.8
13


964
Tổng:
100
Dựa trên các con số nêu trên từ báo cáo của các cơ sở y tế có chức năng ghép
tạng và từ các nguồn khác nhau tính từ thời điểm ngày 01.01.2013 đến ngày
15.06.2016 thì nguồn tạng ghép tạng nước ta chủ yếu vẫn là từ người hiến khi còn
sống chiếm 91.2% và nguồn tạng hiến từ người cho chết não chỉ chiếm 8.8%, một
tỷ lệ rất khiêm tốn và đang đi ngược lại so với xu thế chung trên thế giới, đặc biệt
tại các nước có nền y học và ngành ghép tạng phát triển khi tạng hiến chủ yếu là từ
người cho chết não.
Theo các báo cáo của PGS.TS Nguyễn Trường Sơn và PGS.TS Trần Ngọc
Sinh, Bệnh viện Chợ Rẫy tại Hội nghị ghép Mô-Tạng và điều phối Mô-Tạng tại
Việt Nam tháng 11/2013 thì ngành ghép tạng Việt Nam hiện nay đang gặp phải 02
vấn đề là: Thiếu người hiến cho đặc biệt là người cho chết não và Nhiều người
không có liên quan huyết thống thời bệnh nhân suy tạng sẵn sàng hiến tạng nhưng
có điều kiện tiền bạc. Đây thực sự là một vấn đề nhức nhối nếu không được giải
quyết triệt để trong tương lai có thể biến Việt Nam thành thị trường ghép tạng du
lịch thông qua nguồn tạng mua bán như đã xảy ra với Trung Quốc [10].
Để phát triển ngành ghép tạng Việt Nam lành mạnh, không mua bán, nhân
đạo không vụ lợi trước mắt cần tăng tỷ lệ số ca ghép tạng từ nguồn hiến từ người
cho chết não. Song song với giải pháp truyền thông vận động đang áp dụng cần

thay đổi cơ chế chính sách, áp dụng cho người hiến hiến, thân nhân người hiến tạng
sau khi chết, chết não. Chuyển đổi từ chủ yếu nguồn tạng hiến sống sang tạng ghép
chủ yếu từ người cho chết não đòi hỏi cả một quá trình với sự chung tay vào cuộc
của toàn xã hội, đặc biệt vai trò định hướng chính sách của nhà nước chứ không thể
một đơn vị ghép tạng, đơn vị điều phối hay một ngành Y tế làm được.

6. Tình hình đăng ký hiến tạng
Bảng 9: Thống kê số lượng đăng ký hiến sau khi chết, chết não tính tới ngày
15-06-2016 (n=4382)
Nguồn tạng ghép
n
%
Đăng ký hiến tạng sau khi chết/chết não tại Bệnh
1868
42.6
viện Chợ Rẫy
Đăng ký hiến tạng sau khi chết/chết não tại Trung
2514
57.4
tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia
Tổng:
4382
100
Hiện nay nước ta đã có 17 cơ sở Y tế đã thực hiện thành công kĩ thuật ghép
tạng nhưng chỉ Bệnh viện Chợ Rẫy là cơ sở y tế có chức năng ghép tạng duy nhất
cùng với Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia hàng ngày tổ chức tiếp nhận, tư
vấn, hướng dẫn đăng ký và cấp thẻ ghi nhận đăng ký hiến tạng sau khi chết, chết
não cho người dân đến tìm hiểu và đăng ký.
14



Tính đến ngày 15.6.2016 Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ
thể người đã ghi nhập được 4382 trường hợp đăng ký hiến tạng sau khi chết, chết
não trong đó có đến 1868 trường hợp chiếm đến 42.6% là số trường hợp được Bệnh
viện Chợ Rẫy tổ chức tiếp nhận, tư vấn, hướng dẫn đăng ký và cấp thẻ ghi nhận
đăng ký hiến tạng sau khi chết, chết não cho người dân. Đây là một sự cố gắng, lỗ
lực rất lớn của tập thể Y bác sỹ, nhân viên Y tế Trung tâm ghép tạng Bệnh viện
Chợ Rẫy nói riêng và toàn thể Bệnh viện Chợ Rẫy nói chung cần được nhân rộng
thực hiện trước mắt ra các cơ sở Y tế có chức năng ghép tạng khác, sau đó ra toàn
thể các cơ sở y tế khác trong cả nước theo quy định của Luật Hiến, lấy, ghép mô,
bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác hiện hành.
Bảng 10: Thống kê số lượng đăng ký hiến khi còn sống và hiến xác tính tới
ngày 15-06-2016 (n=62)
Nguồn tạng ghép
n
%
Đăng ký hiến tạng khi còn sống tại Trung tâm Điều
30
48.4
phối ghép tạng Quốc gia
Đăng ký hiến xác tại Trung tâm Điều phối ghép
6
9.7
tạng Quốc gia
Người đã thực hiện hiến tạng khi còn sống (sau khi
26
41.9
đăng ký tại Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc
gia)
Tổng:

62
100
Trong những năm qua cùng với iếp nhận, tư vấn, hướng dẫn đăng ký và cấp
thẻ ghi nhận đăng ký hiến tạng sau khi chết, chết nãoTrung tâm Điều phối Quốc gia
về ghép bộ phận cơ thể người cũng đã tiếp nhận, tư vấn, hướng dẫn và chuyển
thông tin người dân khi tìm đến Trung tâm để bày tỏ mong muốn được hiến tạng
khi còn sống hoặc hiến xác cho Y học sau khi qua đời. Tiếp nhận thông tin Trung
tâm đều chuyển cho các cơ sở y tế có chức năng ghép tạng trong cả nước phù hợp
với vị trí địa lý, điều kiện đi lại của người hiến và các cơ sở Y tế, Viện, Trường có
chức năng tiếp nhận, bảo quản xác phục vụ nghiên cứu, giảng dạy trong Y học.
Tới nay 100% số người đến đăng ký hiến xác phục vụ cho Y học tại Trung
tâm đã được chuyển thông tin về các cơ sở Y tế, Viện, Trường có chức năng tiếp
nhận, bảo quản xác phục vụ để hướng dẫn làm thủ tục đăng ký, theo dõi thông tin
và 26/30 người đến Trung tâm đăng ký hiến tạng khi còn sống khi được chuyển về
cơ sở Y tế có chức năng ghép tạng phù hợp đã thực hiện hiến tạng khi còn sống
thành công.
KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu sơ bộ đánh giá kết quả ghép tạng tại Việt Nam tính đến ngày 1506-2016 cho thấy:
15


- Tính đến ngày 15-06-2016 cả nước ta mới thực hiện được 1362 ca ghép tạng so
với hàng chục ngàn bệnh nhân hàng ngay đang phải chạy Thận tại các bệnh viện
khắp cả nước, hàng trăm ngàn người bị các bệnh mù lòa và hàng ngàn người bệnh
bị suy các tạng khác tại Việt Nam hiện nay thì con số ca ghép tạng đã thực hiện
trên còn rất thấp.
- Trình độ, kĩ thuật ghép tạng tại Việt Nam đã nganh bằng với các nước trong khu
vực và trên thế giới, tuy nhiên vấn đề nguồn tạng, nguồn tạng hiến từ người cho
chết não là hết sức khó khăn, khi hiện nay chủ yếu nguồn tạng ghép vẫn đến từ

nguồn cho sống chiến tới 91.2%.
- Cả nước hiện có 16 Cơ sở Y tế có Quyết định đủ điều kiện thực hiện ghép tạng
nhưng đa số 12/16 cơ sở Y tế có chức năng ghép tạng chỉ có thể thực hiện ghép đơn
tạng cụ thể là ghép Thận. Các cơ sở có thể thực hiện ghép Gan, Tim, Phổi vẫn còn
ít góp phần làm giảm cơ hội được điều trị bằng phương pháp ghép tạng cho các
bệnh nhân suy tạng mãn giai đoạn cuối và ảnh hưởng tới khả năng kết nối, điều
phối tạng hiến từ bệnh nhân chết não
- Mối liên hệ giữa Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người với
các cơ sở Y tế có chức năng ghép tạng cần làm sâu sắc hơn trong các hoạt động tiếp
nhận, tư vấn, hướng dẫn người dân có nhu cầu tìm hiểu thông tin, đăng ký hiến
tạng cả khi còn sống, sau khi chết và đặc biệt trong việc cung cấp thông tin cho
“Danh sách đăng ký hiến tạng Quốc gia”, “Danh sách chờ ghép Quốc gia” để dần
dần tiếp tới điều phối tạng ghép tự động bằng phần mềm trực tuyến.
- Các cơ sở Y tế ít quan tâm đến hoạt động tiếp nhận, tư vấn, hướng dẫn người dân
đến tìm hiểu thông tin, đăng ký, cấp thẻ ghi nhận đăng ký hiến tạng sau khi chết,
chết não mà tập trung cho người đăng ký hiến khi còn sống là một thực trạng cần
khắc phục ngay. Hiện nay ngoài Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ
thể người chỉ có thểm Trung tâm ghép tạng của Bệnh viện Chợ Rẫy thực hiện đầy
đủ tiếp nhận, tư vấn, hướng dẫn người dân đến tìm hiểu thông tin, đăng ký, cấp thẻ
ghi nhận đăng ký hiến tạng sau khi chết, chết não.

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quyết định số 2002/QĐ-TTg.
Ban hành ngày 10/11/2011 của Thủ tướng Chính về việc thành lập Trung tâm Điều
phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người trực thuộc Bộ Y tế.
2. Quyết định số 3049/QĐ-BYT.
Ban hàng ngày 21/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Điều lệ Tổ chức

và hoạt động của Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người.
3. Công văn số 23/ ĐPGTQG ngày 25/10/2013.
Của Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người kiến ghị lên Cục
Quản lý Khám chữa bệnh Bộ Y tế đề nghị Bộ Y tế yêu cầu các Cơ sở Y tế có chức
năng ghép tạng trong cả nước đề nghị Báo cáo thực trạng tổ chức và hoạt động
hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
4. Công văn số 63/ĐPGTQG ngày 30/07/2015.
Gửi các Cơ sở Y tế có chức năng ghép tạng trong cả nước đề nghị Báo cáo thống
kê số lượng ghép tạng.
5. Số 55/ĐPGTQG ngày 07/07/2016.
Gửi các Cơ sở Y tế có chức năng ghép tạng trong cả nước đề nghị Báo cáo thống
kê số lượng ghép tạng năm 2015.
6. Công văn số 119/BYT-KCB ngày 10/01/2014
Gửi các Cơ sở Y tế có chức năng ghép tạng trong cả nước đề nghị Báo cáo thực
trạng tổ chức và hoạt động hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy
xác.
7. Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác.
Được Quốc Hội ban hành ngày 29/11/2006.
8. Danh sách Bệnh viện và Quyết định công nhận đủ điều kiện thực hiện ghép
tạng của các bệnh viện
Căn cứ các Quyết định công nhận đủ điều kiện thực hiện ghép tạng của Bộ Y tế cho
các cơ sở y tế có chức năng ghép tạng.
9. Theo Bác Sĩ Hoàng Hải An phòng Kế hoạch Tổng hợp – Bệnh viện Quân Y
103
Thông tin ca ghép từ bệnh nhân hiến tạng chết não ngày 28.7.2016
10. Theo Nguyễn Trường Sơn, Trần Ngọc Sinh, Dư Thị Ngọc Thu
Tại báo cáo “Buôn bán tạng phủ trong ghép tạng” tháng 11/2013.

17




×