Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

KẾT QUẢ KHÁM BỆNH CỦA ĐOÀN CÁN BỘ BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC CHO NGƯỜI DÂN XÃ BUM NƯA, XÃ PA VỆ SỬ HUYỆN MƯỜNG TÈ VÀ XÃ DÀO SAN HUYỆN PHONG THỔ TỈNH LAI CHÂU TỪ NGÀY 2.11.2014 ĐẾN NGÀY 5.11.2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (454.5 KB, 18 trang )

KẾT QUẢ KHÁM BỆNH CỦA ĐOÀN CÁN BỘ BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC
CHO NGƯỜI DÂN XÃ BUM NƯA, XÃ PA VỆ SỬ HUYỆN MƯỜNG TÈ VÀ
XÃ DÀO SAN HUYỆN PHONG THỔ TỈNH LAI CHÂU TỪ NGÀY
2.11.2014 ĐẾN NGÀY 5.11.2014
Trịnh Hồng Sơn, Nguyễn Trọng Sơn, Trần Văn Oánh, Bùi Trung Nghĩa, Trần Hà Phương,
Nguyễn Mậu Định, Lê Anh Tuấn, Ngô Gia Khánh, Hồng Minh Đức, Vũ Hồng Tn,
Phạm Hiếu Tâm, Trần Đình Toản, Chu Văn Lâm, Trịnh Kế Điệp, Đỗ Minh Trường,
Trần Thị Bích Ngọc, Nguyễn Thị Lý, Nguyễn Thị Thùy, Hồng Thị Thu Hà, Đỗ Trung Nguyên,
Cao Việt Chiến, Phạm Quang Phúc, Trịnh Văn Chí, Nhữ Thùy Linh, Nguyễn Tiến Thành.
ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong công văn số 7486/ BYT-KCB ngày 22 tháng 10 năm 2014 của Bộ
trưởng Bộ y tế Nguyễn Thị Kim Tiến gửi giám đốc Sở y tế các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương; Giám đốc các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ y
tế; Hiệu trưởng các trường đại học Y dược, Hội thày thuốc trẻ Việt nam, có ghi rõ:
"Chăm sóc sức khỏe nhân dân là nhiệm vụ chính của ngành Y tế, việc khám chữa
bệnh từ thiện nhân đạo và chăm lo sức khỏe cộng đồng là nghĩa cử cao đẹp của
ngành y tế, tạo điều kiện cho các tầng lớp nhân dân đặc biệt là người nghèo, người
sống ở các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn được chăm sóc
sức khỏe. Đây cũng là nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao cho ngành với sự
chung tay của cộng đồng và tồn xã hội...".
Trước đó, ngày 14 tháng 10 năm 2014 Bộ trưởng Bộ y tế đã ký Quyết định
số 4180/QĐ-BYT về việc thành lập Ban chỉ đạo chiến dịch khám chữa bệnh nhân
đạo và chăm sóc sức khỏe cộng đồng năm 2014. Theo đó, Bộ Y tế đã có danh sách
phân bố khám chữa bệnh của bệnh viện tuyến Trung ương khám chữa bệnh tại 69
huyện nghèo nhất cả nước. Bệnh viện Việt Đức được Bộ y tế giao khám chữa bệnh
tại huyện Mường tè và huyện Phong thổ, Lai châu triển khai đợt đầu tiên đúng
ngày 2.11.2014 ngay sau lễ phát động cấp Trung ương.
Lai châu là tỉnh biên giới miền núi tây bắc giáp với Trung quốc, Điện biên,
Lào cai, Sơn la, Yên bái; : diện tích 9.068 km2, dân số (năm 2012) là 414.200, mật
độ 45 người/km2 gồm 19 dân tộc thiểu số (86% dân số tồn tỉnh), có 7 huyện:


Mường tè, Sìn hồ, Nậm nhùn, Tam đường, Phong thổ, Tân uyên và Than uyên.
Huyện Mường tè có diện tích 2679,34 km2, dân số 39.920 (năm 2012) gồm
12 dân tộc trong đó dân tộc thiểu số chiếm 94%. Hun có 14 đơn vị hành chính
trực thuộc gồm: Bum nưa, Bum tở, Mường tè, Mù cả, Ka lăng, Thu lũm, Nậm
khao, Can hồ, Tà tổng, Pa ủ, Pa vệ sủ , Tá bạ, Vàng san và thị trấn Mường tè[1],
[2].
Huyện Phong Thổ có diện tích 1.029,25 km2, dân số 71,32 nghìn người, có
nhiều dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó dân tộc Dao 36,25%; dân tộc
Mơng25,46%; dân tộc Thái 17,92%, dân tộc Hà Nhì 7,85%; dân tộc Kinh 3,98%;
dân tộc Giáy 3,1%,... Mật độ dân số trung bình 69,29 người/km2. Huyện có 18 xã,
1


thị trấn, trong đó có 13 xã biên giới tiếp giáp với Trung Quốc, với 98,95 km đường
biên giới.
Xã Bum nưa thuộc huyện Mường tè diện tích: 7439,79ha, số dân: 3103
người [3]. Theo báo cáo của Bác sĩ Tống Văn Bắc, giám đốc trung tâm y tế huyện
Mường tè tính tới tháng 6 năm 2014 tồn xã Bum nưa có 11 dân tộc: Thái
(90,93%), Kinh (4,02%), Hơ mông (0,09%),Mảng (4,68%), Sila (0,06%),
Lào (0,03%), Tày (0,06%), Mường (0,03%), Hà nhì (0,03%), La hủ (0,03%),
Dáy (0,06%).
Xã Pa Vệ Sử là một xã thuộc huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Xã Pa Vệ Sử
có diện tích 244.03 km2, dân số năm 1999 là 1552 người, mật độ dân số đạt 6
người/km2. Cũng theo báo cáo của Bác sĩ Tống Văn Bắc, giám đốc trung tâm y tế
huyện Mường tè tính tới tháng 6 năm 2014 tồn xã Pa Vệ Sử có 08 dân tộc:
La Hủ (94,2%), Thái (2,4%), Kinh (1,8%), Mảng (0,4%), Mường (0,2%), Nùng
(0,4%), Tày (0,2%), Hà Nhì (0,4%).
Xã Dào San là một xã thuộc huyện Phong Thổ. Xã Dào San có diện tích
69,99 km², dân số năm 1999 là 4953 người, mật độ dân số đạt 71 người/km2.
Theo báo cáo của các Bác sĩ trung tâm y tế huyện Phong Thổ tính tới tháng 6 năm

2014 tồn xã Dào San có 13 dân tộc: Mông (51.8%), Thái (11.6%), Dao (10.3%),
Hơ Mông (8.2%), Kinh (8.3%), Hà Nhì (4.1%), Mảng (4.3%), Mường (0.6%), Tày
(0.3%), Lơ Lơ (0.2%), Hoa (0.1%), Ráy (0.1%), Sán Dìu (0.1%).
Nghiên cứu này có mục đích đánh giá sơ bộ kết quả khám bệnh của đoàn
cán bộ y tế bệnh viện Hữu nghị Việt Đức khám cho người dân tại xã Bum nưa,
huyện Mường tè, tỉnh Lai châu ngày 2.11.2014. Tại xã Pa Vệ Sử, huyện Mường tè,
tỉnh Lai châu ngày 3.11.2014 và tại xã Dào San, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai châu
ngày 5.11.2014.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng
- Cán bộ đoàn y tế Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tham gia khám bệnh tại xã
Bum nưa ngày 2.11.2014, xã Pa Vệ Sử ngày 3.11.2014 và xã Dào San ngày
5.11.2014.
- Tất các các người dân có mặt tại trạm y tế xã Bum nưa từ 8h sáng đến 17h
ngày 2.11.2014, tại trạm y tế xã Pa Vệ Sử từ 8h sáng đến 17h ngày 3.11.2014 và
tại trạm y tế xã Dào San từ 8h sáng đến 17h ngày 5.11.2014để khám bệnh miễn
phí.
2. Phương pháp nghiên cứu
- Tiến cứu mô tả.
- Các số liệu thu được xử lý theo chương trình phần mềm SPSS 22.
- Tổ chức khám: Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức thành lập đồn cơng tác,
phân cơng các nhóm chun trách: tổ chức (liên hệ ủy ban nhân dân tỉnh Lai châu,
2


huyện Mường tè, huyện Phong Thổ, sở y tế tỉnh Lai châu, trung tâm y tế huyện
Mường tè, trung tâm y tế huyện Phong Thổ, trạm y tế xã Bum nưa, trạm y tế xã Pa
Vệ Sử, trạm y tế xã Dào San để thống nhất lịch trình khám bệnh), hậu cần (ăn, ở,
sinh hoạt của đoàn), phân chia thành các bàn khám và thống nhất phương pháp

thăm khám lâm sàng (nhìn, sờ, gõ, nghe), ghi chép theo mẫu bệnh án với chỉ tiêu
cụ thể....
3. Các chỉ tiêu nghiên cứu
3.1. Các chỉ tiêu về đoàn cán bộ y tế bệnh viện Việt Đức:
- Số lượng và trình độ các nhân viên y tế đi khám bệnh.
- Phương tiện vận chuyển (ô tô...) và trang thiết bị đi kèm (gồm cà danh
mục, số lượng thuốc).
- Lịch trình chuyến đi từ Hà nội tới Bum nưa, Pa Vệ Sử, Dào San: chặng
đường (km), thời gian đi (giờ) , số lít xăng tiêu tốn cho từng loại xe (chỉ tính chặng
đi).
- Trợ giúp nhân lực và phương tiện dụng cụ của cơ sở: ủy ban nhân dân tỉnh,
sở y tế, bệnh viện đa khoa tỉnh, trung tâm y tế huyện, trung tâm y tế xã..., các đội
tình nguyện.
3.2. Các chỉ tiêu về phía người dân đến khám bệnh tại trạm y tế Bum nưa:
- Các chỉ tiêu nghiên cứu về chuyên môn được thể hiện trong mẫu bệnh án
thống nhất: tuổi, giới, dân tộc, nghề nghiệp, trình độ học vấn (khơng biết chữ, tiều
học, phổ thông trung học...), tiền sử bệnh nội khoa, ngoại khoa, đã được điều trị
bệnh tại tuyến huyện, tuyến tỉnh, tuyến trung ương,
- Các yếu tố liên quan: thuốc lá, rượu...
- Đo chiều cao cân nặng để tính độ suy dinh dưỡng theo giới và theo lứa tuổi
theo phân loại WHO. Tổ chức Y tế thế giới khuyên dùng “chỉ số khối cơ thể”
(Body Mass Index – BMI), để tính chỉ số BMI Tổ chức Y tế thế giới hướng dẫn sử
dụng công thức sau: BMI = W (kg)/H2 (m). Trong đó W (Weight): cân nặng tính
theo ki lơ gam (kg) và H (Height): chiều cao tính theo mét (m).
o Người lớn hơn 20 tuổi
Bảng đánh giá theo chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới(WHO) và dành riêng cho người
châu Á ( IDI&WPRO):
Phân loại
WHO BMI (kg/m2)
IDI & WPRO BMI (kg/m2)

Cân nặng thấp (gầy)
<18.5
<18.5
Bình thường
18.5 - 24.9
18.5 - 22.9
Thừa cân
25
23
Tiền béo phì
25 - 29.9
23 - 24.9
Béo phì độ I
30 - 34.9
25 - 29.9
Béo phì độ II
35 - 39.9
30
Béo phì độ III
40
40
3


Các ngưỡng về chỉ số BMI vẫn thích hợp với những người già đến 69 tuổi, còn từ 70
tuổi trở lên nếu BMI > 30 mà khơng có biểu hiện của các bệnh mạn tính đang tiến
triển thì vẫn nên duy trì cân nặng ở mức độ đó, khơng cần điều chỉnh để giảm béo.
o

Người từ 5 – 19 tuổi

Phân loại

BMI (kg / m2)

Trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, mức độ nặng

< 12.1

Trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, mức độ vừa

12.1 – 13.0

Trẻ bình thường

13.0 – 18.5

Trẻ thừa cân

18.5 – 20.7

Trẻ béo phì

> 20.7

o

Trẻ sơ sinh đến 5 tuổi
Phân loại

BMI (kg / m2)


Trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, mức độ nặng

< 12.7

Trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, mức độ vừa

12.7 – 13.8

Trẻ bình thường

13.8 – 19.6

Trẻ thừa cân

19.6 – 21.6

Trẻ béo phì

> 21.6

- Tình trạng huyết áp ở người trên 18 tuổi chia 2 mức độ huyết áp ở mức
140mmg đến 160mmHg và trên 160mmHg.
- Khám lâm sàng các cơ quan: nội tiết, tâm thần kinh, mắt, tai mũi họng,
răng hàm mặt, tim mạch, hô hấp... với 3 mức độ: bình thường, nghi ngờ, khơng
bình thường.
- Đối với cơ xương khớp liệt kê những triệu chứng, hội chứng với từ thông
thường người bệnh khai...
- Thống kê lượng bệnh nhân được làm siêu âm bụng tại chỗ: theo giới,
tuổi...về kết quả sơ bộ.

- Chẩn đoán ban đầu: bình thường, mắc bệnh gì..
4


- Hướng xử lý tiếp theo: yêu cầu xét nghiệm chuyên sâu và nơi khám bệnh
tiếp theo như đã nêu trên ...
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

1. Chuẩn bị của đoàn Bệnh viện Việt Đức
Vì chỉ tiêu được giao khám khoảng 1000 người dân nghèo, vùng xa nên
đoàn phải dự kiến, tính tốn sao cho hợp lý nhất: số lượng nhân viên, trình độ nhân
viên, xe ơ tơ (về chất lượng và số lượng ), ngày đi lại, ngày khám, thời gian đi lại
di chuyển, thời gian nghỉ...
- Thời gian đi cơng tác của đồn y tế Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ thứ
Sáu ngày 31.10.2014 đến thứ Năm ngày 6.11.2014.
- Khám 3 ngày: 2 ngày ở huyện Mường tè (1 ngày ở xã Bum nưa: chủ nhật
2.11.2014; 1 ngày ở xã Pa Vệ Sủ: thứ 2 ngày 3.11.2014), 1 ngày khám ở huyện
Phong thổ, xã Dào san: thứ 4 ngày 5.11.2014.
- Nhân lực tồn đồn và trình độ cán bộ được thể hiện bảng 1 dưới đây:
Bảng 1. Nhân lực và trình độ của đồn cán bộ Y tế Bệnh viện Việt Đức
Trình độ
n
Phó giáo sư, Tiến sĩ
1
Thạc sĩ
11
Bác sĩ
2
Kỹ sư công nghệ thông tin
1

Thạc sĩ điều dưỡng
1
Cử nhân điều dưỡng
3
Điều dưỡng trung cấp
2
Dược sĩ trung cấp
2
Cử nhân luật
1
Cử nhân kinh tế
1
Lái xe
4
Tổng
29
Để nâng cao tinh thần trách nhiệm, nghĩa vụ của nhân viên Y tế trong bệnh
viện cũng như đảm bảo công việc của bệnh viện và từng các nhân, ban giám đốc
bệnh viện đề nghị các khoa cử đại diện nhân viên các khoa mình: phịng kế hoạch
tổng hợp, chỉ đạo tuyến, nghiên cứu khoa học; khoa gây mê hồi sức, khám bệnh
phẫu thuật thần kinh sọ mão, nhi, tim mạch, điều trị 1c, tiêu hóa, chấn thương
chỉnh hình...với tổng số 29 nhân viên.
Hầu hết các bác sĩ khám bệnh có trình độ sau đại học, các bác sĩ thống nhất
khám lâm sàng cẩn thận, tỷ mỷtheo các bước dưới đây:
- Ghi chép đầy đủ phần hành chính tại phiếu khám bệnh (mẫu có sẵn theo
các chỉ tiêu đề ra)
5


- Hỏi tiền sử (nội khoa, ngoại khoa, các đợt đã khám bệnh trước đây nếu

có...).
- Khám tồn thân (tinh thần, thể trạng: đo chiều cao, cân nặng, lấy mạch,
huyết áp, tình trạng da, niêm mạc, phù, xuất huyết dưới da, hạch ngoại vi và tuyến
giáp).
- Nếu bệnh nhân khỏe mạnh, kê đơn thuốc bổ đơn thuần hoặc thuốc tẩy giun
để động viên bà con, đa số được làm siêu âm bụng ngay tại chỗ (xác định tình
trạng dịch ổ bụng, các tạng đặc: gan, lách tụy, thận, tử cung, phần phụ...)
- Nếu thấy nghi ngờ bệnh lý chuyên khoa nào hoặc cần làm thêm các xét
nghiệm, chụp X quang thường hay cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ hay nội
soi ống mềm... các bác sĩ chỉ định vào giấy như khám bệnh thường quy, đồng thời
đề nghị nơi làm các xét nghiệm, chiếu chụp...(ví dụ tại bệnh viện huyện, bệnh viện
tỉnh hay bệnh viện trung ương.... Danh sách đề nghị này được tập hợp lại để báo
cáo lãnh đạo trung tâm y tế xã, huyện, tỉnh. Như vậy người bệnh được quản lý theo
phân tuyến và bảo hiểm y tế.
- Trường hợp khó hoặc cấp cứu có trì hỗn được trưởng đồn phối hợp với
lãnh đạo bệnh viện huyện, bệnh viện tỉnh giải quyết trực tiếp.
Đoàn khám bệnh cịn có các thành viên tham gia rất quan trọng, cần thiết:
- Bộ phận hậu cần: lo ăn, ngủ, nghỉ cho đoàn một cách chu đáo đảm bảo sức
khỏe và tinh thần. Cử nhân kinh tế phụ trách.
- Các bàn đón tiếp bệnh nhân, cân, đo chiều cao, mạch, huyết áp. Ưu tiên tổ
chức khám trước cho người già cả, tàn tật, người yếu, trẻ em... Cử nhân và trung
cấp điều dưỡng thực hiện.
- Phân công các bàn khám phù hợp với tình hình cụ thể, phối hợp với nhân
viên y tế huyện, xã để phiên dịch trong quá trình khám bệnh cho người khơng hiểu
tiếng kinh vì các bác sĩ không biết tiếng dân tộc.
- Tổ chức bàn phát thuốc miễn phí do 2 dược sĩ trung cấp phụ trách.
- Bộ phận quan sát, hướng dẫn và điều phối các nhóm khi người dân tới
khám đơng: phối hợp với nhân viên y tế cơ sở. Cử nhân luật, cử nhân điều dưỡng
phụ trách.
- Bộ phận vào số liệu bệnh án theo trương trình phần mềm SPSS 11.0 do kỹ

sư công nghệ thông tin phụ trách phối hợp với 1 điều dưỡng và một bác sĩ để giải
thích một số từ ngữ y khoa khi vào máy tính.
Cách tổ chức như trên giúp việc thăm khám hồn tồn có hiệu quả, chất
lượng : người dân tới khám bệnh được quan tâm, chăm sóc tốt cả về nội dung và
hình thức.
Bảng 2. Phương tiện vân chuyển và trang thiết bị đi kèm
Phương tiện
n
Xe Ơ tơ
- Xe 7 chỗ Land Cruiser
1
6


-Xe cứu thương chở phương tiện dụng cụ, thuốc
- Xe 30 chỗ
Trang thiết bị
- Máy siêu âm sách tay Aloka SD 500
- Máy in Canon 3300
- Máy tính sách tay
- Mực in
- Giấy in
- Ổ cắm điện
- Máy đo huyết áp
- Biển chỉ dẫn
- Giấy lau siêu âm
- Que đè lưỡi và đèn pin
- Khẩu trang Y tế
- Găng khám
- Gel siêu âm

- Túi đựng thuốc
- Bút viết
- Bảo hiểm chuyến đi nội địa
Số lượng thuốc
- Vitamin 3B
- Hoạt huyết dưỡng não
- Glucosamin 1500mg
- Thuốc tẩy giun
- Omeprazol
- Boganic
- NaCl 0,9% 5ml
- Paracetamol 500mg
- Nifedipin 5mg
- Vitamin B1 10mg
- Vitamin C 500mg
- Metronidazol 250mg
- Paracetamol gói 80mg
- Berberin
- Meloxicam 7,5mg

1
1
1
1
1
2 hộp
5 thếp
10 chiếc
6 bộ
8 chiếc

30 gói
5 hộp
1 hộp
100 đơi
5 lít (1 can)
2000 chiếc
40 chiếc
28 người
8750 viên
2500 viên
5000 viên
250 viên
2500 viên
3000 viên
250 lọ
5000 viên
2500 viên
25000 viên
2500 viên
5000 viên
175 gói
230 viên
1500 viên

Phương tiện vận chuyển và cơng tác hậu cần có vai trị tới sự thành cơng của
đợt thăm khám.
7


Phương pháp tổ chức phân bố các bàn khám giúp tình hình trật tự an ninh

cũng như làm cho người dân tới được thăm khám và đón tiếp chu đáo.
Chuẩn bị máy siêu âm giúp chẩn đoán sàng lọc rõ ràng và thuận tiện cho
người dân. Cơ số thuốc thiết yếu thông thường là nguồn động viên rất tốt cho bà
con người dân tộc, vùng sâu, vùng xa.
Bảng 3. Lịch trình chuyến đi từ Hà nội tới Bum nưa: chặng đường (mm), thời
gian (giờ: h), nhiên liệu tiêu tốn (lít: L)
Chặng đường
Thời gian
Các loại xe
30 chỗ
Cứu thương
Landcruiser
Hà nội – Lào cai
3h30 phút
60 L
48L
70L
( 280Km)
Lào cai- Lai châu
3h30 phút
35L
28L
40L
( 160 Km)
Lai châu- Mường
5h
28L
22L
33L
tè (130Km)

Mường tè – Bum
1h
6,4L
5,1L
7,5L
nưa (6,9kmx4 lượt)
Mường tè – Pa Vệ
2h
12L
10L
14L
Sử(20kmx2 lượt)
Mường tè – Phong
4h30
25L
22L
30L
thổ(110km)
Phong thổ - Dào
3h
17L
15L
20L
san(30kmx2 lượt)
Lịch trình và giờ giấc chuyến đi được thơng báo rõ cho các thành viên trong
đoàn, đồng thời cũng giúp cho các nhà quản lý nắm được tình hình cụ thể và khoa
học để có thể chỉ đạo, điều hành những đợt đi cơng tác xa.
Trong q trình cơng tác, Ủy ban nhân dân tỉnh Lai châu đã tích cực hỗ trợ
công tác tổ chức và chuyên môn với 03 xe ô tô cùng 03 lái xe có kinh nghiệm phù
hợp để đi đường núi và vào các bản sâu, bố trí nơi nghỉ ngơi cho tồn đồn đêm

01.11.2014 và đêm 05.11.2014, đồng thời tổ chức chiêu đãi các bữa ăn sáng, chiều
trong thời gian đoàn ở thành phố Lai châu. Đây là nguồn động viên lớn cho các cán
bộ công tác, đồng thời là nguồn tài trợ nhỏ của ủy ban nhân dân tỉnh Lai châu để
giảm chi phí cho bệnh viện tuyến Trung ương. Bên cạnh đó, đồn cịn nhận được
sự giúp đỡ của Sở y tế, Bệnh viện đa khoa tỉnh Lai châu cùng các cán bộ y tế tại
Trung tâm y tế huyện Mường tè và Trung tâm y tế xã Bum Nưa về cả nhân lực và
một số thuốc men thiết yếu, cần thiết trong quá trình chẩn đốn và điều trị cho
người bệnh đến khám trong điều kiện cho phép tại chỗ.

8


2. Một sô thông tin thu được qua khám bệnh cho người dân tại tỉnh Lai châu
từ ngày 2.11. 2014 đến ngày 5.11.2014.
Tổng số khám: 2024 người (trong đó, 2 trường hợp khơng ghi nhận tuổi).
2.1. Tuổi
Tuổi trung bình: 30.9 ± 22.09, tuổi cao nhất 91, tuổi thấp nhất 1 tháng.
Bảng 4. Tuổi (n=356)
Tuổi
n
%
1 - 5 tuổi
233
11.5
6 - 18 tuổi
674
33.4
19 - 60 tuổi
983
48.5

60 tuổi trở lên
132
6.5
Không ghi nhận
2
0.1
Tổng:
2024
100
Như vậy, đa số người dân đi khám ở trong độ tuổi lao động (từ 19 đến 60
tuổi) cũng là nhóm tuổi có sức khoẻ tốt và có điều kiện thuận lợi để tiếp xúc với
các dịch vụ y tế nếu được tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn và tạo điều kiện.
Ngoài ra, nhóm tuổi học đường (từ 6 đến 18 tuổi) cũng chiếm tỷ lệ cao do Trung
tâm y tế thường đặt ở gần trường học. Cịn nhóm tuổi trẻ nhỏ (dưới 6 tuổi) và
người già (trên 60 tuổi) chiếm tỷ lệ thấp hơn do hạn chế về sức khoẻ, nhận thức do
đó, ít cơ hội tiếp xúc với các chăm sóc về y tế trong khi nhóm này cần được chăm
sóc y tế nhiều nhất. Vấn đề này không thể giải quyết trong khn khổ một đồn
cơng tác và cần có sự vào cuộc và phối hợp của các Ban ngành chức năng với vai
trò trung tâm của cán bộ y tế tại cơ sở.
2. 2. Giới.
Bảng 5. Giới tính
Giới
n
%
Nam
807
39.9
Nữ
1217
60.1

Tổng
2024
100
Trong nhóm nghiên cứu, giới nữ chiếm chủ yếu với 60,1%.
Tỷ lệ người dân đến khám sức khỏe với nữ chiếm đa số.
2. 3. Dân tộc.
Bảng 6. Dân tộc
Dân tộc
n
%
Thái
435
21.5
La hủ
442
21.8
Mảng
64
3.2
Kinh
160
7.9
9


Mường
10
0.4
Nùng
2

0.1
Tảy
5
0.2
Hà Nhì
51
2.5
Mơng
621
30.7
Ráy
1
0.1
Sán Dìu
1
0.1
Hoa
1
0.1
H’Mơng
99
4.9
Dao
130
6.4
Lơ Lơ
2
0.1
Tổng
2024

100
Trong những người đến khám, chỉ có 7.9 % là người Kinh; còn lại là dân tộc
thiểu số, trong đó, phần lớn là dân tộc Mơng (30.7%). Sau đến các dân tộc thiểu số
như Thái (21.5%), La Hủ (21.8%).
2.4. Nghề nghiệp
Bảng7. Nghề nghiệp
Nghề nghiệp
n
%
Trẻ dưới 5 tuổi
241
11.9
Học sinh
647
31.9
Làm ruộng
949
46.8
Giáo viên
72
3.5
Thợ mộc
1
0.1
Tự do
43
2.1
Cán bộ
52
2.5

Cán bộ nghỉ hưu
10
0.4
Hành chính
1
0.1
Kế tốn
1
0.1
Bn bán
1
0.1
Cơng nhân may
1
0.1
Y sỹ
2
0.1
Bộ đội
1
0.1
Cơng an
1
0.1
Bảo vệ
1
0.1
Tổng
2024
100

Gần nửa số người đến khám (46.8%) làm nghề nơng. Ngồi ra, nhóm học
đường cũng chiếm tỷ lệ cao (31.9%).
2.5. Trình độ học vấn của người dân đến khám
Bảng 8a.Trình độ học vấncủa các đối tượng trên 30 tuổi (n= 870)
10


Trình độ học vấn
n
%
Khơng biết chữ
71.5
622
Biết chữ
8.0
70
Tiểu học
5.1
44
Trung học cơ sở
5.3
46
Trung học phổ thông
2.4
21
Đại học – Cao đẳng
2.4
21
Trung cấp
1.6

14
Trung tâm giáo dục
3.7
thường xuyên
32
Tổng
870
100
870 người dân tới khám có độ tuổi trên 30 được nghi nhận về trình độ học vấn cho
thấy: trình độ học vấn của nhóm đối tượng trên 30 tuổi là khá thấp với tỷ lệ 71.5%
không biết chữ , chỉ có 10.1% trình độ phổ thơng trở lên.
Bảng 8b.Trình độ học vấn của các đối tượng từ 18 đến 30 tuổi (n = 390)
Trình độ học vấn
n
%
Khơng biết chữ
177
45.4
Biết chữ
32
8.2
Tiểu học
12
3.1
Trung học cơ sở
67
17.1
Trung học phổ thông
42
10.9

Đại học – Cao đẳng
44
11.2
Trung cấp
16
4.1
TỔNG
390
100
Trong nhóm đối tượng từ 18 đến 30 tuổi (n=390), trình độ học vấn được cải
thiện rõ so với nhóm trên với 54.6% biết chữ trở lên và 26.2% có trình độ từ phổ
thơng trở lên.
Bảng 8c.Trình độ học vấn của các đối tượng 7 tuổi đến 17 tuổi (n= 738)
Trình độ học vấn
n
%
Khơng biết chữ
48
6.5
Biết chữ
98
13.3
Tiểu học
126
17.1
Trung học cơ sở
415
56.2
Trung học phổ thông
50

6.8
Giáo dục thường xuyên
1
0.1
TỔNG
738
100
11


Trong nhóm tuổi học đường (n=738), chỉ có 48 trường hợp không biết chữ
và 98 trường hợp biết chữ nhưng khơng theo học tại các cơ sở đào tạo, cịn lại đều
đang theo học tại các cơ sở đào tạo tại địa phương.
2.6 . Điện thoại liên lạc
Bảng 9. Điện thoại liên lạc (n = 358)
Điện thoại liên lạc
n
%
Khơng
1546
76.3

478
23.7
Tổng
2024
100
Phần lớn người dân đến khám khơng có điện thoại liên lạc (76.3%) thể hiện
sự khó khăn trong việc tiếp cận và trao đổi thông tin dẫn đến những hạn chế trong
nhưng trường hợp cần kiểm tra thăm hỏi người bệnh.


3. Kết quả khám bệnh cho người dân tại xã Bum nưa ngày 02.11.2014, xã Pa
Vệ Sử ngày 03.11.2014 và xã Dào San ngày 05.11.2014
3.1. Tiền sử bệnh
Bảng 10. Tiền sử
Tiền sử bệnh
n
%
Nội khoa
376
88.7
Ngoại khoa
48
11.3
Tiền sử can thiệp ngoại khoa chủ yếu là mổ triệt – đình sản (7/21 – 33.3%).
Tiền sử nội khoa rất đa dạng từ bệnh lý tim mạch, hơ hấp, tiêu hố, cột sống,
tiết niệu…chiếm 46,9%.
3.2. Đo chiều cao cân nặng để tính độ suy dinh dưỡng theo giới và theo lứa
tuổi theo phân loại WHO
Tổ chức Y tế thế giới khuyên dùng “chỉ số khối cơ thể” (Body Mass Index – BMI),
để tính chỉ số BMI Tổ chức Y tế thế giới hướng dẫn sử dụng công thức sau: BMI =
W (kg)/H2(m). Trong đó W (Weight): cân nặng tính theo ki lơ gam (kg) và H
(Height): chiều cao tính theo mét (m)
Bảng 11: Phân loại tỷ lệ suy dinh dưỡng ở Nam giới trên 20 tuổi (n=294)
Phân loại
Số lượng n
Tỷ lệ %
Cân nặng thấp (gầy)
9.2
27

Bình thường
63.9
188
Thừa cân
1.4
4
Tiền béo phì
15.0
44
Béo phì độ I
7.8
23
Béo phì độ II
2.4
7
12


Béo phì độ III
Tổng:

0.3
100

1
294

Bảng 12: Phân loại tỷ lệ suy dinh dưỡng ở Nữ giới trên 20 tuổi (n=673)
Phân loại
Số lượng n

Tỷ lệ %
Cân nặng thấp (gầy)
14.0
94
Bình thường
58.8
396
Thừa cân
0.7
5
Tiền béo phì
15.6
105
Béo phì độ I
9.7
65
Béo phì độ II
1.2
8
Béo phì độ III
0.0
0
Tổng:
100
673
Bảng 13: Phân loại tỷ lệ suy dinh dưỡng ở Người từ 5 đến 19 tuổi
(n=664)
Phân loại
Số lượng n
Tỷ lệ %

Trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, mức độ nặng 11
1.7
Trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, mức độ vừa
1.2
8
Trẻ bình thường
61.6
409
Trẻ thừa cân
23.2
154
Trẻ béo phì
12.3
82
Tổng:
100
664
Bảng 14: Phân loại tỷ lệ suy dinh dưỡng ở Trẻ em dưới 5 tuổi (n=86)
Phân loại
Số lượng n
Tỷ lệ %
Trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, mức độ nặng 3
3.5
Trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, mức độ vừa
7.0
6
Trẻ bình thường
72.1
62
Trẻ thừa cân

2.3
2
Trẻ béo phì
15.1
13
Tổng:
100
86
Tổng cộng cả đợt khám có 307 trường hợp khơng ghi nhận chiều cao, cân
nặng hoặc tuổi nên khơng tính được chỉ số suy dinh dưỡng.
3.3. Xét yếu tố hút thuốc là, thuốc lào và uống rượu ở người trên 18 tuổi
Bảng 15. Các yếu tố xét ở người trên 18 tuổi (n= 1117)
Các yếu tố
n
%
Thuốc lá, thuốc lào Có
67
6.0
13


Khơng ghi nhận
1050
94.0
Rượu bia

122
10.9
Khơng ghi nhận
995

89.1
Dị ứng

7
1.0
Khơng ghi nhận
651
99.0
Ma túy

1
0.2
Khơng ghi nhận
468
99.8
Bảng này thể hiện sự khó khăn ở thơng tin của người dân khi phần lớn các
trường hợp không được ghi nhận (89,1% đối với bia rượu và 94% với hút thuốc lá,
thuốc lào) có thể do xu hướng mặc cảm, giấu bệnh và rào cản ngôn ngữ nên không
cởi mở, trao đổi với nhân viên y tế dẫn đến việc thiếu sót trong thu thập thơng tin.
3.4. Phân loại bệnh lý theo chuyên khoa
Bảng 16. Khám các cơ quan
Chun khoa
Khơng bình thường
Bình thường
Nghi ngờ
Nội tiết
8
2009
7
Tâm thần, thần

76
1850
98
kinh
Mắt
62
1936
26
Tai, mũi, họng
83
1913
28
Răng hàm mặt
14
2005
5
Tim mạch
66
1927
31
Hơ hấp
78
1914
32
Tiêu hóa
267
1598
159
Cơ xương khớp
191

1730
103
Tiết niệu
29
1979
16
Sinh dục
18
1992
14
Da liễu
26
1990
8
Trong quá trình khám bệnh, các bác sĩ đã phát hiện được 918 dấu hiệu biểu hiện
bệnh lý thuộc 12 chuyên khoa và 527 nghi ngờ tổn thương tại các cơ quan trong cơ
thể. Trong đó, có 04 trường hợp phát hiện u buồng trứng trên siêu âm, có 03
trường hợp phát hiện xơ gan do rượu, có 04 trường hợp phát hiện u tai, u họng,
buồng trứng, sơ tử cung, 03 Nang gan đơn thuần, 01 sỏi niệu quản, sỏi thận 2 bên,
03 sỏi thận không ứ nước, mủ, 01 sỏi mật trên túi mật 2 ngăn, 02 polyps túi mật, 01
u tuyến vú, 01 u nang tuyến giáp, 01 u máu nhỏ dưới 2 cm gan phải, 01 dày thành
túi mật, 04 nang thận đơn thuần, Thoát vị bẹn: 01 (320 tức số phiếu 317), 01 Đục
thủy tinh thể, 02 Mộng thịt 2 mắt, 01 U bã đậu cánh tay 2 bên, 01 ngứa di ứng do
thời tiết, 03 trĩ sa chảy máu, 01 gan to, 01 ngoại tâm thu, 01 nấm da đầu, 02 u gan
trái, 25 viêm dạ dày – đại tràng, 02 viêm da dị ứng, 10 viêm họng, 07 viêm tai
giữa, 09 viêm Amydal, 15 viêm đường hơ hấp, 01 thốt vị rốn, 30 thối hóa xương
14


khớp, 12 trường hợp tăng huyết áp, 15 sỏi thận, 10 bệnh về mắt, 20 bệnh răng

miệng, 06 rối loạn tuần hoàn não, 25 trường hợp lâu chưa tẩy giun. Ho, đau tức
ngực, đau thắt lung, đau thượng vị bị rất nhiều.
Những trường hợp cần thiết phải đi bệnh viện ngay như sỏi thận, niệu quản
gây ứ nước thận, viêm túi mật đã được cán bộ y tế hướng dẫn tới bệnh viện tỉnh
hoặc về bệnh viện trung ương điều trị.
3.5. Yêu cầu một số xét nghiệm tiếp theo để chẩn đoán
Bảng 17. Yêu cầu xét nghiệm (n = 379)
Yêu cầu xét nghiệm
n
%
101 (làm tại chỗ)
27.4
Siêu âm bụng, tiết niệu, sinh dục
3 (Không làm tại chỗ
được)
X quang cột sống, xương khớp
30
7.9
X quang phổi
18
4.7
Siêu âm tim
13
3.5
Cắt lớp bụng
1
0.3
X quang tai mũi họng
4
1.1

Điện tâm đồ
9
2.4
Soi dạ dày đại tràng
44
11.4
Da liếu
2
0.6
Mắt
7
1.9
Xét nghiệm máu
15
3.9
Cộng hưởng từ sọ não
8
2.1
Cộng hưởng từ cột sống
8
2.1
Xquang hệ tiết niệu
1
0.3
CT hộp sọ
2
0.5
Huyết học
3
0.9

Sinh hóa
3
0.9
X-Quang
10
2.6
Siêu âm
89
23.2
Nội soi
5
1.4
Đơng máu
1
0.3
Điện tim
2
0.6
Tổng
379
100
Thơng qua các thăm khám lâm sàng, đồn cơng tác đã phát hiện được một số
triệu chứng, biểu hiện ban đầu của một số bệnh lý cần đến các thăm khám chuyên
sâu và cận lâm sàng mà điều kiện tại chỗ không cho phép. Khi đó, các bác sỹ khám
bệnh sẽ giải thích, hướng dẫn người bệnh đến các cơ sở y tế cơ sở hoặc chuyên sâu
tuỳ vào điều kiện và hồn cảnh cụ thể. Trong đó, siêu âm, nội soi dạ dày – đại
15


tràng ống mềm được chỉ định nhiều nhất với 101 trường hợp, sau đó đến các thăm

khám về tim mạch và cơ xương khớp (Bảng 17).
3.6. Hướng dẫn địa chỉ một số bệnh viện để làm các xét nghiệm chẩn đoán
Bảng 18. Địa chỉ các bệnh viện đề nghị khám tiếp theo
Bệnh viện
n
%
Huyện Mường Tè
78
20.8
Bệnh viện Phong Thổ
50
13.3
Đa khoa tỉnh Lai châu
224
59.7
Hữu nghị Việt Đức
5
1.3
Bạch Mai
3
0.8
Mắt Trung ương
6
1.6
Phụ sản Trung ương
1
0.3
Tai mũi họng Trung ương
2
0.5

Bệnh viện Tâm thần Trung ương
1
0.3
Nhi Trung ương
3
0.8
Huyết học truyền máu Trung ương
1
0.3
Bạch mai
1
0.3
Tổng:
375
100
Trong các bệnh nhân được thăm khám, có 375 trường hợp (18.5%) cần đi
làm thêm các xét nghiệm chuyên khoa ở tuyến trên, trong đó, bệnh viện huyện
Mường tè, Phong Thổ và bệnh viện đa khoa tỉnh Lai Châu chiếm đa số. Điều này
chứng tỏ các bệnh viện đa khoa tỉnh Lai châu có thể thực hiện tốt chẩn đốn và
điều trị cho các bệnh nhân tỉnh mình.
Khó khăn nhất khi khám bệnh cho bà con là ngơn ngữ bất đồng cần có người
phiên dịch nên tạo ra rào cản trong thăm khám và hỏi bệnh. Chính vì vậy,sự phối
hợp với nhân viên trạm y tế xã, nhân viên y tế huyện, cử các bác sĩ tham gia phiên
dịch có vai trị quan trọng và rõ rệt trong nâng cao hiệu quả khám bệnh của đồn
cơng tác.
Như vậy, chuyến cơng tác khám và sàng lọc bệnh tật của Bệnh viện Hữu
nghị Việt Đức tại xã Bum nưa, xã Pa Vệ Sử, huyện Mường tè. Xã Dào San, huyện
Phong Thổ, tỉnh Lai Châu dưới sự chỉ đạo của Bộ y tế và sự phối hợp tích cực của
Uỷ ban nhân dân tỉnh, Sở y tế, Bệnh viện đa khoa tỉnh, Trung tâm y tế huyện và
Trung tâm y tế các xã đã thành công tốt đẹp và hoàn thành chỉ tiêu với 2024 trường

hợp. Mặc dù còn nhiều hạn chế về cơ sở vật chất và trình độ dân trí cịn thấp, đồn
cơng tác đã tích cực khám và phát hiện hàng trăm trường hợp bệnh lý và nghi ngờ
để tiến hành chẩn đoán và điều trị tại chỗ hoặc gửi người bệnh đến cơ sở y tế cơ sở
và chuyên khoa phù hợp.
KẾT LUẬN
16


Qua thăm khám 2024 người dân bởi 28 nhân viên y tế trong dó có 14 bác sĩ
tại xã Bum nưa, xã Pa Vệ Sử, huyện Mường tè. Xã Dào San, huyện Phong Thổ,
tỉnh Lai châu từ ngày 2.11.2014 đến ngày 05.11.2014 chúng tơi có kết luận sau:
chủ yếu nhóm tuổi lao động (48,5%) và tuổi học đường (33.4%); nữ chiếm đa số
(60.1%), dân tộc Mông và H’Mông chiếm 35.6%; cán bộ chỉ chiếm 7,5%; 76.3%
người dân khơng có điện thoại liên lạc; 27.4% số người dân có chỉ định được siêu
âm ổ bụng tại chỗ.
Qua 3 ngày khám bởi 14 bác sĩ có trình độ trên đại học, đã phát hiện được
918 dấu hiệu biểu hiện bệnh lý và 527 nghi ngờ tổn thương tại các cơ quan trong
cơ thể. Trong đó, có 04 trường hợp phát hiện u buồng trứng trên siêu âm, có 03
trường hợp phát hiện xơ gan do rượu, có 04 trường hợp phát hiện u tai, u họng,
buồng trứng, sơ tử cung, 03 Nang gan đơn thuần, 01 sỏi niệu quản, sỏi thận 2 bên,
03 sỏi thận không ứ nước, mủ, 01 sỏi mật trên túi mật 2 ngăn, 02 polyps túi mật, 01
u tuyến vú, 01 u nang tuyến giáp, 01 u máu nhỏ dưới 2 cm gan phải, 01 dày thành
túi mật, 04 nang thận đơn thuần, Thoát vị bẹn: 01 (320 tức số phiếu 317), 01 Đục
thủy tinh thể, 02 Mộng thịt 2 mắt, 01 U bã đậu cánh tay 2 bên, 01 ngứa di ứng do
thời tiết, 03 trĩ sa chảy máu, 01 gan to, 01 ngoại tâm thu, 01 nấm da đầu, 02 u gan
trái, 25 viêm dạ dày – đại tràng, 02 viêm da dị ứng, 10 viêm họng, 07 viêm tai
giữa, 09 viêm Amydal, 15 viêm đường hơ hấp, 01 thốt vị rốn, 30 thối hóa xương
khớp, 12 trường hợp tăng huyết áp, 15 sỏi thận, 10 bệnh về mắt, 20 bệnh răng
miệng, 06 rối loạn tuần hoàn não, 25 trường hợp lâu chưa tẩy giun. Ho, đau tức
ngực, đau thắt lung, đau thượng vị bị rất nhiều. Trong các bệnh nhân được thăm

khám, có 18.5% (375 trường hợp) cần đi làm thêm các xét nghiệm chuyên khoa ở
tuyến trên, trong đó, 93.9% (352 trường hợp) được giới thiệu tới bệnh viện huyện
Mường tè, bệnh viện huyện Phong Thổ và bệnh viện đa khoa tỉnh Lai Châu .
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban chỉ đạo tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương.
Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt nam năm 2009 : kết quả toàn bộ.
Hà nội tháng 6. 2010. Biểu 2 trang 9.
2. Nghị quyết 71 /NQ-CP năm 2012 của chính phủ về việc điều chỉnh địa giới
hành chính cấp xã, cấp huyện thuộc tỉnh Lai châu.
3. Nghị quyết số 97/NQ/CP ngày 14 tháng 10 năm 2011 của thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng về việc điều chỉnh địa giới hành chính các xã để thành lập xã, thị trấn
thuộc các huyện: Mường tè, Sìn hồ, Than uyên tỉnh Lai châu.
4. Trung tâm y tế huyện Mường tè
Báo cáo của trung tâm y tế huyện Mường tè gửi Bs Tống Văn Bắc giám đốc trung
tâm y tế huyện Mường tè tháng 6 năm 2014.
5. Viện dinh dưỡng Quốc gia
17


Phân loại và đánh giá tình trạng dinh dưỡng dựa vào Z-Score. Bảng đánh giá tình trạng
dinh dưỡng người lớn trên 20 tuổi dành riêng cho người Châu Á theo giới tính.

6. Tổ chức Y tế Thế giới WHO
Các bảng biểu Đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em từ 0 đến 5 tuổi, từ 5 đến 19 tuổi và
người lớn trên 20 tuổi theo nam và nữ dựa vào Z-Score (WHO-2007).

18




×